Đề xuất dự án thuỷ điện trên Sông Hồng đang là mối lo lắng lớn đối với các nhà khoa học, sử học, chính trị và quốc phòng. Đây có thể là lý do.
Tiến sĩ Trần Bắc Hải, hiện đang sinh sống và công tác tại Australia, nhận dịnh, các đại dự án thuỷ điện không những có thể gây tác hại lớn cho môi trường, mà còn có thể dẫn đến những sự thay đổi về xã hội tại nhiều quốc gia.
Để làm rõ cho nhận định của mình, ông Bắc Hải đã dẫn ra một bài viết
được đăng tải trên báo Anh The Guardian, trong đó liệt kê 12 con đập
thủy điện lớn trên thế giới và những tác động của nó đối với quốc gia sở
tại.
1- Hoover, hoàn thiện năm 1936 và trở thành con đập lớn nhất thế giới khi đó
Hoover kích thích sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp
vùng Tây Nam Mỹ nhưng lại phá hủy ngành ngư nghiệp ở hạ lưu sông
Colorado. Do biến đổi khí hậu, sản lượng điện từ con đập này đang bị
giảm sút.
2- Kariba: Con đập gây nghèo đói
Những năm 1950, Zambia được Ngân hàng Thế giới đầu tư xây dựng con
đập, nó từng được coi là biểu tượng của việc chinh phục thiên nhiên để
phát triển kinh tế. Tuy nhiên 57.000 cư dân bị mất nhà cửa cho dự án này
vẫn đang sống ở mức nghèo khổ.
Thuỷ điện Kariba
3- Bhakra: Niềm tự hào một thời của Ấn Độ
Những năm 1960, Bhakra trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng xanh ở
Ấn Độ, đến mức được Tổng thống khi đó là J. Nehru ca ngợi là “Ngôi đền
của Ấn Độ hiện đại”.
Song, yếu kém trong khâu quản lý các đề án về tưới tiêu đã gây tình
trạng cạn kiệt nguồn nước, ngập mặn và mất mùa. Sau đó, chính ông Nehru
đã phải thừa nhận “bệnh vĩ cuồng” trong việc xây đập.
4- Chixoy: Dự án lừng danh về vi phạm nhân quyền
Hơn 400 thổ dân đã bị tàn sát để lấy đất xây đập. Năm 2014, chính phủ
Guatemala đã phải ký một cam kết hồi cư trị giá 154 triệu USD cho những
người mất đất.
5- Banqiao: Con đập giết người
Thảm họa vỡ đập lớn nhất thế giới đã xảy ra với Banqiao năm 1975, giết chết khoảng 171.000 người.
Trong hơn 100 vụ vỡ đập, các nhà khoa học đã xác định được mối liên
hệ giữa việc xây đập với các trận động đất. Vụ động đất ở Tứ Xuyên năm
2008 gây chết 80.000 người là một bằng chứng rất rõ nét, và nguyên nhân
có thể do con đập Zipingpu.
6- Yacyreta: Tượng đài của tham nhũng
Trung bình, các dự án xây đập lớn thường bị đội chi phí lên khoảng
96% và không sinh lời. Đập Yacyreta đã bị cựu Tổng thống Argentina gọi
là “tượng đài của tham nhũng”, do chi phí xây dựng "đội" từ 2,5 tỷ USD
lên 15 tỷ USD.
Đập thủy điện Yacyreta
7- Nagymaros: Con đập khởi nguồn sức mạnh nhân dân
Năm 1988, 40 nghìn người dân Hungary đã tuần hành phản đối dự án xây
đập Nagymaros trên sông Danube - lần đầu tiên sau 32 năm họ dám phản
kháng lại chính quyền.
Dự án bị buộc phải dừng lại, sức mạnh quần chúng đã bắt rễ tại các nước Đông Âu.
Những nhà hoạt động và dân
làng bị ảnh hưởng bởi thủy điện Sardar Sarovar và các con đập khác trên
sông Narmada ở Ấn Độ đứng dưới nước để phản đối dự án, đòi được đền bù
đất đai bị ngập nước do các dự án này.
8- Sardar Sarovar: Con đập đã đánh bại Ngân hàng Thế giới
Dự án xây dựng đập Sardar Sarovar đã cướp đất của hơn 250 nghìn người dân Ấn Độ.
Một cuộc điều tra độc lập sau đó đã phát hiện nhiều vấn đề vi phạm
nhân quyền và môi trường, khiến Ngân hàng Thế giới - vốn dự kiến sẽ cấp
vốn xây đựng con đập, buộc phải rút lui vào năm 1994 và trong hơn một
thập kỷ tiếp theo không tham dự vào các đại dự án thủy điện nữa.
9- Three Gorges: Giấc mộng của Mao và mô hình của thảm họa
Con đập được hoàn thành năm 2008 và trở thành thủy điện lớn nhất thế
giới, sản xuất lượng điện tương đương 8 nhà máy điện nguyên tử, nhưng
lại lấy mất đất của 1,2 triệu người dân, phá hủy hệ sinh thái sông Dương
Tử.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã thừa nhận các vấn đề nguy hiểm mà dự
án gây ra, nhưng vẫn tiếp tục tìm cách xuất khẩu công nghệ này ra nước
ngoài.
10- Merowe
Năm 2003, chính phủ Trung Quốc quyết định đầu tư vào đại dự án thủy
điện đầu tiên của họ ở nước ngoài tại Merowe, Sudan, khiến 50 nghìn
người dân mất đất đai, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Cho đến nay, các công ty và ngân hàng Trung Quốc đã đầu tư xây dựng
330 con đập thủy điện ở 74 nước, tạo ra sự bùng nổ phát triển thủy điện
trên thế giới.
11- Inga 3
Năm 2014, Ngân hàng Thế giới trở lại đầu tư xây dựng đập lớn, với các
dự án đại thủy điện, mà Inga 3 trên sông Congo là một trong số đó. Tuy
nhiên, thay vì mang lại lợi ích cho người nghèo, dự án này chủ yếu lại
phục vụ các công ty khai mỏ.
12- Glines Canyon
Do các đập thủy điện gây ảnh hưởng môi trường, còn hiệu quả ngày càng
giảm theo thời gian, nên từ 1930, Mỹ đã bỏ 1.500 con đập để khôi phục
các hệ sinh thái sông.
Năm 2014, con đập Glines Canyon cao 64 mét là con đập cao nhất thế giới bị tháo dỡ cho đến nay.
13- Patagonia: những con đập không bao giờ được xây
Những năm gần đây, công nghệ điện gió và điện mặt trời đã tạo ra một
bước ngoặt và ngày càng phổ biến hơn nhờ tính thân thiện với môi trường.
Năm 2014, chính phủ Chile đã hủy bỏ 5 dự án thủy điện ở vùng
Patagonia để chuyển sang triển khai các dự án điện gió và điện mặt trời,
với công suất 700 megawatt.
http://soha.vn/nhin-cac-tam-guong-nay-se-biet-thuy-dien-song-hong-co-dang-khong-20160507095006522.htm
http://soha.vn/nhin-cac-tam-guong-nay-se-biet-thuy-dien-song-hong-co-dang-khong-20160507095006522.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét