Nhắc tới
đạo Phật, điều đầu tiên nghĩ tới là "tam pháp ấn" rồi mới đến
"tứ diệu đế". Khi Albert Einstein nói rằng đạo Phật bao trùm cả vũ
trụ, nghĩa của nó không phải là Phật có phép màu mà là trên khía cạnh khoa học
và minh triết.
Vô
thường, vô ngã và nhân quả là những bản chất và quy luật bất biến từ cấp độ tế
bào đến vũ trụ rộng lớn. Không có vật chất hiện tượng nào tồn tại mãi ở một
dạng thức; không có gì là chính nó, tất cả đều do vay mượn giao thoa mà thành;
sự vật hiện tượng này là kết quả của cái kia.
Đức Phật
giác ngộ ra điều đó hàng ngàn năm trước khi có khoa học thực nghiệm. Đó là kết
quả mà thái tử Tất Đạt Đa rời cung điện và thường nghiệm giữa đời sống, không
phải do đấng thần linh nào chỉ điểm.
Chưa
hết, đức Phật còn là một nhà tư tưởng vĩ đại khi ngài chủ trương "chúng
sinh bình đẳng", ta là Phật chúng sinh cũng sẽ là Phật. Phật cũng là người
có tinh thần tự do. Ngài là một triết gia chủ xướng "vô ngôn" như
Socrates và Lão Tử sau này.
"Đừng
vội tin lời ta chỉ vì ta là Phật, hãy tự chứng nghiệm". Chính tinh thần tự
do này mới giúp đạo Phật lan toả đến mọi giai tầng chúng sinh.
........
Bùi
Giáng là một "tiên ông" thoát tục, Lê Mạnh Thát là một thiền sư, ông
Tuệ Sỹ là một ẩn sĩ. Họ có mẫu số chung là mang vẻ đẹp Phật pháp nhưng không
dính mắc, "trụ mà không trụ".
Đây
chính là những bậc trí thức ưu tú của đại học Vạn Hạnh, thời mà Phật học đạt
đến đỉnh cao tri kiến. Tri thức của họ có sự giao thoa của nhiều luồng tư tưởng
triết thuyết. Trong đó triết gia Buddha đứng cạnh (thậm chí cao hơn) những tên
tuổi lẫy lừng như Kant, Hegel, Nietzsche, Sartre...
Phật
trong đạo cũng như trong đời, ai chưa thấu hiểu vô thường, vô ngã và nhân quả
đều không thể giải thoát khỏi luân hồi.
Bản chất
cuộc sống là vô thường nên hãy trân quý từng khoảnh khắc bớt tham sân si, vô
ngã cho nên hãy bào mòn cái tôi mà sống khiêm nhường và biết ơn, có nhân là có
quả cho nên tránh dữ làm lành, nói lời từ ái...
Cái đạo
chỉ là để thi triển những minh triết đó ra mà thôi. Đạo Phật ngày nay mãi chạy
theo cái lễ mà mất phần gốc rễ, theo cái tướng mà mất cái chân, nghi ngút khói
nhang mà quên đi giá trị tư tưởng.
Phật là
minh triết, tại sao nhiều ông sư phủ nhận nó? Bởi vì họ muốn dân tình đi theo
hướng thần quyền. Họ muốn người dân tin rằng Phật là thần có quyền năng ban
thưởng quở phạt. Họ đang nhắm tới hai bản năng tự nhiên của con người đó chính
là lòng tham và nỗi sợ hãi.
Khi
người dân tin như vậy, họ sẽ được danh lợi đủ đường. Bởi vì trong mắt của người
vô minh, họ không khác gì là hiện thân hoặc tín giả của đức Phật và tha hồ hý
lộng quỷ thần để được cung phụng. Điều mà chính đức Phật đã tiên lượng từ đầu.
******
Đạo Phật
là minh triết, không phải một tôn giáo. Ai nói với bạn điều đó tức là người đó
đã lĩnh hội trọn vẹn tinh thần và giá trị Phật giáo kinh điển. Hãy tin theo lời
người đó vậy!
FB
Nguyễn Tiến Tường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét