XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

BÀN VỀ LINH HỒN VÀ ĐẦU THAI CHUYỄN KIẾP.



Cuộc đời con người là một chuyến đi xuyên qua bóng tối vô hình, trong tâm tưởng của mỗi cá nhân, và đời sống thực tế với cộng đồng. Vì thế nó là một cuộc hành trình âm dương vô tận, chứ không phải là một cuộc đua ngắn ngũi trong cuộc sống, với những mục tiêu phải đạt được như chúng ta vẫn tưởng. Và đại khái là nó cứ kéo dài mãi chứ không bao giờ là chấm hết. Vì khi bạn nhìn thấy từ cái gốc vô ngã bởi sự sống của vạn vật trên đời, thì tất cả đều đổi thay và biến chuyển để trở thành cái khác mới hơn nơi thực tại. Và sự đổi thay đó nếu nhìn về mặt vật chất, thì nó là sự thay đổi để bảo tồn năng lượng vật chất. Còn nếu nhìn về mặt tinh thần, thì đó là sự thay đổi chuyễn kiếp của linh hồn, tạo ra nhiều kiếp sống khác nhau của chúng ta nơi trần gian.

Hãy nhớ! Linh hồn là vẫn còn thiện ác.

Và cái vòng tròn luân chuyễn linh hồn chúng ta từ cỏi này qua cỏi khác. Từ thân phận này trở thành thân phận khác, trong thế giới vô hình thì được gọi là luân hồi.

Vậy triết học đời sống của loài người từ xưa tới nay, chỉ nhằm mục đích là để cải tạo trên bề mặt cuộc sống thôi, chứ nó hoàn toàn không phản ảnh hết hai mặt của cuộc đời con người chúng ta được. Vì nó không đi quá sâu vào vô thức trong tinh thần của con người. Vì thế nó gần như hoàn toàn giao phó phần vô hình trong tinh thần của chúng ta cho Chúa quyết định hết. Và sở dĩ con người tinh tưởng vào tôn giáo và thánh thần, là vì con người không mang vác nổi cái bóng tối vô hình trên đầu mình mà thôi.

Và phân tâm học phương tây có khám phá sâu vào trong tiềm thức và vô thức, nhưng nó khám phá theo con đường phân tích tâm lý, và mở rộng cảm giác, thì càng ngày chỉ càng mịt mù thêm. Do đó hướng đi này mà đi vào trong cỏi vô hình, thì tất nhiên là thất bại rồi. Vì càng đi sâu vào cái vô hình là nó phải đơn giản rút gọn lại bằng tư duy tổng hợp, thì mới đúng hướng. Bằng không nếu bạn đi sâu vào tâm lý, mà còn phân tích mãi ra cho nó nhiều hơn, thì bạn sẽ hoang mang nhiều hơn và có ngày điên luôn đó.

Vì khi đi sâu vào khám phá tinh thần con người, thì chúng ta nên khám phá phần “thượng” của nó, thì mới thoát khỏi sự trì kéo của bản năng xuống thấp, thì mới có được tự do. Còn như bạn dùng phân tâm học, để khám phá cái phần “hạ” của tinh thần là bản năng của thân xác, với các giác quan (chủ yếu là tính dục) thì bạn sẽ chết chìm với nó luôn. Do đó phân tâm học phương tây, đã đi lạc hướng sang những vùng cảm giác bản năng, chập chùng mù mịt của thân xác con người, như mê hồn trận rồi thì làm sao lên cao được nữa.

Vì thế những loại triết học thuộc ý thức chỉ chú trọng cải tạo phần đời sống, và nghiên cứu phát triển khoa học kỷ thuật, thì họ đi theo sự hướng dẫn của trí tuệ hợp lý hữu vi mà thôi. Vì họ chỉ hướng ra ngoài khám phá các hiện tượng biến đổi của vật chất trong thực tại, cho nên họ không tin con người là có linh hồn. Và họ cũng không biết cái gì gọi là nghiệp chướng cả. Vì nghiệp chướng cũng chính là mặt trái của trí tuệ hợp lý hữu vi. Và khi nó nổi lên trên bề mặt cuộc sống, rồi biến chúng ta thành cái này cái kia, thì đó chính là nghiệp chướng. Nhưng khi nó lắng xuống thành một khối vô hình làm đau khổ con người thì đó là linh hồn. Và từ cái linh hồn vô hình này sẽ còn lại mãi mãi với thời gian, kể cả khi thân xác chúng ta đã mất đi rồi. Và do đó khi nghiệp chướng của chúng ta thế nào, thì chúng ta sẽ được chuyễn kiếp và sẽ trở thành như thế đó. Cái đó gọi là luân hồi chuyễn kiếp.

Và ai hiểu tới đâu thì biết tới đó thôi, cho nên từ xưa tới nay người ta chia hai thế giới này ra thành duy tâm và duy vật, rồi tha hồ mà cải nhau mãi. Và nếu như những nhà khoa học không tin có linh hồn, là vì những thành tựu khoa học của họ quá thành công, quá vĩ đại, cho nên con người lúc đó không cần có Chúa nữa. Và nhiều lúc họ tin rằng tâm lý mình thì mình cũng hiểu được, cho nên cũng không cần tới thánh thần tôn giáo làm gì nữa. Và đây là những quan niệm mới của thời hiện đại, làm con người mạnh mẽ hơn trước sự hủ bại của các trường phái triết học duy tâm, bảo thủ mê muội kềm chế và lừa dối con người.

Nhưng khi mấy ông triết gia xa rời ý thức, rồi bước vào tiềm thức là siêu hình học, thì vấn đề ở đây là đã khác rồi. Vì ở đây là thế giới dồn nén của cảm giác đến tột độ, với nhiều sự lẫn lộn màu sắc và hình ảnh không đầu không cuối, trong tiềm thức của chúng ta. Cho nên từ đây đã làm cho con người mất phương hướng rồi trở nên hoài nghi như Heidegger, hoặc hoang tưởng tột độ như là Nietzsche vậy. Vì lão ma vương này dám tuyên bố rằng Chúa đã chết. Vì ở chỗ này là chúng ta phải tư duy trừu tượng rồi. Và tư duy từu tượng mà không thoát ra tới miền đất tự do của tư tưởng, thì sẽ điên luôn. Và bằng chứng là rất nhiều triết gia “hiện tượng học” và “siêu hình học” của phương tây cuối đời đã phát điên luôn là như thế đó.

Hãy nhớ! Từ thực tại đến niết bàn, từ vô thường đến vô ngã là một vòng tròn không đầu không cuối. Đó là một hành trình âm dương đi xuyên qua không gian thời gian ước lệ xung quanh ta trong vũ trụ. Nó là suối nguồn tuôn chảy từ cái nôi của sự sống, chảy ra tràn đầy mãi mãi trên trần gian này. Trong đó con người và các sự vật đều như nhau.

Vì mỗi cái gì đó nó cũng là một thôi. Nếu mặt này chúng ta nhận thức nó là khái niệm, thì mặt kia nó sẽ là bản chất. Và khi nó hiện ra số nhiều ở đầu ngọn là khác, và nó thu về ở cái gốc là khác, nhưng vẫn là nó. Cái này triết học nói chung không biết được. Vì triết học xưa nay chỉ giải quyết vấn đề ở đầu ngọn. Ví dụ như thực tại là cái ngọn, là số nhiều luôn thay đổi, nhưng cái gốc của nó là niết bàn chỉ có một và bất biến. Tương tự vô thường là ngọn, và vô ngã là gốc. Nếu ai biết được cả hai cái này trong một cách nhận thức, thì mới thấy hết được vấn đề.

Vậy chúng ta nhận thấy sai lầm của triết học cải tạo đời sống, là lấy cái ảo vọng trong vô hình để định hướng cho tương lai xã hội loài người, và xem đó là mục đích nhắm tới như một thiên đường có thật trên trần gian. Và điều này thất bại là lẽ đương nhiên. Vì trần gian hữu lậu này trôi đi theo quy luật tự nhiên, thì nó phải có đủ thứ trong đó chứ. Đó chính là cái sự thật tồn tại trên đời rằng, phải có cả xấu và tốt trong nó hết. Và đó là cách nhìn bao quát hết thảy mọi vấn đều tồn tại khách quan, vốn có trong thực tại đời sống xã hội của con người chúng ta rồi. Nhưng khi chúng ta nhận thức bằng lý tưởng, thì chúng ta không hề thấy được tất cả. Mà chúng ta chỉ thấy một mặt tốt đẹp sáng ngời nhất của nó để hướng tới thôi. Và khi cái lý thuyết một chiều này, áp dụng vào thực tiễn đời sống thì nó sẽ thất bại ngay. Là vì cái xấu kia nó sẽ lòi ra mà chúng ta chẳng biết bỏ nó đi đâu cả. Cho nên chúng ta phải che dấu nó dưới nhiều hình thức gọi là tốt. Và như vậy từ ảo tưởng đầu tiên trong lý thuyết sai lầm, thì nó đã dẫn chúng ta đi tới chỗ dối trá với chính mình rồi.

Do đó về mặt nhận thức thì triết học không thấy được linh hồn trong con người chúng ta, cũng như nó không thể nhận thấy sự thật chính xác của thực tại. Là vì bạn phải đi tới tận cùng cội nguồn gốc rễ của nó, thì bạn mới thấy hết hoa lá cành nơi cái ngọn của nó là thực tại được. Cho nên ở cả hai mặt thì triết học sẽ thất bại. Và vì thế không thể trách nhiều người không thể biết được chính xác rằng, con người có linh hồn hay không, và linh hồn đó nằm ở đâu trong tinh thần con người chúng ta đây.

Vậy tinh thần con người là gì?

Tinh thần con người có ba lớp. Lớp ngoài là ý thức. Lớp giữa là tiềm thức, và lớp trong là vô thức. Trong vô thức lại chia làm tâm linh và tâm thức. Trong tâm linh lại chia làm hai gọi là tiền tâm linh và kết tâm linh. Người giác ngộ đến phần kết tâm linh thì có thể gọi là đạo sư trăng rằm, là tận cùng của lý tưởng. Trong tâm thức lại chia làm hai. Gọi là tiền tâm thức, và kết tâm thức. Người giác ngộ tới chỗ tiền tâm thức thì được thánh quả A La Hán. Còn người giác ngộ hoàn toàn đến chỗ kết tâm thức, là thành Phật rồi. Là bậc toàn giác như mặt trời. Là tận cùng của chân lý.

Ý thức là khả năng xử lý thông tin của đầu óc con người. Vì nó biết cách sắp xếp, hệ thống thông tin hình ảnh từ hỗn độn trở thành ngăn nắp gọn gàng hơn. Tiềm thức là thế giới hình ảnh lộn ngược đa chiều kích, mơ hồ và rực rỡ mịt mù gọi là siêu hình. Còn tâm linh là thế giới cảm giác chứa đựng âm thanh, mùi vị và hương thơm của tâm hồn, linh hồn. Và vô thức là thế giới tràn ngập ánh sáng vì nó thông suốt từ trong ra ngoài, nên nó là thế giới của tự do nội tâm bừng sáng nhất.

Sở dĩ con người còn luân hồi sanh tử, là bởi có linh hồn. Mà linh hồn con người nằm ở đâu? Đó là nơi tận cùng tâm linh. Và nếu ai giác ngộ tới tâm thức thì không còn linh hồn nữa. Vì thế các vị A La Hán và Phật là linh hồn của họ thoát ra khỏi sự giam giữ của thân xác rồi, mà nó hoà nhập với vũ trụ rồi, nên A La Hán và Phật không còn luân hồi đầu thai chuyễn kiếp nữa. Vậy còn lại những ai tu tới cỏi trời Tịnh Độ, hay tận cùng tâm linh của lý tưởng, thì đều phải đi đầu thai chuyễn kiếp hết...

Tuy nhiên các vị thánh A la Hán và đức Phật là không có linh hồn như chúng ta. Hay nói khác hơn linh hồn của các Ngài là cái đại ngã rộng lớn bao trùm vũ trụ này. Và nếu cái đại ngã này đi về hướng nhân bản nhân sinh, thì có thể gọi nó là thần thức. Vì đó là cái tự tánh vốn có của tất cả chúng ta. Đó chính là pháp thân của Phật, và do tu tập mà các Ngài đã tìm về được với nó, như một sự phát hiện ra cái chìa khoá mở cửa cho cả thế giới này.

Do đó chỉ có đức Phật và các vị A La Hán là mới dám nói rằng không có linh hồn. Là vì linh hồn của các Ngài đã thoát ra ngoài thiên nhiên rồi, để trở thành cái vô ngã trong trời đất. Và từ đó các Ngài mới thấy được cây cỏ thiên nhiên vô tình cũng có linh hồn của nó như chúng ta vậy. Và điều này hình như ngày nay người ta đã chứng minh bằng khoa học được rồi. Tuy nhiên các nhà khoa học lớn, vì chủ quan cũng có thể nói rằng con người không có linh hồn. Vì con phù du có đời sống ngắn ngũi, thì làm sao nó thấy được số thời gian đã sống của một con người gần cả trăm năm. Và tương tự như thế, một vị Phật đứng cách xa chúng ta hơn ba ngàn năm, thì Ngài cũng nhận thấy đời sống của một kiếp người trên trần gian này, cũng ngắn ngũi như kiếp sống của những con phù du thôi.

Như chúng ta đã biết, vật chất là không mất đi mà nó chỉ chuyễn đổi từ dạng này sang dạng khác. Và với định luật bảo toàn năng lượng, cũng như các định luật bảo toàn hoá học của các chất. Các định luật cân bằng trong vật lý học vv. Cho chúng ta thấy rõ thực tại, bằng những thí nghiệm chứng minh của khoa học, rằng vật chất cũng không mất đi, Nhưng khoa học hay tâm lý học, thì nó cũng không thể chứng minh được linh hồn trong con người cũng không mất đi, mà nó chỉ biến chuyễn từ chúng sanh này sang chúng sanh khác mà thôi. Và vì sao khoa học và tâm lý học không làm được điều đó. Là vì nó là triết học duy vật. Còn linh hồn thì thuộc về triết học duy tâm.

Nói một cách khác, linh hồn của vật chất, của chúng sanh vô tình như cây cỏ thiên nhiên là năng lượng vật lý. Còn linh hồn của chúng sanh hữu tình (động vật) là năng lượng tâm lý. Cho nên những lời tôi nói đây, nếu để giải thích về thực tại, thì nó sẽ đúng chính xác với khoa học thực nghiệm. Còn những gì tôi nói về linh hồn, thì nó sẽ đúng với thuyết nhân quả luần hồi đầu thai của đức Phật Thích Ca. Vì con người có thể khác nhau về nghiệp chướng nhiều hay ít, nhưng đều giống nhau là có một linh hồn bất biến, bị giam hãm trong chính thân xác mình.

Do đó cái gì đã quyết định đường đi của linh hồn trong vũ trụ nhân sinh này, thì đó chính là cánh cửa mở ra cho linh hồn của chúng ta. Có nghĩa là cái gì đã quyết định cho sự luân hồi chuyễn kiếp của chúng ta, thì chính nó là yếu tố quyết định vậy.

Và câu trả lời đó chính là nghiệp chướng của chúng ta đó. Vì thế người ta nói sống trên đời gia tài lớn nhất của con người là nghiệp chướng (cả nghĩa đen và nghĩa bóng đều đúng hết). Và nó chính là vật thừa kế sở hữu cho mỗi cá thể, theo dòng biến chuyễn của thời gian vô tận này. Và nghiệp chướng là linh hồn của cái gọi “hạ trí tuệ” trong con người chúng ta đó. Hay nói khác hơn là cái “hạ trí tuệ” đã tạo ra nghiệp, và nghiệp đã tạo ra linh hồn. Vì con người đã quá ham muố đủ thứ nên mới tạo ra nghiệp chướng muôn trùng. Và chính nghiệp chướng này đã giam hãm mãi linh hồn con người, trong bóng tối vô hình của thân xác mình.

Do đó vấn đề giải thoát cho linh hồn, thì cũng chính là vấn đề phải phá bỏ nghiệp chướng đi.

Cái trí tuệ hữu vi, hữu lậu là phần tinh thần làm nên cuộc sống hữu hình của con người. Đó gọi là “hạ trí tuệ”. Vì đó là cuộc sống hiện thực của chúng ta đây. Nhưng nếu ai giàu có danh vọng nhiều thì đó cũng chính là có phước đức lớn. Tuy nhiên cũng chính cái phước đức lớn này, lại tạo ra nghiệp chướng cho chúng ta cũng lớn như vậy, cho nên con người trần gian thì ai cũng khổ cả. Người giàu thì chấp vào cái mình có. Là chấp vào cái mình hơn người, và xem mọi người đều thấp hèn hơn ta. Còn người nghèo không có gì thì lại chấp không. Là cảm thấy mạc cảm buồn khổ trách móc ông trời sao cho mình nghèo khổ quá vậy nè.

Và bất cứ cái gì từ bên ngoài tràn vào tinh thần con người chúng ta, thì nó cũng đều là nghiệp chướng hết. Vì đó chính là cái học từ bên ngoài đã tạo nên cái trí tuệ hữu vi, hữu lậu của chúng ta mà.

Vậy nghiệp chướng đi vào chúng ta bằng những con đường nào?

Thứ nhất, là bằng sự ham muốn hưởng thụ để thoã mãn nhu cầu của thân xác. Cho nên chúng ta đã làm cho các giác quan đã quen mùi dục lạc. Và đó cũng chính là nghiệp chướng khốn khổ nhất. Và chính nghiệp chướng này nếu quá nhiều, thì nó sẽ dẫn chúng ta đi theo con đường bản năng, giống như loài thú vật vậy.

Thứ hai, khi chúng ta đi học và nhận thức bằng ý thức. Và trong cuộc sống này chúng ta phải sống có trách nhiệm, phải biết và đo lường mọi thứ trong ứng xử bằng ý thức, để chúng ta tồn tại ổn định trên đời, giữa mình và xã hội. Chúng ta luôn chủ quan nắm bắt sự vật “không chính xác” với bản chất của nó, cho nên từ đó (vô tình) nó đã luôn tạo ra nghiệp chướng cho chúng ta rồi.

Thứ ba, bằng sự mơ mộng của tâm hồn, chúng ta luôn xây dựng cho mình một vòm không gian tình cảm tươi đẹp, để khi rãnh rổi thì chúng ta sẽ ẩn nấp vào trong đó. Và đó dường như là những tình cảm sâu đậm, với những người mà chúng ta khắc cốt ghi tâm, hình bóng của họ mãi trong tim mình. Và đó chính là nghiệp chướng nặng nề nhất, luôn trì kéo linh hồn của chúng ta xuống thấp, vì không có tự do. Và dĩ nhiên một ngày nào đó chúng ta nhận ra rằng, đó chỉ là điều tự mình huyễn hoặc mình mà thôi, thì chúng ta phải gánh chịu đau khổ ngập tràn...

Do đó làm sao chúng ta phải bỏ đi hết 3 cái nghiệp chướng này, thì chúng ta sẽ giải thoát được cho linh hồn của mình. Bằng không nếu trong 3 nghiệp chướng này, mà chúng ta gây tạo nghiệp chướng nào nhiều hơn, thì sau khi chúng ta chết, là chúng ta sẽ đầu thai vào đó, để phải trả cái quả báo của chúng ta đã gây tạo ra...

Và vấn đề chúng ta cần xét ở đây, là trong cái vòng luân hồi đầu thai của linh hồn thôi. Còn các vị A La Hán và đức Phật thì đã thoát ngoài vòng luân hồi rồi, thì chúng ta không xét tới nữa.

Vậy đi tu chứng đắc thì sẽ qua các bước sau đây, tương ứng với việc phá bỏ được 3 cái nghiệp chướng kia, thì sẽ giác ngộ giải thoát.

Thứ nhất là sơ quả Tu-Đà Hoàn. Nếu đắc được quả vị đầu tiên này là bạn đã phá bỏ được cái nghiệp chướng thứ nhất, là sau khi chết khỏi sanh về loài súc sanh như thú vật. Còn nếu như bạn tham ăn quá, thì sẽ sanh làm loài heo, hay chó gà, bò, dê, khỉ, trâu, chồn, cáo vv..

Thứ hai là quả vị Tư-Đà Hàm. Nếu bạn đắc được quả vị này, là bạn đã phá bỏ được nghiệp chướng thứ hai, là dùng ý thức để lừa gạt, nói dối vụ lợi cho mình. Là thoát khỏi cái ngã kiến sai lạc của ý thức. Thì sau khi đầu thai thành người sẽ được nhiều người tin cậy, và không phải sa vào vòng lao lý tù đày. Đồng thời với ý thức trong sáng, thì bạn sẽ có công danh và có phước đức giàu sang. Còn nếu có nguyện đi tu tiếp, thì cũng sẽ thành công trên con đường đạo hạnh huy hoàng đó.

Thứ ba là quả vị A-Na Hàm. Nếu bạn đắc được quả vị này, là thoát khỏi ngã ái chấp thủ, yêu ghét si mê, mộng mơ vọng tưởng đảo điên, và tham lam sân hận. Vì thế khi sanh làm người, bạn sẽ có thân tướng đẹp đẻ, đoan trang thuỳ mị và giàu sang hơn người. Cũng như bạn luôn có danh vọng huy hoàng như là phước đức lớn nhất. Vì bạn giác ngộ đến đây là được lên cỏi trời hưởng phước mà. Và nếu như bạn sân giận suốt ngày thì rất xấu, nên khi sanh làm người thì mặt mũi cũng rất xấu xí khó coi. Còn nếu bạn ngã mạn khinh người quá đáng, thì khi sinh làm người, sẽ bị sanh vào nhóm người thấp hèn nhất trong xã hội.

Nhưng từ cỏi người trở xuống, thì chúng ta nên biết đó là nghiệp chướng do “hạ trí tuệ” sanh ra. Còn nếu từ cỏi người trở lên, thì có cỏi trời, cỏi thánh, cỏi Phật, là do bạn có “thượng trí tuệ” thì mới được sanh lên đó. Vì thế hãy tu tập để lấy “thượng trí mà phá bỏ hạ trí” thấp hèn đi, thì sự luân hồi đầu thai của bạn sẽ đi lên các cỏi lành ở trên. Còn nếu bạn độc ác tham lam sân hận, thì sẽ bị đầu thai xuống các cỏi dữ ở phía dưới.

Làm người thì chúng ta ai cũng phải sống, như ăn uống đi lại, và mong cầu chiếm hữu cho mình.vv. Và tất cả những cái sống này sẽ tạo nghiệp chướng kiếp sau cho mình cả. Vì sống cho bản năng của thân xác, cho toan tính của trí tuệ hữu lậu, rồi tình thương yêu ghét vị kỷ, thì đều là nghiệp chướng, nếu như chúng thu nó vào trong thành cái vô hình. Và cái này là do chính ta tạo ra, nên chính nó cũng sẽ quyết định đời sống kiếp sau này của ta luôn. Chứ bây giờ chúng ta gây tạo nghiệp ác quá lớn rồi, thì cũng nên chuẩn bị mà thọ lãnh quả báo nhãn tiền đi, thì cũng coi như được xả bớt nghiệp vậy. Còn nếu cứ đi cầu xin mãi, và nghiệp chướng cứ còn đó mãi, thì sau này sẽ phải trả một cục to đùng luôn thì kinh khủng lắm đó. Và nói như vậy để thấy rằng, nếu chúng ta có bị tai nạn gì, thì cũng là do nghiệp của chính mình mà thôi.

Đức Phật nói sanh được làm người là may mắn hy hữu nhất trên đời. Vì bây giờ người ta sống sa đoạ hưởng thụ dục lạc nhiều quá. Và nó gần như là vượt cả ra ngoài nhu cầu sinh lý của thân xác. Mà nó là sự đỏi hỏi vô tận của cái tâm lý bệnh hoạn của con người chúng ta thôi. Vì thế những kẻ kiếp này sống sa đoạ chìm ngập trong si mê tình dục suốt ngày, thì kiếp sau chắc chắn sẽ sanh về loài súc sanh, súc vật. Tương tự như thế, kiếp này anh giàu sang, là do kiếp trước anh có bố thí tu phước, nên kiếp này anh được hưởng. Nhưng kiếp này anh lại tham nhũng hối lộ cướp của giết người, thì kiếp sau sẽ làm người nghèo hèn, khổ sở khốn cùng trong đau đớn tả tơi. Và hãy nhớ, kiếp này chúng ta nợ nhau hay có oán thù nhau, thì đều là do nghiệp dẫn từ tiền kiếp cả. Vì thế nghiệp thì nên gỡ đi chứ không nên kết thù oán nhiều hơn, rồi lại lãnh đủ luôn. Và cái này là chưa nói tới sự cộng nghiệp của gia đình, của xã hội, và của cả đất nước nữa đó.

................................................................................

Trong ngôi nhà thân xác, có một đứa trẻ vô tâm không sanh không diệt, không tới không lui, không thiện không ác. Và dù gió bão cuộc đời có thể nhấn chìm ngôi nhà này trong cát bụi, nhưng đứa trẻ kia không bao giờ chết..
HÙNG HÀ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét