Đức Phật Thích Ca có nói rằng, bố thí cao nhất là bố thí pháp. Cho nên mình cho đi tiền bạc và vật chất, cũng như công sức lao động của mình, thì cũng không bằng thuyết pháp cho nhiều người nghe. Tuy nhiên vì sao bố thí pháp lại được đức Phật đề cao như vậy. Là vì thuyết pháp giảng kinh là rất khó, cũng như người làm được việc này cũng rất ít vậy.
Vì phải trãi qua tu tập vượt sông mê bể khổ rồi, thì mới hiểu được Phật pháp là gì. Vì đó chính là xương máu cốt tủy trãi nghiệm tâm hồn của ta, chứ không phải bằng sự học tập nhồi nhét từ bên ngoài vào bởi sách vở trường lớp. Vì bạn có học cao học giỏi đến đâu đi nữa, mà không có chứng đắc, không bỏ đi cái ngã kiến ngã ái của mình, thì coi như cũng ở ngoài cửa mà thôi. Và lúc đó bạn giảng pháp có hay cách mấy đi nữa, thì cũng trật lất hết. Do đó người hiểu được Phật pháp, và giảng được Phật pháp là rất hiếm có rồi.
Tuy nhiên sao bây giờ người ta mở đạo tràng và giảng pháp ào ào vậy trời?
Vì xưa nay chúng ta thường suy nghĩ tách rời âm dương ra với nhau, để đễ dàng nói rõ về nó hơn. Vì chúng ta luôn quan niệm rằng, nếu ai càng phân tích sâu thì nói càng rõ vấn đề hơn. Và đó là nhận thức và diễn đạt Phật pháp theo tư duy nhị nguyên rồi. Và chúng ta cứ tưởng nói nhiều như vậy, thì vấn đề được soi rõ ràng rồi chớ. Nhưng nếu bạn nghĩ như vậy là sai luôn. Vì nhiều khi bạn càng cố gắng nói cho rõ hơn, thì nó càng sai lớn hơn nữa.
Vì cách
nghĩ và cách nói đó, là chúng ta không thể thấy được trong cái dương lớn, thì
sẽ có cái âm nhỏ. Và trong cái âm lớn thì cũng có cái dương nhỏ, như cái hình
bát quái trắng đen của đạo giáo Lão Tử vậy. Mà cở nếu chúng ta có thấy hai cái
âm dương, lộn qua lộn lại như vậy đi nữa, thì chúng ta cũng không nói ra được
đâu, huống gì là không thấy gì hết chứ.
Và từ chỗ nhận thức rạch ròi kiểu này, nên người ta nghĩ và nói sai về đức Phật và Phật pháp hết trơn. Cho nên đa số mọi người đều nghĩ đạo Phật là “bàn lui” thôi, chứ không tiến tới nữa. Rồi ai cũng giảng rằng “ham muốn” chính là nguồn gốc của tội lổi. Hay đức Phật là “dứt bặt ngũ uẫn” không còn biết cảm giác ngon dỡ, đẹp xấu, nóng lạnh gì hết á.
Vì mỗi khi nói tới cái gì tác động vào ngũ căn, thì ai cũng bảo rằng phải dứt bỏ nó đi như không có cảm giác về nó vậy. Vậy cái “vô cảm giác” gọi là dứt bặt đó là gì, thì không ai có khả năng “chứng” được nó cả. Vì đến Phật còn không thể “chứng” được mấy cái kiểu trái tự nhiên đó, huống gì là hành giả sơ cơ chỉ biết lý thuyết suông. Và nếu ai “chứng” được theo kiểu đó, thì họ sẽ biến thành quái vật luôn rồi. Vì nó trái ngược với tâm sinh lý của con người mà.
Cho nên người ta cứ nghĩ và nói rằng, đức Phật thành đạo là dứt sạch ô nhiễm ái dục như là “diệt dục” vậy. Và qua cách hiểu vấn đề như thế, thì hình ảnh của đức Phật chẳng khác nào như các “hoạn quan” trong triều đình vua chúa phong kiến xưa kia. Và hình ảnh “hoạn quan” ở đây, là để chỉ cho tất cả cái đời sống ngũ dục của con người, mà đức Phật đã lìa bỏ, chứ không phải chỉ vào “cái đó” thôi đâu nha.
Do đó chúng ta luôn nghĩ như thế mấy ngàn năm rồi, nên mới đẩy tới cái thời mạc pháp này đây. Vì rằng chúng ta tu cả đời mà hiểu sai Phật pháp hết trơn, thật là khổ ghê luôn á! Và như thế nó sẽ đưa tới hai kết quả cực đoan rằng. Thứ nhất là tất cả chúng ta đều nhìn đức Phật, hay đức Chúa là trong suốt như pha lê, không có nguồn gốc từ con người. Thứ hai là thấy con người sống trên đới này, là ngập chìm trong ham muốn ngũ dục, cho nên con người sẽ ngập chìm trong tội lổi mãi. Và nếu hiểu theo hai cách đó là sai. Cho nên với tư duy nhị nguyên, thì chúng ta hiểu kiểu nào về Phật cũng sai hết.
Và chúng ta nghĩ thiện là tốt mà ác là xấu thì cũng là sai luôn. Vì thiên nhiên vốn luôn có hai cái đó để cân bằng sinh thái của nó chớ. Và con người có giỏi cách mấy đi nữa, thì cũng ở trong đó thôi.
Và cũng vì cách nghĩ “sạch trơn” như vậy, nên con người sinh ra “chấp thủ” vào suy nghĩ chủ quan của mình. Và cái này quá lớn thì sẽ trở thành ý chí, thành bản ngã, thành cái tôi, thành Thiên Ma, là hết thuốc chữa luôn. Vì đó chính là “trí tệ” của các nhà tư tưởng tà kiến vĩ đại nhất gọi là các triết gia. Và từ thời cận đại đến nay, nhân loại khổ đau khủng khiếp, là cũng bởi mấy con Thiên Ma này mà ra hết đó.
Vì về những cái hữu hình, thì chúng ta có thể giải quyết dứt điểm “sạch trơn” một phát là xong. Ví dụ như chúng ta có cái bàn ở đó, nhưng hôm nay chúng ta đem nó đi chỗ khác là xong, là nó mất tiêu rồi. Tuy nhiên với những vật dụng không có giá trị, thì nó không hút tinh thần của chúng ta vào nó. Chứ nếu chúng ta bán một khu vườn và cái nhà đi rồi, thì chúng ta vẫn còn nhớ về nó như những kỉ niệm đẹp. Vậy căn bản là trong vật chất hữu hình, nó có chứa cái tinh thần vô hình của chúng ta. Và ngược lại trong suy nghĩ của chúng ta, cũng luôn chứa hình bóng của vật chất. Vậy vấn đề ở đây mà bạn cứ hiểu một cách “sạch trơn” là sai hết trọi rồi.
Còn về vấn đề tinh thần con người, có gì gì trong đó thì chúng ta càng khó nói nữa. Vì nó có đủ thứ cảm giác lung tung chồng lấp lên nhau. Khi thì che bên này, lúc thì che bên kia, theo kiểu “con gái nói ghét là thương” vậy. Và đó chính là một chuỗi tâm lý phản ứng đối phó hoàn cảnh, để bảo vệ cho chính nó. Và cho đến khi nó tìm được trạng thái cân bằng, thì quá trình phản ứng đối phó của nó giảm xuống thấp nhất gọi là bình an.
Vì thượng đế sinh ra con người, là Ngài đã biết lắp ráp từ hai cái hệ thống tâm lý và sinh lý của con người lại với nhau, một cách hoàn hảo nhất theo tự nhiên. Và khi đức Phật đắc đạo, thì Ngài chính là một con người duy nhất, đã tháo gở ra được hết tất cả các mối lắp ráp đó. Có nghĩa là Ngài đã hiểu biết thông suốt hết, tất cả các hoạt động tâm sinh lý của mình rồi. Là Ngài đã trở thành một vị “Tối Thắng Thượng Tôn Nhân”. Cho nên các bộ phận trong cái “hệ thống tâm sinh lý” của Ngài, vẫn còn nguyên si ở đó chứ có mất đi đâu. Mà thậm chí nó còn được nâng cấp lên “ngon lành” hơn xưa gấp mấy trăm lần nữa.
Do đó đức Phật của chúng ta, là sẽ khác xa với một “hoạn quan” là đương nhiên. Và điều đó cũng như “ham muốn” trong tâm sinh lý của Ngài vẫn còn nguyên, như một con người bình thường vậy thôi. Chứ không phải Ngài đắc đạo rồi, thì biến thành một khúc cây đâu nha.
Vì thế đức Phật toàn giác là một con người rốt ráo nhất, với các khả năng tự chủ về tâm sinh lý của mình. Và sự hiểu biết đó của Ngài, cũng chính là sự hiểu biết thông suốt với thế giới tự nhiên, bên ngoài vũ trụ bao la. Vì cấu trúc tâm sinh lý của con người nói chung, so với tự nhiên là giống nhau y chang. Và khi đức Phật đắc đạo, là giống như Ngài đã tìm thấy một cái gương thần vậy. Và Ngài soi vô đó mà muốn thấy cái gì là thấy được cái đó ngay. Hay nói khác hơn thì thực tại thiên nhiên, là hình ảnh phản chiếu thông qua tấm gương sạch sẽ trong tâm thức của Phật.
Do đó đức Phật là người biết đi đứng, dừng nghỉ đúng nơi đúng lúc nhất, mà không bị câu thúc hay lôi kéo bởi một cái gì. Vì ở trên trời có ai đâu mà lôi kéo đây. Cho nên đức Phật có khả năng làm chủ, về tất cả các ham muốn tâm sinh lý của mình tốt nhất, để hướng nó đến cái toàn thiện. Vì bây giờ Ngài đang sống trong Thiên Quốc Niết Bàn Hỷ Lạc rồi, nên Ngài đâu có cần thêm cái gì nữa đâu. Vì cái hạnh phúc này nó vượt hơn tất cả các khoái lạc ngũ dục đời thường. Ngài biết ngon biết đẹp hết á, nhưng Ngài không có tham cầu về nó thôi. Cho nên đức Phật không cần mấy cái đó nữa. Vì đối với Ngài nó cũng chẳng có giá trị gì, như người đời vẫn tưởng. Tuy nhiên máy móc của Ngài vẫn còn nguyên đó chớ, và nó muốn chạy thì vẫn chạy được như thường thôi.
Còn đối với người thường thì sao? Vì người thường sống trong đời sống ngũ dục, và đã quá quen với nó như cá với nước rồi. Có nghĩa là tâm sinh lý của con người bình thường, đã bị trói buột quá chắc với các thói quen si mê hưởng thụ ngũ dục của mình rồi. Vì họ chỉ có bao nhiêu đó làm vốn để sống thôi, nên họ không thể bỏ nó đi được. Vì họ không biết tạo ra cái gì khác để thay thế cho nó hết. Vì ngũ dục chính là ngôi nhà để họ an trú trong đó, với những giấc mơ trên trời. Và chúng ta hãy nhớ rằng, những cái làm nên con người, là không phải ở trên trời, mà nó ở dưới thấp, nếu như chúng ta biết cúi xuống nhìn.
Do đó nếu như các hoạn quan đã bị “xử lý” mất tiêu cái đó rồi, thì họ sống trên đời cũng giống như sống trong nhà lữa vậy thôi. Vì đó là phương pháp diệt dục trái tự nhiên, nên suốt đời họ luôn bị ngọn lửa sắc dục đốt cháy trong lòng. Vì thế các “hoạn quan” này thường là rất giỏi và độc ác nham hiểm lắm. Là bởi vì họ phải tạo ra một cái gì đó thật ghê gớm trong tâm lý mình, để mà sống được trong đau khổ triền miên. Vì họ sống trái ngược với sự hoạt động bình thường tự nhiên của tâm sinh lý con người mà. Tuy nhiên người tu mà thất bại thì cũng khổ y như vậy thôi, vì lúc đó giới luật sẽ trở thành gông cùm xiềng xích rồi.
Trái lại đức Phật thì có từ bi trí tuệ yêu thương con người vô cùng, chứ đâu có độc ác với ai đâu. Vì đức Phật sống bình thường hợp với tự nhiên, nhưng cuộc chiến đấu của Ngài là sự trở về cái cội nguồn của sự sống tự nhiên, nên nó là sự toàn thiện. Và đức Phật là người sống hợp với tự nhiên, và thấu hiểu hết tự nhiên, vượt qua tự nhiên và trở về hòa hợp hoàn toàn với tự nhiên.
Cho nên chúng ta hiểu Phật pháp, và nói pháp kiểu xác quyết “sạch trơn” theo nghĩa đen như vậy, thì làm sao mà đúng được đây trời. Và như thế thì làm sao chúng ta nhìn thấy thực tại này, sinh động hồn nhiên tươi tắn như thế nào. Vì thế đức Phật và các vị Bồ Tát, là sẽ khác nhau trong cái nhìn về nhân sinh.
Vì khi bạn trở thành bậc Thánh rồi, thì rất khó trở về với con người bình thường ngày xưa. Vì bạn bị Chúa treo trên cao chót vót nơi đỉnh nóc nhà thờ mà. Vì các bậc Thánh đều có lòng thương xót con người, gần như là thương hại vậy. Vì họ biết con người rất đau khổ, chứ họ không biết rằng trong cái đau khổ đó của con người, cũng có một chút sung sướng chớ bộ. Và do đó họ sống rất trong sạch thánh thiện, và nhìn người khác như nhìn thấy một con bệnh đầy tội lổi vậy.
Còn đối với đức Phật thì không nhìn như vậy, vì Ngài “trở đi trở lại” với con người ngày xưa của mình rất dễ dàng. Vì ngày xưa Ngài cũng đơn giản, mà bây giờ Ngài cũng đơn giản như vậy thôi. Và do đó đức Phật luôn nhìn thấy con người, rất gần gũi với mình không có một chút xa cách nào. Vì thế đức Phật biết yêu thương và kính trọng con người, đúng cách như con người vốn sẽ được như thế.
Vì thế bên trong mỗi con người đều có tâm thiện, nên chúng ta đều có khả năng liên lạc với tâm của Phật hết. Vì trong đó vốn đã có sẳn một cỏi niết bàn riêng cho mỗi người rồi. Vì bởi mọi người đều có khả năng làm cho cái ác yếu đi, và cái thiện mạnh lên. Cũng như chúng ta đều có thể làm cho tâm hoang mang loạn động của mình bớt đi, và tâm thanh tịnh tăng lên thông qua tu tập. Vì khi chúng ta làm được những đều đó, là do công phu tu tập cạn sâu của mỗi người khác nhau, nên sẽ có những sự sở đắc cao thấp khác nhau.
Vì thế nếu nói rằng chúng ta đi tu theo Phật, là hướng đến Phật quả toàn giác. Có nghĩa là chúng ta tu để hướng đến ông Phật lớn nhất vậy. Cho nên những sở đắc khác nhau trên con đường đó, chính là chúng ta đã đạt được những Phật quả nhỏ hơn rồi. Vậy thì có tu có chứng, thì có Phật hằng hà sa số là theo nghĩa này. Và khi chúng ta nói như vậy, là theo nghĩa tương đối của đại thừa rồi, và đó cũng chính là tinh thần của chánh pháp..
Vì thế những người chứng đắc ở mức thấp là những ông Phật nhỏ, còn những người chứng đắc ở mức cao thì lại là những ông Phật lớn hơn. Và niết bàn cũng vậy thôi. Vì chúng ta cũng cần phải hiểu theo hướng này, thì mới đúng chánh pháp. Là Phật không lìa chúng sanh, và chúng sanh cũng không lìa Phật, là trong dương có âm, và trong âm có dương. Như trong người nữ thì có các nhiễm sắc thể nam, và trong người nam cũng có các nhiễm sắc thể nữ vậy.
Cho nên thuyết pháp giảng kinh là rất khó, nhất là khi chúng ta nói tới chánh pháp của Phật. Vì cái kiểu âm dương lồng vào nhau như thế, nên mới gọi là một. Mà một thì phải nói làm sao đây trời? Vì nếu diễn giãi nó ra bằng ngôn ngữ, thì nó cứ “dở dở ương ương” như vậy, thì làm sao mà nói rõ được đây. Cho nên vấn đề ở đây chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng rằng: Nếu cái gì càng nói cho rõ ràng, thì nó sẽ không phải là chánh pháp đâu.
Do đó Bát Nhã Tâm Kinh nói cái gì cũng không, nên cũng không phải là chánh pháp. Tổ Huệ Năng nói xưa nay tâm chẳng có gì, thì cũng không phải là chánh pháp luôn. Duy thức học nói trên đời này không có gì hết á! Mà tất cả chỉ do thức “biến” ra mà thôi, cho nên cũng không phải là chánh pháp. Còn Tổ Bồ Đề Đạt Ma thì nói trong cái mớ phước đức hữu lậu to đùng của vua Lương Võ Đế, là không có một chút công đức nào hết á! Thì cũng không phải là chánh pháp luôn.
Cho nên chánh pháp là không nói ra được, mà chỉ chờ người nào cao cơ với nhau, rồi đá long nheo để hiểu thôi. Do đó bây giờ chúng ta thấy mở đạo tràng quá trời, thuyết pháp ào ào như vầy thì thấy nguy hiễm quá đi.
Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quá bi quan, khi chánh pháp không thể nói rõ một lần được. Và thay vào đó thì chúng ta phải thấy được cả hai mặt của vấn đề kìa, thì mới nói được. Vì khi chúng ta nói về mặt bên này, thì đồng thời chúng ta cũng phải nói tới mặt bên kia luôn. Vì thế nói cái này phải trừ hao cho cái kia nữa, chứ không nên nói một chiều thì thành tà kiến rồi. Nếu không thì chúng ta chỉ cần nói một mặt thôi, còn mặt kia thì để người ta tự hiểu. Và điều này là rất khó nói, vì mình còn không hiểu mà bắt người khác hiểu thì sao đây?
Vì thế bởi cái tính chất “nữa này nữa kia” của chánh pháp như vậy, cho nên chúng ta thấy mấy ông Tổ Tịnh Độ Trung Quốc, nói cái gì cũng trên trời không à. Vì nó lý tưởng và trong sáng quá mà. Và cứ phải như này như kia cho rõ ràng đủ thứ hết, cho nên nó sai với chánh pháp sạch trơn luôn. Và còn mấy ông Tổ Thiền của Trung Quốc, thì có hành tung bí ẩn khùng khùng điên điên gàn gàn, quái dị không giống ai hết. Ha ha ha!
Vì bây giờ người ta muốn nói ra cái ý của mình cho chắc ăn, thì người ta liền đính kèm thêm một câu của Phật nói trong kinh, nên không thể sai được rồi. Tuy nhiên Phật cũng nói câu đó. Và chúng ta cũng nói câu đó, nhưng trong những ngữ cảnh hoàn toàn khác nhau. Cho nên ý nghĩa nội dung của nó sẽ hoàn toàn khác nhau chớ. Và đó chính là chữ “thời” vậy.
Vì chính Phật cũng có nói nhiều câu xác quyết theo kiểu tuyệt đối mà. Nhưng Phật làm như thế là lấy phương tiện tà kiến, để thức tỉnh kẻ tà kiến cứng đầu cố chấp, để giúp nó quay về với chánh kiến. Vì đối với mấy kẻ đã uống nhiều thuốc độc quá, thì phải lấy độc trị độc. Và nó cứng đầu quá, thì phải lấy búa đập vô đầu nó, thì nó mới đủ ép phê chứ.
Do đó khi chúng ta dùng Phật ngôn, để dụng cho ý mình là tà pháp.
Vì người không chứng đắc, thì không bao giờ hiểu được chữ “thời” mà nói cho đúng đâu. Cho nên càng muốn chắc ăn, khi vay mượn lời Phật nói thì càng sai luôn. Vì cũng câu nói đó mà mình dùng để chứng minh, cho cái tà tâm của mình thì không đúng rồi. Vì minh triết là có hai mặt song hành ở đó luôn, muốn hiểu sao nói sao cũng đúng hết á. Vì thế cái điều để nhận biết giữa tà sư và chân sư, là phải xét bởi chử “thời” mà thôi. Vì dù anh có kiến thức Phật học như núi đi nữa, nhưng anh nói không đúng “thời” thì cũng trật lất hết ráo vậy.
Vì người ta thuyết pháp ầm ỷ trong mấy cái đạo tràng Tịnh Độ bây giờ, thì chỉ là đạo đức học cơ bản theo kiểu Khổng Tử thôi, chứ không có Phật pháp gì hết á! Tệ hơn là mấy thầy còn thêm thắt bùa chú mê tín dị đoan, rồi hiện ra cái này cái kia nữa là xong phim luôn nhé. He he!
……………………………………..
Cái gì
càng đơn giản, thì cái đó càng gần với chánh pháp.
Theo Hùng Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét