XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Đào Duy Từ (1572-1634)

Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ quê làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Ông là một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất của nước ta vào thế kỷ XVII và là nhà quân sự tài ba, công thần số một của chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
Vì xuất thân từ gia đình làm nghề ca hát, nên vua Lê chúa Trịnh không dùng, Đào Duy Từ phẫn chí vượt sông Gianh vào Nam theo phò chúa Nguyễn. Lúc đầu ông ở tạm tại thôn Tòng Châu, phủ Hoài Nhơn làm kẻ chăn trâu cho nhà giàu Chúc Trịnh Long. Sau nhờ tài trí nên được nhiều người biết tiếng, viên Khán lý phủ Quy Nhơn là Trần Đức Hòa nể phục, gả con gái cho ông và dâng thư tiến cử lên chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
Đào Duy Từ được chúa Nguyễn Phúc Nguyên trọng dùng, phong làm quan Nội tán. Ông là nhà quân sự tài ba kể cả việc cầm quân cũng như vạch kế hoạch chiến lược. Ông hiến kế đắp lũy Trường Dục ở Quảng Bình. Năm 1631, ông lại đắp thêm một lũy nữa từ cửa Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu cao 1 trượng, dài hơn 300 trượng (tục gọi Lũy Thầy. Đời Thiệu Trị mang tên Định Bắc Trường Thành).
Đào Duy Từ để lại bộ sách binh thư Hổ Trướng Khu Cơ rất có giá trị, ngoài ra còn những khúc ngâm theo thể lục bát như: Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn... từ lâu nay đã được phổ biến rộng rãi. Khi ông mất được tặng tước Lộc Khê Hầu (triều Minh Mạng truy tặng tước Hoằng Quốc Công).
Quân sư Đào Duy Từ
Đào Duy Từ (1572-1634) là nhà quân sự và văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông chỉ làm quan với Chúa Nguyễn có tám năm. Nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh. Vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu. Quân sư Đào Duy Từ, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử quân sự Việt Nam, người gắn liền với Lũy Thầy nổi tiếng; người được coi là ông tổ của ngành nghệ thuật tuồng truyền thống,
Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Đại Việt. Cha ông tên là Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Mẹ ông là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều. Ông đi thi hương ở Thanh Hoa. Hiếu ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên không cho vào thi. Ông buồn bực quay về, căm giận chế độ vô lý của họ Trịnh lúc bấy giờ

Đền thờ Đào Duy Từ tại xã Nguyên Bình - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa

Một hôm ông nói với bạn rằng: Tôi nghe chúa Nguyễn hùng cứ đất Thuận quảng, làm nhiều việc ân đức, lại có lòng yêu kẻ sĩ, trọng người hiền ... Nếu ta theo vào giúp thì chẳng khác gì Trương Lương về Hán, Ngũ Viên sang Ngô, có thể làm tỏ rạng thanh danh, ta không đến nỗi phải nát cùng cây cỏ, uổng phí một đời .... Rồi mùa đông năm Ất Dậu (1627). Đào Duy Từ trốn được vào xứ Đường trong. Đầu tiên ông ở huyện Vũ xương hơn một tháng để nghe ngóng tình hình. Sau biết khám lý Hoài nhân là Trần Đức Hòa là người có mưu trí được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin dùng, ông vào Hoài nhân, đi ở chăn trâu cho một phú ông ở xã Tùng châu. Phú ông thấy Đào Duy Từ học rộng tài cao, biết ông không phải là người thường, liền đem nói với Trần Đức Hòa. Trần Đức Hòa cho gọi Đào Duy Từ đến hỏi chuyện. Thấy mọi chuyện ông đều thông hiểu, liền giữ ông lại và gả con gái cho ông. Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa long đời này chăng
Một hôm, Trần đức Hòa đem bài Ngọa long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói: Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm. Đọc bài Ngọa long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Nguyễn Phúc Nguyên. thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.

Vết tích của Lũy Thầy tại Quảng Bình

Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay
Tháng 3 năm Canh Ngọ (1630), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường dục từ núi Trường dục đến pha Hạc hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật lệ vào đánh xứ Đường trong. Năm Tân Mùi (1631), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu mâu qua cửa biển Nhật lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh. Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là Nguyễn Hữu Tiến cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.
Tháng 9 năm Canh Ngọ (1630), theo đề nghị của Đào Duy Từ, Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.
Sức sống mới trên quê hương Tĩnh Gia của Đào Duy Từ
Tháng mười năm Giáp Tuất (1634), Đào Duy Từ lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đích thân đến thăm viếng. Duy từ khóc rồi thưa: "Thần gặp được thánh minh, chưa báo đáp được mảy may, nay bệnh đến thế này còn biết nói chi nữa" rồi Đào Duy Từ qua đời, thọ 63 tuổi, phụ chính cho chúa Nguyễn được 8 năm. Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc, cho táng tại Tùng Châu và phong làm "Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu"[8]. Đến năm thứ 5 đời vua Gia Long thì tùng tự ở Thái Miếu, đến thời vua Minh Mạng truy phong là Hoằng quốc công. Năm 1836, cho sửa sang mộ phần

(Ngôi trường nổi tiếng mang tên ông tại Thanh Hóa)
.....Như vậy, chúng ta có thể đánh giá những đóng góp của Đào Duy Từ như sau
1 Về lịch sử, quân sự
Cống hiến về lý luận quân sự

Ông có nhiều công trình vừa kế thừa lý luận quân sự ở “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo, vừa có phát triển, đổi mới, bổ sung :
- Phát triển sâu thêm tư tưởng lấy nhân nghĩa làm đầu của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi: “Vi đại nghĩa, thắng hung tàn”.
- Đổi mới về kỹ thuật quân sự như xây đắp tường lũy, đánh hỏa công, sử dụng hỏa khí (hỏa hổ), pháo binh, đánh thủy lôi ... mà thời Trần chưa có.
- Bổ sung thêm những yếu tố quân sự lấy từ tri thức dân gian, sử dụng những nguyên, vật liệu cần thiết cho quân nhu, quân giới, hậu cần lấy từ cuộc sống dân gian.
Xây đắp tường lũy - cải tiến vũ trang
Trong cuộc nội chiến trường kỳ giữa Bắc - Nam, Trịnh - Nguyễn này, xét tương quan lực lượng thì lúc này chưa có khả năng thống nhất được đất nước, nên thái độ tích cực nhất của Đào Duy Từ là cố giành cho được hòa bình, hưu chiến. Như vậy thì Đàng Trong phải làm sao cho vững mạnh, giữ yên được bờ cõi trước sự xâm lấn của Đàng Ngoài. Đào Duy Từ đã dựa vào biên giới tự nhiên là sông Gianh, nuôi chí giữ yên bờ cõi bằng xây đắp tường lũy, gây hình thế hiểm yếu để bảo vệ cõi bờ. Cạnh đó là đổi mới việc tuyển quân, chọn tướng, tin dùng cả những bại tướng nhà Mạc chạy vào Nam, như Mạc Cảnh Huống, Mạc Kính Điển. Cải tiến vũ khí, ngoài bộ binh, tượng binh còn sử dụng pháo binh và súng tay đi kèm với pháo...
Đổi mới trong kinh tế
Vừa khuyến khích phát triển công, thương, vừa cải tiến thu chi tài chính. Biểu hiện cụ thể như giảm thuế thu bằng hiện vật, tăng thu thuế bằng tiền, bãi bỏ lệnh độc quyền của triều đình thu mua các sản vật công, nông nghiệp để nhân dân có thể tự do mua, bán với thương nhân trong và ngoài nước, thúc đẩy được cả công, nông nghiệp lẫn nội, ngoại thương cùng tiến lên...

2. Về văn hóa - nghệ thuật
Đổi mới văn hóa, khoa cử
Tuy vẫn tuyển chọn nhân tài qua khoa cử, nhưng đã coi trọng thực tế và thực dụng hơn. Cụ thể như ngoài thi văn sách ra, còn cho thi: “Viết chữ Hoa văn”, người nào trúng được làm việc ở ba ty... Về nghệ thuật, ông coi trọng các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, đặc biệt thúc đẩy phát triển nghệ thuật tuồng vốn là truyền thống của Đàng Trong. Đào Duy Từ cũng trở thành một trong những vị tổ sư của ngành hát tuồng. Còn về thơ văn thì các bài “Tư dung vãn”, “Ngọa Long Cương ngâm” của Đào Duy Từ đã mở đầu cho một trào lưu sáng tác thơ Quốc âm ở Đàng Trong, làm phong phú thêm cho văn học dân tộc.
Năm 1634 Đào Duy Từ lâm bệnh nặng qua đời. Nhưng chỉ với 8 năm phò chúa, ông đã làm nên nghiệp lớn lao được nhà Nguyễn ghi công: “...công nghiệp rõ ràng, đứng đầu công thần khai quốc”

(Đường vào đền Đào Duy Từ ở Bình Định)
Đối mới và sáng lập nghệ thuật tuổng cổ của dân tộc
Năm 1627, Đào Duy Từ là người đầu tiên đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nghệ thuật tuồng (hát bội). Giới nghệ nhân tuồng và cổ nhạc đến nay vẫn thờ Đào Duy Từ làm tổ sư.
Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi được coi là đất phát sinh của nghệ thuật tuồng. Dù có nhiều ý kiến khác biệt nhau về mốc thời gian Đào Duy Từ vào Nam, Nhưng họ Đào là người được ghi nhận đưa tuồng vào Nam đầu tiên. Ngành tuồng ở Huế vẫn có truyền thuyết nói đến việc Đào Duy Từ là người đầu tiên dạy tuồng ở miền Nam thế kỷ XVII . Sách “Những Đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam” viết: “Từ đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 -1635), Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ (1575 -1634); lập ra Hòa Thanh Thự luyện tập một ban vũ và nhạc để múa hát vào những ngày khánh lễ”

(Cổng chính vào đến thờ)
Các tác phẩm của Đào Duy Từ
Sinh thời, ông sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ, và nhiều ca khúc rất giá trị và biên đạo một số điệu múa được lưu truyền rộng rãi. Đào Duy Từ nổi tiếng với hai ngâm khúc là "Ngọa Long cương văn" và "Tư Dung vãn". Ngoài ra ông còn là tác giả của rất nhiều các vũ khúc biểu diễn cho các bậc vua chúa đương thời thưởng thức như: Vũ khúc Tam tinh chúc thọ, Vũ khúc Múa quạt, Vũ khúc Tứ linh, Vũ khúc Nữ tướng xuất quân, Vũ khúc Tam quốc - Tây du, Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật
Ngoài ra, các nghệ sĩ Tuồng vẫn coi vở tuồng “Sơn Hậu” như một tác phẩm kinh điểm do Đào Duy Từ biên soạn cho ngành nghệ thuật Tuồng cổ Việt Nam.

(Toàn cảnh đền thờ Đào Duy Từ tại Hoài Thanh - Hoài Nhơn - Bình Định nhìn từ ngoài vào)

>>>>Giai thoại gắn liền với Đào Duy Từ
Cha ông mất năm Duy Từ lên 5 tuổi, ông được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi ăn học. Duy Từ tỏ ra là người thông minh sáng dạ, năm 14 tuổi ông vào học trường của Hương cống Nguyễn Đức Khoa. Nhưng Duy Từ không được thi Hương vì luật lệ của nhà Lê bấy giờ cấm con kép hát đi thi vì tục bấy giờ cho rằng xướng ca vô loài, mẹ Duy Từ phải nhờ một viên xã trưởng là Lưu Minh Phương khai đổi họ cho ông từ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ. Viên xã trưởng nhân thế, ép mẹ Duy Từ phải cưới mình mới giúp, mẹ Duy Từ bàn lẩn đi bằng cách bảo khi nào Duy Từ thi đậu mới tiến hành cưới xin. Khoa thi Hương năm Quý Tị (1593), Duy Từ thi đậu Á Nguyên; viên xã trưởng Lưu Minh Phương bèn đòi cưới bà Kim Chi nhưng bà viện lý do Duy Từ mới thi đậu mà mẹ đã tái giá thì xấu hổ mà từ chối, rồi bảo rằng Minh Phương hãy cho con gái lớn về lấy Duy Từ thay thế. Giận dữ, Đỗ Minh Phương nộp đơn kiện bà Kim Chi làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, viên quan huyện thụ đơn sau đi báo lại cho quan Hiến Sát.
Lúc bấy giờ, Duy Từ đang ở Hội văn trên Thăng Long dự thi. Khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ vì một số bài bàn về cải cách chính trị có hơi trái ý chúa Trịnh Tùng thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tên Vũ Duy Từ, đánh tuột Á Nguyên, lột mũ áo. Nghe tin này, bà Kim Chi cắt cổ tự vẫn. Duy Từ vừa hỏng thi vừa mất mẹ nên đau buồn lâm bệnh nặng, nằm lại tại nhà trọ

>>> Gặp Nguyễn Hoàng
Đoan quận công Nguyễn Hoàng bấy giờ đang trấn Thuận Hóa, theo lệnh của vua Lê Thế Tông và chúa Trịnh Tùng về Thuận Hóa họp bàn việc. Nhân dịp, Nguyễn Hoàng đến thăm Nguyễn Hữu Liêu; ông Nguyễn Hữu Liêu bèn kể trường hợp của Duy Từ và lấy bài vở của Duy Từ ra cho Nguyễn Hoàng xem. Đọc bài của Duy Từ, Nguyễn Hòang biết đây là nhân tài có thể thu dụng cho việc ở Nam phương của mình nên âm thầm đến nhà trọ giúp đỡ tài chính chạy chữa của Duy Từ rồi mời ông vào Nam giúp mình.
Khi Duy Từ vừa bệnh dậy, đích thân Nguyễn Hoàng đến thăm. Nhân trên tường có treo bức tranh anh em Lưu Bị đến Long Trung cầu Gia Cát, Nguyễn Hoàng và Đào Duy Từ bèn ra một bài thơ liên ngâm:
Nguyễn Hoàng đọc:
"Vó ngựa sườn non đá chập chùng"
"Cầu hiện lặn lội biết bao công"
Duy Từ tiếp thơ:
"Đem câu phò Hán ra dò ý"
"Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng"
Nguyễn Hoàng tiếp:
"Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở"
"Biên thùy vạch sẵn một dòng sông"
Duy Từ đóng:
"Vì chăng không có lời Nguyên Trực"
"Thì biết đâu mà đón Ngọa Long."
Nguyễn Hoàng và Duy Từ rất hiểu ý nhau. Nhưng Nguyễn Hoàng không dám đón Duy Từ ngay vì sợ lộ cơ mưu, ông nói với Duy Từ:

Lão phu về trước, xin đắp sẵn đàn bái tướng chờ đợi tiên sinh. Năm nay lão phu hơn 70 tuổi, nếu có thất lộc cũng xin di ngôn cho con cháu phải đón tiên sinh về dạy bảo

Duy Từ bái tạ nhận lời rồi hai người chia tay. Sau đó mấy năm, Duy Từ vào Nam


>>> Vào Nam
Khi mới vào Nam, ông đi tìm chúa Nguyễn nhưng đến nơi thì không gặp do chúa đã đi xa để kinh lý. Hết tiền tiêu, Duy Từ phải tìm đường khác: ông dó được là Khám lý Trần Đức Hòa vốn là một thân tín của chúa Nguyễn nên đi đến Quy Nhơn để kiếm cơ lập thân. Ông đi đến thôn Tùng Châu (nay thuộc thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để ở chăn trâu cho nhà phú hộ Chúc Trịnh Long cách nhà Trần Đức Hòa một con sông nhỏ. Tâm ý của Duy Từ là ẩn mình, chờ đợi thờ cơ đồng thời dò xét chính sự Đàng Trong. Con trai của vị phú hộ, tên là Chúc Hữu Minh, mở Tùng Châu thi xã, lấy Duy Từ làm thư đồng để phục vụ các bằng hữu văn chương. Có lần khi Duy Từ đánh trâu về, cầm roi đối đáp văn sử xưa nay với các danh sĩ, chứng tỏ mình thông hiểu mọi điều. Phú hộ Chúc Trịnh Long bèn kể chuyện này cho Trần Đức Hòa; ông Trần Đức Hòa bèn tìm tới hỏi chuyện Duy Từ. Thấy Duy Từ có tài học rộng, ông mời về dạy học rồi gả con gái cho. Thời gian này, Duy Từ thường ngâm bài "Ngọa Long cương vãn" bằng quốc âm để tự sánh mình với Gia Cát Lượng khi xưa.

>>> Ta không nhận sắc
Năm 1629, chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi mang tiếng là phong tước cho chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét, Đào Duy Từ khi này là Tham Tán bèn khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh. Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Duy Từ khuyên là không thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay.
Về sắc phong, vào năm 1630 Duy Từ cho người làm một mâm đồng hai đáy bên trong đựng sắc của chúa Trịnh, trên phủ lụa vàng rồi sai Trần Văn Khuông đi sứ. Trần Văn Khuông theo lời Duy Từ dặn dò, đối đáp, dâng mâm cho chúa Trịnh, rồi kiếm cơ trốn về. Chúa Trịnh thấy sứ đoàn đi vội sinh nghi, bèn cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc trước kèm bài thơ:
Mâu nhi vô địch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch!
Cả triều không ai hiểu. Giai thoại kể rằng chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan đến thì mới giải được ý nghĩa ẩn trong bài thơ là câu "dư bất thụ sắc" (ta không nhận sắc) của Duy Từ. Chúa Trịnh hiểu ý trả sắc phong, nổi giận cho người đuổi theo sứ đoàn chúa Nguyễn thì cả sứ đoàn đã đi hết.
Ở Nam, để tăng cường phòng thủ, Duy Từ bèn bày cho chúa Nguyễn đánh chiếm phía nam Sông Gianh rồi đắp Lũy Thầy để phòng thủ. Lũy Thầy và Lũy Trường Dục là hai chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước chúa Trịnh
Nguồn: wikipedia.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét