XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Bảng đối chiếu các triều đại Việt Nam và các triều đại Trung Quốc




Bảng đối chiếu các triều đại Việt Nam và các triều đại Trung Quốc
Triều đại Việt Nam 
Niên hiệu Việt Nam
Âm lịch
Dương lịch 
Niên hiệu Trung Quốc
Triều đại Trung Quốc
I. HỌ HỒNG BÀNG (2000 NĂM TCN) QUỐC HIỆU VĂN LANG, KINH ĐÔ PHONG CHÂU
Kinh Dương Vương
Lạc Long Quân
Hùng Vương
18 đời

2000 năm trước Công nguyên

Phục Hi
II. NHÀ THỤC (257T-208TCN) 50 NĂM, QUỐC HIỆU ÂU LẠC, KINH ĐÔ PHONG KHÊ (CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI)
Thục Phán
An Dương Vương
Giáp Thìn
257 - 208 TCN
Năm thứ 58 (từ 246 – 210 TCN)
từ 246 – 210 (Cơ Diên) Tần Thuỷ Hoàng (Doanh Chính)
III. PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐÔ HỘ LẦN THỨ NHẤT
NHÀ TRIỆU (107 – 111 TCN) 97 NĂM , QUỐC HIỆU NAM VIỆT, KINH ĐÔ PHIÊN NGUNG (GẦN QUẢNG CHÂU, TRUNG QUỐC)

Giáp Ngọ
207 - 136 T
Năm thứ 3
Tốn Nhi Thế (Doanh Hồ Hợi)

Ất Tỵ
136 – 124 T
Kiến nguyên 3
Hán Võ Đế (Lưu Triệt)

Đinh Tỵ
124 – 112 T
Nguyên Sóc 6
Hán Võ Đế

Kỷ Tỵ
112 T
Nguyên Đỉnh 5
Hán Võ Đế
5. Triệu Khương Dương (Triệu Kiến Đức)

Canh Ngọ
111 T
Nguyên Đỉnh 6
Hán Võ Đế
IV. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC THỐNG TRỊ LẦN THỨ NHẤT (207 T – 39) 246 NĂM
1. Thời Tây Hán đô hộ

Canh Ngọ
111 T – 25
Nguyên Đỉnh 6
Hán Võ Đế
2. Thời Đông Hán đô hộ

Ất Dậu
25 – 40
Kiến Võ 1
Hán Quan Võ
V. TRƯNG NỮ VƯƠNG (40 - 43) 3 NĂM, KINH ĐÔ MÊ LINH (VĨNH PHÚC)     
1. Trưng Vương (Trưng Trắc)

Canh Tý
40 – 43
Kiến Võ 16
Hán Quan Võ (Lưu Tú)
VI. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC LẦN THỨ HAI ( 43 – 543) 500 NĂM
Thời Đông Hán đô hộ

Quý mão
43
Kiến Võ 19
Hán Quang Võ
Thời Ngô

Giáp Tý
244
Diên Hi 7
Tam Quốc
Bà Triệu khởi nghĩa

Mậu Thìn
248
Diên Hi 11
Tam Quốc
Thời Ngô, Nguỵ

Giáp Thân
264
Hàm Li 1
Nguỵ Nguyên Đế (Tào Hoàn)
Thời Ngô, Tấn

Ất Dậu
265 – 279
Thái Thuỷ 1
Tấn Võ Đế (Tư Mã Viêm)
Thời Tấn

Canh Tý
280 – 420
Thái Khang 1
Tấn Võ Đế
Thời Lưu Tống

Canh Thân
420 – 479
Vĩnh Sơ 1
Tống Võ Đế (Lưu Tục)
Thời Tế

Kỷ Mùi
479 – 505
Kiến Nguyên 1
Tế Cao Đế (Tiêu Đạo Thành)
Thời Lương

Ất Dậu
505 – 543
Thiên Gián 4
Lương Võ Đế (Tiêu Diễn)
VII. NHÀ TIỀN LÝ VÀ NHÀ TRIỆU (544 – 602) 58 NĂM , QUỐC HIỆU VẠN XUÂN KINH ĐÔ LONG BIÊN
Thiên Đức
Giáp Tý
544 – 548
Đại Đồng 10
Lương Võ Đế
Thiên Bảo
Kỉ Tỵ
549 – 555
Thái Thanh 3
Lương Võ Đế

Kỉ Tỵ
549 – 570
Thái Thanh 3
Lương Võ Đế
4. Hậu Lý Nam Đế
Lý Phật Tử
Tân Mão
571 – 602
Thái Kiến 3
VIII. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC LẦN THỨ BA (603 – 939) 336 NĂM
Thời Tùy đô hộ

Quý Hợi
603 – 617
Nhân Thọ 3
Tùy Văn Đế (Dương Khiêm)
Thời Đường đô hộ

Mậu Dần
618 – 721
Võ Đức 1
Đường Cao Tổ (Lý Uyên)
Mai Hắc Đế
Thúc Loan
Nhâm TuẤt
722
Khai Nguyên10
Đường Huyền Tông (Lý Long Cơ)
Thời Đường đô hộ

Quý Hợi
723 – 790
Khai Nguyên11
Đường Huyền Tông
Bố Cái Đại Vương
Phùng Hưng
Tân Mùi
791
Trinh Nguyên 7
Đường Đức Tông (Lý Khoát)
Thời Đường

Nhân Thân
792 – 906
Trinh Nguyên 8
Đường Đức Tông
Thời Hậu Lương

Đinh Mão
907 – 922
Khái Bình 1
Lương Thái Tổ (Chu Toàn Trung)
Thời Hậu Đường

Quý Mùi
923 – 936
Đồng Quang 1
Đường Trang Tông (Lý Tồn Húc)
Thời Hậu Tấn

Đinh Dậu
937 – 938
Thiên Phúc 2
Tấn Cao Tổ (Thạch Kinh Đường)
IX. THỜI KỲ XÂY DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905 – 938) 33 NĂM

Tân Mùi
905 – 907
Trình Nguyên
Đường Ai Đế (Lý Truất)

Đinh Mão
907 – 917
Khai Bình 1
Lương Thái Tổ (Chu Toàn Trung)

Đinh Sửu
917 – 923
Trinh Minh 3
Lương Mạt Đế (Chu Hữu Trinh)

Tân Mão
931 – 938
Trưởng Hưng 2
Đường Minh Tông (Lý Tự Nguyên)
X. NHÀ NGÔ (939 – 965) 26 NĂM, KINH ĐÔ CỔ LOA (ĐÔNG ANH - HÀ NỘI)
Ngô Quyền
Kỷ Hợi
939 – 944
Thiên Phúc 4
Tấn Cao Tổ - Nam Hán
2. DươngBìnhVương
Tam Kha
Ất Tỵ
945 – 950
Khai Vận 2
Tấn XuẤt Đế (Thạch Trọng Quý) Nam Chiếu
3. Nam Tấn Vương Ngô
Xương Văn
Canh TuẤt
950 – 965
Càn Hựu 3
Hán Ẩn Đế (Lưu Thừa Hựu)
4. Thiên Sách Vương Ngô
Xương Ngập
Tân Hợi
951 – 959
Quảng Thuận 1
Hậu Chu Thái Tổ (Quách Uy)
5. Thập Nhị Sứ Quân

Bính Dần
966 – 968
Kiến Đức
Tống Thái Tổ (Triệu Khuông Dẫn)
XI. NHÀ ĐINH (968 – 980) 12 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT, KINH ĐÔ HOA LƯ
1. Đinh Tiên Hoàng (Bộ Lĩnh)
Thái Bình
Mậu Thìn
968 – 979
Khai Bảo 1
Tống Thái Tổ (Triệu KhuôngDẫn)
Thái Bình
Canh thìn
980
Hưng Quốc
Tống Thái Tông (Triệu Quýnh)
XII. NHÀ TIỀN LÊ (980 – 1009) 29 NĂM, KINH ĐÔ HOA LƯ
Thiên Phúc
CanhThìn
980 – 1005
Hưng Quốc 5
Tống Thái Tông
2. Lê Trung Tông (Lê Long Việt chỉ làm vua được 3 ngày)

Ất Tỵ
1005
Cảnh Đức 2
Tống Chân Tông (Triệu Hằng)
Ứng Thiên
Bính Ngọ
1006 – 1009
Cảnh Đức 3
Tống Chân Tông
XIII. NHÀ LÝ (1010 – 1225) 215 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT, KINH ĐÔ HOA LƯ – NĂM 1010 DỜI ĐÔ VỀ THĂNG LONG (HÀ NỘI), TỪ 1054 ĐỔI QUỐC HIỆU LÀ ĐẠI VIỆT.
Thuận Thiên
Canh TuẤt
1010 – 1028
Đại Trung
Tống Chân Tông
Thiên Thành
Mậu Thìn
1028 – 1054
Thiên Thánh 6
Tống Nhân Tông (Triệu Trinh)
Long Thụy
Giáp Ngọ
1054 – 1072
Chí Hòa 1
Tống Nhân Tông
Thái Ninh
Nhâm Tý
1072 – 1128
Hy Ninh 5
Tống Thần Tông (Triệu Húc)
Thiên Thuận
Mậu Thân
1028 – 1138
Kiến Viên 2
Tống Cao Tông (Triệu Cấu)
Thiệu Minh
Mậu Ngọ
1138 – 1175
Thiệu Hưng 8
Tống Cao Tông
Trinh Phù
Bính Thân
1176 – 1210
Thuấn Hy
Tống Hiếu Tông (Triệu Thận)
Kiến Gia
Tân Mùi
1211 – 1224
Gia Định 4
Tống Ninh Tông (Triệu Khuếch)
9. Lý Chiêu Hoàng (Lý Chiêu Thánh)
Thiên Chương
Giáp Thân
1124 – 1125
Gia Định 7
Tống Ninh Tông
XIV. NHÀ TRẦN (1225 – 1400) 175 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT, KINH ĐÔ THĂNG LONG
Kiến Trung
Ất Dậu
1225 – 1258
Bảo Khánh 1
Tống Lý Tông (Triệu Vân)
Thiệu Long
Mậu Ngọ
1258 – 1278
Bảo Hựu 6
Tống Lý Tông
Thiệu Bảo
1279 - 1293
Tường Huy 2
Tống Đế Bình (Triệu Bính)
Hưng Long
Quý Tỵ
1293 - 1314
Chếnguyên30
Nguyên Thế Tổ (Hốt TẤt Liệt)
Đại Khánh
Giáp Dần
1314 - 1329
Diên Hựu 1
Nguyên Nhân Tông (Ái Dục Lê Bạt)
6. Trần Hiến Tông (Trần Vượng)
Khai Hựu
Kỷ Tị
1329 - 1341
Thiên Lịch 2
Nguyên Minh Tông (Hòa Thế Lạt)
Thiệu Phong
Tân Tỵ
1341 - 1369
Chí Chính 1
Nguyên Thuận Đế (Thỏa Quân Thiếp Mục ….)
Dương Nhật Lễ (Cướp Ngôi)
Đại Định
1369 – 1370
Hồng Võ 2
Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương)
Thiệu Khánh
Canh TuẤt
1370 - 1372
Hồng Võ 3
Minh Thái Tổ
9. Trần Duệ Tông (Trần Kính)
Long Khánh
Quý Sửu
1373 - 1377
Hồng Võ 6
Minh Thái Tổ
10. Trần Phế Đế (Trần Hiện)
Xương Phù
Đinh Tỵ
1377 - 1388
Hồng Võ 10
Minh Thái Tổ
11. Trần Nhuận Tông (Trần Ngung)
Quang Thái
Mậu Thin
1388 - 1398
Hồng Võ 21
Minh Thái Tổ
12. Trần Thiếu Đế (Trần Án)
Kiến Tân
Mậu Dần
1398 - 1400
Hồng Võ 31
Minh Thái Tổ
XV. NHÀ HỒ (1400 – 1407) 7 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI NGU, KINH ĐÔ TÂY ĐÔ (THANH HÓA)
Thành Nguyên
Canh Thìn
1400 – 1401
Kiến Văn 2
Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn)
Thiệu Thành
Tân Tị
1401 – 1407
Kiến Văn 3
Minh Huệ Đế
XVI. NHÀ HẬU TRẦN (1407 – 1414) 7 NĂM, KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH
1. Trần Giản Định (Trần Ngỗi)
Hưng Khánh
Đinh Hơi
1407 - 1409
Vĩnh Lạc 5
Minh Thành Tổ (Chu Lệ)
Trùng Quang
1409 - 1414
Vĩnh Lạc 7
Minh Thành Tổ
XVII. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG NHÀ MINH ĐÔ HỘ (1414 – 1427) 14 NĂM
Thời Minh đô hộ

Giáp Ngọ
1414 - 1417

Minh Thành Tổ
Bình Định Vương (Lê Lợi khởi nghĩa)

Mậy TuẤt
1418 - 1427

Minh Thành Tổ
XVIII. TRIỀU LÊ SƠ (1428 – 1527) 99 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT, KINH ĐÔ ĐÔNG ĐÔ (HÀ NỘI)
Thuận Thiên
Mậu Thân
1428 - 1433
Tuyên Đức 3
Minh Tuyên Tông (Chu Chiêm Cơ)
Thiệu Bình
Quý Sửu
1433 - 1442
Tuyên Đức 8
Minh Tuyên Tông
Thái Hòa
Nhâm Tý
1442 - 1459
Chính Thống 7
Minh Anh Tông (Chu Kỳ Chấn)
Lê Nghi Dân (Cướp Ngôi)
Thiên Hưng
1459
Thiên Thuận 3
Minh Anh Tông
Hồng Đức
Canh Thin
1460 - 1497
Thiên Thuận 4
Minh Anh Tông
5. Lê Hiến Tông (Lê Tăng)
Cảnh Thống
Mậu Ngọ
1498 - 1504
Hoằng Trị 11
Minh Hiếu Tông (Chu Hậu Sảnh)
6. Lê Túc Tông (Lê Thuấn)
Thái Trinh
Giáp Tý
1504
Hoằng Trị 17
Minh Hiếu Tông
7. Lê Uy Mục (Lê Tuấn)
Đoan Khánh
Ất Sửu
1505 - 1509
Hoằng Trị 18
Minh Hiếu Tông
Hồng Thuận
Kỷ Tị
1509 - 1516
Chính Đức 4
Minh Võ Tông
9. Lê Chiêu Thống (Lê Ý)
Quang Thiệu
Bính Tý
1516 -1522
Chính Đức 11
Minh Võ Tông
Thống Nguyên
Nhâm Ngọ
1522 - 1527
Gia Tĩnh 1
Minh Thế Tông
XIX. NHÀ MẠC (1527 – 1592) 65 NĂM, KINH ĐÔ ĐÔNG ĐÔ (HÀ NỘI)
 (TỪ 1533 TRỞ VỀ SAU KHI CÓ NHÀ LÊ TRUNG HƯNG THÌ NHÀ MẠC COI NHƯ NGỤY TRIỀU, ĐẾN NĂM 1677 THÌ MẤT HẲN)
Minh Đức
Đinh Hợi
1527 - 1529
Gia Tĩnh 6
Minh Thế Tông
Đại Chính
Canh Dần
1530 - 1540
Gia Tĩnh 9
Minh Thế Tông
XX. NHÀ HẬU LÊ (LÊ TRUNG HƯNG HAY THỜI LÊ TRỊNH TRỞ VỀ SAU 1533 -1788)
255 NĂM (BỊ GIÁN ĐOẠN TỪ NĂM 1527 – 1532 ) DO NHÀ MẠC CƯỚP NGÔI
Nguyên Hoà
Quý Tỵ
1533 - 1548
Gia Tĩnh 12
Minh Thế Tông (Chu Hậu Thống)
2. Lê Trung Tông (Lê Huyên)
Thuận Bình
1549 - 1556
Gia Tĩnh 28
Minh Thế Tông
Thiên Hựu
Đinh Tỵ
1557 - 1573
Gia Tĩnh 36
Minh Thế Tông
4. Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm)
Gia Thái
Quý Dậu
1573 - 1599
Vạn Lịch 1
Minh Thần Tông (Chu Hủ Quân)
5. Lê Kinh Tông (Lê Duy Tân)
Thuận Đức
Canh Tý
1600 - 1619
Vạn Lịch 28
Minh Thần Tông
Vĩnh Tộ
Kỷ Mùi
1619 - 1643
Vạn Lịch 47
Minh Thần Tông
7. Lê Chân Tông (Duy Hựu)
Phúc Thái
Quý Mùi
1643 - 1649
Sùng Trinh 16
Minh Tư Tông (Chu Do Kiểm)
Lê Thần Tông (Duy Kỳ Lần 2)
Khánh Đức
1649 - 1662
Thuận Trị
Thanh Thế Tổ (Phúc Lâm)
8. Lê Huyền Tông (Duy Vũ)
Cảnh Trị
Quý Mão
1663 - 1671
Khang Hy 2
Thanh Thánh Tổ (Huyền Diệp)
9. Lê Gia Tông (Duy Hợi)
Dương Đức
Nhâm Tý
1672 - 1675
Khang Hy 11
Thanh Thánh Tổ
10. Lê Hy Tông (Duy Hợp)
Vĩnh Trị
Bính Thìn
1676 - 1705
Khang Hy 15
Thanh Thành Tổ
11. Lê Dụ Tông (Duy Đường)
Vĩnh Thịnh
Ất Dậu
1705 - 1729
Khang Hy 44
Thanh Thành Tổ
12. Lê Đế (Duy Phường)
Vĩnh Khánh
1729 - 1732
Ung Chính 7
Thanh Thế Tông (Dân Trinh)
13. Lê Thuần Tông (Duy Tường)
Long Đức
Nhâm Tý
1732 - 1735
Ung Chính 10
Thanh Thế Tông
14. Lê Ý Tông (Duy Thìn)
Vĩnh Hựu
Ất Mão
1735 - 1740
Ung Chính 13
Thanh Thế Tông
15. Lê Hiển Tổng (Duy Diêu)
Cảnh Hưng
Canh Thân
1740 - 1786
Kiến Long 5
Thanh Cao Tông (Hoằng Lịch)
16. Lê Mẫn Đế (Duy Kỳ)
Chiêu Thống
Đinh Mùi
1787 - 1788
Kiến Long 52
Thanh Cao Tông
XXI. NHÀ TÂY SƠN (1778 – 1802), 24 NĂM, KINH ĐÔ PHÚ XUÂN HUẾ, PHƯỢNG HOÀNG TRUNG ĐÔ – VINH NGHỆ AN
Thái Đức
Mậu Tuất
1778 - 1793
Kiến Long 43
Thanh Cao Tông
(Hoằng Lịch)





Quang Trung
Mậu Thân
1788 - 1792
Kiến Long 53
Thanh Cao Tông
3. NguyễnQuangToản
Cảnh Thịnh
Quý Sửu
1793 - 1802
Gia Khánh 6
Thanh Nhân Tông
XXII. NHÀ NGUYỄN (1802 – 1945) 143 NĂM, QUỐC HIỆU VIỆT NAM (TỪ MINH MẠNG LÀ ĐẠI NAM ) KINH ĐÔ HUẾ (THỪA THIÊN)
1. Nguyễn Thế Tổ (Phúc Ánh)
Gia Long
Nhâm Tuất
1802 - 1820
Gia Khánh 7
Thanh Nhân Tông
2. Nguyễn Thành Tổ (Phúc Đảm)
Minh Mạng
Canh Thìn
1820 - 1840
Gia Khánh 25
Thanh Nhân Tông
3. Nguyễn Hiển Tổ (Miền Tông)
Thiệu Trị
Tân Sửu
1841 -1847
Đạo Quang 21
Thanh Tuyên Tông
4. Nguyễn Dục Tông (Hồng Nhiệm)
Tự Đức
Mậu Thân
1847 - 1883
Đạo Quang 28
Thanh Tuyên Tông
5. Nguyễn Dục Đức (Ưng Chân)
Dục Đức
Quý Mùi
1883 (3 ngày)
Quang Tự 9
Thanh Đức Tông
6. Nguyễn Hiệp Hoà (Hồng Dật)
Hiệp Hoà
Quý Mùi
1883 (6 tháng)
Quang Tự 9
Thanh Đức Tông
7. Nguyễn Giản Tông (Ưng Đằng)
Kiến Phúc
Quý Mùi
1883 - 1884
Quang Tự 9
Thanh Đức Tông
8. Nguyễn Hàm Nghi (Ưng Lịch)
Giáp Thân
1884 - 1885
Quang Tự 10
Thanh Đức Tông
9. Nguyễn Cảnh Tông (Ưng Xuỵ)
Đồng Khánh
Bính Tuất
1886 - 1888
Quang Tự 12
Thanh Đức Tông
10. Nguyễn Thành Thái (Bửu Lân)
1889 - 1907
Quang Tự 15
Thanh Đức Tông
11. Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San)
Đính Mùi
1907 - 1916
Quanh Tự 33
Thanh Đức Tông
12. Nguyễn Hoằng Tông (Bửu Đảo)
Khải Định
Bính Thân
1916 - 1925
Trung Hoa Dân Quốc 5
Trung Hoa Dân Quốc
13. Nguyễn Bảo Đại (Vĩnh Thụy)
Bảo Đại
Bính Dần
1926 - 1945
Trung Hoa Dân Quốc 15

XXIII. VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1976) THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Chủ tịch nước
Thời gian
Trung Quốc
2-9-1945 đến 2-9-1969
Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa
Tôn Đức Thắng
22-9-1969 đến 24-6-1976

XXIV. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976 đến nay) Thủ đô Hà Nội
Tôn Đức Thắng
25-6-1976 đến 3-4-1980
Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa
3-4-1980 đến 25-6-1981

Trường Chinh (Đặng Xuân Khu)
25-6-1981 đến 17-6-1987

17-6-1987 đến 19-9-1992

19-9-1982 đến 20-9-1997

20-9-1997 đến 27-6-2006

27-6-2006 đến 7-2011

Trương Tấn Sang
7-2011 đến 2-4-2016

2-4-2016 đến nay


Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Gái Xứ Thanh

Nguyễn Trãi đã viết về đất Thanh Hóa trong Dư địa chí: "Thanh Hoa là đất cuối sông đầu núi, thời loạn ở thì hợp, thời trị ở không hợp". Đã bao lần thời phong kiến, các nhà vua khi lâm nguy đất Kinh kỳ đều phải thiên đô, lấy Thanh Hoá làm điểm tựa phản công lại kẻ thù để giành lại đất nước. Còn thời bình thì như thế nào Nguyễn Trãi nói không cụ thể mà chỉ nói ở không hợp mà thôi. Không hợp ở đây theo tôi nghĩ chắc là do nhân tố con người. Khi nghiên cứu cho thấy mỗi miền đất, với cấu tạo long mạch, khí hậu, địa hình mà làm cho con người ta có bản tính riêng biệt. Thông thường nơi miền sơn cước tính khí con người hung hăng, táo tợn. Nơi đây, thường sinh ra các võ tướng thời loạn (ví dụ như đất Yên Thế, Lam Sơn...). Vùng đồng bằng yên ả tính tình con người hiền dịu, thường sinh ra các bậc đại học sỹ, nhà nghệ nhân, quan văn trong triều... Vùng đất dữ dằn, khắc nghiệt của khí hậu thường làm cho con người táo tợn, lỗ mãng, liều lĩnh, sống theo kiểu được làm vua, thua làm giặc...có lẽ vì vậy nên Thanh hoá mới có bốn triều vua và hai triều Chúa. Rồi có người nói Thanh Hoá là đất 5 Trung tôi không nhớ rõ nhưng hình như là (Đất đồi trung du, thành phần Trung nông, tư tưởng Trung bình, lý luận chung chung), rồi "Xứ Thanh Cậy Thế-Xứ Nghệ Cậy thần" Rồi Thanh hoá là mảnh đất đặc biệt suốt chiều dài lịch sử của dân tộc không thể chia tách hoặc sát nhập với tỉnh khác. Rồi trong phim ảnh, truyện Kiếm hiệp, diễn đàn khác về lối sống người ta thường có câu "Bất hạnh nhất của một con người là sinh ra trong gia đình vua chúa" Trong gia đình vua chúa không có tình người bình thường mà chỉ có tình Quân-Thần (Trang giành, chà đạp, chém giết, đố kỵ, ghen ghét,..."Mặt khác có thể suy luận trong thời kỳ làm vua, làm chúa kéo dài gần 1000 năm trong lịch sử VN người thanh Hoá chắc cũng gây không ít thù oán với trăm họ ở các tỉnh khác (Cứ một lần thay đổi triều đại thì sẽ có hàng chục dòng họ bị tu di tam tộc, cửu tộc, hàng chục dòng họ bị đổi họ để tránh nạn) Có lẽ vì những phân tích lịch sử nêu trên mà người các tỉnh khác nghĩ về Thanh Hoá không được "đẹp" và pha chút hằn học chăng? Tại sao hằn học kéo dài như vậy, chỉ có thể là do lịch sử để lại mà thôi. Còn người Thanh Hoá ngày nay kể từ kháng chiến chống Pháp cho đến nay tôi thấy cũng bình thường, thậm chí trong chiến tranh còn được Bác và Đảng ca ngợi là "Thanh Hoá Anh hùng". Tại sao các tỉnh khác cũng có bề dày lịch sử cũng có văn hoá riêng nhưng lại được các tỉnh bạn bỏ qua cho nhau và tha thứ hết còn đối với Thanh Hoá thì không? Phải chăng Thanh Hoá là đất địa linh nhân kiệt, nhân tài phát tích nhiều, long mạch chưa bị Cao biền Người Trung Hoa "trấn yểm" nên người tỉnh ngoài đố kỵ chăng? thói thường ở đời thua nhau hiện tại người ta hay bới móc quá khứ. Dân Thanh Hoá thật là khổ, đã chịu đố kỵ trọng gia đình dòng tộc rồi còn phải chịu thêm sự ghen ghét đố kỵ từ bên ngoài. Hơn nữa Trong văn đàn Việt Nam hạng như Chí Phèo, Thị Nở nhà văn không thể chọn được địa điểm nào ở đất Thanh để Viết mà chỉ có thể viết được ở những địa phương như Nam định, Thái Bình, Hải Dương mà thôi. Trong lịch sử Gái thanh hoá đều làm hoàng hậu trong 2 triều Chúa (Trịnh, Nguyễn) và 1 triều Vua Nguyễn (trừ triều đại cuối cùng của vua Bảo Đại) nên có tính khí bề trên khi tiết xúc với người ngoài nên hay bị họ ghen ghét chăng?
Tấm huân chương mặt phải của nó bao giờ cũng lấp lánh, lấp lánh không phải vì nó lấp lánh mà lấp lánh bởi vì mặt trái của nó rất sần sùi. Cơ bản người Thanh hoá tính tốt rất nhiều, nhưng điểm nhược (nhất là những điểm chủ yếu) cũng không ít.
Trong cuộc sống hàng ngày gái Xứ Thanh không có thói quen tìm một bờ vai để dựa như gái các tỉnh khác, nói trắng ra Gái Thanh hoá không biết nịnh trai nên con trai tỉnh khác ít có cảm tình. Gái Thanh hoá nổi tiếng đảm đang, mùa đông chồng ở nhà bế con, sưởi ấm, gái Thanh hoá vẫn đi cày bình thường và hầu như làm hết phần chuyện nặng nhọc trong gia đình...làm nhiều nên nói năng sấc xược, người ta hay nói gái xứ thanh “con gái chưa chồng, đặt vòng tránh đẻ”; “Gái Thanh hoá khoá viro” là nói theo kiểu “không ăn được thì đạp đổ đấy thôi” còn đọc trên báo, đài, nhà hàng khách sạn tỷ lệ gái Thanh làm nghề mại dâm rất ít so với các tỉnh khác do xứ thanh là nguồn gốc của phong kiến Việt Nam nên con gái xứ Thanh làm nghề này không được quê hương và dòng họ chấp nhận, trừ trường hợp đi ra khỏi quê hương; Con gái Thanh Hoá Phát huy truyền thống Triệu Thị Trinh "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta" nên không có thói quen và động cơ lấy chồng: "Tìm một bờ vai để dựa" mà chỉ cốt tìm được người để cùng chung lưng, đấu cật và sẻ chia mà thôi, bởi vậy "nịnh đực" rất kém.
Mong các bạn hãy tin tưởng và tự hào mình là Gái xứ Thanh.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Đình Làng Don Hạ (Yên Tôn Hạ)


Đình Làng Don Hạ (Yên Tôn Hạ) được công nhận di tích Lịch sử
Đình Yên Tôn Hạ ở làng Hạ, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. Theo sử sách, đình Yên Tôn Hạ có một hậu cung thờ Cao Sơn Tôn Thần - một vị tướng có công dẹp giặc Đông Di, thời triều Tống Ninh Hy.
Đình được dựng theo hướng Nam, tọa lạc trên khu đất rộng, thoáng giữa khu dân cư. Theo nguồn tư liệu điền dã và truyền thuyết ở địa phương, cùng với dấu ấn kiến trúc điêu khắc gỗ để lại trên các bức cốn, vì kèo, xà bẩy của toàn bộ khu di tích thì đình được xây dựng vào thời nhà Nguyễn. Toàn bộ không gian đình được phân bố bao gồm: sân, nhà tiền đường, hậu cung. Đình được cấu trúc 5 gian, hai dĩ, chiều dài 18,7m, chiều rộng 7,7 m, tổng diện tích 144m2. Ngôi đình có tổng 24 cột gỗ đứng trên hệ thống chân tảng gồm 12 cột cái, 12 cột quân và 6 cột hiên đá xanh. Các cột ở đây được tạc theo kiểu “thượng thu, hạ thách”, các xà, câu đầu có sự tương ứng với nhau. Đình làng gồm 5 gian, 6 vì, có kết cấu kiến trúc cân đối tương xứng nhau. Từ vì 1 đến vì 6 có kết cấu kiến trúc giống nhau, theo hệ thống giá chiêng, chồng rường kẻ hiên trước. Đầu con rường thứ nhất trên nóc được ăn mộng vào đầu cột cái, đầu con rường thứ hai được ăn mộng vào đầu trụ đứng (trụ quang đèn), để nối hai trụ đứng này là một con rường dài nằm ngang ăn mộng vào đứng đỡ hoành tải của hai mái trước sau (còn có tên là rường bụng lợn). Đặc biệt, trên rường bụng lợn ở những vì kèo này được các nghệ nhân thời bấy giờ tạo tác hoa văn, trang trí hoa cúc cách điệu, trang trí đầu rồng, miệng khắc chữ thọ. Được biết, đình Yên Tôn Hạ là công trình kiến trúc gỗ điển hình về phong cách nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XIX còn lại rất ít trên đất Vĩnh Lộc. Kỹ thuật chạm khắc đã đạt tới đỉnh cao, điêu luyện, dùng lối chạm bong, nét đục sâu, nổi rõ hình khối, nét chạm sắc, dứt khoát đã khẳng định giá trị thẩm mỹ của công trình. Đình làng là chốn tôn nghiêm trong đó có thờ vị thần bảo vệ cho làng, vì vậy các họa tiết trang trí là những vật thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng chiếm vị trí chủ đạo của công trình. 6 bộ vì được chạm lá sen, các đấu kê được chạm hình bông sen, loài hoa biểu hiện sự tinh khiết. Trên xà hạ, ở vị trí gian giữa, phía trên bàn thờ, vị trí quan trọng nhất của ngôi đình được đặt bức đại tự với nội dung (thánh cung vạn tuế), các chữ này được đặt từng ô và gắn chạm đôi rồng chầu mặt nguyệt bằng nghệ thuật chạm bong, nét đục sâu, tạo khối nổi dáng vẻ uy nghiêm. Bên cạnh các mô típ tứ linh giữ vai trò chủ đạo bởi kích thước các bức chạm hầu như chiếm bằng hết diện tích bề mặt kiến trúc, xen vào giữa hình tượng linh thiêng (Long, Ly, Quy, Phượng) là các con vật gần gũi với đời sống cư dân nông nghiệp như con cua, con cá. Tất cả những họa tiết trang trí ở vì, trò, kẻ hiên, kẻ bẩy, đại tự đã làm tăng tính uyển chuyển mềm mại, thể hiện nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn, mang nhiều màu sắc tôn giáo, hợp với đời sống dân gian, thể hiện cuộc sống no đủ của con người lúc bấy giờ.


Đình Yên Tôn Hạ cùng với đình làng Phù Lưu, đình Yên Tôn Thượng, Nghè Đồn, chùa Phú Lĩnh, đình Tây Giai, đình Đồng Môn đã tạo nên một quần thể di tích vệ tinh khá đặc sắc xung quanh thành Nhà Hồ.
 Đình làng khi chưa trùng tu
 Gian tiền tế của đình
 Đình làng sau khi trùng tu, gian tiền tế và hậu cung
 Hội làng hàng năm

 Cổng đình làng
 Nơi thờ Thành hoàng Cao Tôn Sơn Thần và các vị thần có công với làng



Hình chụp có ghi ngày tháng là hình của tác giả Lưu Văn Khánh nhà ở đối diện lệch với cổng đình làng;