XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Bài thơ Hai sắc hoa Ti Gôn và những bài thơ liên quan đến tác giả

Hai sắc hoa Tigôn
TTKH
Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng" Hoa giống như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp" Màu hoa trắng,
"Là chút lòng trong chẳng biến suy"

Ðâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá tôi buồn lắm
Trong một này vui pháo nhuộm đường

Từ ấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai  cũng ví cánh hoa rơi
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu cũ rất xa xôi
Ðến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu nắng phớt mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy bên sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?
                 Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 179, 30/10/1937
Và đây là bài thơ "Dĩ vãng một loài hoa"
đáp lại bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn"
Những chiều thu ấy tôi còn nhớ
Nhìn đóa ti-gôn đẹp vô bờ
Cài vào mái tóc thơm mùi nắng
Tôi đợi tôi chờ bóng một người
Nhớ rằng người ấy xưa chiều vắng
Thường ngắm xa xăm thật lành lùng
Bảo rằng hoa dáng tim rạn vỡ
Nên sợ duyên mình cũng thế thôi.

Từ thu ấy đời đầy giông bão
Đã cuốn trôi đi cuộc tình này
Người xa quá duyên xưa đành lỡ
Một ngày áo cưới rác đầy sân.

Từng thu chết rồi từng thu chết
Vần giữ trong tim bóng một người
Giờ tôi biết sao hao rạn vỡ
Thì tình đã chia xa.
Nhớ hoài người ấy hay hờn dỗi
Thường vuốt tóc tôi và thở dài
Thường buồn khi thấy tôi cười nói
Tôi nào nghĩ có ngày tình lẻ đôi.

Chắc gì người ấy quên mà sống
Từ biết tin tôi đã lấy chồng
Tình đầu tan tác như bọt sóng
Trời ơi! người ấy có còn không ?
Đây là bài đồng cảnh ngộ với hai sắc hoa ti gôn
Trường Phi Bảo
Kính gửi bà nữ sĩ T.T.KH


Trời hỡi,tình ta đã lỡ làng
Từ ngày em cất bước sang ngang
Lỗi câu "chung thủy", lời "đính ước"
Tình đầu ngang trái khóc ly tan

Anh hỡi, trăm năm mộng phai tàn
Cái nợ vợ chồng cũng dở dang
Tơ duyên đứt đoạn đành cam khổ
Đau xót trong em những bẽ bàng

Không phải tại ta, chỉ tại trời !
Tại đời bạc trắng phũ đầy vôi
Quyền lực tiền tài chia đôi lứa
Đường tình rẽ lối chẳng chung đôi

Không phải tại em, chẳng tại anh !
Tại nghèo ruồng rẫy những mối tình
Không phải riêng mình là nghiệt ngã
Trách làm gì cho tê buốt... hở anh!

Bên chồng em sống nỗi buồn mong
Ngày tháng thoi đưa cứ lạ lùng
Ân ái cứ ngỡ người trong mộng
Thẹn quá lòng em, nhịp tim rung

Năm lại, năm qua đà hai con
Trai - gái có đôi thiệt vuông tròn
Thiếu phụ mỏi mòn buông tóc biếc
Lấp lánh sương mai, giọt châu tuôn.

Đọc tin người ấy nhớ làn hương
Nhớ vầng trăng khuyết đẫm yêu đương
Đôi vòng nhẫn cỏ làm sính lễ
Êm ái nụ hôn hẳn còn vương

Người bảo tình ta chẳng đổi ngôi
Dù cho biển cạn, núi có dời
Lòng anh nguyện sẽ yêu em mãi
Yêu mãi trọn đời chẳng đổi thay !

Nhưng hỡi cao xanh đã an bày
Con dò tách bến một sớm mai
Bỏ lại bóng người trên ngõ đợi
Nào biết rằng em đã xa rồi.

Năm lại ,năm qua khóc bể dâu
Tóc xanh phai úa mấy mươi sầu
Chồng em đau nặng nên khuất sớm
Mẹ chồng đay nghiến - phận con dâu

Em như con chim mất tiếng vang
Ngày đêm im ỉm tận cung vàng
Lồng son ai khóa cho chim chết
Gia phong lễ giáo giết đời em

Chiều nay nhận được tấm thiếp buồn
Hình đóa Ti gôn đẫm màu son
Hình đóa Ti gôn ai từng kể
Một chuyện tình buồn thuở gió sương

Hóa ra là anh, anh của em
Vẫn câu thương nhớ, tiếng ngọt mềm
Vẫn đợi,vẫn chờ nơi bến vắng
Dù con đò cũ đã sang ngang

Chết chửa! mẹ chồng đứng trước hiên
Hai con nô đùa đẹp như tiên
Lòng em chợt nhói cười không nổi
Đành chúc cho anh - một mối duyên

Rồi mùa xuân mới chẳng trăm năm
Góa phụ bên song khóc mối tình
Cái ngày anh chết, em xin chết...
Tình mình con cháu quấn khăn tang !

(13/3/2004)
Tham khảo thêm tư liệu trên Internet
Vào khoảng 6/1937, báo “Tiểu thuyết thứ bảy” xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn Hoa ti gôn của ký giả Thanh Châu. Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ.
Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ 2 sắc hoa ti gôn, dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kia. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.
Câu chuyện “Hoa ti-gôn” đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải tỏa niềm tâm sự.
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài những lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở đó, nào tôi đã biết gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ, chết yêu đương.
Người xa xǎm quá! Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Từ đấy thu rồi, thu, lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng “một người”
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ?
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

Bài thơ não lòng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đã phải xa người mình yêu, người đã cùng mình gắn bó thề ước dưới giàn hoa tigôn để đi lấy chồng, người mà mình không hề yêu.

Khi bài thơ ‘’ Hai sắc hoa tigôn ‘’ vừa cho lên mặt báo đã gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, toà báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác gỉa, qua đường bưu điện với đề tựa ‘’ Bài thơ thứ nhất ‘’.


Bài Thơ Thứ Nhất

Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Em ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xa

Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
-- Gió hỡi ! Làm sao lạnh rất nhiều ?

Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng : "Vẫn nhớ em !"

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên ?

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ !
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
-- "Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !"

Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám gặp ai về

Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâu.... tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi !

Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?

Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn
Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưởng, thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.

Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa :

Đan Áo Cho Chồng

"Chị ơi ! Nếu chị đã yêu
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

Biết chăng chị ? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng.

Như con chim hót trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi ! Gió đã sang bờ ly tan...

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !

Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em ?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời..

Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình

Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng

Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chãi trong nền văn học VN.

Bài Thơ Cuối Cùng

Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đau
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !


Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?

Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...

Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !

Từ đây, anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !

Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôi.. chết
Đêm hỡi ! Làm sao tối thế nầy ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !

Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh... "có một người" !...

Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm sút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình.
Những dữ kiện lên quan đến thân thế của TTKh:
Như trên đã đề cập đến cái độc đáo của bài thơ kèm theo ý tứ của một mối tình buồn bã, lãng mạn... thêm vào đó sự bí mật về thân thế thi nhân càng làm cho người ta tò mò muốn biết về tác gỉa. Ðến nay đã gần 70 năm rồi, người ta vẫn phải nhận lấy những điều mù mờ về thân thế và cả những thêu dệt vô căn cứ về người nữ sĩ tài danh đó ! Sau đây là một vài sự kiện đã gây ra những xáo động dư luận trong giới thơ văn. Ðúng hay sai, tưởng tượng hay là một lối tìm nguồn thi hứng của những người làm văn nghệ...Ðến nay vẫn chỉ là những dấu hỏi mù mờ mà thôi!

Dư luận 1:
Như phần trên đã viết, truyện ngắn Hoa Tigôn của Thanh Châu trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy đã là nguyên nhân xuất hiện những bài thơ diễm tình, lãng mạn bất tử của TTKh trong làng thơ tiền chiến.

Nếu xét những diễn tiến cũng như tâm trạng buồn đau của người con gái trong truyện ngắn Hoa Tigôn và trong 4 bài thơ của TTKh, nhất là bài Hai sắc hoa Tigôn, người ta thấy nội dung hai bài gần như giống hệt nhau. Cũng vẻ ngây thơ của người con gái thủa ban đầu gặp gỡ người yêu, cũng bóng dáng người nghệ sĩ làm cho nàng nhớ mãi không quên dưới giàn hoa Tigôn kỷ niệm :

Thủa trước hồn tôi phơi phới qúa
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Em ái trao tôi một vết thương

hay :

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng : hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi.

Rồi những câu thơ tả người thiếu phụ luôn luôn tưởng nhớ đến cố nhân, phải miễn cưỡng kéo dài cuộc sống nhàm chán bên người chồng luống tuổi mà mình không yêu... Tất cả những dữ kiện đó đã lột tả gần như hòa hợp rất khắng khít với cốt truyện ngắn của Thanh Châu.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng một người

Chính vì vậy ngay khi mấy bài thơ xuất hiện trên báo chí, ký gỉa Thanh Châu đã khẳng định với dư luận, TTKh chính là người con gái trong căn biệt thự ở ngoại ô Hà nội, là người yêu của ông.Sự xác định này đã quấy lên những xáo trộn nghì ngờ cũng có, tin tưởng cũng có trong làng thơ văn lúc bấy giờ.
Dư luận 2 T.T.KH là gì?
T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
KH chữ thứ ba là KHÓC
KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đờị Tạo hoá chớ trêu kiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau. THANH là Thanh Tâm. là tác giả của bài “Hoa Ti-gôn” mà tôi đã nhắc ở trên, Ông hiện cư ngụ tại Hà nội, là người đã tạo cho T.T.KH những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khoc’ thương. Người đã mang nặng chữ chung, thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.KH, với cái hồn của nàng suốt hơn 50 năm trời đằng đẵng. Trần là Trần Thị Chung, (Tên thường gọi là Trần Thị Vân Chung) Sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hoá, Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ, Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho môt. luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo học tập).
  Một bài viết tác của tác giả không rõ tên tuổi
Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu thuyết thứ bảy" xuất bản tạiHà Nội đăng truyện ngắn Hoa Ti Gôn của ký giả Thanh Châu. Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ.
Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ Hai sắc hoa ty-gôn, dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kiạ Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.
Câu chuyện "Hoa ti-gôn" đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải toả niềm tâm sự.
Trong "Hai sắc hoa ti-gôn", tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác - một ông chồng luống tuổi - để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá
khứ.
Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Đó là các bài Bài ThơThứNhất, Bài thơ đan áo (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và Bài thơ cuối cùng.
Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh nữa và không hiểu tại sao bài "Hai sắc hoa ti-gôn" lại xuất hiện trước "Bài thơ thứ nhất".
Từ lúc T.T. Kh góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người ta đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T.Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thị Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà nộị Có kẻ cho cô là người yêu của thi sĩ Thâm Tâm, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hoá hay thi vị hoá một mối tình tưởng tượng. Rồi, ký giả Thanh Châu, các thi sĩ
Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình ! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng.
Về hoa ty-gôn (antigone in French) : loại hoa dây đẹp, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu trắng và hồng; ở miền Nam VN gọi là hoa nho vì lá giống lá nhọ Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua nhữg sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ...
Như ta đã thấy "Bài thơ cuối cùng", xuất hiện vào giữa năm 1938, trong đó T.T.Kh. giận trách người tình cũ đã đem thơ của nàng lên mặt báọ làm lộ chuyện thầm kín "cho khắp người đời thóc mách xem", thì không còn thấy xuất hiện bài thơ nào khác của nàng nữạ
Mãi tới 2 năm sau, vào giữa 1940, mới thấy xuất hiện bài thơ Gửi T.T.Kh với bút hiệu Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình,1917-1948), có lẽ là ông ở xa vừa mới về. Ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh, gọi nàng bằng tên "Khánh" và nhắc tên nầy tổng cộng 4 lần. Bài thơ nầy là để trả lời cho 4 bài thơ của nàng, nhưng với giọng điệu cay đắng, mỉa mai!
Ngoài ra Thâm Tâm còn 2 bài thơ khác viết cho T.T.Kh như sau: Màu Máu Ty-gôn, Dang Dở
Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho T.T.Kh xuất hiện trong năm 1940. Bài thơ "Dang dở" trên đã chấm dứt "mối tình bí mật" đó. Nhưng...Sau đó, người ta lại được "biết chút ít" về T.T.Kh. qua bài thơ Dòng dư lệ của Nguyễn Bính. Lúc bấy giờ ai chẳng nghỉ T.T.Kh chính là người tình vườn Thanh của Nguyễn Bính. Nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận của một kẻ si thơ T.T.Kh mà thôị
Thi sĩ Nguyễn Bính lúc còn trẻ có máu giang hồ, vào Nam ra Bắc mấy lần. Một lần dong ruổi, gặp đêm mưa lớn, ông ghé vào trọ tại một nhà ở vùng Thanh Hóa, được người lão bộc tiếp đãị Nhà có khu vuờn đẹp, trong nhà có cô gái trẻ ngồi quay tơ -mà ông gọi là "Người Vườn Thanh" - đã khiến ông run động, thao thức bâng quơ, nhưng nghĩ mình còn nặng kiếp giang hồ nên chưa dám tính đến chuyện tình duyên.
Rồi mấy năm sau, ông lại có dịp qua vùng Thanh Hóa, bèn tìm đến chốn cũ, thì được người lão bộc năm xưa kể cho nghe "một thiên hận tình". Thời gian lại qua đi, ông gần như đã quên câu chuyện đó, thì đọc được những bài thơ của T.T.Kh xuất hiện trên báọ Ông thấy những bài thơ đó
giống hệt thiên hận tình của "Người Vườn Thanh" năm nào, ông nghĩ rằng "Người Vườn Thanh" chính là T.T.Kh., và viết bài thơ "Dòng dư lệ để tặng nàng.

Mặc dầu xôn xao bàn tán và tranh dành lấy mình và lấy thơ của min`h. T.T.KH đã biến mất. Cho đến muà xuân năm 1938 ngày 30 tháng 10 thì trên tiểu thuyết thứ bảy laị xuất hiện T.T.KH với Bài thơ cuối cùng. -Đó là ba bài thơ mà T.T.KH đã để laị trong lòng tất cả người yêu thơ của bà. Cho đến thập kỷ 80, vẫn có người noí rằng bà còn sống và đã gặp bà, nhưng dù sao đó cũng chỉ là một lời nói mà thôị Vậy T.T.KH nàng là ai ??? và vì ai mà làm thơ ??? Cái nghi vấn đã kéo daì hơn 50 năm cho đến năm 1994. Bà -D.T.L (tạm dấu tên) đã tiết lộ cái mà thiện hạ cho là "Thiên cơ bât' khả tiết lộ" cho nhà văn Thế Nhật, và đó cũng là cái chià khoá để mở cái cửa nghi vấn cho làng văn hoc. Vietnam.
T.T.KH là gì?
T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
KH chữ thứ ba là KHÓC
KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đờị Tạo hoá chớ trêu kiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau.
THANH là Thanh Tâm. là tác giả của bài "Hoa "Ti-gôn"" mà tôi đã nhắc ở trên, Ông hiện cư ngụ tại Hà nội, là người đã tạo cho T.T.KH những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khoc' thương. Người đã mang nặng chữ chung, thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.KH, với cái hồn của nàng suôt' hơn 50 năm trời đằng đẵng. Môt. người mà hôm nay thân đã tàn sức đã tận, nhưng tâm hồn vẫn lâng lâng cái trẻ trung, cái nhớ thương ray rứt về cố nhân. Một người có tâm hồn cao thương và sắc đá, trước những thử thách chơ trêu của tạo hoá, nhưng laị mềm mại, đắng cay trong từng ngòi but' ông buông lơị TRẦN là Trần Thị Chung , (Tên thường goị là Trần Thị Vân Chung) Sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hoá, Hà Nộị Sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ, Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai ut'. Na*m 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho môt. luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo hoc. tập). Hiện nay bà cùng các con sinh sống ở miền nam nước Pháp trong một thị xã nhỏ và bà vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn với nhiều bút hiệu khác khau như Vân Nương, Tơ Sương v.v...
Tôi xin gửi đến bà Vân Chung lời cảm khích vô cùng về những cống hiến của bà cho nền văn hoc. việt nam, cảm ơn nhà văn Thế Nhật, bà -D.T.L cùng những người yêu T.T.KH. Ruốt cuộc cái nghi án văn hoc. nay đã được công bố.
Không biết Tác Giả viết bài này....

Hình năm 1937 tặng thơ cho nhau, hình chỉ mang tính minh họa 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét