Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Thủy
Đã là
ngày thứ 60 của năm thứ 1 sau Cô Vy, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người có quan
niệm sai về Covid.
Có nhiều
người hiểu sai về mục đích của việc đeo khẩu trang, cách ly và thậm chí có
người vẫn tôn thờ “miễn dịch cộng đồng” với Sars-Covy 2.
Tôi xin trình bày một số ý kiến và quan điểm
của mình về Em Cô Vy 19 này:
1. Virus Sars-Covy 2 là gì?
Trước
hết phải hiểu Virus corona là một họ virus lớn, được tìm thấy ở cả động vật và
người, chúng có các spike nên trông giống vương miện (corona).
Còn SARS
Covy 2 hay còn gọi là Covid-19 là 1 chủng virus corona mới, cũng gây hội chứng
hô hấp cấp tính giống với Sars nhưng là một chủng hoàn toàn khác vì vậy mới đặt
cho nó số 2
2. Virus này lây như thế nào?
Có 2 con
đường lây lan virus này bao gồm:
—Một là
giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc.
Khả năng
lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách vào tầm 2
mét.
Trên 2
mét thì bạn có thể tránh được.
Loại thứ
hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của virus corona rất nhẹ. Nó có thể
lơ lửng trong không khí khi mình ho, có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ
khác.
Do đó
khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai
loại này. Như vậy virus không lây truyền trong không khí, virus này không đủ
nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng
bị nhiễm.
3. Đeo khẩu trang có giúp phòng bệnh hay
không?
Có cần
phải đeo khẩu trang y tế hay không?
Chúng ta
biết rằng virus tuy có kích thước nhỏ nhưng không bay lơ lửng trong không khí
mà nằm trong các giọt bắn, chỉ khi nào giọt này tiếp xúc trực tiếp với bạn thì
mới có khả năng bị nhiễm.
Điều này
cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn
ngừa được virus, vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.
Vì vậy
hãy đeo khẩu trang vải thông thường rồi giặt sạch hằng ngày và để dành khẩu
trang y tế cho đội ngũ y tế!
4. Rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát
khuẩn có giúp phòng bệnh không?
Có nhé,
Virus nằm trong các giọt li ti có thể bám lên tay và sau đó đi vào cơ thể qua
mắt mũi miệng.
Khi ta
rửa tay bằng xà phòng (kể cả xà phòng thông thường) hay dung dịch sát khuẩn
(làm từ cồn) thì lớp vỏ được cấu tạo chủ yếu từ lipid của virus bị phá hủy và
chúng bị tiêu diệt.
5. Virus nCoV có thể tồn tại trên bề mặt các
vật thể trong bao lâu?
Hiện nay
thì chưa có câu trả lời chính xác nhưng có đa số cho rằng các vật thể nếu được
cô lập trong 1 ngày cũng đủ an t0àn, và nhiệt độ càng cao khả năng tồn tại của
virus càng kém.
6. Tại sao virus này gây hội chứng hô hấp cấp
tính?
người
bệnh bị nhiễm virus nhưng nếu chết thì lại do vi khuẩn?
Căn bệnh
do virus corona gây ra sẽ phát triển theo các bước sau đây:
a. Virus
sau khi đi tới phổi sẽ dùng các spike để bám lên bề mặt tế bào biểu mô của phổi
và tiết ra enzym chọc thủng lớp vỏ của tế bào này.
Sau đó
chúng phóng chuỗi ARN vào tế bào, chuỗi ARN này sẽ yêu cầu tế bào tổng hợp ra
một loạt các protein và ARN để hình thành nên rất nhiều virus mới trước khi
chúng ra lệnh cho tế bào tự hủy và giải phóng ra và những virus mới tấn công
các tế bào mới.
Sau vài
ngày cơ thể bắt đầu có biểu hiện bằng việc ho khan, và sau khoảng 10 ngày số
lượng virus trong phổi đã tăng lên hàng tỷ, lúc này giai đoạn ủ bệnh kết thúc
với triệu chứng sốt.
b. Khi
cơ thể nhận thấy phổi bị tấn công bởi virus, hệ miễn dịch được kích hoạt và do
số lượng virus là quá lớn hệ miễn dịch sẽ hoạt động quá mức!
nó tiêu
diệt cả tế bào bị nhiễm virus và tế bào khỏe mạnh. Lúc này hệ miễn dịch đang
phải tập trung chống virus, đồng thời các tế bào biểu mô bị bào mòn tạo cơ hội
cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi và có khả năng gây viêm phổi cấp.
c. Với
một cơ thể có thể trạng tốt, sau một thời gian hệ miễn dịch sẽ lấy lại cân bằng
nhận diện đúng tế bào nhiễm virus, tiêu diệt triệt để các tế bào nhiễm virus và
dần hồi phục.
Đối với
những người có thể trạng yếu, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh trong phổi gây viêm
phổi, giảm hô hấp thậm chí là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
7. Khi nào đại dịch này có thể kết thúc?
Đây quả là
một câu hỏi khó, nhưng với loại dịch bệnh có khả năng lây lan và ủ bệnh dài
ngày như Covid-19 thì dịch bệnh chỉ có thể kết thúc khi có “miễn dịch cộng
đồng”.
Miễn dịch cộng đồng có 2 cách:
— cách 1
đa số mọi người đều từng nhiễm bệnh và được miễn dịch tự nhiên,
— cách 2
mọi người được tiêm vacxin.
Với cách
1 (cách mà các nhà chức trách Anh từng lựa chọn) chúng ta sẽ phải đối mặt với
việc đa số dân số phải nhiễm bệnh, số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân, hệ thống
y tế quá tải và khi đó chúng ta phải đối mặt với việc phải lựa chọn ai là người
được cứu chữa y tế và ai không!
Cái giá
phải trả là vô cùng lớn, đúng nghĩa chọn lọc tự nhiên.
Với cách
2 chúng ta cần cho các nhà kh0a học thêm thời gian để thử nghiệm thành công
vacxin (quá trình thử nghiệm kéo dài có thể lên đến kh0ảng 12 – 18 tháng).
vậy làm
thế nào để họ có thêm thời gian? Chúng ta cần kiểm soát tốt số ca nhiễm mới, để
không gây quá tải hệ thống y tế, để những người nhiễm bệnh được cứu chữa.
Tức là cần :
1. Đeo
khẩu trang,
2. Rửa
thay thường xuyên,
3. Ý
thức tốt về việc cách ly,
4. Tránh
tụ tập đông người.
8. Vậy nền kinh tế sẽ thế nào?
Việc
phải làm thế nào với nền kinh tế rõ ràng là câu chuyện vĩ mô của các chính trị
gia, nhưng sớm thôi chúng ta sẽ cần tìm mô hình của một nền kinh tế thích nghi
với Covid-19 và điều này là hoàn toàn có thể nếu tất cả đảm bảo các 4 yếu tố
trên.
Tôi có thể đưa ra VD: với du lịch, đặt hạn ngạch tối đa 1 số lượng người được
tham gia một dịch vụ du lịch vào 1 thời điểm,
với sản
xuất: đảm bảo khoảng cách 2m 1 công nhân,
với
thương mại chuyển dịch sang thương mại điện từ, v.v.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét