DĐDN)
- Chỉ với hơn 13 triệu dân, chiếm chưa đầy 1/4 của 1% dân số
trên toàn thế giới, nhưng hơn 30% tỷ lệ người đoạt giải Nobel
là người Do Thái. Nói đến người Do Thái, người ta nghĩ ngay
đến những con người thông minh, nghị lực và giàu có. Và, một
trong những bí quyết dạy con của người Do Thái
đó là phương pháp giáo dục sớm, cho con đọc sách sớm, tư duy
tài chính từ nhỏ, biết vượt khó, biết làm việc nhà…
Trong
buổi Tọa đàm Giải mã thành công của cha mẹ Do Thái vừa diễn
ra ngày 16/3 tại Hà Nội, bà Lại Thị Hải Lý - Chuyên gia giáo dục Do
Thái, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hotkids Việt Nam, đồng sáng lập tập
đoàn Hotkids Việt Nam – người đã trực tiếp đến Isarel (đất nước của
người Do Thái) để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây đã có
bài thuyết trình chia sẻ với các phụ huynh Việt Nam về phương
pháp dạy trẻ của cha mẹ Do Thái.
Bà
Lại Thị Hải Lý - Chuyên gia giao dục Do Thái, Phó chủ tịch HĐQT Tập
đoàn Hotkids Việt Nam chia sẻ với các phụ huynh Việt Nam về phương
pháp dạy trẻ của cha mẹ Do Thái.
Trí tuệ là tài sản lớn nhất
Theo bà Lại Thị Hải Lý, khi giáo dục con cái, người Do Thái
đồng thời chú trọng cả giáo dục nhà trường và giáo dục gia
đình. Đặc biệt, người Do Thái dạy con phương pháp tự học, tự
đọc sách, tăng cường khả năng độc lập của trẻ. Mặc dù chỉ có
hơn 13 triệu dân, nhưng Isarel có tới hơn 1.000 thư viện công
cộng. Tài sản của người Do Thái để lại cho con cái chính là
tủ sách. Lần đầu tiên tiếp xúc với sách, trẻ sẽ được “nếm
sách” thông qua nghi lễ “Hôn sách ngọt”. Chính vì vậy, những
đứa trẻ Do Thái thường rất yêu sách và coi sách là một “món
ăn ngọt ngào”. Cách đọc sách của người Do Thái cũng rất đặc
biệt, bởi họ cho rằng đọc 101 lần sẽ tốt hơn đọc 100 lần. Với
người Do Thái, lần đầu tiên đọc sách người ta thường đọc qua
để hiểu toàn bộ linh hồn cuốn sách. Lần thứ hai là đọc kỹ
từng phần để rút ra ý chính. Lần thứ ba đọc để hiểu rõ ý
cuốn sách. Lần thứ tư đọc để rút ra giá trị tinh túy từ cuốn
sách. Lần thứ 5 sẽ là đọc đi đọc lại một cách thường xuyên
khoảng một tháng một lần…
Đặc
biệt, người Do Thái còn có thói quen đặt câu hỏi. Đây là phương
pháp được cha mẹ Do Thái thường xuyên sử dụng để kích thích
trí tò mò của trẻ. Từ đó, khuyến khích trẻ đặt nhiều câu
hỏi. Ví dụ, với một cái khẩu trang, cha mẹ Việt Nam
thường trả lời với trẻ còn Việt Nam rằng cái khẩu trang dùng để che
bụi. Tuy nhiên, với cha mẹ Do Thái, họ thường hỏi lại rằng: Theo
con khẩu trang ngoài việc che bụi còn có tác dụng gì? Từ đó,
đứa trẻ sẽ phải động não để suy nghĩ và có thể biết rằng,
khẩu trang còn nhiều rất tác dụng khác như dấu mặt, quảng cáo, lau mồ
hôi, thẩm mỹ, che khuyết điểm,…
Giáo dục sớm để kích thích não bộ
Là
một người xử lý và đồng hành cùng phương án 0 tuổi ở Việt Nam từ năm
2009 đến nay, bà Lại Thị Hải Lý cho biết phương án 0 tuổi đã được
định giá là một công trình tỷ đô bởi vì nó đã góp phần thay đổi toàn
bộ chiến lược con người của đất nước Trung Quốc. Theo đó, trong 10 năm
từ 2010 – 2020, người Trung Quốc đặt
mục tiêu biến gánh nặng dân số thành nguồn tài nguyên lớn nhất trên
toàn thế giới qua phương pháp giáo dục 0 tuổi. Tại Nhật Bản cũng
đã có hơn 500 trường đồng loạt áp dụng phương pháp giáo dục
sớm và đã rất thành công.
Theo
bà Hải Lý, người Việt Nam chúng ta trước đây vẫn cho rằng càng
lớn chúng ta càng biết nhiều, càng giỏi. Thế nhưng, khoa học đã
chứng minh bộ não lại hoạt động giảm dần theo hình Kim tự tháp.
Việt Nam đang áp dụng mô hình giáo dục cũ, tức là ở bậc mầm non,
tiểu học, chúng ta thường ít quan tâm hơn. Trong khi ở Do Thái,
người ta lại rất chú trọng đến giáo dục trẻ ngay từ lúc còn
nhỏ, và càng lớn, người ta càng giáo dục chuyên sâu hơn chứ
không giáo dục mở rộng như Việt Nam.
Tại
buổi tọa đàm, bà Hải Lý cũng “hé lộ” cho rất nhiều cha mẹ
Việt nhận biết các thời kỳ nhạy cảm của con trẻ. Theo đó,
Thời kỳ nhận mẹ của con người sẽ diễn ra trong khoảng một tháng
sau khi sinh. Thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ thường trước 2 tuổi. Thời kỳ
nhạy cảm với toán học là trước 3 tuổi. Nhạy cảm với âm nhạc là trước 4
tuổi. Nhạy cảm với vận động là trước 5 tuổi. “Vì vậy, nếu cha mẹ biết
được những bí mật của thời kỳ nhạy cảm này mà kích hoạt vào đúng thời
điểm, đúng phương pháp thì tất cả các tiềm năng của đứa trẻ sẽ được phát
lộ ra” – bà Hải Lý khẳng định.
Bà
Hải Lý còn cho rằng, não bộ của con người chính là một kho báu và
việc giải đáp bí mật trên dấu vân tay chính là sơ đồ đi đến kho báu.
Theo bà Hải Lý, toàn bộ ẩn số não bộ đều năm trên các dấu
vân tay. Vân tay của ngón tay cái cái liên quan đến thùy trước trán.
Chính vì vậy, toàn bộ khả năng lãnh đạo, quản lý và tính cách
đều nằm bí mật ở ngón tay cái. Ngón trỏ liên quan đến khả năng logic,
trí tưởng tượng của con người. Thông qua ngón trỏ người ta có thể biết
được em bé này có thông minh không, có khả năng vượt trội như thế nào.
Ngón giữa liên quan đến khả năng vận động. Ngón áp út chính là thùy thái
dương liên quan đến thính giác, ngôn ngữ. Còn ngón út sẽ liên quan
đến thị giác của con người.
Dạy con kỹ năng sinh tồn và quản lý tài chính
Ở
Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học
sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh
đánh giá cao ở trẻ là AQ – chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng
cần rèn luyện chỉ số này.
Theo
bà Hải Lý, người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ
của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông
minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học
tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc
tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Đặc
biệt, hầu như cha mẹ Do Thái nào cũng dạy tiếp xúc với tiền
ngay từ nhỏ. Họ dạy con rằng muốn có tiền tiêu vặt thì con
cần phải lao động. Cha mẹ không tùy tiện cho con cái tiền tiêu
vặt với mục đích là khuyến khích cho trẻ tự giác làm việc
nhà, để trẻ thực sự hiểu giá trị của lao động và tiền bạc.
Trong gia đình Do Thái, trẻ 2 tuổi đã có thể làm được những
việc vừa với sức mình, và đến 5 tuổi, cha mẹ thường giao một
số việc nhà cho trẻ và thưởng tiền. Tuy nhiên, không phải việc
nhà nào trẻ làm cũng được thưởng tiền. Có một số việc nhà,
cha mẹ Do Thái sẽ mặc nhiên cho rằng đó là trách nhiệm của
đứa trẻ, ví dụ như: Tự giặt những bộ quần áo nhỏ, thu dọn,
sắp xếp sách vở… Chính cách phân chia hợp lý như vậy đã nâng
cao tinh thần nhiệt tình của trẻ, giúp đứa trẻ nhận biết đâu
là trách nhiệm và đâu là công việc mình phải làm.
Cũng
chính vì cách giáo dục con đặc biệt như vậy, nên khi trưởng
thành, người tỷ lệ thất nghiệp của Israel không biết làm việc nhà
cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng
thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình.
Hải Phong-Theo diễn dàn doanh nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét