THUYẾT ƯU SINH VÀ SỰ “BÌNH TĨNH” CHỐNG DỊCH Ở PHƯƠNG TÂY.
Gần đây, trang điện tử BBC tiếng
Việt có những bài viết về cách chống dịch “lạnh lùng” của chính phủ Anh
(https://www.bbc.com/ vietnamese/forum-51892962) và “điềm tĩnh” của Chính phủ
Đức (https://www.bbc.com/ vietnamese/forum-51877203).
Ở Mỹ, theo Vnexpress, trong bài đăng Twitter hôm 22/3, Tổng thống Trump viết:
"Chúng ta không thể để cách chữa bệnh còn nguy hiểm hơn chính căn bệnh đó.
Sau 15 ngày nữa, chúng tôi sẽ lựa chọn con đường mà mình muốn đi" và Ông
cũng nêu lên một câu hỏi đáng sợ: “Nền kinh tế đáng giá bao nhiêu mạng người?” (https://vnexpress.net/…/my-loay-hoay-giua-bai-toan-kinh-te-…).
Thử tìm hiểu: Vì sao chính phủ
Anh nói riêng và chính phủ các nước phương Tây lại “lạnh lùng” chống dịch như
vậy?
Có nhiều nguyên nhân, trong đó,
theo tôi, có cội nguồn tư tưởng về dân số và bản chất nền kinh tế của họ.
Trước hết, phải nhắc lại, đại đa
số người nhiễm, người chết vì Covid-19 là người già.
Thứ hai, nước Anh là quê hương
của thuyết nhân mãn, thuyết tiến hóa dựa vào chọn lọc tự nhiên và thuyết ưu
sinh.
Thế kỷ 18, khi dân số chưa đầy 1
tỷ người, T. R. Malthus đã cho rằng, nghèo đói là do dân số tăng nhanh. Quan
điểm này tất nhiên không ủng hộ tăng dân số nhanh, nhất là lại tăng chóng mặt
người già trong thế kỷ này - những người ít hoặc không làm cho của cải vật chất
tăng thêm, mà tổng dân số thì cũng đã gần 8 tỷ !
Thế kỷ 19, Darwin nêu thuyết sinh vật tiến hóa nhờ quá
trình chọn lọc tự nhiên. Ảnh hưởng thuyết này, năm 1883, em họ của Darwin là Francis Galton
đưa ra thuyết ưu sinh với ý tưởng loại bỏ những đặc điểm di truyền “không mong
muốn”. Đây là cơ sở cho việc luật hóa cưỡng bức đình sản, thậm chí thảm sát
những người có khiếm khuyết, thuộc nhóm “thoái hóa” ở Anh, Mỹ và nhiều nước
phương Tây khác, đặc biệt ở Đức thời A.Hitler. Có thể nói, chính giới Anh nói
riêng và phương Tây nói chung có truyền thống về tư tưởng là không thiện cảm
với nhóm dân cư yếu thế, chất lượng thấp. Người già, ốm yếu có thể xếp vào nhóm
này.
Thứ ba, phương Tây là nơi kinh tế
thị trường lâu đời. Nền kinh tế này lấy “lợi nhuận” làm mục tiêu, quen soi mọi
việc dưới góc độ chi phí/lợi ích. Vì vậy, không ngạc nhiên khi Tổng thống Trump
nêu câu hỏi: “Nền kinh tế đáng giá bao nhiêu mạng người?” và có thể diễn dịch
câu nói của Ông ở phần đầu bài là “Chúng ta không thể để cách chữa bệnh” tốn
kém quá, vì “còn nguy hiểm hơn chính căn bệnh đó” cướp đi bao mạng người. Vì
thế, mặc dù dịch bùng phát nhanh, mạnh ở Mỹ nhưng Tổng thống Trump vẫn thong
thả cân nhắc mãi “15 ngày nữa” mới quyết định. Rõ ràng, nhìn theo quan điểm chi
phí/lợi ích, nhóm người già sẽ rất bất lợi.
Với tư tưởng dân số và bản chất
nền kinh tế thị trường nên các chính phủ phương Tây “lạnh lùng” chống dịch và
trong bệnh viện người ta cứu trẻ chứ không cứu già cũng là điều dễ hiểu.
Bài của Cử Nguyễn Đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét