UBND TỈNH KHÁNH
HOÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
DNTN-XN NTTS Miền trung Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ 02
/BC-XN
Nha Trang, ngày 28 tháng 10 năm 2007
BÁO CÁO THAM LUẬN
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ NUÔI THUỶ SẢN
SINH THÁI TẠI CÁC HỒ CHỨA Ở GIA LAI VÀ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Kính gửi: BAN TỔ CHỨC HỘI
THẢO
TRUNG TÂM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BÌNH THUẬN
Tôi tên là: Trần Anh Kiệt – Chủ doanh nghiệp tư nhân
(Xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung).
Địa chỉ (Văn phòng giao dịch): 326/44 Lê Hồng Phong, phường
Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: 058.885044 –DD Giám đốc:
0914196565
Hiện đang nuôi cá tại hồ chứa thuỷ lợi, Ayun Hạ, thuỷ điện Vĩnh Sơn tỉnh
Gia Lai. Tôi rất phấn khởi được mời tham dự Hội thảo thực trạng và giải pháp
phát triển nuôi sinh thái thuỷ sản hồ chứa tỉnh Bình thuận năm 2007.
Tôi xin mạnh dạn trình bày một số
kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, quản lý nuôi trồng, khai thác cá hồ chứa
thuỷ lợi, thuỷ điện và một số biện pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặt nước
lớn.
Trải qua hơn 12 năm nuôi trồng thuỷ sản sinh thái tại các hồ chứa thuỷ
lợi, thuỷ điện chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1.
Thuận lợi
trong nuôi cá hồ chứa:
+ Các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện sau khi chặn dòng, chìm
trong nước là một thảm thực vật dày trong đó có muôn vàn côn trùng, tạo nên
nguồn thức ăn phong phú, dồi dào cho cá nói riêng và các loài thuỷ sản nói
chung.
+ Mặt thoáng của hồ rộng nên có thể thả
được một lượng lớn cá giống và tổ chức sản xuất theo mô hình khép kín.
+ Sản lượng thu hoạch mỗi năm có thể
đạt được hàng trăm tấn cá tươi sống phục vụ tại chỗ cho nhân dân quanh vùng với
giá rẻ.
+ Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho
hàng trăm lao động là người địa phương sống quanh hồ, góp phần xoá đói, giảm
nghèo và từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
+ Góp phần ổn định hệ sinh thái môi
trường và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương.
+ Nuôi cá hồ chứa còn tạo cảnh quan
lòng hồ, góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn và tạo đà cho phát triển ngành du lịch
sinh thái.
2.
Khó khăn
trong nuôi cá hồ chứa:
+ Lòng Hồ nguyên thuỷ là rừng núi, đáy
hồ cây cối, thác ghềnh nên khâu khai thác, đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn .
+ Hàng năm tràn xả lũ cũng làm trôi mất
một lượng lớn cá giống và cá thịt.
+ Ven hồ địa hình phức tạp tạo điều
kiện thuận lợi cho các đối tượng dùng mìn, điện để khai thác trộm thuỷ sản,
công tác quản lý, bảo vệ rất khó khăn và gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, đồng bào
dân tộc sống ven hồ trình độ dân trí thấp, ngôn ngữ bất đồng nên việc tuyên
truyền, giải thích còn nhiều bất cập, họ thường rải lưới mắt nhỏ để bắt cá ăn
và bắt luôn cá giống mới thả làm suy giảm lượng cá giống trong hồ.
+ Công nhân của doanh nghiệp không được
đào tạo chính quy, chủ yếu vừa làm vừa học, phần lớn không ổn định tư tưởng để
làm việc lâu dài, thường làm việc theo thời vụ.
+ Các hồ chứa hầu hết ở các vùng sâu, vùng
xa nên không thu hút được các kỹ sư chuyên ngành tham gia doanh nghiệp.
+ Một số chính sách ưu đãi của nhà nước
về nuôi trồng thuỷ sản, doanh nghiệp nuôi cá thường không được hưởng hoặc hưởng
chậm do thiếu thông tin.
+ Tài sản đầu tư xuống hồ khó thế chấp
cho ngân hàng để vay vốn tín dụng nên nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu
là dựa vào vốn tự có. Do vậy hạn chế phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ.
3.
Các biện
pháp phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn:
a/ Phát huy thuận lợi
-Các hồ chứa sau khi chặn
dòng, lượng phù du trong nước dồi dào, nên phải khẩn trương thả lượng cá giống
đủ, theo mật độ bình quân 10m2 mặt nước/con
cá (nuôi sinh thái). Lấy mặt nước ở
cao trình trung bình trong năm với tỷ lệ cá mè 60%, cá trôi 25%, cá trắm 10%,
cá chép 5% không nên thả cá rô phi, cá mè Vinh và cá Chim trắng. Vì các loại cá
này hiệu quả kinh tế không cao, khai thác khó, đồng
thời là loài cá dữ, sau này người nuôi cá muốn thay đổi chủng loài nuôi trong
lòng hồ, không làm sạch môi trường được. Hàng năm bổ sung nguồn lợi bằng phương
pháp đánh tỉa, thả bù.
-Tuyển dụng số lao động là người địa
phương, mở lớp tập huấn ngắn ngày, nuôi và khai thác hồ chứa. Tạo công ăn việc
làm ổn định cho họ-Chính họ là lực lượng lao động chính của Doanh nghiệp và cũng
là những chiến sỹ bảo vệ sản phẩm nhiệt tình và hiệu quả nhất.
b/Khắc phục khó khăn:
-Do địa hình lòng hồ không bằng phẳng, cây
cối lởm chởm nên phải tổ chức khai thác cá bằng hệ thống lưới (Dồn, chắn, rê,
chuồng) phương pháp này đã được sử dụng khai thác các hồ chứa ở miền Bắc vào các
năm trong thập niên 70 của thế kỷ trước, nay đã được Doanh nghiệp tư nhân Xí
nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Miền Trung cải tiến lại cho phù hợp và thuận tiện
trong việc thao tác và khai thác.
-Khai thác cá bằng lưới dập không phao và
lưới trời không chì.
-Cắm đăng để bắt các loại cá không dính
lưới như cá Chốt, cá Sơn, cá Chèng, v.v,..nhằm mục đích cải tạo mặt
thoáng cho cá thả.
-Chọn bãi đẻ, khoanh vùng cấm đánh bắt để
tái tạo nguồn lợi. Vào mùa cá đẻ cấm khai thác cá bằng lưới mắt nhỏ cỡ 5cm trở
xuống.
-Khó khăn nhất của nuôi cá hồ chứa là đến
mùa lũ thường các hồ chứa phải mở cửa tràn xả lũ, cá theo đó thoát ra ngoài hồ.
Trước đây để khắc phục cá thoát ra ngoài Doanh nghiệp phải ngăn chặn cá bằng
lưới phía trên tràn xả lũ, hiệu quả chưa cao, thường xuyên phải tu sửa lưới. Từ
năm 2001 Doanh nghiệp đã nghiên cứu làm dàn đăng trượt để bắt cá dưới tràn xả
lũ rất hiệu quả (Giái pháp này đã đoạt giải III trong hội thi sáng tạo kỹ thuật
tỉnh Gia lai lần thứ 3 năm 2007). Sau khi có dàn đăng trượt thì việc nuôi cá hồ
chứa không còn là điều khó khăn với người nuôi trồng thuỷ sản mắt nước lớn nữa.
-Khâu bảo
quản sản phẩm sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cũng là vấn đề nan giải mà
người nuôi cá hồ chứa mặt nước lớn phải quan tâm.
-Thu
hoạch cá hồ chứa thường dồn vào những cơn mưa đầu mùa, lượng cá thu hoạch lúc
này rất lớn, sản lượng trong 5-10 ngày có thể bằng sản lượng của cả thời gian
thu hoạch còn lại trong năm. Do vậy phải xây dựng kho bảo ôn, nhà máy nước đá
để chủ động bảo quản sản phẩm. Dùng xe lạnh để vận chuyển sản phẩn đi tiêu thụ
(kinh nghiệm thu hoạch cá ở hồ Cấm Sơn và hồ Núi Cốc đã để thối, hư hỏng, đổ đi
hàng trăm tấn cá trong một ngày).
-Thực hiện
nghiêm chỉnh Nghị định 48/CP và chỉ thị 01 của thủ tướng Chính Phủ về bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản. Cấm khai thác cá bằng xung điện, chất nổ, chất độc. Người
nuôi cá phải hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để quản lý số người dùng
xung điện, mìn, chất độc khai thác trộm thuỷ sản. Lấy phương châm mỗi người dân
sống ven hồ là một chiến sỹ bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường.
4.
Một số mặt đạt
được trong nuôi cá hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Gia lai của Xí nghiệp nuôi
trồng thuỷ sản Miền Trung.
Sau 12 năm nuôi trồng và khai thác thuỷ
sản hồ chứa, Doanh nghiệp chúng tôi do có tâm huyết trong nghề khai thác nuôi
thuỷ sản mặt nước lớn, nên luôn cải tiến kỹ thuật, học hỏi, sáng tạo. Phát huy
những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong nuôi cá hồ chứa. Công lao đã
được đền đáp bằng hiệu quả, sản lượng tăng theo từng năm. Cụ thể: Sản lượng đã
đạt được trên 100kg/ha (so với định mức 35kg/ha của Bộ thuỷ sản).
Thu hút
hàng trăm lao động thời vụ là người đồng bào địa phương sinh sống ven hồ. Đời
sống người lao động luôn được cải thiện theo từng năm. Từ chỗ thu nhập của
người lao động trong những năm đầu 700.000đ/người/tháng, thì nay thu nhập bình
quân đầu người đã đạt 2.000.000đồng/người/tháng.
Yếu tố quan
trọng để đạt được những thành quả trên là: Ngoài sự nỗ lực, tâm huyết trong
nghề nuôi trồng thuỷ sản của doanh nghiệp còn có sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
và hết mức của các cấp chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt UBND tỉnh Gia
Lai-Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn đã tạo hành lang pháp lý và có
những chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.
5.
Đóng góp
biện pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản sinh thái hồ chứa
+ Nghề nuôi cá là một nghề đã có trong
dân từ rất xa xưa, ông cha ta đã có câu : “Muốn giàu nuôi cá,....” Thế nhưng
phong trào nuôi cá lại có lúc bổng, lúc trầm do kiến thức về nuôi trồng thuỷ
sản của nhân dân còn thiếu, phần lớn chỉ thả cá chứ chưa nuôi, khi nuôi hiệu
quả lại chưa cao dẫn đến chán nản, bỏ bê v.v...Mỗi tỉnh cần có một tổ chức và
một đội ngũ kỹ sư nuôi trồng giỏi, triển khai những buổi tập huấn, hội thảo cho
các hộ nuôi cá để họ có những kiến thức nhất định về nuôi trồng thuỷ sản, như
vậy việc nuôi cá của họ mới thành công cao. Gia lai trước đây phong trào nuôi
cá rất trầm lắng, nhưng chỉ sau việc triển khai thực hiện một số mô hình nuôi
của Trung tâm khuyến ngư Quốc gia (tập huấn, hội thảo đầu bờ,...) của trạm thuỷ
sản trực thuộc công ty KTCT thuỷ lợi Gia lai tổ chức đến nay kết quả “nhà nhà
nuôi cá, người người đào ao” mà hộ nào cũng thành công và thu được kết quả cao.
+ Ngoài việc nuôi cá ao hồ nhỏ, ruộng
trũng lồng bè v.v.. các tỉnh cũng nên chú trọng phát triển nuôi cá mặt nước lớn
(hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện). Hiện nay ở các tỉnh trên cả nước còn rất nhiều
hồ chứa có mặt nước lớn đang còn bỏ hoang phí chưa được khai thác. Nếu tổ chức
nuôi trồng và khai thác triệt để sẽ có một lượng lớn thực phẩm cho xã hội. Tạo
thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
+
Mỗi tỉnh nên thành lập “Hội nuôi cá mặt nước lớn”, hội có nhiệm vụ giúp
các đơn vị, cá nhân về thủ tục pháp lý nhận, thuê, đấu thầu các hồ chứa nước trong
tỉnh còn chưa được thả cá, để tiến hành nuôi thả, khai thác. Hàng năm tổ chức
hội thảo để các hội viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời tìm
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm đưa được sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa với giá cả hợp lý. Truyền đạt kịp thời đến
tổ chức, cá nhân nuôi cá về chính sách của Đảng và Nhà nước trong nuôi cá hồ
chứa cũng như nuôi cá ao, hồ nhỏ.
+ Nhà nước, Bộ thuỷ sản, UBND các tỉnh
nên có những chính sách riêng về nuôi cá hồ chứa, như về thuế, tiền thuê mặt
nước, hỗ trợ vốn, chuyển giao con giống
mới, kỹ thuật nuôi và kỹ thuật khai thác.v.v... Nhằm khuyến khích các tổ chức và
cá nhân tham gia nuôi cá mặt nước lớn.
+ Chính quyền địa phương nên qui định
rõ chủ thể quản lý mặt nước (một chủ), nhất là đối với các hồ chứa nằm trên địa
bàn liên xã, liên huyện, liên tỉnh. Và qui định các chủ thể quản lý mặt nước
phải tổ chức nuôi trồng thuỷ sản không được để hoang phí mặt nước, hoăc để
nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt không được tái tạo, bổ sung.
+ Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ
quản lý lòng hồ nên cho đấu thầu thuê mặt nước từ khi bắt đầu đắp đập. Để các
tổ chức cá nhân trúng thầu nuôi cá có điều kiện phát dọn lòng hồ phục vụ cho
việc khai thác sau này. Đồng thời thả được cá giống ngay từ khi ngăn chặn dòng
giảm thất thoát phù du trong nước. Hoặc đưa mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản hồ
chứa ngay từ khi phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi để công tác bảo vệ môi
trường được thiết lập ngay từ đầu.
+ Để nhân dân vùng lòng hồ không tái sử
dụng mìn, điện, chất độc khai thác thuỷ sản. Ngoài giáo dục về pháp luật còn cần
có sự trợ giúp của chính quyền địa phương nhằm tạo và ổn định công ăn, việc làm
cho họ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ven hồ, như cho họ mượn vốn mua
ngư cụ, trợ giúp kỹ thuật nuôi cá lồng bè, thành lập các hội nghề cá, làng nghề
đưa các hoạt động sản xuất của đồng bào vào quản lý .v.v.. Hướng họ gắn với
lòng hồ để cùng tham gia giữ gìn, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Các
doanh nghiệp trực tiếp nuôi trồng thuỷ sản có thể tham gia và chịu trách nhiệm
một số khâu nào đó trong chính sách nói trên.
Cuối cùng xin kính chúc Hội
nghị thành công tốt đẹp./.
ĐƠN VỊ BÁO CÁO
XN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MIỀN TRUNG
CHỦ DOANH NGHIỆP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét