Em, em ơi! Hãy về
Quê hương anh Vĩnh Lộc
Vùng đất trời sông núi
Một bức tranh thủy mạc tuyệt vời.
Dòng sông Mã ôm gần tròn dãi đất
Đem phù sa bồi đắp những cánh đồng
Sông Bưởi quanh năm nước xanh trong vắt
Nối ngược xuôi trăm bến ngàn quê.
Dẫy Hùng Lĩnh trải dài trăm ngọn núi
Bức trường thành vững chải mãi ngàn năm
Động Tiên Sơn - Động Kim Sơn
Núi Vĩnh An ta đó
Nơi ngàn xưa
Người Việt cổ lấy làm nơi ở
Đẹp diệu huyền tựa chốn bồng lai.
Gò Cồn Hến địa danh Đa Bút
Vẫn còn ghi dấu tích một thời
Biển xưa đã tìm đến nơi đây
Nay trong gió vẫn còn nghe biển hát.
Động Hồ Công thắng cảnh đẹp thay
Lưng chừng núi, như quả bầu nơi tiên giới
Một vung non xanh nước biếc hữu tình.
Phí Trường Phòng - Hồ Công Long(*)
Bay từ Hoa Dương tới nơi đây ở ẩn
Tối luyện đan, ngày bán thuốc cứu người
Đỉnh non cao, bàn cờ đá tiên ngồi
Vui chén rượu, ván cờ nơi trần thế
Chùa Du Anh(**) tọa ngay trong thung lũng
Kiều đất hình chữ Vương.
Dặng Xuân Đài như chiếc ngai hoàng đế
Vượng đế vương quần tụ mảnh đất này
Kỳ lạ thay Cao Biền dời núi
Tách vành ngai,làm mất thế hình ngai
Biến chữ Vương thành ra chữ Ngọc
Để khí thiêng không tụ tập nơi này
Chỉ còn lại nơi đây, bồng lai tiên cảnh.
Núi An Tôn án trên phía bắc
Đá tầng, đá lớp xếp lên nhau.
Thành Nhà Hồ, một công trình vĩ đại
Nơi đây đã một thời là kinh đô đất Việt
Hồ Quý Ly mở nước Đại Ngu
Thành còn đây vững mãi nghìn thu
Ghi dấu ấn cha ông giữ nước.
Vĩnh Lộc quê anh một vùng đất cổ
Sông núi hữu tình, đồng ruộng phì nhiêu
Người Vĩnh Lộc cần cù chân chất
Ngàn đời nay vẫn ra sức dựng xây
Quê hương mãi ngày thêm tươi đẹp.
Đất quê anh Lộc tràn Vĩnh viễn
Em hãy ghé về thăm Cảnh quê anh.
(*) : Theo truyền thuyết các vị tiên Hồ Công Long và Phí
Trường Phòng bay từ núi Hoa Dương bên Trung Quốc sang trú tại động Hồ Công.
(**) : Chùa Du Anh là một ngôi chùa cổ nằm ngay dưới chân
núi mà trên có động Hồ Công, chùa do công chúa Du Anh đời Trần xây dựng nên.
Sưu Tầm
Người xưa nói về phong thủy của mảnh đất này, đến nay đã trải qua trên 600 năm ngẫm lại không biết đúng hay sai….
Trả lờiXóaHồ Quý Ly rất tâm đắc với mảnh đất này, cho là đắc địa, có thể xây nền đế nghiệp lâu dài, bởi sông Mã lớn như con rồng chầu phía Tây, sông Bưởi nhỏ hơn uốn lượn như con rắn cuộn phía Đông. Hai bên là sông, trước mặt sau lưng là núi, thế vững như vậy, đây hẳn là “mảnh đất long xà ẩm thủy, có thể ở được lục thập niên ký” (tức là trên dưới 60 năm).
Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can nhưng Quý Ly không nghe. Thư viết: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long) có núi Tản Viên, có sông Lô, Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ […]. Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nhà nước. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị” (Theo giải thích của TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng ban quản lý di tích, sở dĩ gọi là “đầu non cuối nước” vì xuôi về phía Nam thì sông Mã và sông Bưởi có gặp nhau ở một điểm, cổng Bắc thành thì gối vào núi Thổ Tượng).
Một giai thoại khác cho rằng từ cổng chính thành mở ra một con đường lát đá dài 2,5 km chạy thẳng về đàn tế Nam Giao, con đường này giống như mũi tên, mà núi Đún nơi đặt đàn tế thì uốn vòng như một cánh cung giương sẵn. Hai yếu tố này phối hợp, làm thành một thế cực độc về phong thủy: Tên bắn thẳng vào thành. Song nói chung kể cả nếu không phạm vào cái thế này thì thành nhà Hồ cũng khó vững, bởi như chính Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly) đã nói, mảnh đất này tuy là thạch bàn long xà nhưng “thế đất xung quanh hãy còn non lắm, nên chỉ ở được lục niên kỷ (sáu năm) mà thôi”. Nhà Hồ đã tính lầm ngay từ khi dời đô về phủ Thanh Hóa.
Triều Hồ thất bại. Có lẽ chỉ Nguyễn Trãi là giữ tấm lòng thương cảm với Hồ Quý Ly khi ông viết: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Họa phúc có manh mối không phải một ngày/Anh hùng để mối hận mấy ngàn năm sau).