Phương Tây có Plato và Phương Đông có Khổng tử
Hai ông
xuất hiên cách nhau không xa, Plato 428 TCN, Khổng tử 551 TCN và là 2 người soi
đường chỉ lối cho hai nền văn minh Tây-Đông.
Plato đề
ra con người cần có 4 đức tính: công bình- chính trực, thận trọng, kiên quyết,
điều độ trong đó công bình chính trực là đức tính quan trọng nhất;
Khổng tử
coi người quân tử cần có 5 đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trong đó nhân là
quan trọng nhất là biểu hiệu của đức.
Khổng tử
đã chia người thành 2 hạng quân tử, tiểu nhân còn Plato chú ý tới đức tính công
chính của con người. 1 bên chú ý tới cá nhân, 1 bên là đẳng cấp nên người ta
mới cho rằng phương Tây là chủ nghĩa cá nhân còn phương Đông là chủ nghĩa tập
thể đây.
Khổng tử
xây dựng duy nhất 1 mô hình xã hội “Tam Cương” Quân thần-Phụ tử-Phu Thê đến đời
nhà Hán biến tướng thành quân -sư -phụ với vua đứng đầu là thiên tử có tôn ti
trật tự chặt chẽ còn Plato đưa ra tới 4 mô hình thành quốc là chế độ quân sự,
quả đầu, dân chủ và độc tài. Qua đối thoại Plato đưa ra được tư duy biện chứng
còn Khổng tử ở mức tư duy trực quan.
Với 1 mô
hình khép kín kiểu kinh Dịch chứng tỏ sự hoàn thiện của nó và đưa Trung Hoa
phát triển hơn phương Tây cả ngàn năm trong xã hội nông nghiệp. Plato đưa ra 4
mô hình chứng tỏ sự bất toàn trong xã hội phương Tây nhưng cũng chính sự khiếm
khuyết này cho phép con phượng hoàng tái sinh từ tro tàn của chính nó như Phục
hưng là 1 minh chứng.
Như vậy,
1 mô hình đóng hướng tới mẫu chuẩn là tổ tiên còn 1 mô hình mở hướng tới thần
linh. Khi gặp biến cố thiên nga đen thì mô hình khép kín Khổng tử không giải
quyết được và mô hình mở Plato lại phát triển.
Nho giáo
đề ra nam nữ thụ thụ bất thân quần áo che kín cơ thể còn Plato khuyến khích thi
đấu thể thao cho con người cường tráng mà dân Hi lạp khi thi đấu là khỏa thân.
Với 2
định hướng này thì người nào khỏe, thuận tự nhiên thì đã biết. Tất nhiên Khổng
tử quá tài nhưng so với Plato thì còn kém một bậc vì thuyết của ông bị người
đời sau biến tướng phục vụ ngu dân và bóc lột mấy ngàn năm trong lịch sử phương
Đông quá thương tâm.
Còn về
Plato nếu đọc 3 tập Cộng hòa của ông chúng ta sẽ rõ: Ralph Waldo Emerson đã
viết về Plato như thế này: “Plato chính là triết học, triết học chính là Plato.
Ông không vợ, không con nhưng tất cả các nhà tư tưởng của tất cả các dân tộc
văn minh đều là hậu duệ của ông. Biết bao nhiêu con người vĩ đại Tự nhiên đang
không ngừng sản sinh ra đều là môn đệ của ông – những người theo chủ nghĩa
Plato.”
"Cộng
Hòa" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là một trong những tác phẩm
có ảnh hưởng lớn nhất lên sự phát triển tư duy của triết học và học thuyết
chính trị. Tác phẩm bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, đạo đức học, siêu hình
học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý thuyết về nghệ thuật. Những
vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra tại đây. Nhân vật chính trong tác
phẩm là Socrates cùng với nhiều học giả Athen và các nơi thảo luận về ý nghĩa
của công lý. Đây cũng là một tác phẩm mà Plato viết để tôn vinh người thầy đã
quá cố của mình - Socrates.
“Cộng
Hòa” của Plato được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Mặc dù chủ đề
chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức
và chính trị. Trong những mục chính của “Cộng hòa”, Plato sử dụng những huyền
thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên
đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông
tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh
ra, chỉ làm bạn với cái bóng của chính mình. Vai trò của triết học là đưa con
người thoát ra khỏi cái bóng, và hướng bản thân họ đến với thực tế. Đây chính
là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không một nhà nước lý tưởng nào
không làm.
“Cộng
Hòa” là tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tư duy triết học và học
thuyết chính trị suốt hơn hai ngàn năm qua. Có người đã cho rằng, nếu đem tất
cả sách vở trên thế giới ra đốt hết thì cũng không hề hấn gì, ngoại trừ cuốn
“Cộng hòa” của Plato.
Thông
tin tác giả: Plato sống vào khoảng thời gian từ 427-347 TCN, là một nhà triết
học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực. Sinh ra ở Athen,
ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên
mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm
theo đuổi từ khi gặp Socrates. Có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất
mọi thời đại cùng với Socrates.
LÃO TỬ VÀ KHỔNG TỬ
Hơn hai
ngàn năm trước có cuộc gặp kỳ lạ giữa Khổng và Lão.
Khổng
ngồi kiệu đi trên đại lộ. Ngài vừa phe phẩy chiếc quạt, vừa lim dim đôi mắt.
Bọn người khênh kiệu còng lưng đi thật đều để giữ thăng bằng cho thầy an tọa.
Bỗng phía trước có kẻ cỡi trâu cắt ngang qua. Khổng mở mắt nhìn và quát:
– Tên
trẻ trâu kia vô lễ, đường lớn không đi lại cắt ngang mặt người ta?
Con trâu
dừng lại ngoái cổ nhìn. Tên trẻ trâu cười nói:
– Ngươi
biết ta đã bao nhiêu tuổi rồi không mà cao giọng bảo ta trẻ trâu vô lễ? Chẳng
qua ngươi đi trên con đường người ta đã dọn sẵn. Sự thực không có đường nào là
lớn cả. Nơi không có đường mới thực sự là lớn!
Khổng mở
to mắt nhìn. Bây giờ mới thấy người kia dù mặt mũi trẻ con nhưng râu tóc bạc
phơ, chừng như đã sống mấy trăm năm, bèn ra lệnh cho phu hạ kiệu và bước xuống
vòng tay thi lễ:
– Tại hạ
có mắt như mù. Chẳng hay lão trượng chính là Lão Tử, người nước Sở?
Lão vẫn
ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nheo mắt cười:
– Đích
thị là mỗ, bốn phương là nhà, không cần biết sinh ra ở đâu! Thái độ trịch
thượng như ngươi ta đoán không nhầm là người họ Khổng nước Lỗ? Chào Khổng Phu
Tử!
Khổng
lại vái chào lần nữa:
– Tại hạ
là Khổng Khâu đây, Đạo của tại hạ vốn khiêm cung, lão trượng đã quá lời…
Lão nhìn
bọn phu kiệu lưng ướt đẫm mồ hôi rồi nhìn Khổng khăn áo lượt là mà cười, con
trâu cũng cười theo. Lão nói:
– Đạo
của ngươi là gì?
Khổng
trịnh trọng:
– Tóm
gọn trong mấy chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Lão cười
vang:
– Có đến
năm thứ, thứ nào cũng khó, cũng cao, sao gọi là khiêm cung? Những người dân
chân lấm tay bùn làm sao học được cái Đạo ấy?
Khổng
thanh minh:
– Đạo
của tại hạ chỉ dành cho người quân tử, không dành cho kẻ tiểu nhân. Với người
dân chân lấm tay bùn chỉ cần Lễ là đủ. Nhất nhật khắc kỉ phục lễ, thiên hạ quy
nhân yên!
Lão hỏi:
– Tự
nhiên sinh ra vốn bình đẳng, làm gì có phân biệt quân tử hay tiểu nhân? Lễ là
phép tắc, trật tự, ngày nào cũng bắt dân phục lễ khác nào ngươi bắt dân phải
đeo gông đi trên con đường hẹp. Còn Nhân, Nghĩa, Trí, Tín ngươi dành cho quan
quyền khác nào mở đường cho chúng tự do nói dối, giả nhân giả nghĩa, lưu manh,
lừa lọc? Vậy còn phụ nữ thì sao?
Khổng
lúng túng không trả lời hết các câu hỏi, chỉ trả lời câu cuối cùng như cái máy:
– Phận
nữ nhi thường tình!
Lão lại
cười ha ha:
– Vậy mẹ
của ngươi cũng là tiểu nhân? Vậy thì Lễ của ngươi nói kính cha thờ mẹ để làm
gì? Bây giờ thì ngươi đi đâu?
Khổng tự
hào thưa:
– Đi chu
du thiên hạ để truyền Đạo. Nhà Chu suy, chư hầu nổi loạn, rất cần đạo trị –
bình để thu thiên hạ về một mối, yên ổn vì đại cục…
Lão cắt
lời:
– Nguy
tai! Nguy tai! Nhà Chu suy đồi mà ngươi lại dùng phép tắc nhà Chu làm mẫu mực
để gọi là Lễ? Nói thật, Đạo của ngươi cũng chỉ là con đường cụt. Lễ mà ngươi
dạy đời ấy chỉ tạo thêm ra loại người đối với bề trên thì nịnh nọt uốn gối khom
lưng, đối với kẻ dưới thì trịch thượng khinh người. Đạo trị – bình của ngươi
chỉ có thể giữ thế ổn định tạm thời để bọn quan quyền tham nhũng. Dân vì hèn,
vì sợ mà tạm bình, chứ quan đang nắm quyền thống trị thì sẽ tranh chấp hỗn
loạn, cắn nhau như chó tranh cứt. Sao không để chư hầu nổi loạn mà làm lại từ
đầu? Cái cây già mục ruỗng đã sắp chết thì dọn đi để trống đất cho cây con mọc
lên, khư khư giữ lấy làm gì?
Nghe đến
đấy, Khổng không khỏi nổi giận, mặt đỏ phừng phừng:
– Lão
trượng không nên xúc phạm Thiên tử và kích động làm loạn. Tội phản nghịch đáng
bị tru di ba họ. Nhưng thôi, coi như tại hạ chưa nghe gì. Vậy mạo muội hỏi, Đạo
của lão trượng là gì?
Lão Tử
vẫn khoan thai, tay đưa lên vuốt chòm râu trắng:
– Ta chỉ
có một cái đầu trong muôn vạn cái đầu của thiên hạ. Ba họ nhà ta là ai ta còn
chưa biết thì sợ gì họa tru di. Ngươi hỏi Đạo của ta ư? Đạo của ta là vô đạo,
đường của ta đi là không có con đường. Đó mới là Đại Đạo.
Khổng
ngơ ngác không hiểu gì. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác ấy, Lão lại ngửa mặt cười vang,
đưa ngón tay vẽ một vòng thái cực vào không khí và nói:
– Ngươi
cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có
sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì
có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển
trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lý của nó.
Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì
dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm… Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác
biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau. Đạo của ngươi áp đặt
mọi thứ theo trật tự như ngươi muốn và bắt buộc mọi thứ giống như nhau mà được
à?
Bây giờ
thì Khổng nghe như nuốt từng lời. Khổng hỏi:
– Đạo
của lão trượng từ đâu ra vậy?
Lão nói:
– Từ
trời đất, từ nhân gian mà ra. Ta học được từ đám dân đen mà Đạo của ngươi gọi
là bọn tiểu nhân đáng khinh bỉ đấy!
Lão lại
nhìn Khổng đang trố mắt mà tiếp:
– Ta
nghe ngươi đi đến đâu, các vua chư hầu đuổi đến đó như đuổi tà. Có người bảo
ngươi chỉ là kẻ cơ hội. Nhưng ngươi yên tâm, vài trăm năm sau Đạo của ngươi sẽ
được trọng dụng vì nó sẽ là vũ khí bịp bợm tốt nhất. Người ta sẽ leo lẻo nói
điều Nhân, điều Nghĩa, người ta luận về điều Trí, điều Tín, nhưng nói một đằng
làm một nẻo. Và hiển nhiên, người ta sẽ tôn ngươi là Thánh để mê hoặc lòng
người!
Đến đây,
Khổng cúi sát người xuống chân Lão mà lạy ba lạy:
– Tại hạ
lĩnh giáo và xin bổ sung vào Đạo của mình. Đời vẫn có quân tử và tiểu nhân,
nhưng Đạo lớn nhất vẫn là lấy dân làm gốc ạ!
Lão lại
bật cười đến văng nước bọt:
– Câu đó
sẽ là câu mị dân lớn nhất! Dân nghe vậy sẽ vui vẻ làm trâu cày cho sự nghiệp
của các quan chứ gì?
Nói
đoạn, Lão vỗ mông trâu bỏ đi, không một lời chào. Con trâu họ lên một tiếng và
ỉa một bãi to tướng trước mặt Khổng rồi đưa Lão băng qua cánh đồng. Khổng nhìn
theo không chớp mắt. Kỳ lạ là con trâu đi đến đâu cỏ cây dạt ra đến đấy. Lão Tử
nhẹ nhàng như bay giữa không gian vô tận rồi mất hút ở chân trời. Khổng lầm
bầm, rằng Lão thật sự tự do, con đường của Lão thật sự là con đường lớn, không
như ta cả đời tự đeo gông vào cổ và đi vào ngõ cụt mà không biết…
Tối hôm
đó về nhà trọ, Khổng trằn trọc suốt ba canh rồi thiếp đi. Trong giấc mơ, Khổng
thấy mình sống lừng lững đến 2000 năm, bao nhiêu người đến sụp lạy tôn Khổng
thành Thánh. Khổng cứ ngồi bất động mà làm Thánh. Không biết là mộng ác hay
mộng lành. Chỉ biết rằng khi tỉnh dậy, Khổng thấy cứt đầy quần. Bèn thay quần
áo và gói ghém mọi thứ ô uế vào chiếc tay nải bằng nhung rồi một mình lặng lẽ
bước đi trong đêm tối. Khổng ném tất cả xuống cầu và đứng nhìn dòng sông đen
ngòm đang chảy xiết…
Sử sách
chỉ viết có cuộc gặp gỡ Khổng – Lão mà tuyệt nhiên không kể lại đầu đuôi chuyện
này.
Sưu tầm
Trả lờiXóaLão Tử là người hay là Thần?
Lão Tử là người Khúc Nhân, huyện Khổ, nước Sở vào thời Xuân Thu. Họ của ông là Lý, tên Trùng Nhĩ, tự Bá Dương. Truyền thuyết kể rằng mẹ của ông sau khi nhìn thấy một ngôi sao băng lớn bay ngang qua bầu trời, bà đã mang thai. Lão Tử sinh ra trước khi khai thiên tịch địa, là tinh linh thần phách của trời đất. Vì là khí Thần linh của thượng giới xuất hiện ở nhà họ Lý, nên Lão Tử sinh ra có họ người thường là Lý.
Mẹ của Lão Tử mang thai ông 72 năm mới mở nách trái sinh hạ ra ông. Mới sinh ra tóc ông đã bạc. Cũng có ghi chép rằng mẹ của Lão Tử tình cờ sinh ra ông dưới Lý Thụ (cây mận. Mới sinh ra, Lão Tử đã biết nói và ông chỉ vào Lý Thụ và nói: “Hãy lấy nó làm họ của tôi”.
Xem thêm tại: Lão Tử