Trích sách Nói Chuyện Tam Quốc
Tác giả: Vũ Tài Lục
“Car la force est juste quand elle est nécessaire”- Machiavel “Dĩ dật đạo sử dân, tuy lao bất oán
Dĩ sinh đạo sát dân, tuy tử bất oán sát giả” – Mạnh Tử
Qua sách sử Trung Hoa, đời Bắc Tống đã
có người ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: “Những trẻ em trong xóm ngõ,
thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau
mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại thì khoái chí reo
mừng”.
Đọan bút ký ấy cũng cho ta biết ngay cả
trước khi tập Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung ra đời, dân
chúng đã có một nhận xét riêng của họ: Yêu mến Lưu Bị và ghét sợ Tào
Tháo.
Tâm lý yêu mến Lưu Bị và ghét sợ Tào Tháo gây ra bởi hai nguyên nhân:
a) Quan niệm chính trị của người Đông Phương căn bản là sùng bái nhân nghĩa đạo đức, triệt để bài bác quyền thuật cơ mưu.
b) Chịu ảnh hưởng của bọn học phiệt có tư tưởng chính thống và đạo thống.
Như vậy thì bộ Tam quốc chí diễn nghĩa
tuy phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng
sự thực bộ tiểu thuyết này đã có một quá trình sáng tác của nhiều người.
Ở Tam quốc chí diễn nghĩa ta còn thấy nhà văn La Quán Trung sử dụng đến
mức tuyệt diệu nghệ thuật văn học để làm nổi bật hai bộ mặt thiện, ác
tương phản của Tào và Lưu, cùng khơi sâu tâm lý yêu Bị ghét Tháo vẫn sẵn
có từ trước.
Điểm này La Quán Trung có đáng trách hay không? Trả lời, bộ biên tập của nhà xuất bản Trung Quốc viết:
– “Tam quốc chí diễn nghĩa, khác hẳn với
những sách viết về khoa học xã hội. Nhiệm vụ của nó không phải là trình
bày bình luận hoặc phân tích một cách khách quan trên một số vấn đề lý
trí, mà là dùng nghệ thuật sáng tạo để làm cảm động người đọc, trực tiếp
đánh vào tình cảm người đọc”.
Đối với La Quán Trung thì tiểu thuyết
viết Tào Tháo không phải là tạo ra nhân vật lịch sử Tào Tháo nguyên hình
như cũ, mà là mượn nhân vật lịch sử để sáng tạo ra hình tượng nhân vật
và tính cách điển hình rất phong phú phức tạp. Nói một cách khác, trong
truyện viết Tào Tháo không phải chỉ là viết Tào Tháo thực trong lịch sử
mà là viết ra rất nhiều Tào Tháo trong lịch sử. Chủ yếu của tiểu thuyết
là sáng tạo ra một nhân vật điển hình để vạch rõ thói hung tàn nham hiểm
của bọn thống trị phong kiến, để cho nhân dân quần chúng nhận thức được
một cách cụ thể. Tức là đem tất cả những hình tượng tàn ác, bản chất
xấu xa bỉ ổi của thống trị phong kiến tập trung lại, khái quát lên, sáng
tạo ra cái nhân vật phản diện Tào Tháo. Phản ảnh như vậy so với cách
trực tiếp bộc lộ càng sâu sắc hơn, so sánh với trực tiếp tố cáo, tư
tưởng tính càng mạnh mẽ hơn, đó là một sự thống nhất hoàn chỉnh giữa tư
tưởng và nghệ thuật tính rất cao vậy.
Về phần chúng ta bình luận về Tào Tháo, thì chúng ta bàn luận trên cơ sở nào?
Chúng ta sẽ trình bày, phân tích Tào Tháo trên một số vấn đề lý trí.
Do đó, việc cần thiết hàng đầu là một
thái độ tuyệt đối khách quan, nghĩa là hãy tước bỏ đúng mức tâm lý yêu
ghét bị tuyên nhiễm bởi Tam quốc chí diễn nghĩa.
Chính thống và đạo thống
Chính thống và đạo thống là bản chất chính trị và tư tưởng học thuật đạo đức của thời đại phong kiến.
– Chính thống là uy quyền do một tập
đoàn chính trị muốn kéo thành xâu, thành chuỗi quyền thống trị của mình
tạo ra. Quyền ấy kế tiếp theo nguyên tắc cha truyền con nối.
– Đạo thống là một thứ tư tưởng độc tôn,
học thuật độc tôn. Khi một hệ thống tư tưởng nào đã bám được thế lực
chính trị, nắm quyền thống trị, hoặc từ hệ thống tư tưởng thông qua đấu
tranh mà nắm được chính quyền thì tư tưởng độc tôn, học thuật độc tôn sẽ
chỉ chuyên dạy, chuyên khuyến dụ mọi người ủng hộ chính quyền chính
thống.
Thời đại phong kiến, kẻ thống trị muốn
củng cố địa vị của mình, chủ yếu thường dùng đến chính sách ngu dân vô
cùng thâm độc. Chính sách ngu dân tuy biểu hiện ra bằng nhiều phương
thức khác nhau, nhưng tóm lại chỉ là sự sử dụng, khai thác triệt để khả
năng của đạo thống, khiến cho quần chúng rộng lớn không có dịp tiếp thu
bất cứ một hiểu biết nào khác ngoài những điều mà bọn thống trị cho
phép.
Tâm lý sùng thượng đạo đức, bài bác
quyền thuật cơ mưu trong chính trị là tốt, vì nó mang tính chất tươi đẹp
của tinh thần nhân văn. Nhưng nếu tinh thần nhân văn ấy bị lý luận đạo
thống lợi dụng thì hóa dở.
Cho nên, muốn tước bỏ được mức tâm lý
yêu ghét Lưu Tào, chúng ta không thể không chống cái nền móng của tâm lý
ấy là những tư tưởng chính thống, đạo thống của bọn học phiệt tay sai
chính quyền phong kiến.
Tào Tháo là con người thế nào?
Các nhà văn học Trung Quốc thường phân
tích về thân phận Tôn Quyền là con nhà quý tộc, Lưu Bị là người kẻ chợ
và Tào Tháo là dòng dõi môn phiệt. Sở dĩ Tào Tháo ở trong hàng ngũ môn
phiệt bởi vì cha Tào Tháo là Tào Tung làm quan đến chức Thái Úy và Tháo
nhờ thế lực của cha nên hai mươi tuổi đã được cử làm Hiếu Liêm.
Hiếu Liêm là một chức quan nắm quyền cai
trị ở cấp bực trung bình của chính quyền địa phương. Chức Hiếu Liêm là
sản phẩm của nền hành chính Hán Triều. Đời Hán Vũ Đế đặt ra lệ bắt các
trưởng quan địa phương mỗi năm phải chọn và đề cử một người thanh liêm,
hay một người con hiếu ra chấp chính.
Đặt ra chức này, Hán Vũ Đế muốn lấy Đức
Hạnh dùng làm nền tảng cai trị. Ban đầu do sự thi hành đúng nên Hiếu
Liêm cũng gây thành phong khí tốt, dư luận hay. Nhưng lần lần, Hiếu Liêm
trở thành một thứ hàng độc quyền của các đại gia, mặt khác nó làm cản
bước tiến của trí thức, trở thành đầu mối của tranh chấp Bình dân và Môn
phiệt. Hiếu Liêm đã biến chất không còn như ý nguyện của Hán Vũ Đế muốn
dùng nó làm chiếc cầu cảm thông giữa quần chúng với chính quyền nữa.
Tào Tháo nhận chức Hiếu Liêm, tất nhiên
cũng sẽ bị trí thức bình dân và quần chúng nhìn bằng con mắt hằn học và
cũng bị liệt vào hàng phe phái Môn phiệt.
Biết vậy, nên lúc tại chức Tào Tháo đã
ra sức chống lại bọn cường hào, đả kích chính sách hoạn quan. Do đó lúc
sang nhận chức ở Tế Nam, bị bọn cường hào cùng bè lũ tay sai hoạn quan
oán hận, Tháo sợ gây nên tai họa lớn, bèn từ chức.
Lúc từ chức, Tào Tháo 30 tuổi, ông nói:
– “Cùng chức Hiếu Liêm với tôi có người
50 tuổi mà trông vẫn còn trẻ măng, tôi còn những 20 năm nữa mới bằng họ,
vậy tội gì mà không tìm cách ẩn cư đợi thời”.
Tào Tháo lui về quê hương là Tiêu huyện,
dựng một căn nhà thoáng đãng để đọc sách, giồng hoa, săn bắn. Thời gian
này Tào Tháo đem hết tâm trí vào việc rèn luyện khả năng chính trị,
quân sự.
Xem thế đủ biết, tuy xuất thân môn phiệt
nhưng nhờ nhãn tuyến chính trị sắc bén, Tháo đã gột bỏ tâm chất môn
phiệt để nhất định đứng vào hàng ngũ trí thức và quần chúng tiến bộ.
Về quan hệ Nam Nữ, Tam quốc chí diễn
nghĩa cho rằng Tháo là một người dâm dục, bậy loạn bất cố đạo nghĩa.
Tính chất đó được chứng minh bằng sự kiện Tháo ngủ với người thím Trương
Tú khiến Tú nổi giận làm phản, nhờ Điển Vi hy sinh cứu Tháo và chết
thay cho Tháo. Chuyện này chỉ là một câu chuyện gán ghép gượng gạo không
lấy chi làm thật nhằm mục đích làm tăng giá trị điển hình cho một nhân
vật tàn ác, gian hùng mà thôi.
Trong dân gian thì lưu truyền một sự
tích tình ái của Tào Tháo trái hẳn với việc Trương Tú. Đó là chuyện nàng
Lai Oanh Nhi. Đầu đuôi như sau:
– “Đời Hậu Hán, những ca sĩ đất Lạc
Dương nổi tiếng là đẹp là hay. Trong số ấy, có nàng Lai Oanh Nhi vượt
hẳn lên cả về tài lẫn sắc.
Tài sắc đã trội hơn người, tính nết nàng
còn đặc biệt hơn nữa. Oanh Nhi rất kiêu ngạo. Biết bao Vương Tôn Công
Tử hoài công theo đuổi mà Lai Oanh Nhi chưa từng để mắt đến người nào.
Tào Tháo rất tinh thông âm luật, lại là
một nhà thơ tài tình, gặp giọng hát cùng nhan sắc Oanh Nhi rất lấy làm
xứng ý. Bấy giờ Lạc Dương đại loạn nên Lai Oanh Nhi chịu nương nhờ bàn
tay che chở của Tào Tháo, theo Tháo đi đánh Đông dẹp Bắc độ nhật nơi
doanh trại. Oanh Nhi thường ca hát những bài thi, bài từ của Tào Tháo và
các danh sĩ để Tào Tháo uống rượu hân thưởng. Đối với sinh hoạt lưu
động, nàng vốn không ưa nên Oanh Nhi lúc nào cũng buồn. Tháo tuy chịu
tài năng ưa nhan sắc nàng nhưng phần vì việc quân cơ bận bịu, phần vì
quý sự nghiệp chính trị hơn nên Tháo ít khi gần gũi. Lai Oanh Nhi lại
càng cảm thấy cô quạnh. Chẳng bao lâu, Oanh Nhi đem lòng yêu một chàng
thị vệ, đêm đêm vẫn cùng nhau hò hẹn. Quan niệm tình ái của Tào Tháo rất
rộng rãi, vả lại ca kỹ trong doanh trại nhiều nên mối tình giữa Lai
Oanh Nhi với chàng thị vệ kia cũng gặp rất ít trở ngại. Nhưng một chuyện
bất ngờ xảy đến, chàng thị vệ được lệnh sai đi thám thính đồn lương bên
địch, chàng liền đến báo cho người yêu biết. Oanh Nhi thấy sứ mệnh có
vẻ nguy hiểm nên nhất định không chịu rời tay.
Tào Tháo trị quân rất nghiêm, dĩ nhiên
theo quân pháp thì bỏ trốn nhiệm vụ trong lúc tình thế nghiêm trọng,
chàng thị vệ si tình bị phán quyết tử hình. Lai Oanh Nhi hay tin gào
khóc và bất chấp cả mọi nguy hiểm chạy đến bên Tháo xin tha tội cho
người yêu. Gặp Tào Tháo nàng cứ thực sự tâu bày mọi chuyện, khiến cho
Tào Tháo hết sức ngạc nhiên. Trầm ngâm hồi lâu, Tháo nghĩ ra một biện
pháp, đề nghị tha tội cho chàng thị vệ với điều kiện là Oanh Nhi phải
chịu chết thay.
Không chút do dự, Oanh Nhi xin chịu,
nàng còn yêu cầu một điều là hoãn ngày chết cho nàng hai tháng để nàng
có đủ thì giờ huấn luyện các ca kỹ khác tất cả tài nghệ của mình để trả
ơn Tháo.
Lời thỉnh cầu của Oanh Nhi cũng được
chấp thuận. Nàng liền chọn bốn người xuất sắc nhất, ngày đêm tập dượt và
sau cùng trong số bốn người, Oanh Nhi đã tạo hẳn ra một người khả dĩ
thay thế cho mình hầu hạ Tào Tháo.
Làm xong nhiệm vụ, Oanh Nhi thản nhiên đến thụ tội.
Tào Tháo cảm thấy bâng khuâng vì không
ngờ việc tình ái lại thâm sâu đến thế. Tháo bèn cho gọi chàng thị vệ,
nói lại mối tình nồng nhiệt của Oanh Nhi đối với y. Tháo càng ngạc
nhiên, khi thấy chính miệng tên thị vệ nói ra là y coi mối tình ấy chẳng
khác nào chuyện qua đường. Nghe xong, Tào Tháo căm giận muốn chém phăng
tên thị vệ cho rồi, nhưng nghĩ lại lời đã trót hứa với Oanh Nhi nên
thôi. Đồng thời Tào Tháo cùng tỏ ý không muốn bắt Oanh Nhi phải chết
thay nữa. Sợ Oanh Nhi biết mình bị xử tệ bạc còn đau khổ gấp bội, Tháo
bèn sai đuổi tên thị vệ về quê quán. Oanh Nhi biết, nàng quyết sống thác
với tình, khẩn khoản xin Tháo cho đi theo tình nhân. Cực chẳng đã Tháo
đành phải chịu. Lúc tiễn đưa Oanh Nhi, Tào Tháo sụt sùi khóc.
Ít ngày sau, Tháo nhận được tin Lai Oanh Nhi tự thắt cổ chết. Sự tích Lai Oanh Nhi trong cuộc đời Tào Tháo cho chúng ta biết:
– a) Mặt sinh lý Tào Tháo rất tùy tiện
và đã sửa soạn chu đáo để không đến nỗi phải bậy bạ với người đàn bà nạ
dòng trong họ nhà Trương Tú.
– b) Mặt tình ái, tình cảm của Tào Tháo đòi hỏi đến một mức phong nhã khá cao.
Vậy mụ gái xề nhà Trương Tú không thể
nào quyến rũ nổi Tháo phải hy sinh uy tín của Tháo đã tạo ra bằng bao
nhiêu công phu, như thế đắt quá.
Gian thần thoán đoạt?
Hậu thế gán cho Tào Tháo hai chữ “gian
tặc”. Lý do là Tào Tháo đã thoán đoạt ngôi nhà Hán. Dùng danh từ gian
tặc để chỉ Tào Tháo hoàn toàn là lý luận của bọn chính thống đương thời
và đời sau. Chống lại sự vu oan đó, chúng ta chưa cần viện dẫn nhiều mặt
khác mà có thể đứng ngay trên lập trường chính thống cũng đủ biện bạch
cho Tào Tháo.
Trước hết, suốt đời Tào Tháo nắm quyền
thao túng quốc sự không hề có chuyện phế lập. Thế lực họ Tào không ai
chối cãi là đã lấn át cả vua nhưng không phải là thoán đoạt, bởi vì:
a) Sau Hán Vũ Đế, Hoắc Quang làm đại
thần phụ chính thì nội bộ chính quyền nhà Hán đã phân hóa giữa chính phủ
và Hoàng thất, đưa dẫn tới xung đột rồi.
b) Đời Tháo thì Hoàng thất nhà Hán đã
mất khả năng và uy tín thống trị. Đương nhiên, Tháo phải tận lực xử dụng
quyền lực để ổn định quốc gia.
Với Tào Tháo, vấn đề thoán đoạt vô nghĩa và ông không coi việc ấy là tham vọng hay mục đích của đời ông.
Dẹp xong ba mươi vạn quân Khăn vàng, đánh tan Viên Thiệu, bình Viên Thuật, đả bại Lưu Biểu, Tháo nói:
– “Giả thử quốc gia mà không có tôi, thì còn biết bao kẻ xưng vương xưng đế.”
Suy ngẫm về lực lượng của mình, Tháo thường nói:
– “Mọi người thấy binh lực tôi mạnh, lại
cho rằng tôi là người không tin thiên mệnh nên ngờ tôi có ý lật nhà
Hán. Nhưng tôi nghĩ trái hẳn, tôi há không biết rằng Tấn văn Công xưa
mạnh nhường ấy mà vẫn một lòng một dạ với nhà Chu, Chu Vương chiếm hai
phần ba thiên hạ mà vẫn phụng sự nhà Ân hay sao?”
Sách sử ghi chép rằng:
– Bình nhật, Tào Tháo thường hay kể chuyện tình cố quốc của Nhạc Nghị với nước Yên, với vẻ mặt hết sức cung kính say sưa.
Tam quốc chí dựa vào quan điểm chính thống, diễn tả hành động thoán đoạt của Tào Tháo trên mấy sự việc quan trọng như:
1) Vụ săn bắn ở Hứa Điền.
2) Ngôn ngữ trong bài hịch kể tội của Trần Lâm.
3) Vụ bức tử Đổng Phi.
Dưới đây chúng ta hãy bàn cãi từng sự việc một.
Như chúng ta đã được biết, kể từ sau đời
Hán Vũ Đế, chính quyền đã có sự phân tách giữa chính phủ và hoàng thất
nhà Hán đã kém vế rồi, triều thần thuộc tập đoàn thống trị phe chính phủ
vẫn thường lấn áp quyền Hoàng đế, ngược lại Hoàng thất luôn luôn tìm
cách khôi phục quyền mình. Thậm chí để gây cánh, tin dùng cả bọn hoạn
quan để mong tạo thế lực. Đến loạn kiêu binh Lý Thôi Quách Dĩ, mới đầu
hoàng thất bị xâm phạm, sau cả chính phủ cũng bị khinh miệt. Do đó, đứng
trước tai ách chung, triều thần và hoàng thất tạm gác bỏ xung đột, liên
kết với nhau, vì sức không đủ nên phải cầu viện bên ngoài. Triều thần
và vua chúa thỏa thuận mời Tháo. Tháo được Triều thần chọn bởi hai lẽ:
1) Lực lượng Tào gần Kinh đô nhất.
2) Tào Tháo cũng dòng dõi môn phiệt,
chung quyền lợi với bách quan trong triều. Cả hoàng thất lẫn triều thần
mơ hồ tưởng rằng lực lượng của Tháo là một lực lượng của chức viên thuộc
hạ. Họ lầm vô cùng, lầm vì trí lực của họ không đạt tới mức Tháo. Tháo
mạnh là vì ông biết gắn liền với lực lượng chính trị đang lên, chứ Tháo
đâu có mạnh là vì dòng dõi môn phiệt, cho nên, việc về dẹp giặc của Tào
Tháo đối tượng không chỉ riêng kiêu binh Lý Thôi Quách Dĩ; đối tượng còn
khả năng đứng mũi chịu sào trong cơn đại biến động nữa. Lúc Lý Thôi
Quách Dĩ thua chạy rồi triều thần mới ngã ngửa ra. Các quan muốn bảo vệ
quyền lợi của mình liền thổi phồng quyền thiêng liêng của hoàng đế, để
làm lập trường đấu tranh với Tào Tháo. Thổi phồng quyền thiêng liêng của
hoàng đế rồi, triều thần liền phát động tâm lý căm phẫn, thương xót vua
bị Tào Tháo ức chế như Tháo đã cả gan tế ngựa ra đứng trước mặt vua để
nhận lời chúc mừng của Bách quan, khiến Quan Vân Trường giận, mày tầm
dựng ngược mắt phượng giương to, cầm đao thúc ngựa định ra chém Tào
Tháo.
Cuộc xung đột giữa triều thần với tập
đoàn Tào Tháo lan rộng từ trung ương ra các địa phương. Trịnh Thượng Thư
gửi thư cho Viên Thiệu khuyên Thiệu cất quân đánh Tào. Thiệu nghe và
sai Trần Lâm thảo hịch đánh Tào. Lời hịch mang những lời chủ yếu như
sau:
– Thường nghe rằng Minh chúa nhân nguy để chế biến, Trung thần lo nạn để lập công.
– Trước kia nhà Tần vua yếu, Triệu Cao lộng quyền hống hách trong triều, một tay tác oai, tác phúc.
– Tháo, nòi giống sót của Hoạn quan, gian xảo độc ác, thích gây ra sự biến loạn, vui mừng thấy sự tai vạ.
– Tháo vốn thân dê mà đội lốt hổ, nhưng
lại thừa cơ mà bạo ác càn rỡ, tàn dân hại người lương thiện. Vì thế quan
thái thú Cửu Giang là Biên Nhượng tài cán giỏi giang, thiên hạ biết
tiếng, nói thẳng lòng ngay, không a xiểm ai, cũng bị nó hãm hại, đầu
phải bêu, vợ con phải tàn sát. Từ đó sĩ phu ai cũng tức tối.
– Tháo dám rông rỡ làm càn, hiếp vua
thiên đô, khinh nhờn nhà vua, nát phép loạn kỷ, ngồi giữ cả việc ba đài,
chuyên chế triều chính, muốn thưởng ai thì thưởng, muốn giết ai thì
giết, yêu ai thì người ấy sung sướng đến cả năm ngành, ghét ai thì người
ấy phải chết cả ba họ. Ai bàn tán phải trái thì trị tội công khai, ai
thầm vụng chê bai thì bị giết ngấm ngầm. vì thế trăm quan buộc miệng,
đường xá đưa mắt nhìn nhau.
– Cho nên quan thái úy là Dương Bưu,
từng giữ hai chức là Tư Không và Tư Đồ, nhất phẩm trong nước, Tháo nhân
thế mang lòng ghen ghét vu cho tội trạng, đánh đập tàn nhẫn.
– Quan Nghi Lang là Triệu Ngạn, lời ngay
nói thẳng có thể nghe theo, vì thế Vua nghe nói động lòng, thay đổi nét
mặt, tỏ ý khen thưởng. Tháo nhân thế mang lòng ghen ghét, vu cho tội
trạng, đánh đập tàn nhẫn lấp đường nói năng của mọi người, tự tiện bắt
Triệu Ngạn giết đi, mà không nói cho Vua biết.
Rõ ràng tinh thần bài hịch hoàn toàn đại
biểu cho quyền lợi nhóm triều thần, còn quyền lợi vua, quyền lợi dân
thì chỉ là phụ, phần trang trí cho bản hiệu triệu thêm chính nghĩa thôi.
Bên ngoài Viên Thiệu hiệu triệu đánh
Tào, bên trong các triều thần tụ họp âm mưu lật Tào Tháo. Vì tổ chức
Tháo chặt chẽ quá, nên hoạt động của đám triều thần chỉ thu hẹp vào việc
giết Tháo. Sứ mệnh giết Tháo được giao phó cho danh y Cát Bình giả đến
chữa bệnh, rồi tìm cách đầu độc, chuyện tính không xong, Cát Bình bị
giết, bọn Vương tử Phục bị bắt cùng với cả nhà Đổng Thừa. Tháo sai đem
ra chợ chém tất.
Tào Tháo giết bọn Đổng Thừa rồi đem gươm
vào cung để giết Đổng quý Phi. Quý Phi là em gái của Đổng Thừa đã có
mang 5 tháng. Hiến Đế xin cho Đổng Phi, nói: Đổng Phi đã có mang 5 tháng
xin thừa tướng thương cho. Tháo không nghe. Đổng Phi khóc nói: Xin cho
toàn vẹn thân thể mà chết, đừng để bộc lộ. Tháo sai đem tấm lụa trắng
đến trước mặt Đổng Phi. Đổng Phi cứ van khóc mãi, Tháo liền quát võ sĩ
lôi Đổng Phi ra thắt cổ ở cửa Cung.
Tam Quốc chí diễn nghĩa viết:
Đời sau có thơ than Đổng Phi rằng:
Ân ái đền xuân cũng uổng thôi
Trứng rồng tan vỡ đáng thương ôi
Đường đường Đế chủ sao không cứu
Tầm tã nhìn suông nước mắt trôi
Bọn chính thống dùng mọi cách bi thiết
hóa để gợi tình cảm chống Tào trên vụ án chính trị Đổng Phi. Thảm cảnh
ngụy tạo ấy chỉ tốt cho văn nghệ chứ không thể dùng làm căn cứ để phán
xét công việc của một người có trách nhiệm với lịch sử. Bọn chính thống
vì tôn phụng quyền lợi một tộc họ nên lấy cá nhân mà đại biểu cho đại
cục. Đổng Phi dù có bị giết tàn nhẫn hơn thế nữa, lịch sử cũng không vì
vậy mà bớt những vụ tương tự.
Chính trị không phải là một công việc êm
ái, nhẹ nhàng như ta nhàn nhã hái bông hoa, vì chính trị vốn là mối mâu
thuẫn xung đột ác liệt của xã hội. Làm chính trị là đối phó với những
gì cường bạo, tham lam xảo quyệt. Nhà chính trị cỡ lớn phải biết ràng
buộc vào sự an, nguy của thời thế, của đại cục. Giết Đổng Phi, Tào Tháo
nói: “Nếu ta thất bại thì Quốc gia sẽ bước vào cục diện cực nguy hiểm”.
Một nhà chính trị nếu có đủ thế lực, đủ
uy tín để nói câu đó mà không thấy tự ngượng, mà không bị người khác
chối bỏ thì thiết tưởng thân phận cá nhân kiểu Đổng Phi chẳng là nghĩa
lý gì hết. Không bắt giết bọn Vương tử Phục, Đổng Thừa và Đổng Phi để
bọn này liên lạc được với Viên Thiệu làm loạn thì xã hội sẽ ra sao? Bản
thân Tháo sẽ ra sao?
Khi người ta, chẳng hiểu may hay là
không may, phải sống vào lúc nhiễu nhương, xã hội hỗn loạn mà trách
nhiệm xây dựng, bình định lại rơi vào chính tay mình thì đương nhiên
không thể tránh khỏi tình trạng hành động tự do của kẻ này sẽ đe dọa đời
sống của kẻ khác và tàn bạo phải nẩy sinh ra.
Thời đại và xã hội mà Tào Tháo sinh trưởng
Trải qua một thời gian khá dài, toàn bộ
văn hóa Trung Quốc lấy dân tộc làm trung tâm, dựa thế lực của kinh tế và
quân sự, đã phá tan những chướng ngại phong kiến, để đi sang thời đại
thống nhất Trung Quốc. Ban đầu là nhà Tần, sau đến Lưu Bang giữ vai
chính trên vũ đài hòa theo với các cuộc vận động của phần tử trí thức.
Thời kỳ trước Tam quốc và chính Tam
quốc, công cuộc thống nhất chưa hoàn thành cho nên nhiệm vụ thống nhất
càng nặng thì toàn bộ xã hội Trung Quốc đã rơi vào tình trạng cực rối
loạn. Tuy nhiên, bánh xe lịch sử cũng không vì thế mà ngừng hướng về
thống nhất. Chỉ có khác một điểm là: Lẽ ra chính quyền Trung ương lãnh
đạo công cuộc thống nhất, nhưng vì Trung ương quá yếu nên việc thống
nhất chuyển sang tay các thế lực lớn ở địa phương thôn tính những thế
lực nhỏ để thống nhất từng mảnh trước, chờ đợi cuộc tranh chấp cuối cùng
tiến tới thống nhất toàn bộ.
Xã hội rối loạn của Tam Quốc có thể khái quát bằng mấy điểm sau đây:
a) Thối nát, băng hoại đến nỗi mất hết
khả năng giải quyết mọi vấn đề khẩn cấp của Quốc gia và bảo đảm những
điều kiện sinh hoạt thường nhật của dân chúng.
b) Tâm lý oán ghét chế độ mỗi ngày mỗi
tăng cao, quần chúng rộng lớn hầu như tuyệt vọng, họ sẵn sàng hy sinh để
thay đổi số phận.
c) Mâu thuẫn, xung đột kịch liệt ngay trong nội bộ hàng ngũ thống trị, phe thống trị mất tin tưởng cả chính mình.
d) Xã hội khao khát một thế lực mới để dẹp loạn.
Tào Tháo sinh ra, lớn lên trong thời đại
và xã hội kể trên. Tháo lại gánh trách nhiệm Quốc gia, để làm tròn
trách nhiệm, tất nhiên Tào Tháo phải là hiện thân của một chính trị gia
đại tài.
Từ ngàn xưa, nhân danh tư tưởng nhân
văn, nhân danh văn minh loài người, nhân danh hạnh phúc hết thẩy đều đòi
hỏi chính trị tuyệt đối phải là một hành động đạo đức. Danh từ đạo đức ở
đây khuyên tròn trong hàm nghĩa tuyệt đối, không bạo động, không giết
người, không đổ máu, không tù đày, không tranh chấp, không đàn áp.
Thường thường nó biến ra tín điều mà những kể thống trị muốn nó tồn tại
mãi có lợi cho họ. Đôi lúc, nó là cơ sở cho một lý thuyết không tưởng.
Nhưng cũng không ai chối cãi được rằng: “Ở toàn bộ lịch sử, tranh chấp
chính trị bao giờ cũng chỉ là những cuộc chiến tranh”. Phương pháp làm
cho chính trị thành công với phương pháp dẫn chiến tranh đến thắng thắng
lợi không khác gì nhau cả, nghĩa là phải có thế lực, có bản lĩnh để vận
dụng vũ lực tiêu diệt kẻ thù, kẻ chống lại mình. Máu đổ nhiều hay ít,
thanh toán nhau, tiêu diệt nhau tàn khốc hay không tàn khốc còn tùy ở
những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử. Miễn là máu đổ người chết để thực
hiện một con đường sống cho đa số, cho dân tộc, cho tiến bộ, cho thái
bình. Đạo đức biến đổi theo sự đòi hỏi của chính trị. Tại sao nói thế?
Trả lời, chúng ta hãy đặt thêm một câu hỏi nữa. Đạo đức là gì? Người đời
xưa giảng rằng: “Đạo đức thị ứng thời chi vật dã” (Đạo đức là một vật
để ứng phó với thời thế), ví như mùa nóng mặc áo vải, mùa rét mặc áo
lông cừu. Nếu nóng bức mà mặc áo lông cừu, rét mướt mà mặc áo vải là
trái ngược với thời. Đạo đức là nguồn gốc nguyên tắc của hành động vậy.
Đời loạn có đạo đức của đời loạn, nghĩa
là nhất nhất mọi hành động phải có nguyên tắc mang hiệu lực ứng phó với
tình thế loạn. Cho nên Đạo đức của con người chính trị không là gì khác
ngoài những hành động chính xác.
Biết vận dụng nhân nghĩa để kiến tạo lực lượng.
Thâu thập được quyền uy rộng lớn để huy động quần chúng, tiêu diệt những ác thế lực.
Đủ mưu thuật để lãnh đạo đấu tranh đến thắng lợi.
Tóm lại Đạo đức tức là phẩm chất chính trị vậy.
Sự nghiệp Tào Tháo là sự nghiệp chính trị, vậy khi phê phán Tháo chúng ta không thể không đứng ra khỏi con người chính trị được.
Trước hết Tào Tháo có nhân nghĩa để vận dụng không?
Tào Tháo hàng ngàn năm nay vẫn bị hình
dung như một kẻ bất nhân bất nghĩa. Lý do của nó chúng ta đã nói ở trên,
thiết tưởng chẳng cần nhắc lại dài dòng.
Lưu Bị thường nói: “Nay khác ta như nước
với lửa là Tào Tháo. Tháo cấp ta khoan, Tháo bạo ta nhân, Tháo dối ta
thật”. Như vậy để nêu rõ tính cách hung dữ, tàn nhẫn trá ngụy của Tào
Tháo. Ở Tam Quốc chí diễn nghĩa dưới ngòi bút của nhà văn La Quán Trung,
nghệ thuật vẽ nên con người tàn ác còn được biểu hiện huy hoàng hơn.
Trong tiểu thuyết dù là việc lớn, hoặc những chi tiết nhỏ, chỗ nào Tào
Tháo cũng tỏ cái tính cách “Thà ta phụ người chớ để người phụ ta”. Lưu
Bị thì chỗ nào cũng tỏ cái tác phong “Thà chết không làm điều phụ
nghĩa”, tạo thành sự đối chiếu thật rõ rệt mạnh mẽ, đến nỗi cái tên Tào
Tháo được dùng để xưng danh những kẻ gian hùng xấu xa. Tình cảnh Tào
Tháo giống in tình cảnh Machiavel, nhà văn chính trị Ý đại Lợi của thế
kỉ thứ 16, bị người đương thời phỉ báng là: “tục tĩu khốn nạn”. Tên
Machiavel biến thành hình dung từ Machiavelique để chỉ những gì hung ác,
tồi tệ, giảo quyệt.
Ta đừng lẫn tiểu thuyết với lịch sử, ta
cũng không nên lẫn lịch sử gian tạo với lịch sử chân thực. Đó là điều
căn bản trước khi bắt tay vào việc đi tìm tòi cái nhân nghĩa của Tào
Tháo. Mạnh Tử nói: “Nghĩa là làm việc đúng mực” (nghĩa giả sự chi nghị
dã).
Vậy muốn tìm hiểu việc nào có nghĩa hay
không, đương nhiên phải xét việc ấy cho thật thấu đáo đã. Không thể phê
phán với thái độ tự cho đã nhìn thấy sự vật trước khi có ánh sáng.
Xét cho thấu đáo ta sẽ thấy rằng: Ở địa
vị và hoàn cảnh Tào Tháo, nhân nghĩa không thể là đem gạo phát chẩn như
kiểu mấy đại gia quy Phật, không thể như Sái Ung quỳ khóc thây Đổng
Trác, không thể như Nễ Hành đánh trống chửi bậy, không thể như bọn người
bất tài ôm Hiến Đế mà than thở v.v…
Phạm vi và cơ sở nhân nghĩa của Tào Tháo
rộng lớn hơn rất nhiều. Đó là sinh mệnh của hàng trăm vạn người, sự an
ninh cho quốc gia, sự yên bình cho Xã hội sau bao tai biến tầy trời:
Hoàng Cân, Đổng Trác, Lã Bố, Quách Dĩ, Lý Thôi. Đời sau vì bọn chính
thống làm lạc hướng, đã quên mất cái nhân nghĩa to tát kia mà chỉ nghĩ
đến mấy cá nhân tầm thường: Triệu Ngạn, Dương Bưu, Đổng Thừa, Đổng Phi,
Hiến Đế, dùng làm căn cứ kết tội Tào Tháo bất nhân, bất nghĩa.
Nhưng đáng kể nhất vẫn là con người chính trị của Tào Tháo
Jean Jacques Rousseau viết:
– Chớ lầm tưởng rằng những nhà hiền
triết đã biết rõ con người, trái lại họ còn rất mù mờ là khác, vì họ
thường xét đoán con người qua những thành kiến của họ, nguy hơn nữa là
không có một hạng người nào lại lắm thành kiến bằng những nhà hiền
triết.
Vào thực tiễn, các hiền triết bao giờ
cũng thất bại bởi vì thế giới của họ thuần những tư tưởng trừu tượng,
những nguyên tắc thuần lý, những chân thiện mỹ tuyệt đối. Còn thế giới
loài người, sinh hoạt xã hội thì khác hẳn.
Nước Cộng Hòa lý tưởng của Platon, Thành
phố Thiên đường của Saint-Augustin và thiên quốc của Thomas Campenella
đều chỉ là những giấc mộng, tương tự giấc mộng của vị lương y muốn tương
lai y khoa sẽ vượt ngưỡng cửa Tử thần đến cõi bất diệt.
Thực tiễn là bản chất của chính trị.
Thực tiễn là kim chỉ nam của tất cả mọi hoạt động chính trị.
Ở chính trị chỉ có vấn đề lợi hại, thành
công, thất bại, tồn tại và tiêu diệt. Muốn thành công, muốn tồn tại cần
phải thủ đoạn mưu lược, biết tiến, biết thoái, phải có sức làm việc cần
khổ, một nghị lực dồi dào.
Con người chính trị ví như vị kỹ sư sử dụng hết thẩy những gì cần thiết hữu ích để đạt tới kết quả.
Thời đại Tam Quốc, một mình Tào Tháo là
xứng đáng đủ điều kiện cần thiết của một con người chính trị. Bên cạnh
Tào Thào là Gia Cát Lượng. Nhưng ở Khổng Minh người ta vẫn thấy vơi vơi,
phảng phất tựa hồ mộng tưởng thống nhất cho nước Ý của Dante mà chưa có
lý luận của Machiavel bổ túc, chủ nghĩa Xã hội không tưởng của
Saint-Simon, Kropotkine mà chưa có tư tưởng khoa học và tư tưởng thực tế
đấu tranh. Tóm lại con người chính trị của Khổng Minh phải đứng bên
cạnh con người chính trị Tào Tháo thì tính chất của chính trị thời đại
Tam Quốc mới hiển hiện, mới thấy rõ chỗ kỳ diệu mà Thánh Thán đã phê
phán.
Xem Tam Quốc chí diễn nghĩa, nghiên cứu
Tam Quốc dù tùy theo tâm chất ta yêu hay ghét Tào Tháo, nhưng sâu kín
trong lòng, chúng ta ai ai cũng thán phục Tào Tháo và công nhận Tào Tháo
đã dạy được chúng ta nhiều điều hơn tất cả những nhân vật khác thuộc
thời đại đó.
Tâm lý chính trị của Tào Tháo: hành động trước hết
Tam Quốc chí diễn nghĩa kể:
– Chiều hôm ấy Doãn mở tiệc ở hậu đường. Các quan đến cả. Khi uống rượu được vài tuần, Doãn tự nhiên che mặt khóc hu hu.
Các quan giật mình hỏi rằng:
– Nay là ngày sinh nhật của quan Tư Đồ, sao Ngài lại khóc như vậy?
Doãn thưa rằng:
– Nay có phải là ngày sinh nhật của tôi
đâu. Vì có một việc muốn nói với các vị nhưng sợ Đổng Trác sinh nghi,
cho nên mượn cớ thác ra thế. Thằng Trác dối vua lộng quyền, xã tắc nay
mai đổ mất. Đức Cao Hoàng ngày xưa đánh Tần diệt Sở, bao nhiêu công phu
mới nên cơ đồ này, ngờ đâu nay mất vào tay thằng Đổng Trác. Tôi khóc là
vì thế.
Các quan nghe nói cũng đều khóc cả.
Trong đám ngồi có một người, vỗ tay cười ầm lên mà nói rằng:
– Các quan thử khóc từ tối đến sáng, lại khóc từ sáng đến tối, có khóc chết được thằng Đổng Trác không?
Doãn ngoảnh lại xem ai, người ấy là Kiêu Kỵ Hiệu Úy Tào Tháo. Doãn giận nói rằng:
– Tổ tôn nhà ngươi cũng ăn lộc nhà Hán, nay người không biết nghĩ báo quốc lại nhăn răng ra mà cười à?
Tháo nói:
– Tôi cười, có phải cười gì đâu? Cười là
cười các Quan, không biết nghĩ kế gì mà trừ thằng Đổng Trác. Tháo này
tuy không có tài cán gì, nhưng xin lập tức chặt đầu thằng Trác, treo ở
cửa chợ để tạ thiên hạ.
Doãn liền đứng dậy hỏi rằng:
– Mạnh Đức có kế gì tài thế?
Tháo nói:
– Tôi lâu nay sở dĩ khuất thân nhờ Đổng
Trác cũng là vì muốn thừa cơ giết nó. Nay nó đã hơi tin tôi, tôi được
gần nó luôn. Nghe quan Tư Đồ có con dao Thất bảo, xin cho tôi mượn. Tôi
nguyện phen này vào tận tướng phủ đâm chết thằng giặc Đổng Trác, dẫu
chết cũng không oán hận gì.
Ở thời loạn, mọi người không thể cứ ngồi
“ca cẩm” mà mong thay đổi tình thế. Toàn bộ trí thức Kinh Đô họp ở nhà
Vương Doãn với thái độ than vãn nhù nhờ đã làm nổi bật ngôi sao chính
trị Tào Tháo ngay từ lúc bấy giờ, lúc Tháo chưa có một tư bản chính trị
nào.
Tào Tháo cười bọn đó, cũng như nhà văn
Gorki cười bọn trí thức: “Bọn họ, số đông đều biết, đều giỏi mơ tưởng
một đời sống hạnh phúc cho nhân loại thiên vạn năm, nhưng lại không
người nào tự hỏi mình có dám đứng lên xây dựng nó?”
Tào Tháo là người cơ trí, lại dám hành
động, đương nhiên quyền lãnh đạo sau này phải lọt về tay Tháo. Mặc dầu
những bước đầu thất bại. Giết không nổi Trác, Tháo phải bỏ trốn, rồi đi
theo liên quân miền Đông lại gặp sự rụt rè của Viên Thiệu, Tháo dám một
mình đuổi đánh quân Đổng Trác. Tuy thất bại, nhưng Tháo cũng mở mắt cho
mọi người thấy rằng:
– Muốn cứu vãn một tình trạng thì không
thể chỉ ngồi nhìn nhau bàn tán, than khóc, thề bồi, mà phải hành động rỏ
máu và mồ hôi. Nói suông để tự an ủi, tự làm với nỗi bực bội sẽ làm cho
người ta cứ nói suông mãi mãi. Cái cười của Tào Tháo muốn bảo cho bọn
Vương Doãn, hãy quay lại tự vấn, tự xét cái thái độ ăn nhiều, uống nhiều
và nói nhiều.
Không mập mờ
Một chính trị gia hay một tập đoàn chính
trị phải kiến tạo lập trường rõ rệt. Nhà văn Chekow đã miêu tả sự thất
bại qua nhân vật Gusev “lúc nào cũng bị dầy vò bởi ý tưởng mờ ảo mà hắn
ta không định rõ là hắn muốn gì?”
Ở Tào Tháo, ngay từ khi bắt đầu hoạt
động, Tào Tháo đã đặt mình vào một vị trí nhất định không chân nọ chân
kia, chờ đợi như nhiều kẻ khác.
Việc mưu sát Đổng Trác hỏng, mặc dầu đã
biện hộ cho khỏi bị nghi ngờ, nhưng chẳng dùng dằng, Tháo ra cửa mượn
ngựa trốn thẳng một mạch. Trên sự việc là trốn để tránh họa cho thân,
nhưng trên tâm lý Tháo quyết đối lập với Trác. Thoát rồi, Tháo liền thảo
hịch đánh Trác, tờ hịch của Tháo được các trấn hưởng ứng, chư hầu hội
tụ. Trác thua chạy về phía Tây. Viên Thiệu không đuổi, có ý muốn thỏa
hiệp với Trác. Tháo nhất định phá việc đó nên mang một vạn quân cùng các
bộ tướng suốt ngày đuổi theo đánh Đổng Trác.
Bình xong giặc Khăn Vàng vùng Từ, Duyện,
Tháo được các triều thần gọi về dẹp loạn Lý Thôi-Quách Dĩ. Chủ kiến đã
định, tới thành đô, lập tức Tháo quét sạch luôn cả bọn danh sĩ lỗi thời
cùng toàn bộ tập đoàn thống trị cũ.
Với Tháo, trên phương diện thủ đoạn cơ
mưu chính trị có thể mang những nét quanh co uẩn khúc, nhưng trên phương
diện lập trường thì chỉ có một vạch thẳng. Bởi lẽ đó mà những người
theo Tào Tháo tin ông ta hoàn toàn. Bởi đường lối chính trị minh bạch mà
Tào Tháo tạo được một uy thế chính trị vững chắc.
Cứng rắn
Tào Tháo thường nói: “Thật là khôi hài
nếu con người ta cũng giống như cây đàn, hễ hơi đụng tới thì nó kêu rên
lên”. Chính trị với Tháo đòi hỏi sự tiêu diệt mọi tình cảm lòng thòng vô
ích. Thương vay khóc mướn sẽ làm sét rỉ tâm não nhà chính trị.
Đúng thế, kẻ nhạy cảm thường vẫn là kẻ
tự phản bội chính mình, cho nên nhà văn Andreev trong tập truyện ‘Bẩy kẻ
bị chết treo” đã ca tụng thái độ kiên quyết của một nhà cách mạng qua
nhân vật “Kẻ tử tù”:
– Ôi! Nếu mặt con người mà khóa được như
cánh cửa lao thất, thì mặt người tù ấy tôi thấy bưng kín, lạnh lùng và
bên ngoài còn cả chiếc khóa to lớn.
Bàn về công cuộc tranh đoạt chính quyền của Tào Tháo
Như ta đã biết, xã hội Trung Quốc đương thời Tào Tháo mang nhiều mối xung đột quyết liệt:
– Xung đột nội bộ chính quyền trung ương.
– Xung đột giữa các chính quyền địa phương với chính quyền Trung ương,
– Xung đột giữa các lực lượng địa phương với nhau.
– Xung đột giữa hai cấp lãnh đạo cũ và
giai cấp lãnh đạo đang lên, hay xung đột giữa phần tử trí thức bình dân
và phần tử trí thức danh gia thế tộc.
– Xung đột giữa quần chúng rộng lớn với chế độ lại trị đang đi xuống của chính quyền triều Hán.
– Xung đột giữa khuynh hướng thống nhất và khuynh hướng chia cắt phong kiến.
Tóm lại, Trung Quốc lúc đó đang đi vào
cơn khủng hoảng lớn trên chính trị, văn hóa và sinh hoạt, nói chung là
khủng hoảng của Trật tự và Tiến bộ (l’ ordre et le progrès). Một đằng
trật tự cũ đang ra sức phá hoại tiến bộ. Đằng khác, tiến bộ đang ra sức
kiến tạo lực lượng mới để nhoi lên.
Trật tự và Tiến bộ là hai vấn đề cơ bản
cho sự sinh tồn của một chế độ. Muốn giải quyết những xung đột trên thì
vấn đề chủ yếu là vấn đề chính quyền, bởi vì quyền lực chính trị là
chiếc chìa khóa cần thiết để khai thông các lối ngõ bị lấp bít. Quan
niệm và học thuyết về chính quyền cũng là quan niệm và học thuyết của
cuộc diễn tiến lịch sử. Học thuyết chính trị Đông Phương coi trọng quyền
bính như thế nào?
Khổng Tử nói: “Không búa rìu làm sao đốn cây?”
Tuân Tử nói: “Tạo Phụ là người tài cưỡi
xe, nay không có xe có ngựa thì lấy gì để tỏ cái tài năng của mình. Hậu
Nghệ giỏi bắn, nay không có cung có tên thì lấy gì để tỏ cái giỏi của
mình”.
Quỷ Cốc Tử nói: “Công việc muốn tốt là
phải chế ngự được người chứ không để người chế ngự ta. Muốn chế ngự
người, tất phải nắm được quyền, cho nên mới có câu đại trượng phu lấy
quyền để mà sai khiến chúng nhân vậy”.
Quyền bính đối với chính trị cần thiết
như chiếc búa với người tiều phu, hay nói khác đi, chính trị và quyền
bính chẳng khác chi con Lang con Bối sống dựa vào nhau, con này rời ra
con kia chết, con kia rời ra con này chết, chính trị và quyền bính mang
tính chất cộng sinh (Symbiose).
– Quyền bính là gì?
Theo cổ nhân: “Quyền thị chúng lực chi
yếu, cương chi cương, y chi lãnh”, nghĩa là quyền ví như đầu giềng của
chiếc lưới, cổ của chiếc áo, chủ chốt của mọi lực lượng. Khi ta cầm vào
cổ áo, ta sẽ mang chiếc áo dễ dàng, ta cầm được đầu giềng của lưới, ta
sẽ điều khiển được chiếc lưới dễ dàng, nhẹ nhàng.
– Làm thế nào để có quyền?
– Đương nhiên phải tranh thủ để có chính quyền.
– Tào Tháo đã tranh đoạt chính quyền ra
sao? Tư tưởng hậu thế sau khi bị chính thống hóa cũng như bị ảnh hưởng
Tam Quốc chí diễn nghĩa đã khinh ghét Tào Tháo đều chú trọng và căn cứ
vào cuộc tranh đoạt chính quyền của Tào Tháo. Đó là tất cả vấn đề mà
chúng ta sẽ bàn tới những dòng dưới đây.
– Tranh thủ chính quyền tự cổ xưa đến
nay, từ Đông sang Tây đều có hai cách thức: “cách thức bạo động và cách
thức không bạo động”. Xét trong lịch sử thì cách thức bạo động hay cách
thức không bạo động đều mang nhiều hiện tượng khác nhau. Tỉ dụ: Nhượng
quyền như Nghiêu Thuấn, thoán đoạt như Hồ Quý Ly, mưu sát như vụ Brutus,
thông qua nghị hội như các cuộc giải tán nội các ở các nước Tây phương
ngày nay, dùng chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng v.v… Những
hiện tượng khác nhau ấy phải tùy theo những điều kiện, tình hình và tính
chất của đấu tranh cao hay thấp của lịch sử mà phát hiện.
Cổ học Trung Quốc quan niệm về cả hai cách thức bạo động và không bạo động như sau:
a) Dùng đức.
b) Dùng Công.
c) Dùng Mưu.
d) Dùng Vũ.
Nhưng cổ nhân thường trọng lối khéo léo hòa bình dành chính quyền hơn là dùng lối bạo tàn để cưỡng đoạt.
– Dùng Đức là thế nào?
– Như vụ ông vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn vì thấy Thuấn được dân yêu chuộng.
– Dùng Công là thế nào?
– Như vua Vũ trị thủy để quy tụ lòng ngưỡng mộ của muôn dân.
– Dùng Mưu là thế nào?
– Như vua Thang đánh bại quân Kiệt, dùng Nữ Hoa và Khúc Nghịch làm tay sai để mê hoặc vua Kiệt mà che đậy mưu của mình.
– Dùng Vũ thì thế nào?
– Như Hán cao Tổ và Hạng Võ phát động chiến tranh chống Tần.
Chữ Vũ ở đây nên hiểu theo cái nghĩa bạo
động ngược lại với bất bạo động. Còn nếu hiểu rộng lớn hơn thì trong Vũ
cũng phải có đủ cả Đức, Công, Mưu thì mới quyết thắng được. Hơn nữa xét
cho cùng, mọi nút chuyển trọng đại của lịch sử chưa hề có lần nào được
giải quyết mà không xảy ra bạo động, như Lénine đã viết:
La violence est’ accoucheuse de toute
vieille societe grosse d’ une societe nouvelle, l’ instrument à l’ aide
duquel le mouvement social se fait place et brise les formes politiques
mortes et figées.
(Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang
thai nghén một xã hội mới, là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự
mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị cứng đờ và chết)
Bạo động hay không bạo động đều tùy
thuộc những điều kiện, tình hình, tính chất lịch sử, vì vậy ta không thể
kết tội bạo động cũng như nhất định không bạo động. Không bạo động từ
bao giờ đến giờ vẫn chỉ là một ước mơ chứ chưa thành một quy luật. Chẳng
phải bất cứ thời thế nào cũng cho phép nhà chính trị dùng Đức, dùng
Công.
Phê phán Tào Tháo, có người viết:
– “Sinh hoạt chính trị của Tào Tháo gồm trước sau hơn bốn mươi năm thì đã quá 30 năm Tào Tháo ngụp lặn trong chiến tranh”.
Lời phê phán trên đây cho chúng ta thấy
cuộc tranh đoạt chính quyền của Tào Tháo là cuộc tranh đoạt bằng vũ lực,
lấy chiến tranh giải quyết vấn đề.
Trở ngược lại từ loạn Khăn Vàng, Hoạn quan, Ngoại thích đến Đổng Trác, Lý Thôi, Quách Dĩ ta thấy gì?
Hết thẩy chỉ là những âm mưu tranh ngôi,
đoạt vị của những thế lực chống đối nhau của cùng một “gia thuộc” của
trật tự cũ. Do đó ta không thể gọi đấy là những cuộc đấu tranh giành
chính quyền được, vì bản chất các tranh giành ấy không đặt trên nền tảng
chính quyền. Bởi thế cho nên ta mới thấy những hiện tượng rất khôi hài
mà Tam Quốc Chí diễn nghĩa thuật lại như:
Hà Hậu nói:
– “Chúng mày đừng lo, ta sẽ bảo hộ cho”.
Bèn giáng chỉ triệu Hà Tiến vào cung khẽ bảo rằng: “Anh em ta hàn vi từ
thuở nhỏ, nếu không có bọn Trương Nhượng sao có phú quý ngày nay? Nay
thằng Kiển Thạc bất nhân đã bị giết rồi, sao anh còn tin lời người ta
nói mà toan giết cả bọn hoạn quan?”
Bọn Trương Nhượng, Đoàn Khuê thấy phe
Đổng thái Hậu thất bại, bèn đem vàng ngọc đút lót em trai Hà Tiến là Hà
Miên và mẹ Tiến là Vũ dương Quân nhờ vào nói khéo với Hà thái Hậu che
chở cho. Bởi vậy mười tên Thường thị lại được tin dùng.
………………………………………………
Trác hỏi Ngu Phu rằng:
Ai xui mày làm phản?
Phu trợn mắt thét mắng:
– Mày không phải là vua tao, tao không
phải là tôi mày, sao gọi là phản được. Tội mày đầy trời, ai ai là chẳng
muốn giết mày. Tao tiếc rằng không xé nhỏ được xác mày ra để tạ thiên
hạ.
Trác tức lắm, sai đem Ngu Phu ra mổ. Phu cứ mắng chửi Đổng Trác đến lúc chết.
Hiến Đế khóc nói:
– Trẫm bị hai thằng giặc ấy khinh nhờn đã lâu. Nếu giết được thì may lắm.
Bưu tâu rằng: “Tôi có một mẹo, trước làm
cho hai đứa tự tàn hại lẫn nhau rồi sau mới vời Tào Tháo đem binh vào
giết, quét sạch lũ giặc để yên triều đình”.
Hiến Đế hỏi: “Kế ấy là kế gì?”
Bưu tâu: “Tôi nghe vợ Quách Dĩ rất hay ghen, sai người đi lại với vợ nó, dùng kế phản gián, hai thằng giặc tất giết lẫn nhau”.
Vua liền hạ chiếu phong Lý Thôi làm Đại
tư Mã. Thôi mừng nói rằng: “Phúc này thật là thần thánh giáng cho ta.
Lạy thánh vạn lạy, có cầu cúng Ngài cũng có hơn”.
Lý Nhạc và Hàn Tiêm lại có hơn hai trăm
đầy tớ bộ hạ, nào thầy cúng nào thầy thuốc. Hai đứa tâu cho làm Hiệu úy
Ngự sử cả. Khắc ấn không kịp, lấy dùi vạch gỗ ra làm ấn chẳng ra thể
thống gì cả nữa.
Nền tảng chính quyền là gì?
Nhiều người vẫn quan niệm chính quyền
qua những yếu tố “nổi” mà sơ sót những yếu tố “chìm”, chẳng hạn như nhìn
thấy ở chính quyền những yếu tố: vũ lực, tổ chức cai trị, căn cứ địa,
tổ chức kỹ thuật, tiền bạc mà không nhìn thấy sự tiến bộ của xã hội, uy
thế chính trị, uy thế xã hội và tư tưởng nhân sinh. Nhà triết học
Aristote viết: “Người là một động vật chính trị”. Sở dĩ người là một
động vật chính trị là vì người biết quây quần kết tụ thành từng tập
đoàn, các tập đoàn lại kết tụ lại thành xã hội và cứ phát triển rộng lớn
không ngừng.
Xã hội càng rộng lớn thì tính cách kết
tụ càng phức tạp, trong đó những tập đoàn kết tụ qua kinh tế, qua học
thuật, qua tôn giáo v.v…
Các tập đoàn ấy do sự cần thiết của tiến
bộ, phát triển và sinh tồn nên có hai bộ mặt sinh hoạt trái ngược hẳn:
Một mặt liên hợp sống chung và một mặt đấu tranh lẫn nhau. Hai bộ mặt
sống chung và đấu tranh cần phải có một sự điều chỉnh, nếu không xã hội
sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, cướp bóc, hà hiếp. Nhu yếu điều chỉnh
chế tạo ra chính quyền. Như vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền là
phải kiến lập được trật tự vững chắc. Muốn kiến lập được trật tự vững
chắc, chính quyền cần nắm đủ yếu tố: vũ lực, tổ chức cai trị, căn cứ
địa, tổ chức kỹ thuật, tiền bạc v.v… Những yếu tố này kể làm những
phương tiện để thực hiện trật tự. Nhưng ta không được quên rằng xã hội
luôn luôn chuyển hình, tiến bộ, lẽ đương nhiên chính quyền cũng phải
mang nhiệm vụ thỏa mãn nhu yếu tiến bộ của xã hội, nếu chính quyền và
trật tự đi thụt lùi so với nhu yếu tiến bộ, chẳng chóng thì chày chính
quyền và trật tự sẽ bị tiến bộ quật ngã để rồi chế tạo một trật tự mới
hơn, tiến bộ hơn. Cho nên muốn thỏa mãn nhu yếu tiến bộ của xã hội,
chính quyền tự nó có sẵn sàng uy thế chính trị, uy thế xã hội, uy thế tư
tưởng, nghĩa là lãnh đạo được sự chuyển hình tiến bộ của xã hội trên
các mặt. Vậy ta có thể nói gọn lại rằng: Chính quyền mang hai nhiệm vụ:
1) Giữ gìn trật tự
2) Thúc đẩy tiến bộ
Ngày nào mà trật tự và tiến bộ không đi
đôi được với nhau nữa, phát sinh khủng hoảng, ngày đó xã hội rơi vào
tình trạng loạn, tranh chấp.
Trung Quốc đến cuối Đông Hán thì xã hội
bắt đầu một thời kỳ phân loạn dài; Trật tự, tiến bộ, kinh tế, tư tưởng
v.v… hoàn toàn bị xáo trộn.
Vương quyền tập trung nay trở thành một
hệ thống thế lực cho ít người. Chính quyền bị lũng đoạn, tiền bạc nhân
lực bị coi là phương tiện xa xỉ, dâm dật. Liêm sỉ theo đó mà tiêu tán.
Trong bức thư Lý Lăng gửi Tô Vũ, sách thế truyền có chép: Bọn quan lại
phá hoại được phong làm Vạn hộ Hầu, bọn thân thích tham nịnh được phong
làm Lang tể miếu.
Lúc thế lực bọn hoạn quan, ngoại thích phát triển, đạo đức càng đi xuống.
Những câu đồng dao như:
Trực như huyền, tử đạo biên
Khúc như câu, phản phong hầu
(Thẳng thắn chết đường, luồn cúi tước vị)
Cử tú tài, bất tri thư
Cử hiếu liêm, phụ biệt cư
Hàn tố thanh bạch, trọc như nê.
Cao đệ lương tướng, khiếp như kê
(Tú tài không biết chữ, hiếu liêm đánh
đuổi bố, nghèo nàn thanh bạch bị khinh miệt, quan cao tướng giỏi nhát
như gà). Đạo đức sa đọa không chỉ ở trên lĩnh vực kinh tế. Nguy hại hơn,
nó còn hoành hành cả trên lãnh vực giáo dục, giảng học, khiến cho mọi
giá trị càng điên đảo. Đó mới kể về phương diện đạo đức, còn phương diện
sinh sống thế nào?
Đi đánh giặc, Tào Tháo có hai câu thơ ngũ ngôn:
Thiên lý vô kê minh
Sinh dân bách di nhất.
(Hàng vạn dặm không thấy tiếng gà gáy, dân cư lèo tèo thưa thớt)
Vương Sán cũng có hai câu:
Xuất môn vô sở kiến.
Bạch cốt tễ bình nguyên.
(Ra cửa chẳng trông thấy gì ngoài xương trắng ngổn ngang ngoài đồng) để tả thảm cảnh bấy giờ.
Bởi tại đâu mà nên nông nỗi?
Kể từ lúc Hán triều suy nhược, kinh qua
ngoại thích chuyên chính, xã hội chịu nhiều tai họa, nào: nước lụt, hạn
hán, đến loạn Tây Khương, đến hoạn quan loạn triều chính. Bọn hào môn
ngoại thích, hoạn quan và bọn địa chủ liên kết, trong khi giai tầng
trung sản bị phá sản. Giầu nghèo mỗi ngày mỗi xa cách, hận thù, số nô tỳ
mỗi ngày mỗi gia tăng. Phản loạn bắt đầu. Hán triều mấy lần ban chiếu,
có những đoạn nhận tội như: “Bây giờ quý thích cận thần xa xỉ phóng túng
vô độ” hay “người sống mất hết tư nghiệp, người chết phơi thây giữa
đường”. Mấy chiếu thư xuống làm sao biến đổi được cục diện thối nát, cho
nên xã hội càng ngày càng ác họa. Sử gia Trọng Trường Thống ghi nhận:
– Nhà bọn hào có hàng trăm nóc, ruộng
tốt khắp nơi, nô tỳ thì ngàn người, xe ngựa chạy bốn phương, hàng hóa
châu báu vô số, thê thiếp tính cả trăm. Dưới bàn tay tham ô của bọn hào
môn, người dân cày đói khổ, phần tử trí thức cơ cực. Trọng Trường Thống
kết luận với câu: “Tám phương đê vỡ, trên dưới rữa nát như cá thối” để
nói cái kết quả chính trị chuyên chính của bọn hoạn quan, ngoại thích.
Xã hội hỗn loạn ấy, tất nhiên khắp thiên hạ mong mỏi một chính quyền với
khả năng tái lập trật tự mà không ngăn chặn tiến bộ. Xã hội Đông Hán
chẳng khác nào chuồng ngựa Augias, kẻ nào dọn nó cần có sức mạnh của
Hercule. Người xung phong cáng đáng công việc là Tào Tháo cùng tập đoàn
của ông, rồi đến Tôn Sách, Tôn Quyền bên Đông Ngô và sau nữa đến Khổng
Minh, Tưởng Uyển, Khương Duy bên Tây Thục.
Vấn đề chiếm đoạt chính quyền có hai điều chủ yếu: Chiếm và giữ.
Hai điều chủ yếu ấy, đòi hỏi lực lượng chính trị hai khả năng:
a) Khả năng tác chiến chiếm đoạt
b) Khả năng điều khiển trật tự trên một hoàn cảnh mới, hay nói khác đi là củng cố chính quyền sau cơn đại biến động.
Ta hãy nói đến khả năng “Chiếm và phát
triển chính quyền” của Tào Tháo. Trước khi đem quân về Kinh đô, sinh
hoạt chính trị của Tào Tháo thiên về khuynh hướng âm mưu đầy tính chất
phiêu lưu. Tam Quốc Chí diễn nghĩa cho chúng ta biết các việc:
1) Đứng về phe Hà Tiến chống thế lực hoạn quan. Hai lần bầy mưu can gián Hà Tiến đều bị Tiến mắng đuổi.
2) Liên kết với đám triều thần định hành thích Đổng Trác.
3) Dựa vào thế lực Viên Thiệu, thành lập liên quân miền Đông đánh lực lượng Tây Lương.
Tất cả các hoạt động phiêu lưu trên chỉ
đem lại cho Tào Tháo sự thất bại ê chề, sự nhục nhã. Tháo tỉnh ngộ và
quyết tâm đi vào con đường lớn, không chạy theo những âm mưu vặt nữa.
Tháo đã hiểu rằng: Lịch sử không phải là kết quả của may rủi, làm lịch
sử, làm chính trị nếu không nghiên cứu để nhận thức đúng bản chất xã
hội, bản chất xung đột thì suốt đời sống bám, suốt đời không nhảy vào
địa vị lãnh đạo được. Chính quyền không phải là ngôi thứ cá nhân. Chính
quyền là mục tiêu cao nhất cho tất cả mọi hoạt động chuyển vận lịch sử.
Muốn có chính quyền thì phải có kế hoạch, phương pháp tranh thủ đúng,
bởi vì chính quyền là kết quả đường lối chính trị đúng đắn, chính xác.
Quyền lực chính trị không phải là một vật mà trong một lúc, đêm này qua
sáng hôm sau là có đầy đủ cả. Nó tiến từ sơ khởi đến kết cục, từ không
đến có, từ vai phụ tiến lên vai chính, từ cục bộ tiến đến toàn bộ. Nghĩa
là nó phải trải qua một thời kỳ sửa soạn, xây dựng bảo vệ, nuôi dưỡng,
trưởng thành.
Cơ hội đầu tiên đến với Tào Tháo trên
con đường lớn là việc Chu Tuấn tiến cử Tào Tháo (lúc ấy đang làm Thái
thú Đông Quận) với Lý Thôi, Quách Dĩ cho đi dẹp giặc Khăn Vàng ở vùng
Thanh Châu, Tháo đã biết biến cơ hội đó thành một lợi thế, tạo thành cái
vốn chính to tát cho mình. Tam Quốc Chí diễn nghĩa kể như sau:
“Lý Thôi mừng lắm, ngay đêm hôm ấy thảo
tờ chiếu cho người mang ra Đông Quận, sai Tào Tháo cùng với tướng Tế Bắc
là Pháo Tín đi đánh giặc. Tháo vâng chiếu chỉ họp với Pháo Tín, cùng
tiến quân đánh giặc ở Thọ Dương. Pháo Tín đi vào đất giặc, bị giặc giết
chết. Còn Tào Tháo đuổi giặc đến tận Tế Bắc, giặc quy hàng tới vài vạn
người. Tháo lại dùng ngay giặc làm tiền khu, quân đi đến đâu, giặc hàng
đến đấy. Mới được hơn một trăm ngày, chiêu an được hơn bốn mươi vạn quân
hàng. Vừa đàn ông, đàn bà kéo lại theo Tháo hơn một triệu người. Tháo
tuyển lấy những quân tinh nhuệ, đặt riêng một cánh quân gọi là binh
Thanh Châu, còn bao nhiêu đuổi về cho làm ruộng. Từ đó uy danh Tào Tháo
mỗi ngày mỗi lừng lẫy. Tiếng đồn về đến tận kinh, triều đình phong cho
Tháo làm Chấn Đông tướng quân.”
Nhưng con đường lớn mà Tào Tháo theo
đuổi đâu phải là cái chức Chấn Đông tướng quân. Chẳng qua chức đó chỉ là
cái bàn đạp cho Tào Tháo tiến quân về kinh đô Lạc Dương. Chủ ý Tào Tháo
đã định, tuy nhiên muốn thực hiện việc nắm trọn chính quyền thì việc
cần thiết là làm sao kiến tạo nhanh chóng một tổ chức lãnh đạo thay thế
cho toàn bộ tổ chức lãnh đạo cũ. Kinh nghiệm Đổng Trác, Vương Doãn, Lý
Thôi, Quách Dĩ còn sờ sờ ra đấy. Cho nên sau khi nhận chức Chấn Đông
tướng quân, Tháo liền tiến hành gấp việc chiêu mộ các người tài năng
trong thiên hạ, quy tụ đại bộ phận phần tử trí thức với phương châm:
“Hiền tại vị, năng tại chức”, tuy nhiên chiếu theo nhu cầu thực tiễn nên
điều kiện mà Tháo chú trọng là tài năng.
– “Tào Tháo ở Duyệt Châu chiêu mộ thu
dùng những người hiền sĩ. Ở làng Dĩnh Ầm châu Dĩnh, có một nhà hai chú
cháu cùng đi theo Tháo. Người chú họ Tuân tên Úc, tên chữ là Văn Nhược,
nguyên là con Tuân Côn. Úc trước đã theo Viên Thiệu, nay bỏ Thiệu theo
Tháo. Tháo cùng Úc nói chuyện xong rồi nói rằng:” Người nầy là Tử Phòng
của ta đây”, rồi cho làm Hành quân Tư Mã.
Người cháu tên là Tuân Du, tên chữ là
Công Đạt, trước đã làm Hoàng môn Thị Lang. Sau bỏ quan về làng, nay theo
chú sang với Tào Tháo, (được?) cho làm Hành Quân Giáo thụ.
Tuân Du lại nói với Tào Tháo rằng:
– “Tôi nghe ở Duyệt châu có một người
hiền sĩ vốn ở Đông An, họ Trình tên Dục, tên chữ Trọng Đức, nhưng không
biết bây giờ ở đâu. Người ấy Chúa công nên dùng.
Tháo nói: “Tôi biết tiếng Trình Dục đã lâu”
Nói rồi sai ngay người về tận Đông An để
hỏi cho được, thấy họ bảo rằng: “Trình Dục đang ở trong núi đọc sách,
Tháo cho mời ra. Trình Dục đến bái kiến, Tháo mừng lắm.
Dục lại bảo với Tuân Úc rằng:
– “Tôi là người quê kệch học hành chưa
được mấy, không xứng đáng với sự tiến cử của ông. Nay tôi biết có một
người cùng làng với ông tên là Quách Gia, tên chữ là Phụng Hiếu, thực là
hiền sĩ đời nay, sao ông không triệu ra”.
Úc sực nhớ đến nói rằng: “Suýt nữa tôi quên người ấy”.
Úc nói chuyện ngay với Tào Tháo. Tháo
cho mời Quách Gia. Gia đến Duyệt châu bàn việc thiên hạ với Tào Tháo,
rồi lại tiến Tháo một người nữa dòng dõi vua Quang Vũ, người ở Thành Đức
họ Lưu tên Hoa chữ là Tử Dương. Tháo cho mời Hoa đến, Hoa lại tiến cử
hai người nữa, một người ở Sương ấp họ Mãn tên Sủng, tên chữ là Bá Ninh,
người nữa ở Vũ Thành họ Lã tên Kiền, tên chữ là Tử Khác. Tháo cũng biết
tiếng hai người ấy, cho nên đặt ngay cho làm Trung Tùng Quân Sư.
Được ít bữa lại có một tướng nữa đem vài
trăm quân mã lại xin theo với Tào Tháo, người ở Cự bình tên là Vu Cấm,
tên chữ là Văn Tắc. Tháo thấy người ấy cung mã giỏi, võ nghệ hơn người,
cho làm Điểm quân Tư Mã.
Một hôm Hạ Hầu Đôn lại dắt một người cực lớn lại ra mắt Tào Tháo. Tháo hỏi ai, Đôn thưa rằng:
– “Người này ở Trần Lưu, họ Điển tên Vi.
Sức khỏe không ai địch nổi. Trước Vi đã theo Trương Mạc, sau nhân có
việc bất hòa với đầy tớ Mạc, giết vài người rồi trốn vào núi ở. Tôi đi
săn gặp Điển Vi đang đuổi hổ nhảy qua suối, nay tôi đem về đây dâng chúa
công.
Tháo nói: Ta xem người này tướng mạo khôi ngô, tất người thực khỏe.
Đôn lại nói: “Điển Vi từng báo thù cho
bạn, giết người xách đầu ra chợ, hàng mấy trăm người không dám đến gần. Y
sử dụng hai ngọn kích sắt, nặng tám mươi cân cắp ngồi trên ngựa, vung
múa nhẹ như bay.
Tào Tháo lập tức sai Điển Vi ra thử kích.
Vi cắp đôi kích lên ngựa đi lại nhẹ nhàng như bay.
Bỗng bấy giờ có cơn gió to, lá cờ lớn trồng dưới trướng lung lay sắp đổ. Quân sĩ xúm xít lại ôm giữ không nổi.
Điển Vi thấy vậy, từ trên ngựa nhẩy
xuống quát to một tiếng đuổi quân sĩ lui ra, rồi một tay nắm chắc lấy,
cột cờ đứng im phăng phắc giữa luồng gió.
Tháo thấy thế mừng lắm nói rằng:
Người này thực là Ác Lai ngày xưa đây.
Liền cho làm trướng tiền đô úy, cởi ngay áo đang mặc, thêm một con ngựa cực tốt và một bộ yên chạm đem cho Điển Vi.
Từ bấy giờ bộ hạ Tào Tháo, văn có người tài, vũ có tướng giỏi, uy danh lừng lẫy cả Sơn Đông.
Hàng mấy ngàn năm trước, Quản Trọng nói:
Anh hùng giả, quốc chi cán, thứ dân giả, quốc chi bản. Đắc kỳ cán, thâu
kỳ bản, tắc chính hành nhi vô oán hĩ (những anh hùng là cốt cán của một
nước, dân chúng là gốc rễ của một nước. Dùng được cốt cán của một nước,
thu phục được gốc rễ thì việc thi hành chính sự không bị oán hận).
Ngày nay chính trị gia Tây Phương cũng
nói: Ce qu’un véritable chef doit faire ce sont non des actes, mais des
hommes, des hommes qui le prolongent dans l’ espace et dans le temps
(lãnh tụ tài giỏi không phải chỉ biết hành động thôi mà còn phải biết
dùng người, thu phục người bởi vì chỉ có người mới khiến cho vị lãnh tụ
có mặt ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào).
Hai danh ngôn kim cổ chứng minh tài năng chính trị của Tào Tháo hành động tại Duyên Châu.
Bây giờ ta bàn đến khả năng giữ và củng cố chính quyền của Tào Tháo.
Làm chính trị có hai điều tối kỵ là ngắn
hơi và dềnh dàng. Trong sự nghiệp chính trị: “Đáng kể nhất không phải
là sự bắt đầu mà là sự làm đến cùng”. Dẹp loạn bắt đầu xây dựng lực
lượng, rồi tạo uy thế, rồi nắm quyền chính chưa đủ, còn cần củng cố vững
vàng, phát triển trật tự mới, thúc đẩy tiến bộ. Triều Chính Đông Hán đổ
nát, tập đoàn Khăn Vàng dấy lên, rồi Đổng Trác, Vương Doãn, Viên Thiệu,
đến Lý Thôi, Quách Dĩ thay nhau nắm quyền chính, nhưng tất cả không giữ
nổi chính quyền củng cố và phát triển. Tất cả đều quan niệm chính quyền
như một thế lực, một phương tiện để hưởng thụ, do đó hành động của cả
bọn rất ngắn hơi, nghĩa là không biết hướng nào để làm đến cùng. Riêng
Viên Thiệu thường mắc phải cái bệnh dềnh dàng, kéo dài sự việc lê thê
chẳng dứt khoát bề nào bao giờ. Tào Tháo trái lại, ông cưa mạch nào đứt
mạch ấy, liên hợp hay đấu tranh đối với Tháo chỉ là những thủ đoạn, để
thực hiện đến cùng cho một đường lối chính trị mà Tháo cùng tập đoàn của
ông quyết định theo đuổi. Kéo quân về Lạc Dương dẹp loạn, Tháo không
phí bao hơi sức mà đã loại ra dễ dàng lực lượng chính trị quan trọng bấy
giờ là phe cánh Đổng Trác. Nhưng trước mắt Tháo đã hiểu ngay ra kẻ địch
đáng sợ trên quân sự là lực lượng Viên Thiệu, và trên chính trị là các
vấn đề thuộc nội bộ. Tào Thào cũng nhìn thấy ngay nhược điểm của chính
mình. Tháo bèn thực hiện ngay phương châm của Tôn Tử: “Trước hãy tìm cái
thế không thể bại được”. Nên Tháo nghe ngay lời Đổng Chiêu, thiên Triều
đình về Hứa Đô để phòng mọi bất trắc. Ở Hứa Đô, Tháo đưa công tác chỉnh
đốn nội bộ lên hàng đầu về mặt kiến thiết. Xây dựng sửa sang nhà cửa,
cung miếu, lập kho tàng. Về mặt văn học: lập nền tảng giáo dục mới. Về
mặt hành chính: định lại các quan tước phẩm vị, tạm thời dùng đám triều
thần cũ và cài răng lược những người mới để chuẩn bị thay thế dần dần.
Về mặt xã hội: Tháo đề ra ba phương châm: Trừ gian- Cấm dâm- Trừng tham.
Về mặt kinh tế: kiểm soát và định lại thể thức tô thuế đất ruộng.
Làm cho người sợ gọi là uy, làm cho
người chịu gọi là thế. Hợp cả uy lẫn thế lại tức là lực lượng vậy. Có
quyền mà không có lực thì quyền rỗng, có lực mà không có quyền thì lực
hẫng. Uy với thế cũng vậy. Uy là thể mà thế là dụng. Có uy không có thế
cũng vậy. Giống như hổ về bình nguyên làm kẻ thất thế, đã thất thế thì
lấy gì để bồi đắp uy cho lớn rộng. Cho nên Tào Tháo lúc nào cũng lo kiến
lập uy thế. Hễ cứ mỗi hành động ra uy, ông lại dựa ngay vào đấy để phát
triển thế.
Đánh giặc Khăn Vàng ở Duyên Châu là lập
uy. Chiêu mộ hiền sĩ là tạo thế. Rút gươm chém Trương Liêu là lập uy,
nghe lời Lưu Bị, Quan Vũ tha Trương Liêu, khiến Liêu cảm phục là tạo
thế.
Machiavel viết trong quyển Le Prince
rằng: “Les Etats subitement formés manquent de racines profondes et le
premier orage risque de les renverser” (chính quyền mới xây dựng thiếu
rễ sâu sẽ rất bị lật nhào ngay khi gặp cơn giông bão đầu tiên).
Chính quyền mới lập của Tháo, nhờ phương pháp uy và thế tiến hành song đôi, đã vững như bàn thạch.
Vụ chiếu chỉ Đai áo vỡ ra, Tào Tháo
thẳng tay đàn áp, bọn chính thống thường coi việc đó như một bằng chứng
hiển nhiên về tính gian hùng tàn ác của Tào Tháo. Các bạn độc giả, chắc
cũng có bạn muốn phán xét phân minh việc làm của Tào Tháo. Vậy xin bạn
hãy đọc lại lời Machiavel: “Cruauté bénie, si elle tue dans l’ oeuf les
désordres, gros de meurtres et de rapines, que trop de pitié eût laissé
s’ élever? Ces désordres blessent la société tout entière, tandis que
les rigueurs ordonnées par le prince ne tombent que sur des
particuliers. (Hành động tàn ác đáng ban phước lành khi nào nó tiêu diệt
được từ trong trứng sự hỗn loạn chứa đầy chém giết và cướp bóc. Hành
động tàn ác ấy vượt xa hẳn tình thương nếu tình thương để cho hỗn loạn
dấy lên. Hỗn loạn sẽ tàn phá cả xã hội, còn những biện pháp cứng rắn chỉ
giết vẻn vẹn mấy cá nhân). Machiavel kết luận: protéger d’ abord la
société, voilà où git la vraie clémence d’ Etat. (Bảo vệ xã hội trước
hết, đây mới chính là lòng nhân từ của nhà nước).
Bọn chính thống đời sau cũng thường mang
đối chiếu vụ giết Đổng Phi, Đổng Thừa, Vương Tử Phục, Cát Bình với vụ
tàn sát của Đổng Trác giết Trương Ôn, vụ chém giết ở Duyện Châu, Thanh
Châu với vụ tàn sát ở Lạc Dương. Sự thật các vụ kể trên chẳng mang một
điểm tương tự nào cả, dù ta xét chung trên quan điểm chính trị hay trên
quan điểm đạo đức.
Đứng trên quan điểm chính trị, Đổng Trác
thua xa Tào Tháo một trời một vực. Việc làm của Tào Tháo nhằm mục đích
lập uy, còn việc làm của Trác hoàn toàn mang tính cách khủng bố. Cho nên
Tào Tháo chấm dứt rất chóng bất cứ sự kiện nào có máu chảy người chết,
còn Trác kéo dài ra để làm trò vui, để thỏa mãn tính khát máu thích dọa
nạt. Tháo phân định dứt khoát người có tội kẻ không. Còn Trác thì miên
man chẳng biết chỗ nào là bờ bến, khiến cho hết thảy mọi người ngồi đứng
không yên. Machiavel gọi lối hành động loại Đổng Trác là tàn ác thú
tính và tàn ác vụng về (cruautés mal pratiquees).
Đứng trên quan điểm đạo đức, vụ chém
giết ở Duyên Châu, Thanh Châu là kết quả của chiến tranh. Còn vụ tàn sát
ở Tràng An là kết quả của cuộc đàn áp bắt di dân. Tam Quốc chí diễn
nghĩa đã viết rõ ràng tự sự như sau:
Lý Nho xui Đổng Trác:
– Nay tiền lương thiếu thốn nhiều, ở Lạc Dương nhiều nhà giầu, nên tịch thu cả lấy của phát cho quân.
Trác lập tức sai năm ngàn quân thiết kỵ
đi bắt những người nhà giàu ở Lạc Dương, cả thảy mấy ngàn họ, mỗi người
cầm một lá cờ lên đầu để bốn chữ: “Phản thần nghịch đảng” rồi đem ra
ngoài thành chém tuốt, bao nhiêu của cải lấy sạch. Lý Thôi, Quách Dĩ bắt
hết cả dân Lạc Dương, ước mấy trăm vạn, đưa sang Tràng An, cứ mỗi đoàn
dân lại cho một đội quân đi áp, người chết ở dọc đường không biết bao
nhiêu mà kể. Đàn bà con gái đã vừa nhọc vừa đói khát đau đớn trăm chiều,
lại còn bị quân lính hãm hiếp, tiếng kêu khóc động trời chuyển đất.
Người nào đi chậm, đằng sau có quân lính đốc thúc, quân lính còn chém
giết người ngay giữa đường.
Lúc Trác đi, sai phóng hỏa đốt cả cửa nhà dân ở. Trác lại sai Lã Bố khai quật các mồ mả để lấy vàng bạc châu báu.
Bàn về cách sử dụng quyền uy của Tào Tháo
Quyền uy là tất cả những gì quý báu đối
với chính trị. Do quyền uy mà ta có thể sinh hay sát, cho hay đoạt, phải
hay trái, phúc hay họa, thao túng hay khống chế cả người lẫn vật. Tuy
nhiên cũng do quyền uy mà chính trị gia hay chế độ bị oán ghét hận thù
hoặc được kính nể yêu mến, không biết sử dụng thì bị oán ghét hận thù.
Cổ nhân đối với việc sử dụng quyền uy đặt ra ba điều:
a) Pháp
b) Lệnh
c) Thưởng phạt
Pháp là cách thức tổ chức của chế độ,
pháp cũng là kỷ cương của chế độ đặt ra để điều chỉnh sinh hoạt toàn bộ
xã hội. Chữ Pháp ở đây nếu đem so với danh từ pháp luật, thì hàm nghĩa
nó rộng lớn hơn, vì pháp luật chỉ là những điều lệ được ghi rõ ràng để
quy định quyền hạn, vị trí, phạm vi cho mỗi hành động. Danh từ Pháp theo
nghĩa triết học chánh trị phương Đông ngoài những điều lệnh rõ ràng ấy,
nó còn bao gồm cả một số nguyên tắc sống mà đại đa số người trong xã
hội nhìn nhận trên tâm lý. Sách cổ viết: “Pháp là công cụ để trị thiên
hạ. Không có pháp tất sẽ mất nhịp độ, mất nhịp tức là hỗn loạn vậy”.
Tào Tháo tiến quân về Lạc Dương, tình
hình hỗn loạn tơi bời. Ông đã chế định được pháp nghiêm minh để ngăn
chặn sự loạn. Lúc đánh Duyện Châu cũng như lúc đến Lạc Dương, nguyện
vọng của nông dân cũng như lòng mong mỏi của phần tử trí thức đang lên
đều được toại ý. Ta có thể căn cứ vào việc cải biến nhanh chóng các đám
quân nổi loạn ở Thanh Châu, Duyện Châu cùng việc Đổng Chiêu ra sức giúp
Tào Tháo bình định Lạc Dương để chức minh.
Lệnh là hình thức biểu thị của pháp.
Lệnh ví như sấm sét, gió bão để cổ võ vạn vật cho nên lệnh phải nghiêm,
không mờ ám, không bất nhất sáng thay chiều đổi.
Đức tôn trọng lệnh luật của Tháo, trong
đời Tam Quốc chẳng mấy ai sánh kịp. Rất nhỏ nhặt như việc con ngựa của
Tháo hoảng hốt dẫm lên ruộng lúa, Tháo cũng đã tự cắt tóc để thị chúng,
ta có cho đấy là một thủ đoạn đi chăng nữa, nhưng thủ đoạn không ngoài
mục đích hướng vào sự tôn trọng luật lệnh.
Trong khi Trương Phi say rượu đánh Tào
Báo để Lã Bố cướp mất Từ Châu, và Quan Công nóng nảy phá tan cả một
chính sách Liên Ngô, Tam Quốc chí không cho ta thấy mảy may biện pháp
trừng phạt của Lưu Bị đối với hai người này dù rất ít.
Về vấn đề thưởng phạt, Hoàng Thạch Công nói:
– “Công nhỏ không thưởng, tất công lớn
không có. Oán nhỏ không tha tất oán lớn nảy sinh. Thưởng không làm cho
người phục, phạt không khiến cho người vui chịu, tất bị phản. Thưởng kẻ
vô công, phạt kẻ vô tội, cái nguy đến sau lưng.
Sách Quân Cấm viết:
Hương nhĩ chi hạ tất hữu tử ngư
Trọng thưởng chi hạ tất hữu tử phu.
(Dưới mồi thơm chắc có cá chết. Biết
trọng thưởng, người sẽ vì ta mà hy sinh). Hàn phi Tử nói: “Ái đa giả tắc
pháp bất lập, uy quả giả tất hạ xâm thượng”. (Nuông chiều tất Pháp khó
thi hành. Uy ít tất dưới nhờn).
Độc giả Tam Quốc Chí diễn nghĩa chắc đã
có nhiều dịp so sánh Tào Tháo với Lưu Bị về đức tính này. Sự dung túng
của Lưu Bị đối với Quan, Trương gieo mầm cho việc thất thủ Kinh Châu sau
này.
Nghi án Lã Bá Sa và Lưu Phúc
Đời Tào Tháo có hai lần giết người bị đời sau coi là những hành động tội phạm:
Vụ thứ nhất: giết cả nhà Lã Bá Sa.
Vụ thứ hai: cầm giáo đâm chết Lưu Phúc.
Ngay đêm hôm ấy, Trần Cung thu xếp hành
trang và lộ phí, cả hai người thay quần áo, mỗi người đeo một thanh
gươm, cưỡi một con ngựa đi về quê Tào Tháo. Đi được ba hôm đến Thành
Cao, trời đã xâm xẩm tối. Tháo cầm roi ngựa, trỏ vào một đám cây cối um
tùm bảo Cung rằng:
– Ở trong này có Lã Bá Sa là bạn kết nghĩa với cha tôi. Tôi muốn vào chơi thăm nhà, rồi ngủ đấy một đêm, nên không?
Cung nói: Thế thì hay lắm.
Hai người đến cửa, xuống ngựa vào chào
Lã Bá Sa. Sa hỏi Tháo rằng: Ta nghe triều đình tầm nã anh cấp lắm. Cha
anh phải lánh sang ở Trần Lưu rồi. Sao anh đến được đây?
Tháo bèn đem chuyện đầu đuôi kể với Lã
Bá Sa, rồi trỏ vào Trần Cung nói: Nếu không gặp được quan huyện đây, thì
bây giờ đã thịt nát xương tan rồi.
Lã Bá Sa vái Trần Cung rồi nói:
– Cháu nó không gặp được ngài thì họ Tào
còn gì? Đêm nay xin ngài hãy thong thả nghỉ lại đây. Nói xong đứng dậy
vào trong nhà, một chốc trở ra bảo Trần Cung: Nhà tôi không có rượu
ngon. Để tôi sang xóm Tây mua một bình rượu ngon về uống.
Nói rồi lật đật cưỡi lừa ra đi.Tháo với Cung ngồi ở nhà, chợt nghe thấy sau nhà có tiếng mài dao.
Tháo bảo Trần Cung rằng:
– Lã Bá Sa đối với tôi không thân thiết gì lắm. Chuyện này đáng nghi lắm.
Hai người sẽ rón rén bước vào sau nhà tranh, chỉ nghe thấy có tiếng người nói:
– Trói lại mà giết.
Tháo bảo cùng Trần Cung:
– Phải rồi, nếu ta không hạ thủ trước thì sẽ bị bắt.
Tháo và Cung hai người cùng rút gươm đi
thẳng vào, gặp người nào trong nhà giết người ấy, giết một lúc tám mạng.
Tìm đến trong bếp thì chỉ thấy một con lợn trói bốn vó sắp chọc tiết.
Cung giật mình nói:
– Mạnh Đức ơi! Đa nghi giết nhầm phải người tử tế rồi.
Hai người vội vàng trở ra lên ngựa đi.
Đi được độ hai dặm gặp Lã Bá Sa cưỡi lừa về, trước yên treo hai vò rượu,
tay xách một nắm rau quả. Sa hỏi hai người rằng:
– Hiền điệt với sứ quân sao lại đi?
Tháo nói:
– Tôi là người có tội không dám ở lâu.
Lã Bá sa nói:
– Ta đã dặn người nhà làm thịt con lợn rồi. Sứ quân với hiền điệt ngại gì một đêm. Xin quay ngay ngựa về cho.
Tháo cứ tế ngựa đi. Đi được vài bước, rút gươm ra quay trở lại, gọi Lã Bá Sa hỏi:
– Ai đi đằng sau ông đấy?
Sa quay đầu lại xem, Tháo chém ngay, Sa ngã xuống chết.
Cung cả sợ hỏi Tháo:
– Lúc nãy nhầm đã đành. Bây giờ sao lại đang tay như thế?
Tháo nói: Bá Sa về nhà, thấy nhiều người chết, tất nhiên không để im, nếu đem người đi đuổi thì ta bị vạ ngay.
Cung nói: Biết rằng mình nhầm rồi, lại còn cố ý giết người nữa, thực là đại bất nghĩa.
Tháo nói:
– Thà rằng ta phụ người còn hơn để người phụ ta.
Tám chữ: ninh ngã phụ nhân, vô nhân phụ
ngã của Tam Quốc Chí diễn nghĩa đã gây phản cảm ghét bỏ của người đời
sau đối với Tháo rất mạnh.
Tào Tháo có tội hay không? La Quán Trung đã khép tội Tào chắc nịch trên tiểu thuyết. Nhưng trên chính sử ra sao?
Tôi xin kê khảo ra đây để độc giả phân xử.
Sách Tam Quốc Chí của Trần Thọ ghi:
“Tào Tháo không chịu nhận chức úy của Đổng Trác nên cải đổi tên họ trốn về miền Đông”.
Sách Ngụy Thư chép:
Thái Tổ rõ biết rằng Trác thế nào cũng
đổ, không lời cáo biệt trốn về quê, tùy tùng có mấy người tìm gặp cố
nhân Lã Bá Sa tại Thành Cao. Bá Sa đi vắng. Con cháu Lã Bá Sa hợp với ít
gia nhân đánh Thái Tổ cướp của. Thái Tổ giết mấy người. Sách Ngụy Thư
Xuân Thu do Tôn Thịnh đời Tấn chép: “Thái Tổ nghe tiếng dao liếc loẹt
xoẹt, nghĩ rằng họ đánh bắt mình, nhờ bóng đêm Thái Tổ vào giết hết. Sau
biết mình nhầm rồi, nói: Ninh ngã phụ nhân vô nhân phụ ngã. Rồi đi”
Cũng sách trên, Tôn Thị (Thịnh?) chép:
Tư Mã Ý giả bắt Trịnh Tiểu Đồng uống thuốc độc, nói: “Ninh ngã phụ khanh, vô khanh phụ ngã”.
Như vậy tác giả Tam Quốc Chí diễn nghĩa
đã lấy tám chữ: “Thà ta phụ người, hơn người phụ ta” ở sách Ngụy Thư
Xuân Thu của Tôn Thị. Nhưng ai mới là người thật nói câu đó? Tư Mã Ý hay
Tào Tháo. Nếu Tư Mã Ý nói thì câu chuyện Lã Bá Sa sự thực thế nào?
Đến vụ Lưu Phúc, Tam Quốc Chí diễn nghĩa hồi thứ mười tám kể:
Bấy giờ Tháo đã quá say, cầm một ngọn
giáo, đứng trên mũi thuyền, đổ một chén rượu xuống sông rồi lại uống
luôn ba chén đầy nữa, cắp ngang ngọn giáo nói với các tướng:
– Từ khi ta cầm ngọn giáo này, phá Khăn
Vàng, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật thu Viên Thiệu, thọc sâu vào Hà Bắc,
duỗi thẳng đến Liêu Đông, tung hoành bốn bể, thật không phụ ý chí của kẻ
đại trượng phu. Nay đứng trước cảnh này lòng ta xiết bao sảng khoái. Ta
làm một bài hát, các ông đều họa chơi cho vui. Bài hát rằng:
Cuộc vui có được là mấy chốc.
Nào khác chi hạt móc sáng ngày.
Nguồn sầu lai láng vơi đầy.
Giải phiền họa có rượu này làm vui.
Chàng áo xanh ngậm ngùi lòng tỏ.
Hươu ngoài đồng hớn hở gọi nhau.
Khách ta, ta đã gặp nhau.
Gảy đàn, thổi sáo ngõ hầu thêm vui
Trăng sáng tỏ, bùi ngùi trong dạ.
Nỗi lo này biết ngỏ cùng ai.
Chuyện trò kể lể xa xôi.
Nhớ người nghĩa cũ cười vui đề huề.
Quạ đem trăng bay về nam hậu.
Quanh ba vòng biết đậu cành nao.
Nước càng sâu núi càng cao.
Châu công trọng khách xôn xao kéo về.
Tháo hát, đoạn mọi người họa theo, cười đùa vui vẻ. Bỗng một bóng người bước ra nói:
– Giữa lúc hai bên đối địch, tướng sĩ so sức, làm sao thừa tướng nói gở ra câu ấy?
Tháo nhìn xem thì là Lưu Phúc, thứ sử
Dương Châu. Phúc trước làm quan ở Hợp Phì, xây đắp nhiều thành quách,
tập hợp những dân phiêu tán, mở trường học, khai khẩn ruộng đất, dạy dỗ
nhân dân, theo Tào Tháo đã lâu, lập được nhiều công trạng.
Khi ấy Tháo cắp ngang ngọn mâu, hỏi lại rằng:
– Ta nói gở điều gì?
Phúc thưa: Những câu trăng sáng… quạ bay quanh ba vòng… Không biết đậu vào đâu… là những câu gở.
Tháo nổi giận nói:
– Mày sao dám bẻ tao.
Nói rồi phóng ngay ngọn giáo đâm chết Lưu Phúc.
Lời bàn của Mao Tôn Cương về hồi này
không hề nhắc nhở tới cái chết của Lưu Phúc, Mao Tôn Cương chỉ nhìn hẳn
về tâm sự riêng tư của Tháo mà thôi. Tháo vui, Tháo yến ẩm nô đùa nhưng
chính là lúc Tháo đang lo ghê gớm vậy. Hành động ấy cũng giống như cảnh
Ngô Vương Phù Sai đi hái hoa sen và Hạng Vũ uống rượu với Ngu Cơ. Như
vậy Tháo giết Lưu Phúc không chỉ vì riêng cái cớ Phúc làm mất hứng vui
của mình. Vả lại, Phúc là người giỏi giang như Tam Quốc đã kể ở trên thì
không khi nào Phúc lại có hành động cẩu thả tương tự. Trong giờ phút
quyết liệt, hàng trăm ngàn con người sắp sửa lao đầu vào lửa chinh
chiến, cái chết của Lưu Phúc chắc phải có một lý do chính trị nào khác
mà lịch sử không cho ta rõ đó thôi.
Kết luận
Kể trong các lãnh tụ chính trị trong Tam
Quốc, Tào Tháo là người nhận rõ bản chất thời đại hơn ai hết. Ông hiểu
nếu ly khai chiến tranh thì mọi vấn đề không giải quyết. Ông phân biệt
nổi chủ thế của chiến tranh là gì? Kẻ địch nội ngoại, trước sau khiến
cho chiến tranh mang những nội dung khác hẳn nhau. Do đó mặc dầu ông
luôn luôn phát động chiến tranh, nhưng chiến tranh chiến lược của ông
cũng đều được lồng vào trong một nhu yếu chính trị từng lúc.
Đời sau lên tiếng công kích, coi chiến
tranh của Tháo là chiến tranh vô chính nghĩa vì cho rằng: đa số những
cuộc binh đao lúc bấy giờ không phải là chiến tranh đối ngoại, không
phải là vấn đề ngoại tộc giết nòi Hán mà là vấn đề dân tộc Hán giết lẫn
nhau. Tào Tháo phải gánh chịu tất cả những tội ác binh lửa can qua. Đổ
tội như thế, có nghĩa là đã đứng trên một quan điểm chính trị thuần túy
nệ vào luân lý, và nếu cứ dùng quan điểm này làm ánh sáng soi xét lịch
sử thì không một nhân vật lịch sử nào tránh khỏi tội.
Nhà thơ Cao Bá Quát có câu:
Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
Mục Dã, Minh Điền hữu Vũ Thang.
Mục Dã, Minh Điền là hai nơi vua Vũ, vua
Thang giết giặc dựng nghiệp. Mục Dã, Minh Điền hay 72 trận Lưu Bang
đánh nhau với Hạng Võ có thuộc vấn đề ngoại tộc xâm lược đâu. Chính
nghĩa hay không chính nghĩa là ở sự trị hay loạn.
Loạn là lúc hắc ám, thoái hóa.
Trị là thời quang minh, tiến bộ.
Chiến tranh để tàn sát, để áp chế, để
gây loạn, để đưa xã hội vào vòng tối ám, là chiến tranh không chính
nghĩa. Chiến tranh để mở đường khai lối, chiến tranh để đem lại yên bình
tiến bộ là chiến tranh chính nghĩa. Thời đại Tam Quốc, hình thức cuộc
đấu tranh giữa loạn với trị chủ yếu là chiến tranh. Lúc đó kẻ nào không
nắm vững quy luật chiến tranh, không hiểu nghệ thuật chiến tranh tất bị
đào thải.
Hãy dẫn ra một bằng chứng của chủ thể chiến tranh lúc đó, lịch sử gọi là loạn “bộ khúc”.
Cuối Đông Hán sang Tam Quốc, toàn quốc
băng hoại, loạn ly. Trung ương chính phủ mất quyền, địa phương chính phủ
tan rã. Thổ phỉ, lưu khấu, giặc cướp nổi như ong. Nông dân không có
cách gì sinh sống, liền phân tỏa gia nhập vào các đại môn đệ hay hào
tộc, biến thành tự vệ đội võ trang bảo vệ cày cấy cho các hào tộc, gọi
là quân bộ khúc. Tỉ dụ: Trương Tú là hào tộc, Điển Vi tướng cầm đầu quân
đội bộ khúc. Trung Quốc có hàng mấy ngàn quân đội bộ khúc, xâu xé cướp
bóc lẫn nhau. Vậy thử hỏi nếu muốn thống nhất xứ sở, bình định xã hội mà
không có một tổ chức chiến tranh hoàn bị và mạnh nhất thì liệu có giải
quyết nổi vấn đề chăng?
Đời sau chê Tào Tháo là con người mưu mẹo, quỷ quyệt, nhưng lại tôn sùng ghi nhớ câu nói của vạn thế sư biểu Khổng Tử:
“Hiếu mưu nhi Thành”
Mưu là hành động của kẻ trí. Nếu làm chính trị mà bị chê vì mưu mẹo, quỷ quyệt thì kẻ đần độn được ca tụng sao?
Hoàng Thạch Công viết: “Phi kế sách vô
dĩ quyết hiềm định nghi, phi quyệt kỳ vô phá gian tức khấu, phi dụng mưu
vô dĩ thành công” (không kế sách lấy gì mà giải bế tắc, không quỷ quyệt
lấy gì mà trấn áp gian khấu, không dùng mưu lấy gì mà thành công?)
Chê quỷ quyệt, chê mưu mẹo bất quá chỉ là một thái độ của kẻ yếu ớt trước người giỏi hơn mình.
Bí quyết thành công của Tào Tháo, bàn
đến vấn đề này, ta hãy đem so sự thành công của Tào Tháo với sự thành
công của Lưu Bang, tuy sự nghiệp lớn nhỏ không giống nhau nhưng đây là
do thời thế chứ không phải do tài năng và hành động.
Lưu Bang lên ngôi Hoàng Đế, trong bữa
đại yến rượu đã ngà ngà, bèn quay ra hỏi quần thần: “Các vị vương hầu,
các vị tướng tá, hôm nay tôi muốn các ông phải nói cho thực: tại sao tôi
thành công, tại sao Hạng Vũ thất bại?”
Có người đồng hương tên là Vương Lăng đứng dậy thưa:
“Bệ hạ thành công nhờ ở lượng lớn biết
chia đều. Khi thắng khu vực nào bệ hạ biết giao phó cấp thưởng cho ai.
Lợi lộc bệ hạ công khai ban phát cho thiên hạ. Còn Hạng Vũ là người bội
bạc bủn xỉn, thắng không biết ghi công chiến không biết chia lợi”.
Lưu Bang cười ngất, rồi nói: Đấy mới chỉ
là một mặt thôi. Tôi xin thú thực, tài tôi nếu ngồi để thảo kế hoạch,
bầy chiến lược tôi không bằng Trương Lương, nếu sai tôi làm thế nào cho
binh lương sung túc, bảo vệ giao thông, phân phối công tác, tôi không
bằng Tiêu Hà, chỉ huy trăm vạn quân, chiến vô bất thắng, tôi không bằng
Hàn Tín. Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín là ba vị đại hào kiệt tôi biết
dùng và dùng nổi; Hạng Võ chỉ có một Phạm Tăng cũng không dùng được. Đấy
là nguyên nhân thành công của tôi vậy.
Căn cứ vào câu chuyện trên đây thì cái đức chính trị của Lưu Bang khả dĩ thu gọn vào mấy chữ:
“Hữu hiệu dụng nhân, công bình phân tặng”.
(Giỏi dùng người, biết chia đều).
Mọi mặt chuyên tài Lưu Bang đều thua sút
Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà nhưng Lưu Bang lại nắm quyền lãnh đạo là
vì Lưu Bang biết dựa hành động của chính ông vào đại thế của thời đại
rồi dùng đại thế mà kết chặt ba người kia.
Phép chia lời của Lưu Bang cũng vậy,
những người theo ông nhất nhất đều được bù công lao xứng đáng. Nhưng lối
chia lợi, ông biết đặt trên nền tảng thời thượng, nghĩa là làm cho bàn
dân thiên hạ vui mừng chứ không phải chia lợi kiểu giặc cướp chia phần.
Tào Tháo không kém gì Hán Cao Tổ về hai điểm này.
Tóm lại, sống vào thời cực nhiễu nhương
như Tam Quốc, nhà chính trị phải có sức của một con sư tử đồng thời lại
phải khôn ngoan như một con cáo. Con sư tử làm người ta sợ hãi không
chống đỡ nổi, con cáo làm cho người ta không biết lối nào mà lường. Sư
tử hay cáo đều bị đám quần chúng ngơm ngớp và các lý thuyết gia chính
trị nói dóc (théoriciens bavards) bài bác.
Tào Tháo là biểu tượng hoàn bị của hai
thứ đó, đương nhiên bị ghét bỏ. Tuy nhiên, nếu ta đi sâu vào tâm sự của
Tào Tháo, ta cũng tìm thấy ở ông ước nguyện một xã hội vui sướng từ
thiện. Tâm sự đó, Tào Tháo đã giãi bày vào bài ca “đối tửu” tạm dịch
xuôi là:
Nâng chén rượu, chúc đời thái bình, quân
sự không có gì vội vã, đấng quân vương vừa hiền vừa giỏi. Tể tướng,
triều thần đều trung lương, biết điều lễ. Dân không tranh giành, ba năm
cấy, thóc đủ chín năm. Kho chứa đầy ắp. Người già không phải gánh đội.
Súc vật nhiều, phân bón dư. Công hầu bá tử nam, biết yêu dân. Kẻ phạm
tội, tùy theo nặng nhẹ mà xét xử. Ngoài đường của rơi không ai nhặt. Cửa
ngõ mở ngỏ. Mùa đông, già nua không rét cóng. Ân trạch chan hòa đến cây
cỏ và côn trùng.
Với tâm sự ấy chắc chắn Tào Thào không
phải là con người lấy giết chóc làm vui thú. Nhưng Tào Tháo lại mang
nặng trên vai nhiệm vụ to tát. Dẹp loạn tất phải giết những kẻ làm loạn.
Tiến bộ tất phải tiêu trừ những kẻ thoái hóa, phản động.
Bài đối tửu ca, tỏ rõ lòng tự tin tuyệt đối vào việc làm của mình.
Sau hết đối với Tào Tháo ta chỉ có thể
nói câu này: “Tất cả mọi điều khen chê đều không xứng đáng với ông” như
người Ý đã ghi trên mộ Machiavel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét