Nguyễn Trãi đã viết về đất Thanh
Hóa trong Dư địa chí: "Thanh Hoa là đất cuối sông đầu núi, thời loạn ở thì
hợp, thời trị ở không hợp". Đã bao lần thời phong kiến, các nhà vua khi
lâm nguy đất Kinh kỳ đều phải thiên đô, lấy Thanh Hoá làm điểm tựa phản công
lại kẻ thù để giành lại đất nước. Còn thời bình thì như thế nào Nguyễn Trãi nói
không cụ thể mà chỉ nói ở không hợp mà thôi. Không hợp ở đây theo tôi nghĩ chắc
là do nhân tố con người. Khi nghiên cứu cho thấy mỗi miền đất, với cấu tạo long
mạch, khí hậu, địa hình mà làm cho con người ta có bản tính riêng biệt. Thông
thường nơi miền sơn cước tính khí con người hung hăng, táo tợn. Nơi đây, thường
sinh ra các võ tướng thời loạn (ví dụ như đất Yên Thế, Lam Sơn...). Vùng đồng
bằng yên ả tính tình con người hiền dịu, thường sinh ra các bậc đại học sỹ, nhà
nghệ nhân, quan văn trong triều... Vùng đất dữ dằn, khắc nghiệt của khí hậu
thường làm cho con người táo tợn, lỗ mãng, liều lĩnh, sống theo kiểu được làm
vua, thua làm giặc...có lẽ vì vậy nên Thanh hoá mới có bốn triều vua và hai triều
Chúa. Rồi có người nói Thanh Hoá là đất 5 Trung tôi không nhớ rõ nhưng hình như
là (Đất đồi trung du, thành phần Trung nông, tư tưởng Trung bình, lý luận chung
chung), rồi "Xứ Thanh Cậy Thế-Xứ Nghệ Cậy thần" Rồi Thanh hoá là mảnh
đất đặc biệt suốt chiều dài lịch sử của dân tộc không thể chia tách hoặc sát
nhập với tỉnh khác. Rồi trong phim ảnh, truyện Kiếm hiệp, diễn đàn khác về lối
sống người ta thường có câu "Bất hạnh nhất của một con người là sinh ra
trong gia đình vua chúa" Trong gia đình vua chúa không có tình người bình
thường mà chỉ có tình Quân-Thần (Trang giành, chà đạp, chém giết, đố kỵ, ghen
ghét,..."Mặt khác có thể suy luận trong thời kỳ làm vua, làm chúa kéo dài
gần 1000 năm trong lịch sử VN người thanh Hoá chắc cũng gây không ít thù oán
với trăm họ ở các tỉnh khác (Cứ một lần thay đổi triều đại thì sẽ có hàng chục
dòng họ bị tu di tam tộc, cửu tộc, hàng chục dòng họ bị đổi họ để tránh nạn) Có
lẽ vì những phân tích lịch sử nêu trên mà người các tỉnh khác nghĩ về Thanh Hoá
không được "đẹp" và pha chút hằn học chăng? Tại sao hằn học kéo dài
như vậy, chỉ có thể là do lịch sử để lại mà thôi. Còn người Thanh Hoá ngày nay
kể từ kháng chiến chống Pháp cho đến nay tôi thấy cũng bình thường, thậm chí
trong chiến tranh còn được Bác và Đảng ca ngợi là "Thanh Hoá Anh
hùng". Tại sao các tỉnh khác cũng có bề dày lịch sử cũng có văn hoá riêng
nhưng lại được các tỉnh bạn bỏ qua cho nhau và tha thứ hết còn đối với Thanh
Hoá thì không? Phải chăng Thanh Hoá là đất địa linh nhân kiệt, nhân tài phát
tích nhiều, long mạch chưa bị Cao biền Người Trung Hoa "trấn yểm" nên
người tỉnh ngoài đố kỵ chăng? thói thường ở đời thua nhau hiện tại người ta hay
bới móc quá khứ. Dân Thanh Hoá thật là khổ, đã chịu đố kỵ trọng gia đình dòng
tộc rồi còn phải chịu thêm sự ghen ghét đố kỵ từ bên ngoài. Hơn nữa Trong văn
đàn Việt Nam hạng như Chí Phèo, Thị Nở nhà văn không thể chọn được địa điểm nào
ở đất Thanh để Viết mà chỉ có thể viết được ở những địa phương như Nam định,
Thái Bình, Hải Dương mà thôi. Trong lịch sử Gái thanh hoá đều làm hoàng hậu
trong 2 triều Chúa (Trịnh, Nguyễn) và 1 triều Vua Nguyễn (trừ triều đại cuối
cùng của vua Bảo Đại) nên có tính khí bề trên khi tiết xúc với người ngoài nên
hay bị họ ghen ghét chăng?
Tấm
huân chương mặt phải của nó bao giờ cũng lấp lánh, lấp lánh không phải vì nó
lấp lánh mà lấp lánh bởi vì mặt trái của nó rất sần sùi. Cơ bản người Thanh hoá
tính tốt rất nhiều, nhưng điểm nhược (nhất là những điểm chủ yếu) cũng không
ít.
Trong
cuộc sống hàng ngày gái Xứ Thanh không có thói quen tìm một bờ vai để dựa như
gái các tỉnh khác, nói trắng ra Gái Thanh hoá không biết nịnh trai nên con trai
tỉnh khác ít có cảm tình. Gái Thanh hoá nổi tiếng đảm đang, mùa đông chồng ở
nhà bế con, sưởi ấm, gái Thanh hoá vẫn đi cày bình thường và hầu như làm hết
phần chuyện nặng nhọc trong gia đình...làm nhiều nên nói năng sấc xược, người
ta hay nói gái xứ thanh “con gái chưa chồng, đặt vòng tránh đẻ”; “Gái Thanh hoá
khoá viro” là nói theo kiểu “không ăn được thì đạp đổ đấy thôi” còn đọc trên
báo, đài, nhà hàng khách sạn tỷ lệ gái Thanh làm nghề mại dâm rất ít so với các
tỉnh khác do xứ thanh là nguồn gốc của phong kiến Việt Nam nên con gái xứ Thanh
làm nghề này không được quê hương và dòng họ chấp nhận, trừ trường hợp đi ra
khỏi quê hương; Con gái Thanh Hoá Phát huy truyền thống Triệu Thị Trinh
"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể
đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người
ta" nên không có thói quen và động cơ lấy chồng: "Tìm một bờ vai để
dựa" mà chỉ cốt tìm được người để cùng chung lưng, đấu cật và sẻ chia mà
thôi, bởi vậy "nịnh đực" rất kém.
Mong các bạn hãy tin tưởng và tự
hào mình là Gái xứ Thanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét