Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm
28/09/2016 08:24 GMT+7
- Hà Nội, Sài Gòn chi hàng vạn tỷ để chống ngập mà mưa to, hoặc mưa trùng triều cường là ngập.
Cơn mưa ngày 26/9 chỉ là hoàn lưu (tác dụng phụ) của cơn bão Megi đổ bộ vào Đài Loan, vậy nếu cơn bão đó đổ bộ vào Việt Nam thì sẽ ra sao?
Gần như cả nước từ Cần Thơ cho đến Đà Lạt, Huế, Vinh, mưa to đều thành sông, thành biển, nguyên nhân do đâu?
1. Thoát nước tự nhiên: Xem bản đồ Hà Nội xưa và Sài Gòn xưa, các bạn có thấy gì không: thành Hà Nội xưa hồ là hồ, hồ ở khắp mọi nơi.
Thành Sài Gòn thì hệ thống kênh rạch chằng chịt, đó chính là nơi điều tiết nước mưa, là nơi chứa nước khi mưa, làm mát không khí thành phố dịu mát và thoát nước khi mưa lớn.
Bây giờ quay về Hà Nội mà tìm được hồ mới lạ: hồ lớn thì còn tí
xíu, hồ nhỏ thì sau một thời gian đổ rác lấp, nay nhà đã mọc san sát.
Kênh rạch ở Sài Gòn cũng vậy, dân sống ở trên, xả rác xuống, lại lấn chiếm nữa, thế là hết, thế thì phải ngập thôi. Sài Gòn xây Khu đô thị ở quận 7 cũng lấp bao nhiêu kênh rạch, thay bằng ống cống nhỏ xíu.
2. Đô thị hóa: Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 diện tích 3.600 hecta, gấp 3 lần sân bay Changi ngày nay.
Nay toàn bộ vùng đất dự phòng mở rộng xung quanh sân bay đã bị đô thị hóa: đường Hồ Văn Huê, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phổ Quang, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám v.v… trước kia đều là doanh trại quân đội nay nhà cửa mọc lên, hệ thống thoát nước bị bóp cổ, sân bay phải ngập thôi, còn xây sân golf trong sân, nay chỉ còn 1.500 ha, thế thì phải xuống Long Thành bỏ ra vài chục tỷ đô xây sân bay mới thôi!
3. Bê tông hóa: thành phố không còn chỗ nào thoát nước nữa, nhà bê tông, đường bê tông, vỉa hè bê tông, vỉa hè đá hoa cương.
Đáng lẽ phải lát vỉa hè bằng nền cát, vật liệu phía trên thoát nước, vỉa hè Sài Gòn làm đi làm lại bao nhiêu lần tốn hàng vạn tỷ, lúc thì xi măng, rồi đá, rồi gạch con sâu, nay đá hoa cương cho nó long lanh (hôm 26/9 vừa rồi, toàn bộ vỉa hè Sài Gòn cũng bị ngập).
Hoa Kỳ bây giờ còn phát minh ra và sử dụng loại nhựa đường thấm nước được.
4. Cây xanh: Hà Nội, Sài Gòn xưa đi trên máy bay nhìn xuống cứ tưởng công viên, không thấy nhà cửa đường xá đâu (toàn cây), bây giờ Kuala Lumpur, Singapore cũng vậy.
Ở nhiều đô thị các nước, công viên đôi khi to bằng quận nho nhỏ của
Hà Nội và Sài Gòn. Bản thân cây xanh giữ nước, rễ cây cũng giữ nước,
đất dưới cây xanh thoát nước; chặt hết cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi để
thay vào đó là những cây bằng cái que thì phải chịu thôi.
Sách giáo khoa học sinh phổ thông vẫn ghi: “Đất nước ta 70% diện tích che phủ bằng rừng”, làm thủy điện đã chặt hàng triệu hecta rừng, chặt rừng rồi về thủ đô chặt, chặt 1.000 cây cổ thụ trăm tuổi bán đấu giá được 1 tỷ đồng.
Đại gia miền Trung tặng con gái của hồi môn là căn nhà bằng toàn gỗ quý, trị giá vài chục tỷ. Hôm vừa rồi chương trình chuyển động 24 giờ có nhắc đến một công ty trình tỉnh Đắk Lắk một dự án du lịch, tỉnh cấp cho công ty mấy trăm hecta rừng, chặt hết rừng không thấy công ty ấy đâu nữa.
5. Mưa: Sài Gòn diện tích 2.000 km2, tôi chỉ lấy khu trung tâm 225 km2 thôi, nếu mưa 10 cm xuống diện tích đó, thì tức là đã có 225.000.000 (vâng 225 triệu) mét khối nước đổ xuống, tức là 225 triệu tấn nước đổ xuống (tương đương thủy điện Sông Bung vừa rồi vỡ cửa đập!!!), mà mưa hôm 26/9 là 20 cm - gấp đôi số trên.
Bề mặt bê tông hóa, nhựa đường hóa, đá hoa cương hóa hết rồi, chỉ có thoát theo cống mà cống tắc do ngập rác, bạn nhìn dòng nước ngập đó, rác trôi lềnh bềnh, bít cống rồi.
Người Việt ta đẳng cấp lắm, đi xe máy hay đi ô tô, mút xong cốc nước ném vèo, ăn xong bịch bim bim ném vèo, ăn xong mía, trái cây, chôm chôm bịch rác ném vèo, túi nôn trong xe ô tô ném vèo, hút thuốc lá xong thổi phù ra đường v.v… Văn hóa đến thế, thì tắc cống thôi.
90 triệu người Việt khi đi ô tô mấy người ngồi trong xe chuẩn bị sẵn bịch ny lon để bỏ rác rưởi vào đó, đến nơi bỏ vào thùng rác ? Bao giờ người xả rác ngoài đường bị bắt sẽ bị phạt đi làm công ích đi nhặt rác một ngày thì mới thay đổi.
6. Cao độ công trình: Các thành phố lớn chưa quyết được cao độ là bao nhiêu thì chịu được bão và triều cường cấp 3, mạnh ai nấy làm, công trình sau cao hơn công trình trước thì sẽ đổ về nơi thấp hơn, con đường Huỳnh Tấn Phát đi qua khu Ô Môi và kho C tự nhiên lao xuống thấp hẳn (chắc làm mọi người nhớ đến các thành phố trên cao nguyên).
7. Nước ngầm: Các nhà máy bia, nước ngọt, nước khoáng, sắt thép, dệt may, da giày tiêu thụ hàng tỷ mét khối nước ngầm, thế thì mỗi năm Hà Nội Sài Gòn phải lún. Mỗi năm lún 2 cm, một nhiệm kỳ 10 cm, nhưng vài nhiệm kỳ là sải tay rồi đó!
8. Một vấn đề cũng nóng bỏng: Đó là thủy điện, mỗi khi khánh thành thủy điện ta thường nói, đã trị thủy được sông…, từ nay vùng… sẽ không còn thiếu nước, vì mưa lũ thì sẽ giữ nước lại ở thủy điện, mùa khô sẽ cấp nước. Trong khi thực tế, thủy điện mưa là xả lũ, vỡ đập, mùa khô hồ chứa nước dưới mức nước chết, đó là chưa kể đôi lúc còn thay đổi dòng chảy của nước.
9. Nhiều quá, mệt rồi, các bạn góp ý thêm nhé.
An Lê
Cơn mưa ngày 26/9 chỉ là hoàn lưu (tác dụng phụ) của cơn bão Megi đổ bộ vào Đài Loan, vậy nếu cơn bão đó đổ bộ vào Việt Nam thì sẽ ra sao?
Gần như cả nước từ Cần Thơ cho đến Đà Lạt, Huế, Vinh, mưa to đều thành sông, thành biển, nguyên nhân do đâu?
1. Thoát nước tự nhiên: Xem bản đồ Hà Nội xưa và Sài Gòn xưa, các bạn có thấy gì không: thành Hà Nội xưa hồ là hồ, hồ ở khắp mọi nơi.
Thành Sài Gòn thì hệ thống kênh rạch chằng chịt, đó chính là nơi điều tiết nước mưa, là nơi chứa nước khi mưa, làm mát không khí thành phố dịu mát và thoát nước khi mưa lớn.
Hà Nội từng chằng chịt hồ như thế này |
Kênh rạch ở Sài Gòn cũng vậy, dân sống ở trên, xả rác xuống, lại lấn chiếm nữa, thế là hết, thế thì phải ngập thôi. Sài Gòn xây Khu đô thị ở quận 7 cũng lấp bao nhiêu kênh rạch, thay bằng ống cống nhỏ xíu.
Và đây là Sài Gòn kênh rạch chằng chịt xưa kia |
Nay toàn bộ vùng đất dự phòng mở rộng xung quanh sân bay đã bị đô thị hóa: đường Hồ Văn Huê, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phổ Quang, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám v.v… trước kia đều là doanh trại quân đội nay nhà cửa mọc lên, hệ thống thoát nước bị bóp cổ, sân bay phải ngập thôi, còn xây sân golf trong sân, nay chỉ còn 1.500 ha, thế thì phải xuống Long Thành bỏ ra vài chục tỷ đô xây sân bay mới thôi!
3. Bê tông hóa: thành phố không còn chỗ nào thoát nước nữa, nhà bê tông, đường bê tông, vỉa hè bê tông, vỉa hè đá hoa cương.
Đáng lẽ phải lát vỉa hè bằng nền cát, vật liệu phía trên thoát nước, vỉa hè Sài Gòn làm đi làm lại bao nhiêu lần tốn hàng vạn tỷ, lúc thì xi măng, rồi đá, rồi gạch con sâu, nay đá hoa cương cho nó long lanh (hôm 26/9 vừa rồi, toàn bộ vỉa hè Sài Gòn cũng bị ngập).
Hoa Kỳ bây giờ còn phát minh ra và sử dụng loại nhựa đường thấm nước được.
4. Cây xanh: Hà Nội, Sài Gòn xưa đi trên máy bay nhìn xuống cứ tưởng công viên, không thấy nhà cửa đường xá đâu (toàn cây), bây giờ Kuala Lumpur, Singapore cũng vậy.
Hà Nội trước kia đâu đâu cũng thấy cây xanh |
Sách giáo khoa học sinh phổ thông vẫn ghi: “Đất nước ta 70% diện tích che phủ bằng rừng”, làm thủy điện đã chặt hàng triệu hecta rừng, chặt rừng rồi về thủ đô chặt, chặt 1.000 cây cổ thụ trăm tuổi bán đấu giá được 1 tỷ đồng.
Đại gia miền Trung tặng con gái của hồi môn là căn nhà bằng toàn gỗ quý, trị giá vài chục tỷ. Hôm vừa rồi chương trình chuyển động 24 giờ có nhắc đến một công ty trình tỉnh Đắk Lắk một dự án du lịch, tỉnh cấp cho công ty mấy trăm hecta rừng, chặt hết rừng không thấy công ty ấy đâu nữa.
5. Mưa: Sài Gòn diện tích 2.000 km2, tôi chỉ lấy khu trung tâm 225 km2 thôi, nếu mưa 10 cm xuống diện tích đó, thì tức là đã có 225.000.000 (vâng 225 triệu) mét khối nước đổ xuống, tức là 225 triệu tấn nước đổ xuống (tương đương thủy điện Sông Bung vừa rồi vỡ cửa đập!!!), mà mưa hôm 26/9 là 20 cm - gấp đôi số trên.
Bề mặt bê tông hóa, nhựa đường hóa, đá hoa cương hóa hết rồi, chỉ có thoát theo cống mà cống tắc do ngập rác, bạn nhìn dòng nước ngập đó, rác trôi lềnh bềnh, bít cống rồi.
Người Việt ta đẳng cấp lắm, đi xe máy hay đi ô tô, mút xong cốc nước ném vèo, ăn xong bịch bim bim ném vèo, ăn xong mía, trái cây, chôm chôm bịch rác ném vèo, túi nôn trong xe ô tô ném vèo, hút thuốc lá xong thổi phù ra đường v.v… Văn hóa đến thế, thì tắc cống thôi.
90 triệu người Việt khi đi ô tô mấy người ngồi trong xe chuẩn bị sẵn bịch ny lon để bỏ rác rưởi vào đó, đến nơi bỏ vào thùng rác ? Bao giờ người xả rác ngoài đường bị bắt sẽ bị phạt đi làm công ích đi nhặt rác một ngày thì mới thay đổi.
6. Cao độ công trình: Các thành phố lớn chưa quyết được cao độ là bao nhiêu thì chịu được bão và triều cường cấp 3, mạnh ai nấy làm, công trình sau cao hơn công trình trước thì sẽ đổ về nơi thấp hơn, con đường Huỳnh Tấn Phát đi qua khu Ô Môi và kho C tự nhiên lao xuống thấp hẳn (chắc làm mọi người nhớ đến các thành phố trên cao nguyên).
7. Nước ngầm: Các nhà máy bia, nước ngọt, nước khoáng, sắt thép, dệt may, da giày tiêu thụ hàng tỷ mét khối nước ngầm, thế thì mỗi năm Hà Nội Sài Gòn phải lún. Mỗi năm lún 2 cm, một nhiệm kỳ 10 cm, nhưng vài nhiệm kỳ là sải tay rồi đó!
8. Một vấn đề cũng nóng bỏng: Đó là thủy điện, mỗi khi khánh thành thủy điện ta thường nói, đã trị thủy được sông…, từ nay vùng… sẽ không còn thiếu nước, vì mưa lũ thì sẽ giữ nước lại ở thủy điện, mùa khô sẽ cấp nước. Trong khi thực tế, thủy điện mưa là xả lũ, vỡ đập, mùa khô hồ chứa nước dưới mức nước chết, đó là chưa kể đôi lúc còn thay đổi dòng chảy của nước.
9. Nhiều quá, mệt rồi, các bạn góp ý thêm nhé.
An Lê