XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Lịch sử Làng Phi Bình xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc

Xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất cổ, nơi phát hiện ra trống đồng Đông Sơn, đỉnh cao nền văn minh Đông Sơn của người Việt cổ, có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 đến 2.500 năm.
Theo các tài liệu nghiên cứu, từ trong lịch sử vùng đất Vĩnh Ninh luôn thuộc huyện Vĩnh Lộc. Theo tiến trình lịch sử, huyện Vĩnh Lộc đã nhiều lần thay đổi tên địa danh: Thời Hùng Vương, Vĩnh Lộc thuộc bộ Cửu Chân; thời Tần thuộc Tượng Quận; thời Triệu thuộc quận Cửu Chân; thời Hán – Đường thuộc huyện Tư Phố, quận Cửu Chân; đời nhà Tùy thuộc huyện Nhật Nam, châu Ái; thời Lý – Trần vùng đất này mang tên Vĩnh Ninh thuộc phủ (trại, lộ, trấn) Thanh Hóa, Thanh Đô (từ 1397 – 1407); thời thuộc Minh vẫn theo như thế và thuộc phủ Thanh Hóa; đời Lê Quang Thuận (1460-1470) thuộc phủ Thiệu Thiên; đời Lê Trung Hưng vì tránh tên húy vua Lê Trang Tông (1533 – 1548) nên đổi tên Vĩnh Ninh thành Vĩnh Phúc; thời Tây Sơn đổi thành Vĩnh Lộc [2; tr 224 – 232].
Thời Gia Long năm 1802, huyện Vĩnh Lộc thuộc phủ Thiệu Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lấy 4 huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa lập ra phủ Quảng Hóa (đến đời vua Tự Đức phủ Quảng Hóa mở rộng thêm châu Quan Hóa, nhưng về sau còn lại 3 huyện cũ là Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy và thêm Yên Định).
Vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) tổ chức bộ máy hành chính rất chặt chẽ, dưới huyện có các tổng, dưới tổng có các thôn, trang, vạn (sau đổi là xã, có lúc là thôn). Đến đời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), đơn vị hành chính huyện Vĩnh Lộc có 7 tổng: Nam Cai, Cao Mật, Ngọ Xá, Hoàng xá, Biện Thượng, Sóc Sơn, Bỉnh Bút. Trong đó tổng Nam Cai có 5 xã: Nam Cai, Hữu Cơ, Thiên Vực, Kỳ Thù, Bất Một. Đến đời vua Đồng Khánh (1886 – 1888) tổng Hoàng Xá được đổi tên thành tổng Thanh Xá. Xã Thiên Vực đổi thành Thọ Vực, xã Hữu Cơ đổi thành xã Hữu Chấp.
Đầu thế kỷ XX, xã Nam Cai đổi tên thành xã Hồ Nam, xã Bất Một đổi tên thành Phi Bình, xã Kỳ Thù đổi thành xã Kỳ Ngãi, tổng Nam Cai đổi thành tổng Hồ Nam. Do đó các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Hồ Nam, Hữu Chấp đều thuộc tổng Hồ Nam. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng đã giải thể các tổng và lập ra 15 đơn vị hành chính xã. Trong đó các làng ở tổng Hồ Nam được lập ra 2 xã: xã Quốc Tuấn (gồm các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Yên Lạc), xã Hạnh Phúc (gồm toàn bộ làng Hồ Nam).

Năm 1947, xã Hạnh Phúc và xã Quốc Tuấn nhập lại thành xã mới có tên là Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Ninh có tên từ đó). Năm 1954, xã Vĩnh Ninh lại chia ra hai xã là Vĩnh Ninh và Vĩnh Khang. Xã Vĩnh Ninh mới gồm các làng Thọ Vực, làng Yên Lạc, làng Phi Bình, làng Kỳ Ngãi. Xã Vĩnh Khang gồm làng Hồ Nam.

Làng Phi Bình khi mới hình thành có tên là Bất Một; Theo truyền lại lúc đầu làng đã có khoảng bốn năm chục nọc nhà nằm ở Ngõ Đá dưới chân núi đất hiện nay; Do sông Mã đổi dòng chảy đã cắt đôi làng Bất Một (tức là làng mất một nửa); Theo sách Đồng Khánh Địa Dư chí viết thời vua Đồng Khánh (1886 – 1888) tên làng Bất Một vẫn còn;

Theo Hưong Ước xã Phi Bình viết năm 1901 (niên hiệu Thành Thái thứ 13) đã đề là Phi Bình; Như vậy tên của làng Phi Bình ra đời vào những năm cuối thế kỷ thứ XIX (tức từ 1889 – 1900). Dân làng Phi Bình còn lưu truyền câu ca:

Bất Một làng cũ quê tôi

Ở Vùng Ngõ đá, sườn đồi tựa lưng

Làng Phi Bình xưa có đủ: Đình, chùa, Nghè, Đền, Văn Chỉ, Võ chỉ…Nhưng hiện nay chỉ còn ngôi đình 5 gian 2 dãy thuộc loại đình cổ đang bị xuống cấp nghiêm trọng rất càn phải bảo vệ.

Hiện tại trong làng có 10 dòng họ. Dòng họ đến trước, dòng họ đến sau đang cùng nhau xây dựng làng xóm ấm no, đó là các dòng họ: Vũ, Lê, Mai, Trịnh, Nguyễn, Bùi, Dương….Trong đó họ Lê có tới 7 dòng, họ Trịnh 2 dòng, họ Nguyễn 2 dòng. Hầu hết các dòng họ lớn đều có gia phả để lại nhưng cũng có một số gia phả chép sau này;

        Theo truyền lại làng Phi Bình được hình thành cách đây gần 400 năm. Dòng Họ Lê, họ Vũ, họ Trịnh là những dòng họ đến đây sinh cơ, lập nghiệp sớm hơn. Căn cứ vào gia phả các đời truyền lại thì họ Lê của ông Lê Văn Quang là trưởng tộc đã có mặt ở làng Phi Bình cách ngày nay ít nhất là 375 năm. Họ Lê ông Lê Văn Vĩnh trưởng tộc là họ lớn trong làng hiện có trên 200 hộ. Họ có nhà thờ riêng được xây dựng từ lâu đời.

          Ngoài ra các dòng họ Lê như họ Lê ông Lê Văn Hiên là trưởng tộc. Họ Lê ông Lê Văn Tưởng là trưởng tộc; Họ Lê ông Lê Văn Nhiệm là trưởng tộc, họ Lê ông Lê Văn Dũng là trưởng tộc, họ Lê ông Lê Văn Nhai trưởng tộc có khoảng vài chục hộ.

       Dòng họ Vũ của ông Vũ Văn Tong là trưởng tộc gốc từ làng Mộ Trạch, huyện Đường An tỉnh Hải Dương; Từ cuối thế kỷ thứ XVII rồi sang thế kỷ thứ XVIII tỉnh Hải Dương là trung tâm của phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại những quan lại, cường hào gian ác và chính quyền phong kiến ở địa phương. Nhiều người phải chạy loạn và tìm nơi an toàn để cư trú và sinh sống. Cụ tổ dòng họ Vũ ở làng Phi Bình này tên tự là Phúc Thiên đã từ Hải Dương bước đầu vào Thanh Hoá ở làng Bàn Thạch (huyện Thọ Xuân) làm nghề buôn bán và làm ăn cũng rất phát đạt, nhưng lại vất vả về đường con cái. Vào năm 1760 cụ tổ đã chuyển từ Bàn Thạch đến làng Bất Một và lấy ở đây rồi sinh được hai người con trai có tên là Phúc Thiện và Phúc Đức, từ đó họ Vũ này đã truyền đến nay được 10 đời.

          Họ Trịnh của ông Trịnh Văn Chương là trưởng tộc (vốn họ Trịnh không có chữ lót) gốc từ làng Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng (quê hương của chúa Trịnh Kiểm), cụ tổ họ này là Trịnh Tôn vào năm 1784 cụ đã chuyển vợ, con từ Biện thượng có đem theo nếp nhà bếp 2 gian đến sinh cơ, lập nghiệp ở đất Phi Bình này, hiện nay dòng họ này có ba chi và sáu, bảy chục đinh.

          Dòng họ Trịnh của ông Trịnh Hùng Chính làm tộc trưởng (ông Chính đi công tác xa), ông Trịnh Xuân Thục đại tá về hưu nay đã 69 tuổi cho biết cụ tổ của dòng họ này từ Lưu Khê (nay thuộc Yên Trường – Yên Định) là con út của gia đình có 4 anh em trai, cụ sang đất Phi Bình lấy vợ và sinh con đẻ cái lập nên dòng họ Trịnh này cách ngày nay khoảng 150 năm.

         Rồi Họ Mai của ông Mai Văn Dỹ là trưởng tộc có cụ tổ là ông Mai Hữu Dực cùng vợ từ Thọ Xuân sang Phi Bình sinh cơ, lập nghiệp và truyền cho đến nay khoảng 175 năm. Từ đất Phi Bình cụ tổ Mai Hữu Dực đã chăm chỉ học tập và thi đậu cử nhân, cụ được bổ đi làm đốc học ở tỉnh Phú Yên;

          Ở làng Phi Bình có trường hợp dòng họ Lê của ông Lê Văn Vĩnh là trưởng tộc gốc lại là Họ Nguyễn từ Hải Dương vào. Theo ông Lê Văn Thơ năm nay 75 tuổi, người trong họ cho biết, bấy giờ có hai mẹ con từ Hải Dương dắt nhau vào đất Phi Bình và đi ở cho một gia đình họ Lê (Dòng họ Lê của ông Lê Văn Quang làm trưởng tộc); Người con trai tên là Khoa được gia đình Họ Lê nhận làm con nuôi nên đã đổi từ họ Nguyễn sang họ Lê. Khi Lê Văn Khoa trưởng thành đã xây dựng gia đình riêng và lập nên dòng họ Lê của ông Lê Văn Vĩnh là trưởng tộc đến nay đã truyền được trên 8 đời (khoảng 200 năm).

          Làng Phi Binh sống bằng nghề nông, cây trồng chính là lúa, bông, lạc, đậu, vừng; Chăn nuôi thì có con lợn, con bò, con gà; Ngoài ra ở đây còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, một số gia đình có nghề làm áo tơi bằng lá cây móc (có nơi gọi là cây núc nác, cây đùng đình) loại áo khoác mặc để che mưa;

      Làng Phi bình có diện tích tự nhiên 164,08ha, trong đó đất canh tác là 62,74ha, đất thổ cư 13,5 ha

Địa giới Hành chính:

+ Phía Bắc giáp làng Kỳ Ngãi

+ Phía Đông giáp làng Hồ Nam (Vĩnh Khang)

+ Phía Nam giáp sông Mã (bên kia sông là Yên Trường – Yên Định)

+ Phía Tây cũng giáp sông Mã (bên kia sông là xã Yên Thọ - Yên Định)

Theo điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 làng Phi Bình có 1.645 khẩu. Trong đó có tới 10 xóm. Thực hiện Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, tháng 4 năm 2009 làng Phi Bình chia ra làng Phi Bình 1 và Làng Phi Bình 2

+Phi Bình 1 ông Lê Văn Trung làm trưởng thôn (làng)

+Phi Bình 2 ông Nguyễn Văn Bình làm trưởng thôn (làng)

Cả hai thôn cùng chung một chi bộ lãnh đạo, hiện đồng chí Vũ Thanh Bình là bí thư Chi bộ kiêm trưởng Thôn (làng) Phi Bình Lớn

Nguồn: Lịch sử xã Vĩnh Ninh năm 2010 và sử liệu tổng hợp từ nhiều nguồn

Thông tin bài viết đã cách nay 15 năm, độc giả nếu thấy cần bổ sung sai lệch thì cho ý kiến để chỉnh sửa phù hợp

 .....................................

TỔ CHỨC CAI TRỊ XƯA

          Về tổ chức cai trị ở cấp làng “cấp chính quyền cơ sở” dưới chế độ thực dân phong kiến trước tháng 8/1945 có các chức danh: Lý trưởng, phó Lý, Hương bạ, Hương kiểm, Hương bản, Hương mục và Hương dịch làm nhiệm vụ thay mặt chính quyền các cấp Phủ, huyện, tỉnh cai trị địa phương (gọi là hội đồng Lý Dịch)

         Lý trưởng: Chịu trách nhiệm mọi mặt “nội gia cư” “ngoại đồng điền” và giữ đồng triện; (Làng lớn có Phó lý giúp việc lưới trưởng)

+Hương mục: giữ các công việc công cộng

+Hương bản: giữ quỹ tiền nong, lúa gạo

+Hương bạ: giữ sổ sách, giấy tờ                                                    +Hương kiểm: giữ đồng điền, trật tự, trị an.

+Hương dịch: phụ trách lễ nghi cúng bái.

          Ngoài hội đồng Lý Dịch (từ Lý đến Dịch) trong làng còn có Hội đồng Kỳ mục Hội đồng kỳ mục không trực tiếp điều hành công việc trong làng nó tồn tại như một Hội đồng tư vấn nhưng trong thực tế Hội đồng kỳ mục quyết định thì Lý trưởng, Phó lý và các chức dịch phải thực hiện;

          Hội đồng Kỳ mục có nhiệm vụ góp ý kiến với chính quyền về các công việc có tính chất kinh tế, xã hội ở trong làng.

         Về kết cấu làng xã lúc bấy giờ còn có “phe”, “giáp”, như làng Thọ Vực có phe Phú, phe Thọ; làng Kỳ Ngãi có giáp Đông giáp Đoài… Phe, Giáp chủ yếu là trong quan hệ thờ cúng Thành Hoàng và công việc tế lễ trong làng. Có làng Văn, làng Võ làng Nhiêu….

         Các làng đều có Hương ước là luật trong làng do mọi người trong làng đề ra có quan viên, trùm lão, Lý trưởng ký và áp triện (Đóng dâu).

          Hương ước của các làng xưa giống như 1 tín ngưỡng nằm trong hệ thống tín ngưỡng Thành Hoàng được cả làng kính sợ và chấp hành. Hầu hết các bản Hương ước của các làng đã bị thất lạc, hiện nay chúng tôi chỉ sưu tầm được bản hướng ước của xã (làng) Phi Bình lập năm Thành Thái thứ 13 (tức là vào năm 1901), mà người thừa sao là Cửu phẩm Lý trưởng Lê Huy. Bản Hương ước bằng chữ Hán đã được dịch ra chữ Quốc ngữ. Bản Hương ước xã Phi Bình có lời nói đầu, có 6 điều; Lời nói đầu ghi rõ: “các bậc chức sắc, kỳ lão, Lý dịch cùng toàn thể trên dưới xã (làng) Phi Bình, tổng Hồ Nam, huyện Vĩnh Lộc lại họp bàn định ra các điều lệ, khoán ước; Bản xã ước trước đây cũng có định ra các điều lệ từ đó đến năm nay đã lâu đời, kim cổ khác biệt, nghi lễ có những điều không thể hòa hợp .. Nay tham cứu trong các điển tích cũ, phối hợp với nhau các tục mà đời ưa chuộng, định ra làm 6 điều để ngày nay và mai sau có cái thống nhất, hợp thành quy phạm cho nhân tâm mà lại làm đẹp cho phong tục”;

          Cụ thể các điều trong Hương ước như sau:

- Điều thứ nhất: Phép các thờ cúng. Điều này có 21 khoản;

- Điều thứ 2:  Về các biện chức. Điều này cũng 19 khoản;

- Điều thứ 3: Định về dân trí. Điều này có 1 khoản;

- Điều thứ tư: Trọng danh khí. Điều này có 10 khoản;

- Điều thứ 5: Thánh lễ tục. Điều này có 21 khoản;

- Điều thứ 6: Phòng nhân dân. Điều này có 31 khoản;

         Hương ước của xã Phi Bình ra đời cách đây trên 100 năm mà nhiều điều khoản hiện nay vẫn còn áp dụng được.

          Thí dụ điều 6 nói về phòng nhân dân (phòng ngừa những việc xấu xảy ra trong làng xã) như các khoản:

- Phàm người nào họp uống rượu đến thất lễ phạt 1 quan 1 mạch;

- Ban ngày mà ăn trộm sản vật, hoa lợi trên đồng ruộng, đồ vật trong gia đình, súc vật nuôi bị bắt được quả tang, kẻ đó bị phạt 3 quan; Ban đêm đi ăn trộm các thứ trên đồng ruộng và sản vật ở trong nhà người khác mà bắt được quả tang kẻ đó bị phạt 3 quan truất xuống 1 bản. Ban đêm khoét tường, đục vách, lấy cắp trâu, bò các vật trong vườn mà bắt được quả tang, kẻ đó bị phạt 6 quan, truất xuống 3 bản; - Người nào cho bọn trộm cắp gửi các đồ vật phạt 6 quan;

- Đánh cờ bạc chỉ trong những người lễ tiết (từ nay về sau đều cấm) có kẻ nào làm trái lại lời đoan ước, người có đất chứa chấp cờ bạc phạt 6 quan, con bạc phạt đều 3 quan, số tiền tháng bạc đem sung công, văn khế bị thua đem đốt cháy.

           Các làng ở Vĩnh Ninh xưa đều có đình là nơi làm việc của chức sắc trong làng, nơi hội họp, mở hội tế, lễ của dân làng…. Ở đình thường có hậu cung làm nơi thờ Thành Hoàng làng, Ngoài ra còn có chùa thờ phật, có các đền thờ thần các Văn chỉ thờ đức Khổng Tử….

Nguồn Lịch sử xã Vĩnh Ninh và tư liêu sử liên quan

Lịch sử Làng Kỳ Ngãi xã Vĩnh Ninh Huyện Vĩnh Lộc

      Xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất cổ, nơi phát hiện ra trống đồng Đông Sơn, đỉnh cao nền văn minh Đông Sơn của người Việt cổ, có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 đến 2.500 năm.

Theo các tài liệu nghiên cứu, từ trong lịch sử vùng đất Vĩnh Ninh luôn thuộc huyện Vĩnh Lộc. Theo tiến trình lịch sử, huyện Vĩnh Lộc đã nhiều lần thay đổi tên địa danh: Thời Hùng Vương, Vĩnh Lộc thuộc bộ Cửu Chân; thời Tần thuộc Tượng Quận; thời Triệu thuộc quận Cửu Chân; thời Hán – Đường thuộc huyện Tư Phố, quận Cửu Chân; đời nhà Tùy thuộc huyện Nhật Nam, châu Ái; thời Lý – Trần vùng đất này mang tên Vĩnh Ninh thuộc phủ (trại, lộ, trấn) Thanh Hóa, Thanh Đô (từ 1397 – 1407); thời thuộc Minh vẫn theo như thế và thuộc phủ Thanh Hóa; đời Lê Quang Thuận (1460-1470) thuộc phủ Thiệu Thiên; đời Lê Trung Hưng vì tránh tên húy vua Lê Trang Tông (1533 – 1548) nên đổi tên Vĩnh Ninh thành Vĩnh Phúc; thời Tây Sơn đổi thành Vĩnh Lộc [2; tr 224 – 232].
Thời Gia Long năm 1802, huyện Vĩnh Lộc thuộc phủ Thiệu Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lấy 4 huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa lập ra phủ Quảng Hóa (đến đời vua Tự Đức phủ Quảng Hóa mở rộng thêm châu Quan Hóa, nhưng về sau còn lại 3 huyện cũ là Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy và thêm Yên Định).
Vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) tổ chức bộ máy hành chính rất chặt chẽ, dưới huyện có các tổng, dưới tổng có các thôn, trang, vạn (sau đổi là xã, có lúc là thôn). Đến đời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), đơn vị hành chính huyện Vĩnh Lộc có 7 tổng: Nam Cai, Cao Mật, Ngọ Xá, Hoàng xá, Biện Thượng, Sóc Sơn, Bỉnh Bút. Trong đó tổng Nam Cai có 5 xã: Nam Cai, Hữu Cơ, Thiên Vực, Kỳ Thù, Bất Một. Đến đời vua Đồng Khánh (1886 – 1888) tổng Hoàng Xá được đổi tên thành tổng Thanh Xá. Xã Thiên Vực đổi thành Thọ Vực, xã Hữu Cơ đổi thành xã Hữu Chấp.
Đầu thế kỷ XX, xã Nam Cai đổi tên thành xã Hồ Nam, xã Bất Một đổi tên thành Phi Bình, xã Kỳ Thù đổi thành xã Kỳ Ngãi, tổng Nam Cai đổi thành tổng Hồ Nam. Do đó các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Hồ Nam, Hữu Chấp đều thuộc tổng Hồ Nam. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng đã giải thể các tổng và lập ra 15 đơn vị hành chính xã. Trong đó các làng ở tổng Hồ Nam được lập ra 2 xã: xã Quốc Tuấn (gồm các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Yên Lạc), xã Hạnh Phúc (gồm toàn bộ làng Hồ Nam).

Năm 1947, xã Hạnh Phúc và xã Quốc Tuấn nhập lại thành xã mới có tên là Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Ninh có tên từ đó). Năm 1954, xã Vĩnh Ninh lại chia ra hai xã là Vĩnh Ninh và Vĩnh Khang. Xã Vĩnh Ninh mới gồm các làng Thọ Vực, làng Yên Lạc, làng Phi Bình, làng Kỳ Ngãi. Xã Vĩnh Khang gồm làng Hồ Nam.    

         Theo truyền lại cách đây trên 600 năm ở đất Kỳ Ngãi này 1 bên là dòng sông Mã 1 bên là dãy núi đá vôi tạo ra 1 dải rất hẹp, cây cối rậm rạp có nhiều muông thú trong đó có cả các loài thú dữ như: hổ, báo, lợn loài, đường xá đi lại chưa có, nên vùng này có tên là Kẻ Nghẽn.

          Từ khi các dòng họ về đây khai thác đất đai, lập ấp, dựng làng cho đến đầu triều nguyễn (1802) địa danh Kẻ Nghẽn này mới đổi thành Kỳ Thù (có sách viết là Kỳ Thú). Vào cuối thời vua Đồng Khánh 1886 - 1888 làng Kỳ Thù lại đổi tên là Kỳ Ngãi;

          Hiện nay làng kỳ lãi có trên 10 dòng họ đang sinh sống, đó là các dòng họ:  Vũ, Trịnh, Ngô, Nguyễn, Bùi, Lưu, Cao, Lê, Hà, Trần, Trương,…trong đó họ Trịnh, họ Vũ, họ Nguyễn mỗi họ có 2 dòng khác nhau. Các dòng họ ở Kỳ Ngãi có họ đến trước, có họ đến sau đang cùng nhau xây dựng xóm làng văn minh giàu đẹp;

          Ngày xưa làng có tục lễ Bách Tính (lễ cầu cho trăm họ bình an) vào ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm; trong dòng văn tế bách tính có xướng tên các dòng họ trong làng những họ nào đến trước được xếp trên, họ đến sau xếp dưới nhờ vào văn tế này mà làm Kỳ Ngãi truyền lại rằng dòng họ Vũ của ông Vũ Văn Bích trưởng tộc là họ đến đất Kỳ Ngãi đầu tiên, tiếp đến là họ Ngô của ông Ngô Văn Bảy là trưởng tộc, thế nhưng hai dòng họ này hiện tại số hộ ở làng kỳ ngãi còn rất ít, như hoàng Vũ của ông Vũ Văn Bích chỉ có 4 hộ, họ Ngô của ông Ngô Văn Bảy cũng chỉ không được mươi nhà;

          Gia phả họ Vũ của ông Vũ Văn Bích không còn, theo ông Vũ Xuân Quý trong dòng tộc cho biết cụ tổ dòng họ Vũ này gốc Hải Dương, làm quan dưới triều Trần năm 1397 Hồ Quý Ly cho xây thành An Tôn cụ được cử vào Thanh Hóa trông coi việc xây dựng thành, cụ có đem theo vợ con và sau đó cụ định cư tại đất Kẻ Nghẽn (tức Kỳ Ngãi ngày nay)

          Dòng họ Vũ thứ 2 ở làng Kỳ Ngãi của ông Vũ Văn Thảo là trưởng tộc cũng là dòng họ đến đất Kẻ Nghẽn rất sớm, theo văn bia ở từ đường họ Vũ làm (năm Khải Định thứ 4) 1919 ghi gốc họ này ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An tỉnh Hải Dương. Do loạn lạc mà ông Thủy tổ có tên hiệu là Nhân Chính cùng 2 người con còn nhỏ từ Hải Dương đến đất Kẻ Nghẽn (Kỳ Ngãi) này. Ông Nhân Chính không đem theo vợ, mà chỉ đem theo 2 người con trai, từ đó lập ra họ Vũ này, đến nay đã truyền được 14 đời (tức ông Nhân Chính đến Kỳ Ngãi cách đây khoảng 350 năm) dòng họ này hiện có 3 chi, với 150 hộ, có nhà thờ đường bằng ngói 3 gian làm lại năm 1913. Được sự đồng thuận và cung tiến của con cháu trong dòng họ nay nhà thờ đã được tu sửa, chỉnh trang, mua sắm thêm đồ thờ….

    Về họ Trịnh dòng ông Trịnh Luyện là trưởng tộc hiện ở Kỳ Ngãi theo gia phả họ Trịnh này nguồn gốc từ Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng là dòng dõi nhà chúa Trịnh thời bấy giờ có đô đốc Trịnh Tộ là con của chúa Trịnh Tráng từ Biện Thượng đem quân lên trấn thủ ở vùng Lê Xá (nay thuộc xã Yên Thái) vùng Kiểu (nay thuộc xã Yên Trường) ông Trịnh Tộ đã ở lại và sinh cơ, lập nghiệp ở làng Thạch Quả sau đổi thành     Thạc Quả (nay thuộc xã Yên Trường, Yên Định) đến đời ông Phúc Hiển ngang hàng với chúa Trịnh Sâm ông Phúc Hiền đã sang lấy vợ và ở lại Kẻ Nghẽn tức Kỳ Ngãi lập nên dòng họ Trịnh này. Hiện đã Truyền đến đời thứ 12 tức cách ngày nay khoảng 300 năm. họ Trịnh này ở làng Kỳ Ngãi hiện có 3 chi năm 2007 họ xây từ đường mới ông Trịnh Truy đời thứ mười là một nhà giáo Ông đã làm thơ nói về nguồn gốc họ mình như sau:

Đức tổ họ xa từ Yên Trường

Vì duyên, vì số, nên ly hương

Đất lành, chim đậu làng Kỳ Ngãi

Đã ba trăm năm phúc mãn đường;

          Họ Lưu của ông Lưu Văn Gián là trưởng tộc không rõ từ đâu đến, chỉ biết cụ tổ là Lưu Văn Đích sinh ra họ Lưu ở đây truyền lại đã được 10 đời khoảng 250 năm;

         Họ Trịnh của ông Trịnh Văn Hy là trưởng tộc, theo truyền lại họ này gốc từ Yên Định sang không biết từ làng nào (chỉ biết có liên quan họ hàng ở làng Tu Mục xã Yên Thọ, Yên Định) cụ tổ sinh được tới ba người con trai, nên hiện nay dòng họ này có 3 chi và đã truyển được 9 đời tương đương khoảng 225 năm;

          Họ Lê của ông Lê Văn Báu là trưởng tộc gốc từ xã Hoằng Đức (huyện Hoằng Hóa) cụ tổ lên Kỹ Ngãi buôn bán tơ tằm rồi lấy vợ họ Vũ và ở lại đây sinh cơ, lập nghiệp đến nay đã được truyền được 5 đời trên 100 năm.

          Làng Kỳ Ngãi có Nghè ba gian, hai dãy với chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m làm nơi hội họp dân làng và tế lễ, có hậu cung (chui vồ) là nơi thờ thành hoàng làng, tháng 5 năm 1950 máy bay giặc Pháp đến ném bom làm ngôi nhà bị hư hỏng nặng, sau này Nghè được hạ giải chỉ còn hậu cung, ngoài ra Kỳ Ngãi còn có ngôi chùa ba gian tên chữ là Dục Anh Tự, có Văn chỉ, Võ chỉ …nhưng hiện nay đều không còn;

      Kỳ Ngãi là 1 làng thuần nông cây trồng chính là lúa, ngô, đỗ, lạc, bông, dâu tằm, chăn nuôi có con bò, con lợn, con gà. Ngoài ra trong làng còn có nghề trồng dâu nuôi tằm, 1 số gia đình có khung cửi đạp chân, dệt tơ, dệt sồi và đi dệt thuê. Người dân trong làng lập ra các hội tranh (cỏ tranh, đánh tranh lợp nhà) để giúp nhau làm nhà, họ góp tiền giúp nhau công việc,….

Nhân dân trong làng ở thành từng xóm, ngõ có đường đi lối lại thuận tiện như xóm Thẳng, xóm Ao, xóm Ải, xóm Đồng, xóm Xu, xóm Cầu….

          Làng Kỳ Ngãi hiện có tổng diện tích đất tự nhiên là 160 ha trong đó đất canh tác 50,13 ha, đất thổ cư 12 ha;

Địa giới hành chính:

+Phía  Bắc giáp làng Yên Lạc

+Phía Nam giáp làng Phi Bình

+Phía Đông là dãy núi Xuân Đài của làng thọ vực

+Phía Tây giáp sông Mã, bên sông là huyện Yên Định

          Theo cuộc tổng điều tra dân số vào ngày 1 tháng 4 năm 2009 làng Kỳ Ngãi có 1.215 khẩu;

          Thực hiện Quyết Định của Ủy ban nhân dân tỉnh tháng 4 năm 2009 làng Kỳ Ngãi chia thành Kỳ Ngãi 1, Kỳ Ngãi 2. Kỳ Ngãi 1 do ông Nguyễn Đức Thông làm Thôn Trưởng, Kỳ Ngãi 2 ông Hà Văn Quỳ là thôn trưởng cả 2 thôn cùng chung 1 chi bộ đảng hiện đồng chí Cao Thị Nhung là Bí Thư kiêm trưởng làng Kỳ Ngãi lớn.

Nguồn: Lịch sử xã Vĩnh Ninh năm 2010 và sử liệu tổng hợp từ nhiều nguồn

Thông tin bài viết đã cách nay 15 năm, độc giả nếu thấy cần bổ sung sai lệch thì cho ý kiến để chỉnh sửa phù hợp

Lịch sử Làng Yên Lạc xã Vĩnh Ninh

 


          Xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất cổ, nơi phát hiện ra trống đồng Đông Sơn, đỉnh cao nền văn minh Đông Sơn của người Việt cổ, có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 đến 2.500 năm.

        Theo các tài liệu nghiên cứu, từ trong lịch sử vùng đất Vĩnh Ninh luôn thuộc huyện Vĩnh Lộc. Theo tiến trình lịch sử, huyện Vĩnh Lộc đã nhiều lần thay đổi tên địa danh: Thời Hùng Vương, Vĩnh Lộc thuộc bộ Cửu Chân; thời Tần thuộc Tượng Quận; thời Triệu thuộc quận Cửu Chân; thời Hán – Đường thuộc huyện Tư Phố, quận Cửu Chân; đời nhà Tùy thuộc huyện Nhật Nam, châu Ái; thời Lý – Trần vùng đất này mang tên Vĩnh Ninh thuộc phủ (trại, lộ, trấn) Thanh Hóa, Thanh Đô (từ 1397 – 1407); thời thuộc Minh vẫn theo như thế và thuộc phủ Thanh Hóa; đời Lê Quang Thuận (1460-1470) thuộc phủ Thiệu Thiên; đời Lê Trung Hưng vì tránh tên húy vua Lê Trang Tông (1533 – 1548) nên đổi tên Vĩnh Ninh thành Vĩnh Phúc; thời Tây Sơn đổi thành Vĩnh Lộc [2; tr 224 – 232].

      Thời Gia Long năm 1802, huyện Vĩnh Lộc thuộc phủ Thiệu Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lấy 4 huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa lập ra phủ Quảng Hóa (đến đời vua Tự Đức phủ Quảng Hóa mở rộng thêm châu Quan Hóa, nhưng về sau còn lại 3 huyện cũ là Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy và thêm Yên Định).

      Vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) tổ chức bộ máy hành chính rất chặt chẽ, dưới huyện có các tổng, dưới tổng có các thôn, trang, vạn (sau đổi là xã, có lúc là thôn). Đến đời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), đơn vị hành chính huyện Vĩnh Lộc có 7 tổng: Nam Cai, Cao Mật, Ngọ Xá, Hoàng xá, Biện Thượng, Sóc Sơn, Bỉnh Bút. Trong đó tổng Nam Cai có 5 xã: Nam Cai, Hữu Cơ, Thiên Vực, Kỳ Thù, Bất Một. Đến đời vua Đồng Khánh (1886 – 1888) tổng Hoàng Xá được đổi tên thành tổng Thanh Xá. Xã Thiên Vực đổi thành Thọ Vực, xã Hữu Cơ đổi thành xã Hữu Chấp.

     Đầu thế kỷ XX, xã Nam Cai đổi tên thành xã Hồ Nam, xã Bất Một đổi tên thành Phi Bình, xã Kỳ Thù đổi thành xã Kỳ Ngãi, tổng Nam Cai đổi thành tổng Hồ Nam. Do đó các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Hồ Nam, Hữu Chấp đều thuộc tổng Hồ Nam. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng đã giải thể các tổng và lập ra 15 đơn vị hành chính xã. Trong đó các làng ở tổng Hồ Nam được lập ra 2 xã: xã Quốc Tuấn (gồm các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Yên Lạc), xã Hạnh Phúc (gồm toàn bộ làng Hồ Nam).

     Năm 1947, xã Hạnh Phúc và xã Quốc Tuấn nhập lại thành xã mới có tên là Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Ninh có tên từ đó). Năm 1954, xã Vĩnh Ninh lại chia ra hai xã là Vĩnh Ninh và Vĩnh Khang. Xã Vĩnh Ninh mới gồm các làng Thọ Vực, làng Yên Lạc, làng Phi Bình, làng Kỳ Ngãi. Xã Vĩnh Khang gồm làng Hồ Nam.

          Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945 (chính quyền cách mạng đã giải thể các tổng và lập ra 15 đơn vị hành chính xã) làng Yên Lạc được thành lập gồm đất Vực Giữa và đất Vực Đò của làng Thọ Vực.

           Làng Thọ Vực là nơi có dấu tích của người Việt Cổ sinh sống. Theo người già nhiều thế hệ truyền lại trên mảnh đất này trước đây chỉ có núi đá và rừng cây rậm rạp; Có một bộ tộc sinh sống nên gọi là đất Mường Rồng. Đến thời Bắc Thuộc đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên làng có tên là Thiên vực, đến thế kỷ XIX có tên là Thọ Vực;

          Làng Thọ Vực trước cách mạng tháng 8 năm 1945 bao gồm cả đất của làng Yên Lạc ngày nay. Thọ vực được coi là “nhất xã tứ thôn” (Một xã với 4 thôn) gồm có thôn Vực Đồng xóm giáp Hà Lương Vĩnh Thành, Thôn Vực núi là trung tâm làng Thọ Vực ngày nay, thôn Vực giữa là các xóm ven đê của làng Yên Lạc, Thôn Vực đò là xóm Long Vân của làng Yên Lạc hiện nay (Có bến đò sang làng Đan Nê, Yên Thọ, Yên Định bên kia sông); Hầu hết các núi đá của xã Vĩnh Ninh đều nằm trên đất làng Thọ Vực;

           Sau khi tách ra khỏi làng Thọ Vực Thành lập làng Yên Lạc lúc bấy giờ làng có 160 gia đình với 640 khẩu. Hiện nay làng Yên Lạc có tới 15 dòng họ đang cùng sinh sống trong làng đó là các dòng họ: Lê, Lưu, Đậu, Hoàng, Nguyễn, Trịnh, Hà, Phan, Phùng, Vũ, Dương, Lữ, Đỗ; Trong đó họ Nguyễn có tới 4 dòng, họ Trịnh 4 dòng họ Hoàng 3 dòng, họ Lê 3 dòng… Theo truyền lại và theo gia phả của các dòng họ chúng tôi xin nêu một số dòng họ đã đến sinh cơ, lập nghiệp trên đất Yên Lạc như sau:

          Họ Lê của ông Lê Viết Lượt là trưởng tộc gốc từ làng Mai Trang huyện Yên Định (gần chợ Bản cũ) có ông tổ tên tự là Phúc Khánh đến sinh cơ lập nghiệp ở Yên Lạc đến nay đã được trên 300 năm;

          Họ Lưu của ông Lưu Thanh Thảo là trưởng tộc có cụ tổ là Lưu Huệ Lan gốc Từ Hải Dương về đất Yên Lạc truyền cho đến nay đã được 10 đời khoảng 250 năm;

          Họ Hoàng của ông Hoàng Đại Đạo là trưởng tộc có cụ tổ tên là Phúc Lành người ngoài Bắc đi lính thời Chúa Nguyễn (Trịnh Nguyễn phân tranh) năm 1783 khi quân Tây Sơn đánh tan quân chúa Nguyễn ở đằng trong cụ chạy lánh nạn về Yên Lạc và sinh sống tại đây gây dựng nên dòng họ Hoàng này;

         Còn họ Hoàng Đình ở Yên Lạc hiện nay vốn là họ Hoàng Đình ở Thọ Vực di cư xuống ở Thọ Vực là chi cả, ở Yên Lạc là chi hai, do ông Hoàng Văn Trúc là Trưởng Chi;

          Họ Lê ông Lê Văn Lai trưởng tộc gốc từ Hà Đồng (Hoằn Hóa) lên ở làng Bân Bân (Yên Định) vào khoảng năm 1860 lại chuyển sang ở Vực Giữa (Yên Lạc) Hiện nay dòng họ này có 30 hộ; Họ Lê ông Lê Văn Trúc có trên 20 hộ;

          Họ Đặng của ông Đặng Thanh Hồng là trưởng tộc gốc lại là họ Trịnh. Trong dòng họ truyền lại lúc bấy giờ có một người họ trịnh từ huyện Nga Sơn lên làng Bùi (nay thuộc xã Yên Phú huyện Yên Định) dạy học; Làng Bùi có thứ chè xanh ngon nổi tiếng khắp vùng 1 người con gái ở vực giữa (nay là Yên Lạc) làm nghề buôn bán chè và hay sang làng Bùi mua chè. Người con trai họ Trịnh làm nghề dạy học đã gặp và lấy cô gái buôn chè xanh làm vợ, vợ chồng sinh được 3 người con trai, các người con được ăn học sau đó 1 người theo cha về Nga Sơn 1 người theo mẹ về đất Thiên Vực, 1 người ở lại làng Bùi. Người con theo mẹ về Thiên Vực là Trịnh Học Sỹ đã đến dạy học cho con cái một nhà họ Đặng trong làng, sau đó Trịnh Học Sỹ làm con môi của gia đình họ Đặng này và đã đổi họ Trịnh thành họ Đặng, dòng họ Đặng gốc Họ Trịnh này đã truyền đến nay được 8 đời bằng 200 năm; Hiện nay có tấm bia mộ tổ của dòng họ Đặng này ghi “Đặng mộ tổ Trịnh Học Sỹ”

          Họ Nguyễn của ông Nguyễn Văn Thanh là trưởng tộc gốc Nam Đàn tỉnh Nghệ An cụ tổ là người buôn nước mắm đậu thuyền trên bến Vực Đò rồi lấy vợ ở đây, cụ sinh được tới năm, sáu người con trai, các con của cụ ở lại đất Yên Lạc lập nên dòng họ Nguyễn này tính ra đã được 175 năm’’

          Ở yên lạc hiện có tới 4 dòng họ Trịnh có dòng biết được nguồn gốc như dòng Trịnh do ông Trịnh Văn Lơi là trưởng tộc từ Thọ Vực xuống đến nay được 150 năm;  Dòng Trịnh của ông Trịnh Tơ là trưởng tộc chưa rõ từ đâu đến nhưng đã có mặt ở Yên Lạc được 170 năm, rồi họ Đinh của ông Đinh Ngọc Lan là dân từ Ninh Bình đến sinh cơ, lập nghiệp đã được 150 năm….

          Làng Yên Lạc nằm bên bờ sông Mã lại có dãy núi Nhoài (dãy núi Nhà Rồng) núi đá vôi đồ sộ tạo nên phong cảnh thật hữu tình. Nơi đây có Ao Thăng một thắng cảnh nổi tiếng, Ao Thăng là một hồ nước rộng gần một mẫu Bắc Bộ xung quanh là núi đá cao ngất vây thành một vòng tròn chỉ có lối vào rộng khoảng 20m bốn mùa nước trong xanh, dưới chân núi cây cối um tùm, là nơi cư trú của đàn cò trắng. Trên đỉnh núi là những đá xếp, đá dựng tạo ra cảnh trí muôn màu, muôn vẻ;

          Trên mảnh trên mảnh đất này xưa kia có chùa, gọi là chùa Thăng, nhưng hiện nay không còn dấu tích gì chỉ còn truyền lại địa chỉ ở thung lũng núi đá có tên là chùa Thăng. Nghè Yên Lạc cũng được xây dựng từ lâu đời gồm 5 gian 2 dãy có nghinh môn. Nhưng nghè này đã hạ giải vào năm 1975 lấy vật liệu xây dựng Trường cấp 2 Vĩnh Ninh. Đầu năm 2010 làng Yên Lạc đã đem cốt gỗ nhà ba gian hậu cung của Nghè cũ dựng lên làm nơi thờ thành hoàng làng;

         Đình làng Yên Lạc được xây dựng năm Giáp Tý (đời vua khải định thứ 9) 1924 gồm 3 gian hậu cung và tiền đường 5 gian. Đình cũng bị hạ giải năm 1980 ngoài ra Yên Lạc còn có khu Văn chỉ nằm ở cuối làng nay cũng không còn.

         Nghề sống chính của dân làng Yên Lạc từ xưa tới nay chủ yếu là nghề nông ngoài ra còn có 1 số hộ làm nghề chài lưới và chở đò trên sông Mã; Cây trồng chính là: lúa, bông, lạc, mía, đậu, khoai lang,… đất đai ở đây phì nhiêu và cao ráo hợp với cây bông, xưa kia cánh đồng Ba Bậc thuộc loại đất trồng bông tốt nhất, rồi cánh đồng Dọc Đông lại là nơi có bùn đất hầu trồng lúa rất tốt nên dân làng có câu tục ngữ “lúa Dọc Đông, bông Ba Bậc”. Rồi những cánh đồng Bến Cáo đất cát pha hợp với cây khoai lang lắm củ lại vừa ngon, vừa bùi. Cánh Đồng Bàn trồng mía rất tốt kéo mật ngọt và vàng thơm. Mật mía ở cánh đồng Bàn này là nguyên liệu cung cấp cho các cửa hiệu phố Giáng làm chè lam Phủ Quảng. Nhân dân trong làng còn có câu “mía Đồng Bàn, khoai lang Bến Cáo” là vậy.

          Từ xưa người dân Yên Lạc đã lập ra các phường họ để giúp nhau trong cuộc sống và sản xuất như họ tranh lợp nhà, phường kéo mật, nhóm cày xâu (cày giúp lẫn nhau);

         Ngoài sản xuất nông nghiệp ở Yên Lạc có một số gia đình làm nghề nung vôi, làm gạch, ngói, làm thợ mộc, trong làng xuất hiện những tên ngõ như ngõ Đá, ngõ Đất, ngõ Bóng, ngõ Bến, ngõ Đình, ngõ Hạ, ngõ Dọc…rồi thành những xóm như xóm Long Vân, xóm Văn Chỉ, xóm Chùa Thăng, xóm Đường Làn…

          Hiện nay làng Yên Lạc có diện tích tự nhiên là 189 ha trong đó đất canh tác 82,84 ha đất thổ cư 16,5 ha;

Địa giới hành chính:

 + Phía bắc giáp sông Mã (bên kia sông là xã Quý Lộc huyện Yên Định)

 + Phía nam là làng Kỳ Ngãi

 + Phía tây giáp sông Mã (bên kia là làng Đan Lê xã Yên Thọ Yên Định)

 + Phía đông giáp với làng Thọ Vực ngăn cách bởi dãy núi đá Nhà Rồng.

          Theo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày mùng 1 tháng 4 năm 2009 làng Yên Lạc có 1,655 khẩu thực hiện quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh tháng 4 năm 2009 làng Yên Lạc chia ra thành Yên Lạc 1, Yên Lạc 2

Yên Lạc 1 do ông Đặng Trọng Kiên làm trưởng thôn

Yên Lạc 2 ông Lưu Thanh Chính làm trưởng thôn;

Cả Yên Lạc 1 và Yên Lạc 2 cùng một chi bộ đảng; Chi bộ đảng hiện tại đồng chí Lê Như Lụa là bí thư chi bộ kiêm trưởng làng Yên Lạc lớn./.

 

Nguồn: Lịch sử xã Vĩnh Ninh năm 2010 và sử liệu tổng hợp từ nhiều nguồn

Thông tin bài viết đã cách nay 15 năm, độc giả nếu thấy cần bổ sung sai lệch thì cho ý kiến để chỉnh sửa phù hợp

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Núi Xuân Đài và mối liên hệ đặc biệt với Di sản Thành Nhà Hồ




          Là kết quả từ quá trình kiến tạo tự nhiên lâu dài, có thể nói, sự tồn tại của các dãy núi như một nét phác họa đầy kỳ công và độc đáo của tạo hóa. Cũng nhờ đó mà thiên nhiên mới có được sự hùng vĩ, tươi đẹp, kỳ bí và có sức cuốn hút đặc biệt. Có vô số danh thắng nhờ núi non mà thành và cũng có những ngọn núi mà sự tồn tại của nó đã gắn liền với một “miền tâm linh”, hay là nơi mà trí tưởng tượng của con người mặc sức bay bổng. Dãy núi Xuân Đài (xưa kia thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, nay là xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc), là một địa danh như thế.

Nói về ngọn núi này, sách “Vĩnh Lộc huyện chí” có đoạn miêu tả: “Núi ấy có nham thạch chồng chất, tầng lớp cao vọt như một ngọn lâu đài ôm lấy nhau tựa như chiếc thuyền, cho nên gọi là Xuân Đài”.

           Núi Xuân Đài trông xa không khác nhiều so với hình dáng các ngọn núi thường thấy. Nhưng khi quan sát ở cự ly gần mới thấy được nét riêng có và độc đáo của nó. Núi Xuân Đài có kết cấu địa chất khá lạ, có màu xám đen đặc trưng của đá. Đặc biệt, các phiến đá có độ dày mỏng khác nhau, tưởng như được bàn tay người thợ tài hoa đục đẽo, cắt gọt cho vuông vắn, rồi được xếp chồng lên nhau, hết tầng này đến lớp khác mà thành dáng núi “Trập trùng nẻo đá lượn quanh co”. Bao quanh ngọn núi là một vùng cảnh quan thiên nhiên và làng mạc bình yên, tươi đẹp. Đặc biệt, núi Xuân Đài còn gắn liền với Quần thể Di tích danh thắng cấp Quốc gia động Hồ Công - chùa Du Anh.

Chùa Du Anh nằm dưới chân núi, được dân gian quen gọi là chùa Thông. Tương truyền, chùa được xây dựng vào thời nhà Lý, trải qua thời gian và không ít biến cố lịch sử, đến thời Lê Trung hưng (khoảng năm 1601-1619), chùa mới được tôn tạo lại. Chùa được dựng trên một khu đất bằng phẳng, lấy núi Xuân Đài làm hậu chẩm và núi Trác Phong làm tiền án. Xưa kia, bên tả chùa có gác Ngọc Hoàng, bên hữu chùa có am Công chúa. Hai bên nách chùa lại có hai hồ nước Nhật - Nguyệt do thiên nhiên tạo thành, cảnh trí vô cùng tĩnh tại và đậm màu thiện tịnh. Từ chùa Du Anh, có một lối mòn khá dốc, nơi các bậc đá tự nhiên bám vào thân núi và dẫn thẳng lên động Hồ Công.

          Người xưa hình như đã dựa vào thế núi và những câu chuyện huyền bí về động Hồ Công, mà tạc vào vách đá trên cửa động 4 chữ Hán lớn “Sơn Bất Tại Cao” (tương truyền do Hồng Anh cư sĩ Nguyễn Nghiễm đề bút). Nghĩa đầy đủ của 4 chữ Hán này là dựa vào câu “Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh/ Giang bất tại thâm, hữu long tất ứng” (núi không cao mà có tiên tất linh thiêng/ sông không sâu mà có rồng tất ứng nghiệm). Núi Xuân Đài - dưới có chùa Du Anh, trên đỉnh có động Hồ Công - vừa là cõi phật ngự vừa là chốn tiên về, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần gian?!

Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn là chưa đủ khi nói về giá trị tồn tại của núi Xuân Đài. Bởi lẽ, ngọn núi này còn có mối liên hệ vô cùng đặc biệt với Thành Nhà Hồ. Khi di sản này vừa được UNESCO vinh danh, thì xung quanh nó vẫn còn không ít bí ẩn và nhiều vấn đề chưa thể lý giải. Một trong số đó là câu hỏi đá xây dựng thành được khai thác ở đâu và khai thác, vận chuyển như thế nào? Một thời gian ngắn sau, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ và các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát vị trí các mỏ đá. Với những đặc điểm nhận dạng và so sánh bước đầu, căn cứ vào các dấu vết bóc tách và chế tác thủ công còn rất rõ trên các mặt của phiến đá; đồng thời, qua việc phân tích, đối sánh với các phiến đá tại tường Thành Nhà Hồ, các nhà nghiên cứu đã thống nhất xác định, núi An Tôn và núi Xuân Đài, nằm cách Thành Nhà Hồ chừng 3 - 4 km, chính là các công trường khai thác đá cổ, từng được vương triều Hồ sử dụng để khai thác đá xây thành kinh thành Tây Đô.

Cùng với việc xác định vị trí các mỏ đá, việc gia công, vận chuyển cũng được lý giải. Theo đó, việc gia công đá được người xưa tính toán sao cho vừa tiết kiệm, vừa hợp lý, lại đạt hiệu quả kỹ thuật cao. Các loại đá xây vòm cuốn được làm nhẵn nhiều mặt, còn những loại xây tường thì được gia công nhẵn ở phần bề mặt đá được ráp với nhau. Việc vận chuyển và nhất là kỹ thuật xây, xếp các khối đá khổng lồ càng cần sự kỳ công gấp bội. Các nguồn tư liệu dân gian và kết quả điều tra thực địa của các nhà khoa học, đã đưa đến một giả thiết về quy trình vận chuyển các khối đá khổng lồ, từ công trường khai thác về nơi xây dựng. Đó là một quy trình được tổ chức hết sức hợp lý và đầy sáng tạo. Trước hết, người ta xây dựng một con đường lát đá tương đối phẳng và nhẵn trên nền đất được đầm kỹ. Dấu vết con đường này hiện được phát lộ một phần ở thôn Tây Giai (cửa Tây của Thành Nhà Hồ); còn phần nằm ở phía công trường khai thác đá (núi Xuân Đài), thì chưa có điều kiện để khai quật, nghiên cứu và phát lộ. Trên con đường này, người thợ dựng một băng chuyền thủ công bằng các trục lăn (con lăn) và bi đá. Khi các khối đá nặng từ 10 tấn trở lên, được đưa từ mỏ đá lên băng chuyền, các bi đá và con lăn sẽ xoay tròn tại chỗ. Đồng thời, dựa trên sức kéo của người và vật nuôi (trâu, voi) ở hai bên băng chuyền, các khối đá sẽ được vận chuyển đến nơi xây dựng thành.

Có thể nói, vùng đất động An Tôn xưa, nơi được nhà Hồ lựa chọn là đất dựng kinh đô mới, so với kinh thành Thăng Long thời Trần, không được thuận lợi về mặt bằng và giao thông. Song, ưu điểm lớn hơn cả của vùng đất này chính là thuận cho việc khai thác và sử dụng vật liệu đá. Ngoài ra, việc lựa chọn vị trí đặt kinh đô cũng chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc của người xưa về vùng đất được chọn; cũng như việc vận dụng khéo léo các yếu tố cảnh quan thiên nhiên theo quan niệm dịch lý và phong thủy Phương Đông. Đặc biệt, việc sử dụng các khối đá lớn tại Thành Nhà Hồ là một minh chứng sống động, chứng tỏ sức mạnh tổ chức của một nhà nước Tân Nho Giáo. Đồng thời, cho thấy sự giao lưu kỹ thuật xây dựng trong khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Bằng sức lực và trí tuệ, người dân Đại Việt đã khai thác, vận chuyển và xây dựng nên tòa thành, từng khiến các chuyên gia Nhật Bản phải thốt lên, đây là di tích kinh thành được kiến tạo bằng đá hùng vĩ nhất.

Chừng ấy nguyên do mới thấy, để có thể làm nên một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử kiến trúc Việt Nam mang tên Thành Nhà Hồ; thì vai trò, ý nghĩa hay giá trị của các công trình khai thác đá cổ, mà trực tiếp là núi Xuân Đài, là vô cùng đặc biệt.

Bài và ảnh: Hoàng Xuân

Tìm hiểu về Đơn vị tụ cư xưa

Đình làng Phù Lưu xã Vĩnh Yên
Làng Phù Lưu Xã Vĩnh Yên

1. Về đơn vị tụ cư Thôn:

Phần minh văn chuông Thanh Mai được đúc vào năm Mậu Dần niên hiệu Trinh Nguyên 14 (798), cho biết, có một tổ chức xã hội có tên gọi là "Tùy hỉ xã", không phải là đơn vị hành chính, mà là tập hợp những người chung tín ngưỡng. Tùy hỉ xã có chức Xã chủ, Xã phó.

Các đơn vị hành chính được nhắc đến là Châu, Phủ và Huyện; Châu trùm lên Phủ, Huyện và không có nhắc đến Thôn / Xã.

Phần minh văn chuông Nhật Tảo, cho biết: được khắc lên chuông vào ngày 29 tháng tư năm Mậu Thân (9-6-948), và có đoạn "Thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ".

Bia Trường Xuân, đá, dựng năm Đại Nghiệp thứ 14 triều Tùy (618), có dòng chữ "Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn", tức có đơn vị hành chính Quận, cấp dưới của trung ương Đại Tùy.

Như vậy, Thôn là một đơn vị dân cư, có từ rất sớm, từ thế kỉ thứ 8 SCN. Thôn thuộc Huyện, Phủ; Châu trùm Huyện, Phủ; Quận trùm Châu.

2. Về đơn vị tụ cư Làng:

Cho đến hôm nay, rất nhiều nghiên cứu đều cho rằng Làng là đơn vị tụ cư đã có từ hàng nghìn năm, mặc dù không đưa ra được chứng cớ đáng tin. Cả giới học thuật lẫn dân gian dường như mặc nhiên thừa nhận Làng là âm Nôm được dùng hàng ngày, mà không được đưa vào hệ thống văn bản Hán, dùng chữ Thôn để thay thế âm Làng.

Theo cá nhân tôi nhận định, đây là quan điểm thiếu chính xác, phỏng đoán thiếu căn cứ. Thuật ngữ Làng chỉ xuất hiện trong chữ Quốc ngữ do các giáo sỹ phương Tây dịch từ thuật ngữ Village. Theo đó, Làng diễn tả một đơn vị tụ cư nhỏ nhất là Thôn, nói cách khác Làng = Thôn. Đứng đầu hành pháp của Thôn là Lý Trưởng.

3. Về đơn vị hành chính Xã

Nhiều tài liệu đã cho thấy, Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, Xã thuộc Huyện hoặc / và Phủ. Một Xã có thể có một Thôn, hoặc nhiều Thôn. Đứng đầu hành pháp của Xã là xã trưởng / xã chánh

Dễ thấy, trong trường hợp " nhất xã nhất thôn" thì Xã có chức Xã trưởng hoặc Thộn có chức Lý trưởng, nhưng "nhất xã đa thôn" thì không có Xã trưởng mà có nhiều Lý trưởng của mỗi Thôn. Trường hợp Thôn nội thuộc một Xã khác thì chỉ có Lý Phó mà không có Lý trưởng.

Trong thời Pháp thuộc, cải lương hương chính, việc sử dụng thuật ngữ Làng là phổ biến. Nếu ở đâu chuyển đổi Xã = Làng, thì 1 Làng có thể có nhiều Thôn. Nếu ở đâu chuyển đổi Thôn = Làng thì 1 Xã có thể có nhiều Làng.

4. Gọi là Đình Làng hay Đình Thôn?

Việc xuất hiện Đình, như nhiều lần tôi đã nói, là bắt đầu dưới thời thuộc Minh, nhằm triệt hạ đội ngũ ủng hộ nhà Trần trong xã hội thịnh Phật giáo, hưng phát Nho giáo để tạo ra một hệ thống mới.

Đình là kiến trúc đại diện cho các Xã / Thôn được phát triển từ Thân Minh Đình, có cải biến cho phù hợp, có chức năng chính là cơ sở hành chính, sau đó được phủ lên một lớp tín ngưỡng nhằm chính thống hóa, thờ thần Thành Hoàng. Sau khi đánh đuổi giặc Minh, nhà Lê đã tiếp thu và đẩy cao vai trò của Đình lên một tầm cao mới: Đình là sự công nhận tính đại diện chính thức cho một Thôn hoặc một nhóm các Xã / Thôn.

Tạm kết: Tóm lại, Thuật ngữ Làng là mới có từ khi có chữ Quốc ngữ mà không phải là có từ hàng nghìn năm như nhận thức lâu nay. Việc sử dụng thuật ngữ Đình Làng, và các từ ghép với làng cũng chỉ mói có, xưa kia sẽ gọi là Đình Thôn.

Sau cách mang tháng 8, cho đến nay, việc sử dụng lẫn lộn giữa thuật ngữ Thôn và Làng, kết hợp với sự chuyển đổi Xã thành Làng, và / hoặc Thôn thành Làng, đã tạo ra sự đa dạng và rối rắm giữa mối quan hệ của Xã - Thôn - Làng, mỗi nơi lại có nhận thức khác nhau.

Nhấn mạnh rằng cách gọi Đình Làng, Văn hóa Làng xã... là chưa chuẩn hóa, nên gọi là Đình Thôn hoặc Văn hóa Thôn Xã, đúng bản chất hơn./.

Đình: chữ Hán nghĩa là Dừng, bắt đầu có từ thời Tần/ Hán (cũng có tài liệu nói là có từ thời Chu). Đó là những ngôi nhà được dựng ven đường cho lữ khách dừng lại nghỉ chân, cứ 10 dặm bộ (bằng 5km) thì dựng 1 cái. Ngoài ra, bên TQ thời xưa, họ dựng những ngôi nhà nhỏ trên núi để ngắm cảnh hay ở trong vườn nhà, ngồi ngắm trăng, thưởng trà cũng gọi là Đình.

Ở VN, Đình bắt đầu được dựng ở các Đại tư xã, từ thế kỷ 13. Khi nhà Trần mới thay nhà Lý (năm 1225), vua Trần có thói quen đi tuần du các địa phương để xem xét dân tình. Thái sư Trần Thủ Độ thấy thế liền cho làm các Hành cung ở các trấn, lộ (tương đương tỉnh sau này) và ở các Đại tư xã thì cho xây Đình (dừng) để phòng khi nhà vua dừng chân, nếu có quá bộ thì nghỉ lại. Vì các Đình dựng lên mà có khi qua nhiều đời vua không ai đến nên chức việc dùng đó làm nơi xử lý công việc địa phương, kiểu như trụ sở xã ngày nay. Lâu dần, người ta đưa các vị Thành hoàng vào Đình để thờ thì Đình vừa là trụ sở hành chính vừa là nơi thờ phụng, tức là địa chỉ tượng trưng của cả thế quyền lẫn thần quyền, của 1 xã (tức làng trước năm 1945). Tương tự thế, mỗi giáp/ xóm đều có 1 cái Điếm, vốn là nơi trú chân của tuần phiên khi đi tuần tra, canh phòng ban đêm nhưng sau đều làm thêm ban thờ Thổ công, Thổ địa, thành địa chỉ thờ phụng kiêm nơi giải quyết công việc của giáp/ xóm.

Nguồn internet

Vùng đất Vĩnh Ninh và những liên quan đến Thành Nhà Hồ



1 - Sơ lược về Thành Nhà Hồ

        Vào những thập niên cuối thế kỷ XIV, vương triều Trần rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, toàn diện, chính quyền trung ương tập quyền suy yếu, khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, nguy cơ bị ngoại bang xâm lược trở thành hiện hữu… Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly với trọng trách là đại thần nắm quyền lực thực quyền tối cao trong vương triều Trần lúc này, đã có kế hoạch rời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, đồng thời lập ra một triều đại mới với mục đích đưa đất nước trở lại cường thịnh, độc lập. Công việc xây thành (1397) và dời đô (1398) đã biến vùng đất An Tôn trở thành kinh đô của đất nước những năm cuối vương triều Trần và Hồ (1398 – 1407). Kinh thành Tây Đô với kiến trúc trung tâm là tòa Hoàng Thành bằng đá có tọa độ 20004’06-20005’01N và 105026’23-105037’00E. Thành An Tôn được Hồ Quý Ly chỉ đạo xây dựng trong thời gian “ba tháng”.

     Tòa Hoàng Thành của kinh thành Tây Đô hiện còn nguyên vẹn với bốn bức tường và cổng thành với 6 vòm cuốn. Thành được xây dựng bằng những khối đá lớn có kích thước trung bình 2,20m x 1,50m x 1,20m, nặng khoảng 10 tấn, có viên dài 7m, cao 1,50m, nặng 16 tấn, viên lớn nhất nặng tới 26,70 tấn [1; tr 74]. Đây là thành tựu của kĩ thuật xây dựng đá lớn mà chưa kinh thành nào ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á cùng thời kỳ có được.

2 - Khái quát về vùng đất Vĩnh Ninh

     Vĩnh Ninh là một trong 8 xã và 01 thị trấn thuộc vùng đệm di sản thế giới Thành Nhà Hồ (bao gồm Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến, Vĩnh Khang, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang và thị trấn Vĩnh Lộc), nằm cách huyện lỵ Vĩnh Lộc 2km về phía Tây Nam, cách Thành Nhà Hồ 5km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa 40km về phía Tây Bắc, gồm có 4 làng là: Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Yên Lạc, Phi Bình.

     Xã Vĩnh Ninh có vị trí địa lý khá đặc biệt, là điểm nối phía Đông Nam của huyện Vĩnh Lộc (huyện trung du) với huyện Yên Định (đồng bằng); Ba mặt của xã giáp với sông Mã, mặt còn lại dựa núi. Cùng với khu vực xã Vĩnh Khang (trước đây thuộc Vĩnh Ninh), đây là vùng đất “tụ thủy”, nơi hợp lưu giữa sông Mã và sông Bưởi trước khi chảy về phía Ngã Ba Bông. Trong đánh giá của Trung tâm Di sản thế giới (WHC) đối với hồ sơ khoa học Thành Nhà Hồ đề cử UNESCO, đây là vùng “tiền án” trong cảnh quan cổ của kinh thành Tây Đô cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.

     Xã Vĩnh Ninh có diện tích tự nhiên 186,16ha. Phía Đông giáp xã Vĩnh Khang và xã Vĩnh Thành, với địa giới 2,2km. Phía Tây, phía Nam và phía Bắc đều giáp sông Mã với chiều dài hơn 5km. Điểm cực Bắc của xã Vĩnh Ninh nằm ở bến Cát, làng Thọ Vực, điểm cực Nam nằm ở bến đò Dọi của làng Phi Bình, điểm cực Đông nằm trên đê sông Mã giáp hai làng Thọ Vực và (xã Vĩnh Ninh) và làng Hà Lương (xã Vĩnh Thành), điểm cực Tây nằm ở bến đò Long Vân thuộc làng Yên Lạc.

     Với những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, Vĩnh Ninh có một vị trí đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ phía Nam của huyện Vĩnh Lộc, cửa ngõ của kinh thành Tây Đô bằng cả đường bộ và đường thủy. Từ đây có thể ngược lên phía Bắc thành Tây Đô qua Eo Lê đến Cửa Hà (Cẩm Thủy) có thể ngược đến vùng núi phía Tây của xứ Thanh. Đây đường thượng đạo duy nhất trong nhiều thế kỷ thời trung đại.

     Từ đây, ngược lên Thạch Thành, qua con đường thượng đạo, qua miền núi Thanh Hóa có thể ra Thăng Long, hoặc ngược sông Mã có thể lên miền núi phía Tây, xuôi sông Mã xuống các huyện miền xuôi: Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn…

     Xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là vùng đất cổ, nơi phát hiện ra trống đồng Đông Sơn, đỉnh cao nền văn minh Đông Sơn của người Việt cổ, có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 đến 2.500 năm.

     Theo các tài liệu nghiên cứu, từ trong lịch sử vùng đất Vĩnh Ninh luôn thuộc huyện Vĩnh Lộc. Theo tiến trình lịch sử, huyện Vĩnh Lộc đã nhiều lần thay đổi tên địa danh: Thời Hùng Vương, Vĩnh Lộc thuộc bộ Cửu Chân; thời Tần thuộc Tượng Quận; thời Triệu thuộc quận Cửu Chân; thời Hán – Đường thuộc huyện Tư Phố, quận Cửu Chân; đời nhà Tùy thuộc huyện Nhật Nam, châu Ái; thời Lý – Trần vùng đất này mang tên Vĩnh Ninh thuộc phủ (trại, lộ, trấn) Thanh Hóa, Thanh Đô (từ 1397 – 1407); thời thuộc Minh vẫn theo như thế và thuộc phủ Thanh Hóa; đời Lê Quang Thuận (1460-1470) thuộc phủ Thiệu Thiên; đời Lê Trung Hưng vì tránh tên húy vua Lê Trang Tông (1533 – 1548) nên đổi tên Vĩnh Ninh thành Vĩnh Phúc; thời Tây Sơn đổi thành Vĩnh Lộc [2; tr 224 – 232].

    Thời Gia Long năm 1802, huyện Vĩnh Lộc thuộc phủ Thiệu Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lấy 4 huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Địa lập ra phủ Quảng Hóa (đến đời vua Tự Đức phủ Quảng Hóa mở rộng thêm châu Quan Hóa, nhưng về sau còn lại 3 huyện cũ là Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy và thêm Yên Định).

     Vào thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) tổ chức bộ máy hành chính rất chặt chẽ, dưới huyện có các tổng, dưới tổng có các thôn, trang, vạn (sau đổi là xã, có lúc là thôn). Đến đời vua Minh Mệnh (1820 – 1840), đơn vị hành chính huyện Vĩnh Lộc có 7 tổng: Nam Cai, Cao Mật, Ngọ Xá, Hoàng xá, Biện Thượng, Sóc Sơn, Bỉnh Bút. Trong đó tổng Nam Cai có 5 xã: Nam Cai, Hữu Cơ, Thiên Vực, Kỳ Thù, Bất Một. Đến đời vua Đồng Khánh (1886 – 1888) tổng Hoàng Xá được đổi tên thành tổng Thanh Xá. Xã Thiên Vực đổi thành Thọ Vực, xã Hữu Cơ đổi thành xã Hữu Chấp.

     Đầu thế kỷ XX, xã Nam Cai đổi tên thành xã Hồ Nam, xã Bất Một đổi tên thành Phi Bình, xã Kỳ Thù đổi thành xã Kỳ Ngãi, tổng Nam Cai đổi thành tổng Hồ Nam. Do đó các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Hồ Nam, Hữu Chấp đều thuộc tổng Hồ Nam. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền cách mạng đã giải thể các tổng và lập ra 15 đơn vị hành chính xã. Trong đó các làng ở tổng Hồ Nam được lập ra 2 xã: xã Quốc Tuấn (gồm các làng Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Phi Bình, Yên Lạc), xã Hạnh Phúc (gồm toàn bộ làng Hồ Nam).

     Năm 1947, xã Hạnh Phúc và xã Quốc Tuấn nhập lại thành xã mới có tên là Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Ninh có tên từ đó). Năm 1954, xã Vĩnh Ninh lại chia ra hai xã là Vĩnh Ninh và Vĩnh Khang. Xã Vĩnh Ninh mới gồm các làng Thọ Vực, làng Yên Lạc, làng Phi Bình, làng Kỳ Ngãi. Xã Vĩnh Khang gồm làng Hồ Nam.

3 - Vai trò địa hình địa mạo và phong thuỷ của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh thành Tây Đô

     Về mặt địa hình, vùng đất An Tôn (Vĩnh Lộc) là khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng với các núi đá vôi khá điệp trùng ở phía Tây Bắc, phân bố thưa dần về phía Nam, xen kẽ là các đồi núi thấp, các đồng bằng phù sa cổ được bồi đắp bởi sông Bưởi và sông Mã. Trong địa hình đa dạng đó, nổi lên một vùng đất đồng bằng rộng hàng nghìn ha nằm giữa 2 con sông, ba bề bốn bên đều có núi non tạo nên một vị thế và phong cảnh tuyệt đẹp, đắc địa cho việc chọn đất dựng đô theo quan niệm của thuật phong thủy cổ truyền phương Đông.

     Cùng với khu vực xã Vĩnh Khang (trước đây thuộc Vĩnh Ninh) thì đây là vùng đất “tụ thủy”. Trong đánh giá của Trung tâm Di sản thế giới (WHC) đối với hồ sơ khoa học Thành Nhà Hồ đề cử UNESCO thì đây là vùng cảnh quan môi trường cổ của kinh thành Tây Đô cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới Thành Nhà Hồ.

     Giá trị đó được cụ thể bằng Tiêu chí ii của UNESCO xét công nhận di sản Thành Nhà Hồ: “Thành thể hiện những bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc trên phương diện kỹ thuật và qui hoạch đô thị trong môi trường Đông Á và Đông Nam Á, tận dụng triệt để điều kiện thiên nhiên xung quanh và đưa thêm vào các công trình và cảnh quan đô thị của mình những yếu tố riêng biệt của Việt Nam và Đông Nam Á,… một biểu tượng vương quyền tập trung ở thời kỳ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV” [3].

     Hồ Quý Ly chọn mảnh đất này thay thế cho Thăng Long bởi đây là vùng đất: “Thạch bàn – Long xà” nghĩa là thế đất như bàn đá, có rồng chầu sông Mã, rắn cuốn sông Bưởi. Đây là thế đất đẹp có vị trí bền vững dài lâu.

     Phía Nam Thành Nhà Hồ là nơi hội tụ của dòng sông Mã được ví như “Rồng chầu” từ phía Tây chảy về và sông Bưởi từ phía Đông chảy tới. Sông Mã và sông Bưởi bao quanh rồi tụ thủy ở phía Nam Đốn Sơn làm Minh Đường (sông Mã và sông Bưởi hợp lưu tại xã Vĩnh Khang ngày nay – trước đây là địa phận xã Vĩnh Ninh).

     Sử gia Phan Huy Chú ghi trong Lịch triều Hiến chương loại chí như sau: “Cuối đời Trần, Hồ Quý Ly dời kinh đô đến động An Tôn, huyện Vĩnh Phúc gọi là Tây Đô, đắp thành đào hào, nền móng bền vững. Bên tả bên hữu thành, gần sát núi đá, sông Mã, sông Lương họp lại chảy về phía trước” [4; tr 48].

     Địa thế tự nhiên đã được người xưa lợi dụng và kết hợp với các công trình xây dựng để tạo nên một cảnh quan địa – văn hóa hài hòa với thiên nhiên và đem lại nhiều ích lợi về công năng. Vì thế các yếu tố tự nhiên trong khu vực là một thành phần không thể thiếu của khu di tích.

     Thành Nhà Hồ được xây dựng trên vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Lỗi Giang) ở phía Tây – Nam và sông Bưởi ở phía Đông – Bắc. Có độ cao trung bình 12,5m so với mực nước biển, dốc dần từ phía Nam lên phía Bắc. Các dãy Xuân Đài, Trác Phong, Nhà Rồng, Tiến Sĩ (xã Vĩnh Ninh)… tạo thành những ngọn núi riêng lẻ hoặc thành dãy có nhiều ngọn trùng điệp án ngữ ở phía Nam tạo thành những bức bình phong bảo vệ từ xa cho trung tâm kinh đô (Tây Đô), đồng thời đảm bảo yếu tố cảnh quan môi trường cho kinh thành.

     Khi khảo sát vùng đất vùng núi Vĩnh Ninh chuyên gia ICOMOS (Trung tâm tư vấn chuyên môn cho Ủy ban Di sản thế giới WHC) đánh giá rất cao vai trò cảnh quan cổ của khu vực này đối với Thành Nhà Hồ. Ở các phía khác: Phía Bắc có những dãy núi đá điệp trùng, ngọn cao nhất là núi Voi (Tượng sơn); phía Đông có núi Chó Đen (Hắc Khuyển); phía Tây được bao bọc bởi dãy núi An Tôn. Phía Tây Nam ven sông mã có dãy núi đất cao là Ngưu Ngoạ (Làng đồn) và dãy Phú Sơn (Làng Phú Lĩnh) Vòng ngoài cùng là dòng sông Mã và sông Bưởi chạy bao quanh bao bọc lấy vùng đất trung tâm của kinh đô xưa.

     Những điều kiện tự nhiên đã mang lại cho vùng đất Vĩnh Ninh một vị trí quan trọng đối với việc thiết kế cảnh quan môi trường của kinh thành Tây Đô, khác biệt với các kinh thành khác cùng thời kỳ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đúng như đánh giá của sử gia Đặng Xuân Bảng thế kỷ XIX: “Nói về mặt đô hội Thanh Hóa không rộng rãi bằng Thăng Long, còn nói về mặt hình thế thì Thăng Long không hiểm cố bằng Thanh Hóa. Cho nên lập đô dựng nước ngoài Thăng Long không đâu hợp hơn Thanh Hóa” [5, tr 286 – 287].

4 - Vĩnh Ninh cung cấp nguyên liệu đá xây dựng kinh thành Tây Đô

     Đánh giá về kỹ thuật xây dựng đá lớn ở Thành Nhà Hồ, học giả người Pháp L.Bezacier khẳng định: “Ngôi thành này là một trong những mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn...” [6; tr 84].

     Trước khi Thành Nhà Hồ được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa thế giới, đã có rất nhiều ý kiến và giả thuyết về công trường khai thác đá xây dựng Thành Nhà Hồ. Tuy nhiên, tất cả các ý kiến của các nhà nghiên cứu vẫn chỉ ở dạng đoán định, chưa có bằng chứng thực tiễn để chứng minh cho các giả thuyết đều chưa có… Trong đó, đáng chú ý có nhận định của L.Bezacier rằng “Tất cả các khối đá được sử dụng để xây dựng lên di tích tráng lệ này lấy từ một công trường đá cách phía Nam thành vài cây số” [6; tr 83].

     Mặc dù có nhiều ý kiến khẳng định toàn bộ đá xây dựng được lấy từ các núi đá quanh thành, nhưng một vấn đề quan trọng chưa được lý giải chính xác và còn nhiều ý kiến chưa xác định cụ thể, lấy từ núi đá nào gần thành, vì xung quanh thành hiện vẫn còn nhiều dãy núi đá [7; tr 103].

     Tháng 11/2011, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát tại khu vực phía Nam và Đông Nam Thành Nhà Hồ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tại núi Xuân Đài, Hí Mã, Nhà Rồng… hàng chục phiến đá đã được khai thác, chế tác tương tự như khu vực núi An Tôn. Các phiến đá này trung bình có kích thước 1,5m x 1,2m, đặc biệt có những phiến dài 2,2m x rộng 1,5m x cao 0,8m. Các phiến đá chủ yếu nằm dưới khu vực sườn núi, hoặc chân núi (đã bị đất vùi lấp, khó phát hiện). Một điều dễ nhận biết là tại các khu vực khảo sát thấy nhiều phiến đá bị bỏ lại dưới sườn hoặc chân núi thì độ cao của núi đã bị thấp đi rất nhiều, các thớ đá xếp theo lớp không còn nhiều, các dấu hiệu của việc bóc tách các khối đá vẫn còn nhiều (các con kê bằng đá vẫn còn kê trên các khối đá đã bóc tách, hoặc ở khe các lớp, thớ đá đang có ý định bóc tách…).

     Theo các thợ đá ở đây thì việc chuyển đá từ trên núi xuống hoàn toàn làm thủ công. Người thợ đẩy khối đá khai thác từ mỏ đá trên núi xuống. Những khối đá lớn có thể được đẩy vỡ thành các khối đá nhỏ hơn. Người ta có thể sử dụng dốc đất theo triền núi để chuyển hoặc tận dụng các cây gỗ lớn để chuyển đá.

     Việc phát hiện được nhiều khối đá đã được chế tác hoàn chỉnh nhưng không rõ vì lí do nào đó mà chúng chưa được vận chuyển đi, điều đó chứng tỏ núi Xuân Đài không chỉ là nơi khai thác mà còn là công trường khai thác đá tương đối hoàn chỉnh để xây dựng Thành Nhà Hồ. Qua các đoạn tường thành bị đổ, có thể quan sát được đất nhồi bên trong tường đá cũng có rất nhiều dăm đá cổ. Trong đợt khai quật di tích chân tường thành phía Nam (tháng 5/2015) cũng tìm được các loại đục bằng sắt để gia công chế tác đá. Điều này cho thấy, mặc dù những khối đá đã được chế tác tương đối hoàn chỉnh từ các công trường khai thác đá và được vận chuyển về đến tòa thành, thì chúng vẫn được gọt đẽo để phù hợp với vị trí mà nó đặt vào. Không ít trường hợp ở tường thành đã có những khối đá được cắt khấc để khớp với những viên đá nối tiếp với nó. Tuy nhiên, việc chế tác hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh những khối đá to sẽ giảm bớt trọng lượng không cần thiết khi vận chuyển.

5 – Vĩnh Ninh địa danh có khả năng Khai thác du lịch đối với di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

     Với vị trí địa lý thuận lợi: Là cửa ngõ phía Nam của huyện Vĩnh Lộc trên tuyến đường Quốc lộ 45 (qua cầu Kiểu), đồng thời có sông Mã chảy uốn quanh địa hình, với kho tàng các giá trị vật thể và phi vật thể phong phú, vùng đất Vĩnh Ninh có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch gắn liền với di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Về đường sông có thể mở tour du lịch từ Vĩnh Ninh dọc theo sông Mã qua xã Vĩnh Thành tham quan các di tích lịch sử văn hóa và làng chài trên sông, rồi đến Vĩnh Tiến tham quan Bến Ngự, chùa Linh Giang rồi lên Vĩnh Yên, Vĩnh Quang thăm các di sản nơi đây. Về đường bộ, có thể mở tour du lịch từ di sản Thành Nhà Hồ, xuống tham quan động Hồ Công, chùa Du Anh, công trường khai thác đá cổ ở núi Xuân Đài – núi Tiến Sĩ… Đây là kế hoạch khả thi và đã được xác định trong quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch di sản Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

     Vĩnh Ninh là xã có diện tích trung bình của huyện Vĩnh Lộc, nằm trong vùng đệm của di sản thế giới Thành Nhà Hồ với 4 làng (thôn), nhưng đã tập trung nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp, gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, trong đó phải kể đến cụm di tích lịch sử văn hóa Quốc gia chùa Thông – động Hồ Công: Chùa Thông được xây dựng từ thời Trần đang bảo tồn được những hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt; Danh thắng động Hồ Công tạo lạc trên núi Xuân Đài, là một trong những động đẹp nhất Việt Nam. Động Hồ Công cách Thành Nhà Hồ khoảng 4,5km về hướng Đông Nam, có chiều dài 45m, rộng 23m, được tạo hóa hình thành kỳ công bởi những tấm đá xanh, vuông xếp chồng lên nhau thành nhiều hình dáng đem đến cho động một vẻ đẹp kỳ bí.

     Hiện trong động đang lưu giữ được hơn 20 bài thơ bằng chữ Hán Nôm khắc trên vách đá của các bậc vua, chúa, danh nhân, tao nhân mặc khách ca ngợi con người, lịch sử và cảnh đẹp của vùng đất Tây Đô (như các bài thơ của: Lê Thánh Tông, Lê Nhân Tông, Trịnh Sâm…).

     Ngoài ra, Vĩnh Ninh là một trong những địa phương trong vùng đệm di sản thế giới Thành Nhà Hồ có kho tàng phi vật thể đa dạng phong phú, tạo nên vẻ đẹp của làng quê thuần nông, giàu truyền thống, một thời từng là vùng trung tâm kinh đô của cả nước. Các phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, sản vật địa phương… vừa có nét chung của các làng quê khác, lại vừa có nét đặc trưng riêng có ở vùng đất Vĩnh Ninh yên bình, thơ mộng êm ả bên dòng Mã giang đã đi vào thi ca dân tộc. Đây là những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch của huyện Vĩnh Lộc theo hướng lấy Thành Nhà Hồ làm trung tâm.

   Xã Vĩnh Ninh thuộc vùng đệm của di sản Thành Nhà Hồ, chứa đựng tất cả các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan, sông hồ, hang động, kiến trúc liên quan đến triều đại và di sản Thành Nhà Hồ. Với những lợi thế về vị trí, cảnh quan, được thiên nhiên ưu đãi, Vĩnh Ninh có vị trí quan trọng đối với kinh đô Tây Đô trước đây và di sản thế giới Thành Nhà Hồ ngày nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vị trí, cảnh quan của vùng đất An Tôn (Vĩnh Lộc ngày nay) đối với việc hình thành kinh đô nhà Hồ và vương triều Hồ trong lịch sử, tuy nhiên, về vùng đất Vĩnh Ninh với Kinh thành Tây Đô, thì cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên biệt. Bài viết này sẽ bổ sung những tư liệu có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quy hoạch, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Nguồn nghiên cứu lịch sử thành Nhà Hồ