XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Hạn hán đồng băng sông cửu long và nguyên nhân

Nguyên nhân hạn hán nước nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long tất cả là từ thủy điện trên sông Mê Kong mà ra;
Nguồn lợi mà thuỷ điện mang lại không bù đắp được sản lượng cá và giao thông thủy bị mất đi, chưa tính thiệt hại kinh khủng nhất là môi trường và rừng nguyên sinh thảm thực vật bị tàn phá...Theo Hiệp hội Sông ngòi Mỹ (American Rivers), từ năm 1912 đến năm 2016, nước Mỹ đã phá bỏ 1.384 đập nước. Tính riêng trong năm 2016, có 72 đập bị gỡ bỏ, phục hồi gần 3.400 km dòng chảy, đem lại nhiều lợi ích về an toàn cho cộng đồng, các hoạt động kinh tế địa phương và di sản thiên nhiên quốc gia. Các đập này bao gồm các đập cũ, đập không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hay các đập làm hạn chế chức năng sinh thái của khu vực. Các nước Châu Âu, Châu Mỹ cách đây hàng 100 năm người ta không bao giờ chặn nhiều con đập trên một dòng sông như Châu Á hiện nay;
Trung Quốc không tham gia ủy hội Me Kong quốc tế;
Thành viên chính của Ủy hội sông Mê Công quốc tế là các ủy ban sông Mê Kông của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Trong khi đó, Myanma và Trung Quốc chỉ là hai đối tác. Trung quốc quản lý thượng nguồn sông Me Kong nhưng gọi con sông thượng nguồn này là sông Lan Thương (nằm trọn trong lãnh thổ Trung Quốc) không gọi là sông Me Kong và trên sông Lan Thương này đã và đang chặn 8 con đập thủy điện như 8 quả bom nước treo trên đầu nguồn; Việt Nam là nước Tham gia ủy hội MeKong quốc tế, có sông Sê San và sông SerePok trên địa phận hai tỉnh Gia Lai và ĐăkLak là chi lưu của công Me Kong, nhưng cũng chặn nhiều con đập liên tiếp nhau trên sông Sê San và sông Serepok….Vì vậy nói gì được Trung Quốc trong khi mình cũng làm thủy điện cũng chặn dòng và cũng là nước nằm trong ủy hội quốc tế;
Sơ bộ đập thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông
* Trung Quốc chặn xong 8 con đập (40 tỷ m3 nước) trên sông Mê Kông (thượng nguồn còn gọi là sông Lan Thương): Mạn Loan (1992), Đại Triều Sơn (2003); Tiểu Loan (2004); Công Qủa Kiều (2008); Cảnh Hồng (2010); Nọa Trát Độ (2014); Hoàng Đăng (dự kiến 2017); Miêu Vĩ (2016);
* Việt Nam cũng chặn 13 con đập trên chi lưu sông Mê Kông cụ thể ở sông Sêrêpôk 6 đập: (TĐ Buôn Tuôr Sar, TĐ Buôn Kuôp, TĐ Hòa Phú, cụm 4 nhà máy dùng chung đập TĐ Đray H’ling, TĐ Sêrêpôk 3, và TĐ Sêrêpôk 4.) và ở sông Sê San 7 đập: (TĐ Thượng Kon Tum (trên nhánh ĐăkBla); TĐBPleiKrông (trên nhánh KrôngPôKô); TĐ Ialy; TĐ Sê San 3; TĐ Sê San 3A; TĐ Sê San 4; TĐ Sê San 4A… Các công trình này được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 496/CP-CN ngày 07/6/2001.
* Lào chặn 11 con đập (từ 1971-2015)
* Thái Lan 7 con đập (1966-2002)
* CamPuchia 1 con đập trên sông Sê San (2018)




Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Nỗi buồn phụ nữ miền Tây

“Nước mình chỗ nào chả nghèo, nhưng tại sao những nơi khác ít người lấy chồng ngoại, làm nhân viên mát-xa, cà phê ôm, bán bia ôm… như phụ nữ miền Tây. Do vậy không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế”.
women in Mekong provinces_image_20120502
Không thiếu những người phụ nữ miền Tây chịu khó kiếm từng đồng tiền lẻ để lo cho gia đình. (Võ Thái)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan An, khi còn làm việc tại Viện Phát triển bền vững Vùng Nam bộ, nhìn thấy vấn đề và ông đã dành nhiều công sức nghiên cứu về phụ nữ miền Tây để tìm lời giải thích.
“Làm công nhân không chịu nổi”
Con đường Tân Sơn nối quận Tân Bình và Gò Vấp ở TP.HCM chỉ dài hơn 2 km mà có không dưới 20 quán nước, cà phê, hớt tóc… đèn mờ. Treo biển là một chuyện, nhưng quán không cần bán cái mình đã rao, nhân viên ở đây cung cấp một dịch vụ khác cho khách.
Tôi chọn quán cà phê T&K nằm giữa con đường này. Hai cô gái ăn mặc rất thiếu vải đang ngồi trước quán. Vừa thấy tôi bẻ tay lái lên vỉa hè, một cô đon đả chạy ra đón khách.
Gọi nhà cho oai chứ quán chỉ rộng chưa đầy 20m2. Phía trong được chia một bên làm nhà vệ sinh cùng với một phòng đủ trải một chiếc chiếu rộng khoảng 1,5m, còn bên kia là bếp, quầy pha chế. Sáu chiếc ghế cùng với ba cái bàn. Vài dây điện nhấp nháy được treo trên mấy chậu cây cảnh làm bình phong phía trước.
Quán chỉ có mình tôi với hai cô tiếp viên. Cô tên Bích Ngân(*) ngồi cạnh tôi liên tục ‘rót’ vào tai: “Anh vào đây không mát-xa tụi em đói đó”.
Bích Ngân cho biết cô ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, là con thứ ba trong gia đình có bốn anh chị em, học hết lớp 8 thì nghỉ học.
Ba năm trước, Ngân làm công nhân cho một nhà máy thủy sản ở Cần Thơ. Nhưng từ giữa năm 2011, nhà máy không còn hàng thường xuyên, nên Ngân phải lên TP.HCM tìm việc. Ban đầu Ngân làm ở xí nghiệp may nhưng do tăng ca nhiều quá, lương lại thấp nên chỉ gắng gượng được bốn tháng.
“Làm công nhân em không chịu nổi nên từ Tết đến giờ ra bán cà phê ở đây. Tuy nhiên, ở nhà vẫn cứ nghĩ em làm công nhân may”, Ngân tâm sự.
Ngồi chưa đầy 5 phút, một thanh niên chạy xe thẳng vào quán. Cánh cửa chính được kéo lại. Cô tiếp viên còn lại, mà Ngân vừa cho biết tên Trinh (*), quê Sóc Trăng, đưa người thanh niên vào căn phòng phía trong. Khoảng hơn 10 phút sau, anh ta ra và trả tiền cho Trinh. Cánh cửa chính lại được mở ra.
Ngân nói mỗi lần như thế khách trả 100 nghìn đồng, tiếp viên được một nửa, còn lại của chủ. Tiền nước tính riêng nếu khách có uống.
Tôi vào thêm hai quán khác và vẫn chỉ là bài cũ lặp lại. Khách chạy thẳng xe vào quán, những em gái vùng sông nước đon đả đón khách. Sau khoảng 15-20 phút, khách lại vội vã ra đi không cần uống nước hay cà phê.
Tìm một lối thoát
Giải thích lý do nhiều cô gái ở miền Tây chấp nhận đi làm tiếp viên phục vụ trong các quán nhậu, cà phê, karaoke, mát-xa… ‘đen’, hay lấy chồng ngoại quốc mà đa phần không xuất phát từ tình yêu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan An nói: đất đai không còn nhiều như xưa, dân đông lên; tỷ lệ đói nghèo cao; thiên nhiên giờ cũng khắc nghiệt hơn xưa, do vậy họ muốn tìm một lối thoát khỏi hiện trạng khó khăn.
Trước đây, các cô có phong trào lấy chồng Việt kiều, gần đây là chồng Hàn Quốc, Đài Loan… Những dịch vụ không lành mạnh từ Bắc chí Nam đều gặp con gái miền Tây.
Tuy nhiên, trong số họ cũng có người đua đòi.  Theo Tiến sĩ Lê Thị Mai, Trưởng bộ môn Xã hội học, Đại học Tôn Đức Thắng, đồng bằng sông Cửu Long có đặc trưng “gạo trắng nước trong”, môi trường sống quá dễ làm cho người ta lười và chỉ muốn hưởng thụ.
“Tại nhiều vùng quê nghèo vô cùng nhưng các cô ở đây tay lại đeo đầy nhẫn giả, vòng xanh, đỏ, tím, vàng. Các cô gái lười học, muốn xài sang, có nhiều tiền… Lười mà muốn hưởng thụ, tất yếu phải như vậy”, Tiến sĩ Mai tiếp lời.
Thế nhưng, cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho phụ nữ miền Tây khi nhiều quý ông vẫn thích nghiện ngập, chè chén, vũ phu làm cho phụ nữ cảm thấy sợ. “Khổ nỗi vấn đề bất bình thường đó lại đang được xã hội coi là bình thường”, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trăn trở.
Hậu quả của giáo dục kém
“Cùng với văn hóa thoáng, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, chính nền giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long còn quá yếu, đặt biệt với phụ nữ, đã đưa đến những hệ lụy trên”, Tiến sĩ Giang nhìn nhận.
Có cùng nhận định, Tiến sĩ Mai cho rằng vì tính cách của nhiều người dân ở vùng này lười nên không nhận thấy tầm quan trọng của tri thức, tự bằng lòng với bản thân, tính cạnh tranh thấp và an phận. Cùng với vùng miền núi phía Bắc, miền Tây đang có thành quả giáo dục kém nhất nước, đặc biệt là giáo dục cho phụ nữ.
“Để thoát ra khỏi tình trạng chưa tốt hiện nay, trước tiên cần nâng tầm học vấn. Cùng với đó, chính cuộc sống sẽ tự dạy cho họ biết phải làm gì để sống tốt hơn”, Tiến sĩ Mai nói. Bà dẫn chứng bây giờ phụ nữ ở miền Tây không còn nhiều người có xu hướng lấy chồng ngoại như cách đây 4, 5 năm do họ nhìn thấy những mảnh đời làm dâu bất hạnh ở nước ngoài.
Bên cạnh một lối sống dễ dãi, thích hưởng thụ, vẫn còn rất nhiều phụ nữ miền Tây ham học hỏi, hy sinh cho gia đình, thành công trong công việc. Chính họ sẽ là động lực để con người nơi đây ngày một tốt đẹp hơn.
(*) Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Võ Thái
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/noi-buon-phu-nu-mien-tay.html

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Lảm nhảm về văn hóa và gái Miền Tây

Lảm nhảm về văn hóa và gái Miền Tây

"Đâu phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng ngoại là người Miền Tây. Cũng không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái làm việc trong ngành ‘nhạy cảm’ là gái Miền Tây. Vai trò văn hóa đóng một phần rất lớn và nếu chúng ta muốn phát triển thì phải thật sự can đảm nhìn vào những giá trị chúng ta lấy làm nền tảng. Và khi chúng ta thật sự nhìn nhận thì sẽ thấy văn hóa và giá trị của chúng ta có quá nhiều điều bất cập".
Lảm nhảm về văn hóa và gái Miền Tây
Hiện tượng, nếu có thể gọi là hiện tượng, lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc đã trở thành một trào lưu trong một thập niên gần đây ở Việt Nam. Ước tính cho tới nay đã có hơn 120,000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và 40,000 lấy chồng Hàn Quốc. Người Việt Nam nhờ phong trào lấy chồng chớp nhoáng này đã gần như trở thành một dân tộc thiểu số ở Đài Loan và Hàn Quốc. Tiếng Việt đã phổ biến tới độ có thể thấy được bảng hướng dẫn bằng tiếng Việt ở sân bay Đài Bắc và Incheon.

Nhưng muốn nghe hay không nghe thì có một thực tế nhạy cảm là, đại đa số những phụ nữ lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc là người Miền Tây. Điều này rất lạ. Tại sao lại là gái miền Tây? Bài viết này phân tích từ phía cạnh văn hóa vì sao đại đa số phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc lại là con gái Miền Tây. Không phải ngẫu nhiên đâu.

Bài viết này rất nhạy cảm và sẽ đụng chạm tới lòng tự ái của rất nhiều người. Tôi thực hiện bài viết này không phải để chê bai hay soi moi bất cứ một vùng miền riêng biệt nào. Tôi chỉ muốn phân tích và giải thích hiện tượng từ phía cạnh văn hóa dựa theo kinh nghiệm cá nhân, những nhận xét của bạn bè và người thân, những nhận xét về văn hóa trong kho tàng văn học và những quan sát thực tế.

Khổng Giáo và gái Miền tây

Người Việt đã bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo (Nho Giáo) rất nặng. Ở các thành phố lớn thì sự cũng như tầm ảnh hưởng của Khổng Giáo đã bị hạn chế và lấn áp bởi sự hiện đại hóa của đất nước. Nhưng ở những vùng nông thôn, sự ảnh hưởng của Khổng Giáo vẫn còn rất nặng. Những giá trị của Khổng Giáo vẫn còn được truyền đạt trực tiếp và gián tiếp qua từng thế hệ. Trong bài viết này tôi sẽ không nói đến các vùng miền khác mà chỉ nói về Miền Tây.

Tôi sẽ không nói chuyên Khổng Giáo, chỉ những giá trị chính, đó là Tam Tòng Tứ Đức.

Tam tòng:
Tại gia tòng phụ: con gái ở nhà phải vâng lời cha mẹ.
Xuất giá tòng phu: con gái khi qua nhà chồng là dâu phải nghe lời chồng. Đã lấy chồng là trở thành người của nhà chồng.
Phu tử tòng tử: khi chồng chết vẫn phải đi theo gia đình bên chồng, đi theo con trai, ở vậy nuôi con, chăm sóc cha mẹ chồng.

Tứ Đức:

Công: con gái phải biết nữ công gia chánh, việc nội trợ, việc nhà. Việc đi làm kiếm tiền là việc trọng đại để con trai làm.
Dung: con gái phải biết chăm sóc hình thức bản thân, làm đẹp bản thân.
Ngôn: con gái phải ăn nói nhỏ ngọt, dịu dàng, luôn làm mềm lòng người khác.
Hạnh: con gái phải hiếu thảo, chung thủy, kính trên nhường dưới, sống phải biết vị thế của mình trong xã hội, không ăn nói lớn tiếng, luôn giữ ôn hòa.

Gái Miền Tây nổi tiếng là đảm đang, nét na đoan trang thùy mị là vậy. Họ sẵn sang hy sinh đời mình cho cha mẹ và gia đình, một đức tính hiếm thấy ở các miền khác. Nhưng cũng vì đức tính đó nên họ đã bị kìm nén sự phát triển của bản thân.

Ngay từ nhỏ, cha mẹ Miền Tây đã trực tiếp hoặc gián tiếp dạy cho con gái họ Tam Tòng Tứ Đức. Con gái trong văn hóa gia đình người Miền Tây thì phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ. Khi lớn lên nhiệm vụ chính của họ không phải là xây dựng sự nghiệp mà là lấy chồng và sinh con đẻ cái. Con gái sinh ra là ở nhà cha mẹ, phụ mẹ việc nội trợ để con cha và anh em trai làm việc lớn.

Khi lấy chồng thì phải qua nhà chồng sống để phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ chồng, vì khi đã lấy chồng là con nhà chồng. Khi có thu nhập và ổn định cuộc sống thì phải báo hiếu với cha mẹ. Hàng tháng phải phụ cha mẹ chút tiền coi như tiền hiếu thảo, nếu không thì sẽ bị nói là bất hiếu. Cha mẹ nào có con cái gửi tiền về cho mình thì coi đó là một vinh dự và rất tự hào đi khoe với mọi người. Niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ Miền Tây nếu con gái là khi con gái mình lấy được một người chồng giàu có để cả gia đình mình được ở nhờ.

Văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây


So về địa lý cũng như tài nguyên môi trường, người Miền Tây có thể nói là sống sướng và dư giả nhất trong các vùng miền ở Việt Nam. Miền Bắc và Trung thì khô cằn, còn Miền Tây thì hoàn toàn ngược lại. Trời ban tặng cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) một vùng đất mát mẻ, trái cây dư thừa, ruộng lúa cò bay thẳng cánh.

Người Miền Tây thay vì phải làm việc cực nhọc như các vùng khác để kiếm miếng ăn, họ chỉ cần làm việc rất ít cũng có miếng ăn. Người miền Bắc và Trung thức khuya dậy sớm để làm việc nhưng không đủ ăn. Nhưng nguời Miền Tây thì thoải mái vui chơi, chỉ cần đi ra con sông là bắt được còn cá, gạo thì 1 năm chỉ cần thu hoạch 1 mùa là đủ ăn cho vài năm.

Ngày qua ngày, năm qua năm, rồi thế hệ này qua thế hệ khác, tư duy không cần làm nhiều cũng đủ ăn, làm ít cũng dư giả, không cần làm gì cũng không chết đói. Vì lương thực, tài nguyên tự nhiên và ruộng lúa quá dư thừa. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa và tư duy hưởng thụ của người Miền Tây. Nếu bạn có dịp đi Miền Tây thì bạn sẽ thấy con người Miền Tây rất dễ thương, lúc nào cũng vui cười. Họ sống không có âu lo, họ đi bộ chậm chạp như thời gian không là vấn đề. Đó là lối sống của người Miền Tây.

Quan niệm về con gái của người Miền Tây


Như đã nói, theo Khổng Giáo và văn hóa người Miền Tây, con gái chỉ lo việc nội trợ để cho đàn ông con trai ra ngoài làm việc lớn. Nghĩa là con gái ở nhà lo nấu cơm, đi chợ, giặt đồ, quét nhà, vì mấy chuyện đó là chuyện cho con gái. Còn việc ra ngoài xã hội đi làm kiếm tiền là nhiệm vụ của con trai. Văn hóa người Miền Tây không khuyến khích con gái phát triển hay tiến thân trong xã hội.

Con gái không cần học cao, học nhiều hay học giỏi. Vì con gái trước sau gì cũng lấy chồng rồi sinh con. Học cao học nhiều làm gì cho mắc công? Con gái nên lo làm đẹp, ăn mặc đẹp để sau này kiếm một người chồng tốt và giàu có để giúp ích cho gia đình.
Những quan niệm về tình yêu và hôn nhân của con gái Miền Tây

Được nuôi dưỡng trong hệ tư tưởng Khổng Giáo và nền văn hóa sông nước nên con gái Miền Tây khi trưởng thành đã có những quan điểm và giá trị sống đặc trưng.

Con trai, người yêu phải có trách nhiệm với mình. Muốn yêu mình thì phải trả tiền.
Khi đi ăn hoặc đi chơi, con gái Miền Tây sẽ để cho con trai trả tiền thay họ, và họ cảm thấy rất tự hào.
Khi mối quan hệ tiến xa hơn thì trả tiền hỗ trợ hàng tháng. Con trai phải mua đồ ăn, dụng cụ, và phải sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ con gái về mọi mặt.
Người yêu của mình không chỉ đơn thuần là một người mình yêu, mà là một người mình và gia đình mình có thể dựa vào.
Khi mối quan hệ càng tiến xa hơn, tới giai đoạn dẫn về nhà ra mắt, thì người con trai phải lễ phép và lịch sự với gia đình cha mẹ của cô gái.
Khi tới nhà chơi phải mang quà thì cha mẹ mới tiếp đón nồng hậu. Vì trong mắt của cha mẹ Miền Tây, con gái mình sinh ra, bây giờ ai muốn cưới nó phải trả lễ nghĩa cho mình, vì đó là công lao của mình nuôi nó lớn khôn.
Cha mẹ Miền Tây sẽ soi moi con trai nhất là về của cải vật chất. Dù không nói trực tiếp nhưng họ yêu cầu người con trai phải hỗ trợ họ nếu muốn cưới con gái họ.
Trong cái nhìn của con gái Miền Tây họ coi đây là một điều hiễn nhiên, vì từ nhỏ tới lớn họ đã được dạy như vậy. Nhưng trong một xã hội hiện đại và trong thời bình đẳng giới tính, hành động đó được coi là… ăn bám.
Con gái Miền Tây xét tuyển người yêu mình dựa theo cơ sở vật chất của người đó và mức độ chịu chi. Không phải tất cả, nhưng có thể nói là đại đa số.
Người yêu trong con mắt gái Miền Tây phải là một người có đủ cơ sở vật chất để lo cho cô ấy và gia đình cô ấy. Anh ta không đơn thuần chỉ là một cá nhân, mà là chỗ dựa vật chất.
Một người con trai khi muốn cưới một cô gái Miền Tây phải có trên dưới 50-100 triệu để cho việc lễ cưới, tiền cưới, tiền phụng dưỡng gia đình vợ. Ai mà không có thì sẽ mất giá trị trong mắt cha mẹ vợ.
Người mẫu Ngọc Trinh đã có 1 câu nói kinh điển “tôi bỏ anh kia vì anh ta chỉ lo cho tôi mà không lo cho gia đình tôi.” Đó không đơn thuần là cách suy nghĩ cá nhân mà nét văn hóa của các cô gái Miền Tây.

Gái Miền Tây và hiện tượng lấy chồng ngoại

Không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng Đài Loan Hàn Quốc là gái Miền Tây đâu. Sau đây là những tố chất văn hóa khiến họ trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà môi giới hôn nhân.

Như đã nói, gái Miền Tây bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo – Tam Tòng, Tứ Đức – nên họ cam chịu chứ không phấn đấu. Vì từ nhỏ họ đã được dạy “tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu”. Khi đã lấy chồng, sống ở nhà chồng là người của bên nhà chồng. Phải ngoan và vâng lời chồng và phục vụ gia đình chồng. Nếu không sẽ bị cho là con dâu hư, nếu gia đình chồng trả về cho nhà gái thì cô gái sẽ bị coi như một sự sỉ nhục, làm mất danh dự gia đình.

Gái Miền Tây không được dạy phải đi làm tự lực để phát triển, mà chỉ làm đẹp để lớn lên lấy chồng cho cha mẹ nhờ. Nên việc gia đình thúc đẩy họ lấy chồng ngoại để được nhà chồng cung cấp tiền cưới và tiền phụng dưỡng là điều gần như tự nhiên trong văn hóa người Miền Tây. Con gái lấy chồng, nhà chồng trả tiền cho nhà gái. Trong mắt cha mẹ Miền Tây, đó là cách con gái mình báo hiếu với mình. Còn trong mắt con gái Miền Tây, đó là cách nhanh nhất để mình báo hiếu cha mẹ để trả ơn cha mẹ đã nuôi mình lớn lên.

Hầu hết các cô gái đó lớn lên trong gia đình nghèo ở các vùng nôn thôn, nên không được tiếp cận với sự hiện đại hóa của xã hội. Trong tư duy của họ, họ chỉ biết lấy chồng để lo cho gia đình. Đây là một nhận xét rất khó chấp nhận và đụng chạm tới rất nhiều người nhưng suy cho cùng, rất khó để chối bỏ.

Cha mẹ Miền Tây rất tự hào khi con mình lấy chồng giàu và gửi tiền về cho mình. Sống vào tiền trợ cấp của con gái mình không phải là gánh nặng hay điều xấu xa mà là một niềm tự hào.

Những nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây:


Sau đây là 11 lời nhận xét về văn hóa và con người Miền Tây của những người tác giả đã nói chuyện và thảo luận. Những lời nhận xét này chỉ mang tính chất cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.

”Mình đã đi về Miền Tây chơi hơn chục lần, lần nào cũng vậy, không thấy gì thay đổi. Người Miền Tây hình như không có tư duy phát triển. Sáng họ thức dậy ăn sáng, ngồi chơi tới trưa rồi ngủ trưa. Chiều mát mát hẹn bạn bè đi nhậu.”

”Ông chú mình đã 40 tuổi rồi, đã có vợ và con, nhưng đã ly dị để cưới 1 em Miền Tây 20 tuổi về làm vợ. Mình thật sự không hiểu nổi. Cô ấy biết là chú mình đã có gia đình sao vẫn tiếp tục mối quan hệ. Khi mình đi dự lễ cưới nhà gái, thì đó là một căn nhà tranh. Nhưng lần thứ 2 mình về đó chơi thì nó trở thành một căn nhà gạch khang trang. Nhà gái có 2 chiếc xe tay ga chạy. Trong khi đó chú mình phải bán đất mà không nói cho người nhà bán để làm gì. Khi cưới xong rồi thì cô gái ấy ở nhà sinh con đẻ cái, không làm gì cả. Mình không muốn đánh đồng tất cả, đây chỉ là nhận xét cá nhân.”

”Con bạn thời sinh viên sống cùng phòng ký túc xá với mình là người Miền Tây. Nó coi người yêu nó như….(hơi nhạy cảm) như cái bóp. Đi chơi thì bạn trai nó luôn trả tiền dù nó cũng đi làm có lương. Hôm bữa nó hết dầu gọi đầu, thế là nói gọi nói bóng gió với người yêu “em hết dầu gội rồi”. Chiều hôm đó anh người yêu nó mang qua vài chay dầu gội. Thật hết biết. Không chỉ là dầu gọi, mà còn mấy thứ đơn giản như mì gói, thẻ điện thoại có chút xíu nó cũng kêu người yêu nó mua.”

”Ở cơ quan mình bọn mình hay ra quán cà phê uống nước nói chuyện. Lần nào cũng vậy, mấy đứa con gái Miền Tây không bao giờ trả, nhường vinh dự đó cho mấy anh con trai. Ai cũng nhận lương như nhau mà tại sao họ không nhận thức được trách nhiệm cá nhân của mình chứ?”

”Có một lần mình hỏi em Miền Tây, dân thể thao đạt thành tích cao, được tuyển thẳng vô đại học nhưng không chịu đi học. Tôi hỏi tại sao thì cô ấy nói ’em không thích học anh ơi, học làm, trước sau em cũng lấy chồng.’ Cô ta không đại diện cho đại đa số con gái Miền Tây nhưng tôi đã biết quá nhiều cô gái Miền Tây như vậy. Hình như trong tư duy của họ, lấy chồng là mục đích chính cho tương lai sau này.”

”Tôi phải nói điều này, nếu bị mọi người chửi thì tôi chịu. Dân Miền Tây làm biếng kinh khủng. Đã vậy còn lại bợm nhậu. Nói về nhậu thì dân Miền Tây không có đối thủ. Thứ dân gì mà mới sáng sớm đã đi ra chợ mua mồi về nhậu.”

“Tụi con gái Miền Tây khi xét người yêu là xét cái túi tiền. Mình muốn tán phải có điện thoại mới, xe tay ga, chứ bình dân là mấy em đó cho ra rìa ngay.” – Lời của một bạn nam ở một thành phố ở Miền Tây.

”Tui không biết bà thì sao chứ không dị ứng với gái Miền Tây. Tụi nó thấy ai có tiền là cặp. Tui là con gái mà tui còn phải dị ứng.”

Gái Miền Tây công nhận là đẹp thiệt, mà tụi nó làm biếng kinh khủng. Suốt ngày chỉ biết làm đẹp. Cua mấy em Miền Tây tốn tiền lắm. Không phải chỉ tốn tiền cho 1 mình nó mà phải tốn tiền cho gia đình nó nữa.”

”Tới nhà ăn tiệc hay đi chơi, nhất là khi về chơi nhà người yêu thì phải có quà cáp. Người ta đánh giá mình từ cái xe, vàng bạc đeo trên người cho tới công ăn việc làm. Họ thẳng thắn và soi mói quá mình chịu không được.”

Năm rồi con nhỏ kia hỏi mình: ‘chị ơi chị, chị tới nhà con Diễm chơi chị thấy sao? Nhà có có giàu không chị? Nhìn nó giống con nhà giàu. Nhà nó nhà gạch hay gì, có đầy đủ hông?” Mình im lặng một hơi rồi hỏi ‘mà em hỏi chi?’ rồi nó trả lời ‘thì em hỏi cho biết thôi, tại em thấy nó giống con nhà giàu.’

Lời kết

Ở đâu cũng có người này người kia. Việc đánh đồng tất cả là một việc sai lầm. Trong trường hợp này, không phải người Miền Tây nào cũng lười biếng và chỉ muốn sống hưởng thụ. Bài viết này là một bài nhận xét về văn hóa. Vì văn hóa không có đúng sai, tác giả chưa bao giờ nói mình đúng. Nhưng nếu chúng ta tự nhìn nhận thì văn hóa Việt Nam, trong trường hợp này, văn hóa Miền Tây thật sự có rất nhiều điều tiêu cực và rất nhiều vấn đề.

Đâu phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái lấy chồng ngoại là người Miền Tây. Cũng không phải ngẫu nhiên đại đa số các cô gái làm việc trong ngành ‘nhạy cảm’ là gái Miền Tây. Vai trò văn hóa đóng một phần rất lớn và nếu chúng ta muốn phát triển thì phải thật sự can đảm nhìn vào những giá trị chúng ta lấy làm nền tảng. Và khi chúng ta thật sự nhìn nhận thì sẽ thấy văn hóa và giá trị của chúng ta có quá nhiều điều bất cập.

Ku Búa
http://www.triethocduongpho.com/2015/06/08/lam-nham-ve-van-hoa-va-gai-mien-tay/