XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Lời trối trăng của lão cáo già


Vũ Thế Long

Ẩn sâu trong rừng thẳm núi cao, bỗng một hôm cáo già hạ sơn xuất hiện trước bầy cáo và tự xưng là thủ lĩnh. Cả đàn cáo ngơ ngác chẳng hiểu ra sao. Quái, lão cáo già còm nhom, râu ria tua tủa, tai vểnh ngược toàn thân bốc mùi hôi rình mà dám ngang nhiên nhảy ra đòi làm thủ lĩnh. Cả bầy xôn xao. Mấy tên sừng sỏ nhất định xông vào cho lão một trận. Lão cáo già thản nhiên, vờ như không biết chuyện gì xảy ra. Mắt lão đỏ ngầu, nhăn nheo lộ vẻ tinh quái. Lão phán: “Lũ chúng mày quanh quẩn bên mấy cái chuồng gà, đêm đêm rình trộm vặt mấy chú gà nhép, chẳng biết đâu là nơi thâm sơn cùng cốc. Ta đã từng làm bạn với sư tử, hổ báo hùng cứ bốn phương. Tụi bay biết điều theo ta thì sẽ muôn đời no đủ. Bằng không, ta chỉ hú lên một tiếng thì đại ca Sư tử đến đây liệu các ngươi còn nguyên thây ?”

Bán tín bán nghi, mấy con sừng sỏ nhất bèn bàn nhau: “Lão già khọm này tụi mình vặt lúc nào mà chẳng được. Biết đâu hắn là bè bạn với Sư Tử thật thì sao ? Thôi cứ từ từ đã, để đấy xem sao. May ra sống lâu trong rừng thẳm lão ta lại có nhiều kế hay cũng nên”. Thế rồi cả bầy giả vờ tuân theo và cắt cử nhau theo dõi lão cáo già cẩn thận.

Cáo già bắt đầu vẽ ra nhiều kế lạ. Theo kế của lão, đêm nào cả bầy cũng rủ nhau đi ăn cướp và đem về không biết bao nhiêu là gà vịt, lợn bò thỏa thuê đánh chén. Cũng có trận cả bày kéo nhau đi đánh lũ cáo ở rừng bên. Tuy có những tay cáo sừng sỏ tử trận hay sứt đầu mẻ trán nhưng kết cục bao giờ bầy cáo cũng thắng. Không thua trận nào. Duy có lão cáo già, ỷ thế già nua nên khi vạch xong kế trộm cướp, lão cắt cử cẩn thận từng bộ hạ đâu vào đấy rồi nằm nhà vui thú rượu chè cùng lũ cáo cái trẻ măng xinh đẹp chờ cho lũ cướp trở về thì đứng ra chia phần. Đương nhiên bao giờ phần của lão cũng là miếng ngon, miếng bổ béo nhất. Không những thế, lão còn phân công một số cáo thân tín theo dõi lẫn nhau rồi báo cáo riêng cho lão. Hễ con nào có ý phản là lão triệt ngay. Triệt khéo mà chẳng ai biết đích thị lão là thủ phạm. Cứ thế uy tín của lão trong bầy cáo ngày càng cao. Lũ Cáo sừng sỏ chỉ ham ăn và thỉnh thoảng lại nổi máu yêng hùng đánh lẫn nhau, rốt cuộc lại phải nhờ lão đứng ra phán xử. Cứ thế, Lão cáo già ngày càng béo tốt và cứ nằm nhà, cứ hưởng lộc và được cả bầy tung hô, chiều chuộng...

Rồi một chiều thu, lá vàng rụng khắp rừng báo hiệu những ngày thu vàng sẽ qua rất nhanh như cuộc đời của lão. Biết rằng thế nào thu này lão cũng ra đi vì lão đã yếu sức lắm rồi. Răng rụng chỉ còn dăm chiếc khó khăn lắm mới trệu trạo nhai được cái đùi gà non. Lão vẫn thèm sống nhưng biết rằng nếu mình qua đời thì thế nào lũ vợ trẻ cũng bị bọn cáo thủ hạ xâu xé. Nghĩ mà rầu cả ruột. Lại có lần, thằng cáo thám tử trình lại với lão câu chuyện cực kì bí mật nghe lỏm được giữa mấy tay thủ hạ của Lão. Rằng: tụi nó kháo nhau sở dĩ cụ tài giỏi như thế mà lại chiều được nhiều ả cáo tơ là vì cụ có đội ngọc hoàn rất qúy. Ngọc hoàn của cụ được tích tụ biết bao thứ bổ dưỡng thu được từ núi cao, rừng thẳm. Sau này, cụ qua đời, nếu anh nào có được đôi ngọc hoàn của cụ thượng đem ngâm rượu mà uống thì sẽ khoẻ như vâm mà còn cái khoản kia thì .... khỏi phải nói. Cả lũ liếm mép nhỏ rãi, chỉ chờ đến ngày cụ tận số là sẽ đem ngâm cái của qúy mà uống với nhau....

Nghe chuyện, cụ buồn lắm nhưng vẫn giả vờ như không hay biết gì, ngầm nghĩ mưu đối phó.

Chiều hôm đó, bỗng trời nổi mây vần vũ, sấm chớp nhì nhằng. Cả bầy cáo ủ rũ nằm trong hang, bụng lép kẹp. Thấy đuối sức lắm rồi. Cáo già cho gọi những thủ hạ thân cận nhất đến bên giường mà trăng trối rằng:

“Ta ăn ở cùng các ngươi mấy chục năm nay, cả bầy luôn sung sướng khoẻ mạnh, con đàn cháu đống...Nay đã đến lúc phải về trời. Ta có mấy lời cùng các người. Nhớ mà làm như ta đã dặn. Khi chết đi, thân xác ta cũng chẳng còn nghĩa lý gì. Các ngươi cứ đốt quách hay đem chôn đi. Duy co đôi ngọc hoàn của ta là thứ qúy nhất, hãy giữ lấy mà dùng. Ta muốn ban cho một trong số các con để ngâm rượu bổ dưỡng mà thay ta trị vì cả bầy. Để chọn người thay ta, các con phải tổ chức một cuộc tranh tài. Ai thắng sẽ được nhận của qúy. Hãy nhớ một điều: kẻ nào thắng, nhận được đôi ngọc hoàn của ta sẽ được cai quản toàn bộ mấy chục nàng hầu nhưng trước khi dùng đôi ngọc hoàn này, kẻ ấy phải thiến ngọc hoàn của mình trước sự chứng kiến của cả đàn thì thuốc mới công hiệu. Nếu không nghe lời ta, thì của qúy sẽ trở nên vô cùng độc dùng vào là chết tươi !

Cả lũ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện. Tên nào cũng muốn làm thủ lĩnh nhưng khi nghe lời trăng trối thì sởn tóc gáy, không đứa nào muốn dính vào cái vụ tranh tài nguy hiểm này. Buông xong lời trăng trối, lão cáo già thăng luôn.

Lũ cáo thủ hạ vội vàng kéo nhau ra một chỗ thì thầm bàn kế. Chẳng tên nào dám đứng ra xin tranh tài để nhận cái của qúy mà thủ lĩnh ban cho. Thế là chúng bảo nhau dấu nhẹm những lời trăng trối của thủ lĩnh. Sai lũ cáo trẻ vào rừng chặt về một cây gỗ hương, đặt thi thể vị trưởng lão vào và bí mật đưa vào giấu sâu trong ngách hang trên đỉnh núi. Nơi mà lão từ đó đã ra đi để tự xưng làm thủ lĩnh.

Từ ngày thủ lĩnh qua đời, như rắn không đầu, bọn thủ hạ luôn xâu xé, tranh giành nhau từng con gà nhép đến thằng chuột con. Trong đàn không ngày nào không sinh ra ẩu đả. Bầy cáo ngày một tan nát, tản mát tứ phương.

Duy có lão cáo già nhờ cao mưu mà đến lúc chết vẫn đựoc toàn thây. Có kẻ nói xác lão vẫn khô đét trong ngách hang vì được đặt trong gỗ hương và nhờ khí lạnh trong hang. Có kẻ bảo nó đã thối nát và trở về với cát bụi từ lâu rồi. Có trời mà biết!

Vũ Thế Long 20-5-2004

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

LƯỠNG ĐẦU CHẾ Ở VIỆT NAM

Thể chế lưỡng đầu quyền lực trong Lịch sử Việt Nam

Trịnh Miêu Tùng Khang·Sinh viên ngành Luật

        Xuyên suốt Lịch sử phong kiến Việt Nam, từ khi Ngô vương Quyền sáng lập cơ nghiệp (939) cho đến khi Bảo Đại hoàng đế Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tuyên bố thoái vị và trao ấn kiếm cho Chính quyền Cách mạng (1945) thì đặc trưng chủ đạo của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, cũng như của chế độ phong kiến tập quyền ở các quốc gia khác, là vua nắm giữ quyền lực tối cao. Vua là thiên tử, là Trời sai xuống để cai trị muôn dân. Ở Việt Nam, trong các văn kiện ngoại giao với Trung Quốc thì các vua Việt Nam chỉ xưng vương, còn trong các văn kiện trong nước thì các vua Việt Nam vẫn xưng đế bình thường, ngang hàng với Trung Quốc ở phía Bắc. Như trong “Bình Ngô Đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định:

“Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia, phong tuc Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

         Năm 938, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, thái tử Lưu Hoằng Tháo tử trận, kỷ nguyên hơn 1000 năm Bắc thuộc chấm dứt, mở ra kỷ nguyên phong kiến độc lập tự chủ cho người Việt. Năm 944, Ngô Quyền qua đời, em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha tiếm ngôi. Năm 950, Nam Tấn vương Ngô Xương Văn tiến quân về Cổ Loa, tiêu diệt Dương Tam Kha, phế truất Tam Kha thành Trương Dương công và mời Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập về cùng coi việc nước, 2 anh em họ Ngô cùng làm vua, sử cũ gọi là Hậu Ngô vương. Năm 954, Thiên Sách vương bị “thượng mã phong” mà chết; năm 965, Nam Tấn vương trúng tên tử trận khi chinh chiến. Nhưng ngay từ năm 944, khi Ngô vương Quyền mất thì các sứ quân trong nước đã lục đục nổi dậy, sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”. Sau này, Tam Kha bị diệt, anh em họ Ngô đoạt lại quyền bính nhưng cũng không thể khống chế được các sứ quân. Các sứ quân đó bao gồm: Nguyễn Siêu (giữ Tây Phù Liệt, nay là Thanh Trì – Hà Nội), Đỗ Cảnh Thạc (giữ Đỗ Động Giang, nay là Thanh Oai – Hà Nội), Phạm Bạch Hổ (giữ Đằng Châu, Hưng Yên), Ngô Nhật Khánh (giữ Đường Lâm, nay là Sơn Tây – Hà Nội), Kiều Công Hãn (giữ Phong Châu, Bạch Hạc – Phú Thọ), Ngô Xương Xí (giữ Bình Kiều, nay là Khoái Châu –Hưng Yên), Trần Lãm (sau được Đinh Bộ Lĩnh kế nghiệp) (giữ Bố Hải Khẩu, nay là Kỳ Bố - Thái Bình), Nguyễn Khoan (giữ Tam Đái, nay là Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc), Nguyễn Thủ Tiệp (giữ Tiên Du – Bắc Ninh), Lý Khuê (giữ Siêu Loại, Thuận Thành – Bắc Ninh), Kiều Thuận (giữ Hồi Hồ, Cẩm Khê – Phú Thọ), Lữ Đường (giữ Tế Giang, Văn Giang – Hưng Yên). Các sứ quân này tranh đấu lẫn nhau không ngừng, cuối cùng nước Việt ta được thống nhất vào năm 968 bởi Đại Thắng Minh hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh. Nhắc đến Đinh Bộ Lĩnh, người ta nhớ ngay đến danh xưng Vạn Thắng vương, nhớ ngay đến Giao Châu thất hùng: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn (Nam Việt vương), Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng, Lê Hoàn. Nhưng do Đinh Bộ Lĩnh “phế trưởng lập thứ”, lập con út Đinh Hạng Lang làm thái tử, không lập trưởng tử Đinh Liễn khiến nội bộ nhà Đinh lục đục. Đinh Liễn giết chết Đinh Hạng Lang, cha con Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi. Nhà Tống ở phía Bắc thấy nước Việt có loạn, chuẩn bị đem quân sang đánh. Thái hậu Dương Vân Nga liền trao quyền bính cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn và ông đã đánh bại quân Tống (981). Hành động này khiến 3 vị tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp khởi binh đánh Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn đánh bại. Và từ đây, dấy lên nghi án về mối quan hệ mờ ám giữa Lê Hoàn và Thái hậu Dương Vân Nga?

         Gần 300 năm sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, cho đến năm 1225, một vương triều khác trong lịch sử Đại Việt tồn tại thể chế lưỡng đầu quyền lực ra đời, đó là vương triều Trần. Nhắc đến vương triều Trần 175 năm, 12 đời vua (1225 – 1400) thì người ta sẽ nhớ đến hào khí Đông A, 3 lần đại phá quân Nguyên – Mông (đế chế mạnh nhất thế giới thời đó, từng càn quét khắp Á – Âu), nhớ đến những cuộc hôn nhân cận huyết để hoàng quyền không rơi vào tay người ngoài (Và thế quái nào, nhà Trần sụp đổ bởi 1 kẻ thuộc dòng ngoại thích, tên hắn là Hồ Quý Ly). Thời Trần tồn tại hình thức lưỡng đầu quyền lực, nhưng khác với các hình thức lưỡng đầu quyền lực khác, thì lưỡng đầu quyền lực nhà Trần là lưỡng đầu quyền lực cùng dòng họ. Khi vua cha trị vì được 1 thời gian nhất định, thấy Thái tử đã đủ trưởng thành thì vua cha sẽ nhường ngôi cho Thái tử, bản thân vua cha sẽ lui về hành cung Thiên Trường làm Thái thượng hoàng, cùng vua con lo việc trị nước. Thể chế lưỡng đầu của nhà Trần chỉ thể hiện ở 2 cá nhân là Thái thượng hoàng và Hoàng đế, còn bộ máy quan lại ở Trung ương và địa phương vẫn giữ nguyên như cũ. Thể chế lưỡng đầu của nhà Trần cũng là sự cân bằng, không có sự chênh lệch giữa 2 cá thể của thể chế lưỡng đầu.

         Hơn 100 năm sau khi nhà Trần sụp đổ, cho đến năm 1545 thì một thể chế lưỡng đầu khác xuất hiện và tồn tại trong suốt hơn 200 năm sau đó, đó là thể chế vua Lê – chúa Trịnh, mà ở đó vua Lê là đại diện cho uy phúc còn chúa Trịnh là đại diện cho quyền bính. Trịnh còn thì Lê còn, Trịnh mất thì Lê cũng mất. Song song với triều đình của vua Lê là phủ liêu của chúa Trịnh, song song với Lục bộ của triều đình là Lục phiên của phủ liêu.

         Nguồn gốc cho sự hình thành của thể chế này bắt đầu từ năm 1497, khi “đệ nhất minh quân Đại Việt” Lê Thánh Tông băng hà. Lê Hiến Tông (1497 – 1504) và Lê Túc Tông (1504 – 1505) lên nối ngôi, về cơ bản vẫn duy trì được nền thái bình thịnh trị từ đời Hồng Đức. Nhưng sau khi Túc Tông chết, Uy Mục và Tương Dực lên nối ngôi thì hoang dâm vô đạo, tàn ác hiếu sát khiến bách tính rơi vào cảnh lầm than cơ cực, giặc giã nổi lên khắp nơi, quần hùng trỗi dậy tranh đấu không ngừng giành quyền bính về tay. Trong cái hoàn cảnh nhiễu nhương đó, Lê Chiêu Tông (1516 – 1523) và Lê Cung Hoàng (1523 – 1527) chỉ là những con rối trong cuộc tranh đấu giữa các thế lực cát cứ. Và cuối cùng, kẻ chiến thắng trong những cuộc tranh chấp đó, là 1 võ tướng xuất thân từ ngư phủ làng Cổ Trai, đất Kiến An (Hải Phòng ngày nay), sử dụng 1 cây Định Nam đao tung hoành thiên hạ (trọng lượng của nó còn nặng hơn Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ thời Tam quốc). Tên của vị tướng đó là Mạc Đăng Dung, và năm 1527, Đăng Dung đã phế bỏ và giết chết Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc, trải qua 5 đời vua là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên và Mạc Mậu Hợp. Nhà Mạc trị vì ở Thăng Long 65 năm (1527 – 1592), trước khi bị Bình An vương Trịnh Tùng đánh bại chạy lên Cao Bằng và cát cứ Cao Bằng trong 85 năm (1592 – 1677) cho đến khi bị chúa Trịnh tiêu diệt. Nhà Mạc tuy có được thiên hạ, nhưng lòng người vẫn hướng về nhà Lê, vẫn nhớ về công lao Thái Tổ đánh giặc Minh cứu nước, nhớ về công đức Thánh Tông đưa Đại Việt lên đến đỉnh cao. Nhà Mạc về cơ bản vẫn duy trì khuôn phép nhà Lê, dù cho chiến tranh với nhà Lê – Trịnh liên tiếp xảy ra (1533 – 1592) nhưng việc khoa cử vẫn không hề bị gián đoạn. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn gọi là Tuyết Giang phu tử), nhân vật chỉ ra con đường lập nghiệp cho chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã từng làm quan cho triều Mạc, và sau này ông thà đi ở ẩn chứ quyết không làm quan cho nhà Lê – Trịnh. Nhà Mạc cũng để lại tiếng xấu, khi Mạc Đăng Dung quỳ gối cắt đất cho nhà Minh. Nhưng đó là chuyện khác, nhìn nhận vương triều Mạc có rất nhiều quan điểm, nó cũng khó như việc đánh giá vương triều Hồ hay vương triều Tây Sơn vậy?

         Nhà Mạc có được thiên hạ, nhưng lòng dân vẫn hướng về nhà Lê. 6 năm sau khi Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc ở Thăng Long (1533), thì An Thành hầu Nguyễn Kim (con trai Nguyễn Hoằng Dụ) đã lập con rốt vua Chiêu Tông lên làm vua, tức là vua Lê Trang Tông, mở đầu ra thời kỳ Lê Trung Hưng trong sử Việt. Dưới trướng Nguyễn Kim có một vị tướng tài, tên người đó là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm có công lao to lớn, nên được Nguyễn Kim gả con gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết ở Yên Mô (Ninh Bình), Trịnh Kiểm thay quyền Nguyễn Kim và từ đây, kỷ nguyên “lưỡng đầu quyền lực” vua Lê – chúa Trịnh bắt đầu. Nguyễn Kim có 2 người con trai: trưởng tử là Nguyễn Uông, thứ tử là Nguyễn Hoàng (sau này là người mở đầu cơ nghiệp chúa Nguyễn Đàng Trong, được hậu thế truy tôn là Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế, được vua Lê phong là Đoan quận công, được dân chúng Đàng Trong yêu quý gọi là chúa Tiên). Trịnh Kiểm sau khi kế nghiệp đã ngay lập tức hại chết Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng trong lòng lo sợ liền đến chỗ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vấn an xin kế sách. Trạng Trình cho Nguyễn Hoàng 8 chữ “Hoành Sơn nhất đái/Vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng hiểu ý và ngay lập tức nhờ cậy chị gái mình là Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa – Quảng Nam. Trịnh Kiểm ngay lập tức đồng ý ngay, vì nghĩ rằng Thuận Quảng là đất “rừng thiêng nước độc”, và ý trời sẽ giúp Kiểm trừ được mối họa tâm phúc mà không ngờ rằng, đó là khởi đầu cho thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh trong sử Việt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng với Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh Huống,… lên thuyền vào Nam, mở ra cơ nghiệp các chúa Nguyễn Đàng Trong, đối nghịch với các chúa Trịnh Đàng Ngoài. Mới đầu, Nguyễn Hoàng thấy lực lượng mình vẫn chưa phải đối thủ của họ Trịnh nên vẫn tỏ ra hiếu thuận với chúa Trịnh và vua Lê, vẫn nộp thuế đầy đủ, vẫn cử binh ra giúp họ Trịnh đánh nhà Mạc, thậm chí 4 đứa con của chúa Tiên còn tử trận trong cuộc nội chiến Nam Bắc triều. Nhưng đến đời con của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, thế lực họ Nguyễn đã đủ sức “cân kèo” với họ Trịnh, lại được mưu thần Đào Duy Từ giúp sức nên chúa Nguyễn quyết tâm tách khỏi họ Trịnh, thành lập 1 vương quốc riêng, độc lập toàn bộ với họ Trịnh Đàng Ngoài. Về 9 đời chúa Nguyễn (và sau này là 13 vua nhà Nguyễn), sẽ hầu chuyện ở 1 bài khác.

         Năm 1570, Trịnh Kiểm qua đời và Trịnh Tùng lên nối nghiệp cha. Trịnh Tùng chính là người đã lấy lại Thăng Long cho nhà Lê, nhưng ông cũng nổi tiếng là vị quyền thần giết nhiều vua nhất sử Việt. Chính tay ông đã giết 3 vua (Mạc Mậu Hợp, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông), hơn 300 năm sau Tôn Thất Thuyết (Phụ chính đại thần nhà Nguyễn) cũng giết 3 vua (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc). Trịnh Kiểm cũng đã từng muốn soán ngôi nhà Lê, điều này ông ta hoàn toàn có thể làm được. Nhưng ông ta lại sợ thiên hạ sinh biến, bài học của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung đã thức tỉnh ông, và ông ta đã xin Trạng Trình kế sách. Trạng Trình nói “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”, ông hiểu ra và đi tìm cháu 5 đời của Lam Quốc công Lê Trừ (anh ruột Lê Thái Tổ) lập làm vua, ông cũng di chiếu cho con cháu đời sau không được phế bỏ vua Lê để tự lập. Sau này dù có nhiều vị vua Lê Trung Hưng bị chúa Trịnh phế bỏ hay sát hại, nhưng các chúa Trịnh không bao giờ soán ngôi vua Lê. Có thể nhắc đến, Lê đế Duy Phương bị Dụ Tổ Thuận vương Trịnh Giang vu cho tư thông với phi tần của Hy Tổ Nhân vương Trịnh Căn, phế ông ta thành Hôn Đức công và giết chết (1732) hay Thánh Tổ Thịnh vương Trịnh Sâm bắt và giết Thái tử Lê Duy Vỹ (con trưởng vua Lê Hiển Tông, cha của Mẫn Đế Lê Chiêu Thống) (1767). Các chúa Trịnh trải qua 8 đời: Thế Tổ Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm (1545 – 1570), Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng (1570 – 1623), Văn Tổ Nghị vương Trịnh Tráng (1623 – 1657), Hoằng Tổ Dương vương Trịnh Tạc (1657 – 1682), Chiêu Tổ Khang vương Trịnh Căn (1682 – 1709), Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương (1709 – 1729), Dụ Tổ Thuận vương Trịnh Giang (1729 - 1740), Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh (1740 – 1767) và Thánh Tổ Thịnh vương Trịnh Sâm (1767 - 1782) thì biến loạn nổi lên, nghiệm đúng câu nói năm xưa của thầy phù thủy trước mộ mẫu thân Trịnh Kiểm “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ/ Truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Cơ nghiệp họ Trịnh suy sụp là do quyết định “phế trưởng lập thứ” của Trịnh Sâm, phế trưởng tử Trịnh Tông lập thứ tử Trịnh Cán kế nghiệp, và nhân vật có liên quan mật thiết nhất là Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Trịnh Cán lên ngôi nhưng bệnh mất khi còn nhỏ, và kiêu binh Thanh Nghệ đã nổi lên tiêu diệt Đặng Thị Huệ và dư đảng họ Đặng, lập Đoan Nam vương Trịnh Tông lên làm chúa, Trịnh Tông chết thì lại lập Án Đô vương Trịnh Bồng lên làm chúa. Nhưng quân Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ tấn công như vũ bão, cơ nghiệp hơn 200 năm của chúa Trịnh sụp đổ vào năm 1786, giống hệt như cơ nghiệp hơn 200 năm của chúa Nguyễn sụp đổ vào năm 1777. Chúa Trịnh đổ, quyền hành về tay vua Lê nhưng vua Lê và thần tử không có ai đủ sức điều hành chính sự nên Nguyễn Huệ đoạt lấy quyền bính Bắc Hà vào năm 1788. Lê Chiêu Thống sang cầu viện vua Thanh, Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống đem 29 vạn quân Thanh sang đánh Thăng Long (?) nhưng bị Quang Trung hoàng đế tiến binh thần tốc, tiêu diệt trong 6 ngày Tết Kỷ Dậu (1789). Trong đó, trận Ngọc Hồi – Đống Đa là trận đánh hào hùng nhất, và dân chúng Thăng Long hẳn sẽ không bao giờ quên hình ảnh vua Quang Trung và quân Tây Sơn ca khúc khải hoàn ở Thăng Long, khi gương mặt và chiến bào của Quang Trung sạm đen vì khói súng. Tôn Sĩ Nghị cùng Lê Chiêu Thống chạy về Bắc quốc, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn, Hứa Thế Hanh tử trận. Lê Chiêu Thống sang Tàu được 4 năm thì chết (1793), đến tận khi nhà Nguyễn lên ngôi thì thi hài mới được mang về an táng ở Thanh Hóa. Phá 29 vạn quân Thanh trong 6 ngày, tiêu diệt thế lực cát cứ Trịnh – Nguyễn, đập tan 2 vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền trong 1 đêm, chiến tích lẫy lừng như thế, tự cổ chí kim không ai sánh bằng. Và Quang Trung hoàng đế xứng đáng với 4 chữ “anh hùng dân tộc”.

          Ở Đàng Ngoài, hình thành và tồn tại thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh là do những nguyên nhân sau đây:

          + Nguyên nhân sâu xa và có tính chất chủ đạo là tư tưởng Chính danh của Nho giáo. Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trị chính thống từ đầu thời Lê sơ. Theo quan điểm Nho giáo thời bấy giờ, chỉ có triều Lê mới là triều đại chính thống nên khi lên cầm quyền, các chúa Trịnh không thể không duy trì triều Lê. Phế bỏ nhà Lê thì dễ, nhưng bài học của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung rất có thể sẽ lặp lại. Tự dưng mua cả đống rắc rối vào người, có ai ngu mà làm vậy

          + Nguyên nhân về mặt Lịch sử, thể chế lưỡng đầu đã bước đầu được hình thành từ đầu thời Lê Trung Hưng, tức giai đoạn Nam triều. Trong đó, bên cạnh vua Lê là Nguyễn Kim rồi họ Trịnh nắm thực quyền. Sau khi đánh đổ được nhà Mạc (Bắc triều), họ Trịnh không thể không tiếp tục duy trì vua Lê ở Đàng Ngoài.

          + Nguyên nhân thứ ba là do sự tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến: Giữa tập đoàn họ Trịnh và tập đoàn nhà Lê, giữa phong kiến Đàng Ngoài và phong kiến Đàng Trong. Triều Lê đã từng tồn tại hàng trăm năm, đã có ảnh hưởng lớn lao trong xã hội bấy giờ. Nhiều sĩ phu phong kiến và thần dân vẫn hướng về vua Lê. Nhưng nhà Lê lúc này đã trở nên mục nát và muốn tồn tại được phải dựa vào thế lực phong kiến khác, đó là họ Trịnh. Họ Trịnh là tập đoàn phong kiến mới trội lên và có thế lực nhất lúc bấy giờ nhưng muốn cai trị được thiên hạ thì phải dựa vào danh nghĩa của nhà Lê. Có lẽ các chúa Trịnh cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm từ nhà Mạc trước đó. Nhà Mạc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian không lâu sau khi phế bỏ hẳn triều Lê. Chúa Trịnh chính là thế lực phong kiến mới để khôi phục lại xã hội đang bị suy bởi sự mục ruỗng của các triều vua cuối Lê sơ nhưng đồng thời họ Trịnh, như trên đã nói, vẫn phải dựa vào địa vị của vua Lê. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn cũng giương chiêu bài “Phù Lê diệt Trịnh’. Vì vậy, các chúa Trịnh muốn tập hợp được lực lượng ở Đàng Ngoài chống Nguyễn thì không thể phế bỏ vua Lê.

          Chính quyền Lê – Trịnh thể hiện sự hoàn bị, rõ ràng nhất và tiêu biểu về thể chế lưỡng đầu trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Chính quyền Lê – Trịnh là thể chế lưỡng đầu của 2 dòng họ, giữa vua và chúa, giữa đế và vương, kết hợp với nhau trong sự đối trọng, vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn.

          Chế độ lưỡng đầu thời Lê – Trịnh không chỉ được thể hiện tập trung ở vua và chúa, mà còn được thể hiện rõ ràng và chặt chẽ ở các thể chế Nhà nước, giữa triều đình và phủ chúa, giữa Lục bộ và Lục phiên…Hay nói cách khác, thể chế lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là cả 1 hệ thống cơ cấu tổ chức Nhà nước chặt chẽ, rõ ràng, trong đó có 1 số yếu tố đã được luật pháp hóa.

          Thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh là sự khác biệt về quyền lực. Triều đình giữ uy phúc, vương phủ giữ quyền bính. Lê đế trị vì nhưng không cai trị, Trịnh vương cai trị nhưng vẫn giữ địa vị bề tôi. Các chúa Trịnh, nhất là Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng và Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương, đã không ngừng cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước nhằm tập trung cao độ quyền lực Nhà nước vào phủ chúa. Nói như vậy không có nghĩa là các chúa Trịnh chỉ nhằm mục đích duy nhất như vậy, tuy rằng đó là mục đích cơ bản và hàng đầu. Phương thức tổ chức bộ máy Nhà nước của các chúa Trịnh còn nhằm mục đích thứ hai và cũng là 1 trong hai mục đích cơ bản là làm cho giữa các cơ quan của chúa và vua có sự phân biệt quyền hạn rõ ràng, có sự phối hợp công vụ chặt chẽ, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cai trị của Nhà nước phong kiến, giữ vững được nền thống trị của giai cấp phong kiến đương thời. Đó cũng là 1 trong những nguyên nhân lý giải tại sao chế độ Lê – Trịnh lại tồn tại được lâu dài đến như vậy.

          Chính do chế độ Lê – Trịnh là thể chế của 2 dòng họ, hai tập đoàn phong kiến, vừa hòa hợp lại vừa mâu thuẫn với nhau, đồng thời phải đối phó với chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong, nên Nhà nước lưỡng quyền Đàng Ngoài còn có đặc điểm thứ tư. Đó là, Nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới được đặt ra, ngạch quan võ có vai trò rất quan trọng, hầu hết các chức vụ chủ chốt từ trung ương đến địa phương được trao cho các võ quan nắm giữ.

         Có thể nói, thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh vừa là sản phẩm, vừa phù hợp thực trạng của hoàn cảnh lịch sử bấy giờ. Nếu xét về phương diện tổ chức Nhà nước, đây là hiện tượng đặc sắc nhất của thời kỳ thế kỷ 16 – 18 đồng thời cũng là 1 trong số những hiện tượng độc đáo trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. 

(Sưu tần)

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

BỐN CÁI NGU

Các cụ dạy:

Ở đời có bốn cái ngu:

Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu

Bốn cái ngu xếp hàng ngang nên chả biết được cái ngu nào ngu hơn cái ngu nào, gạch ra thế kia là theo chiều tăng hay chiều giảm của độ ngu.

1. Làm mai

Cái ngu đầu tiên – làm mai, nghĩa là làm ông mai bà mối, mà ở đây là làm mai mối nghiệp dư, toàn người thân quen với nhau, chứ không phải dịch vụ mai mối ăn tiền. Người ta nên duyên chồng vợ thì không sao, thậm chí hầu như chẳng ai biết ơn người làm mai; ngược lại lỡ mà không nên chuyện, người làm mai cũng khó ăn nói với đôi bên, gặp nhau sẽ có đôi chút sượng sùng, thậm chí còn phải chịu tội, bị nguyền rủa. Nên duyên chồng vợ xong cũng chưa hẳn là xong. Đến chồng bát chồng đĩa còn có lúc chạm nhau nữa là chồng vợ. Những lúc đó, người ta có khi lại nghĩ đến mình mà mắng thầm cũng nên. Đã lỡ đi làm mai cho người khác là dại rồi.

2. Lãnh nợ

Là việc cả nể ai đó mà trả nợ dùm hoặc vay tiền cho họ trả nợ cũng như cho mượn tiền để họ làm một việc khác khi chưa hiểu về nhau, hiện nay ngoài đời thường sau khi trả nợ dùm họ sẽ cãi bỏ hoặc lỳ ra không thèm trả nợ mình thậm chí còn tránh mặt và hoặc đối xử với ta một cách phũ phàng, trong khi đó ta bị vướng nợ, đôi khi bị hạ cả uy tín vì bảo lãnh cho họ. Tự dưng đang yên đang lành lại đứng ra bảo lãnh cho người ta vay nợ nhau, người đòi nợ đòi mãi không được cũng phiền, mà người nợ bị đòi riết cũng phiền. Tự nhiên vì mấy đồng vặt mà anh em bạn bè nhìn nhau bằng đôi mắt khác, không còn tự nhiên như trước được nữa. Đôi khi lãnh dùm số tiền nợ của người khác, đứng tên dùm cho một người đi vay ngân hàng chẳng hạn, đến khi người ta không trả thì mình lãnh đủ. Với câu nói này hàm ý muốn nói đừng bao giờ nên dại dột vì cả nể mà tự dưng lãnh nợ cho người khác, nghĩa “lãnh nợ” này được hiểu về tất cả các mặt cả về tiền bạc hay 1 vấn đề nào đó kể cả lấy uy tín của mình để đứng ra bảo lãnh cho họ hoặc hy sinh danh dự, chính trị để làm một việc giúp họ trong hoàn cảnh bê bối nhưng thường là không được sự mang ơn đáp lại, đại loại như là "không ăn ốc mà phải đi đổ vỏ". Vì thực ra thời buổi nào cũng vậy thôi, những người biết mang hoặc trả ơn thì rất ít mà người trả oán và quên ơn lại rất nhiều. Do đó ý muốn nói ai có nợ phải tự trả, đừng có dại mà lãnh nợ dùm, do vậy việc “lãnh nợ” được các cụ xếp vào “cái ngu” thứ hai.

3. Gác cu (Canh cu)

Một cái ngu khác là đi bẫy cu, người xưa đi bẫy chim cu gọi là gác cu, phải nấp một chỗ mà gác. Họ phải làm dùng 1 con cu trống để dụ chim cu đến rồi giật bẫy để bắt. Trước khi đi bẫy chim cu, người “gác cu” phải tốn khá nhiều công, nhiều của và thời gian để chọn, nuôi và thuần dưỡng được 1 con chim mồi của mình để làm mồi bẫy con chim khác. Đại loại như: Xem tướng chim cho kỹ, nhất là hàng cườm trên cổ để bảo đảm có tiếng gáy dài. Lúa phải xát cho sạch mày để khỏi làm hư họng chim tạo không tốt cho tiếng gáy, đồ đựng nước phải đảm bảo thật vệ sinh, trông chừng không cho chim dẫm vào phân của chính nó, nếu dẫm phải thì sẽ bị liệt giò và thường xuyên phải “tập gù” với chim để luyện giọng và giữ nhịp tiếng gáy thật tốt có như vậy mới quyến rũ được các con chim khác sa bẫy.v.v. tất cả các bước như vậy là quá trình rất vất vả của người “gác cu”.

Vất vả nuôi cu như vậy, mà nếu không cẩn thận thì chim sẽ “sổ lồng” và bay mất mà không hề “ngoảnh lại” để nhớ lại cái công của người chăm sóc nuôi dưỡng nó. Trước cái tính vô ơn, bạc nghĩa của chim cu khiến người nuôi bị mang tiếng là “ngu”. Câu ca dao này cũng muốn nói con người ta cũng không nên quá “ôm rơm mà rặm bụng” vì ở đời có nhiều người vì tình cảm con cháu mà cưu mang độ thế qua nhiều, nhưng thử hỏi khi chúng lớn khôn, có của ăn của để chưa chắc đã nhớ tới người chăm no nuôi dưỡng, nếu người nuôi dưỡng chỉ vì một sơ xuất nhỏ thì kẻ vong ơn bội nghĩa sẽ sẵn sàng chê trách hoặc quay lưng lại với chính chúng ta, người nuôi dưỡng lúc đó sẽ trở thành “công cốc” và chẳng thể trách ai.

Nhưng điều khó khăn nhất là khi bẫy cu. Con chim rừng thấy con chim mồi là kẻ xâm phạm lãnh thổ, sẽ bay lại hót thị uy. Con chim mồi đáp lễ, con chim rừng lại hót, hai con cứ hót qua hót lại như vậy cho đến khi con chim rừng đáp xuống tấn công, bẫy sập. Bẫy cu mà không tinh, không khéo, thì sau khi phải tốn công nuôi chim mồi, rồi ngồi bất động để dụ chim, mặc cho muỗi đốt, kiến cắn, nếu không dụ được con cu đẹp, có giọng, mất công nấp kín một chỗ cả buổi mà không nên chuyện. Lại có khi con cu rừng và con cu mồi vờn nhau, kỳ phùng địch thủ, hót cả ngày, người gác cu nghe mê mệt đến nỗi mất cảnh giác, bị cọp vồ. Cụ Sơn Nam cũng từng kể câu chuyện ông già gác cu suýt bị cọp vồ là vậy.

4. Cầm chầu

Giờ nói đến cái ngu thứ tư trong bài viết này: cầm chầu. Không hiểu sao nó được xếp cuối cùng, vì đó là cái ngu lớn nhất hay vì là cái ít ngu nhất?

Để hiểu được vì sao cầm chầu lại được xếp trên bảng vàng bốn cái ngu, trước hết phải biết cầm chầu là gì, người cầm chầu là ai. Cầm chầu là một thú chơi tao nhã của bậc tao nhân mặc khách; người cầm chầu còn được gọi là quan viên. Việc cầm chầu là một hoạt động đặc trưng trong ca trù hoặc hát ả đào, khi người thính giả được tham gia một cách trực tiếp vào canh hát. Ba nhạc cụ chính của ca trù là đàn đáy, cỗ phách, và trống chầu, thì người cầm chầu xưa thường không phải là thành viên trong đoàn hát hay một nhạc công chuyên nghiệp, mà là người nghe có hiểu biết về văn học, về các làn điệu ca trù qua tiếng đàn tiếng hát, khổ phách. Việc này thuở xưa khi làng nào có đám lại gọi phường hát đến diễn mua vui, nếu hay thì thưởng tiền. Những khi làng có hội, mở canh hát ở cửa đình, các quan viên, thường là chức sắc trong làng sẽ cầm chầu. Anh ta tham gia canh hát với tư cách thính giả, một thính giả đặc biệt, sử dụng trống để chấm câu sau mỗi câu hát, khổ đàn, và cũng để khen – chê ca nương, kép đàn. Họ được trả công tuỳ theo tài hát của gánh hát, nhưng người đánh trống phải là người của làng được chọn ra và có vai trò quan trọng phải dùng tiếng trống chầu để điều hành và cổ vũ phường hát.

Người thính giả đặc biệt này sử dụng trống để khen, chê đào, kép, cũng như đánh dấu chấm câu sau mỗi câu hát. Nếu người đánh trống đánh “cắc” có nghĩa là chê phường hát dở, còn nếu đánh nhiều nhịp “tùng” là ý khen phường hát tốt. Mỗi tiếng vào tang trống là một lần tấm thẻ tre được quẳng vào thau đồng. Cuối canh hát, người ta cứ dựa vào số thẻ tre trong thau đồng mà tính ra số tiền phải thưởng cho đào nương, kép đàn. Chữ Hán “trù” là “thẻ”, đó cũng là một trong những lý do tạo nên cái tên “Ca Trù”.

Vấn đề là người lãnh trách nhiệm quan viên phải biết cách nghe, đã khen thì khen thẳng cánh, khen đúng thì không ai nhớ, nhưng khen nhiều, lúc thưởng tiền cho ca nương kép đàn lại lên cơn tiếc. Người cầm chầu cũng phải biết khen, chê đúng chỗ, đúng lúc, chấm câu sao cho nhã, không đánh tống khẩu, đánh trống như đấm vào mồm ca nương. Giữa bàn dân thiên hạ mà đánh trượt, mải ngắm đào hát mà quên chấm câu, khen chê bừa bãi thì ê mặt lắm, xung quanh bao nhiêu kẻ cầm chầu đến mòn cả trống đều biết. Bỗng dưng mình hóa ra kẻ chơi trèo, văn hóa lùn mà thích phô trương. Ngay đến cả canh hát ở nhà riêng, chỉ có mình, một đôi người bạn thân, với cô đầu mà cầm chầu không đúng cũng ê mặt như thường. Ê mặt với bạn một, mà ê mặt với cô đầu mười. Cô đầu sẽ coi gã này như kẻ trọc phú giàu xổi, ăn chơi nửa mùa đua đòi ra tao nhân mặc khách cho hợp mốt mà thôi.

Hơn nữa, nếu người cầm chầu khen nhiều quá thì làng phải chi nhiều tiền thưởng cho phường hát, nếu làng chi ít tiền thì người cầm chầu phải bỏ tiền túi mình ra mà chi cho phường hát. Nếu người cầm chầu khen ít thì lại bị phường hát chê trách và cho là keo kiệt làm tổn hại đến danh dự của phường hát và như vậy họ sẽ không được hội làng và người thưởng thức cho tiền, lúc đó phường hát bội có thể thông qua vai diễn để châm biếm đả kích nguyền rủa người đánh trống. Vì vậy mà người đánh trống khó mà làm vừa lòng cả 2 được.

Qua hình ảnh người đánh trống chầu để nói lên cái vô lợi của người “làm dâu trăm họ” để chẳng mang lại cái gì cho bản thân, phường hát hay thì được thưởng tiền còn kẻ đánh trống chẳng được gì mà còn bị thiệt đi hoặc thiên hạ chê cười. Do vậy ở đời này nhiều cái quả thật là bất công, vô ơn và khó nói, nhất là những ai cứ bỏ công bỏ sức để giúp kẻ khác nhưng không được mang ơn, nên ở đời việc gì cần tránh thì nên tránh, vì vậy các cụ coi việc “cầm chầu” là cái ngu thứ tư.

Trong số 4 cái ngu được các cụ liệt kê, 2 cái ngu trước là mang tính xã hội, hai cái ngu sau đầy chất cá nhân. Quan trọng là biết ngu, nhưng người ta vẫn cứ lao vào, lao mạnh. Thế mới là con người.

Suy ra, thì "4 cái ngu" trên đời là khuyên người tránh can thiệp vào chuyện tình duyên, chớ lao vào cảnh nợ nần, không theo đuổi việc viễn vông, và đừng lãnh cái chân phải khen chê người khác (khổ nỗi dạo này có một số nghệ sĩ thích khen chê người khác công khai trên mạng xã hội nên dễ bị công chúng ghét)!

Nguồn: trích từ nhiều nguồn trên internet, một trong số tác giả có bút danh Quang Tuyển, ngoài ra không rõ bản gốc của những phần còn lại là ở đâu và của ai.

 

Ảnh: cầm chầu (trên và trái, dưới) và chim cu (phải, dưới)

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

Đàn bà cung Xử Nữ (24/8-23/9)

Bạn có nghĩ rằng đàn bà Xử Nữ là biểu tượng của sự dịu dàng, thuần phục và yếu đuối? Nếu thế, bạn sẽ thất vọng. Xử Nữ hoàn toàn không phải hình ảnh một nàng tiên áo lụa e lệ soi bóng xuống mặt hồ chốn rừng xanh.

Đàn bà Xử Nữ dám bỏ chồng vì người tình và đi theo anh ta đến tận cùng thế giới. Nàng thà sinh con ngoài giá thú với người mình yêu, chứ không đời nào cưới người mình không yêu làm chồng. Nàng thuộc loại người đón nhận mọi đòn đau của số phận vẫn ngẩng cao đầu. Bạn thấy đấy, trong những hành động như thế không thể có chỗ cho sự thuần phục và yếu đuối.

Thiên bẩm Xử Nữ rất e lệ. Họ không thuộc loại người gào thét giữa cuộc họp, phóng xe hùng hổ trên đường phố, hoặc tham gia những nơi ăn chơi đáng ngờ. Nhưng Xử Nữ là người đàn bà đích thực, nàng sẽ chiến đấu đến cùng vì hạnh phúc của mình. Nếu trên con đường đó có những trở ngại điệp trùng, nàng sẽ không than khóc, ngất xỉu, hoặc cầu xin giúp đỡ, mà sẽ bằng sức mình quyết vượt qua.

(Ingrid Bergman - một người sinh cung Xử Nữ).

Xử Nữ hầu như không có khả năng làm những điều tội lỗi. Nếu nàng có hành động nào đó thoạt nhìn có vẻ phạm pháp, thì điều bào chữa chỉ có thể đó là hành động vì một tình yêu. Nàng sẵn lòng chịu những hy sinh vô hạn vì người yêu. Nhưng khi thấy cuộc hôn nhân của mình bất thành, Xử Nữ không do dự huỷ bỏ nó. Và nàng sẽ làm điều đó một cách lạnh lùng như bác sĩ trong ca phẫu thuật. Phá bỏ gia đình đối với nàng là một bi kịch lớn, nhưng giả dối trong gia đình và tình yêu thì bi kịch còn lớn hơn.

Một khi nàng đã quyết định rằng đó chính là mối tình đích thực và lý tưởng, thì không quan trọng nó có được trang hoàng bằng hôn nhân hay không, nàng sẽ coi nó là báu vật lớn nhất của mình. Xử Nữ là cung Hoàng đạo duy nhất có khả năng là một bản thể đồng thời vừa lãng mạn như mây xanh, vừa toan tính như quỷ sứ. Trong tình yêu của nàng có bản chất ma thuật biểu hiện bằng sự chọn lựa khắt khe và sức mạnh mà so với nó mọi đam mê yêu đương của các cung khác trở nên thật là mờ nhạt. Tuy nhiên, đánh thức được cảm xúc này của Xử Nữ không phải là việc đơn giản.

Trong tình yêu của Xử Nữ, bình diện thể xác bao giờ cũng có phần lu mờ. Nhưng ở đó có cái có thể gọi là “sự cuồng nhiệt của tâm hồn” – rất hợp ý những đàn ông đánh giá người đàn bà trước hết ở bình diện tinh thần.

Xử Nữ có một vài nhược điểm đôi khi gây khó chịu. Ví dụ, đàn bà Xử Nữ tin chắc rằng không ai có thể làm công việc tốt hơn và chất lượng hơn họ. Và điều khó chịu nhất là thực tế lại đúng như thế.

Khi Xử Nữ không hài lòng chuyện gì đó, nàng không gây scandal, không ném bát đĩa vào đầu bạn, nhưng sẽ châm chọc, mỉa mai, hoặc thậm chí thẳng thừng mắng nhiếc. Nếu đã làm Xử Nữ tức giận, bạn nên mang hoa đến gặp nàng, nhận mình sai và xin lỗi. Xin đừng tranh cãi với Xử Nữ, đằng nào bạn cũng chẳng chứng minh được điều gì. Về lời xin lỗi, chúng phải ngắn gọn và chân thành. Xử Nữ không thể chịu được bạn nói dối. Trí tuệ rành mạch kết hợp với linh cảm giúp nàng phát hiện ra những điều dối trá dù là tinh vi nhất, và nàng sẽ không tha thứ. Xử Nữ trong sạch và chân thành, nhưng không ngây thơ.

Thêm một cảnh báo nữa. Đừng có chỉ trích Xử Nữ, nàng không bao giờ công khai thừa nhận sai lầm của mình. Vả lại, Xử Nữ nói chung có mấy khi sai. Vậy nên, để duy trì quan hệ bình thường, hãy rút lui các cáo buộc của mình, và bầu trời gia đình của bạn lại sẽ quang mây tạnh gió.

Nếu không ngại tổn hại sĩ diện đàn ông của mình, bạn có thể xin nàng lời khuyên về các vấn đề tài chính, và nàng sẽ cho bạn câu trả lời rất chuyên môn. Có thể mạnh dạn để nàng quản lý ngân sách gia đình, nàng sẽ không bao giờ làm điều gì ngu ngốc.

Đang định lấy lòng Xử Nữ, hãy chú ý đến phong thái và lời nói của mình. Nàng không thể chịu đựng được những từ lóng, chứ chưa nói đến văng tục hoặc say rượu lải nhải. Hãy ngậm miệng khi nhai thức ăn, cố gắng đừng lép nhép xì xụp - điều đó làm đau tai nàng. Áo quần phải trong tình trạng không chê vào đâu được. Nếu người bạn yêu là Xử Nữ, bạn cần tắm gội mỗi ngày hai lần. Hãy dùng loại nước cạo râu đắt tiền, chú ý chải tóc, thay áo sơ mi và đánh giầy hàng ngày.

Đừng rủ Xử Nữ đi xem bạn chơi bài ăn tiền, và trước mắt nàng đừng có vứt ra một tuần lương bắt độ cho đội bóng Arsenal. Tiễn nàng về nhà, đừng có lao vào nàng với những cái ôm hôn, cho dù đó là lần gặp thứ mười của các bạn. Nói chung, trong quan hệ với Xử Nữ, làm chưa tới tốt hơn là làm quá. Quan tâm nhưng đừng đeo bám, sẵn sàng giúp đỡ nhưng đừng làm phiền, nói chung hãy chú ý mức độ.

Xử Nữ là nhà phê bình xuất chúng. Yêu điện ảnh, âm nhạc, sách, đồng thời nàng phê bình chúng nhiều hơn ai hết. Nói chung đàn bà Xử Nữ phê phán tất cả mọi thứ, bắt đầu từ hình thức của bạn và kết thúc bằng lời nói của bạn. Việc phê phán đối với nàng cũng tự nhiên như là việc thở đối với bạn. Nhưng đừng có mà bắt chước nàng nhé. Như thế là sai luật chơi. Nguyên do, với trí thông minh sắc bén, nàng nhìn thấy những nhược điểm của mình chẳng kém gì bạn.

Nét hấp dẫn rõ ràng của người vợ Xử Nữ là: bạn hầu như chẳng phải lo việc gì. Nàng tự đảm nhận mọi việc, và sẽ làm những việc đó một cách thoải mái.

Xử Nữ là mẫu người chung thuỷ và tận tuỵ. Nếu có lúc bạn nghe thấy nói nàng có chuyện này khác, thì nhiều khả năng đó là cách nàng chứng minh điều gì đó với bản thân hoặc với mọi người xung quanh mà thôi. Những pha như vậy thường rất hiếm và ngắn ngủi. Còn một khi Xử Nữ đã có ý định bước vào đường phạm lỗi, nàng sẽ làm điều đó một cách rất khéo léo, đến nỗi bạn không bao giờ biết chuyện. Nhưng hành động như vậy có lẽ là ngoại lệ. Nếu Xử Nữ thực sự yêu bạn, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào lòng chung thuỷ của nàng, cho dù nếu như nàng phải sống cả một tháng trời trên hòn đảo hoang với Michael Douglas hay là David Beckham. Bạn hỏi, thế nếu hai tháng thì nàng có còn chung tình không? Dĩ nhiên đó là một câu hỏi khó. Suy cho cùng, nàng cũng là con người.

Mặc dù Xử Nữ hay bắt bẻ và quá để ý những chuyện vụn vặt, điều đó không cản trở nàng sống tốt bụng, không vụ lợi, và vô cùng quan tâm đến mọi người. Cách ứng xử điềm đạm, ánh sáng toả ra từ đôi mắt, sự hài ước tinh tế của nàng đã kịp chinh phục bạn rồi, chẳng phải thế sao?

Xử Nữ thường là những người nấu bếp xuất sắc. Ngay những người vụng nhất trong số họ cũng không bao giờ làm cho gia đình bị ngộ độc thức ăn. Trong nhà Xử Nữ thường sáng sủa, sạch sẽ và dễ chịu, chiếc đĩa trên bàn bao giờ cũng đầy hoa quả tươi (thay vì kẹo bánh - thứ mà nhiều phụ nữ khác yêu thích).

Con cái của Xử Nữ không chạy chơi ngoài phố với chiếc quần thủng gối, bít tất lấm lem, hay nước mũi ròng ròng. Bạn không bao giờ thấy cảnh chiếc caravat và bao thuốc lá của bạn bị bọn trẻ vứt ra sàn nhà, còn thanh kiếm nhựa và mặt nạ của chúng thì để lên trang tài liệu trên bàn làm việc của bạn. Xử Nữ mẹ là một nhà sư phạm nghiêm khắc.

Đôi khi bọn trẻ gặp vài khó khăn về tình cảm trong quan hệ với Xử Nữ mẹ, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong trường hợp nàng thiếu lòng tin vào chồng mình. Còn khi thấy mình được chồng yêu thương, nàng sẽ tặng cho mọi người quanh những tình cảm nồng ấm vô chừng. Con cái ngưỡng mộ Xử Nữ mẹ bởi tính hài ước và sự mềm mỏng. Để dạy cho con những nếp sống tốt, Xử Nữ thể hiện tính cứng rắn được pha dịu bởi sự dịu dàng và tình yêu thương.

Thật dễ chịu sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc trở về ngôi nhà của Xử Nữ, tràn đầy hương thơm hoa quả và bữa ăn nấu nướng ngon lành. Xử Nữ sẽ giúp bạn rũ bỏ mọi ý nghĩ nặng nề và tìm giải pháp cho những hoàn cảnh tưởng chừng không có lối thoát. Lúc ốm đau, Xử Nữ sẽ chăm sóc bạn như một y tá dày dạn kinh nghiệm. Nàng không bao giờ tán tỉnh bạn bè của chồng. Với nàng bạn có thể tin tưởng thảo luận mọi vấn đề chứ không chỉ chuyện tã lót, rau dưa. Nàng sẽ tận tuỵ với bạn bằng cả tấm lòng. Nàng sẽ không gây những cảnh đánh ghen điên cuồng, và không vung tiền qua cửa sổ. Nàng sẽ giữ được rất lâu làn da mịn màng và dáng đi mềm mại. Và chẳng nhẽ tất cả những điều đó cộng lại không xứng để tha thứ cho nàng vài nhược điểm nhỏ?

Nếu bạn đã may mắn gặp được Xử Nữ trên con đường của đời mình, hãy giữ lấy nàng. Có thể bạn sẽ không gặp may như thế thêm một lần nào nữa.

Hình ảnh (internet chỉ có tính chất minh họa)


Bạn sẽ ra sao khi mà cả mẹ chồng và nàng dâu đều cùng Cung Xử Nữ

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

Ngoại tình công sở

 

Ngoại tình công sở

Chỉ một cái tặc lưỡi “thử xem sao”, thế là không ít người đã trở thành “con nghiện” của ngoại tình công sở khiến cho những câu chuyện tình nảy nở dữ dội và để lại không ít hối hận cho bản thân.

Ngàn lẻ một lý do

Dân công sở có ít nhất 8 giờ vàng ngọc mỗi ngày để nhìn thấy đồng nghiệp - khoảng thời gian này trong nhiều trường hợp còn lớn hơn khoảng thời gian vợ - chồng dành cho nhau. Đó là nguồn cơn của nhiều mối tình chóng vánh nơi công sở. Minh - trưởng phòng của một công ty truyền thông thú nhận, dù đã có gia đình nhưng anh đã từng trải qua 2 mối tình công sở. Mối tình đầu tiên là với một đồng nghiệp cùng công ty nhưng khác phòng. Họ bắt chuyện với nhau từ buổi tiệc do công ty tổ chức, dần dà thân hơn rồi thành nhóm mấy người cùng đi ăn trưa, thỉnh thoảng rủ nhau đi cà phê tán chuyện. Rồi có những lúc buồn chuyện gia đình cô đồng nghiệp rủ anh trưởng phòng nọ đi nhậu. Thế là mọi chuyện cứ tiến xa thêm và họ đã rơi vào cái lưới của ngoại tình. Cho đến tận khi cô đồng nghiệp có lẽ đã bị thức tỉnh khỏi cơn mê nên chủ động đề nghị chấm dứt và chuyển công tác. Mối tình thứ 2 của anh đến sau đó không lâu, đó là phụ nữ khác hơn anh 1 tuổi làm ở một công ty đối tác. Chỉ qua vài lần trao đổi công việc, với “kinh nghiệm” của mình anh rất nhanh chóng phát tín hiệu và nhận được phản hồi. Thế là họ lại cuốn vào vòng xoáy ấy với quan điểm chỉ “vui vẻ”, không ai làm ảnh hưởng đến gia đình, công việc của ai.

Buồn chán chồng/vợ, đó thường là những lý do mà người trong cuộc hay đổ lỗi khi bước vào một mối tình vụng trộm nơi công sở. Ngân – nhân viên của một công ty nhà nước cũng không ngoại lệ. Chồng cô làm đến chức phó giám đốc một công ty, thường xuyên nhậu nhẹt, karaoke và thỉnh thoảng còn có bồ nhí. Buồn chán nên khi nhận được lời hỏi han, “động viên” từ anh đồng nghiệp cô nhanh chóng bị “gục ngã”.

Còn Hà lại khác, cô có một người chồng mà không ít đồng nghiệp ngưỡng mộ. Cho tới khi, vì cao hứng trên một diễn đàn dành cho phụ nữ, cô đã “bật mí” bí mật phòng the của vợ chồng mình. Nghĩ là giải trí, trên diễn đàn thì ai biết ai, thế mà thật không ngờ đã có “kẻ gian” theo dõi từ đấy. Và sau nhiều lần bị “vô tình” tiếp cận, một cái tặc lưỡi đã đưa cô vào một mối tình vụng trộm. Cô chỉ quyết định chấm dứt khi biết được bộ mặt thật của gã trai kia là một tên chuyên “săn” gái trên các trang mạng.

Chuyện “trao đổi, mua bán” chức quyền trong nhiều trường hợp cũng là động cơ của những cuộc tình nơi công sở. Vốn không có trình độ gì nhưng Mai - một phụ nữ ngoại tứ tuần đã ngồi chễm trệ trên cái ghế trưởng phòng của một cơ quan không phải nhỏ, và thao túng không ít quyền lực cơ quan trong hàng chục năm trời. Tại sao thì cả cơ quan đều biết. Mai đã có thâm niên làm người tình (công khai) của cả hai đời sếp trước đó. Mọi chuyện trở nên xôn xao khi có sếp mới về (do sếp cũ bị kỷ luật), cơ quan dọn dẹp lại phòng và phát hiện hàng trăm chiếc… bao cao su đã sử dụng vứt ngoài ban công phòng sếp…

Và không ít những chuyện tình vụng trộm được nảy sinh như là một thứ “mốt”. Thấy đồng nghiệp có “bồ”, mình cũng phải có cho… bằng bạn bằng bè. Nhiều người ban đầu cũng chỉ có ý định cho vui, nhưng rồi vướng vào lưới tình không dứt ra được. Làm việc ở một Đài truyền hình, Khanh thấy nhiều bạn mình có quan hệ tình cảm với bạn… đồng nghiệp, Khanh cũng để ý và tìm kiếm cho mình một ý trung nhân. Khanh bắt đầu tán tỉnh một MC. Chỉ sau vài lần đưa cô bạn đồng nghiệp về nhà, Khanh đã “hạ gục” đối thủ mặc dù anh đã có vợ và một cô con gái. Sau này, chuyện vỡ lở, vợ anh đã đến gặp trực tiếp cô MC nọ để nói chuyện. Song cô MC nọ nhất định không chịu buông tha. Cuối cùng thì vợ chồng Khanh ly hôn, còn đứa con nhỏ ở với bà nội. Mẹ Khanh không chỉ từ mặt con trai, thậm chí mỗi khi thấy cô MC kia trên màn ảnh là tắt phụp, nhất định không cho cháu xem. Nhưng sau cuộc hôn nhân tan vỡ, Khanh bắt đầu cảm thấy có lỗi, anh sinh ra cáu bẳn và cuộc tình với cô MC xinh đẹp cũng vì thế mà nhạt dần rồi tan theo. Cho đến khi cô MC đó “cặp” với một nhạc sĩ khác. Lúc này Khanh có hối tiếc thì đã muộn.

Chỉ là biện hộ?

Một vài câu chuyện trên không thể cho thấy đầy đủ những nguyên cớ khiến người ta gật đầu với ngoại tình công sở. Những buổi trưa vội vã và những nhà nghỉ khuất nẻo luôn kín phòng đã minh chứng cho sự gia tăng đáng báo động của tình trạng này. Và nó cũng cho thấy, không ít thành phần trong xã hội đã thừa nhận ngoại tình công sở như một thứ tất yếu. Người thì cho rằng vì cuộc sống hiện đại, vợ - chồng quá bận rộn khiến người ta không còn thời gian quan tâm và hiểu hết cái giá trị đích thực của nhau như người làm việc cùng cơ quan với họ. Trong khi đời sống ngày càng ổn định về vật chất nhưng lại phức tạp về tinh thần và thường có nhu cầu chia sẻ cao. Thế nên sau khi kết hôn khoảng một thời gian, tình cảm vợ chồng bước vào giai đoạn bình lặng. Lúc đó, nhu cầu tìm kiếm sự mới lạ, khác biệt trỗi dậy và nếu gặp những “điều kiện thích hợp” thì nó sẽ bén rễ và phát triển thành ngoại tình công sở.

Còn Thạc sĩ tâm lý Mã Ngọc Thể (Giám đốc Trung tâm Tham vấn Tân Trí Việt), qua rất nhiều cuộc tham vấn tâm lý liên quan đến ngoại tình cho rằng nguyên nhân dẫn đến ngoại tình nơi công sở là muôn hình vạn trạng. Nhưng có một nguyên nhân quan trọng, đó là do sức ép của công việc quá lớn, nhân viên căng thẳng có nhu cầu hỗ trợ lẫn nhau từ đó tạo ra sự gần gũi, thân mật. Hoạt động “ngoại giao” đối đãi “có đi có lại” hoặc “có điều kiện trao đổi” sẽ là phương thức để đạt mục đích chia sẻ trách nhiệm nhưng có thể dẫn đến nguy cơ ngoại tình chốn công sở. Bởi vì qua mỗi lần tiếp xúc các cá nhân đều khám phá được điều hấp dẫn từ đối tác của mình, khi có điều kiện họ sẽ dễ dàng thỏa hiệp với nhau vềc chuyện đi quá giới hạn, vẫn cần dựa vào nhau khi cần thiết nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hạnh phúc riêng tư.

Nhưng có thể thấy, trước một “cơ hội” để bước vào ngoại tình, có những người sẽ phải đấu tranh và kịp dừng lại, nhưng cũng có những người dễ dàng bước qua, lại có những kẻ trở thành “con nghiện” của ngoại tình công sở. Dù là lý do gì thì ngoại tình công sở cũng không dễ nhận được sự đồng tình từ dư luận, và những lý do đó, tất cả cũng chỉ là “ngụy biện”. Thạc sĩ Mã Ngọc Thể cho rằng, hiện tượng ngoại tình công sở cho thấy hiện nay các quan niệm về giá trị đạo đức trong xã hội đã có sự thay đổi. Giá trị chung thủy không còn được đặt ở vị trí cao nhất trong mối quan hệ vợ - chồng mà nó được xếp vào vị trí ngang bằng với các giá trị khác. Nhiều khi nó bị xem nhẹ không được coi trọng bằng các giá trị lợi ích kinh tế. Thực tế cho thấy nhiều gia đình khi gặp khó khăn kinh tế thường hay hướng đến mục đích kiếm tìm lợi nhuận mà quên đi sự vun đắp tình cảm. Khi làm việc ở công sở có thêm nhiều phương tiện giải trí và những thử thách đam mê, khiến người ta coi trọng tự do cá nhân, sống theo cảm xúc nhất thời, coi nhẹ nền tảng gia đình và không để tâm đến ranh giới chuẩn mực của hôn nhân.

Ai thiệt, ai hơn?

Tình công sở đôi khi phải đánh đổi bằng sự rạn nứt, thậm chí là tan vỡ hạnh phúc gia đình. Nhưng trong nhiều trường hợp, người trong cuộc lại không cần đến sự cung cấp về vật chất hay nhu cầu thể xác mà chỉ là sự quấn quýt, san sẻ về tinh thần. Những trường hợp này, khó có thể nói ai thiệt, ai hơn bởi người trong cuộc hầu hết đều là những người “minh mẫn”, họ dung dưỡng cái tôi ích kỷ bằng cách chơi bời, hưởng thụ ích kỷ. Và dù phần lớn xã hội vẫn lên tiếng phê phán hiện tượng ngoại tình công sở, nhưng chỉ với 8 tiếng làm việc mỗi ngày, thì đây vẫn là những làn sóng ngầm xuất hiện ngày càng dữ dội.

Chốn công sở là nơi dễ gặp những cảm xúc đẹp đẽ, êm dịu nhưng có nhiều cám dỗ. Mỗi người hãy biết cách bảo vệ hạnh phúc của mình trước những cám dỗ đó. Hôn nhân là sự vun đắp của hai vợ chồng, có những lúc tình cảm dễ rơi vào những suy nghĩ tiêu cực không hài lòng với bạn đời của mình. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, hãy tạo ra khoảng lặng để xem xét lại cuộc sống hôn nhân và tìm ra các yếu tố cản trở sự hòa hợp để khắc phục. Không nên hướng đến sự tìm kiếm một hình ảnh thay thế hay tìm cách trả thù. Dù chuyện ngoại tình có xảy ra, vẫn cần giữ được sự tôn trọng lẫn nhau để cùng bàn bạc, tìm ra giải pháp phù hợp nhất. (Sưu Tầm)

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

BÁC SĨ VIỆT NAM GIỎI NHẤT THẾ GIỚI ?

 Sự gian đối trong thi cử buộc tôi và mọi người phải xem lại tính đúng đắn của bài viết này...nếu thi cử gian dối nhiều năm và đã thành hệ thống thì bài viết này rất có khả năng là có thật....thật đáng buồn và đáng sợ;


KIÊN NHẪN ĐỌC NHÉ CÁC BẠN CỦA TÔI

BÁC SĨ VIỆT NAM GIỎI NHẤT THẾ GIỚI ...!

        ... Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật của tôi và những người thân xung quanh. Tôi sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội trong một gia đình công chức bình thường. Về học vấn, tôi học chật vật vất vả, thậm chí học đến 3 giờ sáng, cuối cùng cũng thoát được nạn mù chữ, có được tấm bằng đại học xây dựng. Thế mà ở Việt Nam ta có nhiều người giỏi quá, có hàng vạn giáo sư tiến sĩ. Nhất là các bác quan chức của ta, các bác bận trăm công nghìn việc, cứ phải đi họp liên miên, cứ phải đi nước ngoài liên tục. Các bác vừa lãnh đạo công tác Đảng vừa lãnh đạo công tác chính quyền, vừa tham gia công tác quốc hội thế mà các bác vẫn bảo vệ thành công luận án TIẾN SỸ. Chả trách mà đất nước ta ngày càng đổi mới, ngày càng phát triển. Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh. Chả mấy mà đất nước ta sánh vai với Hàn Quốc, Nhật Bản. Chả mấy mà đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Điều tôi muốn nói với mọi người là: tôi là người bình thường và muốn chia sẻ với các bạn về một số vấn đề y tế.

CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT :

Tôi thấy sức khoẻ không ổn, theo y tế cơ quan khuyên đi khám tổng thể, tôi chọn bệnh viện VIỆT PHÁP là bệnh viện của (Tây) thì chắc phải tốt, giá cả hơi đắt nhưng cũng chấp nhận. Khám cho tôi là một bác sĩ chuyên khoa lâu năm, sau khi đo huyết áp cho tôi, kết quả: 140/90. Bác sĩ bảo huyết áp như vậy là cao và nguy hiểm và bác sĩ cho tôi đeo máy đo huyết áp 24/24. Kết quả HA thấp nhất: 120/75, HA cao nhất: 145/90. Bác sĩ điều trị cho tôi nói rằng huyết áp này là cao và rất nghiêm trọng, cần phải điều trị. BS giảng giải cho tôi biết tác hại của huyết áp cao và nói bệnh tình của tôi rất nghiêm trọng và cho đơn một loạt thuốc uống. Tôi chẳng biết gì về bệnh huyết áp cao và về nhà tuân thủ theo thuốc bác sĩ đã kê đơn và luôn lo lắng đứng ngồi không yên về bệnh lý của mình. Tôi vẫn thường chơi tennis, mỗi lần đánh xong mệt quá thì tự nhiên tôi lại lo sợ rằng huyết áp có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình. Tôi có phàn nàn với BS về tình trạng lo lắng sợ sệt thì BS kê đơn cho tôi 1 lọ thuốc Lexomil (thuốc điều trị rối loạn cảm xúc). 1 lọ có 30 viên, mỗi ngày uống 1/2 viên, uống trong 60 ngày. Tôi uống thuốc thì thấy tinh thần rất tốt, sau khi uống hết một lọ, tôi định đi mua tiếp và bây giờ tôi mới đọc đến tính năng tác dụng phụ của thuốc là thuốc gây nghiện làm cho bệnh nhân có xu hướng muốn đi tự tử. Tôi sợ quá nên không mua nữa. Đây là thuốc gây nghiện rất mạnh, sau khi không uống thuốc, nó hành hạ tôi suốt ngày trong tình trạng hoảng hốt, lo sợ, lúc nào cũng tưởng như mình sắp chết. Trời ơi sao người ta lại làm ra loại thuốc khủng khiếp thế mà một bác sĩ tim mạch lại kê đơn thuốc tâm thần cho tôi. Suốt mấy năm trời tôi sống trong tình trạng hoảng hốt sợ chết, nhất là 2 năm đầu tiên. Có lần tưởng mình sắp chết, tôi bảo vợ tôi lấy sổ ghi chép xem ai nợ tiền mình, xem mình nợ tiền ai, công việc sau khi tôi có mệnh hệ nào thì bàn giao cho ai. Một lọ thuốc nhỏ bé mà không hiểu sao nó lại tác dụng mạnh và lâu dài đến thế . Nó biến tôi từ một người cao 175m nặng 65kg và có khuôn mặt cũng chấp nhận được trở thành một người già nua xấu xí béo phì nặng 90kg.

CÂU CHUYỆN THỨ HAI :

Sau khi bị huyết áp cao, cứ 6 tháng tôi lại đi khám định kì 1 lần, tôi vẫn khám bác sĩ chuyên khoa cũ vì tôi nghĩ rằng bác sĩ đó đã nắm được bệnh của tôi, nếu thay bác sĩ mới thì người ta lại phải tìm hiểu bệnh tình của tôi lại từ đầu. Bác sĩ cho tôi chạy gắng sức trên máy tập và tôi rất mệt. Sau đó bác sĩ cho tôi đi chụp động mạch vành , kết quả là trong một nhánh nhỏ của tim, tôi bị hẹp 30% . Bác sĩ cho rằng bệnh tình của tôi rất nghiêm trọng và chuyển hồ sơ của tôi đến tham khảo bác sĩ Hùng chuyên khoa tim mạch bệnh viện tim - Bạch Mai. Tôi được biết bác sĩ Hùng là chuyên gia giỏi nhất Việt Nam về đặt stent cho động mạch vành. Hình như vào thời điểm đó ở Việt Nam chỉ có 4 bác sĩ làm được việc này. Tôi mang hồ sơ đến cho bác sĩ Hùng, BS xem xong rồi bảo tôi chỉ định phải đặt stent. Tôi rất lo lắng và buồn phiền nhưng được biết BS Hùng là người nổi tiếng cho nên tôi cũng chấp thuận đặt stent, và tôi hỏi BS Hùng là tôi đã mua vé đi du lịch Thái Lan, để cho tôi đi du lịch 1 tuần rồi về đặt stent có được không. BS Hùng trả lời: “ANH HỎI THẾ TÔI CŨNG CHẲNG BIẾT TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO“ . Thế rồi về nhà tôi đánh liều, cứ đi du lịch Thái Lan. Bạn tôi khuyên mang hồ sơ bệnh án đi sang đấy để nếu có cấp cứu thì bệnh viện người ta còn biết bệnh án của mình. Sau đó, về Hà Nội, tôi có nói chuyện với gia đình về trường hợp động mạch vành của mình. Gia đình tôi giãy nảy lên “trường hợp của Phương quá nhẹ, chưa cần phải đặt stent”. Tôi phân vân và đi hỏi một số các bác sĩ khác, họ cũng khuyên là chưa cần phải đặt. Sau đó khoảng 3 năm, tôi lại đi chụp động mạch vành, kết quả là động mạch vành của tôi chẳng sao cả. Cái chỗ hẹp 30% lần trước nay không còn nữa. Thật may mắn cho tôi. Nhưng điều tôi không thể hiểu là một bác sĩ giỏi nhất Việt Nam trong lĩnh vực đặt stent lại quyết định chỉ định tôi phải đặt. Nếu tôi đặt stent thì dễ nhưng rút ra thì không thể, và tôi phải đeo dị vật trong tim suốt đời à ?

CÂU CHUYỆN THỨ BA :

Một lần tôi đi xe máy bị ngã đập vai xuống đường, người dân dìu tôi vào vỉa hè. Tôi nghỉ một lát rồi đi xe máy một tay về đến bệnh viện gần nhất, đó là bệnh viện 354 quân đội. Người ta cho tôi chụp XQ cái vai, tôi xem phim thấy vai của tôi có một vết rạn rất nhỏ, chỉ bằng sợi tóc. Sau đó họ chuyển hồ sơ đến bác sĩ chuyên khoa, ông ấy chỉ định: PHẢI MỔ. Tôi vừa sợ vừa ngạc nhiên, không biết mổ để làm gì, vai con người chứa rất nhiều dây thần kinh, gân, cơ. Nếu mổ thì biết bao giờ mới hồi phục đây ? Rút kinh nghiệm của những lần trước, tôi chạy đến khám BS chuyên khoa người Pháp. Ông ấy xem phim rồi bảo trường hợp này quá nhẹ, không cần phải điều trị bất cứ điều gì, chỉ cần buộc một cái băng vào cánh tay treo lên cổ, 2 tuần sau sẽ khỏi. Mấy tháng sau, tôi vẫn đánh được tennis và golf bình thường. Tôi nghĩ mãi và không thể lý giải được quyết định chỉ định mổ của bác sĩ bệnh viện 354. Sao con người ta ĐỘC ÁC VÀ VÔ TRÁCH NGHIỆM đến thế .

CÂU CHUYỆN THỨ TƯ

Có một lần đau lưng quá , tôi nghĩ mình cần phải đi kiểm tra cột sống. Lần này, tôi quyết định lựa chọn bệnh viện Vinmec, đó là bệnh viện tư nhân, giá cả hơi đắt nhưng có thể người ta nhiệt tình. Đến đấy, bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho tôi chụp CT cắt lớp. Kết quả: cột sống của tôi rất xấu: rách đĩa đệm, hẹp ống sống... Bác sĩ bảo tôi là rất nghiêm trọng, cần phải mổ cột sống. Lần này, tôi đã có kinh nghiệm, không vội tin vào chỉ định của bác sĩ. Tôi mang hồ sơ đến một bệnh viện khác để kiểm chứng. Lần này tôi chọn BV 108 QĐ. Tôi đưa phim chụp cắt lớp cho ông BS xem. Ông BS xem rồi bảo cái phim này chẳng có tác dụng gì, chụp chỉ để cho vui, chụp chỉ để đi khoe. Rồi bác sĩ chỉ định tôi phải đi chụp một cái phim XQ bình thường. Sau khi có kết quả chụp phim, ông BS xem rồi bảo: “ANH CHẲNG CÓ BỆNH GÌ. Đây là trường hợp thoái hoá cột sống theo tuổi tác, không thể điều trị được, phải chấp nhận chung sống hoà bình . Để cải thiện cột sống, anh phải luyện tập thể thao. Nếu đau quá thì tôi sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho anh”. Sau đó tôi chơi golf và thấy bệnh tình được cải thiện rất tốt. Một điều mà tôi không thể lý giải được là tại sao 2 bác sĩ chuyên khoa ở 2 bệnh viện lớn lại có chẩn đoán ngược nhau hoàn toàn.

CÂU CHUYỆN THỨ NĂM

Cùng phòng làm việc với tôi có một cậu tên là Trung - kĩ sư xây dựng. Một hôm, cậu ta bảo: “ông Phương ơi, ông xem cái cổ tôi mọc 4, 5 cái hạch, mai ông cho tôi nghỉ đi khám bệnh”. Tôi đồng ý. Sau đó cậu Trung đi khám bệnh theo tuyến, người ta thấy có vấn để chuyển lên các bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện cuối cùng là bệnh viện truyền máu huyết học trung ương. Ở đấy, người ta làm một lô xét nghiệm và kết luận cậu Trung bị ung thư máu giai đoạn 4. Rồi đưa sang điều trị. Trong phác đồ điều trị có chạy xạ và truyền hoá chất, ở bệnh viện có bệnh nhân chạy xạ và truyền hoá chất được 5, 6 lần thì chết vì kiệt sức. Cậu Trung chạy xạ truyền hoá chất 2 lần thì tóc rụng hết, người rất yếu. Thế rồi cậu ta xin về nhà không điều trị nữa chờ chết. Mấy tháng sau, do không điều trị nên sức khoẻ có tốt hơn. Cậu ta gọi điện cho tôi: “ông Phương ơi, tôi về nhà chờ chết mà mãi không chết . Bây giờ tôi thấy người cũng khoẻ nhưng ở nhà cả ngày buồn quá, ông cho tôi đi làm. Tôi bảo ông cứ đi làm đi cho vui, tôi cho ông chế độ đặc biệt thích đi lúc nào thì đi , thích về lúc nào thì về”. Sau mấy tháng đi làm, tôi thấy cậu Trung vẫn khoẻ mạnh bình thường, tôi bảo “trường hợp của ông lạ quá, người ta bảo ung thư máu chết rất nhanh mà tại sao ông vẫn khoẻ mạnh ? Theo tôi ông nên đi khám lại”. Cậu Trung đến bệnh viện truyền máu huyết học trung ương, sau khi lại làm một lô xét nghiệm, người ta kết luận cậu ấy chẳng làm sao cả. Cậu ấy có hỏi tại sao trước đây lại chẩn đoán tôi bị ung thư ? Bác sĩ trả lời “  đây là trường hợp hy hữu, xin chúc mừng anh. Trời ơi, bệnh viện cứ chẩn đoán nhầm thế này thì chết con người ta.

CÂU CHUYỆN THỨ SÁU

Ở cơ quan tôi có một cậu còn trẻ, con mới được 2 tuổi thế mà suốt một năm qua, cháu bị ho rất nhiều. Gia đình đưa đi khám nhiều bệnh viện huyện, tỉnh. Mỗi lần đi khám, bác sĩ kê đơn cho một bọc thuốc kháng sinh. Suốt một năm trời, cháu uống hết thuốc này đến thuốc khác. Người xanh xao vàng vọt, còi cọc không lớn được. Tôi bảo cậu ấy tôi có nghe bạn tôi giới thiệu có ông bác sĩ PHẠM THẮNG chuyên khoa tai mũi họng ở bệnh viện Bạch Mai có khám ngoài giờ ở ngõ Đoàn Nghĩ Hài phố Trần Quốc Toản, cậu mang con đến thử khám xem sao. Bác sĩ Phạm Thắng sau khi khám cho cháu bé xong chỉ cho phác đồ điều trị đơn giản như hút mũi, xông mũi, xông họng... Tất cả các loại thuốc kháng sinh cháu dùng trong năm qua đều bỏ hết. Sau khi điều trị một tháng ,kỳ lạ thay cháu hết ho và sức khoẻ cải thiện rõ rệt. Với tôi , điều kỳ lạ là trong khi có nhiều bác sĩ ngu dốt và vô trách nghiệm thì vẫn còn có những bác sĩ tài năng. Vấn đề là người dân làm sao để tìm được bác sĩ có tài năng để khám chữa bệnh cho mình đây ?

LỜI KẾT

Rút kinh nghiệm của tôi, nếu các bạn đi khám bệnh mà bác sĩ kết luận có bệnh nặng thì đừng tin ngay, cần phải đi kiểm chứng nhiều bác sĩ và bệnh viện khác. Tôi không hiểu đội ngũ bác sĩ của Việt Nam như thế nào. Khoảng 15 năm qua, các em các cháu thi vào trường đại học Y điểm rất cao chứng tỏ học lực các em rất giỏi. Tôi hy vọng các lứa bạn thanh niên này tương lai sẽ là những bác sĩ giỏi của Việt Nam.

... Chuyện hoàn toàn thật theo lời kể của nhân chứng Nguyễn Tuấn Phương !

         Sưu tầm từ Facebook  Vũ Duy Kỳ nhóm Nụ cười Liên Xô               

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ayun Hạ




1/ Công trình thuỷ lợi Ayun Hạ: (tóm tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác)

1.1- Tóm tắt: Công trình thuỷ lợi cấp II, Nhóm A

+Hồ chứa nước có dung tích: 253 x 106m3.

+Cống lấy nước đầu mối có lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s.

+Kênh chính dài 14,84 km, lưu lượng thiết kế: 23,4m3/s

+Kênh chính Nam dài 18,35km, lưu lượng thiết kế: 8,94m3/s

+Kênh chính Bắc dài 13,47km, lưu lượng thiết kế: 7,34m3/s

+Tổng chiều dài kênh cấp 1 (40 kênh): 80,7km

+Tổng chiều dài kênh cấp 2                   150km

+Tổng khối lượng đát, đá đào:     4.127.250 m3

+Tổng khối lượng đát, đá đắp:     4.768.732 m3

+Bê tông các loại:                           138.228 m3

+Đá xây lát:                                     188.943 m3

+Tràn xả lũ:                         Qmax = 1.267m3/s

+Công trình đầu mối (đập, tràn, cống): khu vực lòng hồ, bãi vật liệu dự phòng, đường quản lý công vụ, hệ thống đường điện, nhà quản lý, nhà tháp cống – tràn hành lang chỉ giới công trình, vùng phụ cận và các trang, thiết bị, vật tư máy móc, phương tiện phục vụ công trình.

+Nhà máy thuỷ điện sau đập đất công suất 3.000kwh

1.2- Tên gọi: Hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ

1.3- Chức năng-Nhiệm vụ: (Theo quyết định 315/CT ngày 11/12/1986 của Chủ tich Hội đồng Bộ trưởng-Phê duyệt Luận chứng kinh tế-kỹ thuật công trình Ayun Hạ tỉnh Gia Lai-Kon Tum) Tưới tự chảy cho 13.500ha của 6 xã Chư Athai, Ia Piar, Ia Jurr, Phú Hoà, Ia Rbol, Ama rơn; Kết hợp phát điện, bơm tưới trong vùng và nuôi, đánh bắt thuỷ sản trong hồ.

1.4- Chủ đầu tư: Bộ Nông nghiệp và PTNT

1.5- Đại diện Chủ đầu tư trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng: Ban quản lý Dự án xây dựng công trình thuỷ lơi 412 (Nay là Ban quản lý dự án thuỷ lợi 8-Bộ Nông nghiệp và PTNT)

1.6-Đơn vị trúng thầu tư vấn:

+Công ty khảo sát thiết kế thuỷ lợi 1-Bộ NN&PTNT

+Xí nghiệp thiết kế 2-Bộ NN&PTNT

+Xí nghiệp thiết kế 3-Bộ NN&PTNT

+Xí nghiệp Khảo sát 4-Bộ NN&PTNT

+Công ty Khảo sát-Thiết kế Quảng Nam-Đà Nẵng

+Công ty Khảo sát – Thiết kế Gai Lai

1.7- Đơn vị thi công xây dựng công trình

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 45

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 41

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 42

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 48

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 47

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 27

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi 28

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi Gia Lai

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi ĐăkLăk

+Công ty Tàu Cuốc 2

+Công ty Xây dựng thuỷ lợi Quảng Nam-Đà Nẵng

+Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai

+Công ty Công trình Giao thông Gia Lai

+Công ty Lam Sơn-Bộ quốc phòng

+Xí nghiệp Khai hoang xây dựng đồng ruộng Gia Lai

1.8- Thời gian khởi công xây dựng: Năm 1987, chính thức làm lễ khởi công năm 1990, chặn dòng năm 1994

1.9- Thời gian đưa vào khai thác sử dụng: Năm 1996

1.10- Đơn vị quản lý khai thác: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai (nay là công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai)

1.11-Đặc điểm tình hình an ninh, trật tự

           Công trình đầu mối nằm trên đia bàn xã Ayun Hạ huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai sau giải phóng 30/4/1975 là xã trọng điểm hoạt động của tổ chức Fulrô, các tổ chức trước đây của địch, hiện tại vẫn chịu tác động của cơ sở cũ. Điển hình là trong vụ bạo loạn chính trị không vũ trang xảy ra ngày 02/02/2001, Ayun Hạ là một trong những xã điểm nóng của tỉnh. Trong những năm qua đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự ở khu vực đầu mối công trình như: Dùng thuốc nổ đánh bắt cá ở hồ và hạ lưu đập, đánh nhau, trộm cắp, khai thác đá và vật liệu trái phép.

1.12-Tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại:

+2 Tổ bảo vệ chuyên trách khu vực đầu mối và kênh chính

+2 Tổ bảo vệ kiêm nhiệm thuộc khu tưới

+Trung đội tự vệ xí nghiệp

+Tiểu ban phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.

1.13-Sơ đồ vị trí công trình:

        Vị trí địa lý: Công trình thủy lợi Ayun Hạ nằm trong tọa độ:

              12056’59”     -   12057’30” vĩ độ Bắc

              107027’20”   -   107028’00” kinh độ Đông

       Thuộc địa giới hành chính 6 huyện, thị xã: Chư sê, Đăk Đoa, Mang Yang, Phú Thiện, Ia Pa và Thị xã Ayun Pa – Tỉnh Gia Lai. Cách thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai 60km về phía đông nam.

      Tổng diện tích tự nhiên công trình thuỷ lợi Ayun Hạ UBND tỉnh giao cho công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý sử dụng (Theo quyết định số: 889/QĐ-UB ngày 31/12/2001) là: 4.661,27 ha. Trong đó:Diện tích mặt hồ và diện tích khu vực công trình đầu mối, vùng bán ngập lòng hồ (đến cao trình 210) là:3.983 ha. (Kèm theo bản đồ hiện trạng giao đất tỷ lệ 1/50.000)

SỰ DỊCH CHUYỂN VÀ BIẾN ĐỔI PHỐ NGHỀ HÀ NỘI

 (Phiên bản có bổ sung từ lời bình cuốn phim tài liệu khoa giáo: Phố nghề Hà Nội trong dòng chảy thời gian- Đài PT- TH Hà Nội. Bài có tính chuyên khảo, khá là dài.)

ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ DỊCH CHUYỂN VỀ ĐÔNG CỦA DÒNG CHẢY SÔNG HỒNG

         Sự chuyển dịch dòng chảy dần sang hướng Đông của dòng sông Hồng trong hàng chục thế kỷ, đó  là một trong những yếu tố tự nhiên góp phần làm chuyển dịch những phố nghề, phố hàng của đất kinh kỳ, kẻ chợ Thăng Long Hà Nội trong nhiều thế kỷ.

         Đơn cử như phố Hàng Chĩnh xưa nằm sát bên bờ sông Hồng. Hằng ngày, chum chĩnh, be vại, ang nồi, siêu ấm đất nung từ các làng nghề Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng xuôi về tấp vào bốc hàng lên đó rất thuận tiện. Nhưng khi dòng chảy sông Hồng dần sang hướng Đông, thì việc bốc dỡ vận chuyện các hàng dễ vỡ ấy lên phố Hàng Chĩnh không còn thuận tiện như trước. Các thuyền gốm sành lại phải ghé vào đoạn phố Hàng Mắm phía dưới, cách phố Hàng Chĩnh độ dăm bẩy trăm thước đường để tập kết hàng. Thế là ngoài việc phố Hàng Mắm xưa có rất nhiều cửa hàng buôn bán đủ các loại mắm từ các thuyền buôn xứ Thanh Nghệ miền Trung đem ra, lại có thêm các cửa hàng bán đồ gốm đất nung thay thế dần cho các cửa hàng trên phố Hàng Chĩnh. Bên cạnh bán chum chĩnh, người phố Hàng Mắm còn bán thêm các loại tiểu sành. Vì thế phố Hàng Mắm có thêm nghề làm bia đá, ảnh khắc đá phục vụ các gia đình lo việc tang lễ

          Nhưng hồn cốt của phố Hàng Mắm vẫn là các cửa hàng bán mắm.Chủ yếu là mắm tôm, mắm cá. Đó là nguồn chất đạm chủ yếu trong các bữa ăn của người Việt truyền thống. Những năm thuộc thập niên 60 của thế kỷ trước, khi tôi còn thơ bé, từ nhà ở đầu phố Nguyễn Hữu Huân (tức phố Bắc Ninh rồi phố Phan Thanh Giản cũ) đi học tại trường Nguyễn Huệ trên phố Hàng Tre, khi đi qua phố Hàng Mắm, vẫn phải chạy thực nhanh vì một đoạn phố vẫn sặc mùi mắm. Rất sợ.  Sau mới hết dần các hàng bán buôn mắm từ khi nào chả rõ.

         Tôi còn giữ tấm băng ghi hình tư liệu về một bà nữ y tá tham gia đội quân Quyết tử Hà Nội thời 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Đó là bà Nguyễn Thị Hạnh. Bà chính là con gái một gia đình cự phú chuyên buôn bán mắm lâu đời nhà ở số 6 phố Hàng Mắm. Sau này bà lấy chồng rồi sinh sống ở ngôi nhà cổ 53 phố Hàng Bạc ngày xưa cũng đã được sinh ra trong một ngôi nhà thuộc phố Hàng Cót, cái thời mà phố vẫn còn đôi ba hàng buôn bán cót. Họ thường trải những tấm cót đan từ nứa tước dài rộng khắp trên hè phố. Bây giờ nhiều bạn trẻ nghe nói đến “cót”, còn chả hiểu “ cót” là gì nữa. Xin thưa, đó là những tấm phên lớn đan từ nứa chẻ. Chúng rất dài rộng. Người nhà nông mỗi mùa gặp thường mua cót về quây thành những chiếc thùng lớn cao ngang đầu người để đựng thóc sau khi gặt đập phơi khô. Cót thường được dùng làm phên che, hay trần nhà cho những ngôi nhà tạm của người nghèo. Sau này, cót thường được dùng lót dưới các tấm bê tông đổ trần trong các ngôi nhà kiên cố. Đôi khi nhà xây lâu ngày, một đôi tấm vữa trần rụng xuống, người ta nhìn lên vẫn thấy các vết hằn chéo qua chéo lại in trên cốt bê tông,  là dâu vết của những tấm cót lót trần cũ.Phố Hàng Muối kế bên thì chả còn hàng muối nào đã lâu, như từng nghe chuyện bà ngoại tôi kể thời trước. Phố Hàng Muối san sát các vựa muối. Muối chất cao quá đầu người. Trời nồm đi dưới lòng phố cứ gọi là nhớp nháp kinh hoàng. Và phố Hàng Tre khi ấy cũng chả thấy còn hàng bán tre nào nữa. Khi xưa thì trên phố toàn những là tre, nứa, bương, vầu ngổn ngang  từ các vùng rừng núi chuyển về cho dân Kẻ Chợ xây nhà, dựng cửa. Phố Hà Nội ngày xưa đa phần là nhà tre lá, gỗ lạt. Người ta còn dùng tre nứa đan bồ, đan cót trên các phố Hàng Bồ, Hàng Cót. khi xưa. Nhà sử học Lê Văn Lan; (Van Lan Le)

https://www.facebook.com/vanlan.le.397?

         Hay như khi xưa phố Hàng Bè chính là nằm bên bờ sông Hồng, tầu thuyền, bè mảng tấp nập suốt đêm ngày. Sau dòng chảy sông Hồng dịch xa, Phố Hàng Bè dần thành bờ bãi, tàu thuyền, bè mảng không còn chỗ ghé lại , một đoạn phố Hàng Bè lại trở thành phố Hàng Cau khô là nơi tập kết buôn bán  cau khô. Sau này, theo thời gian, việc buôn bán cau mai một, do phong tục ăn trầu ở Hà Nội và các vùng ven không còn thịnh hành như trước. Ngày xưa, nhà văn Nhất Linh thuộc Tự Lực Văn Đoàn cũng sinh sống tại một ngôi nhà trên phố Hàng Bè. Bà vợ nhà văn có một cửa hàng buôn bán cau khô rất lớn. Sau năm 1954, gia đình nhà văn chuyển vào Sài Gòn sinh sống và bà vợ nhà văn vẫn giữ nghề buôn bán cau khô tại một cửa hiệu bên cạnh chợ An Đông cho đến tận sau ngày thống nhất đất nước năm 1975.

          Việc lấp hồ Hàng Đào cũng đã làm hình thành mấy dẫy phố mới nay gọi là Đinh Liệt, Gia Ngư.

          Đặc biệt phố Cầu Gỗ được gọi theo tên cây Cầu Gỗ nối 2 hồ Hoàn Kiếm và hồ Hàng Đào

PHỐ NGHỀ HÀ NỘI DỊCH CHUYỂN TRONG THỜI PHONG KIẾN

         Ca dao cổ  có bài:

Rủ nhau chơi khắp Long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than

Hàng muối, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng

Hàng Chĩnh, Hàng Nón, Cầu Đông

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè

Hàng Thùng, Hàng Bút, Hàng Tre

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà

Quanh đi tới phố Hàng Da

Trải xem đường phố thật là vui thay

         Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, xã hội của Việt Nam thì những phố phường Hà Nội cổ là một thể cộng đồng phức  hợp cả về mặt chính trị tức là mặt tổ chức hành chính, về mặt kinh tế, tức là các hoạt động nghề nghiệp, sản xuất, buôn bán và về mặt văn hoá, nếp sống sinh hoạt ứng xử của cư dân. Đặc trưng lớn nhất của phố cổ Hà Nội chính là những phố nghề.

          Khái niệm về phường được coi là xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, ước đoán là vào thời Bắc thuộc. Vào năm 1223, vua Trần đã theo lệ trước, chia Thăng Long ra làm 61 phường, vào thời Lê, kinh thành đã định hình 36 phường. Mỗi phường chia làm hai bên tả, hữu, dọc theo một trục đường chính. Vì thế, có vị khách phương Tây thời ấy làm 72 phường. Trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi thường nhắc đến tính chuyên nghề của các phường này. Ông viết: “Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài, mâm võng, gấm trìu và dù lọng. Phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Tả Nhất làm quạt, phường Đường Nhân bán áo diệp y ”…

          Sự xuất hiện và định hình các phường phố chuyên nghề của kinh đô Thăng Long đã diễn ra dần dần theo thời gian, phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của đời sống, sản xuất, giao lưu, buôn bán và các sinh hoạt văn hoá, tinh thần còn mang đậm chất làng quê Việt Nam.

          Ở kinh thành, tầng lớp vua chúa, quan lại và học trò, kẻ sĩ chiếm số lượng không lớn, còn lại  đa số  nhân dân thuộc tầng lớp nông, công, thương. Trong đó, bộ phận thợ thủ công, thương nhân chính là yếu tố chủ thể của cả đô thị Thăng Long, Hà Nội.

         Bắt đầu từ đời Lý, sang đời Trần, đến đời Lê rồi sang đến thế kỷ 17-18, vào đời Nguyễn thế kỷ 19, làn sóng di cư của các hiệp hội thủ công từ các làng nghề chuyên nghiệp thuộc các vùng lân cận về hành nghề tại Kẻ chợ đã ngày một tăng cao. Một học giả phương Tây tên là Đăm-pi-ơ khi đến Kẻ Chợ vào năm 1886 đã viết: “Chúng ta có thể gặp ở đây người thuộc rất nhiều nghề, tỷ như thợ đóng móng ngựa, thợ sơn, người đổi bạc thợ làm giấy, thợ tráng men, thợ đúc chuông và  những dạng thợ thủ công khác.

        Nguồn gốc của những người thợ này một phần là dân bản xứ lâu đời của một số làng chuyên ven đô và phần lớn là từ các làng quê chuyên nghệ, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, bên cạnh các triền sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình sông Cầu, rất thuận lợi cho việc giao thông luân chuyển.

          Phương thức di cư hành nghề phổ biền là sau khi người làng học được kỹ thuật chuyên môn do vị tổ nghề trong làng để lại, đến những dịp thuận tiện, họ hoặc là được vua chúa vời lên phục vụ cho nhu cầu của hoàng cung. Hoặc là theo nhau kéo lên kinh đô mở cửa hàng, cửa hiệu. Trước là bán buôn các mặt hàng truyền thống đem từ quê hương lên. Sau dần, họ vừa buôn bán vừa tổ chức sản xuất tại chỗ cho thuận tiện. Từ đó hình thành các phường phố chuyên nghề.

           như nghề đúc đồng ở Ngũ Xá và buôn bán hàng đồng ở phố Hàng Đồng dọc và ngang, là do người  dân ở 5 làng nghề đúc đồng lâu đời của các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh tụ hội về. Trong đó, nổi tiếng là dân các làng Hè (Đông Mai), Bưởi (Đại Bái), Nôm (Đề Cầu). Làng Rồng, làng Dí Thượng, làng Dí Hạ (Nguyệt Đức)  có nguồn gốc ở xứ Kinh Bắc và Sơn Nam. Nhà ngoại tôi vốn gốc gác xa xưa ở làng nghề đúc đồng Dí Thượng, Nguyệt Đức, Thuận Thành, Bắc Ninh. Từ đầu thế kỷ 20, họ tộc định cư hẳn trên bán đảo Ngũ Xã bằng chính nghề đúc đồng rồi buôn bán đồ đồng. Sau ông bà ngoại tôi chuyển về cư ngụ tại phố Hàng Đồng và mở thêm cả gian hàng đồ đồng trên chợ Đồng Xuân nữa.  Sau này, chính quyền mới cấm hành nghề sản xuất, buôn bán đồ đồng, mới đành thôi. Cậu mợ và các em tôi còn ở nhà 38 phố Hàng Đồng cho mãi tới sau khi mợ tôi khuất núi vào những năm đầu thế kỷ 21 mới chuyển đi;

          Ca dao cổ còn miêu tả phố Hàng Đồng xưa như sau:

Khoan khoan chân trở gót hài

Qua Hàng Thuốc Bắc sang chơi Hàng Đồng

Biết bao của báu lạ lùng

Kìa đồ bát bảo, lại lồng ấp hương

(Ảnh ST trong bài:1- Phố Hàng Đồng cổ- 2 Phố Hàng Đồng cũ 3- Phố Hàng Đồng hiện tại)

          Dân làng Quất Động và các làng xung quanh thuộc huyện Thường Tín- Hà Tây đem nghề thêu ra sinh sống ở kinh thành, lập nên phố Hàng Trống và các phố lân cận bên bờ hồ Gươm.

         Không những đem theo nghề nghiệp cổ truyền, họ còn đem theo luôn những tập quán sinh hoạt văn hoá tinh thần của quê hương ra kinh thành. Đơn cử như  tục thờ vọng tổ nghề hay thành hoàng làng ở quê ngay tại kinh thành. Dân thợ thêu Quất Động lập đền thờ ông tổ Lê  Công Hành tại ngõ Yên Thái, gọi  là “Tú đình thị”- đình thợ thêu. Dân nghề tiện Nhị Khê hành nghề ở phố Tố Tịch và  lập đền thờ tổ nghề ở phố hàng Hành. Dân làng Châu Khê đúc bạc lập đền thờ Kim Ngân ở phố Hàng Bạc, dân làng Chắm đóng giầy lập đền thờ tổ nghề ở ngõ  Hài Tượng, Dân Ngũ Xã lập đền thờ tổ nghề đúc đồng ở bên hồ Trúc Bạch …

         Mối quan hệ của dân cư trong mỗi phường phố cổ của Hà Nội khá chặt chẽ. Trong đó có cả mối quan hệ huyết tộc, đồng hương, đồng nghiệp, chủ thợ, bạn hàng. Sau khi lên kinh thành làm ăn phát đạt, họ thường gửi tiền của về tậu vườn, tậu ruộng ở bản quán, đợi khi về giá sẽ về quê hưởng thú điền viên, nhường cửa hiệu nhà xưởng trên phố cho các lớp con cháu hậu sinh. Và cái vòng luân chuyển cứ thế tiếp diễn cho đến tận những năm cuối thế kỷ 20. Sang đến thế kỷ 21 thì vẫn còn rơi rớt lại một đôi nhà.

         Vào thời hậu Lê, một học giả phương Tây là Baron khi nghiên cứu về Bắc kỳ cũng nhấn mạnh đến tính chất chuyên nghề của các phường thủ công buôn bán và sự liên hệ của nó với các làng quê gốc. Ông viết: “Tất cả các vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này được dành riêng cho từng phường, mới thi lại phụ thuộc vào hai hay nhiều làng. Và dân chúng làng xã này được đặc quyền mở các cửa hiệu ở đó.”

         Đến cuối thế Kỷ 19, một phóng viên phương Tây đã miêu tả diện mạo của phố phường Hà Nội như sau: “Mỗi căn nhà là một cửa hiệu. Những gian bày hàng đưa chiều sâu của cửa hiệu xuống tận lề đường. Mỗi loại hàng hoá đều có phố riêng. ở phố Bát Sứ, tất cả đều đỏ. Rồi đến Hàng Đồng lấp lánh ánh kim vàng chói. Phố Hàng Thêu, phố Hàng Tranh. Tiếp theo là phố Hàng Trống, màu sắc tươi vui, sặc sỡ.

Hà Nội 36 phố phường

Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh

Từ ngày ta phải lòng mình

Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen

         Trong những phố buôn bán thủ công đó, chen chúc những cửa hiệu theo kiểu nhà ở cửa hàng. Ngoài ra phải kể đến các cửa hàng, cửa hiệu của người hoa, người ấn, người Pháp, người Bồ Đào Nha ngày càng mọc nhiều hơn trong  khu phố cổ và phố cũ Hà Nội

         Phố chợ- chợ phố- đó là một đặc điểm quan trọng của phố phường Hà Nội xưa. Bởi thế, từ đời Lê, Kẻ Chợ đã trở thành một tên gọi quen thuộc trong dân gian khi nói tới kinh đô nước Việt. Ca dao Hà Nội thời Nguyễn có những câu:

Đua chen trong chốn thị trường

Hiệu buôn chủ khách, cửa hàng người Nam

Bầy ra đủ các thứ hàng

Hàng Tây, hàng Nhật, lại hàng Trung Hoa

PHỐ NGHỀ HÀ NỘI CHUYỂN DỊCH TRONG THẾ KỶ 19 VÀ  20

          Nhà Nguyễn hình thành đã đặt kinh đô tại Huế và chuyển đất kinh kỳ Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Việc xây dựng lại  Thành cổ Hà Nội với quy mô nhỏ hơn Hoàng thành Thăng Long thời nhà Lê đã làm dư ra nhiều khoảng đất trống rộng lớn ở phía Đông, phía Nam và phía Tây. Ở phía Đông, khu vực phố Cửa Đông, Đường Thành và Phùng Hưng hiện thời  và các phố lân cận được gọi là đất Tân Khai . Và rất nhanh chóng, việc buôn bán, hành nghề thủ công  trong khu phố cổ, khu các phố Hàng,  đã lan tỏa nhanh chóng sang khu đất Tân khai này, hình thành nên các phố Hàng Gà, Hàng Cót, Lò Rèn, Hàng Vải, Hàng Mã. Đoạn cuối phố Hàng Mã khi xưa gọi là phố Hàng Đồng dọc, vì dân phố Hàng Đồng dọc mở rộng kinh doanh đồ đồng sang phố Bát Sứ, thì sau đó chính quyền mới đã cắt một đoạn phố Bát Sứ thành phố Hàng Đồng ngang, là phố hiện tại . Rồi ghép phố Hàng Đồng dọc vào cùng phố Hàng Mã để thuận tiện việc quản lý. Cũng lạ là sau đó, người buôn bán hàng đồng ở phố Hàng Đồng cũ( bị ghép đổi vào phố Hàng Mã) cũng lại phiêu bạt đi đâu hết, hay di chuyển sang phố Hàng Đồng hiện tại cũng nên;

          Người Pháp khi quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị Hà Nội đã thực hiện một cuộc cải biến khá lớn. Tuy nhiên hầu như khu phố cổ vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Nhưng việc lấp một đoạn lớn dòng sông Tô Lịch từ khu vực cửa sông , đoạn phố chợ Gạo, chạy qua các phố Hàng Cá, Hàng Rươi, sang Hàng Lược, và đoạn hào thành cũ Hà Nội phía Bắc (nay là phố Phan Đình Phùng) đã là một sự chấn động lớn. Trước đó, do có dòng Tô Lịch nối từ sông Hồng vào, khu vực phố Hàng Cá, Hàng Rươi chính là một ngôi chợ buôn bán  thủy sản vô cùng sầm uất của dân Kẻ Chợ. Và xung quanh đó là các phố nghề, phố Hàng chuyên dụng: Hàng Đường, Hàng Đồng, Thuốc Bắc, Hàng Cân…

         Như vậy, chợ hoa Cống Chéo, Hàng Lược chỉ hình thành sau khi hoàn thiện việc lấp sông Tô Lịch. Trước đây chợ hoa cổ của Hà Nội nằm ở khu vực Yên Quang, Yên Phụ , là cửa ngõ của các làng hoa cổ Hà Nội ven hồ Tây. Ca dao cổ có câu:

Phiên rằm chợ chính Yên Quang

Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua

          Mãi đến tận những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, làn sóng di cư của các thôn quê ra Hà Nội Vẫn còn tiếp diễn. Song cho đến lúc này, đất cát trong các thành phố nội thị đã quá chật hẹp, dân làm nghề không có điều kiện tụ hội một chỗ mà hành nghề như cha ông nên phải phân tán ra nhiều địa điểm khác. Trường hợp  thợ rèn làng Canh Hoè Thị là một ví dụ- Ngoài địa điểm định cư ban đầu ở phố Lò Rèn, nơi còn lưu đền thờ tổ nghề, nơi còn lưu đền thờ tổ nghề, họ đã tản ra sinh sống, hành nghề ở Sinh Từ ( Nguyễn Khuyến) và một số cửa ô khác như Kim Mã, Cầu Dền, với các cửa hàng đồ sắt vẫn còn tồn tại, phát triển cho tới giờ đây. Dao kéo Sinh Tài một thời nổi tiếng nay vẫn còn cửa hàng nơi đầu phố Nguyễn Khuyến. Dân nghề sắt các phố kể trên là đồng hương, họ hàng với nhau khá là đông;

          Song cũng cho tới giờ đây, do sự biến động của thời cuộc cũng như biến động khác trong đời sống hàng ngày, phố phường Hà Nội cũng đã có nhiều thay đổi. Một số tên phường phố xưa đã không còn, bây giờ,  thế hệ trẻ Hà Nội không hề biết đền các phố như Hàng Lọng, Hàng Trứng, Hàng Đũa, Hàng Đàn, Hàng Thịt, Hàng Cau, Hàng Chè …. như khi xưa chúng ta đã  một thời tồn tại. Hoặc không thể hiểu tại sao, các phố Hàng Tre, Hàng Mắm, Hàng Bài, Hàng Quạt, Hàng Kèn, Hàng Vải, Hàng Gà không không còn bày bán những mặt hàng như là tên của phố.

          Phố hàng Dầu trở thành phố bán giầy dép, phố Thợ Nhuộm trở thành phố bán quần áo…Trên bán đảo Ngũ Xã cũng không còn bất cứ một lò đúc đồng nào . Tất cả đều đã dịch chuyển sang các vùng ngoại ô để tránh làm ô nhiễm môi trường dân cư nội thị. Lớp trẻ trên phố theo các nghề làm ăn khác cũng nhiều. Phát đạt nhất là nghề bán hàng ăn uống. Lý do cũng bởi vì làng Ngũ Xã xưa khá giả, cỗ bàn nổi tiếng đặc sắc. Con cháu các gia đình kế thừa truyền thống mà làm kế sinh nhai trong thời buổi mới;

          Đương nhiên, không phải vì vậy mà các phường nghề cổ truyền ở Hà Nội đã mất hết. Chỉ có một số nghề mà sản phẩm của nó không còn thích hợp với nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân đô thị mới không còn tồn tại nữa. Ví như phố Hàng Lọng, phố Hàng Nón, phố Hàng Hài…Một số nghề khác thì chỉ chuyển dịch về mặt địa lý theo những yêu cầu của cuộc sống cư dân và những điều kiện kinh tế xã hội mới. Phố Hàng Dầu khi xưa bán các loại dầu ăn, dầu đốt, nay lại chuyển sang bán giày dép, thay cho vai trò của phố Hàng Giầy rồi phố Hàng Điếu một thời. Giờ thì trên phố Hàng Điếu chả còn bán điếu cày điếu bát hút thuốc của các cụ xưa. Sau một thời bán giày dép, phố Hàng Điếu lại trở thành phố bán các loại quà đặc sản của Hà Nội như chè mứt, bánh kẹo… Mà nổi tiếng nhất là nhà Ninh Hương ở số nhà 22 trên phố.

          Đoạn phố cuối phố Hàng Vải khi xưa gọi là phố Hàng Cuốc, vì xưa chỗ ấy toàn bán cán cuốc và lưỡi cuốc sau hợp nhất thành phố Hàng Vải và nay có thể gọi là phố Hàng Tre chăng? Vì từ cán cuốc tre nay phát triển thêm các đồ tre như cần câu, thang tre… Nói  thế là nói cho vui đấy thôi. Thời gian sao có thể đổi ngược.

          Còn cả phố Hàng Vải ngày xưa còn bao hàm cả phố Hàng Vải trắng (vải mộc), phố Hàng Vải thâm (tức vải đen) và phố Hàng Mụn (tức là vải vụn, dùng làm mụn vá quần áo). Nay lớp trẻ làm sao biết đến quần áo vá, thậm chí vá chằng vá đụp của người nghèo xưa kia;

          Một đoạn phố Lò Rèn khi xưa gọi là phố Hàng Bừa, vì là chỗ bán lưỡi bừa và bừa đất. Lứa trẻ Hà Nội giờ đây nhiều người chả biết cái bừa là cái gì nữa cùng nên. Bừa là dụng cụ để làm tơi đất sau khi người nông dân cày ruộng thành những luống đất to. Và cả cày và bừa đều do trâu bò kéo và người nông dân  điều khiển lưỡi cày, lưỡi bừa theo sau con trâu con bò.

          Trong thời kỳ hiện tại, Hà Nội đã xuất hiện thêm nhiều phố nghề mới hầu  đáp ứng nhu cầu phát triển của cư dân Hà Nội. Phố hàng may mặc Khâm Thiên, phố vật liệu xây dựng Cát Linh, phố đồ gỗ Đê La Thành, Phố ăn uống Tống Duy Tân, Cấm Chỉ, phố đồ chơi Lương Văn Can. Ngay như phố Lương Văn Can trước khi chuyển thành phố đồ chơi, đã được gọi là phố áo dài với hàng chục cửa hiệu áo dài được mở bởi đa phần là  người làng nghề áo dài Trạch Xá, Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Tây cũ. Sau do nghề may đo áo dài không phất bằng nghề buôn bán đồ chơi, nên nhiều cửa hàng lại chuyển đổi dần  … Chắc rồi sự dịch chuyển, biến đổi và phát triển của các phố nghề Hà Nội vẫn đang còn diễn tiến không ngừng theo thời gian và xu thế tiêu dùng của xã hội.

          Tuy nhiên, thật may mắn cho Hà Nội là cho đến ngày hôm nay vẫn còn lại một số phố phường với các nghề cổ truyền mang dấu ấn đặc trưng theo tên gọi cũ. Đó là Hàng Bạc, Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Lò Rèn, Hàng Mã, Hàng Mành, Hàng Chiếu, Hàng Đường, cho dù là chính những đường phố cổ hiếm hoi này cũng phải trải qua bao nhiêu biến đổi thăng trầm.

          Trong tương lai, thành phố Hà Nội sẽ còn mở rộng, phát triển và chắc chắn vẫn còn nhiều biến đổi. Song, vẫn luôn ước sao chúng ta sẽ vẫn còn lưu giữ được những gian  bảo tàng phố cổ phường xưa vô cùng quý giá cho hậu thế mai sau.

          Ghi chú: Trong bài có sử dụng tư liệu của các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Hà Nội: Nguyễn Văn Uẩn, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thừa Hỷ, Lê Văn Lan... Tuy nhiên bài viết  vẫn chưa thể chuyên sâu. Rất xin được lượng thứ và bổ cứu;

     Mới

                              Cũ
Cổ

Ảnh minh họa lấy trên mạng. Phố Hàng Đồng qua 3 giai đoạn: Cổ- Cũ và Mới

 Vũ Thị Tuyết Nhung 0913219447