HÃY KHẮC GHI 4 CHỮ
Nhân
việc Trung Quốc đang ra sức thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển
Đông. Tôi xin chia sẻ về 4 chữ mà tổ tiên ta nhắn nhủ con cháu
còn khắc trên cổng Bắc Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình cách đây hơn 1000
năm.
"Là
Người Việt Nam, xin hãy nhớ kỹ 4 chữ của các bậc tiền nhân
dặn dò khắc trên cổng phía Bắc Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình, đã hơn
1000 năm nay vẫn còn đó:
" BẮC MÔN TỎA THƯỢC "
(北 門 鎖 鑰)
- Có
nghĩa là: Khóa chặt cửa Bắc...
****
"BẠN
VÀNG" - HOÀNG SA & NHỮNG SỰ KIỆN
----------
A. MẤT HOÀNG SA :
Hoàng
sa bị TQ chiếm tháng 1.1974.
Cho
đến nay lũ phản động hải ngoại, đặc biệt nguy hại hơn là một
số kẻ trong nước, trong đó có không ít người có học thức
không nghiên cứu tý nào, nghe theo bọn phản động mớm, rồi gân
cổ cãi đến cùng, đỏ mặt tía tai: mất Hoàng Sa là do Chính phủ
Việt Nam bán cho TQ, theo Mật Ước Thành Đô - không hiểu đó là
kế ly gián!
Đối
với sự việc này, chúng ta hãy cùng điểm qua từng căn cứ :
1/
Hoàng Sa nằm ở vỹ tuyến 16°30. Theo Hiệp định Geneva 1954, Quần
đảo Hoàng Sa do CQ VNCH quản lý. Hiệp định phân chia 2 miền từ vỹ
tuyến 17, mất vào tay TQ tháng 1.1974, vậy ai làm mất Hoàng Sa?
(đến trẻ con cũng hiểu!)
2/
Tháng 1.1974 Hoàng Sa bị TQ chiếm ngay trước mũi Hạm đội 7 của Mỹ
đang quản lý Biển Đông mà sao họ "giả mù, giả điếc ". 4
chiến hạm của Ngụy quyền Sài Gòn : (HQ-16), (HQ-10), (HQ-5), (HQ-4) do
đại tá Hà Văn Ngạc chỉ huy. Họ bị các tàu chiến của TQ tấn công
với lực lượng đông đảo nên đã thua trận, gọi chi viện nhưng
Mỹ không phê chuẩn để cho máy bay Mỹ và VNCH ra can thiệp.
Theo
ông Nguyễn Thành Trung - khi đó là Trung úy phi công Không lực
Việt Nam Cộng hòa, ngày 19/1/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
điều 5 phi đoàn phản lực F-5 bao gồm 120 máy bay và 150 phi công
(mỗi phi đoàn có 24 máy bay), 4 phi đoàn ở sân bay Biên Hoà, 1 ở
sân bay Đà Nẵng, ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng
Sa. 40 năm sau, theo đánh giá của phi công Nguyễn Thành Trung, thì
việc tái chiếm Hoàng Sa là hoàn toàn khả thi với sức mạnh áp
đảo của không quân bao gồm 120 chiếc F-5 đang chờ lệnh ở Đà
Nẵng. Thời điểm năm 1974, không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21 là
loại máy bay có tầm bay ngắn, không đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa,
còn hải quân Trung Quốc chỉ có khoảng 40 tàu cỡ nhỏ ở Hoàng Sa
(không có tàu lớn, tất cả là tàu loại nhỏ chỉ có khả năng
phòng không yếu). Trong khi đó, mỗi máy bay F-5 đủ sức tác chiến
tại Hoàng Sa trong 30 phút, mỗi chiếc mang được tới 3 tấn bom.
Như vậy, cứ 3 máy bay đánh 1 tàu thì chỉ cần sau nửa ngày là
có thể đánh chìm toàn bộ 40 tàu Trung Quốc. Ông Trung tin rằng
"phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu Trung Quốc không thể
chạy thoát nổi (do máy bay có vận tốc nhanh hơn rất nhiều),
mỗi tàu chỉ cần trúng 1 quả bom là xong... Trung Quốc đi ra Hoàng
Sa là bằng tàu thôi, nếu mà diệt hạm đội này là họ cụt
ngòi". Các phi công lúc bấy giờ cũng cho rằng chiến dịch
khá dễ dàng, chỉ trong vòng 12 giờ là 40 tàu Trung Quốc sẽ chìm
hết.
Nhưng
cuối cùng, lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận
được lệnh không được cất cánh. Cũng theo lời thuật của
Nguyễn Thành Trung, kế hoạch này cuối cùng đã không được thực
hiện do "Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không
được hành động". Ông cho rằng "Nếu ngày đó chiến dịch
diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ
biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp
ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế
hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề!"
Theo
ông Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu
trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1975, Mỹ muốn lợi dụng
mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô nên nhân sự kiện này đã
ngầm giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc, nhằm chặn đường vào miền
Bắc Việt Nam của hạm đội Liên Xô.
3/ Từ
1974 đến nay TQ liên tục xây dựng các đảo ở Hoàng Sa thành tiền
đồn của họ, trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Các
nước trên thế giới, kể cả Mỹ cũng biết rõ điều đó. Các giới
khoa học, hàng hải, các trường đại học, những bản đồ cổ của
Trung Quốc và thế giới... đều có căn cứ vững chắc về sự
kiện này, quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
B. NHỮNG HÀNH XỬ THẢO KHẤU CỦA ÔNG
"BẠN VÀNG":
1/ Năm
1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, TQ cử đoàn chuyên gia sang
giúp ta, khuyên ta: "đánh nhanh thắng nhanh", nhưng ta xem xét
kỹ, chủ trương: "đánh chắc tiến chắc"...nếu cứ nghe
họ thì ta như "tự lấy trứng đập vô đá" - vỡ nát
rồi, đất nước này đi đâu về đâu?
2/ Sau
chiến thắng ĐBP, tại hội nghị Geneva, ta đấu tranh gần thắng
lợi, phân chia 2 miền từ vỹ tuyến 16 là tại Đèo Hải Vân- Hiệp
Định có hiệu lực đến sau tổng tuyển cử 1956. Nhưng TQ ép ta
phải chấp nhận chia từ vỹ tuyến 17 (sông Bến Hải - đây là âm
mưu chiếm Hoàng Sa, vì HS ở vt 16°30') nếu không sẽ cắt viện
trợ, hồi đó ta còn rất khó khăn, non trẻ... đành nhân nhượng.
3/ 1965
Mỹ đổ 50 vạn quân vào Nam VN. TQ cản trở ta đánh Mỹ, họ khuyên ta
là Mỹ quá mạnh, ta nên mềm dẻo, chỉ đánh du kích cao nhất là
cấp trung đội, để đấu tranh nghị trường (ta sẽ bị tiêu diệt
dần từng trung đội). Ta lại kiên quyết đánh Mỹ giải phóng miền
Nam, theo phương châm: "nắm thắt lưng địch mà đánh", dám
đánh, biết đánh và quyết thắng...nếu không bám đánh gần, hỏa
lực mạnh của Mỹ sẽ đánh phía sau, làm thiệt hại nặng nề.
4/
Những năm 1966, TQ đề nghị đưa 30.000 quân qua bảo vệ, giữ miền
Bắc, để chúng ta vô giải phóng miền Nam. Họ còn nói cho 3.000 xe
quân sự có cả người lái sang giúp ta. Bác Hồ, TBT Lê Duẩn và
TW từ chối với lý do: chỉ nhận viện trợ vật chất vì nợ
tiền của còn trả được, nợ máu không thể trả được... thế là
bạn Vàng cắt không cho 3.000 xe nữa!
Sau đó,
chúng ta cũng có nhân nhượng cho mấy đại đội cao xạ sang Tây
Bắc...Họ bắn đỏ trời mà chả trúng máy bay nào, nhưng lại tăng
cường khai thác gỗ, lâm sản chở về nước...Mãi mới đuổi
được họ về hết.
(Có
mấy đại đội cao xạ đuổi mãi mới xong, 30.000 quân thì nếu nghe
theo ông bạn Vàng, chưa đánh Mỹ xong, miền Bắc bị đồng hóa,
biến thành ...đất TQ là cái chắc, không còn quê hương mà về!)
5/ Tại
Hội nghị 4 bên ở Paris, phe XHCN có TQ ngồi cùng với Liên Xô,
nhưng họ thường bất đồng chính kiến với LX, ép ta không được
làm mạnh, nhưng khuyên ta thỏa hiệp với Mỹ...
6/ Bạn
Vàng dụ VN mãi không xong, ngày 10.4.1971, đích thân TW Đảng CS TQ
mời Đội bóng bàn Mỹ qua chơi (vẫn gọi là Ngoại giao bóng bàn)...
làm tiền trạm cho tháng 2.1972, TT Mỹ Richard Nixon sang thăm TQ (sau 23
năm, nối lại quan hệ NG, kể từ 1949).
* Vậy họ bàn những gì :
1/
Chặn không cho tàu hỏa liên vận của Liên Xô chở tên lửa SAM3
qua đất TQ viện trợ cho Hà Nội, trong khi các cảng biển Bắc VN
bị phong tỏa bằng thủy lôi. Để sau đó 10 tháng (12.1972) Mỹ đánh
B52 Hà Nội. (Âm mưu thâm độc chia phần đất nước ta: Mỹ đàng
trong, TQ đàng ngoài).
Mỹ chủ
quan là SAM2 chỉ hiệu lực ở cao độ 10.000m, chưa tới tầm 12.000m
của B52; do đó họ ồ ạt cho B52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng - coi
như đi uống cafe vậy... nhưng khi SAM3 chưa kịp qua, ta bí mật cải
tiến SAM2, nối thêm ống phóng, cải tiến mạch điều khiển -
(không để bạn Vàng biết) đồng thời giữ tuyệt mật cách đánh,
nên VN là nước đầu tiên và duy nhất đến bây giờ bắn rơi B52
chiến lược... và chỉ 12 ngày đêm mà 34 chiếc B52 rụng như sung -
Mỹ đành chịu thua!
2/ Thỏa
thuận 1972 là Mỹ là đánh đổi lại cho TQ có được Hoàng Sa 1974.
Ngoài ra năm 1975, Mỹ còn lờ đi để một số đồng minh như Đài
loan, Philippines, Indonesia, Malaysia... chiếm một số đảo ở Quần
đảo HS và Trường Sa. Còn Campuchia thì chiếm đảo Phú Quốc, Thổ
Chu... có đảo chúng giết hại gần hết, cuối năm 1975 ta mới đánh
chiếm lại được.
3/ Ngày
27.1.1973 khi HĐ PARIS được ký kết, Mỹ rút quân về nước. Bọn
Bắc Kinh cay cú lập mưu xây dựng, nuôi dưỡng bọn Khmer đỏ, lôi
kéo Sihanuk. Đến khi giải phóng 1975, TQ công khai xây dựng cho Khmer
đỏ thành 23 sư đoàn, giam lỏng Sihanuk tại TQ, kích động bọn Polpot
liên tục quấy phá biên giới Tây Nam trong những năm 1976, 1977...
Và TQ dần điều quân về biên giới phía Bắc Việt Nam.
4/ Năm
1978 : TQ kích động bọn Polpot tấn công toàn tuyến biên giới VN -
CPC, trong khi ta mới thống nhất đất nước vô vàn khó khăn.
Tháng 1.1979, ta phải chấp nhận cuộc chiến bắt buộc, bạn CPC
cầu cứu, đã buộc ta phải cứu đất nước Chùa Tháp thoát nạn
diệt chủng. Trong lúc 2 Quân đoàn, hơn 20 sư đoàn của ta đang ở
CPC, thì TQ lu loa kêu gọi LHQ và các nước thù hận chống lại VN
và 17.2.1979 TQ bất ngờ ra lệnh 600.000 quân, với 3000 xe tăng,
hàng chục ngàn khẩu pháo (trừ không quân) tấn công trên toàn
tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, hòng cứu bọn Khmer đỏ...
Ngay sau
đó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký lệnh Tổng động viên toàn
quốc, Liên xô ngay lập tức lên tiếng và điều ngay 600.000 quân,
3000 xe tăng áp sát biên giới phía Bắc TQ, thực hiện bắn đạn
thật diễn tập quy mô lớn sát biên giới LX-TQ... Điều các trận
địa tên lửa chiến lược, máy bay QS sang bố trí trên đất Mông
Cổ..., điều không quân, lập cầu hàng không, đưa 2 Quân đoàn 2
và 3 của VN từ CPC về nước. Đích thân Đại tướng của LX sang
mặt trận Lạng Sơn thị sát tham vấn. TQ buộc phải rút quân, xong
lại lật lọng, mưu hèn kế bẩn, quấy phá suốt năm 1979 đến mãi
1989... đặc biệt năm 1984, mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang là nơi ác
liệt nhất.
* Có thể nói:
- Ta đã
luôn giữ hòa khí, mềm dẻo giữ gìn vì hòa bình của đất nước.
Trong lịch sử thì hàng ngàn năm nay lũ giặc phương Bắc chưa khi
nào từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.
- Hàng
ngàn năm vẫn không thể khuất phục được VN. Xương cốt của
hàng trăm vạn quân xâm lược: Thục, Lương, Tùy, Đường, Hán,
Tống, Minh, Thanh... là tổ tiên của người TQ đang làm phân bón cho
cây cối VN, họ ức lắm chứ...!
Hiểu
cho hết lẽ, “Bắc môn tỏa thược” không phải là bế quan, là khép
kín hay thụ động với phương Bắc. Trái lại, nước Việt luôn
cảnh giác nhưng tự chủ, chủ động tay hòm chìa khóa để gìn giữ
biên cương, nói rộng ra là trong mọi quan hệ với người phương
Bắc. Đấy chính là nét đặc sắc trong sách lược ngoại giao mềm
dẻo nhưng độc lập, tự chủ của cha ông ta.
Từ
xưa, với nền kinh tế thuần nông của nước Việt, việc bang giao
làm ăn với Trung Hoa không nhiều. Tuy vậy, ở các phiên trấn,
cửa khẩu thủy bộ, dân hai nước vẫn làm ăn buôn bán tấp
nập.
Về
văn hóa, với gốc gác có nhiều điểm tương đồng, sự hòa
nhập, giao thoa sâu đậm là không tránh khỏi. Tuy vậy, nền văn
hóa Việt mang tính dân gian đậm nét vẫn có sức đề kháng kỳ
diệu, vẫn chắt lọc được phần tinh túy nhất trong kho tàng văn
hóa Trung Hoa để tự tồn và phát triển, không những thế còn
cộng hưởng và làm giàu thêm nền văn hóa bản địa. Nhờ thế,
chúng ta mới được thừa hưởng những giá trị và tinh hoa văn
hóa Việt ngày hôm nay.
Người
Việt trọng sự khiêm nhường, nhưng không phải lúc nào cũng phải
hòa hiếu với kẻ luôn có sẵn dã tâm trong máu. Bài học lịch sử
“Bắc môn tỏa thược”, trải hàng ngàn năm qua đã phải trả bằng
xương máu của nhiều thế hệ cha ông. Chính vì vậy, trong giai
đoạn ngày nay, chúng ta càng phải hiểu và vận dụng 4 chữ “BẮC
MÔN TỎA THƯỢC” sao cho linh hoạt và phù hợp nhất để ĐÓN GIÓ
LÀNH và NGĂN GIÓ ĐỘC. Nhận rõ đối tác và đối tượng, có vậy, hòa bình,
độc lập và phát triển mới có thể mãi vững bền!
Kết
thúc bài viết này, một lần nữa tôi chỉ mong muốn mọi người
VN hãy nhớ kỹ 4 chữ của các bậc tiền nhân dặn dò khắc trên
cổng Bắc Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình, đến nay đã hơn 1000 năm, vẫn
còn đó:
"BẮC MÔN TỎA THƯỢC"
(北 門 鎖 鑰)
- Có
nghĩa là: Khóa chặt cửa Bắc...
- Ý
nghĩa sâu xa là:
"Đề
phòng giặc phương Bắc"
Muôn
đời, muôn kiếp vẫn thế, vẫn phải thế... mà thôi!
(Sưu
tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét