XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Suy nghĩ về một bài ca dao

7.jpg
Alex Smith

Hồi còn nhỏ tôi được học một bài ca dao:
” Con cò đậu ở bờ tre/ 
Thằng Tây nó bắn cò què một chân/ 
Mai cò ra chợ Đồng Xuân/ 
Chú khách mới hỏi sao chân cò què/ 
Cò rằng tôi đứng bờ tre/ 
Thằng tây nó bắn tôi què một chân”
Bài ca dao này cứ ám ảnh tôi mãi, không phải vì nó có nội dung hay nghệ thuật đặc sắc gì mà vì thông điệp không rõ ràng của nó đối với người đọc. Tôi nhớ sách giáo khoa (không nhớ rõ lớp nào và năm nào) có giải thích: – qua nhân vật con cò tố cáo tội ác của giặc Pháp!
Tuy nhiên, ”con cò” ở đây không hề có thái độ thù hằn gì “Thằng tây” cả, thậm chí, cũng không thực sự đau buồn hay giận dữ!. Đổi lại, thái độ của ”cò” hoàn toàn dửng dưng: ”- cò rằng tôi đứng bờ tre/ thằng tây nó bắn tôi què một chân”! Hết!
Thái độ dửng dưng này là một dấu hỏi lớn trong tâm trí tôi suốt thời đi học. Sau này được tiếp cận một khối lượng lớn thông tin và qua suy xét của bản thân tôi dần dần nghiệm ra ý tứ sâu xa mà tác giả vô danh muốn gửi tới người đọc.
Bài ca dao trên gắn với một giai đoạn đau buồn trong lịch sử dân tộc, đó là khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
Xem lại lịch sử giai đoạn này, ngoài quyết tâm đánh pháp của Trương Công Định và các văn thân, sỹ phu với nhưng tấm gương hy sinh anh dũng (thực ra cả Triều đình Nhà Nguyễn cũng quyết tâm đánh Pháp) còn có các sự kiện khác mà người Việt Nam có lương tri nào khi xem lại cũng cảm thấy xấu hổ.
Chỉ có 120 binh lính Pháp do một đại úy chỉ huy cộng với vài chục lính mộ người Việt và người một số nước Châu Á khác đi theo hỗ trợ(10 người âu, 30 người châu á, 150 lính mộ Vân Nam) cùng với 08 khẩu pháo mà hạ thành Hà Nội do một vị đại tướng của Việt Nam chỉ huy với 7 ngàn quân, chỉ trong nháy mắt! (chưa đến 1 tiếng đồng hồ trong ngày 20/11/1873)
2
Trận thành Hà Nội
Đại úy Garnier yêu cầu nộp thành, ta không theo. Y ra lệnh công thành. Nên nhớ, quân ta đông gấp vài chục lần quân Pháp, lại là một dân tộc văn minh chứ không còn ở giai đoạn bán khai như người da đen ở châu Phi hay còn dùng công cụ đồ đá như người Azteca ở Mexico. Nếu xáp chiến thì chỉ cần dùng quả đấm cũng có thể đè bẹp quân Pháp. Nên nhớ vũ khí thời đó của quân Pháp cũng khá thô sơ. Tiếc thay, chỉ vài loạt đạn của quân Pháp quân ta vứt súng chạy như vịt còn trơ lại vị Tổng đốc bị thương. Con trai Cụ là Nguyễn Lân cũng bị bắn chết.
1
Đại uý Garnier, 34 tuổi

Các sự khiện tiếp theo còn bi thảm hơn. Ngày 05/12/1873, chỉ có 7 lính Pháp và 2 lính mộ đi ca nô đến thành Ninh Bình bắt quan tuần phủ và hạ thành; lúc đó trong thành có 1700 quân trấn giữ. 
4
8 lính Pháp hạ thành Ninh Bình
Chỉ có 50 lính pháp và một số lính mộ tấn công thành Nam Định có hàng ngàn quân. Việc quân Pháp dùng ngay các thanh chướng ngại làm thang leo lên mặt thành cũng đủ thấy sức kháng cự của quân ta không đáng kể. Thành Hải Dương còn thất thủ một cách khôi hài hơn. Chỉ có hơn hai chục lính pháp tấn công thành; táo tợn đến mức đu người lên cánh cửa để nhòm vào trong thành. Sau vài loạt đạn, lãnh binh Vi Văn Đông vội vàng bỏ trốn, quan binh thấy thế cũng trốn sạch. Quân Pháp phá cổng vào thành, thành mất.
3
Hạ thành Nam Định

Tại sao một dân tộc đã từng đánh thắng hàng vạn quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại bạc nhược như vậy. Cũng vẫn dân tộc ấy thôi 80 năm sau, bằng vũ khí cũng kém hơn đã đánh bại chính đế quốc pháp trang bị tối tân hơn nhiều?!
Nhiều người cho rằng ta thua Pháp vì súng đạn ta không bằng Pháp. Điều đó không sai nhưng thực ra không hoàn toàn đúng. Súng đạn của quân Nhà Nguyễn cũng được nhập từ phương Tây và chỉ thua súng đạn của pháp một thế hệ. Thậm chí bằng lò rèn thủ công mà ông Cao Thắng ở núi rừng Vụ Quang còn chế tạo được gần giống súng của Pháp.
Ta thua pháp về tổ chức chiến tranh nhưng điều này có thể học hỏi và thay đổi được vì cuộc chiến tranh pháp – việt kéo dài 30 năm (1859 – 1888).
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của người Việt Nam chính là sự thờ ơ của đa số người dân trước thời cuộc, trước vận mệnh của đất nước.
Trở lại bài ca dao, người dân ở đây được hình tượng hoá ở hình ảnh con cò. Cò ta đứng ở bờ tre để xem quan quân triều đình đánh nhau với Tây. Cò dửng dưng như người ngoài cuộc đứng xem một việc không liên quan đến mình. Không may ”thằng Tây” nó bắn phải ”cò”, thế thôi!
Người dân dửng dưng trước thời cuộc, trước nguy cơ mất nước vì xã hội Việt Nam đã chia rẽ sâu sắc. Nguyễn Hàn Ninh có bài thơ vịnh đèn kéo quân rất hay nói lên thực trạng của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là:
” Một lũ ăn mày, một lũ quan/ Quanh đi quẩn lại chỉ một đoàn”
Thân phận người lính cũng vậy:
”Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan/  đẽo tre đẵn gỗ trên ngàn…”.
Các quan chỉ coi lính như lũ người hầu, làm việc không công: ”nước sông công lính”. Ngay các quan cũng chẳng quan tâm gì đến việc luyện tập, võ bị. Lực lượng vũ trang bị coi thường:
”Văn thì thất phẩm đã sang/  võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu”.
Tựu trung, quan lại là lũ người chỉ nghĩ đến mình, ra tay vơ vét, chiếm đoạt. Người dân đã nhìn rõ thực trạng này về hàng ngũ công chức bất tài, vô hạnh này:
”Khi bình làm hại dân ta/  Túi tham vơ vét chẳng tha thứ gì/ Đến khi hoạn nạn lâm nguy/  Mặt trông lơ láo, chân đi tập tềnh!”
Rồi:
” Đồn rằng quan tướng có danh/  Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai”
Ông Ích Khiêm phải kêu lên:
” Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu/ Đến khi đánh giặc phải nhờ Tầu…”
Trong tình hình quan chức như vậy, người dân vừa khinh vừa ghét. ”Cò” không nói ra nhưng có khi còn hả hê trưóc cảnh quan quân bị Tây bắn, chạy như vịt: ”- Cho chúng mày chết!
Một dân tộc đã chia rẽ như vậy thì mất nước là tất yếu!

6
Sỹ quan Pháp phát súng cho lính mộ tình nguyện người Việt
Khác hẳn 600 năm trước khi giặc mạnh phương Bắc lăm le cướp nước, chính quyền đã mở hội nghị Diên Hồng để tạo sự đồng thuận toàn dân; mở hội nghị Bình Than để thống nhất ý chí của quý tộc.
Điều đó cho thấy, đối diện với nguy cơ mất nước càng cần đối thoại để thống nhấ ý chí. Muốn có đối thoại cần có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội. Điều này Nhà Nguyễn đã không làm được. Những vị vua dốt nát, yếu đuối và đội ngũ quan lại tham nhũng, bất tài, mua quan bán tước của nhà Nguyễn không thể nào trở thành hạt nhân đoàn kết dân tộc được nữa. Họ không làm được điều các quý tộc nhà Trần đã làm. Quý tộc Nhà Trần là những anh hùng, hào kiệt, con cháu của những người bình dân chài lưới mới chiếm được chính quyền từ tay Nhà Lý rệu rã bằng võ công và trí tuệ.
Giữa những trang hào kiệt:
” Một gánh càn khôn quẩy xuống ngàn/  Hỏi rằng chi đó bảo rằng than!”
Và lũ công chức tham nhũng, bạc nhược là khoảng cách rất xa về chất người.
Chúng ta vẫn có thể thua Pháp vì trình độ phát triển của họ lúc bấy giờ hơn hẳn ta nhưng thua như kiểu vua quan nhà Nguyễn là một nỗi nhục lớn lao mà không nên quên. Bởi vì nếu quên, nếu cố tình không sòng phẳng với lịch sử có thể dân tộc Việt Nam lại lặp lại sai lầm tương tự trong tương lai./. 


Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2019/04/01/suy-nghi-ve-mot-bai-ca-dao-va-thai-do-cua-nguoi-dan-truoc-thoi-cuoc/

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

TƯ CHÍNH- DK.1

 










*TƯ CHÍNH- DK.1*
NHỚ LẠI ... và..SUY NGHĨ!....
Thưa các đồng chí và các bạn,
...Mấy ngày nay cả nước tri ân Anh hùng Liệt sĩ trong lúc ngoài biển Tư Chính đang nổi sóng : kẻ thù đang lăm le xâm chiếm !!!...Nhiều tiếng nói chính nghĩa đanh thép đã vang lên trên mạng xã hội, trên báo chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng ...Tuy nhiên cũng không ít thông tin sai lệch do thiếu hiểu biết, do muốn đánh bóng tên tuổi, và có cả những kẻ cố tình xuyên tạc bóp méo sự thật với dụng ý xấu...
....Từ khi tôi " Rửa tay gác kiếm" viết xong .."Hồi ức N.Q- 50 năm cầm súng.." với phương châm TRUNG THỰC , TÔN TRỌNG SỰ THẬT nói cả cái hay và cái dở, cả thành công và thất bại nên đụng chạm cũng nhiều mà trước tiên là phải đấu tranh với chính bản thân mình...
....Liên tục mấy ngày nay nhiều đồng chí, đồng đội gọi điện đến ...rồi đâu đây cả tiếng các đồng chí đã khuất nhắc tôi ..-" Là người trong cuộc từ những ngày đầu xây dựng công trình DK1 với cương vị chủ trì nhiều năm Anh lên tiếng để Sự Thật được đúng đắn sáng tỏ đi chứ???..". Thực lòng tôi rất ngại không muốn nói về mình vì theo tôi chứng kiến thì xây dựng thành công hệ thống công trình DK1 công đầu thuộc về Đô đốc Giáp Văn Cương , Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh , Thượng tướng Đào Đình Luyện và sau đó là công lao của hàng vạn người đóng góp trí tuệ, công sức và xương máu của các liệt sĩ đã ngã xuống ...
....Theo yêu cầu của các đồng chí , tôi xin phép tóm tắt kể lại khái quát sự ra đời DK1 trong đó có Tư Chính...
1-VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN
...Với tầm nhìn chiến lược Đô đốc Giáp Văn Cương đã chỉ đạo Lữ đoàn 171 khảo sát trong thềm lục địa Nam Biển Đông nước ta có 6 bãi đá ngầm san hô có đỉnh nhô cao dưới mặt nước biển từ 9-50m..Phía Bắc là Phúc Tần (160km2),Huyền Trân (40km2), phía Đông Nam là Ba Kè (1.000km2) ,phía Tây Nam là Tư Chính (700km2), nằm giữa Phúc Tần và Tư Chính là Phúc Nguyên (300km2) và Quế Đường (90km2). Như thế vùng biển DK1 rộng khoảng 80.000km2, có vị trí đặc biệt quan trọng về An ninh -Quốc phòng, là rào chắn phía ngoài vùng khai thác dầu khí, khu vực rất giàu tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển, là tiền đồn phía Nam Trường Sa và nó án ngữ trên đường hàng hải Quốc tế qua biển Đông...
...Theo đề nghị của Tư lệnh Hải quân và Bộ Quốc phòng , Bộ Chính trị quyết định và ngày 17/10/1988 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký QĐ số 19/NQ-TW chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi " Trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật...." ( gọi tắt là công trình DK1). Ngày 05/7/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng( nay là Thủ tướng CP) ra Chỉ thị số 180/CT thực hiện, thành lập Ban Chỉ đạo DK1 do Phó CT Trần Đức Lương làm Trưởng ban, phó ban là Thượng tướng Đào Đình Luyện và đ/c Trương Thiên.., đại diện các Bộ là Uỷ viên gồm các đ/c Lê Danh, Hồ Tế , Khúc văn Thành,Phạm văn Huân, Lại văn Cử, Trần Văn Lự...Quyết định của Chính phủ ngày 16/1/1989 yêu cầu ..." Khẩn trương, bí mật, khoán gọn, vừa thiết kế vừa thi công, vừa là hợp đồng kinh tế, vừa là lệnh của Nhà nước phải hoàn thành hợp đồng với bất cứ giá nào, hoàn thành tốt sẽ được khen thưởng thích đáng.. Xây dựng xong trong Quý 3/1989 là ở Tư chính ( DK1/1), ở Phúc Tần ( DK1/3)và Ba Kè ( DK1/4), quý 3/1990 là DK1/2..."
...Theo chỉ đạo :-Ban quản lý công trình dầu khí Vũng Tầu làm phần chân đế theo phương án móng cọc, thi công trên biển DK1/1.
- Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT làm phần hạ tầng theo phương án trọng lực ( Ponton ), thi công trên biển DK1/3, DK1/4.
- Bộ Quốc phòng giao cho BTL Công Binh và Tư lệnh CB giao cho tôi - Cục trưởng Cục Kỹ thuật làm Tổng chỉ huy các lực lượng thiết kế,sản xuất, thi công 4 thượng tầng và trang bi vũ khí, trang thiết bị theo biên chế.Chủ trì thiết kế là Viện kỹ thuật Công binh, sản xuất là Nhà máy X.49.
...Phát huy truyền thống trách nhiệm, cần cù, sáng tạo trong hoàn cảnh vừa thiết kế ,vừa sản xuất , vừa chỉnh sửa X49 lao động không kể ngày đêm hoàn thành một khối lượng khổng lồ hàng trăm tấn sắt thép " siêu trường, siêu trọng" với độ chính xác cao. ..
...Kinh nghiệm làm Nhà cao chân Trường Sa phải lắp dựng thử, chỉnh sửa, tháo ra , đánh dấu, bó lại từng cấu kiện chở ra tầu hoả chuyển vào Sài gòn và Vũng Tầu...Vậy đánh dấu thế nào để khỏi lẫn lộn và giữ được bí mật.. Một thoáng suy nghĩ tôi quyết định.-Ở Tư Chính là DK1/1, Phúc Nguyên là DK1/2, Phúc Tần là DK1/3 và Ba Kè là DK1/4...Không ngờ phiên hiệu DK1/1..DK1/2... nối nhau nay đến DK1/20..DK1/21 đã được khai sinh từ ngày ấy , trở thành tên gọi đến bây giờ và mãi mãi sau này......
...Để phối hợp với các chân đế , chỉ huy lắp dựng thượng tầng DK1/1 và DK1/2 ở Vũng Tầu do đ/c Lê Huy Huyễn và Ks Trần Văn Bá cùng Phó GĐ X49 Cao Văn Minh.Ở Tân Cảng lắp dựng thượng tầng DK1/4 do Ks Trần Anh Tuấn, lắp dựng DK1/3 do D77 trực tiếp chỉ huy là D trưởng Mai Xuân Chiến và CTV Nguyễn Tiến Thành...Viện Kỹ thuật cử TS Nguyễn Xuân Kiều cùng TS Phạm Ngọc Nam , KS Lê Trung Dũng vào giám sát thi công lắp dựng công trình...Hết sức gọn nhẹ giúp tôi điều hành chỉ huy chỉ có Trưởng phòng Nguyễn Thành Định và TB Tài chính Nguyễn Gia Cát...
...Chiều 6/5/1989 tại Văn phòng CP ở TP Hồ Chí Minh , Chủ tịch Đỗ Mười chủ trì giao ban với các đơn vị .Tư lệnh Công Binh - Thiếu tướng Vũ Trọng Hà vừa đi Trường Sa về cùng tôi tham dự..Cuộc họp khá căng thẳng ...Sáng chủ nhật 7/5 anh Hà bị tai biến nặng phải cấp cứu...Cả ngày 8/5 Thượng tướng Đào Đình Luyện và Đô đốc Giáp Văn Cương đến kiểm tra công tác lắp dựng công trình tại Vũng Tầu và Tân Cảng, sau đó vào Viện 175 thăm anh Hà...Trăm công, ngàn việc đầu óc tôi căng như sợi dây đàn...
...Ngày 1/6 Thủ trưởng Luyện bay vào, gọi tôi đến ..-" Bộ Chính trị đã họp..Tổng bí thư đã quyết định :- Khẩn trương sớm đưa công trình ra biển lắp dựng...Được cả 3 thì tốt nếu không kịp thì 1 cái cũng được, đặc biệt ưu tiên ở Tư Chính . Tổng Bí thư gửi lời khen các cậu đấy!..."
...Như được tiếp thêm sức mạnh chúng tôi lao vào làm 3 ca liên tục . Quần quật ngoài trời 40-41 độ trên nắng, dưới nóng bỏng chân đoàn quân kỹ thuật Công binh vẫn hừng hực khí thế lao động quên mình...
...Và ngày ấy đã đến!...DK1/3 ..rồi...DK1/4 liên kết với chân đế...Ngày 9/6/1989!.. Giờ G đã đến!..Lệnh hành quân hướng ra biển Đông xuất kích !..Từ Tân Cảng Sài gòn DK1/3, DK1/4 và sau đó từ Vũng Tầu DK1/1.. KS Lê Trung Dũng và KS Trần Văn Bá được cử đi theo giám sát thi công trên biển. Ba công trình DK1 đầu tiên trở thành 3 tiền đồn cắm mốc chủ quyền của Tổ quốc ta trên 3 đảo chìm DK1 ở Tư Chính ( 4/7/1989) DK1/3 ở Phúc Tần và DK1/4 ở Ba Kè ( 14/6/1989) tạo thế chân kiềng trên 1 vùng biển rộng lớn của Tổ Quốc....
(Số phận 3 chàng Dũng sĩ này thế nào tôi sẽ kể sau nhé!...)
.... Cầm giấy giới thiệu của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ..-" Đại tá Nguyễn Quý- Đặc phái viên Bộ QP- Cục trưởng Cục Kỹ thuật BTL Công Binh-Chỉ huy xây dựng phần thượng tầng công trình DK1.." 14h ngày 31/7/1989 tôi tới Lữ đoàn 171 Hải quân ở Vũng Tầu dự Hội nghị Tổng kết xây dựng công trình DK1 đợt đầu tiên do Phó chủ tịch HĐBT - Trưởng ban Chỉ đạo DK1 chủ trì. Hội nghị có đông đủ Thủ trưởng các Bộ, Ban ngành TW tham dự. Ngoài Thượng tướng Đào Đình Luyện - Thứ trưởng Bộ QP- Phó ban Chỉ đạo DK1 , Quân đội chỉ có Đô đốc Giáp văn Cương- Tư lệnh Hải quân và tôi được mời tham dự...Hội nghị đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo của các đơn vị đã hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Chính trị và Chính phủ giao cho...Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức không nhỏ..Từ thực tiễn thiết kế và thi công, tôi cũng tham gia đóng góp và kiến nghị -"....Vì sự bền vững của công trình, ngoài việc cung cấp số liệu khí tượng hải văn chính xác, cần có bước khảo sát diện mạo mặt bằng đáy biển nơi dự kiến xây dựng công trình để chọn vị trí thuận lợi nhất, tiến hành khoan địa chất để thiết kế chân đế và cọc cho phù hợp ...Hiện nay ta đã lắp dựng được 3 công trình nhưng đã bộc lộ chân đế có nguy cơ không trụ vững nên cần có phương án gia cố, gia cường ngay..." Cuối cùng tôi mạnh dạn đề nghị-"Hiểu về biển có lẽ không ai bằng Hải quân, nhất là Đô đốc- Tư lệnh Hải quân...DK1 lại do Hải quân quản lý, cán bộ chiến sĩ Hải quân trấn giữ nên tôi đề nghị bổ sung đ/c Tư lệnh HQ- Đô đốc Giáp Văn Cương vào Ban Chỉ đạo DK1..."... Ý kiến của tôi được Ban chỉ đạo hoan nghênh tiếp thu đưa vào nghị quyết Hội nghị...
...Rời phòng họp , Đô đốc vỗ vai tôi:-"......Thế mà hôm nay cậu lại giới thiệu tớ vào Ban chỉ đạo !!...Bây giờ muộn rồi mày về đâu???.." Lữ trưởng 171 Phạm Xuân Hoa nhanh nhẩu:-" Báo cáo Tư lệnh?..171 mới anh Quý ở lại chơi với chúng em... nhưng thú thực nhà em đang có nạn...rệp !.." Anh Cương gạt ngay:-" Đã nóng há mồm, lại rệp thì xin vái Thủ trưởng...Thôi ta ra khách sạn 1 bữa...." Thế là Đô đốc kéo tôi đi.....
...Liên tiếp mấy ngày sau, Đô đốc mời tôi cùng dự bàn các phương án gia cố chân đế DK1/1....Làm đã khó gia cố, gia cường lại càng khó hơn...Chuyện này xin khất nói sau...
...Việc hệ trọng cần phải thay đổi cơ chế nên Chủ tịch HĐBT quyết định giao cho Bộ QP chức năng quản lý Nhà nước (bên A) đối với công trình DK1 theo QĐ 363/CT ngày 18/12/1989...Ngày 26/2/1990 theo điện triệu tập Tư lệnh CB Nguyễn Hữu Yên và tôi lên Bộ họp...Nhiều ý kiến bàn đi tính lại cuối cùng toàn thể thống nhất tín nhiệm và Thủ trưởng quyết định -Giao BTL Công binh là Chủ đầu tư công trình DK1 và ngày 26/2/1990 Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 60/QĐ-QP thành lập Ban Xây dựng công trình DK1 và bổ nhiệm:-Đại tá Nguyễn Quý- Cục trưởng Cục KTVTTB-Binh chủng Công binh làm Trưởng ban.
- Phó ban thường trực: Đại tá Vũ Quý Khôi-Phó Viện trưởng Viện KTCB.
- Phó ban: Đại tá Lê Văn Chừng-Trưởng phòng Quân chủng - Bộ Tổng Tham mưu và Trung tá Phan Năng Giả- Trưởng phòng Công Binh - BTL Hải quân.
Cả 4 chức danh này đều vẫn là ...kiêm nhiệm...Tư lệnh Công Binh quyết định Thiếu tá Nguyễn Thành Định làm Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính , Thiếu tá Nguyễn Quang Ánh làm Trưởng phòng Kỹ thuật .. .
...Đồng thời Chính Phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước do Giáo sư Đặng Hữu- Chủ nhiệm Uỷ ban KHKT Nhà nước ( sau là Bộ KHCN) làm Chủ tịch...Bắt đầu từ đây từ thiết kế, dự toán, sản xuất trên bờ, thi công trên biển, nghiệm thu, thanh quyết toán đều phải thông qua Hội đồng 3 cấp : cấp cơ sở (BTL Công Binh) - cấp Bộ Quốc phòng và cấp Nhà nước.....
....Khi thi công trên biển Nhà nước ra quyết định cử tôi là Tổng chỉ huy các lực lượng thi công và bảo vệ công trình, cử 1 tổ lập đường dây nóng đi theo thường xuyên liên lạc về Trung tâm ...Khi hoàn thành công trình làm lễ thượng cờ tôi có trách nhiệm thay mặt Nhà nước động viên, giao nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ quản lý công trình, bảo vệ vùng trời, vùng biển theo quy định...
Thưa các đồng chí, đồng đội thân yêu của tôi...
...Từ khi tham gia làm các công trình cho Trường Sa rồi DK1 từ DK1/1 đến DK1/16 liên tục 8-9 năm trời (1988-1996) với tôi xây dựng mỗi công trình là 1 trận chiến, mỗi năm là 1 chiến dịch nên không sao kể xiết ...xin phép tạm dừng tại đây để nói về Tư Chính...

2- TƯ CHÍNH-MỘT QUYẾT CHIẾN ĐIỂM TRÊN BIỂN ĐÔNG !..
Như các đồng chí đã biết bãi ngầm Tư Chính rộng lớn (700km2)như chúng tôi khảo sát chiều dài tới 52km ( có tài liệu nói 61km) chiều rộng 11km ( có chỗ phình ra hơn 20 km) lại ở vị trí chiến lược rất quan trọng, gần khu mỏ dầu chúng ta đang khai thác và cũng là nơi ta đã và đang thăm dò (ngày 6/10/1994 tôi và đoàn Thủ trưởng Bộ QP do Thượng tướng Nguyễn Chơn dẫn đầu khi bay trực thăng ra thăm DK1/11 ở Tư Chính đã hạ cánh thăm giàn khoan Tam Đảo khi đã khoan tới..2.926m...Khi về đến Hà Nội anh Ngô Thường San-TGĐ Vietsopetro điện cho tôi báo tin mừng -" Có dầu rồi , anh Quý ơi!...").
....1Nếu kẻ thù chiếm Tư Chính thì nó như con dao kề vào cổ khu mỏ dầu chúng ta, nó khống chế toàn bộ khu DK1...Thế là chúng tôi đã đụng độ với "họ "từ ...30 năm nay rồi... Vì thế nên ở Tư Chính phải xây dựng nhiều công trình mới được... Ta nghèo thôi thì hãy cứ" chặn đầu, khoá đuôi " đã ...
- Năm 1989: DK1/1 -Tư Chính 1(4/7/1989).
- Năm 1990: DK1/5- Tư Chính 2(3/11/1990).
Đến ngày 26/3/1994 khi đi thi công DK1/10 ở Cà Mâu về đến Vũng Tầu chưa lên bờ thì tôi nhận được điện khẩn của Tổng Tham mưu trưởng " Đồng chí không về Hà Nội mà ở lại hợp đồng ngay với Vietsopetro và các B làm tiếp ngay 2 công trình ở Tư Chính theo dự kiến.." Khi về Bộ, anh Luyện mới cho tôi biết là " họ" đã đưa giàn khoan định vào Tư Chính đấy...Ta đã chủ trương Quyết chiến !...nên chắc " họ" đánh hơi thấy đi nửa đường đành quay đầu...Nhưng chưa phải " họ" đã từ bỏ dã tâm đâu nên ta phải xây dựng để giữ cho kín...Cậu đi đâu, làm gì " họ" biết cả đấy!...Điều này thì chúng tôi đã gặp , và
đối mặt với " họ" trên biển nhiều lần rồi, TTMT ạ!..
- Năm 1994- DK1/11-Tư Chính 3 (6/8/1994).
DK1/12-Tư Chính 4 (9/8/1994).
- Năm 1995- DK1/14-Tư Chính 5 (20/4/1995)..
....Theo thiết kế các công trình DK1 thế hệ đầu quy định có tuổi thọ là 25 năm nên mấy năm nay một loạt công trình thế hệ mới được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, vững chải hơn nối liền với các DK1 cũ như truyền hình đã thông tin rộng rãi rồi...với lý do " thay thế DK1 cũ !!!.."
3- LÀ MỘT NHÂN CHỨNG...XIN PHÉP CÓ Ý KIẾN.
..***Cách đây đã 30 năm ,ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã khảng định toàn bộ vùng DK1 trong đó có Tư Chính là thuộc chủ quyền của nước ta, cũng không dính dáng gì đến Trường Sa mà Trung Quốc muốn sập xí, sập ngầu để coi là "có tranh chấp " và để sau này đòi .." ăn chia!!!..." Ý thức vấn đề này sau khi nghiệm thu DK1/2 tôi báo cáo và được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chấp thuận :
1-Ghi rõ công trình xây dựng trên bãi đá ngầm tên Việt Nam là Tư Chính, Phúc Tần , Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường, Ba Kè...Trên 1 bãi sẽ có nhiều công trình nên thêm số thứ tự như Tư Chính 1,..2..,3..4.., 5...
2- Trường Sa là thuộc tỉnh Khánh Hoà vậy đối chiếu về địa lý thì các DK1 thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tầu...Từ đó trên tất cả các công trình DK1 đều sơn Quốc kỳ và hàng chữ..Ví dụ: Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tầu
TRẠM DỊCH VỤ KT-KHKT TƯ CHÍNH 3.
Vì vậy tôi đề nghị trên mạng xã hội, báo chí, các kênh truyền hình lưu ý tránh sai sót đừng mắc mưu kẻ thù lợi dụng " đánh lận con đen!!.."
***30 năm qua hầu hết các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội chủ trì những năm đầu xây dựng công trình DK1 đã qua đời... Là 1 người may mắn chứng kiến khá tường tận, đầy đủ tôi thấy lãnh đạo của chúng ta rất sáng suốt, quyết đoán, xử lý các tình huống rất linh hoạt , mềm dẻo , rất thành công...Chỉ có điều từ đầu chúng tôi được phổ biến là Tuyệt đối bí mật, bất ngờ nên cứ Lặng lẽ làm không nói, cấm tuyên truyền khoa trương...Mấy năm gần đây ta mới công khai nhưng lại có những ý kiến không đúng, thậm chí phê phán , lên án, buộc tội, nên tôi phải lên tiếng khá dài dòng để bảo vệ sự trong sáng của Sự Thật và danh dự của những người có công lớn với Tổ quốc nay đã khuất...
***Là người gắn bó 7-8 năm với công trình, đã từng nhiều lần vật lộn với bão dông khủng khiếp nên thực lòng chúng tôi rất thương cán bộ chiến sĩ trấn giữ trên công trình nhiều năm, thiếu thốn tình cảm, nước ngọt, rau xanh, căng thẳng khi kẻ thù lăm le gây chiến...Vì thế ai, tổ chức nào quan tâm, ủng hộ, tiếp viện để cuộc sống anh em khá hơn ,tôi rất hoan nghênh và biết ơn..."Chú khoẻ, anh mừng,.."
.....Nhưng cũng có bài báo nói không đúng ,quá khổ sở , đen tối dẫn tới hiểu lầm sự quan tâm của Nhà nước, của Quân đội và Quân chủng Hải quân..làm cho nhiều người cho là.." mang con, bỏ chợ!!!..." Vì vậy tôi thấy cần công khai, minh bạch để mọi người hiểu đúng sự thật...
* Về nước ngọt: Trên công trình đã bố trí 1 bể dung tích 45m3 ..Khi thi công xong tầu dịch vụ đã bơm nước ngọt đầy bể. Có hệ thống ống dẫn nước mưa từ mái vào bể nước...
* Về thắp sáng: Ngay từ đầu đã trang bị máy phát điện cùng 1 bể xăng dầu để thắp sáng và dự phòng cấp cho trực thăng ở công trình mái là sân bay. Đến 1993 lắp hệ pile mặt trời nhưng lượng dầu vẫn cấp đủ ...
* Về thông tin văn hoá: Lúc đầu ở xa không bắt được tín hiệu đã trang bị tủ sách , 1 radio cassette cùng 1 số băng đĩa ca nhạc..Đến 1993 theo chỉ đạo của PTT Trần Đức Lương đã lắp đặt hệ Antel Parabol + Tivi đã bắt được các kênh VTV và Thể thao quốc tế.Sau khi nghiệm thu tốt, tôi đã cho cáp níu chặt rổ Antel để an toàn sử dụng lâu bền...
* Về an toàn phòng sự cố: Đã trang bị đầy đủ phao cá nhân, phao bè, phao cứu sinh theo tiêu chuẩn Quốc tế.
* Năm 1993 được trang bị Radar Furuno có tầm hoạt động xa 48 hải lý giúp cho bộ đội có tầm cảnh giới xa hơn, bao quát hơn..Đồng thời theo thông lệ Quốc tế đã lắp đèn báo vật cản ( hải đăng) để tầu bè qua lại ban đêm không va quệt vào công trình...
...Sau khi công khai, hàng năm nhiều đoàn ra thăm đã động viên, uý lạo, tiếp tế ủng hộ tạo điều kiện sinh hoạt ngày càng khá hơn...
Thưa các đồng chí và các bạn,
....Bài đã dài, tôi cũng đã mệt nhưng vẫn thiếu sót nếu dịp này tôi không gửi lời chân thành cảm ơn đến các đơn vị , cá nhân đã giúp tôi và Ban DK1 hoàn thành nhiệm vụ. 30 năm!..Đã 6 đời Trưởng ban DK1, năm nay đã có đ/c Trưởng ban thứ ..7!..Cho dù kể đến cả trang cũng vẫn thiếu sót nên thay mặt anh chị em Ban DK1 tôi chân thành cảm ơn tất cả những người đã từng góp công sức, trí tuệ để làm nên những công trình đặc biệt này...Thế hệ trước đã khai trương mở lối...Chúng tôi hy vọng và tin tưởng thế hệ ngày nay và mai sau sẽ bảo vệ, tôn tạo để các DK1 sẽ mãi mãi trường tồn với Tổ Quốc Việt Nam!!...
***NGUYỄN QUÝ***
Nguồn Facebook Quý Nguyễn

Sa Pa-Lào Cai thời Pháp thuộc.

Năm 1903, trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai để lập bản đồ, đoàn trắc địa của Sở Địa lý Đông Dương đã phát hiện ra một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu dễ chịu trên cao nguyên Lồ Suối Tủng (cao nguyên Sa Pa) thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Ngay lập tức người ta nảy ra ý tưởng xây dựng ở nơi đây một trại điều dưỡng. Tuy nhiên, ý tưởng này phải đến năm 1909 mới được Công sứ tỉnh Lào Cai Toures đề xuất. Mieville là người Pháp đầu tiên đến ở Sa Pa vào tháng 7 năm 1909 tại vị trí sau này xây dựng khách sạn Metropole.
Ngay sau đó, có rất nhiều bài nghiên cứu về Sapa, đặc biệt là bài “Khu nghỉ dưỡng” của Hautefeuille trên tạp chí Đông Dương năm 1910 có đoạn viết “Tôi hoàn toàn bị quyến rũ ngay từ chuyến đi Sa Pa lần đầu tiên. Con đường dẫn đến Sa Pa chạy qua khu vực có phong cảnh tuyệt đạp. Hai phần ba quãng đường xuyên rừng với vẻ đẹp hiếm thấy… Thung lũng giữa dãy Phanxipăng và cao nguyên Sa Pa (còn gọi là cao nguyên Lồ Suối Tủng) đẹp như thể thung lũng của dãy Pyrenees ở Tây Ban Nha…”.

Cảnh đẹp Sa Pa đã thu hút rất nhiều người Pháp đến đây. Năm 1910, đoàn lính lê dương đầu tiên đến để mở đường và lập trại lính. Đến 1919 trại điều dưỡng dành cho quân đội đã được xây dựng. Từ 1910 đến 1920, đã có 6 toà nhà được xây dựng. Năm 1920-1930, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, 3 khách sạn (Fansipan, Vaumousse, Morellon) và 28 ngôi nhà được xây dựng. Năm 1930-1940, 26 biệt thự, 1 nhà thờ và khách sạn Métropole được xây dựng. Năm 1940-1943, 8 biệt thự và 10 toà nhà được hoàn thành. Ngoài các công trình lớn, cho đến 1943 có rất nhiều công trình nhỏ khác. Cùng với việc xây dựng các công trình trên, người Pháp đã hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, nước cho khu vực này. Hiện nay, công trình thuỷ điện Cát Cát vẫn còn hoạt động, cung cấp nước cho thị trấn Sa Pa.

Thời kỳ đó, người Pháp có mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự tại đây. 

Cầu Mây đã trở thành tên riêng của một khu phố cổ nổi tiếng ở Sapa được xây dựng từ năm 1905.
Thác Bạc - góc chụp trực diện.
Để vượt suối người dân địa phương đã làm những cây cầu bằng song mây, tre nứa
Từ khi người Pháp phát hiện ra Sapa, vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng đã luôn cuốn hút khách du lịch tới đây
Đỉnh Fansipan, "Nóc nhà Đông Dương" thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Khung cảnh hoang sơ và hùng vĩ
Đường đến thác
Quang cảnh đường đi Mường Bô.
Quang cảnh trên đường đi Sapa

Khu dân cư địa phương nơi có xưởng gỗ
Ngôi làng
Ngựa thồ
Chợ phiên và người dân sơn cước ( Sa Pa - Lào Cai)
Phụ nữ Mèo ở Sa Pa - Lào Cai (trước năm 1945).
Toàn cảnh Sa Pa thế kỉ 19 nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh Sa Pa thế kỉ 19 nhìn từ trên cao.
Một ngôi biệt thự Pháp ở Sapa năm 1926
Một gia đình Pháp trước ngôi nhà ở Sapa năm 1933

Ký ức lớp người tuổi 50



“Tổ quốc ta 3 vạn 2 ngàn đêm không ngủ:
87 năm ngựa trâu nô lệ, 30 năm kháng chiến trường kì!”

Chúng tôi ra đời…
trong ngả nghiêng thúng, quang, loạn lạc
mẹ gồng đi trong lửa đạn mịt mù
Từ tinh hoa dân tộc có Cụ Hồ
Mang chủ nghĩa Mác cứu tinh
bụt hiện hồi sinh
“Người là Cha, là Bác”
“Vạch đường đi cho dân tộc theo đi”(1)
Ta có Đảng Cộng sản Việt Nam
Đưa đường chỉ lối
Cả nước vùng lên…
“Rũ bùn đứng dậy sáng loà”(2)
Ta tự nguyện chia nhau
nước mắt
mồ hôi
cả máu và hoa
Bác Hồ gọi
Già trẻ, gái trai
Kết đoàn
“Trường kì kháng chiến”
Một trận Điện Biên
trời rung, đất chuyển
Con ngoáo ộp Thực dân như bầy cú giữa ban ngày
Việt Nam - Hồ Chí Minh!
Điện Biên - Hồ Chí Minh!
Là chiến thắng và yêu thương
trùm khắp tinh cầu
Là ánh bình minh
giữa đêm trường
cần lao thuộc địa

******

Tuổi xuân chúng tôi
miệt mài công trường, xưởng máy
lo bước theo cha sâu bẫm cuốc cày
Mơ “Cơm trắng như bông”…
áo mùa đông cho mẹ
Trời đất đang thanh bình
chợt tím bầm khói bom đạn Mĩ
Ta gói chặt ước mơ riêng
dốc lòng theo chân lí:
Không có gì quý hơn Độc lập Tự do(3)
Không thể lầm than!
Không thể thấp hèn!
Bốn nghìn năm…
đá núi, nước sông
mài bén lưỡi gươm giữ nước
“Phải đốt cháy dãy Trường Sơn”(3)
Chặt phăng mưu đồ quân xâm lược
“Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi!”
Những Bà Triệu, Bà Trưng
thế kỷ Hai mươi
“Ba đảm đang”
ruộng đồng bời bời Năm tấn
vững vàng tay súng dân quân
Ta nâng niu
ta chắt chiu
từng con chữ, hạt cơm
Biết thay “Hoả pháo mồi rơm”
bằng “Sam III” thiêu tàn quân xâm lược
Cần lái Mig còn nhói vết chai tay
Không ở đâu như ở nơi đây:
Ra ngõ gặp Anh hùng;
Cả dân tộc hành quân;
Trời biển, ruộng đồng, núi sông…
Thành chiến trường diệt Mĩ;
Tú tài, cử nhân…
Toàn dân là chiến sĩ;
Đá núi, ong rừng, cây cỏ cũng ra quân
Bạt ngàn tre - gậy tầm vông
Trùng điệp nứa – chông nhọn hoắt
Cây cầu qua sông
biết hoá thân lừa mắt giặc
Nhà máy, giảng đường, sân khấu, trường quay…
nương tựa mái đao đình;
Toà soạn, xưởng in…
núp bóng tre xanh
Cả thành phố
đĩnh đàng
sơ tán!
Gang thép ra lò
đúc thêm lưỡi cày
làm ra súng đạn
Thơm những trang in
cho em nhỏ tới trường
Chất độc, đạn bom
chính hiệu U S A
không huỷ được mầu xanh
Cây lá Việt Nam
thương nhau
nên Thành đồng, Luỹ thép
Ta có đạm tưới mát cho đồng
Có thơ bay lên tư trái tim ta
rát bỏng…
Chúng tôi học thuộc lòng
chủ nghĩa Mác Lê Nin
bên tượng phật Thích Ca
Tư Bản luận
đọc bên lăng Sĩ Nhiếp
Cô sinh viên Địa chất
ôn “Xác suất”, “Địa tầng”…
bên Bút Tháp rêu phong
Bản Luận văn bảo vệ giữa chừng
khét lẹt..
khói bom Mĩ dội!
Ta vẫn đứng
và ta xốc tới
hiên ngang “Nhằm thẳng quân thù!”
Nguyễn Viết Xuân!
tư thế tấn công
bổi hổi vạn ngàn tay súng;
Thành “Thước ngắm”
cho Én bạc hạ B52
chớp động trời
đất rung Nhà Trắng
Mẩu …”Đồ đá” Việt Nam
ta góp nhặt
xây trại Hin Tơn
cho chúng đi, về?…
Tuổi xuân chúng tôi
biết bàng hoàng… “Trong gang tấc?”
sợ …”Sáng tối lập lờ?”
Những trang thư viết bằng máu cho đời(4)
mang khát vọng tột cùng
Tình yêu Cuộc sống!
Là hào khí những đoàn quân
điệp trùng Nam tiến
Dép lốp in mòn đá núi Trường Sơn
Hạnh phúc nào hơn
“Đường ra trận Mùa Xuân”
Ước mơ Lê Mã Lương cháy lòng thời đại
Tuổi Hai mươi “Tung cánh đại bàng…”

*****

Trong ngày Toàn Thắng hôm nay
Xin người biên “Thiên sử” hãy sang trang…
Hãy tạc vào Thế kỷ Hai mươi:
Người chiến sĩ gái mảnh mai
dạ sắt gan đồng
Em thắp lửa
Em là gió mát lành
Em là cột tiêu, cột mốc
Sáng rực đêm trường
chỉ lối những đoàn quân…
Đồng chí ơi!
Xin hãy nghiêng mình
Hãy khắc vào tim
Những mảnh đời già nua, lầm lũi, đơn côi:
em gái Quân y, em gái mở đường…
tươi xinh…bạn ta…thủa trước…
Tuổi xuân em
hiến dâng…
đâu bến, đâu bờ ?

****

Tổ quốc ta ơi!
diệt ba đế quốc
vẫn một dáng thân gầy
Hôm nay Người trở thành Lực sĩ:
Việt nam - Hồ Chí Minh!
vai thép chân đồng
trái tim hồng bốc lửa
Lấp lánh trên Người
bạt ngàn nghĩa trang
điệp trùng mộ chí
Đông đội tôi,
bạn bè tôi…
Vì Độc lập, Tự do
hằng triệu mái đầu xanh
vĩnh hằng yên nghỉ
Gió núi và thơ tôi
nức nở …
nói thay lời
Cảm ơn Mẹ kính yêu
Cho chúng con ra đời
Lớp người Tuổi 50
bước dài Hai Thế kỷ
Bác Hồ dạy chúng con
biết sống, hi sinh
Tìm con đường thắng Mĩ
Xây Nước Thịnh, Dân Giàu
Làm nên…
Huyền thoại Việt Nam !

Từ Sơn, tiết trọng đông 2003
PHẠM ĐĂNG KIỂM

_____________________
(1):Ý thơ Tố Hữu
(2):Ý thơ Nguyễn Đình Thi
(3):Những chính kiến như chân lí của chủ tịch Hồ Chí Minh
(4):Thời chống Mĩ, nhiều người đã lấy máu mình viết thư gửi cho Đảng, Bác Hồ, xin được vào Miền Nam chiến đấu, đó gọi là “Huyết Tâm thư”
Ghi chú:
- Tôi mong mỏi các bạn có bài đăng lên phây nhớ tag cho tôi, vì nhiều khi bản thân tôi không có thời gian xem được các bài viết trên “Trang chủ”
- Bài viết của tôi không tag được cho nhiều bạn, vì dung lượng có hạn, mong các bạn hết sức thông cảm; các bạn được tag, nếu không muốn để trên Tường nhà, các bạn chỉ việc ấn vào dấu* ở phía trên bên phải bài đăng chọn: “Ẩn khỏi dòng thời gian”, khi cần, xem sau cũng được!