PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
Trong
quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã được truyền sang các
nước lân cận, ra khu vực Á đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển
này, được chia theo 2 hướng: về phương Bắc, gọi là Phật giáo Bắc Tông, mang tư
tưởng Đại thừa. Về phương Nam, gọi là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu
thừa.
Sự phân
chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác
biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật.
Phật
giáo Tiểu thừa
Phái
Tiểu thừa (Hyayana) nghĩa là “con đường cứu vớt nhỏ” hoặc “cỗ xe nhỏ”, chủ
trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái này cho rằng
những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình,
không thể giải thoát cho người khác.
Theo
phái Phái Tiểu thừa chỉ có Thích Ca là Phật duy nhất.
Phái
Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt
nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được
Niết Bàn. Niết Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não.
Phật tổ là người đầu tiên đạt tới Niết Bàn.
Phật
giáo Tiểu thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, bám sát các giáo
điều của đạo Phật nguyên thủy. Theo các môn đồ Tiểu thừa thì phái này đại diện
cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng.
Những quan niệm của nó chủ yếu dựa vào các kinh ghi lại lời dạy của Phật tổ,
quy tắc kỷ luật tu hành dựa vào Luật tạng.
Phái
Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam… Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành
nhiều chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…
Phật
giáo Đại thừa
Phái Đại
thừa (Mahayana) nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn
giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy.
Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử
cũng được cứu vớt.
Vì vậy,
chủ trương người theo đạo Phật Đại thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản
thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ
trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của mình, đồng thời
chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Thư viện
Học viện Phật giáo Việt Nam được trang bị nhiều đầu sách về kinh Phật, giáo lý.
Các Tăng Ni sinh đang theo học phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu được viết
bằng các ngôn ngữ tiếng Phạn, Hán cổ,.. Ảnh tư liệu
Phái Đại
thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như
Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và
thực tế đã có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ
Hiền Bồ Tát...
Với quan
niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối
tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu
luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng
sinh. Trong các vị đó, Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
Phật
giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai
phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có
thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới
của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác.
Với quan
điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên
thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa
cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông,
Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
Ở Việt
Nam - một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng
kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Với tư tưởng
nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm
việc thiện, tránh điều ác... Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đều đã nhanh chóng
đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, hưởng ứng và
gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia, dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét