Nguồn lợi mà thuỷ điện mang lại
không bù đắp được sản lượng cá và giao thông thủy bị mất đi, chưa tính thiệt
hại kinh khủng nhất là môi trường và rừng nguyên sinh thảm thực vật bị tàn
phá...Theo Hiệp hội Sông ngòi Mỹ (American Rivers), từ năm 1912 đến năm 2016,
nước Mỹ đã phá bỏ 1.384 đập nước. Tính riêng trong năm 2016, có 72 đập bị gỡ
bỏ, phục hồi gần 3.400 km
dòng chảy, đem lại nhiều lợi ích về an toàn cho cộng đồng, các hoạt động kinh
tế địa phương và di sản thiên nhiên quốc gia. Các đập này bao gồm các đập cũ,
đập không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hay các đập làm hạn chế chức năng
sinh thái của khu vực. Các nước Châu Âu, Châu Mỹ cách đây hàng 100 năm người ta
không bao giờ chặn nhiều con đập trên một dòng sông như Châu Á hiện nay;
Trung Quốc không tham gia ủy hội Me Kong quốc tế;
Thành viên chính của Ủy hội sông
Mê Công quốc tế là các ủy ban sông Mê Kông của các nước Campuchia, Lào, Thái
Lan, và Việt Nam .
Trong khi đó, Myanma và Trung Quốc chỉ là hai đối tác. Trung quốc quản lý
thượng nguồn sông Me Kong nhưng gọi con sông thượng nguồn này là sông Lan
Thương (nằm trọn trong lãnh thổ Trung Quốc) không gọi là sông Me Kong và trên
sông Lan Thương này đã và đang chặn 8 con đập thủy điện như 8 quả bom nước treo
trên đầu nguồn; Việt Nam là nước Tham gia ủy hội MeKong quốc tế, có sông Sê San
và sông SerePok trên địa phận hai tỉnh Gia Lai và ĐăkLak là chi lưu của công Me
Kong, nhưng cũng chặn nhiều con đập liên tiếp nhau trên sông Sê San và sông
Serepok….Vì vậy nói gì được Trung Quốc trong khi mình cũng làm thủy điện cũng
chặn dòng và cũng là nước nằm trong ủy hội quốc tế;
Sơ bộ đập thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông
* Trung Quốc chặn xong 8 con đập
(40 tỷ m3 nước) trên sông Mê Kông (thượng nguồn còn gọi là sông Lan Thương):
Mạn Loan (1992), Đại Triều Sơn (2003); Tiểu Loan (2004); Công Qủa Kiều (2008);
Cảnh Hồng (2010); Nọa Trát Độ (2014); Hoàng Đăng (dự kiến 2017); Miêu Vĩ
(2016);
* Việt Nam cũng chặn 13 con đập
trên chi lưu sông Mê Kông cụ thể ở sông Sêrêpôk 6 đập: (TĐ Buôn Tuôr Sar, TĐ
Buôn Kuôp, TĐ Hòa Phú, cụm 4 nhà máy dùng chung đập TĐ Đray H’ling, TĐ Sêrêpôk
3, và TĐ Sêrêpôk 4.) và ở sông Sê San 7 đập: (TĐ Thượng Kon Tum (trên nhánh
ĐăkBla); TĐBPleiKrông (trên nhánh KrôngPôKô); TĐ Ialy; TĐ Sê San 3; TĐ Sê San
3A; TĐ Sê San 4; TĐ Sê San 4A… Các công trình này được Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt tại văn bản số 496/CP-CN ngày 07/6/2001.
* Lào chặn 11 con đập (từ
1971-2015)
* Thái Lan 7 con đập (1966-2002)
* CamPuchia 1 con đập trên sông Sê San (2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét