Đình Làng Don Hạ (Yên Tôn Hạ) được công nhận
di tích Lịch sử
Đình Yên
Tôn Hạ ở làng Hạ, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. Theo sử sách, đình Yên Tôn Hạ có
một hậu cung thờ Cao Sơn Tôn Thần - một vị tướng có công dẹp giặc Đông Di, thời
triều Tống Ninh Hy.
Đình được
dựng theo hướng Nam, tọa lạc trên khu đất rộng, thoáng giữa khu dân cư. Theo
nguồn tư liệu điền dã và truyền thuyết ở địa phương, cùng với dấu ấn kiến trúc
điêu khắc gỗ để lại trên các bức cốn, vì kèo, xà bẩy của toàn bộ khu di tích
thì đình được xây dựng vào thời nhà Nguyễn. Toàn bộ không gian đình được phân
bố bao gồm: sân, nhà tiền đường, hậu cung. Đình được cấu trúc 5 gian, hai dĩ,
chiều dài 18,7m, chiều rộng 7,7 m, tổng diện tích 144m2. Ngôi đình có tổng 24
cột gỗ đứng trên hệ thống chân tảng gồm 12 cột cái, 12 cột quân và 6 cột hiên
đá xanh. Các cột ở đây được tạc theo kiểu “thượng thu, hạ thách”, các xà, câu
đầu có sự tương ứng với nhau. Đình làng gồm 5 gian, 6 vì, có kết cấu kiến trúc
cân đối tương xứng nhau. Từ vì 1 đến vì 6 có kết cấu kiến trúc giống nhau, theo
hệ thống giá chiêng, chồng rường kẻ hiên trước. Đầu con rường thứ nhất trên nóc
được ăn mộng vào đầu cột cái, đầu con rường thứ hai được ăn mộng vào đầu trụ
đứng (trụ quang đèn), để nối hai trụ đứng này là một con rường dài nằm ngang ăn
mộng vào đứng đỡ hoành tải của hai mái trước sau (còn có tên là rường bụng
lợn). Đặc biệt, trên rường bụng lợn ở những vì kèo này được các nghệ nhân thời
bấy giờ tạo tác hoa văn, trang trí hoa cúc cách điệu, trang trí đầu rồng, miệng
khắc chữ thọ. Được biết, đình Yên Tôn Hạ là công trình kiến trúc gỗ điển hình
về phong cách nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XIX còn lại rất ít trên đất Vĩnh Lộc.
Kỹ thuật chạm khắc đã đạt tới đỉnh cao, điêu luyện, dùng lối chạm bong, nét đục
sâu, nổi rõ hình khối, nét chạm sắc, dứt khoát đã khẳng định giá trị thẩm mỹ
của công trình. Đình làng là chốn tôn nghiêm trong đó có thờ vị thần bảo vệ cho
làng, vì vậy các họa tiết trang trí là những vật thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng
chiếm vị trí chủ đạo của công trình. 6 bộ vì được chạm lá sen, các đấu kê được
chạm hình bông sen, loài hoa biểu hiện sự tinh khiết. Trên xà hạ, ở vị trí gian
giữa, phía trên bàn thờ, vị trí quan trọng nhất của ngôi đình được đặt bức đại
tự với nội dung (thánh cung vạn tuế), các chữ này được đặt từng ô và gắn chạm
đôi rồng chầu mặt nguyệt bằng nghệ thuật chạm bong, nét đục sâu, tạo khối nổi
dáng vẻ uy nghiêm. Bên cạnh các mô típ tứ linh giữ vai trò chủ đạo bởi kích
thước các bức chạm hầu như chiếm bằng hết diện tích bề mặt kiến trúc, xen vào
giữa hình tượng linh thiêng (Long, Ly, Quy, Phượng) là các con vật gần gũi với
đời sống cư dân nông nghiệp như con cua, con cá. Tất cả những họa tiết trang
trí ở vì, trò, kẻ hiên, kẻ bẩy, đại tự đã làm tăng tính uyển chuyển mềm mại,
thể hiện nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn, mang nhiều màu sắc tôn giáo, hợp với
đời sống dân gian, thể hiện cuộc sống no đủ của con người lúc bấy giờ.
Đình Yên
Tôn Hạ cùng với đình làng Phù Lưu, đình Yên Tôn Thượng, Nghè Đồn, chùa Phú
Lĩnh, đình Tây Giai, đình Đồng Môn đã tạo nên một quần thể di tích vệ tinh khá
đặc sắc xung quanh thành Nhà Hồ.
Đình làng khi chưa trùng tu
Gian tiền tế của đình
Đình làng sau khi trùng tu, gian tiền tế và hậu cung
Hội làng hàng năm
Cổng đình làng
Nơi thờ Thành hoàng Cao Tôn Sơn Thần và các vị thần có công với làng
Hình chụp có ghi ngày tháng là hình của tác giả Lưu Văn Khánh nhà ở đối diện lệch với cổng đình làng;
Đình làng khi chưa trùng tu
Gian tiền tế của đình
Đình làng sau khi trùng tu, gian tiền tế và hậu cung
Hội làng hàng năm
Cổng đình làng
Nơi thờ Thành hoàng Cao Tôn Sơn Thần và các vị thần có công với làng
Hình chụp có ghi ngày tháng là hình của tác giả Lưu Văn Khánh nhà ở đối diện lệch với cổng đình làng;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét