Năm
1293, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và nhận tước vị thái thượng hoàng,
nhưng mãi đến năm 1299, ông mới khoác áo nhà sư đi thuyết pháp khắp đất nước,
vào đến tận kinh đô nước Chiêm Thành như lời nhà nghiên cứu George Maspero:
“Nhân Tông đã thoái vị để con trai ông lên ngôi vua, vào chùa tu và từ ấy được
gọi là thái thượng hoàng. Khi đã có nhiều danh hiệu tôn quý sau khi thoái vị,
ông chợt có ý muốn thăm thú xứ sở và những thánh địa của những quốc gia lân
cận…” (Le royaume de Champa, tr. 222)
Trong
bài giảng “Tam tổ Trúc Lâm giảng giải”, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã nói về
hạnh Đầu đà của thái thượng hoàng Trần Nhân Tông: “Đến tháng 10 năm Kỷ Hợi
(1299), ngài xuất gia vào tu ở núi Yên Tử. Ở đây, ngài chuyên cần tu tập theo
hạnh Đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Chữ Đầu-đà nguyên là
chữ Phạn, đọc âm là “đẩu-tẩu”, dịch nghĩa là “phủi giũ”, nghĩa là buông sạch
hết, không để danh lợi làm lem lấm. Cho nên tu hạnh Đầu-đà tức là tu khổ hạnh. Buổi
đầu ngài lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Hương Vân là mây thơm, khi thắp
hương, khói thơm bay lên giống như làn mây. Đại Đầu-đà tức là tinh thần tu khổ
hạnh rất cao…”
Đầu đà
là phép tu khổ hạnh không phải để ép xác, mà để giải thoát thân tâm nhằm mục
đích diệt trừ mọi phiền não.
Sách
“Trần triều dật tôn Phật điển lục” chép: “Niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1300)
tháng 10, vua Trần Nhân Tông vào núi Yên Tử, chuyên cầu tu đạo theo hạnh thập
nhị đầu đà, tự lấy danh hiệu là “Hương Vân Đại Đầu đà”. Thập nhị Đầu đà là 12
phép tu khổ hạnh như: khất thực, chỉ dùng ba bộ áo, ăn mỗi ngày một lần, ở nơi
rừng vắng, ngủ gốc cây…
13 hạnh Đầu đà:
1. Hạnh
y phấn tảo
2. Hạnh
tam y
3. Hạnh
khất thực
4. Hạnh
khất thực từnɡ nhà
5. Hạnh
nhất tọa thực
6. Hạnh
ăn bằnɡ bát
7. Hạnh
khônɡ nhận tàn thực, tức là khônɡ dùnɡ thực phẩm dư thừa
8. Hạnh
ở rừnɡ
9. Hạnh
ở ɡốc cây
10. Hạnh
ở nɡoài trời
11. Hạnh
ở nɡhĩa tranɡ
12. Hạnh
ở chỗ nào cũnɡ được
13. Hạnh
nɡồi (khônɡ nằm).
Đoàn Trung Còn đã giải thích 13 hạnh Đầu đà:
1. Tỳ
kheo phải mặc tam-y bằng vải dơ lượm được (Nạp y)
2. Tỳ
kheo chỉ mặc nội tam-y mà thôi (Tam-y)
3. Tỳ
kheo phải ăn vật thực mà mình đi xin (khất thực)
4. Tỳ
kheo phải đi khất thực từng nhà
5. Tỳ
kheo phải ngồi một chỗ mà ăn, đứng dậy thì hết ăn (Nhứt toạ thực)
6. Tỳ
kheo chỉ ăn vật thực trong bát của mình đã xin được (Nhứt suỷ thực)
7. Tỳ
kheo hễ thôi ăn giờ Ngọ rồi thì không ăn trở lại trong ngày (Bất tác dư thực)
8. Tỳ
kheo phải ở nơi rừng vắng (Viễn ly xứ)
9. Tỳ
kheo phải ở nơi cội cây (Thọ hạ toạ)
10. Tỳ
kheo phải đứng và ngồi nơi chỗ trống, không ở dưới bóng cây, không có che lợp
(Lộ địa toạ)
11. Tỳ
kheo ở nơi mồ mả (Trủng gian toạ)
12. Tỳ
kheo ở nơi có Giáo-hội định (Tuỳ toạ)
13. Tỳ
kheo đứng và ngồi từ khi mặt trời lặn cho tới khi mặt trời mọc, chứ không được
nằm (Thường toạ bất ngoạ)
(Phật học Từ điển, quyển I, tr. 543, 544)
Ảnh: Tượng Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông sau
khi xuất gia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét