Đối với thuyết Tính thiện và tính ác của
Mạnh Tử và Tuân Tử, Đổng Trọng Thư nêu ra một thuyết chiết trung là tính người
vừa thiện vừa ác. Ông nói : “Trời ban ra hai khí âm dương, thân người ta cũng
có hai bản tính thiện và ác. Đổng Trọng Thư còn chia tính người làm ba bậc phù
hợp với ba tầng lớp khác nhau : tính thiện là của các thánh nhân, tính ác là
của những người bị trị, tính vừa thiện vừa ác là của những người trung bình.
Như vậy, tư tưởng triết học của Đổng Trọng
Thư thuộc chủ nghĩa duy tâm khách quan và mang nhiều yếu tố thần học.
Về mặt đạo đức, Đổng Trọng Thư phát triển
các quan niệm về vua tôi, cha con và nhân, nghĩa, lễ, trí của Không Mạnh thành
những hệ thống hoàn chỉnh gọi là tam cương, ngũ thưởng.
Tam cương là ba cặp quan hệ vua tôi, cha
con, chồng vợ, trong đó vua là cương (chỗ dựa) của bề tôi, cha là cương của
con, chồng là cương của vợ, vì vậy bề tồi phải phục tùng vua, con phải phục
tùng cha, vợ phải phục tùng chồng.
Đối với Không Tử và Mạnh Tử, đó chỉ là
những vấn đề xã hội thuần tuý, nhưng Đổng Trọng Thư thì cho những quan hệ ấy
cũng do trời quy định, đồng thời ông còn dùng thuyết âm dương để biện hộ cho
địa vị của vua, cha và chồng trong ba cặp quan hệ ấy. Ông cho rằng trời thiên
về dương chứ không thiên về âm, nên dương được trọng hơn âm mà “vua là dương,
bề tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm”, do đó bề tôi
phải phục tùng vua, con phải phục tùng cha, vợ phải phục tùng chồng là lẽ tự
nhiên, là làm theo ý trời.
Còn Ngũ thường là nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín. Quan niệm này vốn đã có trong tư tưởng Không Tử và Mạnh Tử, đến Đổng Trọng
Thư thì mới ghép thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Về quan điểm chính trị, Đổng Trọng Thư
không có chủ trương gì mới mà chỉ cụ thể hoá và phát triển thêm những chủ
trương của Mạnh Tử.
Đối với chủ trương thống nhất, thời Đổng
Trọng Thư, Trung Quốc đã thống nhất đất nước rồi. Do vậy, ông phát triển chủ
trương ấy ở hai điểm: một là, ông dùng thần học để giải thích sự thống nhất,
cho rằng thống nhất “là điều thường xuyên của trời đất, là nghĩa chung cho cả
cổ kim” hai là, không những chỉ thống nhất về lãnh thổ về chính trị mà còn phải
thống nhất về tư tưởng. Chính vì thế ông đề nghị với Hán Vũ đế chỉ đề cao Nho
học và cấm các học thuyết khác để khỏi lung lạc tư tưởng của nhân dân.
Về đường lối nhân chính, Đổng Trọng Thư đã
nêu ra những đề nghị cụ thể như: ”hạn chế ruộng đất tư của dân để cấp cho những
người không đủ, ngăn chặn đường chiếm đoạt; muối, sắt đều giao về cho dân; bỏ
nô tì, trừ khử tệ dùng uy quyền đề giết người; giảm nhẹ thuế khoá, bỏ bớt lao
dịch để nới sức dân”
Đồng thời, ông chủ trương phải chú trong
việc giáo dục cảm hoá, do đó, ở trung ương phải mở trường Thái học để day con
em quý tộc, quan lại.
Ở các địa phương thì khuyến khích việc học
tập, trên cơ sở ấy hàng năm các quan lại phải tiến cử người có tài đức lên
trung ương để sung vào hàng ngũ quan lại.
Như vậy, Đổng Trọng Thư đã nâng học thuyết
của Không Mạnh thành một hệ thống lí luận tương đối hoàn chỉnh, nhưng đồng thời
cũng làm cho học thuyết này nhuốm màu sắc thần học. Hơn nữa, do việc thần thánh
hoá Không Tử, tôn ông làm giáo chủ của Đạo Học, do việc đề cao các sách Thi,
Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu thành năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh), Nho học từ một
trường phái tư tưởng đã biến thành một học thuyết mang màu sắc tôn giáo mà
người sau quen gọi là Nho giáo. Cũng từ đó, học thuyết này trở thành cơ sở lí
luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hơn 2.000 năm lịch sử.
Sau khi Nho học giữ địa vị thống trị được ít lâu thì Đạo giáo ra đời và Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Ba luồng tư tưởng ấy không ngừng bài bác lẫn nhau.
Nguồn gốc của Nho học
Người đầu tiên đề xướng Nho học là Khổng
Tử sống vào thời Xuân Thu. Đến thời Chiến quốc, đại biểu trung thành nhất của
phái này là Mạnh Tử, nhưng lúc bấy giở vì không đáp ứng yêu cầu của xã hội, nên
Nho học chưa có vai trò đáng kể.
Trong quá trình ấy, nước Tần dùng đường
lối của phái Pháp gia nên thống nhất được Trung Quốc. Nhưng những chủ trương
của phái này đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội vô cùng gay gắt, do đó triềuTần
chỉ tổn tại được 15 năm thì sụp đổ. Rút kinh nghiệm thất bại ấy, các vua đầu
đời Tây Hán chủ trương nới lỏng về mặt tư tưởng nhưng chưa quyết định dùng hệ
tư tưởng nào để chỉ đạo đường lối thống trị của mình.
Đến đời Hán Vũ đế (140 – 87 tr. CN), nhà
Hán đã trở nên cường thịnh Tuy nhiên, có một vấn đề cấp bách cần được giải
quyết, đó là việc tăng cường chế độ tập quyền trung ương để ngăn chặn xu hướng
chia cắt cua các vương quốc. Vì vậy, Hán Vũ đế muốn tìm một hệ tư tưởng chỉ đạo
cho việc giải quyết vấn đề ấy, nhưng với điều kiện không làm căng thẳng thêm
mâu thuẫn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nho học đã được chọn làm cơ sở lí luận và
tư tưởng cho nền thống trị của giai cấp phong kiến, vì với chủ trương thống
nhất và đường lối nhân chính, trưởng phái này đáp ứng được yêu cầu lịch sử đó.
Năm 136 tr. CN, Hán Vũ đế chính thức ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho
thuật” (bỏ các trường phái, chỉ đề cao Nho học), do vậy Nho học mới bắt đầu trở
thành trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.
Cũng từ đó, Nho học được phát triển thêm
một bước mà người có nhiều đóng góp vào việc đó là Đổng Trọng Thư (179 – 104
tr. CN)
Về mặt triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra
thuyết “Thiên nhăn cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người). Với thuyết đó, ông
cho rằng tất cả đều do trời sinh ra và xếp đặt, mà trời không bao giờ thay đổi,
nên sự xếp đặt ấy cũng không thay đổi. Từ đó suy ra, dòng họ nào làm vua, người
nào làm vua, người nào được ở ngôi đều là do ý trời, vì vậy mọi người phải
tuyệt đối phục tùng.
Hơn nữa, để cho đượm vẻ thần bí, Đồng
Trọng Thư còn dùng thuyết Âm dương ngũ hành để giải thích sự tạo lập của trời.
Ví dụ:
“Trời lấy những con số trong một năm để
lập nên thân thể của người, cho nên 366 đốt nhỏ để tương hợp với số ngày, đốt
lớn 12 phần hợp với số tháng. Ở trong có 5 tạng hợp với số ngũ hành. Ở ngoài có
tứ chi tham hợp với số 4 mùa. Chợt thấy chợt mở, tham hợp với ban đêm, ban
ngày, chợt rắn chợt mềm hợp với mùa Đông mùa Hạ, chợt thương đau, chợt vui mừng
hợp với khí âm dương…”
Nguồn: Lịch sử Thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét