XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Tam quốc diễn nghĩa tập 9 (Chương 61-71)



CHƯƠNG 61: GIỮA SÔNG, TỬ LONG ĐOẠT A ÐẨU TÔN QUYỀN HÒA HOÃN VỚI TÀO MAN
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Giữa sông, Tử Long đoạt A Ðẩu

Tôn Quyền hòa hoãn với Tào Man

Bàng Thống và Pháp Chánh đều khuyên nhủ Huyền Ðức nên sớm trừ Lưu Chương, nhưng Huyền Ðức nói :

- Ta mới vào nhà người mà làm chuyện ác độc như vậy không nên !

Hôm sau, dự yến, Huyền Ðức và Lưu Chương tâm sự với nhau thân mật lắm. Ðang tiệc rượu, Bàng Thống và Pháp Chánh nói ngầm với nhau là cứ ra tay, không chần chờ nữa. . .

Tức thời Ngụy Diên được lệnh lên công đường múa gươm giúp vui . Ánh gươm đưa loang loáng, thì có tướng của Lưu Chương là Trương Nhiệm cũng rút kiếm ra mà nói :

- Múa kiếm phải có đôi mới đũ .

Rồi nhảy vào quay múa trước tiệc. Lưu Phong cũng nhảy vào tiếp, thế là mấy tướng Thục như Lưu Hội, Lãnh Bào cũng đều cầm binh xông vào múa tít.

Huyền Ðức giật mình quát lớn :

- Anh em ta gặp nhau, đâu có phải tiệc Hồng Môn , ai nấy bỏ gươm xuống ?

Lưu Chương cũng quát bọn hộ tướng của mình

Mọi người đành phải tuân lời .

Huyền Ðức lại tự tay rót mời mỗi người một chén rượu tiệc kéo dài tới tối .

Về dinh , Huyền Ðức trách mãi Bàng Thống, còn Lưu Chương cũng về bọn Lưu Hội :

- Anh ta không có lòng dạ nào đâu !

Chợt có tin báo Trương Lỗ xâm phạm ải Hà Manh, Lưu Chương yêu cầu Huyền Ðức đi cự địch.

Huyền Ðức lập tức nghe theo .

Huyền Ðức đi rồi, Lưu Chương nghe lời các tướng nói mãi phải cử Dương Hoài và Cao Bái đi trấn ở Phù Thủy quan, đoạn Lưu Chương về thành đô .

Tới Hà Manh quan, Huyền Ðức giữ quân luật rất nghiêm để lấy lòng dân . Tin này bay tới Ðông Ngô .

Tôn Quyền liền họp các quan lại bàn tính.

Cố Ung bài kế :

- Nhân lúc này ta nên sai quân chận cửa ngõ Tây Xuyên , cắt đường về của Lưu Bị, rồi cử binh đánh lấy lại Kinh Châu .

Tôn Quyền khen nức nở

Bỗng Ngô Quốc Thái từ sau bình phong bước ra quát lớn :

- Ðứa nào bày mưu dịnh giết con gái ta ? Phu nhân mắng tiếp :

- Ðời tao có mụn con gái gã cho Lưu Bị, nay động binh thì tánh mạng con ta ra sao ?

Tôn Quyền chỉ biết chắp tay vâng vâng dạ dạ . . .

Rồi cho các quan lui hết, Quốc Thái cũng giận dữ lui vào .

Tôn Quyền một mình buồn bã, thở dài . . . chợt Trương Chiêu hỏi :

- Chúa công lo việc gì thế ?

Tôn Quyền đáp :

- Việc vừa rồi đó !

Trương Chiêu hiến kế :

- Xin chúa công cho người tâm phúc qua Kinh Châu đưa thư riêng cho Quận chúa nói thác là Quốc Thái bị đau nặng kêu Quận Chúa bồng A Ðẩu về thăm. Ta sẽ dùng A Ðẩu đđể đổi lấy Kinh Châu vậy.

Tôn Quyền vổ tay khen là diệu kế rồi nói :

- Ta có kẻ tâm phúc dưới trướng, gan lì và kín đáo, họ Chu tên Thiện, sai đi ắt nên việc .

Trương Chiêu nói :

- Việc cần rất kín, xin cho đi ngay .

Thế là Chu Thiện được trao mật thư, đem theo năm trăm quân ăn mặc lối khách buôn, dùng năm thuyền lớn với thông hành giả mà đi . Tới nơi Thiện vào thành, nhờ môn lại thông báo riêng với Tôn phu nhơn.

Phu nhơn cho vào, xem thư rồi khóc, hỏi han sự tình. . . Thiện bẩm :

- Chẳng may Quốc Thái lâm bịnh hiểm nghèo, chỉ mong được gặp Phu nhơn và xem mặt A Ðẩu một chút .

Phu nhơn gạt lệ mà rằng :

- Phu quân ta đi vắng, vậy để ta mời Quân sư tới nói rồi hãy đi .

Thiện nói :

- Việc khẩn cấp, nếu Quân sư không quyết định được, lại bảo chờ lệnh Hoàng Thúc e không kịp mất !

Phu nhơn lại nói :

- Nếu ta cứ tự tiện đi, có gì ngăn trở không ?

Thiện trình khẽ :

- Thuyền đã chờ sẳn ở bên . Xin phu nhơn cứ lên xe mặc tôi lo liệu .

Phu nhân phần sợ Quốc Thái lâm nguy e không gặp mặt, phần sợ có ai trông thấy nên vội vàng bồng A Ðẩu lên xe, theo sau có khoảng mấy chục người hầu . Thẳng tới bờ sông, liền xuống ngay thuyền về Ngô .

Lúc trong phủ hay tin thì Phu nhân đã tới Sa Ðẩuu Trấn , Chu Thiện sắp nhổ neo, bỗng có tiếng kêu lớn : - Khoan cho tôi tiễn Phu nhân đã !

Té ra Triệu Vân đi tuần về, hay tin vội phi ngựa như gió, dọc bờ sông đuổi theo .

Chu Thiện la :

- Ngươi là ai mà dám cản Chủ Mẫu như vậy ? Nói rồi thuyền nhổ neo, buồm thuận gió, thuyền đi vùn vụt.

Triệu Vân men sông đuổi theo hơn mười dặm chợt thấy chiếc thuyền chài bên lạch nước, liền nhảy xuống, trên thuyền chỉ có hai người chèo, cố đuổi theo thuyền Phu nhân.

Chu Thiện sai bắn tên như mưa, Vân múa tít cây giáo , bao nhiêu tên đều bị gạt rơi, khi cách thuyền Phu nhơn lối một trượng, quân Ngô cầm dáo dài đâm túi bụi.

Triệu Vân liền rút gươm báu Thanh cang chặt đứt hết dáo mác rồi nhảy vọt sang.

Quân Ngô lui hết. Triệu Vân xông vào khoang, phu nhơn liền mắng lớn :

- Sao ngươi dám vô lễ !

Vân thưa :

- Chủ mẫu đi đâu, sao không cho quân sư biết với ?

Phu nhơn nói :

-Thân mẫu ta đau, ta vội về thăm, không kịp báo tin .

Vân lại nói :

- Sao chủ mẫu lại đem theo cả tiểu chủ ?

Phu nhơn đáp :

- Tiểu chủ là con ta, sao ngươi lại can thiệp vào việc nhà ta ?

Triệu Vân lại nói :

- Xin để tiểu chủ lại rồi phu nhơn hãy đi .

Phu nhơn nổi giận, thét thị nữ xông vào, Vân gạt một cái , thị nữ té hết . Vân liền giằng lấy A Ðẩu từ trong lòng phu nhơn rồi ra đứng ở mũi thuyền . Phu nhơn lại thét thị nữ xông tới . Triệu Vân không dám làm dữ , sợ trái đạo làm tôi, mà muốn nhãy xuống bơi thì tay lại bồng A Ðẩu !

Trong khi ấy Chu Thiện cứ cho chèo thuyền đi như tên baœy .

Giữa lúc đó , bỗng có một đoàn thuyền từ trong bến đổ ra, dàn hàng chữ nhất , trên thuyền trống đánh rầm rầm . Triệu Vân cả kinh bụng bảo dạ phen này chắc chết về tay Ðông Ngô ! Chợt vị đại tướng ngồi trên thuyền chính giữaa hét lớn như sấm :

- Tẩu tẩu phải để cháu lại mới đi được !

Thì ra Trương Phi nghe tin phu nhơn về Ngô vội ghé cửa Du Giang chèo thuyền ra ngăn chận vừa kịp thuyền Giang Ðông đi tới .

Lúc đó Trương Phi đã cầm gươm nhãy sang thuyền của phu nhân, chém một nhát, Chu Thiện đầu rơi khỏi cổ .

Phu nhơn quát :

- Thúc thúc sao vô lễ ?

Trương Phi cũng nói lớn :

- Tẩu tẩu đi không thèm báo anh tôi một lời, thế mới là vô lễ !

Phu nhơn uất ức :

- Mẹ ta đau mà thúc thúc ngăn cản, thôi thì ta gieo đầu ở đây mà chết cho rồi ! Trương Phi và Triệu Vân cũng không dám làm quá, phần đã giành được A Ðẩu rồi , nên đồng thanh thưa :

- Xin phu nhơn cứ đi, nếu còn nghĩ tới anh tôi thì nên sớm trở về .

Dứ t lời nhẩy vội sang thuyền Kinh Châu , trên tay Triệu Vân vẫn còn bồng A Ðẩu mặc cho đoàn thuyền của Tôn phu nhơn tiếp tục về Ngô .

Hai tướng dành được A Ðẩu đang quay thuyền về thì thấy đại đội chiến thuyền Kinh Châu có Khổng Minh dẫn đầu ào tới thấy đoạt được A Ðẩu, mừng rỡ tất cả đều quay trở về Khổng Minh liền viết thư báo tin Huyền Ðức rõ ều

Tôn phu nhơn về tới Ngô kễ lại mọi chuyện, Tôn Quyền nổi giận mà rằng :

- Em đã về đây , từ đây chẳng còn tình nghĩa gì với họ nữa , thù này phải trả mới xong . Bỗng lại có tin Tào Tháo đang chuẩn bị binh mã để đánh báo thù trận Xích Bích !

Thế là Tôn Quyền lại cùng các quan xoay ra việc cự Tào. Lại có tin báo :

- Quan Trương Sử Trương Hoành vừa từ trần, có thư để lại chúa công .

Quyền xem thư, trong có câu : " Sông núi Mạt Lăng có linh khí đế vương, xin chúa công ra đấy mà lập nghiệp muôn đời . . . "

Tôn Quyền nhỏ nước mắt mà rằng :

- Tử Cương khi sắp mất còn để lại lời vàng cho ta, lẽ nào dám trái .

Lập tức sai quan quân sửa sang vùng Mạt Lăng , đắp thành Thạch Ðầu làm kinh đô.

Sau đó, Lã Mông hiến kế địch Tào :

- Ta nên đấp một cái thành nhỏ ở cửa sông Nhu Tu, cho quân ẩn vào đó chống cư .

Các tướng lấy làm lạ, Lã Mông nói :

- Việc binh cần địa lợi, chiến sĩ cần chổ giữ thân. Ðánh không phải lúc nào cũng thắng, bất thình lình địch tấn công , có khi chạy ra bờ sông không kịp chớ nói gì tới xuống thuyền nữa

Lúc đó mọi người đều khen Lữ Mông biết tính xa .

Tôn Quyền liền cho quân, bất kể ngày đêm , đấp cho xong thành ở vàm sông Nhu Tu .

Nói về Tào Tháo ở Hứa đô uy quyền ngày càng lớn mạnh. Một bữa có quan Trưởng Sử là Ðổng Chiêu trình rằng :

- Từ xưa tới nay, dẫu Chu Công , Lã Vọng cũng chưa có ai công lớn như Thừa Tướng . Vì vậy xét theo lẽ , Thừa Tướng nên lãnh ngôi Ngụy Công, gia thêm Cửu Tích cho rõ ràng công đức khắp thiên hạ .

Ðổng-Chiêu vừa dứt lời thì quan Thị Trung là Tuân Húc can rằng :

- Thừa Tướng khuông phò nhà Hớn , đã trọn chí trung thần vinh hoa cũng tột bậc , vậy chả cần thêm hư danh hay xa xỉ quá đáng, cốt ở đạo đức là hơn cả .

Tào Tháo tái mặt đi, Ðổng Chiêu tiếp :

- Chỉ có ông nghĩ vậy, còn chúng tôi nghĩ khác . Rồi viết biểu dâng ngay lên Hiến Ðế .

Năm Kiến An thứ 17 , TàoTháo đi đánh Giang Nam , bảo Tuân Húc cùng đi , Húc biết Tháo có ý giết mình bèn cáo bệnh ở lại . Một hôm có người mang một hộp đồ ăn, bảo của Thừa Tướng ban cho Tuân Húc , mở ra, thì là hộp... không. Húc hiểu ý, bèn uống thuốc độc chết.

Tuân Vận liền trình thư cáo tang lên Tào Tháo, Tháo hối hận lắm, truy phong cho Húc làm Kính Hầu .

Khi quân Tào tới Nhu Du, Tào Tháo sai Tào Hồng đi tuần tiểu .

Tào Hồng về thưa lại :

- Suốt mé sông, cờ cắm la liệt mà chẳng thấy quân Ngô đâu cả !

Tháo đích thân dẫn quân đi xem, lên chỗ cao nhìn xuống sông thì thấy chiến thuyền Ðông Ngô đội ngũ chỉnh tề cờ hiệu năm sắc, binh khí sáng lòa . Ở giữa có chiếc thuyền lớn nhứt, che hai cái tàng vóc xanh, chính Tôn Quyền ngồi đường bệ , hai bên văn võ các quan đứng hầu.

Tháo quay lại bảo các quan :

- Có con mà như Tôn Trọng Mưu kia, kể cũng nên có ! Chớ như con Lưu Cảnh Thăng thì có khác gì con heo, con chó .

Còn đang nhìn Tôn Quyền , tấm tắc khen thì chợt pháo lịnh nổ vang, chiến thuyền Ngô di động, rồi bộ quân Ðông núp ở thành đất kéo ùa ra đánh tràn vào quân Tào. Bị đánh bất ngờ quân Tào không sao chống cự nổi. Quân Ngô lại từ dưới thuyền đổ bộ lên bờ tiếp đánh, quân Tào liều chết mà chạy .

Tào Tháo dẫn hơn ngàn kỵ binh , chạy tới chân núi lại gặp ngay một tướng mảo vàng , giáp vàng , mắt biếc râu tía , chính là Tôn Quyền ! Tào Tháo hoảng sợ chạy về , thì hai cánh quân Hàn Ðương , Chu Thới ập tới may có Hứa Chữ liều chết hộ vệ cho Tào Tháo mới thoát được về trại .

Canh hai đêm đó bỗng nhiên lửa cháy ngất trời , thì ra quân Ngô lại bất thần cướp thẳng trại lớn , quân Tào lại thua , lui hơn năm mươi dặm .

Tào Tháo buồn lắm, cả ngày mở binh thơ ra xem ....Xảy có Trình Dục tới bàn nên tạm rút lui vì Ðông Ngô đã chuẩn bị kỹ càng khó đánh lắm . Tào Tháo càng buồn bực , ngũ thiu thiu , bỗng thấy nước triều dâng như muôn ngàn ngựa phi kéo tới , giữa sông lại có một vầng mặt trời, sáng chói cả một. Tào Tháo ngữa mặt lên trời thì còn hai vầng mặt trời nữa đối chiếu nhau . Tào Tháo còn đang bỡ ngở thì chợt vầng mặt trời dưới sông bay lên, sa xuống giữa trại binh trên núi , tiếng nổ như sấm !

Tào Tháo giật mình thức giấc, thì ra vừa thấy chiêm bao . Lúc ấy bên ngoài vừa điểm giờ Ngọ .

Tào Tháo liền lên ngựa, dẫn mấy chục tên quân , tìm ra phía trại binh trên núi mà mặt trời sa xuống lúc chiêm bao, bỗng thấy một đoàn quân hiện ra , một tướng mắt biếc râu tía , lẫm liệt đi đầu đúng là Tôn Quyền .

Tôn Quyền cũng tức thời nhìn ra Tào Tháo bèn lấy roi mà trỏ mà gọi lớn :

- Thừa Tướng tọa hưỡng Trung Nguyên , phú quý tột bực , nay còn định cướp Giang Nam ta là ý làm sao ?

TàoTháo đáp :

- Ngươi chỉ là phận thần tử mà ta thì có chiếu mạng vua ra đánh đây !

Tôn Quyền cười lớn :

- Khắp thiên hạ ai chẳng biết ngươi mới là kẽ uy hiếp thiên tử. Ta đánh ngươi, chính là để khuôn phò xã tắc vậy .

Tào Tháo thét chư tướng xông tới bắt Tôn Quyền . Tức thời trống ở đâu nỗi lên , bốn tướng Ðông Ngô Hàn Ðương, Châu Thới , Phan Chương , Trần Võ nhất loạt đổ ra , tên bắn như mưa .

Tào Tháo được Hứa Chữ hộ vệ chạy gấp về trại, Quân Ngô cả thắng .

Về dinh Tào Tháo nghĩ bụng , cứ như giấc chiêm bao thì Tôn Quyền chẳng phải kẽ là kẻ tầm thường.

Muốn rút binh, lại sợ người chê cười , đang lúc lưỡng lự lại nhận được thư của Tôn Quyền gởi tới.

Trong thư có đoạn : " . . . Thừa Tướng với Cô cùng là thần tử nhà Hớn , lẽ nên báo quốc an dân, sao lại khuấy động binh đao cho sinh linh đau khổ ? Nay tiết xuân đã về con nước đang sinh , xin Thừa Tướng hãy lui về chớ để trận Xích Bích lại xẩy ra lần nữa ..."

Lật sau trang thư, lại thấy hai hàng chữ viết của Tôn Quyền :

" Ông mà chưa chết

Thời tôi chưa yên ! "

Tào Tháo phì cười , lấy làm đắc ý nói rằng :

- Tôn Quyền hiểu rõ ta lắm ! Rồi hạ lệnh ban sư .

Quân Ngô cũng thâu về Mạt Lăng.

Trương Chiêu lại hiến kế với Tôn Quyền chiếm Kinh Châu.

CHƯƠNG 62: ẢI PHÙ QUAN, CAO DƯƠNG TÁNG MẠNG ÐÁNH LẠC THÀNH , HOÀNG NGỤY ĐUA TRANH
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Ải Phù Quan, Cao Dương táng mạng

Ðánh Lạc Thành , Hoàng Ngụy đua tranh

Trương Chiêu nói tiếp :

- Nếu ta kéo hết quân đi thì Tào Tháo trở lại đánh. Vậy nên viết thư cho Lưu Chương nói rằng Lưu Bị mưu liên kết Ðông Ngô để chiếm Tây Xuyên, khiến Chương sanh nghi mà đánh Lưu Bị . Lại viết thư cho Trương Lỗ xúi Lỗ đánh Kinh Châu, Bị không thể cứu ứng hai mặt, ta chiếm Kinh Châu dễ như trở bàn tay .

Tôn Quyền liền sai sứ đi hai nơi .

Nói về Huyền Ðức hay tin Tôn phu nhân đã về Ngô, lại nghe Tào Tháo đánh Nhu Tu, bèn bàn với Bàng Thống :

- Tháo và Quyền đánh nhau, ai thắng cũng sẽ đánh Kinh Châu vậy ta nên làm thế nào ?

Thống nói :

- Khổng Minh có ở nhà xin chúa công chớ lo . Vậy nên viết thư cho Lưu Chương nói :

- Tháo đánh Ðông Ngô, Ngô cầu cứu Kinh Châu . Ngô là láng giềng, vậy phải cứu nhau . Còn Trương Lỗ đang lo giữ mình, chưa dám xâm phạm biên giới Thục. Nay tôi đem quân về Kinh Châu cùng Tôn Quyền lo phá Tháo, mong được Quý Ngọc giúp ba bốn vạn tinh binh mười vạn hộc lương... Nếu được quân mã tiền lương, ta sẽ có kế hay .

Huyền Ðức liền sai mang thư đi Thành Ðô cho Lưu Chương. Sứ qua cửa Phù Quan có Dương Hoài và Cao Bái trấn giử . Cả hai biết chuyện này , Duơng Hoài liền đi theo sứ Thành đô . Xem xong thư , chuyện

Lưu Chương hỏi Dương Hoài đi theo sứ của Lưu Bị làm gì ?


Dương Hoài thưa :

- Chính vì cái thư này Lưu Bị đang lo thâu phục nhân tâm để thừa cơ lấy đất của ta, nay lại cấp cho y quân mã , tiền lương thì thiệt là nguy hiểm vậy .

Các quan cũng can gián, Chương liền cho lựa bốn ngàn quân già yếu và một vạn hộc gạo , cho đem tới Huyền Ðức .Lại ra lịnh cho Dương Hoài, Cao Bái phải giữ vững cửa ải.

Huyền Ðức nổi giận đùng đùng mà rằng :

-Ta hao tâm tổn trí lo giử dùm nó mà nó lại đối xử thế này, làm sao cho quân sĩ nức lòng được !

Bàng Thống bảo Huyền Ðức :

- Chúa công cứ mãi nói chuyện nhơn nghĩa, nay sao lại nổi giận thế này .

Huyền Ðức nói :

- Vậy làm sao bây giờ ?

Bàng Thống thưa :

- Có ba cách. Ðánh ngay Thành Ðô là thượng kế . Giả vờ rút về Kinh Châu hai tướng Dương Hoài , Cao Bái ra tiễn , ta thừa cơ bắt lấy, chiếm luôn Phù Thành, đó là trung kế . Còn hạ kế là lui về Bạch Ðế

thành , rồi ngày đêm về tuốt Kinh Châu, sau này sẽ mưu tiến thủ.

Việc rất gấp, xin chúa công liệu định ngay .

Huyền Ðức nói :

- Ta xin lựa trung kế .

Bèn gởi thư cho Lưu Chương nói thác là quân Tào đang kéo tới Kinh Châu nên xin rút về ngay . . Thư tới Thành đô, Trương Tùng tưởng thực nên ngầm viết lá thư cho Huyền Ðức. Chợt có anh ruột là Trương Túc tới, Tùng giấu thư vào tay áo . Trong lúc hai anh em uống rượu , xẩy bức thư trong tay áo Tùng rớt ra, Túc lẳng lặng nhặt lên về nhà đọc.

Nội dung thư là Trương Tùng tình nguyện làm nội ứng cho Huyền Ðức tiến binh , diệt Lưu Chương .

Trương Túc hoảng kinh , sợ liên lụy liền đem thư vào dâng lên Lưu Chương .

Lưu Chương nổi trận lôi đình mà rằng :

- Huyền Ðức là kẻ thất phu ! Ta trọng đãi mà nó phản ta như thế này !

Bèn đem cả nhà Trương Tùng ra chém hết.

Hoàng Quyền thưa với Lưu Chương :

- Nên truyền lịnh các tướng phải cẩn mật giữ ải, chớ để một tên lính Kinh Châu vào lọt .

Lưu Chương nghe lời, cho thi hành lập tức .

Huyền Ðức đem binh quân qua Phù Thành, mời Cao Bái, Dương Hoài ra chào từ biệt. Hai tướng bàn với nhau mỗi người mang một đao thật bén trong người lừa khi đưa tiễn giết luôn Huyền Ðức.

Bên này , Bàng Thống bàn với Huyền Ðức :

- Nếu họ hớn hở ra mặt thì phải đề phòng. Còn nếu họ không ra, ta thúc quân đánh thành luôn .

Huyền Ðức bèn mặc áo giáp hai lớp, đeo gươm báu cẩn thận. Lát có tin hai vị tướng quân ra chào từ biệt. Bàng Thống gọi Hoàng Trung, Ngụy Diên dặn bao nhiêu quân sĩ ở cửa ải xuống đều phải bắt cho kỳ hết.

Bấy giờ Cao, Dương đều ngầm dắt dao găm trong mình, cho mang rượu thịt đến trước dinh, thấy không phòng bị gì, mừng lắm.

Bước vô Huyền Ðức ngồi cạnh Bàng Thống , hai tướng thưa :

- Nghe tin Hoàng thúc ban sư , chúng tôi có chút lễ mọn ra bái tiễn .

Huyền Ðức truyền :

- Ta có việc cơ mật muốn bàn với hai tướng quân , vậy các người khác hãy lui ra hết .

Thế là quân sĩ đi theo Cao, Dương đành phải lui ra ngoài .

Huyền Ðức liền hô lớn :

- Tả , hữu đâu ! Hãy bắt hai tên này cho ta .

Lập tức Lưu Phong , Quan Bình xông ra bắt, hai tướng Thục không kịp trở tay .

Bàng Thống thét quân khám hai người , quả nhiên thấy trong mình mỗi người dấu một cây dao găm , liền truyền ngay quân sĩ đem ra chém .

Về số quân sĩ bắt được , Huyền Ðức đều cho rượu uống rồi tha về hết , ai nấy đều bái tạ . Một số lại tình nguyện đưa Huyền Ðức đi lấy ải . Tới cỗng , họ kêu lớn :

- Hai tướng quân đã về mau mở cửa !

Quân trong thành mở toang cửa , tức thời quân Kinh Châu ùa vào , không tốn giọt máu , lấy được Phù Quan , quân Thục đầu hàng hết.

Lưu Chương ở Thành đô nghe tin trên , than rằng :

- Không ngờ nay xảy ra việc đó thật !

Bèn hội văn võ bàn luận, Hoàng Quân thưa :

- Hãy gởi quan qua chận giử Lạc Huyện là con đường yết hầu, Lưu Bị không thể qua nổi .

Lưu Chương bèn cử Lưu Hội , Lãnh Bào, Trương Nhiệm, Ðặng Hiền cùng đi . Dọc đường nghe nói có Tử Hư Thương Nhân coi số, biết được việc sống chết nên bốn tướng tìm tới hỏi thăm số mệnh. Hỏi thăm số mệnh . Hỏi mãi , Tử Hư chỉ đọc mấy câu :

Một rồng , một phượng

Cùng vào Tây Xuyên

Phượng sa xuống đất

Rồng bay lên trời

Liệu mà gìn giử

Không rơi Cửu Tuyền

Trương Nhiệm bảo cả bọn :

- Ồ lão già điên , nghe bàn làm chi vô ích .

Sau đó bốn tướng chia nhau giử các nơi hiểm yếu ở Lạc huyện.

Lãnh Bào , Ðặng Hiền dựng trại ở men núi trước huyện, Lưu Hội, Trương Nhiệm giử trong thành .

Huyền Ðức hay tin trên , hỏi ai dám đi đánh trại lập công, tức thời Hoàng Trung xin đi .

Bỗng có Ngụy Diên chạy ra nói lớn :

- Lão tướng nên nghĩ ở nhà , để tôi đi cho .

Hoàng Trung nỗi giận, Ngụy Diên cũng không chịu rút lui , thành ra hai tướng tranh nhau, sắp sửa cầm binh khí hổn chiến .

Huyền Ðức la lên :

- Ta chỉ trông cậy vào sức của hai tướng, nay tranh nhau một mất một còn sao được ?

Bàng Thống nói :

- Bất tất phải tranh nhau, hùn Lãnh Bào, Ðặng Hiền mỗi người giữ một trại . Vậy mỗi tướng quân đánh một trại . Ai chiếm được trước thì lãnh công đầu .

Thế là Hoàng Trung đánh trại Lãnh Bào, Ngụy Diên đánh trại Ðặng Hiền , Huyền Ðức lại đích thân dẫn quân theo sau tiếp ứng .

Ngụy Diên nghĩ trong bụng :

- Ta đi thật sớm, đánh luôn trại Lãnh Bào, xong dồn quân đánh tiếp trại Ðặng Hiền, thế là công hai nơi về tay ta cả .

Thế rồi Ngụy Diên đi đường tắt tới ngay trại Lãnh Bào cho quân dương cờ quạt , binh khí sáng lòe .

Lãnh Bào cũng đã chuẩn bị sẳn , liền nổ pháo lệnh , quân Thục ùa ra đón đánh.

Ngụy Diên đang đánh với Lãnh Bào, bỗng có hai cánh quân Thục kéo tới đánh hai bên hông, quân Kinh Châu cả thua chạy dài thì lại gặp toán quân Thục của Ðặng Hiền ập tới .

Ngụy Diên lúng túng , ngựa bị quỵ hai vó trước, quăng Diên xuống đất .

Ðặng Hiền vung dao toan chém, bỗng một mũi tên bay vù tới, Ðặng Hiền ngã lăn xuống đất.

Lãnh Bào vừa xông lên cứu bạn, gặp ngay Hoàng Trung đánh, Lãnh Bào thua chạy, còn Ðặng Hiền bị tử trận.

Quân Thục chạy hỗn loạn. Sau đó Ngụy Diên mới biết kẻ bắn cung cứu mình chính là Hoàng Trung.

Ngụy Diên sợ tội ôm binh mai phục, dùng câu liêm bắt được Lãnh Bào nên cũng có một chút công.

Quân Tuy Xuyên ở hai trại đầu hàng hết.

Hoàng Trung kễ lại sự việc Ngụy Diên trái lịnh lên Huyền Ðức .

Huyền Ðức toan xử tội, Ngụy Diên dẫn giải Lãnh Bào tới, Huyền Ðức bèn tha tội, bảo phải tạ ơn Hoàng Trung đã cứu mạng và truyền lệnh từ nay khônlg được tranh công nữa .

Lãnh Bào tình nguyện đầu hàng và xin đi chiêu dụ Lưu Hội, Trương Nhiệm ở Lạc Thành.

Huyền Ðức cho đi .

Về tới Lạc Thành, Lãnh Bào giấu hết mọi chuyên, lại khoe giết được quân canh. cướp ngựa mà về .

Lưu Hội thấy tình thế nguy ngập liền cấp báo Lưu Chương .

Lưu Chương hội các quan lại thương nghị, con trưởng là Lưu Tuần xin đi cứu ứng Lạc Thành. Một người nữa xin theo giúp , đó là Ngô Ý, em vợ Lưu Chương. Ngô Ý lại tiến cử hai tướng Ngô Lan, Lôi Ðồng rồi sau đó tất cả kéo tới Lạc Thành.

Lãnh Bào hiến kế :

- Ðất này dựa sông Phù Giang, nước chảy xiết mà hai cái trại lại ở dưới thấp kia . Vậy tôi xin đi xé bờ sông cho nước tràn xuống là quân Lưu Bị chết hết .

Ngô Ý y kế cho thi hành .

Huyền Ðức lúc đó giao cho Hoàng, Ngụy giữ hai trại, còn mình về Phù Thànth.

Chợt có quân báo :

- Tôn Quyền sang kết hiếu với Trương Lỗ , và Lỗ sắp mang quân qua đánh Hà Manh !

Ban Thống bàn với Huyền Ðức cho Mạnh Ðạt và Hoắc Tuân đi trấn giử Hà Mạnh.

Khi Bàng Thống lui về quán xá, môn hạ báo tin :

- Có khách tới thăm.

Khách mình cao tám thước , tóc ngắn lòa xòa chấm cổ, áo quần xốc xết .

Thống hỏi danh tánh , người kia không đáp , vào trong nhà nằm chình ình lên giường.

Thống lại hỏi đôi ba phen người đó bảo :

- Hãy thư thả !

Thống truyền đem rượu thịt ra đãi, người đó ăn no nê rồi lại vỗ bụng nằm ngủ.

Thống bèn mời Pháp Chánh tới, Chánh đi vào, lại gần giường nhìn , tức thời người kia vùng dậy hỏi lớn :

- Lâu nay mạnh chứ

Thế là hai nắm tay nhau mà cười...

CHƯƠNG 63: NGỌA LONG THƯƠNG KHÓC BÀNG PHƯỢNG SỒ DỰC ÐỨC VÌ NGHĨA THA NGHIÊN NHAN
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Ngọa Long thương khóc Bàng Phượng Sồ

Dực Ðức vì nghĩa tha Nghiên Nhan

Pháp Chánh liền giới thiệu với Bàng Thống :

- Ðó là Bàng Rạng tự Vĩnh Ngôn một bậc hào kiệt đất Thục này, hiện bị Lưu Chương gọt đầu vì tội nói thẳng .

Bàng Thống vội lấy lễ tân khách tiếp đãi .

Bàng Rạng nói :

- Xin đưa tôi vào yết kiến Lưu tướng qnân, có việc khẩn cấp !

Pháp Chánh vào thông báo, Huyền Ðức vội chạy ra chào hỏi .

Bang Rạng thưa :

- Tướng quân có bao nhiêu quân mã ở hai trại dưới kia ?

Huyền Ðức nói thật là tất cả quân của Hoàng Trung và Ngụy Diên đều đóng đấy cả .

Bàng Rạngg nói :

- Chắc tướng quân quên xem xét địa lý ! Hai trại ở chỗ đất thấp hơn mặt sông Phù Giang . Vậy nếu địch tháo nước rồi chận binh hai đầu thì toàn thể số quân mã kia sợ không còn ai chạy thoát .

Huyền Ðức giật mình kinh sợ . Rạng nói tiếp :


- Tôi xem thiên văn có vẽ chẳng lành. xin Tướng quân nên thận trọng.

Huyền Ðức bái tạ Bàng Rạng rồi cấp báo Hoàng Trung , Ngụy Diên mau đề phòng địch có thể tháo nước.

Hai tướng Hoàng, Ngụy bèn luôn thay nhau tuần phòng. Ðêm đó nhân lúc mưa từ Lãnh Bào bèn cho quân đi tháo nước .

Bỗng có tiếng quân hò reo , biết là quân Kinh Châu đã đề phòng, Bào rút lui về nhưng không kịp bị Ngụy Diên, Hoàng Trung vây bắt sống Bào mang về .

Huyền Ðức cho chém Lãnh Bào, trọng thưởng các tướng. Chợt có một tướng từ Kinh Châu mang một bức thư của Khổng Minh tới .

Huyền Ðức vội mở ra xem , đại ý như sau . . . Tôi xem số Thái Ât, thấy năm nay Cương Tinh đóng ở phương Tây ; xem thiên văn lại thấy Thái Bạch đi vào khu Lạc Thàuh, tôi e bổn mạng các tướng soái lành ít dữ nhiều . Kính xin chúa công hết sức thận trọng . ..

Huyền Ðức đưa Bàng Thống xem thư rồi nói :

-Có lẽ ta cũng nên về Kinh Châu bàn lại việc này .

Bàng Thống cho là Khổng Minh sợ mình lấy được Tây Xuyên nên ghen tài , liền thưa với Huyền Ðức :

- Theo Thống, Cương Tinh về phương Tây, ứng việc chúa công sẽ lấy được Tây Xuyên . Còn Thái Bạch lâm chiếu Lạc Thành, thì ta vừa giết Lãnh Bào, điềm xấu ứng vào địch rồi . Xin chúa công chớ bỏ lỡ dịp này .

Huyền Ðức liền nghe theo, cho binh tiến phát.

Hoàng , Ngụy ra đón vào trại .

Bàng Thống hỏi :

- Phía trước kia, có mấy đường tới Lạc Thành ?

Pháp Chánh noi :

- Phía trái ở đường lớn đưa tới cửa Ðông Lạc Thành , phía Nam có đường nhỏ đưa tới cửa Tây .

Bàng Thống bảo Huyền Ðức :

- Tôi xin đem Ngụy Diên đi tiên phuông tiến theo đường nhỏ . Chúa công cùng Hoàng Trung tiến theo đường lớn, hai bên cùng nhắm Lạc Thành mà tiến .

Huyền Ðức chợt thấy bần thần trong người, nói rằng :

- Thôi quân sư đừng đi nữa ,đêm qua ta nằm mơ có vị thần cầm roi sắt đánh vào tay mặt ta . E rằng xuất quân hôm nay không tốt .

Bàng Thống cười đáp :

- Làm tướng ra trận, chẳng chết cũng bị xin chúa công đừng tin mộng mị mà kém lòng hăng hái ?

Thế là Thống ra lịnh cho quân sửa soạn, mờ sáng thì lên đường.

Lúc sắp đi chợt con ngựa cửa Thống quáng mắt té quị, hất chủ té xuống đất.

Huyền Ðức vội nói :

- Ra trận mà cưỡi con ngựa này không được. Con ngựa trắng của ta đây thuần thục . Quân sư nên dùng nó. Ðể ta cưỡi con ngựa của quân sư cho .

Thống tạ ơn :

- Thống dù muốn chết cũng không báo đáp được ơn của chúa công .

Xong rồi , hai bên chia ra hai đường mà tiến quân.

Ngô ý , Lưu Hội ở Lại Thành hay tin Lãnh Bào bị chết , bèn họp nhau bàn tính.

Trương Nhiệm nói :

- Phía cửa Tây, có đường nhỏ rất hiểm trở . Tôi xin đem quân ra chận còn các ông còn giữ cho chắc Lạc Thành . Nói rồi đem quân đi mai phục ngay. Quả nhiên thấy Ngụy Diên kéo quân tiên phong đi trước. Trương Nhiệm cứ để cho đi, lát sau thấy Bàng Thống cưỡi ngựa trắng đi tới, tưởng là Lưu Bị .

Nhiệm cả mừng, ra lịnh cho quân :

- Hễ tướng cưỡi ngựa trắng đi ngang qua thì cứ . . . làm như thế. . .

Lúc đó, Bàng Thống đi vào đoạn đường chật hẹp, hai bên núi thẳng như vách, cây cối um tùm, bèn nghi ngại hỏi quân :

- Ðây là chổ nào ?

Quân sĩ thưa :

- Chổ này là đồi Lạc Phượng .

Bàng Thống thất kinh, chợt nghĩ :

- Ðạo hiệu ta là Phượng Sồ, chổ này là đồi Lạc Phượng, thiệt nguy cho ta !

Nghĩ rồi truyện lịnh lui quân, nhưng quá muộn, một tiếng pháo nổ vang, muôn ngàn mũi tên cứng bay xuống, Bàng Thống bị chết giữa đám quân Kinh Châu kẹt cứng tiến lui hết lối .

Một vài tên chạy thoát lên trước báo tin cho Ngụy Diên.

Diên vùa quay lại toan cứu cũng bị cung nỏ bắn xuống như mưa, Diên bèn cứ thẳng lối trước mặt mà chạy về hướng Lạc Thành.

Chạy một quãng lại bị Ngô Lan, Lôi Ðồng ở Lạc Thành kéo ra đánh tới, Trương Nhiệm lại từ phía sau đuổi tới, Diên hết sức đánh cũng không thoát được vòng vây , đang lúc nguy khốn, chợt có đạo quân của Hoàng Trung kéo tới cứu . Hoàng Ngụy hai mặt giáp lại đánh thì đại quân Huyền Ðức cũng vừa tới, quân Thục thua to lui về .

Huyền Ðức trở về ải Phù Quan, lập tức hỏi thăm tin tức Bàng Thống. Có tên quân ở đồi Lạc Phượng chạy về thoát thưa ngay :

- Quân sư cả người lẫn ngựa đều bị tên bắn chết ở đồi Lạc Phượng rồi .

Huyền Ðức lăn khóc thảm thiết, mọi người đều khóc theo.

Sau đó lập bàn chiêu hồn tế lễ .

Lại có tin báo Trương Nhiệm đến khiêu chiến.

Huyền Ðức không cho ai ra đánh nữa, sai Quan Bình mang một bức thư về gặp Kinh Châu mà rằng :

- Cháu về mời Gia Cát Quân Sư cho Bác !

Nói về Khổng Minh, hồi đó đang tiết Thấ Tịch, sai đặt bàn rượu cùng các quan yến ẩm vui vẻ, chợt phương Tây, một ngôi sao lớn sa xuống , ánh sáng lóe lên tứ phía.

Khổng Minh ném ngay chén rượu mà rằng :

- Ðau đớn thay ! Xót xa thay !

Các quan còn đang kinh ngạc, Khổng Minh nói tiếp :

- Tướng tinh phương Tây rớt xuống, tánh mạng Bàng quân sư hỏng mất rồi !

Thế là tiệc tan. Cách vài hôm sau, Khổng Minh đang bàn việc với Vân Trường thì có tin :

- Quan Bình về tới .

Quan Bình vào trình thơ của Huyền Ðức báo tin Bàng Thống đã chết.

Khổng Minh khóc vang lên rồi nói :

- Thế này ta phải tìm ngay tới chúa công mới được .

Vân Trường hỏi :

- Quân sư mà đi, đất Kinh Châu quan yếu này ai trông giữ ?

Khổng Minh nói :

- Qua lời lẻ trong thư, tuy không nói tên, ta cũng biệt chúa công định lựa ai rồi... vậy mong Vân Trường gánh lấy trọng trách này .

Quan Công xin nhận lời, Khổng Minh bèn mơ tiệc rồi giao ấn thụ.

Khổng Minh trịnh trọng nhắc :

- Tất cả trách nhiệm lớn lao gởi vào tay Tướng quân đây .

Quan công đáp :

- Ðại trượng phu nhận lãnh trọng trách, trừ phi tuyệt mạng mới thôi .

Khổng Minh nghe vậy, lòng chợt không vui. . . nhưng việc đã giao rồi .

Khổng Minh suy nghĩ hồi lâu rồi nói :

- Ta có tám chữ này, tướng qnân nhớ lấy, ắt giữ được Kinh Châu.

Tám chữ đó là : " Bắc cự Tào Tháo, Ðông hòa Tôn Quyền ".

Vân Trường nói :

- Tôi xin ghi tạc lời Quân sư chỉ bảo .

Bây giờ Khổng Minh thống lãnh một phần binh mã, lên đường đi Tây Xuyên, sai Trương Phi theo đường Ba Châu mà tới phía Tây Thành, cử Triệu Vân đi tiên phuông, đem thủy quân ngược sông lên gặp nhau ở Lạc Thành, Khổng Minh cùng Giản Ung , Tưởng Uyển đi sau.

Khổng Minh lại dặn Trương Phi :

- Tây Xuyên nhiều hào kiệt, xin chớ coi thường, phải nên lấy lòng dân .

Trương Phi hớn hở vâng lịnh. Vào đất Thục, không hề xâm phạm của dân, rồi tiến tới Ba Quận do thái thú Nghiêm Nhan trấn giữ. Ðó một danh tướng, tuy già nhưng sức địch cả muôn người.

Nghiêm Nhan giữ thành rất kỹ, Trương Phi cho một tên quân mang thư tới cho Nghiêm Nhan yêu cầu đầu hàng. Lúc này Nghiêm Nhan đã hay tin Pháp Chánh đi mời Lưu Bị vào Tây Xuyên, Nhan than rằng :

- Rước cọp vào nhà, còn mong gì nó hộ vệ cho mình .

Khi Trương Phi kéo tới , có người hiến kế cho Nghiêm Nhan :

- Trương Phi sức khõe lạ lùng . Nay ta cứ đào hào cho sâu, đáp lũy cho cao, Phi đánh không được tất nóng giận xử tàn bạo với quân lính. Khi quân hắn sanh biến, ta đánh một trận là thắng .

Nghiêm Nhan y kế cho thi hành .

Bỗng có tên quân Kinh Châu kêu xin mở cửa thành để đưa thưa .

Nhan cho vào, đọc thư xong nổi giận mà rằng :

- Thất phu vô lễ ! Nghiêm tướng quân mà hàng giặc à !

Rồi thét quân cắt mũi xẻo ta tên lính đuổi về , tên này về khóc lóc với Trương Phi .

Phi giận điên người, vác xà mâu lên ngựa tới sát thành Ba Quận khiếu chiến.

Trên thành, tên bắn xuống , trăm miệng la mắng om sòm, nhưng không ai ra đối địch .

Phi đành nuốt giận quay về .

Hôm sau, Phi lại tới thách đánh, bỗng một mũi tên bắn trúng ngay vào chỏm mão Phi.

Phi hét lên :

- Hỡi tên giặc già, ta thề sẽ ăn gan mi đó ! Rồi chờ hoài không ai chịu ra đánh, Phi lại lủi thủi quay về . Ðêm đó Trương Phi nghĩ ngợi :

- Chửi mắng hoài, địch vẫn không chịu ra, biết làm sao . . . Chợt nghĩ ra một kế , hôm sau chỉ cho vài chục tên quân tới bên thành chửi mắng. Hôm sau nữa, cho quân đi bốn mặt đốn cây , phát cỏ tìm lối mà đi, không khiêu chiến nữa.

Nghiêm Nhan thấy vậy cũng nghi hoặc , sai ít quân ăn mặc như quân Kinh Châu lén ra ngoài thám thính . . Một bữa, khi quân kéo về , Phi mắng lên ầm ầm :

- Tháng giặc già Nghiêm Nhan làm ta tức chết mất !

Tức thời có mấy tên quân thưa lớn :

- Chúng tôi đã tìm ra lối tắt để đi khỏi nơi này rồi .

Phi quát thật to :

- Sao bây giờ mới nói . Canh ba đêm nay phải nhổ trại rút đi gấp .

Toán quân dọ thám nghe được liền về báo với Nghiêm Nhan.

Nhan nói :

- Ðoán không sai mà ! Rồi hạ lịnh canh hai thổi cơm, canh ba kéo ra ngoài thành vào rừng mai phục.

Ðêm đó, quân Nghiêm Nhan ăn uống no nê rồi kéo ra đường nhỏ, mai phục bốn phía.

Nghiêm Nhan xuống ngựa cùng các tỳ tướng rình sẳn ở trong rừng .

Canh ba , quả nhiên quân Kinh Châu kéo tới, có Trương Phi dẫn đầu . Theo sau là đoàn xe nặng nề lục tục tiến.

Nghiêm Nhan ra lịnh nổi trống, quân Thục ùa xuống cướp xe. Ðang mãi cướp , bỗng một cánh quân ào ào đổ tới, một đại tướng đi đầu chính là Trương Phi .

Nhan thúc ngựa xông vào , hai bên đánh rất hăng, Phi lừa dùng thế giả vờ hở miếng cho Nhan sấn vào chém, Phi vụt né nhanh như chớp , khiến Nhan quá đà hụt tay bị ngay Trương Phi tóm được dây buộc áo giáp bắt sống ! Thì ra tướng đi trước là Trương Phi giả, thế mới biết Trương Phi thực cũng biết dùng mưu nữa.

Về dinh , đao phủ điệu Nghiêm Nhan đến trước mặt . Trương Phi, hét lớn :

- Ðại tướng đã tới, sao dánm chống cự , hỡi tên giặc già kia !

Nhan chẳng sợ sệt mắng lại :

- Chúng bây thiệt là vô lễ bỗng dưng xâm phạm đất nước ta . Ta chỉ là tưóng quân mất đầu chớ không phải là tướng quân đầu địch .

Phi lại quát tháo tả hữu mau đem ra chém.

Nghiêm Nhan cười :

- Tên thất phu kia, chém thì chém, việc gì mà tức giận điên rồ như thế. Quân lính dẫn Nghiêm Nhan đi. Nhan vẫn ung dung tươi tỉnh như không. . . Trương Phi vụt đổi giậ làm vui , lật đật xuống thềm đuổi tả hữu lui ra, tự tay cỡi trói, lấy áo mặc cho Nghiêm Nhan , đở ngồi lên cao , rồi cúi đầu tạ rằng :

- Tôi trót mạo phạm vừa rồi, dám mong lão tướng quân miễn chấp. Kẽ này đã nghe danh ngài là bậc hào kiệt trên đời rồi !

Nghiêm Nhan cảm nghĩa khí mà chịu đầu hàng.

Sau đó Nghiêm Nhan hiến kế tiến thẳng tới thành đô.

CHƯƠNG 64: DÙNG KẾ KHỔNG MINH BẮT TRƯƠNG NHIỆM MƯỢN BINH DƯƠNG PHỤ ĐÁNH MÃ SIÊU
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Dùng kế Khổng Minh bắt Trương Nhiệm

Mượn binh Dương Phụ đánh Mã Siêu

Nghiêm Nhan nói :

- Từ đây tới Lạc Thành, các tướng sĩ đều do phu cai quản. Vậy tôi xin đi tiên phuông dụ hàng các nơi này .

Trương Phi hết lời cảm tạ.

Thế là đến ải nào, Nghiêm Nhan lên tiếng gọi, các tướng đều ra hàng ngay, chẳng phải đánh trận nào cả.

Còn Khổng Minh đã có thư báo Huyền Ðức ngày vào Tây Xuyên , hẹn hội binh ở Lạc Thành.

Huyền Ðức bàn với các quan :

- Quân sư và Dực Ðức đã hẹn gặp nhau ở Lạc Thành để cùng tiến tới Thành đô. Vậy ta cũng tiến binh thì vừa .

Hoàng Trung thưa :


- Trương Nhiệm lâu nay vẫn thách đánh mà không ra, nay chắc thờ ơ trễ nãi, vậy ta nên chia binh hai mặt cướp trại ban đêm .

Huyền Ðức y kế, đêm đó đi giữa, Hoàng Trung bên tả, Ngụy Diên bên hữu xông vào ướp trại, quả nhiên Trương Nhiệm không đề phòng, quân Thục thua chạy tới Lạc Thành.

Trương Nhiệm liền cố thủ ở trong thành không ra đánh .

Sau Huyền Ðức dùng mưu vây đánh gấp các cửa Ðông, Tây, lại để hở hai cửa Nam Bắc, vì hai cửa này trông ra núi và sông nên không cần vây hãm . Nhưng Trương Nhiệm cũng đa mưu , không ra đánh vội , chờ cho xế chiếu, quân Huyền Ðức mõi mệt mới cho Ngô Lan, Lôi Ðồng đánh từ cửa Nam sang cửa đông, chính mình đánh luôn ra cửa Bắc dồn sang cửa Tây . Còn bao nhiêu quân leo lên mặt thành hò ò ò ò ò .

Lúc ấy đã chiều Huyền Ðức vừa toan lui về, bốn phía quân Thục ùa ra đánh, quân Kinh Châu náo loạn, Trương Nhiệm xông trận tìm bắt Huyền Ðức, nhưng Huyền Ðức đã chạy được vào con đường nhỏ . Trương Nhiệm trông thấy đuổi theo . Ðang chạy Huyền Ðức lại thấy một đạo quân hiện ra trước mặt , than rằng :

- L ần này thì nguy rồi !

Chợt nhì lại thấy tướng đi đàu là Trương Phi . Huyền Ðức mừng rỡ .

Nguyên Trương Phi và Nghiêm Nhan đang đi gần đó chợt nghe tiếng quân vang dậy , Trương Phi giục ngựa tới xem , may gặp Huyền Ðức .Anh em vừa gặp nhau thì Nghiêm Nhan đã thấy Trương Nhiệm đánh tới , Nghiêm Nhan tức thời cự địch . Trương Phi cũng xông vào đánh tiếp.

Trương Nhiệm địch không lại, chạy vào thành, rút cầu treo lên.

Trương Phi lúc đó mới thưa với Huyền Ðức :

- Quân sư đi đường thủy chưa tới . Em đã tới trước, thế là đoạt được công đầu rồi .

Trương Phi kễ chuyện thâu phục được Nghiêm Nhan, Huyền Ðức liền tạ ơn Nghiêm Nhan rằng :

- Nếu không có lão tướng quân, làm sao em tôi lập được công này. Nói rồi cởi ngay bộ giáp Tõa tử đang mặc ban cho Nghiêm Nhan.

Chợt có quân chạy về báo :

- Hoàng Trung, Ngụy Diên đang đánh với Ngô Lan và Lôi Ðồng thì bị Ngô Ý và Lưu Hội đánh bọc hậu, hiện Hoàng Ngụy đang thua chạy về phía Ðông.

Huyền Ðức liền cùng Trương Phi vội mang quân đi cứu. Hai mặt giáp lại Ngô Lan và Lôi Ðồng bị vây không không ra thoát, đành qui hàng.

Huyền Ðức cho hàng rồi thu quân.

Trương Nhiệm mất hai tướng, lo ngại lắm.

Ngô ý và Lưu Hội bàn nên liều một trận tử chiến, mặt khác cho người về Thành đô cấp báo.

Trương Nhiệm bàn :

- Mai tôi ra trận, giả thua chạy về cửa Bắc . Rồi trong thành cho một cánh quân đánh cắt ngang quân địch, tất phải thắng .

Hôm sau, Trương Nhiệm dẫn quân phiệt cờ kéo ra thách đánh.

Bên kia Trương Phi xông ra đánh ngay được hơn mười hiệp Trương Nhiệm giả thua chạy dài, Trương Phi mừng rỡ đuổi theo, bỗng Ngô Ý dẫn một đạo quân từ trong thành vụt đánh ra, chận luôn đường về của Trương Phi .

Thế là Trương Phi bị vây thập phần nguy khốn chợt có một đạo binh từ bờ sông đánh lên.

Trương Phi nhìn thì ra Triệu Tử Long. Hai tướng hùa nhau đánh quân Thục, Tử Long bắt sống được Ngô Ý .

Trương Nhiệm vội lui quân.

Ngô ý đành xin hàng.

Sau đó Huyền Ðức hỏi thêm Ngô Ý tình hình trong thành.

Ngô Ý nói Lưu Tuân và Lưu Hội thì không đáng ngại, chỉ có Trương Nhiệm gan dạ cơ mưu, chớ nên khinh địch.

Khổng Minh liền đi xem địa hình quanh trại rồi về gọi Hoàng, Ngụy đến dặn :

- Phía Ðông có cầu Kim Nhạn, cách cầu về phía Nam có đường hẹp lau sậy rậm rạp có thể phục binh. Vậy Ngụy Diên đem quân cầm trường thương phục bên tả hễ địch chạy qua thì cứ nhằm tướng cởi ngựa mà đâm, Hoàng Trung dẫn quân phục phía hữu chỉ dùng đao chém chân ngựa, Trương Nhiệm sẽ chạy qua đường nhỏ phía Ðông. Dực Ðức phục sẳn quân nơi đây mà bắt. Tử Long thì chờ Trương Nhiệm chạy qua cầu Kim Nhạn thì chặt gẫy ngay cầu ấy .

Phân công xong , Khổng Minh đích thân đi dụ địch. Trương Nhiệm dẫn Trác Ưng ra trận, gặp Khổng Minh liền vẫy dáo một cái, quân Thục ra đánh, Khổng Minh bỏ xe lên ngựa chạy qua cầu . Trương Nhiệm đuổi theo, một quãng thì gặp Huyền Ðức và Nghiêm Nhan đổ ra chặn đánh. Nhiệm toan quay về thì cầu đã bị chặt gẫy . Nhìn bờ phía Bắc thì Triệu Vân chận, liền chạy vào đường nhỏ thì bị quân phục của Ngụy Diên , Hoàng Trung đâm túi bụi .

Trương Nhiệm chỉ còn vài chục kỵ binh theo sau chạy vội vào đường núi thì lù lù Trương Phi hiện ra, quát một tiếng như sấm, Nhiệm luống cuống thì bị các bộ tướng của Phi xông lại bắt sống.

Trác Ứng lúc đó cũng đã đầu hàng Triệu Vân rồi .

Thấy quân giải Trương Nhiệm vào Huyền Ðức hỏi :

- Các tướng Thục khác đã theo thiên mệnh mà đầu hàng, sao ông chưa chịu hàng ?

Nhiệm đáp :

- Trung thần nào mà lại thờ hai chúa !

Huyền Ðức nói :

- Nếu vậy, ông phải chết !

Nhiệm lại đáp :

- Nếu ta hàng thì ta cũng kẽ phản mà thôi ! Ðừng nói gì thêm nữa !

Huyền Ðức Và Khổng Minh đành để quân mang Trương Nhiệm đi chém cho Nhiệm được vẹn toàn danh tiết.

Hôm sau bọn tướng Thục đầ hàng đi tới Lạc Thành kêu lớn hãy đàu hàng cho sinh linh khỏi chết .

Lưu Hội không chịu liền bị Trương Dực đứng bên chém chết rồi mở cửa thành đầu hàng .

Lưu Tuân chạy về Thành Ðô báo tin.

Pháp Chính bàn với Khổng Minh :

- Nay Thục nguy lắm rồi . Hãy để tôi viết một lá thư cho Lưu Chương khuyên qui hàng là hơn.

Khổng Minh khen phải. Pháp Chính liền viết thư cho mang tới Lưu Chương ở Thành đô.

Lưu Chương giận làm xé nát bức thư, mắng Pháp Chính là đồ bán chúa và đuổi sứ giả ra khỏi thành.

Sau đó lưu Chương cử hai tướng Phí Quan và Lý Nghiêm đi giữ ải Miên Trúc chắn giử Thành Ðô.

Lại có Ðổng Hòa dâng thư lên Lưu Chương xin cầu viện Trương Lỗ để phá Lưu Bị.

Chương nói :

- Trương Lỗ có thù với ta, đời nào chịu giúp !

Hòa thưa :

- Xin cho tôi sang vài lời hơn lẽ thiệt thì thế nào Trương Lỗ cũng giúp . Chương liền y lờ i . . .

Nói về Mã Siêu bấy lâu ở nhờ vả rợ Khương, lại được lòng lính Khương, chiếm được vùng Lũng Tây . Duy còn Ký Thành do Vị Khang trấn giữ là chưa chiếm được.

Vị Khang chờ Hạ Hầu Huyên tới cứu mà không thấy nên có ý muốn hàng. Dưỡng Phụ can không nên, Khang không nghe cứ hàng dâng thành cho Siêu. Thấy thế cùng, Khang mới hàng, Siêu cho là không thật lòng nên giết đi, lại tha cho Dương Phụ.

Dương Phụ xin về thăm nhà vài tháng vì vợ mới chết, xong xin trở lại giúp Mã Siêu. Siêu bằng lòng

Phụ về Lịch Thành, yết kiến Quan Phủ Di Tướng quân là Khương Tự, anh em con cô con cậu với Phụ. Sau đó vào bái kiến cô là mẹ Khương Tự, khóc rằng :

- Mã Siêu phản vua, giết quan, mà anh cháu cứ nghiễm nhiên ngồi nhìn , còn ra đạo thần tử gì nữa !

Mẹ Khương Tự gọi con vào trách :

- Vị sứ quân bị hại, con cũng có lỗi đó .

Dương Phụ trình thêm với cô :

- Cháu tạm hàng Siêu là chờ dịp báo thù cho chủ đó .

Sau Phụ lại nói với Tự :

- Em đã hẹn với Lương Khoan. Triệu Cù rồi, nếu anh khởi binh thì họ sẽ làm nội ứng .

Khương Tự liền mời hai thống binh Doãn Phụng và Triệu Ngang vào bàn. Ngang có con trai là Triệu Nguyệt làm tỳ tướng cho Mã Siêu nên Ngang có ý e ngại. Vợ Ngang liền khuyên chồng :

- Rửa thù cho cha, cho chúa thì thân cũng chẳng tiếc , nếu cứ nghĩ đến con mà bỏ việc lớn thì tôi xin chết ngay .

Ngang bèn quyết chí cùng khởi binh. Khương Tự và Dương Phụ giử Lịch Thành, Doãn Phụng, Triệu Ngang thì tới Kỳ San hạ trại .

Mã Siêu hay tin tức thời lôi Triệu Nguyệt ra chém, rồi sai Bàng Ðức , Mã Ðại đi đánh Lịch Thành.

Khương Tự, Dương Phụ mặc bào trong giục ngựa ra trận. Mã Siêu xông ngay vào, hai bên hổn chiến, Khương Tự, Dương phụ bỏ chạy. Mã Siêu đuổi gấp, bỗng sau lưng có tiếng reo hò, Doãn Phụng ,Triệu Ngang đã đem quân đánh tới. Thế là quân Mã Siêu đầu đuôi không tiếp ứng được nhau. Ðang lúc nguy khốn lại thêm Hạ Hầu Huyên được lịnh Tào Tháo đem quân đánh Mã Siêu . Mã Siêu thua to, chạy

về Ký Thành, gọi mở cửa.

Trên thành tên bắn xuống như mưa, Lương Khoang , Triệu Cù trên mặt thành chửi mắng Mã Siêu rất tàn tệ rồi bắt vợ, ba con của Siêu và hơn mười người thân thích ra chém một loạt. Mã Siêu đau đớn chết giấc, suýt té ngựa. Sau phải cùng Bàng Ðức , Mã Ðại chạy, khoảng canh tư tới Lịch Thành. Quân giữ thành lại tưởng Khương Tự kéo quân liền mở của đón. Thế là Mã Siêu nổi máu điên, gặp ai giết nấy, tới nhà Khương Tự thét lôi mẹ già của Tự ra chém ngay, rồi thì tất cả nhà Doãn Phụng , Triệu Ngang đều bị Mã Siêu giết hết, chỉ có vợ Ngang lẫn trong quân trốn thoát được.

Hôm sau Hạ Hầu Huyên tới, Siêu lại bỏ thành chạy gặp ngay Dương Phụ. Cả bảy anh em của Dương Phụ cùng xông lại đánh, nhưng đều bị Mã Siêu giết hết. Riêng Dương Phụ vẫn cố đánh, sau được Hạ Hầu Huyên tới cứu kịp. Mã Siêu cùng Bàng Ðức, Mã Ðại liền sang Hán Trung hàng Trương Lỗ, Lỗ mừng vô cùng, toan đem con gái gả cho Siêu.

Dương Bách can :

- Vợ con Mã Siêu chết chỉ vì hắn vô mưu, xin chúa công chớ gả mà mang họa .

Lỗ nghe lời, có người mách lại Mã Siêu, Siêu giận Dương Bách lắm .

Dương Bách lại cùng anh là Dương Tùng bàn kế trừ Siêu.

Giữa lúc đó Lưu Chương sai Hoàng Quyền sang cầu cứu Trưong Lỗ.

Quyền tìm đến Dương Tùng năn nĩ, nói là Lưu Chương sẽ xin cắt hai mươi châu huyện tạ ơn.

Dương Tùng bèn dắt Quyền vào ra mắt Trương Lỗ nói chuyện Tây Xuyên và Ðông Xuyên như răng và môi không thể không giúp lẫn nhau, lại xin cắt đất hậu tạ sau này nên Lỗ bằng lòng.

Diêm Phố can Lỗ đừng cứu Chương, Lỗ lại phân vân thì có một người đứng ra nói :

- Tôi tài hèn nhưng chỉ xin một đoàn quân bắt sống Lưu Bị về đòi Lưu Chương nạp đất cho ta

CHƯƠNG 65: MÃ SIÊU VÂY KHỔN HÀ MẠNH QUAN LƯU BỊ LÃNH CHỨC ÍCH CHÂU MỤC
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Mã Siêu vây khổn Hà Mạnh Quan

Lưu Bị lãnh chức Ích Châu Mục

Người vừa nói là Mã Siêu, Trương Lỗ cả mừng, cho Hoàng Tuyền về trước báo tin, rồi giao hai vạn binh cho Siêu.

Siêu cùng Mã lại tiến binh . Bàng Ðức bị bịnh ở lại Hán Trung.

Lỗ lại sai Dương Bách làm Giám Quân đi theo Mã Siêu.

Nói về bên Huyền Ðức, Khổng Minh bàn :

- Phải đánh Miên Trúc lấy, chiếm xong sẽ lấy được Thành Ðô . Rồi sai Hoàng Trung , Ngụy Diên đi đánh. Bên Thục, Lý Nghiêm ra đón đánh. Hoàng Trung đánh với Lý Nghiêm chưa phân thẳng bại, bỗng Khổng Minh cho thu quân về và bảo Hoàng Trung :

- Lý Nghiêm võ nghệ rất khá. Ngày mai ông giả thua chạy vào hang núi, ta sẽ có kế bắt được .

Hôm sau hai bên lại đánh nhau, được với hiệp Hoàng Trung giả thua chạy vào hang núi. Lý Nghiêm đuổi theo vào không thấy ai, lật đật rút lui đã bị Ngụy Diên chặn lối ra.

Rồi có tiếng Khổng Minh :

- Hàng ngay nếu không sẽ bị tên nỏ bắn chết để rửa thù cho Bàng Thống !

Lý Nghiêm lành phải đầu hàng, rồi hứa sẽ dụ Phí Quan về hàng một thể . Về sau Phí Quan nghe lời, dâng thành Miên Trúc cho Huyền Ðức, Huyền Ðức liền bên kế lấy Thành Ðô, chợt có quân báo Mạnh Ðạt , Hoắc Tuấn giữ ải Hà Manh bị Mã Siêu đánh phá tối nguy cấp !

Khổng Minh nói :

- Phải nhờ hai tướng Trương , Triệu mới địch nổi .

Bấy giờ chỉ có Trương Phi ở trong quân, còn Tử Long thì chưa về nên Trương Phi tình nguyện xin đi đánh.

Khổng Minh nói khích Trương Phi :

- Có lẽ phải mời Vân Trường tới mới chống cự được .

Phi hô lớn :

- Sao khinh tôi thế, nếu không hạ được Mã Siêu tôi xin chịu tội theo quân lịnh .

Phi liền viết quân lệnh trạng và được cử làm tiên phong, Ngụy Diên cũng được đi theo.

Huyền Ðức lãnh hậu đội tiếp ứng.

Quân hai bên gặp nhau, Dương Bách đánh cùng Ngụy Diên, Bách thua chạy, Ngụy Diên trông thấy Mã Ðại lại ngỡ là Mã Siêu nên xông vào đánh lại giả thua, Diên đuổi theo bị Mã Ðại quay lại bắn một mũi tên trúng tay, Diên phải chạy về . Vừa lúc đó Trương Phi xông tên hỏi Mã Ðại :

- Mi là ai, nói mau rồi ta mới thèm đánh .

Ðại đáp :

- Ta là Mã Ðại ở Tây Lương .

Phi hừ một tiếng mà rằng :

- Ta không đánh với mi. Hãy về gọi Mã Siêu ra có Trương Dực Ðức đang chờ hắn .

Ðại tức lắm xông vào đánh, nhưng đánh hồi lâu phải thua chạy.

Phi toan đuổi theo thì Huyền Ðức ra lịnh thu quân. Về trại Huyền bức bảo Phi :

- Em hay táo bạo nên ta ngăn không muốn em đuổi theo Mã Ðại nữa. Chờ ngày mai đánh Mã Siêu hãy hay .

Mờ sáng hôm sau, Mã Siêu đã ra trận. Huyền Ðức nhìn sang thấy Mã Siêu đội mão Sư Tử, thắt đai Hổ Phù, bào trắng giáp bạc lóng lánh, cầm giao giục ngựa đi lại ahư bay, vừa cốt cách lại vừa thanh lịch uy nghi, Huyền Ðức khen rằng :

- Cầm Mã Siêu, tiếng đồn quả không sai .

Huyền Ðức thấy Mã Siêu đang hăng cứ giữ Trương Phi lại không cho xuống, chờ tới quá trưa thấy bên trận địa Mã Siêu có phần rời rạc, mới cho Trương Phi xuốg đánh.

Mã Siêu nhận ra Trương Phi cầm giáo vẫy một cái, quân lui cả ra phía sau hơn tầm bắn của mũi tên. Trương Phi dàn quân xong, xông lại phía trước Mã Siêu mà hỏi :

- Mi đã thấy Trương Dực Ðức nước Yên chưa ?

Siêu đáp :

- Như ta đời đời khanh tướng, nào có biết đứa thất phu đó là ai !

Phi đùng đùng nổi giận xông vào đánh, thế là hai cọp giao tranh , rung chuyển cả núi non, quân sĩ hai bên đều trợn mắt mà nhìn .

Ðánh cả trăm hiệp, chưa phân thẳng bại, Huyền Ðức liền đánh chiêng thu quân. Hai bên về trận địa nghỉ chốc lát rồi Trương Phi vứt luôn cả mão, chỉ buộc một chiếc khăn lên đầu, xông ra thách Mã Siêu đánh nữa. Mã Siêu cũng hăm hở nhảy ra , rỗi hai bên lại giao tranh hơn một trăm hiệp nữa, hai con ngựa đều mệt lừ mà hai tướng lại càng hăng hơn trước ! Huyền Ðức lại đánh chiêng thu quân. Hai tướng lại về trận mình nghỉ.

Lúc đó đã về chiều, Huyền Ðức nói :

- Ðể sáng mai hãy đánh tiếp .

Trương Phi quyết liệt :

- Giết tôi, tôi cũng không về đâu ! Hãy đốt đuốc lên cho tôi đánh.

Bên kia Mã Siêu cũng thay xong ngựa, chạy ra trước trận kêu lớn :

- Tên thất phu đâu, có dám đánh đêm không ?

Phi giựt ngay con ngựa của Huyền Ðức phóng ra, giơ xà mâu hét :

- Phen này không bắt được mi, quyết không về trại !

Siêu cũng hô :

- Không giết được người thì ta cũng không về ải nữa .

Thế là quân hai bên lại hò reo vang trời dậy đất, trăm cây đuốc được đốt lên, hai hổ tướng lại xông vào nhau tranh thủ một còn một mất , dưới ánh đuốc chập chờn rồi lại lóe sáng , thực là một bức tranh hùng tráng tột cùng .

Ðang đánh Siêu nghĩ ra mặt mẹo, liền chạy, Phi đuổi theo thì Siêu ngầm rút cây trùy đồng bên mình mà vụt lại. Phi tuy đuổi mà vẫn đề phòng nên tránh kịp cây trùy nặng cả ngàn cân. Phi lại quay ngựa chạy về . Siêu lại đuổi theo, bất ngờ Phi bắn một phát, nhưng Siêu cũng nhanh như chớp tránh thoát.

Sau đó hai tướng tạm buông nhau ai về trận nấy.

Hôm sau Trương Phi sắp sửa ra đánh bỗng có tin quân sư tới.

Khổng Minh nói với Huyền Ðức :

- Cứ để Trương Phi đánh mãi với Mã Siêu, hai cọp ắt hỏng mất một. Lượng nghĩ được một cách khiến Mã Mạnh khỏi phải qui thuận chúa công .

Huyền Ðức nói :

- Quả thật ta rất mến yêu Mã Siêu, làm thế nào mà thâu phục ?

Khổng M inh nói :

- Trương Lỗ đang muốn xưng Hán Minh vương. Mưu sĩ của y là Dương Tùng rất tham của đút. Vậy nên hối lộ Dương Tùng trước, đưa thư cho Trương Lỗ sau nói rằng : ta đánh Lưu Chương là báo thù cho Trương Lỗ đấy. Ta sẽ bảo tấu để phong cho Lỗ làm Hán Minh Vương. Như vậy Lỗ sẽ gọi Siêu về . Khi có linh triệt thoái, tôi sẽ có mẹo làm Siêu qui thuận.

Huyền Ðức y kế thi hành. quả nhiên Lỗ gọi Siêu phải bãi binh về .

Siêu chưa chịu thì Lỗ lại sai sứ gọi về nữa. Siêu vẫn khăng khăng :

- Việc chưa xong chưa về

Dương Tùng bèn bảo Lỗ :

- Ý hắn muốn làm phản đó !

Lỗ hỏi phải lập kế gì ?

Tùng nói :

- Vậy hạn cho Mã Siêu nội trong một tháng phải chiếm Tây Thục, lấy đầu Lưu Chương, đẩy lui quân Kinh Châu. Nếu xong thì thưởng, không thì ta sẽ giết .

Lỗ nghe lời, truyền cho Mã Siêu phải làm các việc trên.

Lúc đó, Lỗ lại nghe lời Dương Tùng cho Trương Vệ đi giữ chặt quan ải không cho quân Mã Siêu về .

Siêu tiến thoái lưỡng nan. . . Giữa lúc đó Khổng Minh toan từ biệt Huyền Ðức để đi chiêu dụ Mã Siêu Chợt có thư của Triệu Vân tiến cử một người mới hàng tên Lý Khôi tự Ðức Ngang.

Lý Khôi tình nuyện đi thuyết cho Siêu về hàng.

Khổng Minh bằng lòng, Lý Khôi đi ngay tới xin yết kiến Mã Siêu.

Nhe tên, Mã Siêu biết Lý Khôi đi làm biện sĩ , liền sai hai mươi quân đao phủ phục sẳn, hễ hô : chém ! thì xông ra mà băm vằm Lý Khôi.

Lý Khôi được mời vào. Mã Siêu nạt :

- Người đến làm gì ?

Khôi đáp :

- Làm thuyết khách .

Siêu nói :

- Thử nói ta nghe. Nghịch tai ta sẽ thử gươm .

Lý Khôi ung dung nói :

- Tướng quân với Tào Tháo đang có mối thù lớn, nhìn về Lũng Tây lại có hận bầm gan xé ruột.

Nay ở đây, trước mặt không đẩy lui được quân Kinh Châu, sau lưng không trị nổi Dương Tùng. Rõ ràng bốn bể không nhà, bơ vơ không chúa !

Mã Siêu nghe rồi thở dài.

Lý Khôi tiếp :

- Lưu Hoàng Thúc là bậc nhân nghĩa, còn đợi gì không theo người để trả thù cha lưu danh muôn thuở ?

Siêu liền bằng lòng qui thuận. Huyền Ðức đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân.

Huyền Ðức kéo binh đi đánh Thành Ðô. Mã Siêu nói :

- Chúa công khỏi mệt sức. Tôi xin đi khuyên dụ Lưu Chương hàng .

Huyền Ðức cả mừng. Mã Siêu đi tới Thành Ðô, mời Lưu Chương ra nói chuyện.

Siêu nói :

- Ta vốn thừa lệnh Trương Lỗ đi cứu Ích Châu này cho ông, không ngờ Dương Tùng dèm pha khiến Lỗ mưu hại ta. Nay ta theo Lưu Hoàng Thúc rồi, thiết nghĩ ông cũng nên qui hàng cho dân khỏi khổ. Nếu không nghe, ta đánh thành liền !

Lưu Chương sợ quá, ngã ngất trên mặt thành. Các quan xúm vào cứu .

Chương tỉnh lại, mếu máo :

- Hối sao kịp nữa ! Thôi thì đầu hàng để cứu trăm họ .

Mọi người đều sa nước mắt. Tiêu Chu vốn có tài xem thiên văn nói :

- Lời chúa công thích hợp ý Trời .

Hôm sau lại có quân báo :

- Lưu Hoàng Thúc sai Giản Ung tới .

Chương cho vào , Giản Ung ngồi xe có vẽ ngạo nghễ .Một người chợt tuốt gươm , mắng rằng :

- Ðồ tiểu nhân đắc chí , ngươi dám khinh khi mọi người nước Thục này chăng ?

Giản Ung vội vả xuống xe xin lỗi .

Thì ra người đó là Tần Bật .

Sau đó cả hai cùng vào ra mắt Lưu Chương .

Giản Ung nói rõ Huyền Ðức không có ý gì làm hại Lưu Chương cả, Chương mới vui vẻ nhận qui hàng.

Hôm sau Lưu Chương mang ấn thụ, sổ sách ra khỏi thành, Huyền Ðức ra ngoài trại đón, ứa nước mắt mà rằng :

- Chẳng qua vì sự vạn bắt đắc dĩ mà thôi !

Hai người cùng vào dinh, trăm họ nghinh đón dọc đường. Các quan vào lạy mừng, duy có Hoàng Quyền, Lưu Ba không tới.

Huyền Ðức không giận , lại còn ra lịnh ai cư phạm tới hai người này sẽ bị tội.

Hai người này cảm đức mới chịu qui hàng.

Sau đó, bàn với Khổng Minh, Huyền Ðức phong cho Lưu Chương làm Chấn Uy tướng quân, được đưa hết gia quyến, gia thuộc của cải riêng sang hết Nam Quận ở. Rồi Huyền Ðức tự lãnh chức Ích Châu Mục.

Các quan đều được ân thưởng khắp lượt. Lại sai sứ đem gấm vóc, vàng bạc sang Kinh Châu ban cho Vân Trường. Lại truyền khao quân, mở kho lấy lương thực phân phát cho trăm họ, ruộng đất quanh Thành Ðô lại toan đem phân chia cho các quan, nhưng Triệu Vân ngăn cản bảo nên trả lại cho dân, Huyền Ðức nghe theo.

Gia Cát quân sư lại định luật trị nước, trước đây Lưu Chương uy vũ không nghiêm, nay luật lệ được chấn chỉnh lại, các châu huyện đều được bình định.

Một bữa, chợt có Quan Bình từ Kinh Châu tới trình với Huyền Ðức :

- Ba cháu nghe đồn Mã Mạnh Khởi võ nghệ tuyệt luân nên muốn thử tài cùng Mạnh Khởi, xin Bá phụ cho phép .

Huyền Ðức lo ngại, bàn với Khổng Minh.

- Khổng Minh nói :

- Không sao đâu. Ðể tôi phúc thư cho Vân Trường là mọi sự đều êm .

Nói rồi viết thư, đưa cho Quan Bình đem về.

Vân Trường mở thư ra xem, đại ý nói :

- Mạnh Khởi hùng kiệt thực, nhưng chẳng qua như Kính Bố, Bành Việt mà thôi. Còn như đọ sức thì có thể đọ với Trương Dực Ðức, chớ làm sao sánh với ông Râu đẹp (Mỹ Nhiệm Công) được ?

Vân Trường cười rồi xếp việc định so tài với Mã Siêu lại.

Nói về Tôn Quyền nghe tin Huyền Ðức đã lấy Tây Xuyên bèn triệu các quan vào bàn luận về việc đòi Kinh Châu .

Trương Chiêu thưa :

- Tôi có kế này khiến Huyền Ðức hai tay phải dâng Kinh Châu lai cho Chúa Công.

CHƯƠNG 66: QUAN VÂN TRƯỜNG MỘT ĐAO PHÓ HỘI PHỤC HOÀNG HẬU VÌ NƯÓC BỎ MÌNH
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Quan Vân Trường một đao phó hội

Phục Hoàng Hậu vì nưóc bỏ mình

Trương Chiêu nói tiếp :

- Hiện có anh Khổng Minh là Gia Cát Cẩn làm quan ở đây. Chúa công cứ cho bắt cả nhà Cẩn hạ ngục rồi sai Cẩn đi nói với em y đòi Lưu Bị trả Kinh Châu, nếu không sẽ lụy cả họ. Khổng Minh vì tình máu mủ sẽ phải nói cho kỳ được .

Tôn Quyền nói :

- Gia Cát Cẩn là người đáng quí trọng, đời nào ta làm việc này !

Trương Chiêu thưa :

- Thì chúa công bảo Cẩn đây chỉ là mẹo mà thôi, tất Cẩn sẽ an tâm .

Lúc đó Tôn Quyền mới giả vờ tống giam cả nhà Gia Cát Cẩn, rồi viết thư cho Cẩn mang vào Tây Xuyên. Tới Thành Ðô, nhờ người báo với Huyền Ðức và Khổng Minh.

Khổng Minh nói với Huyền Ðức :

- Anh tôi sang là đòi lại Kinh Châu đấy . Rồi ghé tai Huyền Ðức bảo cứ nói. . . như vầy, như vầy .

Sau đó Khổng Minh ra nghinh đón Gia Các Cẩn đưa về công quán .

Cẩn khóc òa lên. Khổng Minh lật đật hỏi han.

Cẩn nói :

- Cả nhà ta nguy rồi, em ơi . . . Rồi đem hết việc cả nhà bị giam kể lại.

Khổng Minh nói :

- Thôi anh chớ lo, em sẽ có kế trao trả lại Kinh Châu.

Cẩn mừng rỡ, yết kiến Huyền Ðức, dâng thư Tôn Quyền lên.

Huyền Ðức xem rồi nổi giận nói :

- Tôn Quyền đã gả em gái cho ta, lại nhân lúc ta đi vắng bắt vợ ta về , Ta sắp đem quân đi hỏi tội y thì y lại còn dám đòi Kinh Châu nữa sao ?

Khổng Minh khóc rằng :

- Cả nhà tôi sống chết nơi tay chúa công. Xin chúa công nghĩ lại mà trả Kinh Châu cho tôi được vẹn tình máu mủ.

Huyền Ðức liền viết thư cho Vân Trường dạy trả lại ba quận Trường Sa, Linh Lăng và Quế Dương.

Viết xong trao cho Cẩn mà rằng :

Tiên sinh đưa thư cho em ta rồi lựa lời mà nói. Hắn tánh nóng như lửa, ta cũng còn phải sợ đấy !

Cẩn được thư liền lên đường sang Kinh Châu đưa thư lên Vân Trường xem.

Vân Trường xem xong, biến sắc mặt mà rằng :

- Ta kết nghĩa với anh ta là để khuông phò nhà Hớn. Kinh Châu là đất Hớn. Dù anh ta có thư, ta cũng không trả đâu ?

Cẩn nói :

- Cả nhà tôi đều bị bắt giam, nay tướng quân không trả, tất bị giết hết . Nói xong lăn ra khóc. . .

Vân Trường lại nói :

- Ðây là quỉ kế Ngô Hầu, lừa ta sao được !

Nói rồi lui vào, không tiep Cẩn nữa.

Cẩn đành lủi thủi trở về trình hết mọi việc lên Tôn Quyền.

Tôn Quyền thở dài mà rằng :

- Tử Du vì ta mà đi lại khó nhọc, vẫn không xong việc chắc đây lại là mẹo lừa dối của Không Minh rồi !

Sau đó Quyền nghĩ ra một cách là Huyền Ðức đã trả 3 quận thì cứ cho người đi trán nhậm xem sao.

Mấy hôm sau, các người này về thưa :

- Quan Võ không cho trấn nhậm và đuổi chúng tội về hết !

Mấy hôm sau, Lỗ Túc lại nghĩ ra một kế, trình với Tôn Quyền :

- Nay tôi đang đóng binh ở Lục Khẩu, nên sai người mời Vân Trường qua phó hội. Y sang, tôi sẽ dùng lời hơn lẽ thiệt bảo y trả lại đất. Nếu y không nghe, tôi sẽ cho đao phủ đao ra giết luôn. Còn y không sang, tôi cũng tình nguyện đi đánh mà lấy cho được Kinh Châu .

Quyền chấp thuận.

Túc trở về Lục Khâu, gọi Lã Mông, Cam Ninh vào bàn, bày tiệc yến nơi Lâm Giang Ðình, rồi sai mang thư đi mời Vân Trường.

Vân Trường xem thư nói ngay :

- Tử Kính có lòng tốt, vậy mai ta sẽ sang ngay .

Sứ giả bái từ ra về . Quan Bình vội hỏi :

- Chắc chẳng phải Lỗ Túc có lòng tốt đâu ! Cha đi làm gì ?

Vân Trường cười nói :

- Ta không lạ gì đâu, Lỗ Túc mời ta sang là đòi Kinh Châu đó .Tuy nhiên , ta sẽ chỉ một đao, một thuyền tới dự xem. cói ai dám đến gần ta không ?

Mã Lương khuyên :

- Dù sao cũng xin tướng quân tự bảo trọng, chớ quá khinh xuất .

Vân Trường mới bằng lòng dùng mười thuyền nhẹ, 500 quân thiện thủy ẩn bên trong, phòng nếu có hiệu cờ của Vân Trường ở bờ bên này thì hãy sang cứu ứng.

Lỗ Túc được tin Vân Trường nhận lời, bèn bàn định với Lã . Nếu Vân Trường đem theo nhiều quân mã thì nhất tề đổ ra đánh, nếu không cứ y kế cũ, phục đao phủ ở bàn tiệc , khi ra hiệu thì cứ nhẩy vào mà giết.

Hôm sau quá giờ thìn, trên sông có một chiếc thuyền xuất hiện. Thủy thủ chỉ có vài người, bên trên có lá cờ thêu chữ Quan phất phới . Vân Trường khăn xanh , áo bào lục ngồi ở giữa, có Chu Thương và tám chín người khoanh tay đứng hầu .

Lỗ Túc tiếp đón Vân Trường vào đình , thi lễ xong hai bên ngồi vào tiệc uống rượu.

Rượu nửa chừng Lỗ Túc nói :

- Túc một lời, mong Quân Hầu nghe cho. Số là trước đây việc Hoàng thúc mượn đất Kinh Châu tạm trú có cả tôi bảo lãnh với chúa công tôi. Hoàng thúc hẹn lấy được Tây Xuyên sẽ trả. Nay Tây Xuyên đã lấy rồi mà chưa chịu trả Kinh Châu, chẳng là thất tín hay sao ?

Vân Trường cười gạt đáp :

- Ðó là việc quốc gia, chẳng nên bàn ở tiệc vui này !

Túc lại thưa :

- Dĩ chỉ khi Hoàng thúc dạy trả ba quận, ngài cũng không trả, e như vậy không xuôi ?

Ván Trường đáp :

- Trận Ô Lâm, anh tôi xông pha cực khổ , hết sức diệt thù, chẳng lẽ không cho mảnh đất làm công ! Té ra túc hạ gọi tôi sang uống rượu là để đòi đất sao ?

Lỗ Túc lại đem lời hơn lẽ thiệt ra nói, Vân Trường thoái thác :

- Ðó là việc của anh tôi, tôi không can dự tới !

Chu Thương đứng hầu sau lưng Vân Trường đột nhiên nói :

- Trong thiên hạ, ai có đức thời giữ ! Ðâu phải của Ðông Ngô mà đòi !

Vân Trường tức thời sa sầm nét mặt, giật cây đao ở trong tay Chu Thương mà mắng Chu Thương :

- Việc quốc gia, sao mi dám nói leo !. Cút ngay ra ngoài kia ! Thế là Chu Thương ra ngoài, phất cờ làm hiệu, Quan Bình ở bên kia sông lập tức dẫn mười chiếc thuyền sang tiếp ứng.

Trong bàn tiệc, Vân Trường giả vờ say rượu, một tay cặp đao. Một tay nắm chặt tay Lỗ Túc từ tạ rằng :

- Xin đa tạ về bữa tiệc vui hôm nay. Ðể mai kia tôi sẽ mời Ngài sang Kinh Châu cùng họp tiếp .

Nói rồi nắm tay Lỗ Túc mà đi ra phía bờ sông. Lỗ Túc bạt cả hồn vía, cứ phải đi theo.

Lã Mông , Cam Ninh muốn xông lại sợ cho tánh mạng của Lỗ Túc nên đành phải bó tay.

Tới thuyền, Vân Trường mới bỏ tay Lỗ Túc ra, thuyền Vân Trường lập tức rời bến, lướt đi như gió, Lỗ Túc và tướng sĩ Ðông Ngô cứ ngây người ra mà ngó theo !

Tơn Quyen được tin mưu kế bất thành, toan cử binh đi đánh Kinh Châu. Chợt có tin Tào Tháo khởi đại. binh lăm le đánh Giang Nam nên chẳng dám xuất quân nữa.

Lúc đó Tao Tháo ở Hứa Ðô toan đi đánh Giang Nam, nhưng có quan Tham Quân Phó Cán ngăn cản nên tạm thời bãi cuộc Nam chinh , lại lo chấn chỉnh việc nước, mở trường học, ưu đãi bọn học trò văn sĩ .

Một số các quan bàn nhậu ưluon tôn Tào Tháo lên chức Ngụy trang.

Tuân Du c8n ngăn việc nào Tào Tháo nghe tin nói rằng :

Ch~ac lão muốn đi theo Tuân Húc đây. Tuân Du sau đó phát bịnh nặng rồi chẹt. Tháo cho chôn cắt long trọng:

Một bữa Tháo vào cung hỏi vua, lúc đó đang ngồi bên Phục Hậu :

- Tôn Quyền, Lưu Bị làm loạn, bệ hạ nghĩ sao ?

Vua đáp : - Mọi việc. đ~ tùy Ngụy công định liệu .

Tháo nói :

- Bệ hạ nói vậy, ngưi ta chẳng cho là tôi chuyên quyền sao ?

Vua nói :

- Ngụy công phò tôi thì may làm, bằng không cũng xin khoan dung.

Tháo lại lui ra.

Có kẻ tâu vua : - Gần đây có tin Tháo muon làm Ngụy vương, ắt chẳng bao lu sẽ tiém ngôi .

Vua và hoàng hậu đậu khóc. Sau đó Phục Hậu noi :

- Cha thiep có lòng muon trừ Tào Tháo đ8 lâu ~è thiep viết thư nhờ người lo mà trừ hắn .

Bèn triệu kẻ thân tín 18 Mnc Thuận vào sau bình phong r~oi vua và hoàng bậu đều khóc mà đem việc ra nhờ Thuận, Thuận dập đau xin lãnh mạng.

Hoàng hậu bản viết thư trao cho Thuận, Thuận giau vào trong búi tóc đội mão kín r~oi tới nhà Phục Hoàn trao thư. Phục Hoàn đem rồi bàn với Thuận phải gọi cả Tôn Quyền, Lưu Bị cùng khởi binh v~ trong ngoài cùng đánh mới nên việc.

Bàn xong, Phục Hoàng li~en viết thư phúc đáp cho Thuận mang.

v~ trao Phức Hậu, Thuận lại giau thư vào búi tóc r~oi vào cung.

Không ngờ có kẻ mách Tào Tháo, Tháo ra cửa cung chặn Thuận lại hỏi :

~i tâu ?

- Thưa đi tìm thấy thuốc cho hoàng hậu .

Tháo hỏi : Thầy đâu ? Bẩm tới sau

. Tháo cho lục xét khắp người Thuận mà chẳng thấy chi, liên cho đi . Nào ngờ một cơn gió làm bay chiếc mão Thuận đội. Tào Tháo cho l,hắt mão xem kỹ cũng không có chi, bèn cho lại Thuận . Thuận đội mão

lên đầu, đội đi đội lại có vẻ cẩn thận nên Tháo nghi ngờ cho khám trên đầu Thuận thì tìm ra bức thư của Phục Hoàn.

Tháo giận lắm, giam Thuận lại tra khảo rồi ngay đêm đem giáp binh vây nhà Phục Hoàng bắt hết ba họ nhà Phục Hậu.

Sáng hôm sau, Tháo sai cầm cờ tiết vào cung, thu lại ấn tín của hoàng hậu.

Lúc đó có mặt Hiến Ðế, Hiến Ðế vội hỏi việc chi thì Khích Lự cầm cờ Tiết tâu :

- Vâng mạng Ngụy Công, thâu ấn tín hoàng hậu .

Vua biết việc bại lộ, thất kinh hồn vía. Phục Hậu trốn vào sau điện, giữa hai lần vách.

Lát sau Thượng Thư lệnh Hoa Hâm kéo năm trăm giáp binh vào tìm hoàng hậu, xô các cửa, tìm khắp nơi, tới chỗ hai bức vách thì bắt được. Chính Hâm trúm đầu hoàng hậu kéo ra !

Phục Hậu kêu xin tha mạng ! Hoa Hâm cứ điệu Phục Hậu ra ngoài điện. Vua níu lấy Hậu mà khóc, Hâm giục :

- Ngụy công đang đợi, xin đi mau.

Hiện Ðế đập tay vào ngực, khóc thảm thiết, rồi nói với Khích Lự còn đứng đây :

- Khích công, trong thiên hạ sao lại còn có việc thế này được !

Tả hữu liền đỡ vua vào cung.

Phục Hậu được đưa tới trước mặt Tào Tháo, Tháo mắng :

- Ta lấy lòng tử tế đãi chúng mày, mà chúng mày mưu hại ta. Ta không giết chúng mày, chúng mày sẽ giết ta !

Nói rồi thét tả hữu lấy gậy đánh kỳ chết. Lại cho vào cung bắt hai hoàng tử do Phục Hậu sinh, phục thuốc độc cho chết nốt. Ba họ nhà Phục Hoàn, Mục Thuận cũng đều bị đưa ra chợ chém, ai nấy kinh hãi.

Hiến Ðế thì nằm liệt mấy ngày liền, không ăn uống.

Tháo bèn vào cung tâu rằng :

- Xin bệ hạ đừng phiền, than không có lòng dạ nào. Con gái trần hiện là quí nhân của bệ hạ, tánh tình hiền thục, lên lập làm chánh cung.

Vua chỉ còn biết tuân lịnh, sách lập Tào Quí Nhiễm làm chánh cung hoàng hậu. Triều thần chỉ biết im lặng. Thế là uy thế của Tháo ngày càng lớn.

Ít ngày sau, Hạ Hau Ðôn về tới kinh. Tháo liền bàn việc chinh phạt , Ðôn bàn :

- Ngô Thục chưa dễ đánh ngay. Nay hãy đánh Trương Lỗ để chiếm Hán Trung, sau đó đánh Thục.

Tháo gật đầu, cho quân đánh Hán Trung.

CHƯƠNG 67: TÀO THÁO DẸP YÊN ĐẤT HÁN TRUNG TRƯƠNG LIÊU MỘT TRẬN OAI VANG DẬY
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Tào Tháo dẹp yên đất Hán Trung

Trương Liêu một trận oai vang dậy

Tào Tháo chia ba đội : Tiên phong có Hạ Hầu Huyên, Trương Hấp . Tháo và các hộ tướng đi Trung quân , hậu đội có Tào Nhơn , Hạ Hầu Ðôn áp vận lương thảo.

Trương Lỗ cùng em là Trương Vệ bàn cách đối phó. Sau phân binh, Trương Vệ cùng Dương Ngang, Dương Nhậm đi ra ải Dương Bình hạ trại. Trương Lỗ ở lại Hán Ninh đốc xuất lương thảo.

Quân Tào kéo đến trước Dương Bình Quan liền hạ trại, đêm ấy vừa toan nghỉ ngơi chợt lửa cháy rần rần, hai tướng họ Dương đã mang quân cướp trại. Quân Tào thua to, về thuật lại với Tào Tháo.

Tháo toan chém Hạ Hầu Huyên và Trương Hấp để nghiêm quân pháp, các tướng xúm vào xin nên Tháo lại tha.

Hôm sau Tao Tháo đem theo Hứa Chữ, Từ Hoảng đi xem trại của Trương Vệ, thấy trại thập phần kiên cố.

Ðang xem thì Dương Ngang, Dương Nhậm đổ ra đánh, tên bắn như mưa. Một mình Hứa Chữ địch với hai tướng.

Từ Hoảng hộ vệ Tháo chạy, lại gặp Hạ Hầu Huyên, Trương Hấp, thế là Tào Tháo thoát nạn về trại.

Sau đó hai bên cầm cự gần hai tháng. Bỗng Tháo truyền lui binh.

Giả Hủ hỏi :

- Ta chưa hề thua, sao chúa công lại lui binh ?

Tháo nói :

- Giặc phòng bị kỹ quá ! Ta giả vờ lui binh cho giặc yên dạ rồi dùng quân khinh kỵ đánh chớp nhoáng mặt sau thành, thế nào giặc cũng phải thua .

Sau đó Tháo sai Hạ Hầu Huyên, Trương Hấp, mỗi người mang ba ngàn quân khinh kỵ theo đường nhỏ lén ra sau Dương Bình Quan, rồi truyền đại binh nhổ trại lui quân.

Dương Nhậm vẫn nghi ngại Tháo có nhiều quỉ kế nên không dám đuổi theo .

Dương Ngang hăm hở :

- Ông không đi, tôi đuổi một mình .

Thế là Ngang kéo hết quân mã của mình mà đuổi. Sáng đó lại có nhiều sương mù, đi được nửa đường, nhìn không rõ, Ngang ra lịnh cho quân dừng lại. Lúc đó Hạ Hầu Huyên đã đi ra sau Dương Bình Quan, quân giữ trại nghe vó ngựa lại tưởng Dương Ngang trở về liền mở của, thế là quân Tào ùn vào, quân Hán Trung thua chạy . Ðến khi sương tan, Dương Nhậm xông lại đánh với Hạ Hầu Huyên thì lại bị Trương Hấp đánh vỗ vào sau lưng. Còn Dương Ngang lui binh về thì thấy trại mình bị quân chiếm cả rồi, lúng túng thế nào đụng ngay Trương Hấp bị Hấp giết chết.

Trương Vệ thì bỏ cả ải quan chạy về Nam Trịnh.

Trương Lỗ nổi giận, toan chém Dương Nhậm. Nhậm xin đi đái tội lập công.

Lỗ lại tha cho, Dương Nhậm lại lãnh binh mã tên gần Nam Trịnh hạ trại.

Hạ Hầu Huyên tiến quân tới thì gặp Nhậm.

Nhậm sai bộ tướng Xương Kỳ ra đánh, bị Huyên chém chết tốt, Nhậm liền xông ra đánh Huyên bỏ chạy rồi dùng mẹo "đà đao" chém quặt trở lại. Nhậm chết lăn xuống đất.

Tào Tháo liền cho kéo quân tới sát thành Nam Trịnh.

Trương Lỗ lo lắm, Diêm Phố đứng ra tiến cử Bàng Ðức để chống lại quân Tào.

Trương Lỗ sực nhớ ra, gọi Bàng Ðức vào, thưởng rất hậu, rồi giao cho binh mã sai đi đánh Tào.

Bàng Ðức vâng lịnh, ra dàn trận đối diện với Tào Tháo.

Tháo vốn biết danh Bàng Ðức nên bàn với các tướng là nên dùng mưu mà bắt .

Trương Hấp vâng lời ra đánh rồi thua chạy . Hạ Hầu Huyên ra đánh tiếp rồi cũng thua chạy, kế đó Từ Hoảng đánh mấy hiệp rồi cũng rút lui, sau cùng Hứa Chữ ra đấu rồi cũng chạy nốt .

Bàng Ðức thắng luôn mấy tướng Tào .

Tào Tháo lại bàn với Giả Hủ.

Giả Hủ hiến kế nên hối lộ Dương Tùng, mưu sĩ của Trương Lỗ, để Trương Tùng dèm pha cho Lỗ nghi ngờ Bàng Ðức, sau đó ta lại tính .

Tháo y kế, chọn một người tâm phúc, thưởng rất hậu, giao cho một bộ giáp yểm tâm bằng vàng mặc lót trong người ngoài mặc binh phục giả làm quân Hán Trung, ra chờ sẳn dọc đường .

Hôm sau, Tháo sai Hạ Hầu Huyên, Trương Hấp đi mai phục trước , lại cho Từ Hoảng ra thách đánh. Bàng Ðức lập tức xông ra đánh Hoẵng bỏ chạy, Ðức đuổi theo, quân Tào bỏ luôn cả trại lương . Ðức

thâu được, mừng lắm, báo tin thắng trận cho Trương Lỗ.

Bất ngờ ngay đêm đó, trại cháy ngùn ngụt, quân Tào ở đâu xông ra đánh bất ngờ, rồi thì Từ Hoảng, Hứa Chữ, Trương Hấp , Hạ Hầu Huyên đều xông vào cướp lại trại, Bàng Ðức chỉ còn kịp nhảy lên ngựa hướng về Nam Trịnh mà chạy. Tới nơi, Thành mở cửa cho Bàng Ðức và ít quân chạy vào, lúc này thì người tâm phúc của Tào Tháo đã trà trộn vào đám quân Bàng Ðức vào được thành rồi ! Tên này sau đó lần mò đến phủ Dương Tùng xin yết kiến. Tùng cho vào , tên này liền cởi tấm giáp bằng vàng ra, đệ lên Tùng thưa rằng :

- Ngụy Công ngưỡng mộ tài đức của Ngài nên có vật này làm tin kèm theo một bức mật thư . Nói đoạn đệ thư của Tào Tháo.

Dương Tùng được của híp mắt lại, đọc thư xong, bảo tên quân rằng :

- Người về bẩm với Ngụy công ta sẽ có kế hay và phụng báo sau nhé !

Tên quân ra về, ngay đêm ấy Dương Tùng vào yết kiến Trương Lỗ nói rằng :

- Bàng Ðức ăn của đút của Tào Tháo nên đã giả vờ thua trận vừa rồi ?

Trương Lỗ cả tin, sau đó cho gọi Bàng Ðức vào ra lịnh :

- Ngày mai phải. ra đánh thắng Tào Tháo, nếu còn thua, ta sẽ chém đầu !

Bàng Ðức tức bực lui ra.

Hôm sau ra đánh, Tháo cho Hứa Chữ nghinh địch , đánh một hồi, Hứa Chữ chạy, Ðức giục ngựa đuổi theo.

Tới dốc núi, chợt có Tào Tháo đứng một mình ở trên mà gọi :

-Bàng Lệnh Danh, sao không hàng mau ?

Bàng Ðức tức thời giục ngựa lên núi bắt Tào Tháo, bỗng ầm một tiếng cả người lẫn ngựa đều xa xuống hố ! Quân Tào móc Bàng Ðức lên giải tới trước Tào Tháo.

Tháo xuống ngựa thét quân lui ra, tự tay cởi trói cho Bàng Ðức .

Ðức chợt nghĩ :

- Trương Lỗ hay đa nghi, lại tàn bạo, Tào Tháo thì biết trọng hào kiệt trên đạn . Thế là tức tình nguyện xin hàng.

Tháo liền mới Ðức lên ngựa cùng mình song song về trại .

Lỗ trông thấy càng tin Dương Tùng nói đúng !

Thế là cùng đêm ấy Trương Lỗ đem cả gia quyến mở cửa Nam, phá vòng vây chạy về Ba Trung.

Tháo vào thành Nam Trịnh, thấy kho đạn được Trương Lỗ niêm phong kỹ càng để lại chớ không đốt, thì có lòng thương hại Trương Lỗ .

Tháo cho người tới Ba Trung khuyên Lỗ hàng, Lỗ cũng muốn hàng nhưng Trương Vệ không chịu.

Dương Tùng bèn gởi mật thư cho Tháo bảo cứ tiến đánh, mình sẽ làm nội ứng.

Tức thời Tháo tiến quân tới Ba Trung.

Trương Vệ ra đánh bị Hứa Chữ chém chết.

Hay tin , Trương Lỗ chưa biết tính sao thì Dương Tùng bảo :

- Chúa công nên đích thân ra đánh một trận, tôi xin hết lòng bảo vệ thành trì .

Lỗ nghe lời, mở cửa thành xuất quân. Vừa kéo ra chưa kịp dàn trận, hậu quân tự nhiên rối loạn . Lỗ toan quay về , nhưng Dương Tùng đã rút cầu treo, không mở cửa cho Lỗ vào.

Trương Lỗ không biết tính sao, thình lình Tào Tháo xuất hiện hô lớn :

- Sao không hàng đi ?

Lỗ đánh xuống ngựa đầu hàng. Tháo nghĩ đến lúc trước Lỗ bõ thành chạy mà còn niêm phong kho đạn để lại thì thương lắm, phong cho Lỗ làm Trấn Nam tướng quân, bọn Diêm Phố được phong Liệt Hầu, riêng Dương Tùng bán chúa cầu vinh bị Tháo thét tả hữu lôi ra chợ chém đầau làm gương cho thần hạ. Mọi người đều hả dạ.

Thế là Tào Tháo thâu được Hán Trung.

Quan Chủ Bạ Tư Mã Ý bước ra thưa :

- Nay Ích Châu đã bị rúng động. Xin chúa công hãy thừa cơ tiến binh ắt sẽ trù được Lưu Bị.

Tháo thở dài mà rằng :

- Ðã được Lũng, lại còn đòi Thục ! Thực con người khổ sở vì không biết thế nào là đủ.

Nói rồi cho quân nghĩ, không đánh Thục.

Lúc ấy bên Tây Xuyên nghe tin Tào Tháo hạ Ðông Xuyên khắp nơi đều nhốn nháo tin rằng thế nào quân Tào cũng đánh sang.

Khổng Minh bèn bàn với Huyện Ðức :

- Tháo vẫn còn để quân ở Hiệp Phì là vì còn sợ Tôn Quyền . Nay ta trả Ðông Ngô ba quận Trường Sa, Quế Dương, Giang Hạ và sai người sang du thuyết khiến Tôn Quyền đánh úp Hiệp Phì mới giải được mối nguy này.

Y Tịch liền bước ra xin đi.

Huyền Ðức lên trao cho lễ vật, sai sang Kinh Châu báo với Vân Trường sự thể phải trao lại ba quận cho Ðông Ngô, rồi sau đó tới Mạt Lăng ra mắt Tôn Quyền.

Y Tịch tới Mạt Lăng bèn xin vào yết kiến Tôn Quyền .

Quyền cho vào.

Tịch thưa :

- Trước đây Gia Cát Tử Du sang thu ba quận, vì quân sư chúng tôi đi vắng nên việc chưa xong. Nay Vân Trường được lệnh trao trả ba quận về Ðông Ngô rồi, ba quận còn lại cũng định trả nốt, hiềm vì Tào Tháo vừa lấy mất Ðông Xuyên nên Vân Trường chưa có đất dung thân. Nay Tháo bỏ trống Hiệp Phì, mong Quan Hầu khởi binh chiếm lấy. Tháo bị động thì chúa công tôi khởi binh đánh lấy Ðông Xuyên giao cho Vân Trường giữ, ba quận còn lại lúc đó xin trao trả Ðông Ngô ngay.

Quyền tạm cho Y Tịch lui ra để bàn với các mưu sĩ.

Trương Chiêu nói :

- Ðây là Lưu Bị sợ Tháo đánh Tây Xuyên nên lập mưu này. Tuy nhiên ta cứ lấy ba quận, lại nhân lúc Tháo còn kẹt ở Hán Trung, xa xôi mà đánh lấy Hiệp Phì, cũng là một việc rất hay !

Quyền nghe lời, dặn dò Y Tịch rồi cho về Tây Xuyên, sau đó truyền Lỗ Túc đi thâu nhận các quận Trường Sa, Giang Hạ, Quế Dương, đặt quan cai trị, đòi Lã Mông, Cam Ninh, Lăng Thống về dự cuộc chinh chiến lấy Hiệp Phì.

Lã Mông hiến kế :

- Hiện Hoãn Thành là nơi cung cấp lúa gạo cho Hiệp Phì, ta nên đánh Hoãn Thành trước .

Tôn Quyền khen phải, rồi cho Lã Mông, Cam Ninh đi tiên phong Tưởng Khâm, Phan Chương đi hậu tập, Quyền đích thân dẫn các tướng khác đi Trung Nguyên.

Quân Ngô qua sông, chiếm Hòa Châu, tiến đến Hoãn Thành.

Thái Thú ải này là Chu Quang vội cho người sông Hiệp Phì cầu cứu. Tôn Quyền đến gần thành quan sát, trên thành bắn xuống như mưa, một mũi tên bắn trúng cây lọng che đầu quyền.

Ðổng Tập hiến kế :

- Xin cho đấp ụ cao ngoài thành đánh vào .

Từ Thịnh nói :

- Cứ dùng thang dài cũng được .

Lã Mông nói :

- Như vậy mất thời giờ, quân Hiệp Phì có thể tới kịp. Theo tôi, mai cứ đánh thật gấp là phá được thành .

Quyền y kế hôm sau cho thi hành liền, quân trên thành liệng đá xuống ầm ầm. Cam Ninh xông bừa lên thành đập Chu Quạng một côn ngã luôn, quân Ngô ào ạt vào thành , quân Tào hàng rất nhiều, Quyền chiếm được Hoãn Thành.

Trương Liêu dẫn quân đi cứu, hay tin, vội quay về Hiệp Phì.

Tôn Quyền cả thắng, liền bày tiệc khao quân, ca tụng mãi Cam Ninh, khiến Lăng Thống nhớ lại mối thù cha, túc giận hầm hầm xin ra múa kiếm, định giết Cam Ninh, Ninh đoán biết bèn rút gươm ra múa.

Thấy thế nguy cấp, Lã Mông vội một tay cầm mộc , một tay cầm đao, gạt hai người ra mà rằng :

- Các ông không múa giỏi bằng tôi !

Quyền lật đật đứng lên nói lớn :

- Ta đã bảo lên bảo hai người không nên nhớ chuyện cũ nữa, nay sao còn gây sự như vậy ? Lăng Thống đành phục xuống khóc, Quyền phải khuyên giải mãi.

Nói về Trương Liêu ở Hiệp Phì, một hôm nhận được một chiếc hộp của Tào Tháo, trên viết máy chữ "Giặc đến hãy mở " .

Hôm sau Tôn Quyền dẫn quân tới đánh, Liêu mở hộp ra thấy chữ :

- Nếu Quyền đem quân tới thì hai tướng Trương , Lý ra đánh, để Nhạc tướng quân giữ thành .

Liêu đưa cho Lý Ðiển , Nhạc Tiến xem.

Liêu nói :

- Theo tôi nên đánh một trận quyệt liệt cho vững lòng quân ta, mới giữ được thành .

Nhạc Tiến bàn :

- Giặc đông , theo tôi, cố thủ là hơn . Lý Ðiển lặng thinh.

Trương Liêu khẳng khái nói :

- Các ông cứ nhục như vậy, tôi xin ra thề một trận tử chiến với giặc !

Dứt lời, kêu tả hữu mang ngựa tới. Lý Ðiển vội nói :

- Tướng quân đã hết lòng như vậy, Ðiển này xin nghe lệnh chỉ huy.

Trương Liêu mừng rỡ, bèn bảo Lý Ðiển ngày mai đem quân mai phục ở bến Tiêu Dao, hễ quân Ngô đi qua thì chặt luôn cầu Tiêu Sư.

Lý Ðiển vâng lịnh.

Bấy giờ Tôn Quyền sai Lã Mông, Cam Ninh đi tiên phong. Quyền với Lăng Thống đi giữa, các tướng theo sau, cùng tiến tới Hiệp Phì.

Hai tướng Ngô gặp ngay Nhạc Tiến.

Tiến giả thua bỏ chạy, Lã Mông, Cam Ninh đuổi theo.

Tôn Quyền cũng thúc binh qua phía Bắc bến Tiêu Dao.

Tức thời, Trương Liêu, Lý Ðiển hai bên cùng xông ra, Quyền hoảng kinh muốn kêu Lã Mông, Cam Ninh trở lại nhưng không kịp.

Lăng Thống chỉ có ba trăm kỵ binh không sao lui được quân Tào, bèn kêu lớn gọi Quyền :

- Chúa công mau lui qua cầu Tiêu Sư !

Kêu vừa dứt, phục binh Trương Liêu ào ào kéo tới. Quyền giục ngựa lên cầu thì phía Nam cầu đã bị phá gấy ! Quyền chắc phen này nguy đến tánh mạng, chợt viên nha tướng Cốc Lợi kêu lớn :

- Xin chúa công hãy lùi lại một quãng, rồi vọt hết sức mà phi qua cầu !

Quyền liền lui ngựa lại ba trượng, rồi ra roi quất mạnh, ngựa lao tới tung gió bay qua phía Nam cầu !

Lập tức Từ Thịnh, Ðổng Tập ghé thuyền lại đón . Trận này, ba trăm quân bộ hạ của Lăng Thống đều bị giết hết, Thống chạy quanh ven sông, may Tôn Quyền trông thấy, cho ghé thuyền lại cứu được.

Còn Lã Mông, Cam Ninh bị các tướng Tào vây khốn, liều chết bao phen mới thoát được . Một trận này, oai danh của Trương Liêu vang dậy !

Về được dinh, Quyền trọng thưởng cho Cốc Lợi, Lăng Thống rồi thu quân về Nhu Tu bàn kế phản công, một mặt sai người về hậu phương bổ xung thêm quân mã.

Trương Liêu được tin Quyền thâu thập thêm nhiều viện binh cũng lập tức phi báo Tào Tháo ở Hán Trung.

Tháo được tin hỏi các mưu sĩ :

- Lúc này nên đánh Tây Xuyên chưa ?

Lưu Hoa bàn :

- Nên cứu nguy Hiệp Phì rồi đánh Giang Nam trước, sau hãy đánh Thục .

Tháo liền đem binh xuống đánh quân Ngô ở Nhu Tu.

CHƯƠNG 68: VỚI TRĂM QUÂN, CAM NINH CƯỚP TRẠI QUĂNG CHÉN RƯỢU, TẢ TỪ BỠN CHƠI
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Với trăm quân, Cam Ninh cướp trại

Quăng chén rượu, Tả Từ bỡn chơi

Nghe tin Tào Tháo tới, Tôn Quyền họp mưu sĩ bàn việc chống cự. Ðổng Tập, Từ Thịnh được lệnh đem năm mươi chiến thuyền mai phục ở cửa sông, Trần Vũ lo tuần tiễu đêm ngày dọc bờ sông.

Trương Chiêu bàn nên đánh ngay cho quân Tào bớt nhuệ khí.

Lăng Thống xin ba ngàn quân ra trận. Cam Ninh vội vàng nói :

- Tôi chỉ xin một trăm quận kỵ cũng đủ phá giặc !

Lăng Thống trừng mắt thế là hai người lại dành nhau trước mặt Tôn Quyền.

Tôn Quyền bèn cắt cử : Lăng Thống đem ba ngàn quân tuần thám, hễ gặp quân Tào là đánh.

Thống lãnh mạng đi liền, gặp ngay Trương Liêu. Hai bên đánh hơn năm mươi hiệp bất phân thắng bại.

Quyền sợ Thống yếu thế, sai Lã Mông đi tiếp ứng về trại.

Thấy Thống về rồi, Cam Ninh lại xin :

- Xin cho tôi một trăm kỵ binh đi cướp trại Tào đêm nay. Nếu mất một người, một ngựa, tôi không dám kể công .

Quyền hết lời khen ngợi rồi lựa cho một trăm kỵ binh thật cường tráng, lại ban thêm 50 vò rượu tốt, 50 cân thịt ngon để thưởng quân.


Cam Ninh về trại, tụ họp cả một trăm người lại ăn uống vui vẻ, ai ai cũng một lòng xin liều chết gắng sức . Canh hai, Cam Ninh chia cho mỗi người một chiếc lông ngỗng trắng cắm lên chót mũ làm hiệu, rồi nai nịt thật gọn gàng, tất cả tiến đến trại Tào.

Tới nơi, cùng hô lên một tiếng thế là tất cả một trăm người ngựa lao thẳng vào trại Tào tìm giết Tào Tháo. Quân Tào chợt thức giấc, giữa đêm tối chỉ nghe tiếng hô rợn người, tiếng vó ngựa liên hồi khắp nơi nên tất cả trại Tào đều hỗn loạn. Một trăm kỵ binh Ðông Ngô tung hoành, gặp ai giết đó, xông vào được trung quân, chỗ trại Tào Tháo, nhưng các cỗ xe lớn đều dàn quanh hết nên không vào lọt được .

Lúc này quân Tào mới kịp đốt đuốc sáng trưng , nổi trống ầm ỷ thì quân Cam Ninh đã đánh tới trại phía Nam rồi rút lẹ, không hao tốn một người nào.

Về tới trại nhà, trăm quân ca hát vang lừng, tung hô vạn tuế.

Tôn Quyền hớn hở ra đón, cầm lấy tay Cam Ninh mà vỗ về :

- Phen nầy tên giặc già phải một trận táng đởm kinh hồn ! không phải ta để khanh vào nơi nguy hiểm đâu, mà chính là muốn cho ai nay đều biết tài tuyệt luân của khanh đó !

Rồi quay lại bảo các quan :

- Tào Mạnh Ðức có Trương Liêu thì ta có Cam Hưng Bá, đủ đối chọi rồi !

Sau đó ban cho một ngàn tấm lụa, một trăm con dao quí.

Cam Ninh nhận lãnh rồi chia lại cho 100 quân.

Hôm sau, chợt có Trương Liêu đến khiêu chiến, Lăng Thống tình nguyện xin ra. Quyền ưng cho, nhưng bản thân dẫn Cam Ninh đi trợ chiến.

Trương Liêu ra trước trận tả có Lý Ðiển , hữu có Nhạc Tiến.

Lăng Thống múa đao ra đánh.

Liêu sai Nhạc Tiến giao phong.

Tào Tháo cũng đích thân ra trận quan sát. Tháo thấy hai tướng đánh mãi không phân thắng bại liền ngầm sai Tào Hưu bắn một phát tên, trúng ngay con ngựa của Lăng Thống .

Lăng Thống bị té lăn xuống đất.

Nhạc Tiến vội xông thẳng tới đâm Thống thì bỗng 'phăng' một tiếng, một mũi tên cắm trúng ngay mặt Nhạc Tiến.

Tiến cũng té xuống chân ngựa.

Quân hai bên ùa ra cứu chủ tướng đem về trại.

Về tới nơi, Lăng Thống mới biết người bắn Nhạc Tiến cứu mình là Cam Ninh.

Lăng Thống cảm động, nguyện quên hết thù cũ, rồi hai người lại kết bạn sống chết có nhau.

Hôm sau Tào Tháo cử đại binh năm đường tiến đánh Nhu Tu.

Quân Ngô ít hơn nên có vẻ sợ hãi.

Từ Thịnh quát lớn :

- Ăn lộc chúa phải hết lòng báo đáp. Có gì mà sợ ?

Nói rồi dẫn quân đánh thốc vào đạo quân của Lý Ðiển .

Ðổng Tập ở dưới thuyền sắp sửa kéo quân lên bờ tiếp ứng Từ Thịnh, chợt một cơn gió dữ dội làm mấy chiếc thuyền Ðông Ngô bị lật, Ðổng Tập cùng quân sĩ bị chết đuối cả dưới sông.

Tôn Quyền hay tin Từ Thịnh đang liều chết giữa rừng quân ca của Lý Ðiển, vội thân chinh cùng Chu Thái kéo binh tới trợ chiến, nào ngờ lại bị Trương Liêu, Từ Hoảng vây kín.

Tào Tháo ở trên cao thấy Tôn Quyền đã bị vây liền sai Hứa Chữ ở trên đánh xuống, cắt đám quân của Quyền ra làm hai.

Chu Thái lạc mất Tôn Quyền, đánh thốc ra bờ sông tìm không thấy, lại đánh trở vào, hỏi đám quân nhà :

- Chúa công đâu ?

Có tên quân chỉ :

- Chúa công đang bị vây khổn nơi kia !

Chu Thái lại vươn mình lăn xả vào đánh tới, gặp được Tôn Quyền, liền vung đao đi trước mở một đường máu, chém giết tơi bời mới ra được bờ sông. Nhìn lại không thấy Tôn Quyền đâu nữa ! Thái lại đánh trở vào lần nữa, tìm được Tôn Quyền.

Tôn Quyền nói :

- Cung nỏ bắn dầy đặc thế kia, làm sao ra .

Chu Thái lại thưa :

- Xin chúa công đi trước, tôi đi sau mới thoát được .

Thế là Quyền giục ngựa đi trước. Thái hộ vệ đàng sau ,một mình hứng đỡ hết đao tên cho Quyền !

Ra tới bờ sông mới thoát nạn,Thái bị tên bắn thấu hai lần giáp, còn vết thương thì vô kể.

Lã Mông kéo thủy quân tới đón Tôn Quyền xuống.Lúc đó mới chợt nhớ tới Từ Thịnh hãy còn bị vây ở trên bộ.

Chu Thái lại tình nguyện trở lại trận địa tìm Từ Thịnh, ai ngăn cũng không được.

Một lát, Chu Thái lại cứu được Từ Thịnh xuống thuyền.

Ðang lúc quân Ðông Ngô yếu thế thì may thay có con rể của Tôn Sách là Lục Tốn kéo mười vạn tinh binh tới tiếp cứu cho Tôn Quyền.

Lục Tốn lập tức phản công quân Tào lại chết hại vô số . Hai bên đều lui binh về .

Tôn Quyền nghe tin Ðổng Tập chết ở dưới sông, thương tiếc lắm, lại nghĩ đến công lao của Chu Thái nên đặt một tiệc khoản đãi, cùng tướng sĩ tham dự.

Giữa tiệc, Tôn Quyền vừa vỗ lưng Thái vừa khóc mà nói :

- Ðời khanh đã hai phen cứu mạng cho ta, thân không tiếc đến nỗi khắp mình như băm như rạch, ta nguyện cả đời chia ngọt xẻ bùi với khanh, vinh cùng hưởng nhục cùng chịu !

Nói rồi bảo Thái vén áo lên, Quyền hỏi thăm tỉ mỉ từng vết thương,Thái cứ tình thực mà tâu bị đâm, bị chém ra làm sao . . . Cứ mỗi hồi, Quyền lại ban cho Thái một chén rượu. Sau đó Quyền lại ban cho Thái một cái tán bằng vóc, ra vào thì che đầu để thêm phần quí trọng.

Trương Chiêu thấy đánh nhau với Tào mải bất lợi bèn khuyên Tôn Quyền nên cầu hòa, hứa mỗi năm một lần triều cống.

Tào Tháo thấy không thắng được cũng cho hòa.

Tháo ban sư về Hứa Ðô. Các quan lại bàn việc tôn Tào Tháo lên làm Ngụy vương.

Năm Kiến An thứ 21, các quan làm biểu dâng vua Hiến Ðế tán tụng công đức Tào Tháo dẫu Y Doãn, Chu Công cũng không sánh kịp. . .Hiến Ðế bèn phong Tháo làm Ngụy vương, Tháo được đeo mũ miện mười hai dải ngọc , ngồi xe Kim Can sáu ngựa, tột bậc hiển vinh !

Tháo xây cung ở Nghiệp Quận, bàn việc lập thế tử.

Vợ cả Tháo là Ðinh phu nhơn không có con.

Người thiếp họ Biện sanh được bốn trai : Tào Phi, Tào Chương , Tào Thực và Tào Hùng .

Tào Thực tự Tử Kiến rất thông minh đĩnh ngộ, có tài văn thơ nên Tháo muốn lập làm Thế Tử.

Giả Hủ hiến kế cho Tào Phi cứ làm như vầy, như vầy . . .

Từ đó, mỗi khi Tháo xuất quân, Tào Thực vẫn làm thơ tán tụng công đức của cha, riêng Tào Phi chỉ cúi đầu bái lạy, giọt lệ sụt sùi ai thấy cũng cảm thương y .

Lâu dần Tào Tháo nghĩ :

- Tào Thực có tài nhưng xem ra chân tình cốt nhục không bằng Tào Phi , vì đó Tháo quyết tâm lập con trưởng là Tào Phi làm Thế Tử.

Khi cung thất ở Nghiệp Quận được hoàn thành nguy nga lộng lẫy . Tháo sai đi lấy các giống kỳ hoa dị thảo về trong ở ngự uyển.

Lại sai sứ sang Ðông Ngô để lấy cam Ôn Châu.

Tôn Quyền lúc đó còn đang tôn nhường Tào Tháo nên cho lựa bốn chục gánh cam hảo hạng ngày đêm đưa về Nghiệp Quận.

Bọn phu gánh cam đi lâu mệt mõi, bỗng gặp một đạo sĩ hình dong cổ quái bảo họ rằng :

- Ðể bần đạo gánh cho một quãng .

Bọn phu mệt quá ưng thuận liền. Thế là đạo sĩ lần lượt gánh cho mỗi người phu một quãng đường, rồi đưa bọn phu gánh lại, thấy gánh nhẹ hẳn đi .

Lúc chia tay, đạo sĩ dặn vị quan coi đoàn phu gánh cam rằng :

- Nếu Ngụy Vương có hỏi, nói là có Tả Từ tức Ô Giác tiên sanh hỏi thăm Ngài nhé !

Về đến Nghiệp Quận, cầm dâng lên Tháo, bóc một trái, Tháo ngạc nhiên, ở trong rỗng tuếch .

Tháo hỏi, vị quan chở cam trình lại câu chuyện Tả Từ gánh hộ cam và gởi lời hỏi thăm lên Ngụy Vương.

Giữa lúc ấy lại có quân vào bẩm :

- Tả Từ tiên sanh xin vào yết kiến . Tháo cho vào, vị quan chở cam thưa ngay : đúng là người này.

Tào Tháo nạt :

- Sao ngươi lại lấy ruột cam của ta ?

Tả Từ lập tức lấy một trái, bóc ra vừa thơm vừa ngọt dâng lên Tào Tháo.

Tháo cho ngồi ăn cơm, Tả Từ ăn hết cả một con dê lớn mà vẫn kêu đói !

Một lát, Tả Từ kể rằng có ba cuốn Thiên Thư muốn tặng cho Tào Tháo nếu Tào Tháo chịu theo lên núi tu hành.

Tào Tháo nói :

- Ta vẫn có muốn về ẩn dật, ngặt vì thưa có ai thay thế.

Tả Từ đáp :

- Theo tôi lên nhường tước vị cho một người có đủ tài đức, đó là Ích Châu Mục Lưu Huyền Ðức .

Tháo đùng đùng nổi giận :

- À ra tên này là tay sai của Huyền Ðức.

Tức thời sai lính mang Tả Từ ra đánh đòn. Lính đánh thật mạnh mà Tả Từ chẳng kêu một tiếng, lại lăn ra ngủ !

Tháo cho mang vào ngục, trói tay xiết chân thật kỹ. Nhưng quân canh vừa quay đi thì dây trói, xích sắt lại đã sút tung ra hết.

Tháo không cho ăn uống gì luôn bảy ngày, quân canh nhìn vào,thấy Tả Từ lại càng hồng hào béo tốt hơn trước.

Tháo không còn biết cách nào trị được.

Một bửa, Tháo đãi đại yến các quan thì Tả Từ đi guốc gỗ đã lù lù hiện ra trước mặt.

Muốn thử tài Tả Từ, Tháo đòi có món gan rồng nấu canh.

Tả Từ liền vẽ lên tường một con rồng rồi phát tay một cái,bụng rồng bỗng mở, Tả Từ lấy ra nguyên một bộ gan tươi !

Tháo lại đòi có bông mẫu đơn giữa lúc mùa đông.

Tả Từ liền cho bê một cái chậu tới, phun vào một ngụm nước tức thời trổ lên hai đóa mẫu đơn tuyệt đẹp . Lúc đó đầu bếp dâng món gỏi cá lên.

Tả Từ nói :

- Phải có cá Lư sông Tùng Giang cách đây ngàn dậm mới ngon .

Nói rồi lấy cần câu ra cái ao trước vương cung câu một lát được mấy chục con cá Lư lên dâng Tào Tháo. Tháo cho xem xét thật kỹ thì quả là cá Lư không sai.

Từ lại lấy một chén rượu trên án mời Tào Tháo uống.

Tháo nghi hoặc bảo :

- Ngươi hãy uống trước . . .Tả Từ liền rút chiếc trâm, rạch ra làm đôi, uống một nửa. Còn một nửa dâng cho Tháo.

Tháo gạt sang bên không dám uống, Tả Từ liền tung chén lên không trung, hóa thành một con chim cưu bay vòng quanh điện ! Chợt nhìn thấy Tả Từ đã biến đâu mất.

Tháo quát quân lính đi tìm bắt Tả Từ thì một lúc bắt được mấy trăm Tả Từ giống hệt nhau : Nghiêng Một mắt , thọt một chưn mũ mày guốc gỗ, thật là dị tướng !

Tháo sai lấy máu heo, máu dê hắt vào rồi đem chém.

Chém một lúc mấy trăm Tả Từ thì từ các cổ họng một luồng khí xanh bay lên, tụ lại hóa ra một Tả Từ nữa.

Từ vẫy một con hạc tới, cưỡi lên, cười gọi xuồng rằng :

- Chuột đất theo cọp vàng. . . gian hùng hết kiếp !( Ý nói tháng giêng năm Tí , Ngụy vương chết )

Giữa lúc đó, các thây Tả Từ lóp ngóp đứng dậy .

Các quan đều ôm mặt chạy trốn.

Tào Tháo kinh hãi ngã xuống chết ngất !

CHƯƠNG 69: BÓI KINH DỊCH, QUẢN LỘ TIÊN TRI ÐÁNH GIAN HÙNG, TRUNG THẦN TUẪN TIẾT
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Bói Kinh Dịch, Quản Lộ tiên tri

Ðánh gian hùng, trung thần tuẫn tiết

Về cung, Tào Tháo phát bịnh, uống thuốc cũng không thuyên giảm Hứa Chi bèn tiến cử một tay bói Dịch giỏi như thần tên là Quản Lộ, người ở Bình Nguyên, dung mạo xấu xí nhưng có tài uyên thâm, tinh thông lý số, và khoa xem tướng .

Tháo mừng lắm, cho mời Quản Lộ tới.

Lộ vào cung bái yết xong.

Tháo bảo xem bịnh rồi hỏi bịnh thế nào ?

Lộ gieo quẻ nói :

- Ðây là ảo thuật của Tả Từ mà thôi, cũng không đáng ngại lắm !

Tháo thấy an tâm và tự nhiên bịnh thấy bớt đi nhiều.

Tháo bảo thử bói tiếp việc thiên hạ xem sao.

Quản Lộ đoán rằng :

- Vào tháng giêng năm Kiến An thứ 24 thì lợn vàng gặp cọp bị gãy một chân (sau ứng vào việc Hạ Hầu Huyên bị giết ở núi Ðịnh Quân).

Tháo hỏi mình sẽ truyền ngôi được bao lâu, thì Quản Lộ đoán rằng :

- Trong cung được an thần vị, con cháu đại quí (ứng vào việc Tào Phi sau lên ngôi Hoàng đế ).

Tháo lại bảo xem tướng.

Quản Lộ nói :

- Ngôi nhân phẩm đã lên tới Vinh hoa tột bậc, còn cần gì phải xem tướng .

Tháo muốn ban quan tước cho Quản Lộ.

Quản Lộ tạ từ rằng :

- Tôi mạng mỏng đức hèn, không xứng đáng để làm quan .

Tháo lại bảo xem tướng cho các quan đang hiện diện.

Quản Lộ Nhìn khắp lượt rồi nói :

- Các vị này đều là bầy tôi đời trị cả .

Tào Tháo lại hỏi thêm chi tiết, Quản Lộ từ chối không nói rõ.

Lại bảo bói xem hai nước Ðông Ngô, Tây Thục ra sao ?

Quan Lộ bói xong thưa rằng :

- Tôn Quyền sẽ mất một đại tướng . Tây Thục sắp xâm phạm biên cương.

Còn đang nghi hoặc, chợt có quân về báo :

- Bên Ðông Ngô, đô đốc Lỗ Túc trấn thủ ở Lục Khẩu đã mắc bịnh từ trần rồi .

Tháo bảo sai người đi ngay thám thính ở Hán Trung thì mấy ngày sau người này về báo, Lưu Bị sai Mã Siêu và Trương Phi tới đóng quân ở Hạ Biện, có ý đánh ải nà

Tháo muốn cử binh đi đánh Thục ngay nên lại bảo Quản Lộ gieo quẻ.

Lộ bói xong nói :

- Xin đại Vương chớ khinh động. Hứa đô sắp bị một trận hỏa tai khủng khiếp !

Tào Tháo tin lời, không xuất quân nữa. Lại sai Tào Hồng đem quân giúp Hạ Hầu Huyên, Trương Hấp giữ Hán Trung, sai Hạ hầu Ðôn luôn tuần phòng ở Hứa Ðô phòng sự bất trắc, sai Vương Tất gìn giữ cẩn mật Hoàng Cung.

Bây giờ ở Hứa Ðô có Cảnh Kỷ, tự Quý Hạnh, vốn quê ở Lạc Dương, chơi bời thân mật với quan Tư Trực là Vi Hoảng. Thấy Tháo lạm quyền thì Cảnh Kỷ bất bình lắm, bà Cảnh Kỷ, tự Hoảng Hạnh, vốn

- Giặc Tháo thế nào cũng cướp ngôi Vua. Ta là tôi con nhà Hớn, phải tính sao đây ?

Vi Hoảng nói :

- Tôi có bạn là Kim Vy vẫn có lòng diệt Tào, phò Hớn lại chơi thân với Vương Tất giữ Hoàng Cung. Nên nhờ y việc có thể thành .

Hai người bèn đến nhà Kim Vy dò la ý tứ thấy quả thực Kim Vy có lòng trung nghĩa bèn đem chuyện định lập kế diệt Tào ra nói .

Kim Vy vui lòng hưởng ứng rồi nói :

- Ta nên giết Vương Tất, đoạt lấy ngự lâm quân, phò hộ xa giá Thiên Tử rồi liên kết với Lưu mà diệt Tháo .

Kim Vy lại bầy mưu thêm :

- Trước đây Tào tháo có giết quan Thái y là Kiết Bình. Nay có hai con cha Kiết Bình ẩn náu ở Hứa Ðô này, anh là Kiết Mạc, em là Kiết Mục. Nhờ họ giúp sức, thế nào họ cũng hết lòng .

Sau đó Kim Vy mời Kiết Mạc, Kiết Mục đến bàn rằng :

- Rằm tháng giêng này, có lẽ Nguyên Tiêu, khắp nơi sẽ treo đèn. Vậy Cảnh Kỷ và Vi Hoảng hãy tụ tập thủ hạ kéo vào dinh Vương Tất, hễ thấy lửa cháy là ùa vào giết Vương Tất đi, tôi thì vào cung rước Thiên Tử lên lầu Ngũ Phụng, triệu bá quan đến dụ về đánh giặc Tào.

Các anh em Kiết Mạc, Kiết Mục thì đánh từ ngoài vào thành, phóng hỏa làm hiệu, đợi Thiên Tử giáng chiếu là tiến ra Nghiệp Quận bắt Tào Tháo, đồng thời triệu Lưu Hoàng Thúc về .

Hẹn đúng như vậy mà làm, chớ như Ðổng Thừa khi trước !

Mọi người lại chích máu ăn thề rồi ai nấy lo phần sửa soạn đợi ngày giờ cùng ra tay. Cảnh Kỷ, Vi Hoảng mỗi người đều có mấy trăm người nhà dự bị sẳn khí giới, anh em Kiết Mạc cũng tụ tập hàng mấy trăm người nữa, lấy tiếng sắp sửa đi săn bắn.

Kim Vy tìm đến bảo Vương Tất :

- Uy đức Ngụy Vương nay bao trùm cả trăm họ, vậy nhân tiết Nguyên Tiêu nên cho khắp nơi treo đèn kết hoa để mừng cảnh thái bình.

Vương Tất khen phải, thế là hội Hoa Ðăng mở ra thật tưng bừng ! Chính Vương Tất cùng các Ngự Lâm quân mở tiệc trong dinh thật vui vẻ .

Thình lình ngoài dinh có lửa cháy, Tất chạy ra xem thì lửa đã bốc khắp nơi, rỗi tiếng hò tiếng hét chém giết vang trời ! Ðang lúc đó Cảnh Kỷ chạy tới, bắn một phát trúng vai Vương Tất. Tất chạy tới nhà Kim Vy . Vợ Vy chạy ra mở cửa lại tưởng là chàng về bèn hỏi lớn :

- Chàng đã bắt được Vương Tất chưa ?

Tất giật mình. biết là Kim Vy chủ mưu, liền chạy đi báo cáo cho Tào Hưu rõ.

Hưu liền kéo hơn ngàn người đi dẹp loạn Kim Vy và Cảnh Kỷ.

Lúc đó khắp nơi vang lên câu hô :

- Giắt giặc Tào để phò nhà Hớn !

Hạ Hầu Ðôn đang tuần phòng quanh Hứa Ðô bỗng thấy Kinh đô lửa cháy rực trời liền đem binh về cứu, một mặt bao vây ở ngoài, một mặt xông vào cứu ứng Tào Hưu.

Ðánh đến sáng, có tin Kim Vy và anh em họ Kiết bị giết cả rồi. Cảnh Kỷ, Vi Hoảng thế cô bị quân Hạ Hầu Ðôn bắt sống. Thế là gia quyến năm người chủ mưu đều bị bắt đem ra chợ chém hết. Tới lượt Cảnh Kỷ, Vi Hoảng bị đem ra hành hình.

Kỷ mắng chửi không ngớt bị quân đao phủ đâm vào miệng tới chết.

Vi Hoảng thì đập đầu cắn lưỡi tự vận.

Sau đó, Hạ Hầu Ðôn giải các quan tới Nghiệp Quận để Tào Tháo xử trí.

Tháo sai chôn một lá cờ đỏ bên tả , một lá cờ trắng bên hữu giáo trường rồi truyền :

- Ðêm đó, ai đi cứu hỏa thì đứng về phía cờ đỏ , ai ở nhà không đi thì đứng về phía cờ trắng .

Phần lớn các quan sang đứng bên phía cờ đỏ, chỉ có số ít đứng phía cờ trắng. .

Tức thời Tháo sai bắt hết các quan ở phía cờ đỏ đem ra chém hết, Tháo giảng giải:

- Các người chạy ra, không phải là đi cứu hỏa, mà chính là đi giúp sức quân giặc!

Còn số ít các quan bên phía cờ trắng đều được ban thưởng rất hậu rồi cho trở về Hứa Ðô.

Tào Tháo lại thấy lời tiên đoán của Quản Lộ là đúng.

Nói về Tào Hồng vào Hán Trung rồi cho Trương Hấp, Hạ Hầu Huyên đi giữ ở Ba Tây .

Mã Siêu thì tới Hạ Biện rồi cho Ngô Lan đi tiên phong.

Lan gặp Tào Hồng, muộn tạm lui nhưng nha tướng là Nhậm Quỳ giục đánh. Mới đánh mấy hiệp, Tào Hồng đã chém chết Nhậm Quỳ, đuổi Ngô Lan thua chạy.

Mã Siêu không cho Ngô Lan ra đánh nữa, lại cố thủ để chờ lịnh ở Thành đô.

Tào Hồng lại e Mã Siêu có mưu kế gì cũng kéo quân trở về Nam Trịnh.

Trương Hấp hỏi Tào Hồng vì sao đang thắng lại rút binh.

Tào Hồng đáp :

- Mã Siêu không động tĩnh gì hết , ta chắc chắn có quỉ kế. Vả lại trước đây Quản Lộ có tiên đoán Ngụy Vương sẽ thiệt một đại tướng ở nơi này nên ta phải thận trọng .

Trương Hấp cả cười mà rằng :

- Ðại trượng phu ra gánh vác việc nước mà lại tin lời thầy bói ! Tôi tuy bất tài tình nguyện xin đánh lấy Ba Tây. Ðược Ba Tây, ta sẽ lấy Thục đễ như trở bàn tay.
Tào Hồng nói :

- Ba Tây do Trương Phi trấn giữ, đâu phải tướng tầm thường !

Trương Hấp đáp : .

- Ai cũng khiếp Trương Phi cả. Tôi thì coi y như con nít mà thôi . Tôi tình nguyện đánh, nếu hỏng việc, xin chịu theo quân lịnh .

Tào Hồng bèn bảo Trương Hấp viết tờ quân lệnh trạng, xong cho Trương Hấp tiến binh.

CHƯƠNG 70: TRƯƠNG PHI LẤY NGỌA KHẨU ẢI HUỲNH TRUNG ĐOẠT THIÊN ÐẢN SAN
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Trương Phi lấy Ngọa Khẩu ải

Huỳnh Trung đoạt Thiên Ðản san

Trương Hấp dẫn ba vạn quân đóng tại Nham Cừ Trại, Mông Ðầu Trại và Ðẳng Thạch Trại.

Sau đó lại rút hết quân ba trại, kéo vào Ba Tây, chỉ để một số ít phòng thủ .

Ðược tin này, Trương Phi liền sai Lôi Ðồng đến thương nghị.

Lôi Ðồng thưa :

- Chốn Mân Trung núi non hiểm trở, nếu Tướng Công ra đánh , để tôi phục binh nơi hiểm yếu ắt bắt được Trương Hấp dễ dàng .

Trương Phi nghe lời, sai Lôi Ðồng với năm ngàn quân, còn mình dẫn hai vạn kéo ra khỏi Mân Trung, bắt gặp quân Trương Hấp kéo đến.

Hai bên giao chiến chừng ba chục hiệp, quân Trương Hấp phía sau vùng lên, la ó. Trương Hấp thấy quân rối loạn, bèn rút quân lại.

Trương Phi rượt theo. Lôi Ðồng ngăn hai đầu đánh dồn, Trương Hấp cả thua, chạy thẳng về Nham Cừ trại dùng cung tên bắn ra.

Trương Phi hạ lệnh đóng quân tại Nham Cừ. Rồi hôm sau dẫn quân ra khiêu chiến, Trương Hấp cứ cố thủ trên núi , đờn địch, rượu chè không thèm ra.

Trương Phi tức giận, sai Lôi Ðồng xông lên núi, Trương Hấp truyền quân lăn gỗ, đá xuống, Lôi Ðồng phải rút lui.

Trương Phi ở đấy đã năm ngày mà không lấy được trại của Trương Hấp thì tức giận lắm, bèn đóng quân dưới chân núi, uống rượu, chửi bới.

Huyền Ðức thấy thế, kinh hoảng, bèn mời Khổng Minh đến nói rằng :

- Sao em ta cứ uống rượu cả ngày nơi trận như thế ?

Khổng Minh cười :

- Chắc Ba Tây không có rượu ngon, còn Thành Ðô nhiều rượu ngon lắm, vậy Chúa công nên chở năm chục hũ cho Trương công uống chơi .

Huyền Ðức nói :

- Em ta thường vì rượu mà hư việc, sao quân sư còn khuyến khích nó uống rượu ?

Khổng Minh đáp :

- Chúa công còn lạ gì Dực Ðức ? Trương Phi thường nóng nảy nhưng tại Tây Xuyên đã chinh phục được Nghiêm Nhan thì đâu phải kẻ dõng phu. Nay Trương Phi uống rượu trước trận, lại ngồi dưới núi mà chửi Trương Hấp thậm

tệ ắt Hấp phải sợ lui binh, bỏ trại mà chạy.

Huyền Ðức hiểu ý, nhưng còn ngờ vực, bèn sai Ngụy Diên dẫn quân đến giúp cùng với năm thùng rượu có cắm cây cờ vàng đề câu "Tiến quân dụng mỹ tửu ".

Ngụy Diên ra mắt Trương Phi.

Phi sai Ngụy Diên và Lôi Ðồng đem binh mai phục hai cánh tả hữu, rồi cứ đem rượu uống, núi xem quân sĩ vật lộn như thường.

Trương Hấp biết tin cho Trương Phi là kẻ khi dể mình, bèn khiến trại Mông Ðầu và trại Ðảng Thạch dẫn quân thành hai đạo mai phục hai bên núi, còn Hấp đêm ấy sai quân dẹp cờ, giấu trống, yên lặng xuống núi .

Hấp xuống đến trại Trương Phi mà không thấy quân ngăn đánh , bèn dẫn quân tới trung quân, thấy Phi say rượu, ngủ nhè. Hấp mừng xông tới đâm Phi một thương lăn xuống đất, xem kỹ thì là hình nộm bằng cỏ.

Trương Hấp hoảng hồn , biết bị mắc mưu, rút lui lẹ . Bỗng một tràng pháo nổ , một tướng trợn mắt tròn vo , tay cầm xà mâu, hét vang . Ðó mới thực Trương Phi.

Trương Hấp nghênh chiến, chờ binh tiếp viện. Nhưng hai đạo trên đã bị Ngụy Diên và Lôi Ðồng đón đánh, thừa cơ cướp trại rồi. Trong lúc giao chiến với Phi, Trương Hấp thấy trại mình khói lên nghi ngút, sợ hãi lui binh về Ngọa Khẩu, xin Tào Hồng tiếp cứu.

Tào Hồng thấy Trương Hấp vì không nghe lời mình nên đại bại, bèn không chịu tiếp cứu, lại cứ sai Hấp đem binh đánh nữa . Hấp túng thế , phân binh thành hai đạo mai phục nơi hiểm yếu, dặn dò quân sĩ :

- Hễ ta đánh Trương Phi mà giả đò bỏ chạy thì chúng bây xông ra chặn nó vào hang núi, vây lại . Ba quân vâng lệnh.

Ngày ấy, Trương Hấp ra khiêu chiến, giả thua Lôi Ðồng một trận .

Lôi Ðồng đuổi theo đến chân núi bị bao vây nên bị Hấp chém rơi đầu.

Trương Phi hay tin, kêu Ngụy Diên mà rằng :

- Lôi Ðồng chết cũng vì bị kế của Trương Hấp nơi hang núi. Vậy phải tương kế tựu kế . Bèn khiến Ngụy Diên cho quân đem cỏ khô theo mai phục. Còn Trương Phi đẫn quân khiêu chiến.

Trương Hấp nghe Trương Phi đến, bèn nghênh chiến vài hiệp rồi giả thua bỏ chạy. Phi cứ rượt theo. Hấp dụ đến hang núi thì không thấy binh phục của mình đâu hết , lại nghe tiếng quân la ó mới biết quân binh đã bị Phi thiêu cháy. Thất kinh, Hấp bỏ chạy đến ải Ngọa Khẩu cố thủ.

Còn Trương Phi cùng Ngụy Diên lấy được trại, nhưng dẫn binh đánh Ngọa Khẩu mãi không nổi. Ngày kia, Trương Phi thấy mấy người dân ở trên núi xuống, bèn sai người dụ dổ họ mà hỏi họ ở đâu đến.

Họ trả lời :

- Chúng tôi dân Hớn Trung, đi làm xa về, gặp binh biến, nên phải tìm đường tắt mà đi .

Trương Phi cả mừng hỏi :

- Phía sau núi có đường vào Ngọa Khẩu không ?

Họ đáp :

- Vào được .

Sau đó, Trương Phi sai Ngụy Diên đem binh mạnh đánh trước trại còn mình dẫn năm trăm quân ky, dắt mấy người dân theo đường nhỏ mà đến.

Trương Hấp ngày đêm phòng thủ, bỗng thấy Ngụy Diên đem quân công phá, bèn dồn quân về hét phía trước mà ngăn địch. Thình lình phía sau nổi lửa, tiếng la ó vang dội, Hấp cả sợ, biết yếu thế bèn dẫn quân kỵ vượt thành lửa chạy về báo Tào Hồng.

Thấy Trương Hấap đại bại, Tào Hồng giận lắm, nói rằng :

- Ta đã can gián mà ngươi không nghe, cứ nằng nặc đòi đánh Trương Phi. Sao không tự tử đi về đây làm gì ?

Nói rồi, Tào Hồng truyền đem Hấp đi chém .

Quách Hoài can :

- Hấp tuy chiến bại, song không nên chém. Trái lại, nên cấp thêm cho y năm ngàn quân đi đánh Hà Manh Quan, làm

cho Lưu Bị nao núng thì Hớn Trung mới yên được .

Tào Hồng nghe Quách Hoài bèn sai Trương Hấp ra Hà Manh Quan khiêu chiến.

Hoát Tuấn và Mạnh Ðạt đóng tại đây nghe tiếng Trương Hấp bèn một mặt sai quân báo Huyền Ðức, mặt khác thủ thành.

Huyền Ðức hay tin, bàn với Khổng Minh.

Minh nói :

- Phải cho người ra Ngọa Khẩu gọi Trương Phi về , sai ra Hà Manh Quan cự với Trương Hấp mới được .

Nói vừa dứt bỗng Huỳnh Trung bước ra thưa :

- Tôi tuy bất tài, song xin đem binh đến đó lấy đầu Hấp .

Khổng Minh nói :

- Lão tuy mạnh, nhưng tuổi đã già, cự sao lại Trương Hấp !

Huỳnh Trung, tóc bạc dựng đứng, đáp rằng :

- Tôi tuy già nhưng có thể cử nổi cây đao nặng ngàn cân, thì Trương Hấp tôi cho là đồ tiễu tốt .

Khổng Minh nói :

- Nếu đi, lão tướng chọn ai làm tiên phong ?

Huỳnh Trung nói :

- Xin cho Nghiêm Nhan. Nếu sai sẩy, chúng tôi xin chịu chết .

Khổng Minh đồng ý .

Triệu Vân nói :

- Trương Hấp kéo binh đánh Hà Manh Quan. Ðó là chuyện quan trọng. Nếu Hà Manh Quan mất, tất nguy cho Ích Châu, sao quân sư sai hai ông già đi cự địch lớn như thế ?

Khổng Minh đáp :

- Ðừng khinh kẻ già. Hớn Trung lấy được cũng nhờ hai lão đó . Thấy hai lão tướng kéo binh tới ải, Mạnh Ðạt và

Hoát Tuấn cười dài :

- Khổng Minh thật kỳ, sai hai ông già đến đây làm sao giữ sao nổi ?

Trung nhìn Nhan nói :

- Ông thay họ khinh mình già, nhếch miệng cười khẩy. Ta phải đánh một trận cho biết tay .

Nghiêm Nhan nói :

- Tôi xin vâng lệnh tướng quân. Sau đó Huỳnh Trung dẫn binh đối trận với Trương Hấp.

Thấy Trung, Hấp cười :

- Tuổi tác thế kia mà còn đem thân chống lại ta sao ?

Huỳnh Trung nghiêm mặt, mắng lớn :

- Tên khốn kia, ta già nhưng gươm ta đâu có già . Nói đoạn hươi thương ngay đầu Hấp đánh xuống.

Hấp hươi thương ra đỡ. Hai bên đánh dư năm mươi hiệp. Bỗng chốc, Nghiêm Nhan kéo ra tiếp ứng ; Hấp cự không lại. bỏ chạy dài. Trung và Nhan đuổi theo, rồi thâu binh vào thành.

Nghe thấy Trương Hấp thua trận nũa. Tào Hồng giận lắm, muốn gọi về trị tội, Quách Hoài can :

- Chớ làm thế , sợ Hấp bất mãn, đầu hàng Thục thì nguy, chi bằng viện binh cho y để y cố đánh .

Tào Hồng khen phải , sai Hạ Hầu Thượng và Hàng Hạo đi trợ chiến.

Khi đến trại , Trương Hấp nói :

- Có lão tướng Huỳnh Trung, lại có Nghiêm Nhan, ta chớ coi thường.

Hàng Hạo nói :

- Ở Trường Sa, lão dâng hết thành trì, làm hại anh tôi . Nay là lúc tôi có cơ báo thù . Nói xong kéo quân lên đường.

Mấy ngày liền, Huỳnh Trung đã dọ biết mọi nẻo, Nghiêm Nhan nói :

- Gần đây có hòn núi Thiên Ðản San, nơi Tào Tháo tích lũy lương thực. Nếu lấy được thì tất phá được Hớn Trung .

Huỳnh Trung đắc ý, Nghiêm Nhan bèn một mình dẫn quân ra đi.

Còn Huỳnh Trung cũng quyết xách đao lên ngựa.

Thấy Trung, Hàng Hạo mắng nhiếc, hươi thương đến đánh Trung.

Trung rán sức đánh Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng được mười mấy hiệp rồi chạy dài, bỏ cả doanh trại..Cứ thế, sau vài hiệp, Trung lại chạy dài, Hạo và Thượng lại rượt theo. Thấy thế. Trương Hấp chạy theo, la lớn :

- Chớ khinh địch ! Huỳnh Trung mà chạy dài như thế, ắt có mưu kế chi đây. Ðừng đuổi theo nữa !

Hạ Hầu Thượng quát lớn :

- Ngươi làm tướng mà nhát gan như thế thua cũng phải . Hôm sau, hai tướng lại đánh nữa. Vừa giáp trận, Huỳnh Trung đã chạy dài. đến rớt mão không hay. Hai tướng rượt theo sát. Huỳnh Trung chạy vào thành cố thủ.

Hai tướng truyền quân đóng trại trước thành ngày đêm khiêu khích Huỳnh Trung.

Ðược tin trên. Huyền Ðức thất kinh cho mời Khổng Minh đến hỏi.

Khổng Minh nói :

- Ấy là kế của lão tướng đó .

Huyền Ðức nghi ngờ, sai Lưu Phong đến tiếp ứng.

Khi đến nơi , Huỳnh Trung hỏi Phong :

- Tướng quân đến giúp hay có mục đích gì ?

Lưu Phong trả lời :

- Cha tôi thay lão tướng bại luôn , sai tôi đến tiếp ứng .

Huỳnh Trung cười :

- Ấy là kế của tôi mà ! Ðánh trận này chẳng những thu lại hết doanh trại mà còn chiếm được nhiều binh lương của giặc nữa . Nói đoạn, kêu Mạnh Ðạt lại dặn :

- Ðêm nay Hoát Tuấn ở lại giữ trại, Tướng quân đem binh đi chở lương thảo của địch về.

Ðêm ấy, Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng thừa thắng; sinh kiêu không đề phòng nên bị Huỳnh Trung đánh phá.

Hàng Hạo và Hầu Thượng thua chạy chí tử.

Huỳnh Trung đánh đến sáng, lấy lại được 3 dãy trại đầy ắp lương thực.

Huỳnh Trung sai Mạnh Ðạt chở về ải, nói :

- Tôi đổi 3 cái trại không lấy 3 trại đầy ắp lương thảo có hơn không ?

Nói rồi, sai quân đuổi theo nữa.

Lưu Phong can rằng :

- Quân sĩ đã mệt mõi, phải nghỉ đã chứ !

Huỳnh Trung trả lời :

- Không đến hang cọp sao bắt được cọp con ?

Nói xong, thúc ngựa lướt tới .

Hạ Hầu Thượng và Hàng Hạo thua chạy, gặp Trương Hấp.

Hấp nói :

- Núi Thiên Ðản San là nơi chứa binh lương, nếu sơ thất thì Hớn Trung sẽ lâm nguy .

Hạ Hầu Thượng nói :

- Mễ Thượng san có chú tôi là Hạ Hầu Uyên, còn Thiên Ðản San có anh tôi là Hạ Hầu Ðức thì có lo ngại chớ nữa .

Hàng Hạo nói :

- Vậy ta hợp binh tới đó cố thủ thì hay hơn. Nói xong, Hấp với hai tướng kéo binh đen Thiên Ðản San; ra mắt Hạ Hầu

Ðức .

Ðức nói :

- Ở đây ta có hơn mười vạn binh, cần chi tiếp ứng ?

Trương Hấp nói :

- Ðã đành, nhưng chớ nên khinh địch ! Vừa dứt lời thì có tin Huỳnh Trung kéo binh đến.

Hạ Hầu Ðức cười :

- Lão tặc đó mà ngại gì . Chỉ có dõng mãnh chứ mưu kế chi . Nói đoạn, Hàng Hạo tình nguyện xin ba ngàn binh mã đánh vạn Huỳnh Trung để đọ sức .

Hạ Hầu Ðức thuận lời .

Huỳnh Trung dẫn binh đến đánh.

Lưu Phong can :

- Quân sĩ đã mệt mỏi chớ nên xuất trận .

Trung cười lớn :

- Tướng quân đừng ngại . Trời giúp ta mà .

Thấy Huỳnh Trung, Hàng Hạo dẫn binh ra đối địch.

Mới vài hiệp, Huỳnh Trung đã chém bay đầu Hàng Hạo . Binh Thục thừa thắng rượt lên núi .

Trương Hấp và Hạ Hầu Thượng ra cự . Bỗng nghe phía sau núi, quân hét vang, lửa cháy rực, Hạ Hầu Ðức dẫn binh ra

chữa lửa gặp Nghiêm Nhan cho một đao, Hầu Ðức nhào xuống ngựa chết lăn. Sau đó, Nhan xua binh tiến tới, Hạ Hầu Thượng và Trương Hấp đều bị bao vây, phải đánh liều, bỏ cả Thiên Ðản San chạy qua Ðịnh Quân San để nương dựa với Hạ Hầu Uyên.

Ðược tin thắng trận, Huyền Ðức đắc chí, truyền dọn tiệc ăn mừng.

Pháp Chánh nói với Huyền Ðức :

- Nay ta đã chiếm được Thiên Ðản San, đánh bại Trương Hấp cũng nên thừa cơ đánh lấy Hán Trung. Hễ được Lưỡng Xuyên thì lo gì việc trừ họa Tào Tháo . Chớ nên bỏ lỡ cơ hội!

Huyền Ðức và Khổng Minh cho là phải bèn sai Triệu Vân và Trương Phi làm tiên phong. Còn Ðức và Minh dẫn 10 vạn quân đi lấy Hán Trung.

Huyền Ðức kéo binh khỏi Hà Manh Quan, đóng lại cho mời Huỳnh Trung và Nghiêm Nhan đến ban thưởng rất hậu , nói :

- Ai nấy đều khinh lão tướng già, nhưng lão tướng lại lập được kỳ công. Nay Thiên Ðản San đã chiếm được, còn Ðịnh Quân San cũng là nơi chứa binh lượng để cung cấp cho Dương Bình, vậy lão tướng còn dám đi chăng ?

Huỳnh Trung vỗ ngực xin đi .

Khổng Minh can :

- Không được. Hạ Hầu Uyên là tướng tài cửa Tào Tháo, đâu phải kẻ tầm thường. Phải kêu Vân Trường về đây mới trừ được .

Huỳnh Trung cả giận, nói lớn :

-- Xưa Liêm Pha đã 80 tuổi mà chư hầu ai nấy đều sợ, không dám xâm lấn nước Triệu, huống chi Huỳnh Trung này mới 70 tuổi có chi mà già. Nếu quân sư cho đi, tôi sẽ một mình dẫn binh đến lấy đầu Hạ Hầu Uyên về dâng ngài coi.

CHƯƠNG 71: HUỲNH TRUNG LẤY ÐỐI SAN TRIỆU VÂN LẤY HÁN THỦY
Truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

La Quán Trung

Huỳnh Trung lấy Ðối San

Triệu Vân lấy Hán Thủy

KhổngMinh chiều ý, sai Pháp Chánh theo Huỳnh Trung.

Minh nói với Huyền Ðức :

- Tôi nói khích y, có thế y mới thành công. Tuy vậy, Chúa công cũng phải đem binh tới tiếp ứng mới được.

Lưu Phong và Mạnh Ðạt được sai đến đóng nơi hiểm yếu, rải rác để làm giặc nghi sợ . Ðồng thời, Khổng

Minh sai người qua HạBiên trao kế cho Mã Siêu, sai Nghiêm Nhan qua BaTây, sai Trương Phi và Ngụy

Diên đi lấy Hán Trung.

Trong khi đó, Trương Hấp và Hầu Thượng đến gặp Hạ Hầu Uyên nói :

- Thiên ÐảnSan đã mất, Hàng Hạo và Hầu Ðức tử trận. Lại có tin Lưu Bị đem binh đến Hớn Trung, vậy

phải tâu ngay với Ngụy Vương xin sớm phát binh chống cự. Uyên báo Tào Hồng, Hồng suốt đêm về ra mắt

Tào Tháo.

Tháo được tin bèn nghe lời Lưu Hoa, đích thân dẫn bốn mươi vạn binh, phân ra ba đạo kéo đi. Tiên phong

là Hạ Hầu Ðôn. Tào Tháo lãnh trung quân, Tào Hưu đi hậu tập.

Tháo cưởi ngựabạch, mặc áo gấm, mang đai ngọc, với đủ nghi vệ tả phù hữubật.

Khi ra đến ải Ðông Quan, đi ngang qua khu rừng rậm, Tào Tháo hỏi :

- Ðây là đâu ?

Tả hữu thưa :

- Ðây là rừng Lam Ðiền, trong đó có nàng Thái Ðạm, con gái cố tướng Thái Ung, chồng nàng Ðổng Kỳ

(Tháo quen vớiThái Ung, còn Thái Ðạm trước kia là tướngVệ Ðạo Giới, Sau quân phương Bắc nổi lên giết

chồng nàng và bắt nàng đem làm vợ, sinh được hai con. Khi ở Bắc nàng làm được 18 khúc kèn rợ Hồ,

truyền đến Trung Nguyên. Tháo cảm thương, chuộc lại Vua phương Bắc là Tả Hiền sợ Tháo đành chịu.

Tháo gả nàng cho Ðổng Kỳ).

Nhớ lại chuyện xưa, Tháo truyền quan quân vào nhà ấy . Tới nơi, Ðổng Kỳ đi xa, chỉ mình Thái Ðạm ở nhà.

Nghe tin Tháo đến, sửa soạn nghênh tiếp. Lúc đứng trước bức tranh bi vân, Tháo hỏi lai lịch, Thái Ðạm kể :

Ðó là tấm bia của nàng Tào Nga con người lên đồng tên Tào Vu. Vu chết vì uống rượu. Thấy cha chết Nga

bèn nhãy xuống sông chết theo. Năm ngày sau thây nổi lênđược vớt và chôn ở mé sông, sau được phong

tặng hiếu nữ, được dựng bia ghi khắc bài miếu rất hay . Cha thiếp là Thái Ung đến xem có phê vào sau tấm

bia 8 chữ . Tháo bước lại gần đọc lớn : Huỳnh Quyến ấu phụ ngoại Tôn Phi Bạch".

Ðọc xong hỏi rằng:

- Nàng hiễu 8 chữ ấy không ?

Thái Ðạm đáp :

- Dạ, không rõ .

Tào Tháo hỏi chư tướng :

- Ai hiểu được ?

Dương Tu đáp :

- Tôi hiểu .

Tào Tháo nhìn Dương Tu :

- Khoan , đừng nói !

Sau đó từ giã nàng Thái Ðạm trở ra . Ði được 5 dặm, Tháo bảo Dương Tu :

- Ngươi thử nói ta nghe .

Dương Tu đáp :

- Ðó là ẩn ngử : Huỳnh Quyến là Nhan Sắc chi tư, một bên chữ Sắc, bên kia chữ Tư thành ra chữ Tuyệt.

Ấu phụ là Thiếu Nữ , bên chữ Nữ, thêm chữ Thiếu thành ra chữ Diệu . Ngoại Tôn là nữ chi Tử : một bên

chữ Nữ, thêm chữ Tử thành ra chữ Hảo . Phi Bạch là Thọ ngũ Tân, bên chữ Thọ, thêm chữ Tân thành chữ

Từ . Tám chữ ráp thành : Tuyệt Diệu Hảo Từ .

Tháo cả kinh, thầm khen :

- Thật hợp ý ta !

Ai nấy đều phục DươngTu .

Binh ra khỏi ải Ðồng Quan nhắm Nam Trịnh mà tiến phát.

Tào Hồng thuậthết việc của Trương Hấp.

Tháo nói :

- Ðó không phải tội Hấp. Việc thắng bại là lẽ thường .

Hồng thưa :

- Lưu Bị sai Huỳnh Trung đánh Ðịnh Quân San. Hạ Hầu Uyên được lệnh đại vương đến cố thủ mà không

chịu ra đánh .

Tháo nói :

- Nếu không ra đánh thì nhát quá ! Nói xong, truyền Hạ Hầu Uyên tấn binh.

Lưu Hoa can :

- Hạ Hầu Uyên tính nóng e trúng gian kế .

Tháo bèn viết thư trao Hầu Uyên.

Tiếp được thư, Uyên đọc :

" Xưa nay Dũng, Trí thường đi đôi thì mới lợi . Nếu ỷ mạnh, chỉ đánh được một người, lấy Trí đánh

đuợc nhiều người . Làm tướng phải có kinh quyền. Nay ta đến Nam Trịnh là để xem tài của tướng

quân. Chớ làm mất tài năng của mình ! "

Xem xong Hầu Uyên mừng rỡ, nói với Trương Hấp :

- Ngụy vương đóng tại Nam Trịnh cố trừ Lưu Bị, nếu ta cố thủ hoài sao lập được đại công. Chi bằng xuất

trận đánh Huỳnh Trung xem sao .

Hấp nói :

- Huỳnh Trung tài trí có dư, lại có Pháp Chánh giúp. Thiệt khó mà đánh !

Hầu Uyên nói :

- Cứ cố thủ , mặt mũinào nhìn đại vương . Nói xong truyền lệnh :

- Ai dám ra cựđịch ?

Hạ Hầu Thượng lớn tiếng :

- Tôi dám ?

Hạ Hầu Uyên nói :

- Ðánh Huỳnh Trung thì nên thua, chớ nên thắng. Ta có kế...

Hầu Thượng vânglệnh, kéo quân khỏi trại .

Huỳnh Trung vàPháp Chánh nghe binh Tháo từ núi kéo xuốngkhai chiến, Trung muốn đi, Pháp Chánh can :

- Ta mới đến, chưa rõ binh tình, vậy phải chọn tướng ra dò binh lực của nó đã .

Huỳnh Trung hỏi :

- Ai dámra trước ?

Trần Thức lớn tiếng :

- Có tôi!

Trung bèn khiến Thức ra sau Khẩu dàn trận.

Vừa giao chiến vài hiệp, Hạ Hầu Thượng giả chạy Thức rượt theo thì bị Hạ Hầu Uyên xua binh lướt tới,

Thức cự không nổi bị Uyên bắt sống , quân lính đầu hàng rất nhiều .

Huỳnh Trung biết tin Trần Thức thua, sai Pháp Chánh đến hỏi, Chánh nói:

- Hầu Uyên tánh nóng, nên dụ y mà đánh. Cứ cho quân đếnsát bên thành trêu tức nó ra đánh,ắt không còn

nghĩ ra kế gì .

Huỳnh Trung y kế Pháp Chánh.

Hầu Uyên muốn ra đánh.

Trương Hấp can :

- Ấy là kế củagiặc !

Hầu Uyên giận lắm, bèn khiến Hạ Hầu Thượng ra đánh.

Huỳnh Trung xuất trận, đánh chưa được vài hiệp đã bắt sống được Hầu Thượng.

Hầu Uyên hay tin, khiến người đến thương nghị đổi Trần Thức lấy Hầu Thượng.

Huỳnh Trung ước hẹn ngày mai trao đổi tù tại trận.

Hôm sau, Trung và Uyên kéo quân bố trận. Trung dắt Hầu Thượng, Uyên dắt Trần Thức. Hai người đều

không cho mặc giáp cầm thương, cởi ngựa . Hồi trống vang lên, Thức và Thượng cứ nhắm ngay trận của

mình màchạy về .

Về được nửa đường thì Hạ Hầu Thượng trúng tên của Huỳnh Trung. Thấy thế Hầu Uyên giận lắm, vung

thương đến đánh. Huỳnh Trung mừng rỡ ra cự địch. Hai bên đánh nhau không phân thắng bại . Thấy vậy,

Trương Hấp lui quân trở

về .

Hầu Uyên hỏi thì Hấp đáp :

- Tôi nghe nói có cờ cửa quân Thục trên núi, sợ tướng quân mắc mưu địch .

Nghe lời, Hầu Uyên cố thủ không ra nữa đánh phá cả ngày không thắng nổi, Huỳnh Trung cũng lui binh trở

về .

Pháp Chánh nói :

- Ðể tôi lên đỉnh núi ngang tầm với Ðịnh Quân San xem tình hình. Lão tướng nên đóng quân giữa núi . Hễ

quân sĩ

địch mạnh mẽ tôi phất cờ trắng , hễ chúng mỏi mệt; tôi phất cờ đỏ . Lúc đó, lão tướng xuống núi mà áp. Thế

là ta lấy khỏeđánh mệt vậœy .

Thấy Pháp Chánh dò xét binh tình, Hầu Uyên kéo quân vây núi Ðối San. Huỳnh Trung vẫn cố thủ giữa núi.

Hầu Uyên la mắng cả ngày, còn Pháp Chánh cứ phất cờ trắng lám hiệu . Xế chiếu, thấy quân sĩ địch mệt

mỏi, bỏ thương, xuốngngựa, Pháp Chánh bèn phất cờ đỏ .

Thấy cờ hiệu, Huỳnh Trung kéo binh xuống. Hầu Uyên chưa kịp đề phòng thì Huỳnh Trung đã đến trước

mặt, hét lớn, hươi đao chém Hầu Uyên thành hai đoạn.

Giết được Hạ Hầu Uyên, Huỳnh Trung bèn xua quân tiến mạnh , binh Tào chết như rạ .

Trương Hấp hay tin dẫn quân tiếp cứu, nhưng bị Huỳnh Trung giáng cho một trận, Hấpbỏ chạy về Ðịnh

Quân San.

Một lát sau, thấy Thường Sơn Triệu Tử Long. Hấp thất kinh, tìm đường thối thân.

Ði được mấy dặm, bỗng có Ðỗ Tập kéo quân đến thưa :

- Ðịnh QuânSan đã bị Lưu Phong và Mạnh Ðạt chiếm rồi !

Hấp kinh hoàngdẫn Ðỗ Tập chạy về Hán Thủy rồi sai ngươi báo tin cho Tào Tháo .

Nghe tin Hầu Uyên chết . Tháo khóc rống mắng Huỳnh Trung rằng :

- Lão tặc, ta quyết không dung ngươi .

Sau đó, dẫn quân đến Ðịnh Quân San trả thù cho Hầu Uyên, sai Từ Quáng đi tiên phuông.

Ðến Hán Thủy, Hấp và Ðỗ Tập thưa :

- Ðịnh QuânSan đã mất. vậy nên dời lương thảo qua Bắc San lo việc tiếnbinh.

Huỳnh Trung đem đầu Hạ Hầu Uyên về dâng . Huyền Ðức mừng rỡ , mở tiệc ăn mừng.

Bỗng nghe tin đại binh Tào Tháo đến báo thù cho Hầu Uyên và Trương Hấp đang dời lương qua Bắc San

nơi

Hớn Thủœy .

Khổng Minh nói:

- Tào Tháo đem quân tới đây, nhưng sợ thiếu lương thực không dám tới, nếu cho quân đốt hết lương thì

chúng phải

tan rã hàng ngũ .

Huỳnh Trung xin lãnh mệnh.

Khổng Minh nói:

- Tháo đâu phải như Hầu Uyên. Chớ nên khinh địch !.

Huyền Ðức nói :

- Hầu Uyên tuy là Thống Soái, nhưng hữu dũng vô mưu, sao bằng Trương Hấp. Nếuchém được Hấp còn

hơn nữa .

Huỳnh Trung thưa :

- Tôi xin đi chém tên Hấp cho .

Khổng Minh nói:

- Lão tướng phải hợp với Triệu Vân thống lãnh quân sĩ .

Triệu Vân và Huỳnh Trung lãnh quân ra đi liền.

Tríệu Vân hỏi :

- Lão tướng hứa với chúa công đi cướp trại của Tào Tháo, mà binh Tháo ở Bắc San hơn 50 vạn. Vậy lão

tướng liệu kế

sao ?

Huỳnh Trung nói :

- Ta đi trước thử coi.

Triệu Vân giành đi trước nhưng Huỳnh Trung nói :

- Ta là chánh tướng , ngươi là phó tướng, sao lại đi trước được .

Triệu Vân nói :

- Chúng ta cùng vì chúa mà ra sức, hà tất phải phân chánh phó ?

Huỳnh Trung nói :

- Vậy bắt thăm .

Triệu Vân chịu liền. Rốt cuộc, Huỳnh Trung đi trước.

Triệu Vân bàn :

- Vậy phải cho đúng hẹn, nếu giờ ấy mà lão tướng không về thì tôi đến tiếp ứng .

Huỳnh Trung đồng ý .

Triệu Vân về trại dặn Trương Dực :

- Mai lão tướng đi cướp trại Tháo đúng ngọ mà không về ta phải đi tiếp ứng ngay . Ngươi ở nhà lo doanh

trại .

Huỳnh Trung cũng nói với Trương Trứ :

- Mai ta đi đốt lươngTháo Qua canh tư , phó tướng phải rời khỏi trại đến chânnúi Bắc San, trước hết phải

lấy đầu

Trương Hấp, sau đốt lương .

Trương Trứ vânglệnh. Huỳnh Trung kéo binh đi trước, Trương Trứ theo sau, qua sông Hán Thủy đến Bắc

San thì mặt trời đã ló, thấy lương chất như núi, quân canh giữrất ít, Huỳnh Trung cả mừng, khiến quân lính

chất rơm quanh đống lương, đánh đuổi quân canh rồi nổi lửa. Nhưng bỗng thấy Hấp đem binh tới, Trung

chận đánh. Tháo được tin sai Từ Quáng đến tiếp cứu. Quáng vây Trung vào giữa, Trương Trứ vừa muốn

thoát thân thì gặp quân của Văn Sánh. Trương Trứ lại bị quân Tháo vây phía hậu, cố đánh mà không thoát

được.

Triệu Vân thấy đúng ngọ mà Huỳnh Trung không trở về dẫn quân đi, gần đến núi thì gặp tướng Mô Dũng

Liệt cản lại. Triệu Vân bèn đâm Dũng Liệt một đao chết tốt. Binh Tào vỡ chạy! Triệu Vân thừa thế rượt

thẳng, gặp một tướng khác tên Tiêu Bình, bèn giáng cho một đao chết liền.

Giết tan binh Tào, Triệu Vân thẳng tới núi Bắc San, thấy Tù Quáng và Trương Hấp đang vây Huỳnh Trung,

vội hươi thương như gió bão tới giữa vòng vây, ào ào như chỗ không người, khiến Từ Quáng và Trương

Hấp thất kinh. Cứu Huỳnh Trung ra rồi, hai người vừa đánh vừa chạy. Triệu Vân tới đâu binh Tào chết tới

đó. Tháo thấy vậy cả kinh

bèn hỏi quân sĩ :

- Ðó là tên nào ?

Tất cả thưa lớn :

- Thường Sơn Triệu TủLong .

Tháo nói :

- Ðương Dương Trường Bản, anh hùng thuở xưa, nay vẫn còn sao ?

Nói xong, truyền lệnh :

- Hễ y tới đâu hãy đề phòng cho kỹ !

Thay Trương Trứ còn bị vây, Triệu Vân bèn hươi thương tiến chém. Quân Tào cả kinh, không dám ra cự .

Trương Trứ được cứu dễ dàng. Thấy Triệu Vân Ðông xông Tây đột, cứu Huỳnh Trung và Trương Trứ quá

dễ, Tào Tháo cả giận, bèn đích thân rượt theo nhưng Vân đã về tới trại rồi.

Triệu Vân đến trại, thì binh Tào cũng vừa theo kịp, Trương Dực ra tiếp, vừa thấy Tào rượt theo, liền đóng

chặt cửa trại. Triệu Vân nói :

- Ðừng lo . Trướckia nơi Ðương Dương Trương Bản, chỉ một mình ta còn không ngán huống chi lúc này.

Nói đoạn, cứ cầm thương mà đứng ngay trước cửa trại. Khi Trương Hấp và Từ Quáng đến, thấy Triệu Vân

đứng đó, còn quân sĩ cờ xí trong trại vắng ngắt, bèn sinh nghi không dám vào. Phía sau, Tào Tháo thấy vậy

cũng truyền quân rút lui.

Triệu Vân liền hươi thương chỉ lên, ba quân bèn nổi dậy, cung tên bắn ra như mưa. Binh Tào đạp nhau mà

chạy. Huỳnh Trung, Trương Trứ, Triệu Vân rượt theo. Tào cắm đều chạy, không dám ngó lại, bỗng phía

trước có quân của Lưu Phong, Mạnh Ðạt. Nhờ Trương Hấp và Từ Quáng cứu mà Tào thoát chết. Còn

Phong và Ðạt tiến đến Bắc San nổi

lửa đốt binh lương của Tào Tháo. Thấy lương thảo bị cháy ngút trời , Tào và binh tướng kéo về Nam Trịnh.

Toàn thắng Triệu Vân, Huỳnh Trung đưa tin về cho Huyên Ðức. Ðức cả mừng, bèn cùng Khổng Minh kéo

đến Hán Thủy.

Ðức hỏi quân lính về mưu kế của Triệu Vân , quân lính kể hết đầu đuôi, Ðức khen Vân không hết lời.

Hôm sau, được tin Từ kéo binh đến Tà Cốc, đánh Hán Thủy, Ðức bèn chuẩn bị đối phó.

Tào khiến Từ Quáng đi trả thù , nhưng có người tên Tây Xuyên , tự xưng thuộc hết đường tình nguyện giúp

Tào đi trả thù. Người đó là Vương Bình, Tào bèn sai đi cùng Từ Quáng để giúp đở .

Từ Quáng , Vương Bình đi tiên phong.

Quáng sai quân sĩ phải qua sông mà đóng trại.

Vương Bình can:

- Trại đóng bên kia sông, đâu như muốn chạy thì sao ?

Từ Quáng cười :

- Xưa Hàn Tín bày trận, phía sau có sông, mà vẫn không chết !

Vương Bình nói :

- Không phải thế :

- Xưa Hàn Tín biết giặc vô mưu nên mới dám khinh, nay ta có thể thắng Triệu Vân được không ?

Từ Quáng nói :

- Ta cầm binh đã nữa đời mà còn sợ chúng sao ?

Nói rồi đốc quân tiến tới.



THƯ MỤC:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét