XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Tìm hiểu về Đơn vị tụ cư xưa

Đình làng Phù Lưu xã Vĩnh Yên
Làng Phù Lưu Xã Vĩnh Yên

1. Về đơn vị tụ cư Thôn:

Phần minh văn chuông Thanh Mai được đúc vào năm Mậu Dần niên hiệu Trinh Nguyên 14 (798), cho biết, có một tổ chức xã hội có tên gọi là "Tùy hỉ xã", không phải là đơn vị hành chính, mà là tập hợp những người chung tín ngưỡng. Tùy hỉ xã có chức Xã chủ, Xã phó.

Các đơn vị hành chính được nhắc đến là Châu, Phủ và Huyện; Châu trùm lên Phủ, Huyện và không có nhắc đến Thôn / Xã.

Phần minh văn chuông Nhật Tảo, cho biết: được khắc lên chuông vào ngày 29 tháng tư năm Mậu Thân (9-6-948), và có đoạn "Thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ".

Bia Trường Xuân, đá, dựng năm Đại Nghiệp thứ 14 triều Tùy (618), có dòng chữ "Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn", tức có đơn vị hành chính Quận, cấp dưới của trung ương Đại Tùy.

Như vậy, Thôn là một đơn vị dân cư, có từ rất sớm, từ thế kỉ thứ 8 SCN. Thôn thuộc Huyện, Phủ; Châu trùm Huyện, Phủ; Quận trùm Châu.

2. Về đơn vị tụ cư Làng:

Cho đến hôm nay, rất nhiều nghiên cứu đều cho rằng Làng là đơn vị tụ cư đã có từ hàng nghìn năm, mặc dù không đưa ra được chứng cớ đáng tin. Cả giới học thuật lẫn dân gian dường như mặc nhiên thừa nhận Làng là âm Nôm được dùng hàng ngày, mà không được đưa vào hệ thống văn bản Hán, dùng chữ Thôn để thay thế âm Làng.

Theo cá nhân tôi nhận định, đây là quan điểm thiếu chính xác, phỏng đoán thiếu căn cứ. Thuật ngữ Làng chỉ xuất hiện trong chữ Quốc ngữ do các giáo sỹ phương Tây dịch từ thuật ngữ Village. Theo đó, Làng diễn tả một đơn vị tụ cư nhỏ nhất là Thôn, nói cách khác Làng = Thôn. Đứng đầu hành pháp của Thôn là Lý Trưởng.

3. Về đơn vị hành chính Xã

Nhiều tài liệu đã cho thấy, Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, Xã thuộc Huyện hoặc / và Phủ. Một Xã có thể có một Thôn, hoặc nhiều Thôn. Đứng đầu hành pháp của Xã là xã trưởng / xã chánh

Dễ thấy, trong trường hợp " nhất xã nhất thôn" thì Xã có chức Xã trưởng hoặc Thộn có chức Lý trưởng, nhưng "nhất xã đa thôn" thì không có Xã trưởng mà có nhiều Lý trưởng của mỗi Thôn. Trường hợp Thôn nội thuộc một Xã khác thì chỉ có Lý Phó mà không có Lý trưởng.

Trong thời Pháp thuộc, cải lương hương chính, việc sử dụng thuật ngữ Làng là phổ biến. Nếu ở đâu chuyển đổi Xã = Làng, thì 1 Làng có thể có nhiều Thôn. Nếu ở đâu chuyển đổi Thôn = Làng thì 1 Xã có thể có nhiều Làng.

4. Gọi là Đình Làng hay Đình Thôn?

Việc xuất hiện Đình, như nhiều lần tôi đã nói, là bắt đầu dưới thời thuộc Minh, nhằm triệt hạ đội ngũ ủng hộ nhà Trần trong xã hội thịnh Phật giáo, hưng phát Nho giáo để tạo ra một hệ thống mới.

Đình là kiến trúc đại diện cho các Xã / Thôn được phát triển từ Thân Minh Đình, có cải biến cho phù hợp, có chức năng chính là cơ sở hành chính, sau đó được phủ lên một lớp tín ngưỡng nhằm chính thống hóa, thờ thần Thành Hoàng. Sau khi đánh đuổi giặc Minh, nhà Lê đã tiếp thu và đẩy cao vai trò của Đình lên một tầm cao mới: Đình là sự công nhận tính đại diện chính thức cho một Thôn hoặc một nhóm các Xã / Thôn.

Tạm kết: Tóm lại, Thuật ngữ Làng là mới có từ khi có chữ Quốc ngữ mà không phải là có từ hàng nghìn năm như nhận thức lâu nay. Việc sử dụng thuật ngữ Đình Làng, và các từ ghép với làng cũng chỉ mói có, xưa kia sẽ gọi là Đình Thôn.

Sau cách mang tháng 8, cho đến nay, việc sử dụng lẫn lộn giữa thuật ngữ Thôn và Làng, kết hợp với sự chuyển đổi Xã thành Làng, và / hoặc Thôn thành Làng, đã tạo ra sự đa dạng và rối rắm giữa mối quan hệ của Xã - Thôn - Làng, mỗi nơi lại có nhận thức khác nhau.

Nhấn mạnh rằng cách gọi Đình Làng, Văn hóa Làng xã... là chưa chuẩn hóa, nên gọi là Đình Thôn hoặc Văn hóa Thôn Xã, đúng bản chất hơn./.

Đình: chữ Hán nghĩa là Dừng, bắt đầu có từ thời Tần/ Hán (cũng có tài liệu nói là có từ thời Chu). Đó là những ngôi nhà được dựng ven đường cho lữ khách dừng lại nghỉ chân, cứ 10 dặm bộ (bằng 5km) thì dựng 1 cái. Ngoài ra, bên TQ thời xưa, họ dựng những ngôi nhà nhỏ trên núi để ngắm cảnh hay ở trong vườn nhà, ngồi ngắm trăng, thưởng trà cũng gọi là Đình.

Ở VN, Đình bắt đầu được dựng ở các Đại tư xã, từ thế kỷ 13. Khi nhà Trần mới thay nhà Lý (năm 1225), vua Trần có thói quen đi tuần du các địa phương để xem xét dân tình. Thái sư Trần Thủ Độ thấy thế liền cho làm các Hành cung ở các trấn, lộ (tương đương tỉnh sau này) và ở các Đại tư xã thì cho xây Đình (dừng) để phòng khi nhà vua dừng chân, nếu có quá bộ thì nghỉ lại. Vì các Đình dựng lên mà có khi qua nhiều đời vua không ai đến nên chức việc dùng đó làm nơi xử lý công việc địa phương, kiểu như trụ sở xã ngày nay. Lâu dần, người ta đưa các vị Thành hoàng vào Đình để thờ thì Đình vừa là trụ sở hành chính vừa là nơi thờ phụng, tức là địa chỉ tượng trưng của cả thế quyền lẫn thần quyền, của 1 xã (tức làng trước năm 1945). Tương tự thế, mỗi giáp/ xóm đều có 1 cái Điếm, vốn là nơi trú chân của tuần phiên khi đi tuần tra, canh phòng ban đêm nhưng sau đều làm thêm ban thờ Thổ công, Thổ địa, thành địa chỉ thờ phụng kiêm nơi giải quyết công việc của giáp/ xóm.

Nguồn internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét