XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

XỨ THANH

Xứ Lạng rồi đến xứ Thanh
Đường vô xứ Nghệ loanh quanh bàn cờ
Đường về xứ Huế mộng mơ
Đường vô xứ Quảng câu thơ nặng lòng
"Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế bước đi không đành"
Bạn ơi hãy đến xứ Thanh
Thăm đền Đồng Cổ, thăm thành Tây Đô
Có sông có biển có hồ
Ruộng đồng man mác nhấp nhô núi đồi
Có bà Triệu Ẩu cưỡi voi
Xông pha trận mạc chiến công lẫy lừng
Trên rừng có ông Thánh Bưng
Có ông Độc Cước canh chừng biển khơi
Danh lam thắng cảnh khắp nơi
Có chàng Từ Thức dạo chơi Thiên Đường
Có thôn có bản có mường
Có đập thủy điện có đường hàng không
Đất này rạng rỡ chiến công
Anh hùng hào kiệt danh lừng khắp nơi
Con vua cháu chúa bao đời
Lam Kinh, phủ Trịnh uy linh phụng thơ
Hàm Rồng, núi Ngọc như mơ
Tản Đà cũng phải đề thơ trữ tình
"Hàm Rồng nay lại về Thanh
Lung linh đáy nước in hinh thi nhân"
Sầm Sơn rộn rã bước chân
Đón chào du khách xa gần về đây
Xứ Thanh, Thanh Hóa xưa nay
Rừng vàng biển bạc đắm say nhân tình

Facebook Guốc Mộc (Trịnh Tiến Huynh)

ĐẠO PHẬT LÀ MINH TRIẾT

Nhắc tới đạo Phật, điều đầu tiên nghĩ tới là "tam pháp ấn" rồi mới đến "tứ diệu đế". Khi Albert Einstein nói rằng đạo Phật bao trùm cả vũ trụ, nghĩa của nó không phải là Phật có phép màu mà là trên khía cạnh khoa học và minh triết.

Vô thường, vô ngã và nhân quả là những bản chất và quy luật bất biến từ cấp độ tế bào đến vũ trụ rộng lớn. Không có vật chất hiện tượng nào tồn tại mãi ở một dạng thức; không có gì là chính nó, tất cả đều do vay mượn giao thoa mà thành; sự vật hiện tượng này là kết quả của cái kia.

Đức Phật giác ngộ ra điều đó hàng ngàn năm trước khi có khoa học thực nghiệm. Đó là kết quả mà thái tử Tất Đạt Đa rời cung điện và thường nghiệm giữa đời sống, không phải do đấng thần linh nào chỉ điểm.

Chưa hết, đức Phật còn là một nhà tư tưởng vĩ đại khi ngài chủ trương "chúng sinh bình đẳng", ta là Phật chúng sinh cũng sẽ là Phật. Phật cũng là người có tinh thần tự do. Ngài là một triết gia chủ xướng "vô ngôn" như Socrates và Lão Tử sau này.

"Đừng vội tin lời ta chỉ vì ta là Phật, hãy tự chứng nghiệm". Chính tinh thần tự do này mới giúp đạo Phật lan toả đến mọi giai tầng chúng sinh.

........

Bùi Giáng là một "tiên ông" thoát tục, Lê Mạnh Thát là một thiền sư, ông Tuệ Sỹ là một ẩn sĩ. Họ có mẫu số chung là mang vẻ đẹp Phật pháp nhưng không dính mắc, "trụ mà không trụ".

Đây chính là những bậc trí thức ưu tú của đại học Vạn Hạnh, thời mà Phật học đạt đến đỉnh cao tri kiến. Tri thức của họ có sự giao thoa của nhiều luồng tư tưởng triết thuyết. Trong đó triết gia Buddha đứng cạnh (thậm chí cao hơn) những tên tuổi lẫy lừng như Kant, Hegel, Nietzsche, Sartre...

Phật trong đạo cũng như trong đời, ai chưa thấu hiểu vô thường, vô ngã và nhân quả đều không thể giải thoát khỏi luân hồi.

Bản chất cuộc sống là vô thường nên hãy trân quý từng khoảnh khắc bớt tham sân si, vô ngã cho nên hãy bào mòn cái tôi mà sống khiêm nhường và biết ơn, có nhân là có quả cho nên tránh dữ làm lành, nói lời từ ái...

Cái đạo chỉ là để thi triển những minh triết đó ra mà thôi. Đạo Phật ngày nay mãi chạy theo cái lễ mà mất phần gốc rễ, theo cái tướng mà mất cái chân, nghi ngút khói nhang mà quên đi giá trị tư tưởng.

Phật là minh triết, tại sao nhiều ông sư phủ nhận nó? Bởi vì họ muốn dân tình đi theo hướng thần quyền. Họ muốn người dân tin rằng Phật là thần có quyền năng ban thưởng quở phạt. Họ đang nhắm tới hai bản năng tự nhiên của con người đó chính là lòng tham và nỗi sợ hãi.

Khi người dân tin như vậy, họ sẽ được danh lợi đủ đường. Bởi vì trong mắt của người vô minh, họ không khác gì là hiện thân hoặc tín giả của đức Phật và tha hồ hý lộng quỷ thần để được cung phụng. Điều mà chính đức Phật đã tiên lượng từ đầu.

******

Đạo Phật là minh triết, không phải một tôn giáo. Ai nói với bạn điều đó tức là người đó đã lĩnh hội trọn vẹn tinh thần và giá trị Phật giáo kinh điển. Hãy tin theo lời người đó vậy!

FB Nguyễn Tiến Tường

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ

 1. Đạo phật là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.

2. Đạo phật không đòi hỏi những hình thức cúng bái rườm rà hoặc những kiêng cữ đầy mê tín mà quan trọng nhất là lòng thành.

3. Tu phật không phải là cạo đầu, ăn chay, mặc áo tràng hay tụng kinh niệm Phật. Tu là nhìn lại mình đã sai ở đâu để sửa chính bản thân mình. Khi mình sửa được bản thân mình thì đó cũng là lúc mình giải được nhiều phiền não khiến mình đau khổ.

4. Lạy Phật không phải là để cầu xin mà là một cách thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với một bậc thầy minh triết đã soi đường dẫn lối cho mình thoát khỏi u mê. (Đây là điều mà trước giờ tôi chưa nghe vị sư nào nói khi giảng pháp mà chỉ toàn nghe là cầu trời khẩn Phật để được phù hộ).

Nguồn: Thích Pháp Hòa


Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI CHÙA?

 

Hình ảnh chỉ mang tính Minh hoạ

1. Vì chùa, hiểu đúng, là trường học của nhà Phật. Chỉ nên đến trường khi là người học và có nhu cầu học.

2. Nếu bạn không phải là người đi học thì đến trường sẽ là việc không những ngớ ngẩn mà còn làm ảnh hưởng đến những thầy trò đang học hành ở đó. Đến chùa để chơi cũng vậy, không những vô ích mà còn bị "tổn phước" vì quấy rối người tu hành. "Khuấy đảo nước ngàn sông không bằng làm động tâm người tu hành".

3. Mọi việc đều không thể cầu. Nếu muốn có phước lộc thì phải làm việc phước lộc, như chia sẻ (bố thí), giữ gìn đạo đức (trì giới), không buông lung tâm ý (nhẫn nhục), siêng năng (tinh tấn), giữ cho tâm trí bình ổn (thiền định), thấy biết đúng bản chất của mọi sự mọi vật (trí tuệ)... Cầu cúng là hoàn toàn mê tín ngu si. Không những không có lợi ích mà còn làm hao tốn tiền của, mất ý chí và tinh thần tự lực tự cường. Tóm lại, phải cầu nơi chính mình bằng cách thấu suốt lý nhân quả của tự nhiên và kiên trì nó trong đời sống cá nhân.

4. Chùa, còn gọi là tịnh xá, là thiền môn, tức là chốn thanh tịnh để tu hành. Bất cứ chùa nào khuyến khích hay quảng bá nhằm thu hút dân chúng đến để thu tiền hoặc sử dụng các dịch vụ thì đều không phải chùa. Nó là các cơ sở kinh doanh núp bóng chùa. Kéo nhau đến những nơi như thế đều là đang tiếp tay và làm giàu cho bọn gian thương, vừa bị mất tiền, vừa bị cười vào mặt.

5. Ngày xưa khi sách vở hạn chế và phương tiện hiện đại chưa có thì người muốn tu học Phật pháp phải đến chùa, "tầm sư học đạo". Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc với kinh sách và lời giảng của các vị thầy có đạo hạnh mà không cần phải tới chùa. Vì thế, người có nhu cầu học hoàn toàn có thể "học phật Pháp online". Việc đi chùa là không thật sự cần thiết nữa. Quan trọng là anh có muốn học hay không!

6. Phật giáo là đạo tình thương (từ bi), của dũng khí và của trí tuệ, "duy tuệ thị nghiệp" - lấy trí tuệ làm sự nghiệp - chứ không phải lấy những cầu cúng mê muội làm đường đi và đích đến. Hãy chăm chỉ học 8 con đường chân chính để đưa đến thành tựu lý tưởng tinh thần (bát chánh đạo). Ngôi chùa thật sự là ở trong tâm của mỗi người. Đó mới là ngôi chùa cần trở về.

NĐK – Sưu Tầm

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

BẢO VỆ SỨC KHOẺ TRONG ĐỘ TUỔI NGUY HIỂM NHẤT

Để có được trường thọ, trong 10 năm từ 70 đến 79 tuổi thật là quan trọng!

Học giả Israel đã phát hiện ra điều đó

70-79 tuổi là giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể giảm nhanh chóng. Đây là một thời kỳ thường xuyên mắc các bệnh lão khoa khác nhau, và thông thường dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.

Sau khi bước vào độ tuổi 80, những căn bệnh trên sẽ giảm đi, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể trở lại ở độ 60-69 tuổi.

Vì vậy, tuổi từ 70 đến 79 tuổi được gọi là ′′nhóm tuổi nguy hiểm". Khi về già mọi người muốn có một cuộc sống khỏe mạnh. Họ nhận ra rằng ′′Sức khỏe là của cải".

Việc chăm sóc sức khỏe 10 năm từ 70 đến 79 tuổi là rất quan trọng.

Dưới đây là một số bước đơn giản được gọi là ′′Làm năm điều mỗi ngày′′

Điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ′′nhóm tuổi nguy hiểm′′ của cuộc đời mình.

1. Nước

Nước là ′′thức uống tốt nhất và rẻ nhất cho sức khỏe". 3 thời điểm quan trọng với mỗi lần 1 ly nước:

Cốc đầu tiên: Sau khi ra khỏi giường. Bạn có thể uống một ly nước trong một cái bụng rỗng. Ngay cả khi chúng ta không cảm thấy khát nước sau khi thức dậy, máu ở trạng thái bị đặc do thiếu nước. Do đó, sau khi ra khỏi giường, bạn phải từ từ bổ sung nước càng sớm càng tốt.

Cốc thứ hai: Sau khi tập thể dục. Một bài tập thể dục phù hợp là một trong những nền tảng của trường thọ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục, đặc biệt chú ý cần phải bổ sung và thay thế nước. Điều này đặc biệt khuyến khích đối với người già.

Cốc thứ ba: Trước khi đi ngủ. Một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm giảm độ nhớt của máu một cách hiệu quả và làm chậm quá trình lão hóa. Giúp chống lại đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

2. Cháo

Trung Quốc Daily Online đã công bố một nghiên cứu 14 năm do Đại học Harvard thực hiện trên 100,000 người. Thấy rằng mỗi ngày một bát cháo ngũ cốc nguyên hạt khoảng 28 gram giảm 5% đến 9% tử vong và giảm cơ hội mắc bệnh tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô và tam giác mạch dường như đã tránh được tất cả các bệnh, đặc biệt là bệnh tim.

3. Một cốc sữa

Sữa được gọi là ′′huyết trắng ′′ và có trong cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của nó được biết đến với rất nhiều canxi, chất béo và protein. Sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị dùng hàng ngày là 300 gam. Khuyến nghị uống một hoặc hai bình sữa 200 ml hoặc gói sữa mỗi ngày.

4. Một quả trứng

Trứng có thể nói là loại thực phẩm thông dụng nhất của con người. Tỷ lệ hấp thụ protein trứng của cơ thể có thể cao hơn 98 %.

5. Một quả táo

Nghiên cứu hiện đại tin rằng táo có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ, và làm cho da mịn màng và mềm mại. Lợi ích sức khỏe của táo màu khác nhau:

+Táo đỏ có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu

+Táo xanh có tác dụng dưỡng gan và giải độc, chống trầm cảm nên thích hợp hơn cho người trẻ.

+Táo vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thị giác.

(Sưu tầm)

TÌM HIỂU VỀ ĐẠO PHẬT

 

Mấy nay khầy Thích Chân Quang nói kháy Thầy Pháp Hòa là rằng bậy, khi Thầy Pháp Hòa nói: “Đạo Phật không phải là một Tôn Giáo, mà là một Triết Lý sống thật. Bởi Đạo Phật không có Đấng quyền năng tạo dựng muôn loài như Đạo Công Giáo nên việc lạy lục, cúng vái để xin được cái này cái kia là sai Pháp, mà cũng chẳng được ích gì bởi Đức Phật không có quyền năng của một đấng thưởng thiện, phạt ác".

Bài thuyết Pháp của Thầy Hoà khiến không những mình Khầy Chân Quang nóng mặt, mà mình tin cả 100, nghìn thầy cũng như đa số Phật tử Việt Nam nóng mặt. Vì xưa nay theo Phật Giáo Tàu nên đa phần sư sãi, thầy chùa cho đến phật tử luôn nghĩ rằng Đức Phật là người ban phước lành mà không dễ chấp nhận Đạo Phật chân chính là một triết lý Sống Thật.

Đức Phật (phiên âm từ Bubta có nghĩa là Người Đã Giác Ngộ ) tức là Đức Tất Đạt Đa cũng như cả tỷ, triệu người tu trước đây đều đã Giác Ngộ, người thì có Thầy chỉ cho cách Giác Ngộ. Người thì tự tu và Giác Ngộ.

Đức Tất Đạt Đa khác các vị Đã Giác Ngộ trước là Ngài đã Hoằng Pháp ( tức đi giảng dạy các Tỳ Khoe cách đi đến Giác Ngộ mà thôi, còn đại đa các vị tu hành trước thầy Tất Đạt Đa sau khi đã Giác Ngộ chưa một ai Hoằng Pháp. Ngày nay các Khầy chùa Lữa ở Đông Lào dù chưa Giác Ngộ, vẫn Hoằng Pháp onl hằng ngày).

Sau đây là bài chia sẽ tất tần tật về cái chính của Đạo Phật. Kính mong đón nhận trong niềm hoan hỉ, tránh cãi nhau đúng sai.

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT.

Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hóa, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.

Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Thēravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:

1- Tôn giáo:

Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác...

2- Tín ngưỡng:

Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3- Triết học:

Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

4- Triết luận:

Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

5- Từ thiện xã hội:

Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, một chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!

6- Cực lạc, cực hạnh phúc:

Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại như thế.

7) 8 vạn 4 ngàn pháp môn:

Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu..

8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu:

Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāḷi có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...” Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).

9- Định mệnh:

Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.

10- Siêu độ, siêu thoát:

Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Thēravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:

- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.

- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.

Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”. Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.

11- Huyền bí, bí mật:

Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!

12- Tâm linh:

Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!

13- Niết-bàn:

Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất ly thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.

14- Bỏ khổ, tìm lạc:

Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!

15- Tu để được cái gì?

Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.

16- Tu là sửa mình:

Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham, sân, si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng chệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.

17- Vía:

Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!

18- Bồ-tát:

Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.

19- Phật:

Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác. Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.

20- Thể nhập:

Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cái ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham, sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.

• Hòa thượng Giới Đức

 Ngọa Tùng Am, Huế.

————

* Lời pháp của Đức Dalai Lama: Phật giáo không chấp nhận một lý thuyết về Thượng đế, hay một đấng sáng tạo. Theo Phật giáo, hành động của chính mình suy cho cùng là người tạo tác (nghiệp của mình). Một số người nói rằng, từ một góc độ nhất định, Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là một khoa học về tâm thức.

Nguồn Fb Nguyễn Tiến Dũng

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

TẢN MẠN CHUYỆN TU THỜI NAY

Hình ảnh trên mạng chỉ mang tính minh hoạ bài viết

Đất nước ta chưa bao giờ chùa chiền lại nhiều như bây giờ, chưa bao giờ đội ngũ tăng, ni lại đông đảo như bây giờ, chưa bao giờ người mộ đạo Phật lại say cuồng như bây giờ và cũng chưa bao giờ con người lại vô cảm, tàn nhẫn và tham lam như bây giờ.
Đạo Phật ở Việt Nam đang ở giai đoạn cực thịnh và bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng đức tin không ngoài nguyên nhân do chính những người hành đạo phá vỡ nó một cách phi hệ thống.
Nhiều nhà sư pháp thoại trước tăng chúng và đại chúng rằng “nếu một ngày nào đó trên đất nước này không còn chùa chiền và tăng, ni thì ai là người hướng dẫn đại chúng tiếp cận với triết lý của Phật mà biết đường tu tập? Ai sẽ biết đến Phật và thực hành những giáo lý của Phật vốn đã hình thành và tồn tại hơn 2600 năm qua”. Hoặc họ cho rằng “nếu không có bố thí, cúng dường của đại chúng thì các tăng, ni ăn bằng gì, sắm lễ bằng gì để dâng lên Phật và lấy gì để sống mà tu với hành”?
Cần khẳng định lại lần nữa rằng Phật đã nhập Niết-bàn 2600 năm trước nên không cần ăn và không ăn được gì cả trong khi ngài không khuyên ai xây chùa và cúng lễ. Còn ăn gì để tu là việc của các vị bởi tu là tu cho các vị, cho ấm cái thân của các vị chứ dứt khoát không thể tu hộ ai ! Cho nên cùng là người như nhau chứ các vị có là thánh thần gì đâu mà không tự làm ra những thứ như người khác đã làm theo nguyên lý có làm có hưởng thay vì ngồi chờ của bố thí? Hành ư? Xét ra thì đã có mấy vị tu xong đâu mà hành ? Mà tu chưa xong đã hành thì chỉ có thêm nặng nghiệp chứ báu bở gì đâu! Bởi vậy làm gì để có cái mà ăn, ăn để mà tu là trách nhiệm của các vị với bản thân mình chứ không thuộc trách nhiệm của đại chúng.
Khi muốn dẫn chứng một điều nào đó thì các vị lại thuyết rằng “Phật nói, Phật dạy” nhưng thực tế ai là người đã nghe thấy Phật nói, Phật dạy trong khi Phật không trực tiếp viết ra Kinh mà chỉ do những thế hệ sau đó dựa vào điều Phật đã giảng Pháp mà tự viết ra. Vậy thì ai dám chắc những điều đã diễn giải trong Kinh hoàn toàn là lời thuyết của Phật mà không có sai lệch theo quan điểm của người khác vì lý do nào đó hoặc do “tam sao thất bản”?
Ai sẽ dẫn dắt đại chúng tiếp cận với triết lý của Phật ư? Vậy thì trải qua bao giai đoạn chiến tranh liên miên các ngôi chùa lớn nhỏ hoặc bị phá dỡ, hoặc bị đóng cửa ; tất cả các lễ hội, các nghi lễ chùa chiền bị cấm đoán để tập trung mọi nguồn lực cho chiến tranh thì ai dẫn dắt con người tiếp cận với triết lý của Phật mà con người khi ấy lại tử tế với nhau, thương yêu, đùm bọc, chia sẻ với nhau, giúp đỡ nhau như thế trong khi bây giờ với 18000 ngôi chùa, hàng 60 nghìn tăng, ni dẫn dắt mà con người ngày càng vô cảm, tham lam và tàn nhẫn với nhau như thế?
Vậy thì có phải cứ ai ở chùa, khoác tấm Cà-sa đã là tu? Có phải cứ đến chùa nghe sư thuyết giảng cái gọi là giáo lý mới “cải ác vi thiện”? Không ! Bất kỳ đạo nào thì cũng sinh ra từ đạo trời, đạo người, tuân thủ đạo trời, đạo người mà hành sự. Chỉ cần tôn trọng quy luật của tự nhiên, biết lẽ phải trong hành xử được tóm lại bởi một câu rất ngắn gọn rằng “đừng làm cho người những gì mà mình không muốn người làm cho mình” là đủ, là thiện và là tu rồi đấy!
Kiếm được cái gì bằng trí tuệ, công sức trong sự chính đáng thì dùng cái đó, không kiếm được thì nhịn dùng ; có ít dùng ít, có nhiều dùng nhiều. Thấy của người không thèm khát, không tìm cách chiếm đoạt. Có công thì hưởng, không có công thì từ chối. Thấy ai khổ thì thương, thấy ai thiếu thì chia sẻ, ai khó thì giúp đỡ, ai lỡ lầm thì khuyên bảo, tha thứ. Không thù hận để tránh oan oan tương báo nối đời, không cậy mạnh hiếp yếu, không vô cớ tấn công người khác, không dùng miệng lưỡi cay độc, không xảo ngôn xảo ngữ để gây tổn thương mất mát cho người đời. Biết đủ trong cái đủ mà không dậy lòng tham - thế là tu rồi đấy, đắc đạo rồi đấy, thành Phật rồi đấy!
Ai cũng có thể thực hiện được điều đó ở mọi lúc mọi nơi chứ cứ gì phải đến chùa, cứ gì phải nghe ai thuyết giảng, cứ gì phải lo kiếp trước hay kiếp sau? Nhưng khốn nạn thay rằng đến kiếp này sống còn chưa nên thân, chưa ra cái giống người lại cứ lo đến kiếp sau, hàng trăm kiếp sau khi chẳng ai chứng minh được điều đó có hay không!
Thật vô lý và khó chấp nhận!
Lão Nông
Copy từ Facebook

Phạm Đức Bảo

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

Luật Làm Thơ - Học làm thơ (sưu tầm các bài viết)

 


(BÀI SỐ I)

Thơ Lục Bát

Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.

Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng

Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

x B x T x B (v1)

x B x T x B (v1) x B (v2)

x B x T x B (v2)

x B x T x B (v2) x B (v3)

Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

Bốn câu được chia thành hai cặp:

Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)

Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.

Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)

Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

Cách gieo vần tiếp

x B x T (v1)

x B x T (v1)

x T x B (v2)

x T x B (v2)

Cách gieo vần tréo

x B x T (v1)

x T x B (v2)

x B x T (v1)

x T x B (v2)

 

Cách gieo vần ba tiếng

x B x T (v1)

x T x B (v1)

x B x T (tự do)

x T x B (v2)

Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm

x B x T x (v1)

x T x B x (v2)

x B x T x (v2)

x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo

x B x T x (v1)

x T x B x (v2)

x B x T x (v1)

x T x B x (v2)

Thơ Đường

Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

cặp 1: gồm câu một và câu tám

cặp 2: gồm câu hai và câu ba

cặp 3: gồm câu bốn và câu năm

cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy

Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x T x B x T b (vần)

câu 2: x B x T x B b (vần)

câu 3: x B x T x B t

câu 4: x T x B x T b (vần)

câu 5: x T x B x T t

câu 6: x B x T x B b (vần)

câu 7: x B x T x B t

câu 8: x T x B x T b (vần)

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x B x T x B b (vần)

câu 2: x T x B x T b (vần)

câu 3: x T x B x T t

câu 4: x B x T x B b (vần)

câu 5: x B x T x B t

câu 6: x T x B x T b (vần)

câu 7: x T x B x T t

câu 8: x B x T x B b (vần)

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.

Note: Chủ ý để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ý của người làm thơ, nhiều khi quá gò bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, vì vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ý tứ và cảm xúc của tác giả thì không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.

Luật làm thơ

II/MỘT BÀI VIẾT KHÁC

Các thể loại thơ thông thường: Thể Lục Bát, Biến Thể Lục Bát, Thể Song Thất Lục Bát, Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Cũ), Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Mới), và Thể Thơ Tám Chữ.

Thể Lục Bát

Thơ Lục Bát, còn được gọi là thơ "Sáu Tám", vì câu đi trước có 6 chữ, còn câu đi sau có 8 chữ. Cứ thế mà lập lại hoài cho tới khi nào tác giả muốn ngưng bài thơ. Thông thường, bài thơ Lục Bát dừng lại ở câu 8.

1. Cách Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu). Ký hiệu của bằng là B. Ðặc biệt chữ thứ tư của câu 6 và câu 8 và chữ thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc hay trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng). Ký hiệu của trắc là T. Chữ thứ sáu của câu 8 được gọi là yêu vận (vần lưng chừng câu), và chữ thứ 8 của câu tám được gọi là cước vận (vần cuối câu). Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau. Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận. Ví dụ: tin đi với tiên.

2. Luật Bằng Trắc-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần.

Câu 6: B B T T B B

Câu 8: B B T T B B T B

Ví dụ:

Câu 6: Trăm năm | trong cõi | người ta

Câu 8: Chữ tài | chữ mệnh | khéo là | ghét nhau

Câu 6: Trải qua | một cuộc | bể dâu

Câu 8: Những điều | trông thấy | mà đau | đớn lòng

(Kiều)

Ghi chú: Chữ là và đau là yêu vận (tức là vần đặt ở trong câu); chữ nhau và lòng là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu). Chữ thứ 6 của câu 6 (ta) hiệp vận (V) với chữ thứ 6 của câu 8 (là), chữ thứ 8 (nhau) của câu 8 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (dâu) của câu 6, chữ thứ 6 (dâu) của câu 6 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (đau) của câu 8.

Biệt lệ-Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh".

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta (Kiều)

(Ghi chú: chữ thứ 3 (trong) đáng lẽ thuộc vần Trắc, nhưng lại đổi thành vần Bằng).

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều)

(Ghi chú: chữ thứ 1 (Chữ) và thứ 5 (khéo) đáng lẽ thuộc vần Bằng, nhưng lại đổi thành vần Trắc).

3. Thanh-Thanh gồm có Trầm Bình Thanh và Phù Bình Thanh. Trầm Bình Thanh là những tiếng hay chữ có dấu huyền. Ví dụ: là, lòng, phòng... Phù Bình Thanh là những tiếng hay chữ không có dấu. Ví dụ: nhau, đau, mau... Trong câu 8, hai chữ thứ 6 và thứ 8 luôn luôn ở vần Bằng, nhưng không được có cùng một thanh. Có như thế, âm điệu mới êm ái và dễ nghe. Nếu chữ thứ 6 thuộc Phù Bình Thanh thì chữ thứ 8 phải thuộc Trầm Bình Thanh, và ngược lại.

Ví dụ:

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

(Ghi chú: là thuộc Trầm Bình Thanh, nhau thuộc Phù Bình Thanh).

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

(Ghi chú: đau thuộc Phù Bình Thanh, lòng thuộc Trầm Bình Thanh).

4. Phá Luật-Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế.

Ví dụ: Mai cốt cách | tuyết tinh thần (B T T T B

Mỗi người | một vẻ | mười phân | vẹn mười (T B T T B B T

(Kiều)

Ðau đớn thay | phận đàn bà (B T B T B

(Kiều)

Khi tựa gối | khi cúi đầu (B T T B T

(Kiều)

Ðồ tế nhuyễn | của riêng tây (B T T T B

Sạch sành sanh vét | cho đầy túi tham (T B B T B B T

(Kiều)

Biến Thể Lục Bát

Biến Thể Lục Bát là thể văn biến đổi ở cách gieo vần.

Ví dụ:

Câu 6: Vừa ra đến chợ một khi

Câu 8: Thấy rồng che phủ tứ vi một người

Câu 6: Nguyên nàng số lý nghề nòi

Câu 8: Dưới đất trên trời thuộc hết mọi phương (T T B B T T B

(Truyện Lý Công )

Chú thích: Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể. Chữ thứ tư (trời) của câu 8 lại vần với chữ thứ sáu (nòi) của câu 6.

Hoặc:

Câu 6: Khoan khoan chân bước bên đường

Câu 8: Thấy chàng họ Lý ngồi đương ăn mày

Câu 6: Ðầu thời đội nón cỏ may

Câu 8: Mặt võ mình gầy cầm sách giờ lâu (T T B B B T B

(Truyện Lý Công)

Chú thích: Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể. Chữ thứ tư (gầy) của câu 8 lại vần với chữ thứ sáu (may) của câu 6.

Trên đây là một số niêm luật căn bản của thơ Lục Bát. Làm thơ Lục Bát tuy dễ mà khó. Cái khó là ở cách gieo vần, làm sao đừng cho bị lạc vận hoặc cưỡng vận. Một bài thơ hay mà bị lạc vận hoặc cưỡng vận thì sẽ làm hỏng cả bài thơ, cũng giống như một con sâu làm hỏng cả nồi canh ngon vậy!

Người viết sẽ nêu một vài ví dụ điển hình để bạn thấy những khuyết điểm nho nhỏ mà người làm thơ không để ý tới, có thể vì chưa nắm vững niêm luật hoặc cũng có thể vì coi thường niêm luật. Sự không hiệp vận ấy gọi là cưỡng vận hay ép vận (tin đi với tiên) và lạc vận (mưa đi với mây).

(Ghi Chú: Về Vần hay Vận, xin xem một bài viết riêng về Thanh, Bằng Trắc và Vần của cùng tác giả sẽ cống hiến các bạn trong một dịp khác.)

Ví dụ:

Nhớ xuân lửa đạn rừng đồi

Nhớ đêm không ngủ cuối trời Việt Nam

Bây giờ mượn chút thời gian

Chia cho hiện tại để làm quà Xuân

Chú thích:

đồi đi với trời là Cưỡng vận (đồi với trời thuộc Vần Thông,1 chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).

Nam đi với gian là Lạc vận (Nam và gian không thuộc Vần Chính 2 và Vần Thông).

gian đi với làm là Lạc vận (gian và làm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Nhớ mi quầng biệt Quỳnh Côi

Nhớ hương bồ kết nhớ người mẹ quê

Chú thích:

Côi đi với người là Lạc vận (Côi và người không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Nhớ em phụng phịu: trời mưa

Giao thừa chẳng được vui đùa với nhau

Chú thích:

Mưa đi với đùa là Cưỡng vận (mưa và đùa thuộc Vần Thông, chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).

Có người hôm ấy chải đầu

Vô tình tóc cứ bay vào vai ta

Chú thích:

đầu đi với vào là Lạc vận (đầu và vào không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Ly cà phê Mỹ nhạt hơn

Nhưng đầy chất đắng trong hồn tha hương

Chú thích:

hơn đi với hồn là Cưỡng vận (hơn và hồn thuộc Vần Thông, chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).

Vẫn không gian ấy bão bùng

Hay mồ hôi tưới trên thung lũng cằn

Bây giờ ngồi giữa thế gian

So giây ướm thử mấy gam giao mùa

Chú thích:

cằn đi với gian là Lạc vận (cằn và gian không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

gian đi với gam là Lạc vận (gian và gam không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Gió thơm từ thuở hoàng hôn

Theo chân ánh sáng về ôm ngang trời

Chú thích:

hôn đi với ôm là Lạc vận (hôn và ôm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Rừng Xuân hoa lá êm đềm

Có người thơ thẩn đi tìm phong lan

Chú thích:

đềm đi với tìm là Lạc vận (đềm và tìm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

1 Vần Thông là những vần chỉ hợp nhau về thanh, còn âm thì tương tự chớ không hợp hẳn.

2 Vần Chính là những vần mà cả thanh lẫn âm đều hợp nhau.

III/CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ

(Thơ Đường Luật)

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.

Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay có thể là T - B - T.

Ví dụ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông B - T - B

Nuôi đủ năm con với một chồng T - B - T

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. Ví dụ:

Một đèo, một đèo, lại một đèo B - B - T

Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ:

Sóc phong suy hải khí lăng lăng

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng

Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng

Quan hà Bách nhị do thiên thiết

Hào kiệt công danh thử địa tằng

Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ

Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng

(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)

Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ý đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. Còn cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan.

Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục thì bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu:

Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ

Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề

Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề

Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề

CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần thì có 3 cách:

Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa xử dụng nhiều nhất.

Gieo vần chéo: vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc). Ví dụ:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách này thường được Hồ Chí Minh sử dụng.

Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3. Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi

Qua những sân cung rộng hải hồ

Có phải A Phòng hay Cô Tô ?

Lá liễu dài như một nét mi

Cách này ít người sử dụng.

Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú.

CÁCH LÀM THƠ NGŨ NGÔN

Thơ ngũ ngôn Đường luật cũng giống thơ thất ngôn Đường luật, hoàn toàn giống về niêm, về cách gieo vần, nhưng về bắng trắc thì chỉ có 2 tiếng 2-4 nên theo thứ tự B-T hay là T-B, cứ như thế.

Ví dụ:

Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái bình nghi nổ lực

Vạn cổ thử giang san.

CÁCH NGẮT NHỊP THƠ

Đọc thơ phải đúng cách, đó là đọc đúng cách ngắt nhịp trong thơ để có thể cảm nhận hết được những ý tứ của tá gỉ trong thơ.

Cách ngắt nhịp thường gặp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp chắn: nhịp 2/2/3 hay còn gọi là nhịp 4-3.Ví dụ:

Một đèo / một đèo / lại một đèo

Nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.

Cách ngắt nhịp thơ ngũ ngôn theo nhịp 2/3.

Cách ngắt nhịp giúp ta hiểu rõ thơ hơn, cảm nhận hết ý tứ thơ.

Trên đây chỉ là những hiểu biết sơ sài của tôi về thơ Đường luật, post lên đây với mong muốn mọi nguời hãy sửa chữa những chỗ sai sót và bổ sung chỗ thiếu sót giúp cho chúng ta có thể hiểu thêm về một thể thơ nổi tiếng từ thời xa xưa đến nay. Mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn.

Phép đối và câu đối

SONG THẤT LỤC BÁT

Song Thất Lục Bát . Có 4 câu : hai câu đầu 7 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu cuối 8 chữ

Luật Bằng trắc :


Đông đã đến bao mùa ngao ngán

Nhớ thương người bao tháng năm qua

Phổ cầm khúc tuyệt tình ca

Nhỏ dòng máu thắm xót xa đoạn trường

Luật :

x = Không qui luật (Bằng hoặc Trắc cũng được)

B = Bằng (là những chữ không dấu hoặc có dấu huyền)

T = Trắc (là những chữ có dấu Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng)T1= Vần Trắc ......T1 (chữ thứ 7) của câu 1 phải vần với T1 (chữ thứ 5) của câu 2 B2= Vần Bằng .....Chữ thứ 7 của câu 2 ..vần với chữ thứ 6 cuả câu 3 ......Chữ thứ 6 của câu 4 vần với chữ thứ 6 của câu 3

Vần

Chữ thứ 5 của câu 2 (tháng) vần với chữ thứ 7 của câu 1 (ngán)

Chữ cuối cùng của câu 3 (ca) vần với chữ cuối của câu 2 (qua)

Chữ thứ 6 của câu 4 (xa) vần với chữ cuối của câu 3 (ca)

Note : Câu 3 và câu 4 làm theo thể thơ Lục Bát

Âm Khúc :

Chia từng câu thành những khúc nhỏ ..... trong Song Thất Lục Bát chia câu số 1 thành hai khúc và dùng lời thơ để nhấn mạnh từng khúc:

Câu 1 :

Đông đã đến / bao mùa ngao ngán

Câu 2 :

Nhớ thương người, / bao tháng năm qua

Câu 3 :

Phổ cầm / khúc tuyệt / tình ca

Câu 4 :

Nhỏ giòng / máu thắm / xót xa / đoạn trường

SONG THẤT LỤC BÁT

Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt văn.

Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ý)

Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ TRẮC, tiếng thứ 5 là chữ BẰNG, và tiếng thứ 7 là chữ TRẮc và VẦN.

Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 là chữ BẰNG và VẦN.

***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối

Hán văn, vì luật BẰNG TRẮC được áp dụng trong Song Thất ở

chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật thì chữ thứ 3 và

chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.

Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát...chữ cuối của câu LỤC vần với chữ thứ 7 của câu THẤT thứ nhì):

ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất(1) là chữ TRẮC, nhưng trong trường hợp không có đối ở câu dưới, thì chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ BẰNG. :

Sưu tầm