Philip Jones Griffiths (1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đến
miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm
1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh khiến người xem bàng hoàng khi phơi
bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt
Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người
yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
Lính
Mỹ tại một ngôi làng nằm trên hành trình "tìm - diệt" ở Quảng Ngãi,
1967. Trong những chiến dịch như vậy, tất cả những người đàn ông bị phát
hiện khi lẩn trốn đều sẽ bị giết. Cũng không hiếm trường hợp lính Mỹ
giết cả người già, trẻ em và phụ nữ để làm đẹp những bản báo cáo.
Thi thể một nạn nhân của chiến dịch tìm - diệt bị lính Mỹ hành hạ bằng dao, Quảng Ngãi 1967.
Người
phụ nữ bị thương nặng ở mặt này được lính Mỹ gắn thẻ VNC (thường dân
Việt Nam). Đây là một điều không bình thường, vì những người bị thương
luôn mang thẻ VCS (tình nghi Việt Cộng), và người chết sẽ mang thẻ VCC
(xác nhận là Việt Cộng) để không làm tổn hại đến hình ảnh lính Mỹ. Có lẽ
tình trạng của bà đã khiến người phụ trách cảm thấy thương hại (Quảng
Ngãi, 1967).
Tại
một bệnh xá ở Quảng Ngãi năm 1967, nhóm bệnh nhân nặng này không được
phẫu thuật và phải đối diện với cái chết. Bác sĩ phẫu thuật duy nhất (là
người Tây Ban Nha) tại đây nói trong nước mắt: “Không thể nào phẫu
thuật cho tất cả mọi người. Mỗi buổi sáng tôi đều đặt cược vào Chúa –
người sẽ quyết định ai sẽ chết, và ai được tôi cho một cơ hội để sống”.
Quang cảnh nhìn từ trực thăng Mỹ trong chiến dịch "Cedar Falls" ở miền Nam Việt Nam năm 1967.
Lính Mỹ tiến hành các hoạt động càn quét tại phía Tây Bắc Sài Gòn, 1967.
Người dân mang theo những tài sản quý giá nhất để di tản khỏi vùng chiến sự, 1967.
Mặt đất mịt mù cát bụi do sức gió của chiếc trực thăng Chinook, 1967.
Một người nông dân cố gắng tươi cười khi lính Mỹ tiến vào thửa ruộng của ông, đồng bằng sông Cửu Long năm 1967.
Một
cậu bé khóc lóc bên xác chị gái bị thiệt mạng do hỏa lực từ trực thăng
Mỹ, được xe tải của sở cứu hỏa Sài Gòn thu gom trên đường phố trong cuộc
chiến tại Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968,
Một phụ nữ bị thương do giao tranh tại Sài Gòn năm 1968.
Cậu
bé này đã bị chết bởi súng máy từ trực thăng Mỹ khi đang đi đến một nhà
thờ. Sự bối rối trong tác chiến thành thị đã khiến những cộng đồng ủng
hộ Mỹ trở thành nạn nhân của súng đạn Mỹ.
Những người di tản hoảng loạn tháo chạy trong tiếng súng nổ và khói lửa mịt mù của Sài Gòn năm 1968. Những
diễn biến của cuộc chiến tại thành phố đã khiến cư dân thành thị không
còn hi vọng vào lời hứa bảo đảm an toàn của những nhà lãnh đạo vốn đã
mất uy tín của họ.
Lính
Mỹ đưa nước uống cho một chiến sĩ Việt Cộng, do khâm phục tinh thần quả
cảm của người này. Anh đã chiến đấu trong ba ngày với một đoạn ruột bị
sổ ra, được úp trong một chiếc bát buộc ở bụng trong chiến dịch Mậu Thân
1968.
Cậu
bé này là một quân nhân của chính quyền Sài Gòn, được gọi là "tiểu hổ"
do đã giết chết hai cán bộ Việt Cộng, theo tin đồn là mẹ và cô giáo của
cậu, 1968.
Người dân di tản giữa những chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ, 1968.
Một thanh niên bị lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 áp giải ở ngoại ô Sài Gòn, 1968.
Hai lính Mỹ tỏ ra hốt hoảng trước một vụ nổ xảy ra ở cách đó khá xa. Một người lính khác tỏ ra khá bình thản, 1968.
Lính
Mỹ tiến hành chiến dịch ở thung lũng A Sầu (tỉnh Thừa Thiên) năm 1968.
Đây là nơi 2 năm trước đã diễn ra trận Đồi Thịt Băm nổi tiếng, với những
thiệt hại nặng nề của lính Mỹ.
Một binh sĩ Sài Gòn đứng trước xác một thường dân, 1968.
Trong khi người mẹ không giấu nổi sự sợ hãi thì em bé còn quá nhỏ để có thể hiểu điều gì đang diễn ra, 1968.
Bé gái Công giáo cùng hành trang khi di tản của mình, 1968.
Nỗ lực tuyệt vọng của người dân trong việc cứu ngôi nhà bốc cháy trên bờ sông ở Sài Gòn, 1968.
Vẻ mặt mệt mỏi của lính thủy đánh bộ Mỹ trong cuộc chiến ở Sài Gòn, 1968.
Lính Mỹ hứng nước mưa vào các bình tông cá nhân để sử dụng trong quá trình chiến đấu, 1968.
Một
đơn vị của Mỹ đã chịu thương vong khi hứng đạn pháo từ chính các đồng
đội của mình. Họ chỉ có thể thoát chết nếu trú ẩn trong xe bọc thép,
1968.
Lính bắn tỉa Mỹ trong ngôi nhà bỏ hoang ở Sài Gòn, 1968.
Binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 tác chiến trên đường phố Sài Gòn, 1968.
Cậu
bé này được tìm thấy khi nằm trong vòng tay người mẹ đã chết vì trúng
đạn từ trực thăng của quân đội Mỹ khi bỏ chạy khỏi ngôi nhà của mình,
năm 1970. Dù sống sót nhưng cậu đã mất trí và bị xích vào giường bệnh để
khỏi đập phá. Cậu luôn tỏ ra kích động khi nghe thấy tiếng máy bay trên
đầu.
Khi
rảnh rỗi, lính Mỹ ở các đô thị thường tìm kiếm lạc thú trong các tụ
điểm mại dâm núp bóng quán bar, khách sạn. Hình ảnh này chụp tại Cần Thơ
năm 1970.
Banner quảng cáo "Đại nhạc hội xuân vùng 4 chiến thuật" của quân đội Sài Gòn trên đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn 1971.
Trên
hành trang chiến đấu của người lính quân lực Sài Gòn này có cả tranh
ảnh khiêu dâm - loại hàng hóa được nhập ồ ạt từ Mỹ, 1968.
Không quân Mỹ trên tàu sân bay neo đậu ở Biển Đông trước khi tiến hành một chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam, 1971.
XEM THÊM
- Khám phá vũ khí hủy diệt mạnh nhất thời Trung cổ
- Chùm ảnh: Sự ác liệt của chiến dịch Prairie ở Việt Nam 1966
- Việt Nam 110 năm trước trong ảnh của Heliog Dujardin
- Những hình ảnh quý giá về chùa Báo Ân
- Chùm ảnh: Cựu hoàng Bảo Đại 'chất lừ' trên tạp chí Life
- Chùm ảnh: Khi Hitler tập diễn thuyết 'điên cuồng'
- Ảnh hiếm về Lạng Sơn năm 1950 trên tạp chí Life
- Chùm ảnh: Vua Khải Định 'vi hành' ở Pháp năm 1922
- Chùm ảnh: Lịch sử và các bí mật của Tượng Nữ thần Tự do
- Phóng sự ảnh của LIFE về sự tàn khốc của trận Khe Sanh
-
>> Nỗi đau da cam - hình ảnh quá đau đớn từ bệnh viện Từ Dũ
>> Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam năm 1980
>> Ngắm nhìn những kỷ vật vô giá làm từ đạn bom
>> Bắc Việt 1973: Những nụ cười lóe lên từ chết chóc
>> Miền Bắc trước 1975 qua ống kính Günter Mosler
>> Những hình ảnh vô giá về đất lửa Quảng Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét