XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

Luật Làm Thơ - Học làm thơ (sưu tầm các bài viết)

 


(BÀI SỐ I)

Thơ Lục Bát

Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.

Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng

Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

x B x T x B (v1)

x B x T x B (v1) x B (v2)

x B x T x B (v2)

x B x T x B (v2) x B (v3)

Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

Bốn câu được chia thành hai cặp:

Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)

Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.

Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)

Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)

Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

Cách gieo vần tiếp

x B x T (v1)

x B x T (v1)

x T x B (v2)

x T x B (v2)

Cách gieo vần tréo

x B x T (v1)

x T x B (v2)

x B x T (v1)

x T x B (v2)

 

Cách gieo vần ba tiếng

x B x T (v1)

x T x B (v1)

x B x T (tự do)

x T x B (v2)

Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)

Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

Cách gieo vần ôm

x B x T x (v1)

x T x B x (v2)

x B x T x (v2)

x T x B x (v1)

Cách gieo vần tréo

x B x T x (v1)

x T x B x (v2)

x B x T x (v1)

x T x B x (v2)

Thơ Đường

Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

cặp 1: gồm câu một và câu tám

cặp 2: gồm câu hai và câu ba

cặp 3: gồm câu bốn và câu năm

cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy

Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x T x B x T b (vần)

câu 2: x B x T x B b (vần)

câu 3: x B x T x B t

câu 4: x T x B x T b (vần)

câu 5: x T x B x T t

câu 6: x B x T x B b (vần)

câu 7: x B x T x B t

câu 8: x T x B x T b (vần)

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

câu 1: x B x T x B b (vần)

câu 2: x T x B x T b (vần)

câu 3: x T x B x T t

câu 4: x B x T x B b (vần)

câu 5: x B x T x B t

câu 6: x T x B x T b (vần)

câu 7: x T x B x T t

câu 8: x B x T x B b (vần)

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.

Note: Chủ ý để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ý của người làm thơ, nhiều khi quá gò bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, vì vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ý tứ và cảm xúc của tác giả thì không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.

Luật làm thơ

II/MỘT BÀI VIẾT KHÁC

Các thể loại thơ thông thường: Thể Lục Bát, Biến Thể Lục Bát, Thể Song Thất Lục Bát, Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Cũ), Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Mới), và Thể Thơ Tám Chữ.

Thể Lục Bát

Thơ Lục Bát, còn được gọi là thơ "Sáu Tám", vì câu đi trước có 6 chữ, còn câu đi sau có 8 chữ. Cứ thế mà lập lại hoài cho tới khi nào tác giả muốn ngưng bài thơ. Thông thường, bài thơ Lục Bát dừng lại ở câu 8.

1. Cách Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu). Ký hiệu của bằng là B. Ðặc biệt chữ thứ tư của câu 6 và câu 8 và chữ thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc hay trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng). Ký hiệu của trắc là T. Chữ thứ sáu của câu 8 được gọi là yêu vận (vần lưng chừng câu), và chữ thứ 8 của câu tám được gọi là cước vận (vần cuối câu). Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau. Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận. Ví dụ: tin đi với tiên.

2. Luật Bằng Trắc-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần.

Câu 6: B B T T B B

Câu 8: B B T T B B T B

Ví dụ:

Câu 6: Trăm năm | trong cõi | người ta

Câu 8: Chữ tài | chữ mệnh | khéo là | ghét nhau

Câu 6: Trải qua | một cuộc | bể dâu

Câu 8: Những điều | trông thấy | mà đau | đớn lòng

(Kiều)

Ghi chú: Chữ là và đau là yêu vận (tức là vần đặt ở trong câu); chữ nhau và lòng là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu). Chữ thứ 6 của câu 6 (ta) hiệp vận (V) với chữ thứ 6 của câu 8 (là), chữ thứ 8 (nhau) của câu 8 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (dâu) của câu 6, chữ thứ 6 (dâu) của câu 6 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (đau) của câu 8.

Biệt lệ-Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh".

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta (Kiều)

(Ghi chú: chữ thứ 3 (trong) đáng lẽ thuộc vần Trắc, nhưng lại đổi thành vần Bằng).

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều)

(Ghi chú: chữ thứ 1 (Chữ) và thứ 5 (khéo) đáng lẽ thuộc vần Bằng, nhưng lại đổi thành vần Trắc).

3. Thanh-Thanh gồm có Trầm Bình Thanh và Phù Bình Thanh. Trầm Bình Thanh là những tiếng hay chữ có dấu huyền. Ví dụ: là, lòng, phòng... Phù Bình Thanh là những tiếng hay chữ không có dấu. Ví dụ: nhau, đau, mau... Trong câu 8, hai chữ thứ 6 và thứ 8 luôn luôn ở vần Bằng, nhưng không được có cùng một thanh. Có như thế, âm điệu mới êm ái và dễ nghe. Nếu chữ thứ 6 thuộc Phù Bình Thanh thì chữ thứ 8 phải thuộc Trầm Bình Thanh, và ngược lại.

Ví dụ:

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

(Ghi chú: là thuộc Trầm Bình Thanh, nhau thuộc Phù Bình Thanh).

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

(Ghi chú: đau thuộc Phù Bình Thanh, lòng thuộc Trầm Bình Thanh).

4. Phá Luật-Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp người làm thơ thích phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ. Câu 6 cũng được ngắt ra làm hai vế.

Ví dụ: Mai cốt cách | tuyết tinh thần (B T T T B

Mỗi người | một vẻ | mười phân | vẹn mười (T B T T B B T

(Kiều)

Ðau đớn thay | phận đàn bà (B T B T B

(Kiều)

Khi tựa gối | khi cúi đầu (B T T B T

(Kiều)

Ðồ tế nhuyễn | của riêng tây (B T T T B

Sạch sành sanh vét | cho đầy túi tham (T B B T B B T

(Kiều)

Biến Thể Lục Bát

Biến Thể Lục Bát là thể văn biến đổi ở cách gieo vần.

Ví dụ:

Câu 6: Vừa ra đến chợ một khi

Câu 8: Thấy rồng che phủ tứ vi một người

Câu 6: Nguyên nàng số lý nghề nòi

Câu 8: Dưới đất trên trời thuộc hết mọi phương (T T B B T T B

(Truyện Lý Công )

Chú thích: Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể. Chữ thứ tư (trời) của câu 8 lại vần với chữ thứ sáu (nòi) của câu 6.

Hoặc:

Câu 6: Khoan khoan chân bước bên đường

Câu 8: Thấy chàng họ Lý ngồi đương ăn mày

Câu 6: Ðầu thời đội nón cỏ may

Câu 8: Mặt võ mình gầy cầm sách giờ lâu (T T B B B T B

(Truyện Lý Công)

Chú thích: Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể. Chữ thứ tư (gầy) của câu 8 lại vần với chữ thứ sáu (may) của câu 6.

Trên đây là một số niêm luật căn bản của thơ Lục Bát. Làm thơ Lục Bát tuy dễ mà khó. Cái khó là ở cách gieo vần, làm sao đừng cho bị lạc vận hoặc cưỡng vận. Một bài thơ hay mà bị lạc vận hoặc cưỡng vận thì sẽ làm hỏng cả bài thơ, cũng giống như một con sâu làm hỏng cả nồi canh ngon vậy!

Người viết sẽ nêu một vài ví dụ điển hình để bạn thấy những khuyết điểm nho nhỏ mà người làm thơ không để ý tới, có thể vì chưa nắm vững niêm luật hoặc cũng có thể vì coi thường niêm luật. Sự không hiệp vận ấy gọi là cưỡng vận hay ép vận (tin đi với tiên) và lạc vận (mưa đi với mây).

(Ghi Chú: Về Vần hay Vận, xin xem một bài viết riêng về Thanh, Bằng Trắc và Vần của cùng tác giả sẽ cống hiến các bạn trong một dịp khác.)

Ví dụ:

Nhớ xuân lửa đạn rừng đồi

Nhớ đêm không ngủ cuối trời Việt Nam

Bây giờ mượn chút thời gian

Chia cho hiện tại để làm quà Xuân

Chú thích:

đồi đi với trời là Cưỡng vận (đồi với trời thuộc Vần Thông,1 chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).

Nam đi với gian là Lạc vận (Nam và gian không thuộc Vần Chính 2 và Vần Thông).

gian đi với làm là Lạc vận (gian và làm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Nhớ mi quầng biệt Quỳnh Côi

Nhớ hương bồ kết nhớ người mẹ quê

Chú thích:

Côi đi với người là Lạc vận (Côi và người không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Nhớ em phụng phịu: trời mưa

Giao thừa chẳng được vui đùa với nhau

Chú thích:

Mưa đi với đùa là Cưỡng vận (mưa và đùa thuộc Vần Thông, chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).

Có người hôm ấy chải đầu

Vô tình tóc cứ bay vào vai ta

Chú thích:

đầu đi với vào là Lạc vận (đầu và vào không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Ly cà phê Mỹ nhạt hơn

Nhưng đầy chất đắng trong hồn tha hương

Chú thích:

hơn đi với hồn là Cưỡng vận (hơn và hồn thuộc Vần Thông, chỉ hợp về Thanh chứ không hợp về Âm).

Vẫn không gian ấy bão bùng

Hay mồ hôi tưới trên thung lũng cằn

Bây giờ ngồi giữa thế gian

So giây ướm thử mấy gam giao mùa

Chú thích:

cằn đi với gian là Lạc vận (cằn và gian không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

gian đi với gam là Lạc vận (gian và gam không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Gió thơm từ thuở hoàng hôn

Theo chân ánh sáng về ôm ngang trời

Chú thích:

hôn đi với ôm là Lạc vận (hôn và ôm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

Rừng Xuân hoa lá êm đềm

Có người thơ thẩn đi tìm phong lan

Chú thích:

đềm đi với tìm là Lạc vận (đềm và tìm không thuộc Vần Chính và Vần Thông).

1 Vần Thông là những vần chỉ hợp nhau về thanh, còn âm thì tương tự chớ không hợp hẳn.

2 Vần Chính là những vần mà cả thanh lẫn âm đều hợp nhau.

III/CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ

(Thơ Đường Luật)

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Tổng cộng có 56 chữ.

Về cách phối âm, hay luật bằng trắc giữa các câu, ta chỉ nói các thanh Bằng-Trắc của các chữ đứng thứ 2-4-6 trong 1 câu (theo quy tắc Nhất-tam-ngũ bất luận, nhị-tứ-lục phân minh). Các tiếng 2-4-6 trong cùng 1 câu theo thứ tự luật bằng trắc có thể là B - T - B hay có thể là T - B - T.

Ví dụ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông B - T - B

Nuôi đủ năm con với một chồng T - B - T

Đôi khi trong câu đầu tiên của bài thơ cũng có thể làm theo thứ tự B - B - T, cũng có thể xem đó là luật phối thanh của câu T - B - T. Ví dụ:

Một đèo, một đèo, lại một đèo B - B - T

Về cách gieo vần trong thơ: Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau mhư sông-chồng, tà-hoa.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ. Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các cao nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Ví dụ:

Sóc phong suy hải khí lăng lăng

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng

Ngạc đoạn, kình khoa sơn khúc khúc

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng

Quan hà Bách nhị do thiên thiết

Hào kiệt công danh thử địa tằng

Vãn sự hồi đầu ta dĩ hĩ

Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng

(Bạch Đằng hải khẩu - Nguyễn Trãi)

Trong khi gieo vần thường các cao nhan cũng chú ý đối thanh trong thơ, thường có 2 cách đối thanh, đó là đối thanh huyền (H) và thanh ngang (N) trong các vần được gieo. Ở bài thơ ví dụ trên ta thấy lăng-Đằng-tằng-tằng-thăng theo thứ tự N-H-H-H-N. Còn cách đối kách là xen kẽ thanh huyền và thanh ngang với nhau. Ví dụ như bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan.

Phép đối trong thơ thất ngôn bát cú, là đối giữa các câu 3-4, 5-6. Các câu này đối lại nhau như các câu đối thời xưa. Rõ nhất là về các câu trong bài Qua đèo Ngang. Về bố cục thì bài thơ được chia làm 4 mỗi phần có 2 câu:

Câu 1-2 là hai câu đề: Mở ra vấn đề về bài thơ

Câu 3-4 là hai câu thực: Giải thích về vẫn đề

Câu 5-6 là hai câu luận: Bàn luận về vấn đề

Câu 7-8 là hai câu kết: Kết luận lại vấn đề

CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần thì có 3 cách:

Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)

Ví dụ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Cách này thường được các cao nhân thời xưa xử dụng nhiều nhất.

Gieo vần chéo: vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc). Ví dụ:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Cách này thường được Hồ Chí Minh sử dụng.

Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3. Ví dụ:

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi

Qua những sân cung rộng hải hồ

Có phải A Phòng hay Cô Tô ?

Lá liễu dài như một nét mi

Cách này ít người sử dụng.

Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú.

CÁCH LÀM THƠ NGŨ NGÔN

Thơ ngũ ngôn Đường luật cũng giống thơ thất ngôn Đường luật, hoàn toàn giống về niêm, về cách gieo vần, nhưng về bắng trắc thì chỉ có 2 tiếng 2-4 nên theo thứ tự B-T hay là T-B, cứ như thế.

Ví dụ:

Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm hồ Hàm Tử quan

Thái bình nghi nổ lực

Vạn cổ thử giang san.

CÁCH NGẮT NHỊP THƠ

Đọc thơ phải đúng cách, đó là đọc đúng cách ngắt nhịp trong thơ để có thể cảm nhận hết được những ý tứ của tá gỉ trong thơ.

Cách ngắt nhịp thường gặp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp chắn: nhịp 2/2/3 hay còn gọi là nhịp 4-3.Ví dụ:

Một đèo / một đèo / lại một đèo

Nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.

Cách ngắt nhịp thơ ngũ ngôn theo nhịp 2/3.

Cách ngắt nhịp giúp ta hiểu rõ thơ hơn, cảm nhận hết ý tứ thơ.

Trên đây chỉ là những hiểu biết sơ sài của tôi về thơ Đường luật, post lên đây với mong muốn mọi nguời hãy sửa chữa những chỗ sai sót và bổ sung chỗ thiếu sót giúp cho chúng ta có thể hiểu thêm về một thể thơ nổi tiếng từ thời xa xưa đến nay. Mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn.

Phép đối và câu đối

SONG THẤT LỤC BÁT

Song Thất Lục Bát . Có 4 câu : hai câu đầu 7 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu cuối 8 chữ

Luật Bằng trắc :


Đông đã đến bao mùa ngao ngán

Nhớ thương người bao tháng năm qua

Phổ cầm khúc tuyệt tình ca

Nhỏ dòng máu thắm xót xa đoạn trường

Luật :

x = Không qui luật (Bằng hoặc Trắc cũng được)

B = Bằng (là những chữ không dấu hoặc có dấu huyền)

T = Trắc (là những chữ có dấu Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng)T1= Vần Trắc ......T1 (chữ thứ 7) của câu 1 phải vần với T1 (chữ thứ 5) của câu 2 B2= Vần Bằng .....Chữ thứ 7 của câu 2 ..vần với chữ thứ 6 cuả câu 3 ......Chữ thứ 6 của câu 4 vần với chữ thứ 6 của câu 3

Vần

Chữ thứ 5 của câu 2 (tháng) vần với chữ thứ 7 của câu 1 (ngán)

Chữ cuối cùng của câu 3 (ca) vần với chữ cuối của câu 2 (qua)

Chữ thứ 6 của câu 4 (xa) vần với chữ cuối của câu 3 (ca)

Note : Câu 3 và câu 4 làm theo thể thơ Lục Bát

Âm Khúc :

Chia từng câu thành những khúc nhỏ ..... trong Song Thất Lục Bát chia câu số 1 thành hai khúc và dùng lời thơ để nhấn mạnh từng khúc:

Câu 1 :

Đông đã đến / bao mùa ngao ngán

Câu 2 :

Nhớ thương người, / bao tháng năm qua

Câu 3 :

Phổ cầm / khúc tuyệt / tình ca

Câu 4 :

Nhỏ giòng / máu thắm / xót xa / đoạn trường

SONG THẤT LỤC BÁT

Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt văn.

Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ý)

Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ TRẮC, tiếng thứ 5 là chữ BẰNG, và tiếng thứ 7 là chữ TRẮc và VẦN.

Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ BẰNG, tiếng thứ 5 là chữ TRẮC và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 là chữ BẰNG và VẦN.

***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối

Hán văn, vì luật BẰNG TRẮC được áp dụng trong Song Thất ở

chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật thì chữ thứ 3 và

chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.

Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát...chữ cuối của câu LỤC vần với chữ thứ 7 của câu THẤT thứ nhì):

ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất(1) là chữ TRẮC, nhưng trong trường hợp không có đối ở câu dưới, thì chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ BẰNG. :

Sưu tầm

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

SÔNG MÃ

Ngã ba bông một con gà gáy 6 làng thuộc 6 xã và 6 huyện cùng nghe

1-Đặc trưng lưu vực

Sông Mã có tổng diện tích lưu vực sông 28.490 km2, nằm trên lãnh thổ 2 Quốc gia là Lào và Việt Nam. Toàn bộ lưu vực sông Mã nằm trong toạ độ địa lý từ 22o37’30” đến 20o37’30” độ vĩ Bắc và 103o05’10” đến 106o05’10” độ kinh Đông. Trên đất Việt Nam lưu vực sông Mã nằm trong địa giới hành chính của 5 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An.

Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần Giáo - Lai Châu) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến Chiềng Khương (Sơn La) sông chảy qua đất Lào và trở lại đất Việt Nam tại Mường Lát rồi đổ ra biển tại Cửa Hới.

Chiều dài dòng chính sông Mã là  512 km. Sông Mã có 39 phụ lưu lớn và 2 phân lưu. Lưới sông Mã phát triển theo dạng cành cây phân bố đều trên 2 bờ tả và hữu. Các chi lưu quan trọng của sông Mã là: Nậm Lệ, Suối Vạn Mai, sông Luồng, sông Lò, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Hoạt, sông Chu.  

Lưu vực sông Mã có hướng dốc chính Tây Bắc- Đông Nam, cao độ biến đổi từ 2.000 m đến 1,0 m. Địa hình đa dạng, có thể chia địa hình sông Mã thành 3 dạng chính là địa hình núi cao, địa  hình gò đồi, địa hình đồng bằng.

Lưu vực sông Mã trải dài nên chế độ khí hậu của các vùng miền khác nhau nhưng đều mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Một năm thường có đầy đủ 4 tiết khí hậu xuân, hạ, thu, đông. Giữa các vùng khí hậu có chênh lệch nhau, phần thượng nguồn nằm trong vùng thời tiết khí hậu Tây Bắc - Bắc Bộ, vùng sông Chu nằm trong vùng thời tiết khí hậu Bắc Trung bộ. Phần trung và hạ lưu sông Mã nằm trong vùng khí hậu giao thời giữa Bắc Bộ và Bắc trung bộ. Chính vì vậy khí hậu trong lưu vực rất đa dạng, phong phú và ôn hoà.

Lưu vực sông Mã có lượng mưa trung bình năm thuộc loại trung bình của Bắc Trung Bộ, phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo không gian có tâm mưa lớn nhất tại Thường Xuân với lượng mưa trung bình năm đạt 2234mm. Theo thời gian, khu vực đồng bằng hạ du sông Mã mùa mưa đến bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Vùng thượng nguồn dòng chính sông Mã mùa mưa đến sớm và kết thúc sớm hơn, còn lưu vực sông Chu mùa mưa đến muộn hơn và kết thúc cũng muộn hơn khoảng 10- 15 ngày. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm từ (65-70)% tổng lượng mưa năm .

Dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Mã 18 tỷ m3 nước tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm là 570 m3/s, mô số dòng chảy năm trung bình là 20 l/s.km2. Trong đó phần dòng chảy sản sinh tại Việt Nam là 14,1tỷ m3 với mô số 25,3 l/s.km2 và tại Lào 3,9.tỷ m3 với mô số trung bình 11,4 l/s.km2.  

2- Hiện trạng phát triển Tài nguyên nước và những thách thức

2.1. Hiện trạng phát triểnTài nguyên nước

Trên toàn lưu vực sông Mã hiện có hơn 1.800 công trình thủy lợi. Trong đó đáng kể nhất là hồ chứa đa mục tiêu Cửa Đạt có dung tích 1,45 tỷ m3 nước nhằm giảm nhẹ lũ sông Chu, cấp nước tưới ổn định cho 87.000 ha, phát điện với công suất lắp máy 97 MW và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, công nghiệp. Hệ thống đập dâng Bái Thượng được xây dựng từ thời Pháp thuộc có nhiệm vụ tưới cho hơn 50.000 ha. Ngoài 2 công trình lớn trên, còn có 2 hệ thống trạm bơm lớn Hoàng Khánh, Nam sông Mã  và một số hồ chứa có dung tích khá lớn như: hồ Thung Bằng, hồ Tây Trác, Đồng Ngư, Cống Khê, Bai Manh, Bai Lim, Minh Sơn, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ,... và đầu tư nâng cấp nhiều công trình đầu mối, kênh mương đã hỗ trợ đắc lực cho  cấp nước phát triển nông nghiệp.

Để bảo vệ sản xuất, trên lưu vực sông Mã đã xây dựng được khoảng hơn 500km đê sông, đê biển, hình thành một mạng lưới khép kín. Các cửa lấy nước và nhận nước trên các triền sông đều có cống khống chế. Hệ thống cống dưới đê khá ổn định về kết cấu để chống lũ, các cánh cống đều kín nước. Tuy nhiên mặt cắt các đê còn chưa đủ theo tiêu chuẩn thiết kế, chưa đủ cơ đê và các cống dưới đê đều ngắn hơn mặt cắt đê. Các tuyến đê Sông Mã, sông Chu và các sông nhánh đều phần lớn nằm sát với khu dân cư nên khả năng tôn cao và mở rộng mặt cắt đê vẫn có thể thực hiện được nhưng khó khăn.

2.2. Những thách thức

Do trải dài nên lưu vực sông Mã đã và đang đối mặt với những thách thức rất lớn trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước:

2.2.1. Là con sông Quốc tế nhưng trên lưu vực sông Mã hiện chưa có cơ chế nào bảo đảm chia sẻ nguồn nước giữa Lào và Việt Nam.

2.2.2. Thiên tai xẩy ra nặng nề trên lưu vực:

- Bão, lũ lụt ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của lưu vực. Những hậu quả để lại như môi trường bị phá hủy, bệnh tật phát sinh, đồng ruộng bị bồi lập,.. Điển hình như lũ lịch sử năm 1962 xảy ra trên sông Chu, mực nước tại Xuân Khánh đạt 13,84m tương đương với tần suất 2,5%; Lũ năm 1980 là lũ lớn trên sông Mã mực nước tại Giàng đạt 7,51m;… làm vỡ đê gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Theo thống kê thiệt hại trong vùng trong những năm 1998 -2007 số người chết do bão lũ là 39 người, tổng thiệt hại tài sản khoảng  3.550.000 triệu đồng

- Hạn hán những năm gần đây diễn ra rất khó dự báo và khốc liệt hơn làm cho cạn kiệt các hồ chứa nhỏ, suy giảm mạnh mực nước trên các triền sông là nguyên nhân chính mặn xâm nhập sâu và ảnh hưởng mạnh đến khả năng lấy nước của các công trình. Năm 2010 là năm hạn nặng xảy ra trên diện rộng đối với vùng Bắc Trung Bộ, theo thống kê chưa đầy đủ, đối với tỉnh Thanh Hoá diện tích hạn vụ Đông Xuân là 30.080ha, các triền sông mực nước xuống rất thấp, trên sông Mã mực nước thấp dưới mức lịch sử tại Trạm bơm Kiểu là 2,9m, lưu lượng trên sông Mã chỉ đạt 70% lưu lượng kiệt trung bình nhiều năm, gây nên tình trạng mặn xâm nhập sâu trên các lưu vực sông, không lấy được nước vào trong đồng.

- Tình hình xâm nhập mặn trên các lưu vực sông: Ở vùng hạ du các lưu vực sông, nhất là vùng cửa sông do ảnh hưởng của thuỷ triều mặn đã xâm nhập khá sâu vào vùng nội địa. Những tháng về mùa khô khi mà nguồn nước ngọt rất nhỏ, mặn ảnh hưởng sâu từ 20-40km với độ mặn trung bình mặt cắt từ 1¸1,5‰. Qua theo dõi mức độ mặn ở lưu vực sông Mã cho thấy mặn có những năm lên đến ngã Ba Giàng cách cửa sông Mã khoảng 27km. Độ mặn lớn nhất đo được tại Hàm Rồng lên tới 6-7‰; Trên sông Lạch Trường tại Hoàng Yến là 7,1‰, Hoàng Hà là 4,2‰, Xi Phông Cự Đà là 0,22‰; Trên sông Lèn tại Mỹ Điền là 3,5‰, Phà Thắm là 0,94‰, Quang Lộc là 0,92‰, tại Cầu De trên sông De là 3,6‰.

2.2.3. Điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ảnh hưởng tới lưu vực.

Theo thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, đến năm 2070 khu vực Bắc trung bộ sẽ chịu tác động như sau: Nhiệt độ trung bình năm tăng trung bình 0,10C/10năm, các tháng mùa hè tằng từ 0,1-0,30C/10năm là nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước ở các lưu vực sông (nhất là các tháng mùa kiệt) trong vùng từ 2,1% đến 42,9%, trong đó mức độ suy giảm nghiêm trọng tại một số lưu vực như  Lưu vực sông Mã, sông Chu sẽ giảm tới 11,5% so với dòng chảy bình quân hiện tại. Nguồn nước bị suy giảm gây nên tình trạng thiếu nước, nhất là ở các sông suối nhỏ, khu vực miền núi. Gây khó khăn trong công tác cấp nước sinh hoạt, tưới và cấp nước cho các ngành.  Mưa có xu thế giảm các tháng mùa khô và tăng trong các tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) tăng nguy cơ lũ lụt ở các lưu vực sông, nhất là khu vực đồng bằng. Nước biển dâng dự báo sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vào năm 2050 và 45cm năm 2070. Nước biển dâng sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động tưới, tiêu, chống lũ của lưu vực sông. Bao gồm:

- Về cấp nước: Mực nước biển dâng sẽ làm cho xâm nhập mặn vào sâu trong sông, mặn tiềm tàng trong đất dẫn đến nhu cầu dùng nước sẽ tăng cao và ảnh hưởng tới diện tích vùng đồng bằng ven biển và thiếu nước sinh hoạt.

-Về tiêu thoát nước: Mực nước biển sẽ ảnh hưởng tiêu tới vùng ven sông và vùng tiêu ra sông bằng cống tự chảy hiện nay. 

-Về phòng chống lũ: Mực nước biển dâng chỉ ảnh hưởng tới đê bối, đê cửa sông ven biển, còn vùng bị lũ uy hiếp không bị ảnh hưởng. Thủy triều chỉ ảnh hưởng nhưng không dâng cao mực nước trong sông mà chỉ làm giảm khả năng thoát lũ và thời gian lũ dài hơn.

Nguồn tài liệu:

    “Báo cáo Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mã - Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2005”; “Báo cáo quy hoạch tổng thể thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng Vùng Bắc Trung bộ - Viện quy hoạch Thuỷ lợi 2011”.

SÔNG MÃ VÀ ĐỊA DANH NỔI TIẾNG NGÃ BA BÔNG.....

Ngã Ba Bông
Ngã Ba Bông là nơi con sông Mã tách nhánh. Nhánh chính xuôi xuống hướng cầu Hàm Rồng, Hoằng Hóa, Sầm Sơn; nhánh phụ tách ra thành con sông Lèn hướng về biển theo địa bàn huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn. Ngã ba sông “một tiếng gà gáy 6 xã thuộc 6 huyện cùng nghe”. Gồm xã Hà Sơn (huyện Hà Trung), chếch về tay trái theo hướng sông Lèn là xã Hoằng Khánh (huyện Hoằng Hóa) và xã Châu Lộc (huyện Hậu Lộc), phía tay phải bên kia sông Mã là xã Vĩnh An (huyện Vĩnh Lộc), xã Định Công (huyện Yên Định) và xã Thiệu Quang (huyện Thiệu Hóa).
Khu vực ngã Ba Bông tạo nên một quần thể các di tích văn hóa của 6 huyện: Huyện Vĩnh Lộc có động Tiên Sơn, huyện Hà Trung có đền Cô Bơ, đền Đức Ông, huyện Hậu Lộc có đền cô Chín. Xã Định Công – huyện Yên Định có nhà thờ công giáo tháp chuông cao đứng giữa trời mây non nước, có khu mộ và công trình Phủ Cẩm thờ công chúa Ngọc Hoa (Bà Đức Thánh Mẫu), di tích Đình Cẩm trướng, di tích Lê Quận Công (Lê Quốc Thực), Từ đường Phạm Quận Công (Phạm Đăng Khoa).
Địa danh hành chính ngã ba Bông
Địa danh 6 xã ngã ba Bông
Địa danh 6 huyện Ngã ba Bông

DÒNG SÔNG QUÊ TÔI.
Tên gọi SÔNG MÃ khúc ngã ba bông.
Đứng ngóng bờ sông nhìn thông sáu huyện.
Sáu xã đại diện chụm quanh khúc sông.1
Bờ nam làng Phú - bờ bắc làng Bông.
Chân núi phía đông bốn thôn còn lại. 2
Nơi ngã ba sông dân chài sinh sống.
Tiếng gáy gà trống sáu huyện cũng nghe.
Lại thêm nhánh sông Cầu chầy chạy về.
Ngày tháng xuân hè dòng sông thơ mộng.
Lũ trẻ hiểu động đùa giỡn dưới trăng.
Tắm mát nước sông ngày hè oi bức.
Tuổi trẻ của tôi ngày trước ở đây.
Lớn lên hàng ngày cha mẹ nuôi dưỡng.
Dân sống nghề ruộng thân thiện yêu thương.
Xúc hến, mò tôm, cua ốc ruộng đồng.
Lớn lên theo dòng tham gia kháng chiến.
Tàu, thuyền vận chuyển Pháp - Mỹ ném bom 3
Bắn đạn Rocket lòng dân căm hờn.
Thanh niên lên đường phục vụ chiến đấu.
Hoà bịnh lập lại kiến thiết nước nhà.
Cuộc sống nơi đây thay da đổi thịt.
Ngành nghề phát triển đời sống nâng lên.
Đường mở rộng hơn bé tông bền đẹp.
Câu chuyện còn tiếp . . . tạm ngưng tại đây.
1. 6 xã đại diện của 6 huyện: Vĩnh Lộc, Hậu Lộc, Hoàng hoá, Thiệu hoá, Yên đình, Hà Trung.
2. Làng Giáp, làng Thông mục, làng Chè, làng Châu trướng .
3. Máy bay của Pháp + Mỹ .
Ở khúc sông này hiện tại nhà nước đang tiến hành thí công cầu vượt cao tốc (đi qua Thành hóa).
Tác giả Đỗ Tĩnh

Ngã ba Bông - điểm đến thú vị trên hành trình “ngược - xuôi sông Mã”




Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy sáu huyện cùng nghe”.

Thắng cảnh ngã ba bông

Từ cầu Đò Lèn (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) trên Quốc lộ 1A, đi ngược về phía Tây men theo triền đê sông Lèn để lên ngã ba Bông, chỉ một quãng đường chừng 10 km nhưng là cả một vùng thắng cảnh, văn hóa tâm linh gắn liền với những địa danh di tích cấp tỉnh và quốc gia.

Ngã ba Bông - nơi con sông Mã tách dòng, phân nhánh thành sông Lèn, giáp ranh giữa nhiều miền quê mà dân gian vẫn lưu truyền câu nói quen thuộc: “Một tiếng gà gáy 6 huyện cùng nghe”.

Tuy nhiên, do những thay đổi về địa giới hành chính, giờ đây, vùng ngã ba Bông là nơi giáp ranh giữa 6 huyện: Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa.

Từ lâu vùng ngã ba Bông đã nổi danh bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình, miền văn hóa tâm linh đặc sắc.

Theo các tương truyền của người dân cho biết, ở các vùng ngã ba sông có vị trí quan trọng trong lưu vực của dòng sông. Nơi đây thường có cư dân người nguyên thủy, người Việt cổ sinh sống. Theo bản Sơ đồ phân bổ các di tích khảo cổ học khu vực ngã ba sông Mã, sông Chu của Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa cho thấy ở khu vực quanh ngã ba sông Mã – tức Ngã Ba Bông có nhiều di tích khảo cổ học thời kỳ văn hóa núi Đọ, thời kỳ văn hóa Đông Sơn, đó là những di tích núi Nổ (Vĩnh Lộc), di tích núi Thịnh, Quân Yên I, Quân Yên II (Yên Định), di tích Bù Ngôn, Bãi Xá (Hậu Lộc), di tích Mả Hộ, Mả Chùa, Bãi Gành (Hoằng Hóa). Những di tích khảo cổ trên được các nhà khảo cổ học phát hiện và cho biết xung quanh khu vực Ngã Ba Bông có nhiều điểm là nơi người nguyên thủy tối cổ sinh sống.

Đặc biệt, nơi đây thấm đượm chiều sâu lịch sử - văn hóa gắn liền với các di tích tiêu biểu, nhất là các di tích tâm linh. Với hàng loạt các di tích như: Đền cô Bơ, đền Hàn Sơn, đền Cây thị, chùa Linh Xứng, đền thờ Lý Thường Kiệt… vùng Ngã ba Bông là một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng - tâm linh sôi động.

Từ trên đền Ba Bông nhìn ra bến sông, cảnh vật vẫn mang nét ban sơ, dẫn dụ con người về những xúc cảm của riêng mình.

Trước đây trên Ngã Ba Bông ngày đêm nhộn nhịp bởi những thuyền bè xuôi ngược, con đò ngang chở khách từ bến Hà Sơn (Hà Trung) sang bến xã Hoằng Khánh (nay là xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa) và ngược lại. Khi không dùng đò ngang nữa, ở Ngã Ba Bông có cầu phao bằng luồng để khách qua sông thuận lợi hơn nên đông khách.

Du lịch văn hoá tâm linh

Ở khu vực quanh Ngã Ba Bông xưa kia có lắm đền đài, miếu mạo, ngày nay mới trùng tu tôn tạo được một phần ở cả khu vực Hàn Sơn (Hà Trung), khu vực Phong Mục (Hậu Lộc) với những đền thờ Đức Ông (danh tướng Lê Thọ Vực thời Lê Trung Hưng), các đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, đền Cô Bơ, đền Cô Đôi, đền Cô Tám...

Đặc biệt, Đền Hàn (hay còn gọi là Đền Mẫu Đệ tam hoặc là Đệ tam thoải phủ), Đền Ba Bông (Hay còn gọi là Đền Cô Bơ hoặc là Cô Ba thoải phủ) là những di tích lịch sử Văn hóa thuộc xã Hà Sơn được xây dựng cách đây trên 500 năm.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian, di tích Đền Hàn và Đền Ba Bông đã có những giai đoạn bị phá bỏ hoàn toàn, mà theo đó Lễ rước kiệu, Lễ rước bóng Cô Bơ nơi “Quốc mẫu dân cầu” cũng bị mai một lãng quên.

Tuy vậy, mảnh đất “Anh linh” vua ban đã được nhân dân và khách thập phương nhiều lần tôn tạo, trùng tu, sửa đổi. Cùng với thời gian, nhân dân thập phương, các thanh đồng bản hội vẫn nô nức viếng thăm, hương khói cầu nguyện phước lành cho cuộc đời bình an, mùa màng tươi tốt.

Có thể nói đây là nơi “Quốc mẫu dân cầu” có một không hai (Những nơi khác thờ Mẫu thoải, thờ Cô Ba chỉ là phối thờ hoặc chỉ là thờ vọng). Cả hai đền này đã được Nhà nước cấp bằng Di tích cấp tỉnh năm 1992.

Nhằm phát huy lợi thế của vùng đất, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm, chú trọng thu hút đầu tư phát triển du lịch. Ngã ba Bông giờ là một điểm đến thú vị trên hành trình “ngược - xuôi sông Mã”.

Hà Anh

Sông Mã - Ngã Ba Đầu - Hợp lưu sông Chu - Kẻ Giàng

 

Kẻ Giàng ngã ba sông

(Sông Mã gầm lên khúc độc hành chảy về hạ lưu sau tách nhánh Ngã Ba Bông là hợp lưu sông chu Ngã Ba Đầu)

Kẻ Giàng là vùng đất kỳ lạ. Nó ở ngay ngã ba Đầu (TP Thanh Hóa), nơi hai con sông Mã, sông Chu giao nhau. Những câu hò sông Mã được hình thành từ miền kẻ chợ này. Bởi cách đây hàng ngàn năm, Kẻ Giàng đã hình thành trung tâm thương mại trên sông Mã, gọi là Tư Phố...

Cảnh sơn thủy hữu tình đẹp tựa gấm hoa. Trên bến dưới thuyền. Phố nhà chật chội. Người người mua bán suốt ngày đêm. Thế mới có câu: "Làng Giàng trên chợ, dưới sông. Vui người vui cảnh, đến không muốn về"...

Tư Phố và những điệu hò sông Mã

So với những địa danh như Đại Phố (Mỹ Tho), hay Cù Lao Phố (Đồng Nai), hoặc Hoài Phố (Hội An)… thì Tư Phố được hình thành lâu đời nhất (năm 116 TCN). Tư Phố còn được nhà Hán xây thành lũy. Họ đặt bộ máy cai trị hành chính, dựng trung tâm trị sở quận Cửu Chân (Thanh Hóa xưa). Bởi lẽ từ ngã ba Đầu, thông qua sông Chu, sông Mã, tàu thuyền đi về mọi ngả. Ngàn năm trước, nền kinh tế giao thương chỉ trông cậy vào đường thủy, nên tàu thuyền tấp nập cập bến. Trấn thành Tư Phố thu hút khách hàng từ khắp nơi đổ về. Sông Chu, Sông Mã ăm ắp tàu thuyền. Cánh thương hồ đợi gom hàng quanh năm vào ra.

Nay đất Kẻ Giàng không còn là Tư Phố nữa. Từ thời nhà Nguyễn, trấn thành được chuyển về làng Thọ Hạc (thành phố Thanh Hóa ngày nay). Tuy vậy dấu tích của một miền đất cổ Tư Phố không bao giờ mất đi. Bởi ở đây, những di chỉ được khai quật và bảo tồn với nhiều giá trị lớn từ thời Vua Hùng. Bên cạnh đó còn nhiều di sản theo các mộ táng thời Hán. Tập trung một khu trú đặc biệt từ thời Bắc thuộc. Ngã ba Đầu vẫn tồn tại bến sông nhộn nhịp thuyền phà cùng những câu hò sông Mã vang lên ngày đêm.

Di sản văn hóa ở đây luôn được tôn trọng. Hàng trăm điệu "Hò sông Mã" không bao giờ mất đi. Chúng được bảo tồn và luôn luôn sáng tạo trong tâm hồn người dân Thanh Hóa. Ngay khi đến bến ngã Ba Đầu, chúng tôi đã được nghe một chàng thương hồ đang chống con sào hò câu rất hài hước: "Vắng cơm một bữa chẳng sao. Vắng em một bữa lao đao cả ngày".

Giờ tàu thuyền đều có máy chạy thay sức người. Nhưng mỗi khi gặp ghềnh thác, nước xoáy sâu chảy xiết phải trông cậy vào sức mạnh và trí tuệ của con người. Đôi mắt tinh khôn cùng sự kiên cường của thương hồ chèo lái vượt thác ngược dòng. Khi ấy những chàng trai và cô gái cùng cất vang lời "Hò Vượt thác" hay "Hò Đò Ngược".

Người chèo lái lĩnh xướng. Người đi cùng hát xô theo (hò đế). Có những điệu hò thích ứng với từng trường hợp đi đường như "Hò Đò xuôi", "Hò Nhịp đôi một", "Hò Cầu Chúa", "Hò Mắc cạn", "Hò Rời bến", rồi cả "Hò Cặp bến", "Hò Đường trường", "Hò Vác thuyền"… Mỗi tình huống trên sông nước đều gắn với một điệu hò cùng với bao lời ca của mỗi vùng miền trên sông Mã.

Thật thú vị. Đúng lúc có con thuyền chở hàng cho khách cập bến. Một chàng trai đánh thức khách hàng sau chuyến đi suốt đêm trên sông qua câu hò: "Thuyền đã đến bến ai ơi. Sao mình chẳng dậy mà coi lấy hàng… Hò ơ ớ ơ". Một tiếng hò xô. Hai tiếng hò xô… Người người tỉnh ngủ bật dậy. Hoặc có anh còn hò khi vợ đứng trên bến chờ mình. Một lời hò tình tứ mênh mông: "Thuyền anh thấp thoáng bên sông. Thấy cô ngồi bến đứng trông anh về. Ơ… hò ơ ờ… hò".

Một thương hồ kể, trên đường sông khi hai thuyền đò gặp nhau họ cũng hò gửi gắm tâm tình. Hoặc đôi khi bày tỏ tấm lòng như: "Vắng em chỉ một phiên đò. Trầu ăn chẳng có, chuyện đò thì không". Nỗi cô đơn thương hồ trên sông nước được thể hiện qua những câu hò rất độc đáo. Nhưng có lẽ "Hò Đường trường" là vui nhộn nhất.

Người lái đò cất tiếng dẫn nhịp. Mọi người hò theo thật dạt dào không khí: "Anh tài đạp lái, chúng tôi cầm chèo. Phách nhất chèo mở mái ra. Phách nhì chân giậm, phách ba reo hò". Cứ thế mọi người vừa hát vừa lái tay chèo. Theo đúng nhịp điệu đưa cho thuyền vượt dòng sông Mã lên miền Tây.

Những người hùng Kẻ Giàng

Làng Giàng nay là Dương Xá, xã Thiệu Dương thuộc thành phố Thanh Hóa. Khi đổi tên Dương Xá thêm một lần khẳng định nơi đây là đất tổ họ Dương, quê hương anh hùng dân tộc Dương Đình Nghệ. Ông là võ tướng và làm hào trưởng lừng danh cõi ngã ba Đầu. Vào đầu thập kỷ 900, Dương Đình Nghệ đầu quân chiến đấu cùng với Khúc Hạo, con trai của Khúc Thừa Dụ chống quân nhà Đường. Họ giành được giang sơn (907-917).

Sau khi Tiết độ sứ Khúc Hạo mất, tướng Dương Đình Nghệ tiếp tục trở thành trụ cột của Khúc Thừa Mỹ. Tuy nhiên Khúc Thừa Mỹ chưa được Nhà Hán chính thức công nhận là Tiết độ sứ. Thấy thái độ Khúc Thừa Mỹ không chịu khuất phục, vua Nam Hán cho bắt giữ cầm tù. Họ phong chức cho Dương Đình Nghệ nhưng lại đưa về cai quản đất Cửu Chân (Thanh Hóa).

Để thay Khúc Thừa Mỹ, nhà Hán đưa Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu và cắt cử Lý Khắc Chính sang giữ thành Tống Bình (Hà Nội xưa). Đất nước tiếp tục bị giặc phương Bắc thống trị.

Dương Đình Nghệ một lòng phục thù chống giặc ngoại xâm. Ông bí mật kêu gọi các tướng lĩnh giỏi đầu quân và tập hợp lực lượng. Ngày đêm nghĩa quân chuẩn bị tấn công thành Đại La. Ngã ba Đầu chính là nơi Dương Đình Nghệ tập hợp được 3.000 quân, dưới danh nghĩa ông nhận làm con nuôi để che mắt giặc.

Làng Giang nơi ngã ba sông Mã và sông Chu.

Sông Mã, sông Chu chính là nơi tập hợp các chiến thuyền chất dần lương thực vũ khí chiến đấu. Dưới trướng ông còn nhiều tướng lĩnh xuất chúng khác như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn, Phạm Bạch Hổ, Dương Tam Kha… Từ đó làng Giàng trở thành căn cứ địa kháng chiến. Nghĩa quân củng cố lực lượng và luyện tập suốt 9 năm trời (923-931). Hay tin Dương Đình Nghệ chuẩn bị khởi binh, Lý Tiến báo về Nam Hán điều quân tấn công vào đất Cửu Chân.

Biết rõ âm mưu địch, Dương Đình Nghệ đã đưa quân tấn công giặc sớm hơn dự định. Ông chém đầu Lý Khắc Chính và chiếm được thành Đại La. Tướng Lý Tiến phải tìm đường tháo chạy về nước. Quân giặc tiếp viện không kịp còn bị chặn đánh từ xa thua tan tác. Quân sĩ Nam Hán khiêng xác nhau trở về phương Bắc.

Từ đó đất nước hoàn toàn độc lập dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ. Ông tự xưng là Tiết độ sứ. Có thể coi ông là vua đầu tiên nước ta. Bởi từ đây đất nước chấm dứt sự áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm. Tuy nhiên ông trị vì đất nước chỉ được 6 năm. Ông bị chính con nuôi Kiều Công Tiễn giết hại. Con trai ông, Dương Tam Kha cùng với anh rể là Ngô Quyền kế thừa sự nghiệp.

Ngô Quyền đã giết Kiều Công Tiễn và chặn đánh quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Đó là trận chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Một chiến thắng tưng bừng với trận địa cọc nhọn bịt sắt đánh tan quân giặc ngoại xâm. Tên tướng chỉ huy Hoằng Tháo bị chém chết ngay trên chiến thuyền. Giặc Nam Hán thu tàn quân thất bại trở về.

Ngô Quyền xưng Vương đóng đô ở thành Cổ Loa (năm 939). Thời kỳ độc lập của đất nước tiếp tục giữ vững. Đó là sự tiếp nối từ ngày khởi binh dựng nước của Dương Đình Nghệ. Thời kỳ mở đầu cho đất nước do người Việt Nam được làm chủ chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc.

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"

Sông Mã được hình thành từ các nguồn suối ở vùng biên giới Việt Lào. Trong đó có Nậm Nứa giáp Điện Biên. Dòng sông chảy xuôi về Tuần Giáo, Sơn La rồi quay sang Lào (cửa khẩu Chiềng Khương). Sông nhận thêm nước phụ lưu khác rồi mới quay lại Việt Nam. Bắt đầu từ Mường Lát, sông Mã chảy về Thanh Hóa. Đến ngã ba Đầu nhận thêm dòng nước sông Chu rồi chảy ra biển Đông.

Trong bài thơ "Tây Tiến" của cố thi sĩ Quang Dũng nhắc đến những địa danh mà sông Mã đã chảy qua. Đến ngã ba sông này, ai nấy đều nhớ tới câu thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi/ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi".

Hình ảnh sông Mã cuồn cuộn xiết dòng hướng về quá khứ hào hùng. Nó chảy từ rừng núi Điện Biên, khởi đầu cho cuộc hành quân lịch sử của đội quân Tây Tiến tiến về Sầm Nứa (Lào). Những câu thơ Quang Dũng vẫn còn âm vang nơi đầu sóng: "Tây Tiến người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm một chia phôi/ Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".

Đó là khúc ca bi tráng gắn liền với sông Mã. Bởi khi ngược sông Mã tới chiến trường biên giới năm xưa, những chiến binh trở lại không khỏi bùi ngùi: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Bài của Vương Tâm