XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

TRUYỆN NGU NGÔN CON CÁO VÀ CHÙM NHO

 

        Truyện ngụ ngôn là một thể loại ở Việt Nam, thuộc thể loại văn học dân gian, nhằm mục đích sử dụng sự đối nghịch, bất hợp lý giữa những hành động của con người để tạo ra tình huống trào phúng. Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn. Thể loại truyện ngụ ngôn phát triển nhiều hơn ở nước ngoài, với số lượng khổng lồ và chất lượng tốt, có những tác phẩm ngụ ngôn trở thành kinh điển. Trong đó có câu chuyện ngụ ngôn “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân văn được tác giả truyền tải cần phải được phân tích và tìm hiểu kĩ.

Vài nét về tác phẩm

         Con cáo và chùm nho là truyện ngụ ngôn của Aesop, Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

         Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

         Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Một câu chuyện hay và đặc sắc, thông qua tiếng cười trào phúng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Ý nghĩa câu chuyện

* Phê phán lối thắng lợi tinh thần

Câu chuyện ngụ ngôn minh hoạ khái niệm bất hoà hợp về nhận thức xảy ra khi một người cố gắng đồng thời giữ các ý nghĩ không tương hợp. Sự bất hoà hợp này có thể được làm giảm đi bằng cách thay đổi niềm tin hoặc trạng thái ước muốn, cho dù nó dẫn đến hành vi không hợp lí. Sự trái ngược giữa thành quả đạt được và sự cố gắng bẻ ngược nhận thức của nhân vật tạo thành tình huống truyện đặc sắc của câu chuyện. Con cáo không thể hái được chùm nho nên đã tự nhủ mình nho còn xanh lắm để biện hộ cho việc không thể hái được chùm nho của mình là do tác động của ngoại cảnh, là do không đáng để hái. Đây được coi là lối thắng lợi tinh thần, ru ngủ bản thân bằng cách tự tưởng tượng ra hàng trăm lý do cho sự thất bại của mình, để biện hộ cho sự yếu kém của bản thân. Thực chân, chúng ta không làm được nhưng lại không biết chấp nhận sự thật là mình yếu kém, Có rất nhiều người tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ mong muốn có nhưng không được. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh.

         Truyện ngụ ngôn “con cáo và chùm nho”  đả kích lối nghĩ thắng lợi tinh thần, không chịu thừa nhận yếu kém, luôn đổ lỗi sự thất bại của mình cho những lý do khác. Ngoài ra, truyện phê phán mạnh mẽ thói biện minh của con người mà không bao giờ thừa nhận là mình sai, đạt được thành quả thì tung hô bản thân, nhưng không đạt được thì là do hoàn cảnh.

* Lời khuyên nên biết đánh giá hoàn cảnh và khó khăn trong cuộc sống

Đối với hành động của con cáo, cố gắng bằng được để hái được chùm nho là một hành động tốt, đầy ý chí và nỗ lực. Tuy nhiên, trong cuộc sống, khó khăn luôn tồn tại và đôi khi vượt xa khả năng của con người, không phải lúc nào cũng nên cố gắng hết sức mình khi ngay từ đầu ta đã biết không thể thực hiện được. Vì vậy, cần khôn khéo và thông minh hơn khi đương đầu với khó khăn, ví dụ không thể chỉ nhảy thật cao để lấy chùm nho, có thể nhờ sự giúp đỡ, hoặc tìm một giàn nho nào đó thấp hơn, đó là cách thích nghi với hoàn cảnh.

         Ngoài ra, chùm nho tượng trưng cho những thứ không thuộc về mình, không nên cố gắng đạt được mà nên tự tạo thành quả cho bản thân mình.

         Truyện ngụ ngôn “con cáo và chùm nho” có thể thấy chứa đựng tình huống trào phúng đặc sắc, nổi bật với tiếng cười châm biếm, đả kích sâu cay, phê phán thói thắng lợi tinh thần và luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh của con người.

Sưu tầm

NHỮNG XẠ THỦ BẮN TỈA LỪNG DANH CỦA HỒNG QUÂN LIÊN XÔ

          

      Hầu hết những tay súng bắn tỉa trên thế giới đều trưởng thành trong "lò lửa" Thế chiến I - là môi trường lý tưởng để chứng minh tài thiện xạ của mình. Nhưng sau khi cuộc chiến kết thúc, họ lập tức buông súng và quẳng vào quá khứ cả quá trình được đào tạo của mình.

          Chỉ có Liên bang Xôviết vẫn tiếp tục công nhận tầm quan trọng của đội quân này, do đó, khi Thế chiến II nổ ra, có tới 60.000 lính bắn tỉa đã đào tạo trong biên chế của lực lượng Hồng quân - nhiều hơn số các tay súng bắn tỉa của các nước tham gia cuộc chiến cộng lại.

Thời đó, tại Liên Xô các tay súng sở hữu kỹ năng bắn chính xác đều phải trải qua một khóa huấn luyện trong 3 tuần tại các trường huấn luyện bắn tỉa. Tại đây, họ được dạy các kỹ năng ngụy trang, ẩn nấp, tiếp cận, quan sát và bắn súng trong các tình huống tác chiến khác nhau. Đặc biệt, họ còn được đào tạo một vài chiến lược bí mật để chiến đấu tại các khu vực là rừng hoặc đang trong quá trình xây dựng, biến địa hình địa vật những nơi này thành lợi thế.

        Ngoài các kỹ năng bắn tỉa, họ còn được huấn luyện sử dụng lựu đạn, súng lưỡi lê và súng chống tăng. Đây là các kỹ năng vô cùng cần thiết vì khi kết thúc khóa đào tạo, họ sẽ được điều đến các đơn vị bộ binh và tham gia chiến đấu như những người lính. Các xạ thủ bắn tỉa luôn tác chiến theo nhóm 2 người, một xạ thủ và một quan sát viên (trợ thủ) và họ có thể trao đổi vị trí cho nhau.

Nhiệm vụ của họ tại mặt trận là trinh sát, giám sát, chống bắn tỉa, tiêu diệt chỉ huy đối phương, lựa chọn mục tiêu có giá trị và phá hoại khí tài của đối phương. Đôi khi, nhiều nhóm được kết hợp với nhau để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.

          Vũ khí đặc trưng của các xạ thủ bắn tỉa Liên Xô là súng trường Mosin-Nagant M1891/30, cỡ nòng 7,62mm với kính ngắm PE hoặc PEM 4x, hoặc PU 3,5X, hộp 120 viên đạn các loại. Năm 1938, 53.000 khẩu súng loại này đã được sản xuất và từ năm 1942, trung bình hàng năm sản xuất 50.000 khẩu. Súng trường Mosin Nagant là sự kết hợp giữa hai mẫu thiết kế: Một của Mosin, sĩ quan quân đội Nga và một của nhà thiết kế người Bỉ - Nagant.

Nhưng vào thời đó, nền công nghiệp quốc phòng của Nga chưa thể sản xuất được loại súng trường này theo yêu cầu nên phải mượn Nhà máy sản xuất vũ khí Chatelleraut của Pháp để sản xuất, năm 1894-1895, súng mới được sản xuất trong nước tại 2 nhà máy ở Izhevsk và Tula . Vào những năm 1916-1917, do nhu cầu súng trường cho Thế chiến I tăng cao, nên Nga phải mượn nguồn sản xuất từ 2 công ty sản xuất vũ khí của Mỹ là Remington và Westinghouse để sản xuất loại súng này. Cũng trong thời gian này, Nga đã cải tiến loại súng này thành khẩu M1891/10. Loại súng trường này được tiêu chuẩn hóa và đưa vào sử dụng năm 1910 trong quân đội Nga hoàng phục vụ Thế chiến I, và sau đó là trong cuộc nội chiến Nga. Đến năm 1923, Chính phủ Xôviết ngưng sản xuất mẫu súng này và đến năm 1930, cho phát triển mẫu cải tiến mới là khẩu M1891/30.

          Loại vũ khí thứ 2 được các xạ thủ bắn tỉa Liên Xô ưa chuộng là khẩu súng trường bán tự động Tokarev SVT-40. Súng trường bán tự động SVT-40 là "con đẻ" của Fedor Tokarev và Sergei Gavrilovich Simonov, hai nhà thiết kế vũ khí của Liên Xô, được sử dụng rất nhiều trong Thế chiến II và nhiều cuộc chiến khác sau đó. SVT-40 có tính chính xác cao nhờ có chiều dài hơn hẳn các súng trường khác, Hồng quân Liên Xô rất hãnh diện vì khẩu súng này.

          Trong kháng chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam cũng đã sử dụng loại súng này. Tuy nhiên, số lượng rất hạn chế không nhiều bằng Mosin-Nagant và SKS, nó cũng không được dùng nhiều như hai khẩu súng trường kia.

Nói về những xạ thủ nổi tiếng của nước Nga, có thể kể đến những tên tuổi như Vasily Grigoryevich Zaytsev, từ một anh chàng săn sói tại vùng Ural đã hạ được 400 tên lính phát xít Đức trong Thế chiến II, trở thành một trong những tượng đài xạ thủ bắn tỉa đáng ngưỡng mộ nhất. Hay tay súng huyền thoại Vasilij Shalvovich Kvachantiradze - người được mệnh danh là "Thợ săn sĩ quan" khi liên tục triệt hạ được các sĩ quan chỉ huy của Đức trên đất Nga.

          Bên cạnh đó là Mikhail Ilyich Surkov - người được bình chọn là xạ thủ bắn tỉa tiêu diệt được nhiều phát xít Đức nhất trong cuộc chiến tranh Vệ quốc với thành tích tiêu diệt 702 tên. Ngoài ra, còn có Ivan Mikhaylovich Sidorenko, là một trong những xạ thủ có cú bắn không tưởng trong lịch sử bắn tỉa được thực hiện từ cự ly 1.100m khi mục tiêu đang chạy.

Có một điều đặc biệt là nước Nga không chỉ có những tay súng thuộc phái mạnh mà còn có những "bông hồng thép". Họ được đánh giá cao về sự kiên nhẫn, sắc sảo, chịu lạnh rất giỏi. Họ được đào tạo chủ yếu tại một trường huấn luyện nữ xạ thủ bắn tỉa ở thủ đô Moskva, do Nora Chegodaeva - một cựu chiến binh của cuộc nội chiến Tây Ban Nha - dẫn đầu. Ước tính có 1.061 "sinh viên" tốt nghiệp và 407 giảng viên, đã bắn hạ 12.000 lính Đức.

          Nói về các nữ xạ thủ bắn tỉa của Xôviết, trong cuốn nhật ký của mình, tướng Hunersdorff của Đức viết: "Họ như những bóng ma vậy, thoắt ẩn thoắt hiện. Tôi tự hỏi, tại sao lại là những người phụ nữ? Những người đàn ông đâu rồi?". Trong số các nữ xạ thủ lừng danh ấy phải kể đến Lyudmila Mykhailvna Pavlichenko - người mà với tài năng bắn súng huyền thoại của mình đã được Nguyên soái Semyeon Konstantinov Timoshenko gọi là "Người phụ nữ vĩ đại của Xôviết" và được quân Đồng minh gọi là "Thợ săn phát xít". Cùng với đó là "Tử thần xinh đẹp" - tên gọi do Thống chế Erich von Manstein của Đức đặt - Marie Ljalková-Lastovecká, nổi tiếng với phát súng có một không hai trong lịch sử thế giới từ cự ly 1.200m.

(Theo báo “An ninh TG”)

Ảnh: Biệt đội bắn tỉa “Những bông hồng thép” của Hồng Quân Liên Xô từng tiêu diệt hơn 800 tên phát xít Đức trong một trận đánh. Họ là huyền thoại của lịch sử Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại !

(Nguồn: MNMCCLS)

ĐỔNG TRỌNG THƯ VỚI NHO GIÁO

CHỮ LỄ TRONG NHO GIÁO KHỔNG TỬ (NHO GIÁO TIỀN TẦN) VÀ CHỮ LỄ TRONG NHO GIÁO ĐỔNG TRỌNG THƯ (HÁN NHO,….HỦ NHO…) MỘT BÊN PHỤC VỤ XÃ HỘI, NHÂN SINH MỘT BÊN PHỤC VỤ VƯƠNG QUYỀN VÀ CAI TRỊ [Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".]

ĐỔNG TRỌNG THƯ VỚI NHO GIÁO

(董仲舒)

I.- Sơ lược tiểu sử

      Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên (thuộc huyện Táo Cường tỉnh Hà Bắc hiện nay), sinh năm 179 TCN. Ông xuất thân trong một gia đình đại địa chủ, thuở nhỏ đã khổ công học tập, nổi tiếng là "ba năm không ngó tới điền viên" nhằm dốc lòng nghiên cứu “Công dương Xuân Thu truyện”. Thời Hán Cảnh Đế (156 TCN - 141 TCN) đã nhậm chức Bác sĩ (quan chuyên giảng dạy về kinh điển của Nho gia). Lúc Hán Vũ Đế (140 TCN -87 TCN) chọn người hiền lương có học vấn, ông lần lượt vâng chiếu ba lần trả lời đối sách, dâng vua bài Thiên nhân tam sách nổi tiếng. Vũ Đế đánh giá cao kiến nghị "bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học", rất mau chóng tiếp nhận ý kiến này, lại bổ nhiệm ông làm Tướng quốc cho Dịch vương ở Giang Đô. Ông trở thành chuyên gia tư tưởng của Hán Vũ Đế (Han Wudi).

Trung tâm tư tưởng là học thuyết Nho giáo, có pha lẫn với thuyết âm dương ngũ hành. Xây dựng nên hệ thống thần học phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền, phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau.Sau này do ca ngợi những biến cố tai dị (sự trừng phạt của thiên nhiên đối với con người), khuyên giải Vũ Đế vì đã giết hại đại thần thân cận, làm cho Vũ Đế phẫn nộ, ông bị cách chức và bị nhốt vào ngục. Sau khi được thả ra, ông giữ chức Tướng quốc của Giao Tây vương. Về già, ông xin cáo quan về nhà, không lưu tâm đến sản nghiệp, chỉ chăm lo viết sách và lập “học thuyết”.

Ông mất năm 104 TCN, thọ 75 tuổi. Tác phẩm gồm "Xuân thu phồn lộ", "Đổng Tử văn tập", "Cử hiền lương đối sách".

II.- Học thuyết, trường phái

Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo.

Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.

Đến đời Hán, Hán Vũ Đế theo ba đề nghị của Đổng Trọng Thư là:

1.- Đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng.

2.- Xây cất trường học, dạy nhiều học trò, dùng kẻ sĩ để dạy tập tục tốt đẹp cho nhân dân.

3.- Đặt nặng vấn đề thi cử để chọn nhân tài, các địa phương có thể đề cử hiền tài ra giúp nước.

         Hán Vũ Đế đã sử dụng học thuyết của Đổng Trọng Thư, coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn mẫu của đạo đức xã hội. Đổng Trọng Thư, tự cho mình là người tiếp tục tư tưởng của phái Nho gia, nhưng thực tế ông đã xuyên tạc, tiếp thu và khuếch trương những yếu tố duy tâm trong triết học của của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái “Âm dương - Ngũ hành” và các trường phái khác nhau để nhào nặn nên thứ học thuyết mới, một học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc nghiệt. Do sự biến dạng cơ bản của nó nên sau này người ta gọi Nho gia do Đổng Trọng Thư khởi xướng lập nên là Hán nho.

Từ đó, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".

Về tư tưởng triết học và chính trị: Hai mệnh đề quan trọng nhất trong học thuyết của Đổng Trọng Thư là “Trời trao chính quyền” và “Trời và người có thể thông quan, hiểu biết lẫn nhau” (thiên nhân tương dữ).

Ông ra sức đẩy đến mặt cực đoan, mặt duy tâm trong tư tưởng “Mệnh trời” của Khổng Tử, mọi hiện tượng tự nhiên xã hội và trật tự của nó đều được xuất phát và sắp đặt theo ý “trời”, thân thể và ý thức của con người đều do thựơng đế ban cho. Ông cho rằng mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở dưới trần thế đều gây nên những “cảm xúc” vui hay giận của trời, biểu hiện ra những hình thức “ban ơn” hay “trừng phạt” của trời như được mùa, mưa thuận, gió hòa. . .

         Đổng Trọng Thư cũng sử dụng học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” để xây dựng học thuyết duy tâm tôn giáo của mình, vận dụng vào xã hội. Ông đề ra lý luận xã hội có tính chất thần học cho rằng: trật tự và quy luật vận động của xã hội là do ý chí của Thượng đế xếp đặt và chi phối, giai cấp thống trị phải nắm được quy luật ấy để mà cai trị, mọi người phải biết mà tuân theo cho hợp với ý trời.

         Ông đưa ra lý luận “dương thiện, âm ác”, “dương tôn, âm ti” khẳng định giai cấp thống trị, người quân tử biểu hiện thế lực “dương”, là sáng suốt, là người lãnh đạo... còn giai cấp bị trị, kẻ tiểu nhân là biểu hiện của thế lực “âm” là ngu đần, bị động, phục vụ cho thế lực “dương”; trật tự của tự nhiên “âm dương” không thể thay đổi được, do vậy trật tự của xã hội hiện hành là hợp ý trời, là hợp lý vĩnh hằng.

        Ông dùng cặp phạm trù “khí” “âm dương” “ngũ hành” để giải thích quy luật vận động phát triển của thế giới và khẳng định quy luật ấy do trời chi phối và chỉ có thiên tử “con trời-vua” được “Trời trao cho chính quyền” mới nắm được “Thiên thống” để cai trị dân cho hợp ý trời.

         Như vậy chúng ta thấy tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư trong quan niệm về tự nhiên và chính trị xã hội là duy tâm tôn giáo, mang màu sắc mục đích luận rõ nét, ông mưu toan kết hợp thần quyền và vương quyền vào một cá nhân vua, người đứng đầu xã hội, được mệnh danh là “Thiên tử”.

        Về lý luận đạo đức xã hội: Đổng Trọng Thư xây dựng một hệ thống các phạm trù “tam cương”, “ngũ luân”, “ngũ thường” làm khuôn mẫu cho mọi hành vi cư xử, giao tiếp, giáo dục, tự trau dồi cá nhân của mội giai tầng trong xã hội.

         Thuyết “Tam cương” của ông cho rằng, trong quan hệ giữa người với người trong xã hội có ba mối quan hệ là: vua - bề tôi; cha – con; vợ - chồng. Sau mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là: anh - em; bạn bè thành “ngũ luân”. Thực ra đây là mối quan hệ đã được Khổng Tử, Mạnh Tử đề cập đến rồi, như Đổng Trọng Thư đã tước đi một số yếu tố có tính nhân đạo, tiến bộ mà đưa vào quan niệm một chiều khắt khe.

         Đặc biệt là với “Tam cương” ông đưa ra thứ quy tắc đạo đức phi lí, phi nhân bản: “vua xử tội chết thần phải chết nếu không mắc tội bất trung, cha bảo con chết, con phải chết, nếu không là mắc tội bất hiếu, chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo”. Ông đã dùng thuyết “âm dương” nhưng bỏ mặt duy vật, nên ông cho rằng đó là  quy luật của tự nhiên và viện đến ý “trời”để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình: “Vua là tượng của “trời”, nên có đức che chở, hướng dẫn; bề tôi là tượng của “đất”, nên có đức tính chuyên chở, tuân theo; chồng là khí “dương” nên có đức sinh, dẫn đầu, vợ là thuộc khí “âm” nên có đức phụ trợ, tuân theo; cha là thuộc “mùa xuân” nên có đức sinh, con là thuộc “mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuân theo”  và tất cả là “do trời định đoạt”.

      Thuyết “Ngũ thường” (năm cái thường lý, thường tình của con người) là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về mặt tên gọi và nội dung của nó là “chép lại” của Khổng Tử. Nhưng Đổng Trọng Thư đã giải thích và vận dụng nó theo mục đích của mình. Ông cho rằng con người phải có đủ “Ngũ luân” để thực hiện đạo “Tam cương”, và con người mới có đạo “Cương-Thường”.

        Thực ra học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng Trọng Thư nhằm mục đích cao nhất là “trung quân”, trung thành tuyệt đối với nhà vua. Bởi vì mối quan hệ vua-tôi là đứng đầu trong ba mối quan hệ được coi là rường cột, cơ bản của con người, xã hội. Điều này cho thấy hoàn toàn trái ngược với Khổng Tử, Mạnh Tử.

Về bản tính của con người: Đổng Trọng Thư chia con người thành ba loại:

- Loại thứ nhất tình dục rất ít, không cần dạy dỗ cũng thành người tốt đó là “tính thánh nhân”;

- Loại thứ hai tình dục quá nhiều có dạy dỗ cũng khó mà được người tốt gọi là “tính nhỏ mọn”;

- Loại thứ ba là loại tuy có tình dục nhưng thể là tốt hoặc xấu gọi đó là “bậc trung”.

Ông lập luận về bản tính của con người là cơ sở lý luận để củng cố đẳng cấp bất bình đẳng trong xã hội phong kiến.

          Như vậy, Nho giáo qua bàn tay “chế biến” của Đổng Trọng Thư thời Hán so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả thời Mạnh Tử là một bước thụt lùi nghiêm trọng.

Chính tính nghèo nàn, xơ cứng của nó đã đẻ ra một truyền thống học hành thi cử theo kiểu sách vở “Từ chương huấn hổ” và để lại tấm gương Hiếu - Trung mù quáng của các thế hệ nhà Nho sau này. Nó trở thành công cụ thống trị tinh thần đắc lực của nhà nước trung ương tập quyền, chuyên chế của các triều đại phong kiến tiếp sau.

III.- Kết luận:

        Triết học Nho giáo của Đổng Trọng Thư là lập trường triết học duy tâm-bảo thủ. Những cái mà ông đã làm là, hạ thấp nhân trị, đề cao lễ trị. Vì nhân trị là cốt lõi của Khổng Tử nên ông không thể loại bỏ hoàn toàn mà dùng nhân trị như một cái vỏ bao bọc lễ trị.

        Ông cũng đã loại bỏ tính dân chủ của Nho giáo nguyên thủy. Dân là chủ bị lờ đi mà thay vào đó họ đề cao "trời", tạo ra thuyết "thiên mệnh".

Vua là "thiên tử" (con trời), không nghe theo vua là phản lại trời. "Ngũ luân" trong Nho giáo nguyên thủy được rút gọn thành "tam cương": vua-tôi, cha-con, vợ-chồng. Đổng Trọng Thư đã chia tính người thành ba cấp (trên, giữa và dưới); xây dựng nên hệ thống phong kiến duy tâm thần học lớn nhất của Trung Quốc. Quan hệ "trung dung" trong ngũ luân được chuyển thành quan hệ một chiều duy nhất được tóm gọn trong bốn chữ "trung-hiếu-tiết nghĩa”. Cuối cùng ông đã thực hành việc hạn chế vai trò của văn hóa sao cho có lợi cho chế độ phong kiến.

Tóm lại, Đổng Trọng Thư  đã xây dựng nên hệ thống thần học làm nền tảng cho chế độ phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền, phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau. Lí thuyết cơ bản là "thiên nhân cảm ứng", cho rằng Trời là "ông tổ của vạn vật", là "vua của trăm vị thần”. Trời Người có quan hệ mật thiết với nhau, con người đúng với danh nghĩa của nó, là phải toàn thiện, hoàn hảo như Trời.

          Nhưng, độc tôn Nho giáo dẫn tới làm cho Nho gìáo thoái hóa, mất sức sống và sáng tạo, chỉ còn là một bậc thang của danh và lợi mà thôi. Những nhà chính trị sau nầy cũng  vận dụng tư tưởng của Đổng Trọng Thư mà “hạn chế bớt một số mặt văn hóa, chỉ cho phổ biến cái nào có lợi cho giai cấp thống trị” mà thôi. Chủ nghĩa duy tâm thần bí  “thiên tử, thiên mệnh” quá lỗi thời, không còn chỗ đứng trong xã hội ngày nay.

Hai điều chúng ta có thể áp dụng là, mở nhiều trường học, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước; thực tâm đề cử, tiến cử người có đạo đức tốt, tài năng tốt ra tham chánh giúp nước giúp dân.

Thêm nữa, quan điểm con người là một “tiểu thiên địa” mà ông viết trong Xuân Thu Phồn Lộ cũng có chỗ cho chúng ta suy nghĩ, vận dụng: “ … Vũ trụ mà không có người thì vũ trụ không còn hoàn toàn, không thành được vũ trụ nữa. Bởi vì vũ trụ là một đại hòa điệu của Tam tài: Thiên, Địa, Nhân, nếu mất một yếu tố thì sự hòa điệu ấy không còn.

Cho nên: Trời Đất Người là gốc của muôn vật: “Trời sanh ra, Đất nuôi dưỡng, Người làm nên”.

NGUỒN BÀI ĐĂNG

Tư tưởng triết học Nho giáo của Đổng Trọng Thư

 

      Đối với thuyết Tính thiện và tính ác của Mạnh Tử và Tuân Tử, Đổng Trọng Thư nêu ra một thuyết chiết trung là tính người vừa thiện vừa ác. Ông nói : “Trời ban ra hai khí âm dương, thân người ta cũng có hai bản tính thiện và ác. Đổng Trọng Thư còn chia tính người làm ba bậc phù hợp với ba tầng lớp khác nhau : tính thiện là của các thánh nhân, tính ác là của những người bị trị, tính vừa thiện vừa ác là của những người trung bình.

     Như vậy, tư tưởng triết học của Đổng Trọng Thư thuộc chủ nghĩa duy tâm khách quan và mang nhiều yếu tố thần học.

     Về mặt đạo đức, Đổng Trọng Thư phát triển các quan niệm về vua tôi, cha con và nhân, nghĩa, lễ, trí của Không Mạnh thành những hệ thống hoàn chỉnh gọi là tam cương, ngũ thưởng.

     Tam cương là ba cặp quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, trong đó vua là cương (chỗ dựa) của bề tôi, cha là cương của con, chồng là cương của vợ, vì vậy bề tồi phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng.

     Đối với Không Tử và Mạnh Tử, đó chỉ là những vấn đề xã hội thuần tuý, nhưng Đổng Trọng Thư thì cho những quan hệ ấy cũng do trời quy định, đồng thời ông còn dùng thuyết âm dương để biện hộ cho địa vị của vua, cha và chồng trong ba cặp quan hệ ấy. Ông cho rằng trời thiên về dương chứ không thiên về âm, nên dương được trọng hơn âm mà “vua là dương, bề tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm”, do đó bề tôi phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng là lẽ tự nhiên, là làm theo ý trời.

     Còn Ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Quan niệm này vốn đã có trong tư tưởng Không Tử và Mạnh Tử, đến Đổng Trọng Thư thì mới ghép thành một hệ thống hoàn chỉnh.

     Về quan điểm chính trị, Đổng Trọng Thư không có chủ trương gì mới mà chỉ cụ thể hoá và phát triển thêm những chủ trương của Mạnh Tử.

     Đối với chủ trương thống nhất, thời Đổng Trọng Thư, Trung Quốc đã thống nhất đất nước rồi. Do vậy, ông phát triển chủ trương ấy ở hai điểm: một là, ông dùng thần học để giải thích sự thống nhất, cho rằng thống nhất “là điều thường xuyên của trời đất, là nghĩa chung cho cả cổ kim” hai là, không những chỉ thống nhất về lãnh thổ về chính trị mà còn phải thống nhất về tư tưởng. Chính vì thế ông đề nghị với Hán Vũ đế chỉ đề cao Nho học và cấm các học thuyết khác để khỏi lung lạc tư tưởng của nhân dân.

     Về đường lối nhân chính, Đổng Trọng Thư đã nêu ra những đề nghị cụ thể như: ”hạn chế ruộng đất tư của dân để cấp cho những người không đủ, ngăn chặn đường chiếm đoạt; muối, sắt đều giao về cho dân; bỏ nô tì, trừ khử tệ dùng uy quyền đề giết người; giảm nhẹ thuế khoá, bỏ bớt lao dịch để nới sức dân”

     Đồng thời, ông chủ trương phải chú trong việc giáo dục cảm hoá, do đó, ở trung ương phải mở trường Thái học để day con em quý tộc, quan lại.

     Ở các địa phương thì khuyến khích việc học tập, trên cơ sở ấy hàng năm các quan lại phải tiến cử người có tài đức lên trung ương để sung vào hàng ngũ quan lại.

     Như vậy, Đổng Trọng Thư đã nâng học thuyết của Không Mạnh thành một hệ thống lí luận tương đối hoàn chỉnh, nhưng đồng thời cũng làm cho học thuyết này nhuốm màu sắc thần học. Hơn nữa, do việc thần thánh hoá Không Tử, tôn ông làm giáo chủ của Đạo Học, do việc đề cao các sách Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu thành năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh), Nho học từ một trường phái tư tưởng đã biến thành một học thuyết mang màu sắc tôn giáo mà người sau quen gọi là Nho giáo. Cũng từ đó, học thuyết này trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hơn 2.000 năm lịch sử.

     Sau khi Nho học giữ địa vị thống trị được ít lâu thì Đạo giáo ra đời và Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Ba luồng tư tưởng ấy không ngừng bài bác lẫn nhau.

Nguồn gốc của Nho học

      Người đầu tiên đề xướng Nho học là Khổng Tử sống vào thời Xuân Thu. Đến thời Chiến quốc, đại biểu trung thành nhất của phái này là Mạnh Tử, nhưng lúc bấy giở vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội, nên Nho học chưa có vai trò đáng kể.

     Trong quá trình ấy, nước Tần dùng đường lối của phái Pháp gia nên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng những chủ trương của phái này đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội vô cùng gay gắt, do đó triềuTần chỉ tổn tại được 15 năm thì sụp đổ. Rút kinh nghiệm thất bại ấy, các vua đầu đời Tây Hán chủ trương nới lỏng về mặt tư tưởng nhưng chưa quyết định dùng hệ tư tưởng nào để chỉ đạo đường lối thống trị của mình.

      Đến đời Hán Vũ đế (140 – 87 tr. CN), nhà Hán đã trở nên cường thịnh Tuy nhiên, có một vấn đề cấp bách cần được giải quyết, đó là việc tăng cường chế độ tập quyền trung ương để ngăn chặn xu hướng chia cắt cua các vương quốc. Vì vậy, Hán Vũ đế muốn tìm một hệ tư tưởng chỉ đạo cho việc giải quyết vấn đề ấy, nhưng với điều kiện không làm căng thẳng thêm mâu thuẫn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã được chọn làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến, vì với chủ trương thống nhất và đường lối nhân chính, trưởng phái này đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó. Năm 136 tr. CN, Hán Vũ đế chính thức ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” (bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học), do vậy Nho học mới bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.

     Cũng từ đó, Nho học được phát triển thêm một bước mà người có nhiều đóng góp vào việc đó là Đổng Trọng Thư (179 – 104 tr. CN)

     Về mặt triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra thuyết “Thiên nhăn cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người). Với thuyết đó, ông cho rằng tất cả đều do trời sinh ra và xếp đặt, mà trời không bao giờ thay đổi, nên sự xếp đặt ấy cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, dòng họ nào làm vua, người nào làm vua, người nào được ở ngôi đều là do ý trời, vì vậy mọi người phải tuyệt đối phục tùng.

     Hơn nữa, để cho đượm vẻ thần bí, Đồng Trọng Thư còn dùng thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự tạo lập của trời. Ví dụ:

     “Trời lấy những con số trong một năm để lập nên thân thể của người, cho nên 366 đốt nhỏ để tương hợp với số ngày, đốt lớn 12 phần hợp với số tháng. Ở trong có 5 tạng hợp với số ngũ hành. Ở ngoài có tứ chi tham hợp với số 4 mùa. Chợt thấy chợt mở, tham hợp với ban đêm, ban ngày, chợt rắn chợt mềm hợp với mùa Đông mùa Hạ, chợt thương đau, chợt vui mừng hợp với khí âm dương…”

Nguồn: Lịch sử Thế giới