XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

VĂN TẾ SỐNG CHUNG NGUYỄN ĐỨC!

Bài viết theo thể loại văn tế hiện đại, khái quát sự nghiệp của anh Nguyễn Đức Chung với những tài năng, tham vọng và cuộc đấu trên thị trường quyền lực. Sự nghiệp Nguyễn Đức Chung “mới đóng vai chủ tịch, nay coi như viên tịch”, người từng “tham gia phá nhiều trọng án, nay tự chui vào tròng Đại án”.

Bài viết của nhà thơ Nguyễn Hữu Lưu

 

Than ôi!

Phúc đến tuỳ Duyên

Hạn về bởi Phận

Sống chết giàu nghèo có số

Vui buồn ân oán vô thường!

Bốn chín vừa qua, vinh dự đứng bên bàn thị trưởng

Năm ba đã đến, đắng lòng ngồi vào ghế bị can!

Chưa vào đến cung đình đã phạm tội tầy đình!

Mới đóng vai chủ tịch, nay coi như viên tịch!

Nhớ Chung xưa!

Chăm chỉ học hành, tốt nghiệp bằng này vị khác

Siêng năng chạy chọt, tậu thêm chức nọ tước kia

Ba bảy tuổi thành người anh hùng, cả nước nghiêng mình ngưỡng mộ

Bốn sáu xuân gắn lon thiếu tướng, toàn ngành ngả mũ kính chào!

Đường tương lai rộng mở, diều Kinh Môn gặp gió bay cao!

Thảm vinh hiển trải dài, rồng Hoàn Kiếm trời mưa ướt cánh!

Bao nhiêu thành tích xây nên tưởng hậu thế mai sau đúc tượng!

Bấy nhiêu bê bối tạo ra nay nhìn về phía trước toàn bùn!

Mới thăm dò dư luận để được cái Huân chương Lao động vẻ vang

Nay bung bét khắp người mang tội khiến thế gian khinh miệt!

Buôn lậu, rửa tiền - Vợ xúi nên vạ lây cả nút

Lạm quyền, trốn thuế - Con làm cho bố thối thêm!

Chiếm đoạt tài liệu mật! Trọng tội này đến vỡ mật mất thôi!

Dù cậy có bố nuôi! Ai còn chịu thăm nuôi khi gặp nạn?

Hỡi Chung ơi!

Tham gia phá nhiều trọng án, nay tự chui vào tròng Đại án

Có công dẹp vụ Đồng Tâm, để rồi làm chuyện thất nhân tâm!

Tiếc lắm thay!

Nhòm ghế Bộ trưởng Công an mà bị người ta khoét mắt!

Mơ leo tận đỉnh cao quyền lực nào ngờ lực bất tòng tâm!

Lót chữ Đức vào tên mà sống vô cùng thất Đức

Còn tên Chung hôm nay vừa gặp phút lâm chung!

Bốn chín tuổi lên làm chủ tịch rạng danh tiên tổ một thời

Năm ba gặp hạn nặng quá chừng nhục lây cả vào dòng tộc!

Đổ theo bùn xuống Hồ Tây không biết bao nhiêu công sức

Chảy vào sông Tô Lịch ngần ấy chức trọng quyền cao!

Mua danh mấy chục triệu đô, rốt cuộc chui vào nhà đá

Bán danh vài ba tội lớn, cuối cùng đâm xuống thủy cung!

Ngẩng cổ lên Trời, Trời bảo: gieo gió ắt có ngày gặt bão!

Cúi đầu xuống đất, Phật cười: Trồng nhân nào thu quả đó thôi!

Chỉ tiếc đảng ta, sáng suốt bao năm nay chọn nhầm thằng mất dạy!

Thương cho dân tộc, im lặng mấy đời nghe rao giảng thuyết ma trơi!

Oái oăm thay! mùa lễ Vu lan mà chẳng kịp trả ân còn bị đời báo oán

Trớ trêu quá! Tháng cô hồn sao chỉ thấy những tin vãi cả linh hồn!

Tiền, của để làm gì, khi sự nghiệp bỗng hoá thành nghiệp chướng?

Danh, lợi có là gì mà thanh danh phút chốc biến hư danh?

Ối giời ơi!

Cả một đời mua danh bán chức, nay làm sao nuốt nổi nhục hỡi Chung!

Sống thế này chết quách cho xong, anh xin có đôi lời tiễn chú!

Mong tất cả những ai mang danh đầy tớ

Hãy lấy tấm gương này mà sống tử tế hơn!

Cung thỉnh!

Nguyễn Hữu Lưu

VĂN TẾ TRẦN BẮC HÀ

 

Hỡi ơi!

Án phạt chưa xong;

Tiền dân chưa trả.

Bấy nhiêu năm ôm gót bề trên, bày kế gian tham vơ vét bạc tiền bao nhiêu chẳng đủ;

Che mắt thiên hạ bày đặt xây chùa, đến chốn linh thiêng chắp tay tế tự, sám hối được chăng.

Nhớ Bắc Hà xưa:

Chức mọn quyền cao;

Ra oai hùng hổ.

Đã từng khoác áo đảng viên, được giao giữ nhiều chức vụ;

Không che nổi bản tính lưu manh, diễu võ dương oai khiến nhiều kẻ sợ.

Vào thang máy gặp cấp dưới chưa kịp chào đã buông lời chửi rủa, đuổi cổ ra ngoài.

Đi máy bay tát vào mặt tiếp viên vẫn chưa hả giận, còn đòi tính sổ cơ trưởng chuyến bay.

Vào thị trường chứng khoán Tokyo vẫn ra oai giở giọng tao mày, gái đĩ, hút thuốc phì phèo phớt lờ bảng cấm.

Về quê hương Bình Định tát vào mặt Phó chủ tịch mà rằng “mày chưa đủ tuổi nói chuyện với tao” Phó chủ tịch tỉnh chỉ biết ôm mặt khóc, nhiều người chứng chiến cảm thấy nôn nao.

Một phó chủ tịch khác của Bình Định bị Bắc Hà quật ba gậy gofl gãy mấy xương sườn phải đi bệnh viện.

Đi máy bay ngồi ghế thương gia, giật tạp chí trong tay cán bộ cấp cao rồi cười ngạo nghễ…

Đứng cạnh anh Ba, giở thói “Chó cậy chủ nhà” buông lời chửi luôn Bộ Trưởng, xưng hỗn mày tao.

Đi máy bay mà lề mề tới chậm, chuyến bay phải lùi giờ cất cánh đợi cho được ông Trùm.

Lại còn nghe:

Bắc Hà đến phố núi Gia Lai vẫn ra oai chửi cả đoàn văn công phục vụ…

Nhiều chuyện về kẻ ngông cuồng kể ra khiến nhiều người hoang mang, khiếp sợ.

Thử hỏi:

Cán bộ đảng viên sao có kẻ côn đồ nghiễm nhiên tồn tại?

Núp dưới bóng ai mà Bắc Hà ngông nghênh làm bậy?

Chưa kể:

Bày vẽ dự án nuôi bò thâu tóm hàng ngàn héc ta trồng cỏ

Mấy nghìn tỷ vung ra, Hà Tĩnh mơ màng tưởng quê hương mình sẽ có thảo nguyên xanh như bên Mông Cổ.

Nào ngờ!

Dự án triển khai dang dở, trồng chuối giải ngân thay vì trồng cỏ, bò giống nhập về chỉ đủ làm ngọt mấy thùng nước phở.

Tiền bạc của dân, nhưng gia đình Bắc Hà vung tay đầu tư đủ chỗ. Về Quy Nhơn xây Resort Hoàng Gia, tư gia biệt phủ.

Lấy uy quyền lèo lái bán mua cổ phiếu, cổ phần thâu tóm nhiều nơi, nhiều chỗ.

Thành bại đến đâu chẳng ai thấu tỏ, mấy nghìn tỷ ra đi chẳng bao giờ quay về chốn cũ.

Khá thương ôi!

Tiền vàng ơn chúa, trót đã lỡ làng;

Kế hiểm mưu sâu, chẳng còn ai đỡ.

Gặp lúc:

Cụ Tổng nhóm lò, rực hồng bếp lửa

Vì nước, vì dân  quyết chiến bọn gian tham, chỉ mặt, chỉ tên những “lưu manh đỏ”.

Há chẳng thấy:

Cuộc chiến cam go;

Gian tham nhiều vô kể.

Bọn tham nhũng cấu kết với nhau, chức nọ, chức kia đánh đâu phải dễ.

Cơ quan pháp luật phối hợp nhịp nhàng, chặt cành, cắt rễ hết chỗ dựa hơi.

Vậy nên:

Lắm kẻ chức quyền chót vót, khi đã nhúng chàm cũng đành hóa củi;

Nhiều “thái tử” tưởng như bất khả, “theo ma mặc áo giấy” cũng phải vô lò.

Biết đã hết thời:

Chẳng còn ngông nghênh hô mây, gọi gió.

Bề trên chỉ còn tượng phỗng, lấy ai che chở cho mình.

Luật đời đến khi phải trả!

Cáo bệnh đi Sing, đi Miên cũng không yên dạ.

Lấp ló vùng biên nghe ngóng, thăm dò đã chui vào rọ,

Ô hô!

Vào khám mấy ngày, mặt sói, miệng hùm đã ngồi ủ rũ

Xét hỏi mấy lần, chưa hỏi, chưa tra đã khai cả thầy lẫn tớ.

Khổ thay:

Ngày nào cán bộ điều tra cũng gọi lên làm việc mới thấy lỗi lầm.

Đêm nằm buồng giam lạnh lẽo mới nghĩ mình coi như thân chó.

Tiền đưa cho bề trên đánh bạc sao dám thu về.

Quà cáp lót đường thăng tiến làm sao lấy lại !

Lại thêm:

Khi có uy quyền muốn gì cũng có, sai bảo đàn em kẻ vâng người dạ.

Tiền bạc xênh xang thiếu gì miếng ngon đồ bổ kẻ biếu, người dâng.

Nghĩ mình

Như hổ sa chân, như hùm bị trói

Thói quen thay đổi, tâm bệnh nội thương.

Ôi thôi!

Bắc Hà … chết đúng quy trình

Anh Ba ở lại rùng mình lo âu! 

             Saigon 19/7/2019

#Nhà_báo_Nguyễn_Huy_Toàn

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Văn tế 3.000 liệt sĩ chống Mỹ được táng tại nghĩa trang liệt sĩ Pleiku - Gia Lai - Tây Nguyên




Ngổn ngang mây trắng trên đầu

Ba ngàn mộ trắng một mầu như mây

Mây trên ấy còn bay muôn thuở

Ba ngàn nay đã bỏ tay chèo

Ba ngàn mãi mãi buông neo

Ba ngàn mãi mãi nằm theo đội hình

Ba ngàn phận, tình ba ngàn khối

Vọng cố hương từ cuối chân trời

Ai người cha mẹ khuất rồi?

Ai người vợ góa con côi đến giờ?

Ai ngã lúc mịt mờ lửa đạn

Còn vùng lên trao bạn lá cờ?

Ai người lạc nước sa cơ

Mười năm thao lược, một giờ buông tay?

Ai đi nhẹ như mây như khói?

Ai đi sau cơn đói dài ngày?

Ai vì sốt rét về đây?

Ai vì lở đá, đổ cây giữa rừng?

Ai vượt thác nửa chừng cạn sức?

Ai bờ khe mép vực sa chân?

Ai người số phận xoay vần

Hùm xanh, báo trắng, voi thần đem đi?

Ai đã chẳng tiếc gì máu nóng

Bỏ thân mình cho sống bạn mình

Rồi đi, không ảnh không hình

Đem sinh mệnh đúc khối tình tặng nhau?

Những ai nghỉ cùng sâu một mộ

Biết tìm đâu cho đủ hình hài?

Chẳng sinh từ một bào thai

Ôm nhau, cốt nhục Đông - Đoài xá chi

Những ai kịp thầm thì trăng trối

Phút cuối cùng đứt nối lời thiêng?

Ai người lịm tắt trong đêm

Nằm im trên võng mà quên cuộc đời?

Ai người mười tám, đôi mươi?

Ai người tóc bạc? Ai người hoa râm?

Ai là cán? Ai là quân?

Bây giờ trắng xóa quây quần bên nhau.

Ngổn ngang mây trắng trên đầu

Ba ngàn mộ, trắng một mầu như mây.

Nhà thơ Đỗ Trung Lai

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

TRỒNG CÂY GÌ NUÔI CON GÌ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY


         Văn minh lúa nước của người Việt luôn tồn tại hai lựa chọn mà Bác Nông luôn nói: Vấn đề của chúng ta hiện nay là “Trồng cây gì nuôi con gì”

Về Cây có lẽ Người Việt chọn Tre (vì có nhiều bài văn viết và dạy học về Tre không thấy dạy những cây khác, cây quý như cây gỗ nhóm 1 hoặc 2); Còn nuôi con gì thì dễ thấy nhất là Mèo (không phải chó, ngựa, dê, heo, gà, v.v..) vì trong 12 con Giáp các nước xung quanh người ta đều chọn Thỏ chỉ riêng Việt Nam chọn Mèo lý do có thể là Mèo có nhiều liên quan đến tính cách con người Việt Nam;

Vậy lựa chọn tối ưu là chọn bản chất sống TRE và tính cách sống MÈO

BẢN CHẤT CÂY TRE

     Sng kiu độc lp m côi (mèo) (không quan h vi nhà hàng xóm th nhất để chng li nhà hàng xóm thứ hai, thứ ba hoặc nhà khác, hàng xóm khác); Quan h hài hoà vi tt c các n và sng kiu Cây Tre.....Nếu Quân t: Sống như Cây Trúc (Thng thn, tht thà, tam cương, ngũ thường, tam tòng, t đức,...có đủ thì khổ lắm); Còn Tiu nhân: Sống như Cây tm gi sng ký sinh trên cây thân g thì nhàn hạ, có bóng râm chống nắng, có thân cây to che gió bão nhưng nhục lắm….Không quân tử, không tiểu nhân chắc chỉ có Ngu quân t thôi, Chọn nguỵ quân tử kiểu cây Cây tre (Chọn Tre Nguyễn Duy “miêu tả sức sống bình thường của tre để qua đó vẫn thấy lấp lánh những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam ta cũng như “Tư Tưởng” tre của con người Việt Nam….không chọn tre Thép mới “Tre anh hùng lao động, tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” vì chiến tranh đã đi qua lâu rồi): Cây Tre R sâu, gc vng, thân chc, r chùm ăn sâu trong đất, gai dày quyn cht, cành uyn chuyn, linh hot, vươn cao hơn Trúc, tm gi giỏi cấp mấy cũng không th bám vào để nương nhờ được; Tre có các đặc tính hợp với năng lực và vị thế hiện tại của bản thân, đó là:

1) Mm mi, khôn khéo, nhưng rt kiên cường, quyết lit;

2) Linh hot, sáng to nhưng rt bn lĩnh, kiên định, can trường trước mi th thách, khó khăn vì độc lp gia đình, vì t do, hnh phúc ca bản thân và các cá nhân liên quan.

3) Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bo v li ích gia đình.

4) Biết nhu, biết cương; biết thi, biết thế; biết nịnh biết hót, biết doạ, biết nạt, biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tu cơ ng biến”, “lt mm buc cht”.

Để sống yên ổn kéo dài có lẽ phải nuôi thêm con mèo (Không nuôi chó) vì mèo như trên đã viết có nhiều đức tính giống với con người sống kiểu cây tre….

TÍNH CÁCH CON MÈO… Dù ở nước ta có quan niệm không tốt về mèo nhưng sự thật là mèo lại là một biểu tượng của sự tốt đẹp, may mắn đặc biệt là ở trong kinh doanh trong văn hóa của nhiều người nước; Mèo được người Việt dùng thay con thỏ trong 12 con vật hàng Chi, có lẽ vì một số điểm, một số lý do liên quan sau:

a- Thích sống độc lập, phân chia lãnh địa với những con mèo khác; Là vật nuôi được con người thuần hóa nhưng không từ bỏ tính chất hoang dã vốn có, ít ăn cơm nhà, thường tự kiếm ăn (săn mồi ban đêm) là chính; Đặc biệt giống là Không quan hệ với con thứ hai để chống lại con thứ ba, độc lập kiểu mồ côi; Không thích ăn tranh phải đổ máu bên ngoài thà chọn ăn vụng trong nhà an toàn hơn (vì ít khi bị đánh chết) kiểu gà cồ ăn cối xay; Có tính hoang đàng nên nhiều khi đang là mèo nhà lại trở thành mèo hoang giống như trẻ hư bỏ nhà đi bụi bặm hay quan tham bị lộ trốn sang nước ngoài;

b- Dân Việt xuất điểm là săn bắn hái lượm, cấu trúc gia đình mẫu hệ và không được hưởng nền văn minh lúa nước sớm như Hoa Hạ - Trung Hoa, tập tính săn bắn đi tắt, đón đầu, theo dõi con mồi giống mèo, ngoài ra còn có tính khôn vặt bắt được chuột không ăn ngay mà tha về trước mặt chủ để báo công rồi mới tha đi ăn, tôn trọng và phấn đấu cho sự không ngoan hơn là đầu tư cho tài giỏi giống y như người, ăn sổi, ở thì,..bắt chuột chưa thông đã tinh ỉa bếp;

c- Mèo có tính rất thích ăn vụng, hay dấu diếm. Đi nhẹ, nói (kêu) khẽ, nhai (ăn) không phát ra tiếng động (kiểu ăn vụng) gặp việc gì cũng dấu diếm đúng là dấu như mèo dấu cứt. Bệnh tham nhũng có lẽ cũng từ giống mèo mà ra.

d- Mèo có tính thích làm biếng. Thích thì đi săn mồi không thích thì nằm ngủ, ù lỳ làm biếng chờ chủ cho ăn…có câu mèo lười, lười như mèo, không muốn làm mà chỉ muốn ăn;

e- Mèo cũng rất khó dạy, rất khó đồng hóa theo cuộc sống con người hay cuộc sống trong nhà có nhiều vật nuôi; Mèo khó dạy hơn chó. Rất giống người Việt rất khó bị đồng hóa, là Trung quốc đô hộ từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN dù trải qua 4 lần bắc thuộc nhưng vẫn không đồng hóa được dân tộc Việt; Thực dân Pháp đô hộ từ năm 1858 đến năm 1954 gần 100 năm cũng không thể đồng hóa, mặc dù giáo dục Pháp nổi tiếng thế giới, tính học mót, bắt chước làm hàng giả thật bao giờ tập trung sản xuất hàng thật, hàng có giá trị;

g- Mèo nhỏ con, đẹp đẽ nhìn qua gương thấy mình to và sang hơn cả Hổ nên rất Tự cao, Tự đại, Tự hào; Sức yếu nhưng rất hung hăng, hay ta đây vỗ ngực không sợ và thấy mình còn oai trên cả Hổ. Rất giống người Việt nghèo nhưng cho là mình giàu, thích ra oai làm ra các kỷ lục thế giới như làm bánh trưng to và nặng hàng tấn không ai ăn, sản xuất cái gì cũng to nhất, cao nhất, dài nhất, sâu nhất, nặng nhất nhưng không nói và làm ra sản sản phẩm tốt nhất, chi phí thấp nhất, hình dáng nhỏ nhất, chất lượng nhất và bán đắt nhất;

h- Mèo còn tính vô ơn, phản chủ, ăn cháo, đá bá. Khi đói dạy, bảo, gọi nghe theo người, khi no đủ gọi không thưa, không động, thậm chí còn bỏ đi, có con bỏ đi luôn không bao giờ quay lại làm luôn mèo hoang; Những con đó lại mò về nhà người khác khi đói ăn nhưng người ta không nuôi, vì dân gian đã có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì may”;

i/ Mèo cũng không thích làm con đầu đàn như Sói, Chúa sơn lâm như Hổ, như sư tử, nhưng thích sống thầm lặng, khôn vặt, săn mồi độc lập, giỏi đi đêm, đi cửa sau (thức đêm ngủ ngày); Dựa vào kiểu cây tre “gió chiều nào che chiều đó”. Tính cách khôn có bản lĩnh thà chết không chịu nhục như Sói, không ở vườn thú làm xiếc chó, khỉ, nhảy qua vòng lửa và biểu diễn dưới sự điều khiển của con người như những con vật khác.