Hình chụp thành nhà Hồ năm 1923 trong thành vẫn còn nhà cửa kiến trúc xưa chưa thành đồng ruộng như ngày nay
Người xưa nói về phong thủy của mảnh đất này, đến nay đã trải qua trên 600 năm ngẫm lại không biết đúng hay sai….
Hồ Quý Ly rất tâm đắc với mảnh đất này, cho là đắc địa, có thể xây nền đế nghiệp lâu dài, bởi sông Mã lớn như con rồng chầu phía Tây, sông Bưởi nhỏ hơn uốn lượn như con rắn cuộn phía Đông. Hai bên là sông, trước mặt sau lưng là núi, thế vững như vậy, đây hẳn là “mảnh đất long xà ẩm thủy, có thể ở được lục thập niên ký” (tức là trên dưới 60 năm).
Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can nhưng Quý Ly không nghe. Thư viết: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long) có núi Tản Viên, có sông Lô, Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ […]. Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nhà nước. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị” (Theo giải thích của TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng ban quản lý di tích, sở dĩ gọi là “đầu non cuối nước” vì xuôi về phía Nam thì sông Mã và sông Bưởi có gặp nhau ở một điểm, cổng Bắc thành thì gối vào núi Thổ Tượng).
Một giai thoại khác cho rằng từ cổng chính thành mở ra một con đường lát đá dài 2,5 km chạy thẳng về đàn tế Nam Giao, con đường này giống như mũi tên, mà núi Đún nơi đặt đàn tế thì uốn vòng như một cánh cung giương sẵn. Hai yếu tố này phối hợp, làm thành một thế cực độc về phong thủy: Tên bắn thẳng vào thành. Song nói chung kể cả nếu không phạm vào cái thế này thì thành nhà Hồ cũng khó vững, bởi như chính Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly) đã nói, mảnh đất này tuy là thạch bàn long xà nhưng “thế đất xung quanh hãy còn non lắm, nên chỉ ở được lục niên kỷ (sáu năm) mà thôi”. Nhà Hồ đã tính lầm ngay từ khi dời đô về phủ Thanh Hóa.
Triều Hồ thất bại. Có lẽ chỉ Nguyễn Trãi là giữ tấm lòng thương cảm với Hồ Quý Ly khi ông viết: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Họa phúc có manh mối không phải một ngày/Anh hùng để mối hận mấy ngàn năm sau).
Hồ Quý Ly rất tâm đắc với mảnh đất này, cho là đắc địa, có thể xây nền đế nghiệp lâu dài, bởi sông Mã lớn như con rồng chầu phía Tây, sông Bưởi nhỏ hơn uốn lượn như con rắn cuộn phía Đông. Hai bên là sông, trước mặt sau lưng là núi, thế vững như vậy, đây hẳn là “mảnh đất long xà ẩm thủy, có thể ở được lục thập niên ký” (tức là trên dưới 60 năm).
Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can nhưng Quý Ly không nghe. Thư viết: “Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ (tức Thăng Long) có núi Tản Viên, có sông Lô, Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất ấy làm nơi sâu gốc bền rễ […]. Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nhà nước. An Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị” (Theo giải thích của TS Đỗ Quang Trọng, Trưởng ban quản lý di tích, sở dĩ gọi là “đầu non cuối nước” vì xuôi về phía Nam thì sông Mã và sông Bưởi có gặp nhau ở một điểm, cổng Bắc thành thì gối vào núi Thổ Tượng).
Một giai thoại khác cho rằng từ cổng chính thành mở ra một con đường lát đá dài 2,5 km chạy thẳng về đàn tế Nam Giao, con đường này giống như mũi tên, mà núi Đún nơi đặt đàn tế thì uốn vòng như một cánh cung giương sẵn. Hai yếu tố này phối hợp, làm thành một thế cực độc về phong thủy: Tên bắn thẳng vào thành. Song nói chung kể cả nếu không phạm vào cái thế này thì thành nhà Hồ cũng khó vững, bởi như chính Hồ Hán Thương (con trai Hồ Quý Ly) đã nói, mảnh đất này tuy là thạch bàn long xà nhưng “thế đất xung quanh hãy còn non lắm, nên chỉ ở được lục niên kỷ (sáu năm) mà thôi”. Nhà Hồ đã tính lầm ngay từ khi dời đô về phủ Thanh Hóa.
Triều Hồ thất bại. Có lẽ chỉ Nguyễn Trãi là giữ tấm lòng thương cảm với Hồ Quý Ly khi ông viết: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (Họa phúc có manh mối không phải một ngày/Anh hùng để mối hận mấy ngàn năm sau).
Thành nhà Hồ ngày nay bên trong là ruộng lúa, hào sâu xung quanh thành và cầu treo đã không còn nữa
Cổng Bắc
Bản đồ huyện Vĩnh Lộc
Cổng Nam (Cổng chính)
Thành Nhà Hồ chụp năm 1923
Thành nhà Hồ Pháp chụp năm 1923 vẫn còn nhà ở và kiến trúc trong thành
Ảnh Google map Toàn cảnh vfaf phong thủy thủy nhà Hồ
Cổng Tây
Tường thành
Cổng Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét