Do biết
trước được âm mưu của địch, quân và dân Nam Ngạn - Hàm Rồng đã chủ động
sẵn sàng đánh địch và bảo vệ cầu. Với thế trận hiệp đồng giữa bộ đội
phòng không, dân quân tự vệ Nam Ngạn, Yên Vực, Nhà máy điện Hàm Rồng...
lũ giặc trời dù bay ở tầm cao hay tầm thấp, đều không tránh được hỏa lực
phòng không của ta bủa vây từ nhiều phía. Ngay ngày chiến đấu đầu tiên,
quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 17 máy bay phản lực của Mỹ, trong đó có
cả máy bay "thần sấm" F105 lần đầu tiên xuất trận trên bầu trời miền
Bắc. Cả nước hướng về Hàm Rồng mừng vui, động viên Hàm Rồng thắng lớn...
Đêm đó, cả thị xã Thanh Hóa, cùng với quân dân dọc Quốc lộ 1A ở huyện
Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Quảng Xương, Tĩnh Gia đã thức trắng đêm để
đào hầm hào, đắp công sự cùng với bộ đội chủ động chuẩn bị cho một ngày
chiến đấu được dự báo là ác liệt hơn rất nhiều, với tinh thần tất cả để
đánh thắng giặc Mỹ.
Một khẩu đội pháo phòng không 57 ly
Một chiếc A-7C của hải quân Mỹ bị bắn rơi
Bị thất bại nặng nề, ngày hôm sau (4/4), Mỹ đã huy động hàng trăm chiếc
máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ, điên cuồng trút hàng nghìn tấn bom
đạn xuống Hàm Rồng và vùng phụ cận. Cùng tham gia đánh máy bay Mỹ trong
trận này còn có hai tàu chiến của bộ đội hải quân và các biên đội MIC 17
của không quân ta. Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các lực lượng
chiến đấu đã tạo nên "trận đồ bát quái" vây chặt lũ giặc trời.
Đến 17 giờ,
trận chiến đấu vô cùng ác liệt đã kết thúc. Quân dân Nam Ngạn- Hàm Rồng
đã bắn rơi 30 máy bay giặc Mỹ. Tổng cộng trong 2 ngày, 47 máy bay của Mỹ
bị bắn hạ làm nức lòng quân dân cả nước và bè bạn trên thế giới. Nhiều
đài phát thanh phương Tây bình luận: "Đây là ngày đen tối nhất của không
lực Hoa Kỳ". Cầu Hàm Rồng vẫn vững vàng, hiên ngang như thách thức sức
mạnh bạo tàn của giặc Mỹ. Mạch máu giao thông Bắc - Nam vẫn được giữ
vững cho những đoàn quân cùng vũ khí, đạn dược hướng vào miền Nam ruột
thịt.
Trong chiến thắng vang dội ngày 3 -4/4/1965 và chiến công bắn rơi 117
máy bay Mỹ sau hàng nghìn ngày đêm chiến đấu bảo vệ cầu của quân dân Nam
Ngạn, Hàm Rồng, Yên Vực, có sự đóng góp to lớn của lực lượng dân quân
tự vệ và nhân dân địa phương.
Những chiến sỹ canh giữ cầu Hàm Rồng
Tiêu biểu như
tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của trung đội trưởng trung đội
dân quân xếp dỡ Hàm Rồng Đỗ Khắc Cảu. Mặc vết thương máu loang đỏ áo,
anh vẫn chỉ huy đồng đội chuyển đạn cho các chiến sĩ pháo cao xạ bắn máy
bay. Nữ đội viên tự vệ Ngô Thị Dung, bất chấp máy bay giặc bổ nhào cắt
bom vẫn xông lên ụ pháo, hy sinh trong tư thế đang tiếp đạn cho đồng
đội. Nữ dân quân Ngô Thị Sáu, ba lần bị thương vẫn không rời trận địa
cho đến lúc hy sinh... Ngoài ra, còn có nhiều người con quê hương Nam
Ngạn - Hàm Rồng đã trực tiếp chiến đấu, lập công như nữ dân quân Ngô Thị
Tuyển, đã vác mỗi lần hai hòm đạn pháo nặng 98 kg, băng mình trong lửa
đạn để tiếp đạn cho bộ đội; Đội trưởng dân quân Nam Ngạn Nguyễn Thị Hằng
xông pha bom đạn chỉ huy đơn vị, vừa trực tiếp chiến đấu vừa chi viện
lực lượng kịp thời cho các khẩu đội phòng không và bộ đội hải quân...
Góp phần vào
chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng còn có hàng nghìn người dân, các cụ ông,
cụ bà cao tuổi sẵn sàng làm tất cả để giúp đỡ, hỗ trợ lực lượng chiến
đấu. Nhà sư Đàm Xuân đã biến nhà chùa thành trạm xá cứu chữa thương
binh, cùng bà con lo cơm ăn, nước uống tiếp tế cho bộ đội... Điều tuyệt
vời và trở thành biểu tượng cho ý chí quyết chiến quyết thắng là trong
bom đạn ác liệt nhất, quân dân Hàm Rồng - Nam Ngạn vừa chiến đấu vừa
tranh thủ vận chuyển hàng ngàn mét khối đá lên đồi Quyết Thắng, tạc vào
vách núi 2 chữ "quyết thắng" mà cách xa hàng chục km vẫn có thể nhìn
thấy...
Cũng cần nói thêm là cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là
cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng
trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và
bảo vệ giao thông. Do vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị
bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng
và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định ném xuống cầu và là nơi các lực
lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay
theo một hướng bắt buộc. Do vậy nên trong cuộc chiến tranh không quân
lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 1964-1968 tuy bị đánh
phá rất ác liệt nhưng Không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Chỉ
đến năm 1972 ngay đợt đầu của chiến tranh không quân lần hai (bắt đầu từ
ngày 16 tháng 4 năm 1972) Hoa Kỳ áp dụng bom thông minh (bom điều khiển
bằng laser) đã đánh trúng cây cầu này và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu
Hàm Rồng.
Cầu Hàm Rồng bị đánh sập vào năm 1972
Bộ đội công
binh đã làm cầu phao Hàm Rồng nhằm duy trì tuyến giao thông huyết mạch
chi viện cho chiến truờng miềnNam được đảm bảo thông suốt.
Theo: http://www.honda67.vn/forum/showthread.php?6948-Ng%EF%BF%BD-y-n%EF%BF%BD-y-n%C4%83m-%E1%BA%A5y-Theo-d%C3%B2ng-s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD/page7
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét