LAN MAN VỀ TRUYỀN THỐNG HỖN DUNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (1)
bởi Bùi Trọng Hiền vào ngày 7 tháng 8 2012 lúc 2:12 sáng ·
(Đã đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số tháng 5-6-7/2012 -Bản gốc)
1-Xưa...
Từ thời xưa, tục thờ thần, thờ thánh của người Việt đã thể hiện rõ bản chất tín ngưỡng đa thần bản địa. Trong lịch sử, ông cha ta đã bảo lưu rất nhiều hình thái tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Sẽ thấy sự hiện diện của những hình thái sơ khai từ thời nguyên thủy như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, các tín ngưỡng thờ sinh thực khí với hành vi giao phối, các tín ngưỡng thờ thần thiên nhiên như Tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp), tín ngưỡng Tứ phủ, tín ngưỡng thờ động vật, thờ nhân thần, thờ cúng tổ tiên... Với hệ thống nhân thần, trong tín ngưỡng người Việt, những nhân vật được thờ phụng thường là các vị anh hùng có công với nước, giúp dân khai hoang lập ấp, hay những nhân vật có công dựng nghề khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các vị thần nhiều khi cũng chỉ là những nhân vật hết sức bình thường, thậm chí tầm thường như một người chết bất đắc kỳ tử, một tay ăn trộm, tướng cướp hay kẻ ăn mày, người hót phân... Những nhân thần dạng này hầu hết giống nhau ở chỗ đều... chết vào “giờ thiêng” nên linh ứng với cộng đồng, khiến cho người dân khiếp sợ mà lập đền thờ phụng. Về sau, người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo.., bên cạnh đó, cũng tiếp tục sáng tạo thêm những tôn giáo mới dựa trên sự dung hợp hay cải biên các tôn giáo du nhập như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo... Với những tín ngưỡng dân gian bản địa, hành vi cúng lễ bao giờ cũng mang tính thực dụng cao. Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ... có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu, tài lộc may mắn... Động cơ vụ lợi của con người trong tín ngưỡng có lẽ cần được xem là đặc điểm “xưa như trái đất”. Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ mầu sắc khác nhau, bất kể bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với nhau như thế nào.
Nhìn chung, người Việt quan niệm rằng, con người sau khi chết đi sẽ tồn tại mãi mãi với sự hiện diện của linh hồn bất diệt thông qua hệ thống mồ mả chứa đựng di hài, xương cốt. Với quan niệm đó, tục thờ cúng tổ tiên ông bà cùng việc chăm sóc mộ phần được xem như một tín ngưỡng mang tính bản địa, thể hiện lòng tôn kính với người đã khuất, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ở đây, thế giới linh hồn người chết luôn hiện hữu song hành với thế giới người sống, có thể tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên mỗi thân phận đời người. Điều đó có nghĩa các thế lực linh hồn có thể phù trợ hoặc gây hại với con người trần thế. Khái niệm “mồ yên mả đẹp” là một trong những biểu hiện quan trọng, thể hiện mối quan hệ qua lại tốt đẹp giữa trần gian và cõi âm. Bởi vậy, người ta cho rằng mọi tác động của thế lực các linh hồn như thế nào sẽ tùy thuộc vào phép tắc cúng bái, ứng xử của người còn sống.
Song song với việc thờ cúng tổ tiên ông bà, tục thờ âm hồn nói chung còn biểu hiện rõ ở việc người ta có thể lập những ngôi miếu nhỏ để thờ những người chết bất đắc kỳ tử nơi đầu đường xó chợ. Với niềm tin bất kỳ vong hồn nào cũng có thể tác động lên thế giới thực tại, nhiều địa phương miền Trung còn có tục cúng vong trước cửa nhà mỗi tháng đôi lần vào tối mười tư và ba mươi Âm lịch. Xem ra bất cứ ai chết đi cũng đều có sức mạnh siêu nhiên gây ảnh hưởng đến bất kể người nào còn sống trên khắp thế gian. Hẳn điều này lý giải tại sao người Việt có thể thờ một tay kẻ cướp, một gã ăn trộm, một người ăn mày... làm thành hoàng làng bảo trợ cho cộng đồng làng xã. Như đã nói, tất cả các “thánh nhân” đó hầu hết đều giống nhau ở chỗ chết gặp giờ thiêng, nên được xem như hiển linh, có thể gây họa hoặc ban phúc lộc cho cộng đồng sở tại. Ở nhiều nơi, trải theo thời gian, việc thờ những “nhân thần” như vậy có lẽ không lấy gì làm hãnh diện cho lắm nên một mặt người ta đã phối thờ thêm những vị thánh mới oai phong hơn, thường là những nhân vật lịch sử có công với nước, một mặt người ta đã ngụy tạo thần tích, tức không ngại “sáng tạo sự tích” để “oai phong hóa” vị thần được thờ phụng. Đây là chuyện dở khóc dở cười của nhiều nhà nghiên cứu khi cố gắng tiếp cận ngọn nguồn tín ngưỡng dân gian nơi đình, đền làng Việt. Sẽ không thấy làm lạ khi ngày nay có rất nhiều vị thần được gán cho thời đại vua Hùng. Theo những nguồn tin không chính thức, việc “chạy thần tích” đã xảy ra từ thời Pháp thuộc. Khi Viện Viễn Đông Bác Cổ tiến hành rà soát thống kê sưu tầm các thần tích tín ngưỡng người Việt, có những quan lại địa phương đã gửi lên Hà Nội những bản thần tích mới được “sáng tạo”, cốt sao tôn vinh được danh tính vị thành hoàng làng sở tại. Thế nên hiện tượng thật giả lẫn lộn là cái mà người thời nay mặc nhiên phải tiếp nhận thờ phụng.
Trong hệ triết thuyết của mình, Phật giáo quan niệm sự sống là một chu kỳ quay vòng theo đơn vị kiếp (một đời sinh/tử). Mọi thân phận sướng/khổ của con người trần thế đều là hệ quả của nguyên nhân tương ứng, gọi là gieo nhân nào thì mọc quả nấy. NHÂN có thể từ kiếp trước hoặc kiếp hiện tại. QUẢ nếu không lĩnh đủ ngay trong đời thì sẽ báo ứng vào kiếp sau. Theo giáo lý nhà Phật, con người sau khi chết sẽ được Thập điện Diêm Vương (do Địa tạng Vương Bồ tát cai quản) xét xử công/tội trong vòng 7 tuần ứng với 7 cửa ngục. Thế nên mới có tục cúng 49 ngày, đưa vong lên chùa để sư sãi cầu cho linh hồn siêu thoát. Trên quan niệm luân hồi- nhân quả, tới kỳ 49 ngày, đại thể các linh hồn sẽ thuộc quyền quản lý của những quan Diêm vương. Họ sẽ soi xét công minh mọi điều lớn nhỏ mà người ta đã “tạo nghiệp” lúc sinh thời để quyết định sự đầu thai như thế nào, làm người sướng/ khổ, làm súc sinh, hoặc giả đầy xuống địa ngục chịu những hình phạt nặng nề. Với thuyết luân hồi- nhân quả, rõ ràng Phật giáo chỉ ra tính chu kỳ vô hạn của sự tồn tại. Sự bất diệt xem ra chỉ có thể giành cho những ai có chân tu truyền kiếp, sẽ được siêu thoát khỏi vòng luân hồi để lên cõi Niết bàn. Phần còn lại, cứ xét công/tội mà quay vòng. Từ đó, sẽ thấy theo giáo lý Phật pháp, chẳng thể có linh hồn nào mà thoát được phiên tòa đại hình của Thập điện Diêm Vương. Đây chính là điểm mâu thuẫn cơ bản giữa quan niệm Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vong hồn của người Việt, không thể lý giải dung hòa. Giả sử ông bà, cha mẹ... mất đi, nếu theo quan niệm Phật giáo, mọi linh hồn tất phải chuyển vận theo vòng luân hồi, kiếp này sang kiếp khác. Mọi công/tội, thiện/ác, tốt/xấu, hay/dở của từng cá thể tất dẫn đến việc linh hồn đó sẽ biến đổi sang kiếp sau như thế nào... Đứng trên giáo lý nhà Phật, với quyền năng Phật pháp vô biên, các quan Thập điện Diêm Vương hẳn sẽ không thể bỏ sót một linh hồn nào(?). Theo đó, sự tồn tại của hệ thống mồ mả người chết trên cõi dương gian sẽ chỉ có giá trị cát bụi đúng nghĩa. Và, sẽ chẳng có sự hiện diện vĩnh hằng của hệ thống người chết, có nghĩa cũng chẳng có tổ tiên ông bà hay vong hồn nào có thể tồn tại song hành mà phù hộ hay giáng họa cho người còn sống. Ở đây, dù có sự mâu thuẫn rõ ràng đến vậy, nhưng trải qua nghìn đời từ khi dung nạp Phật giáo vào đời sống tín ngưỡng xã hội, người Việt vẫn duy trì song song cả 2 hệ tư tưởng nhân sinh quan, để rồi đan xen, trộn lẫn thành một tập hợp mang tín hỗn dung tín ngưỡng, in đậm sắc thái hồn nhiên bao đời.
Trong sự dung hợp đó, từ ngàn xưa, giới thầy cúng trong dân gian đã có mối quan hệ mật thiết với các chư tăng nơi cửa thiền. Họ cùng nhau làm chủ những khoa cúng bao chứa hệ thống âm nhạc nghi lễ đặc sắc của Phật giáo. Đó là các Khoa cúng Mông Sơn (còn gọi Mông Sơn thí thực hay Đàn chẩn tế), Khoa cúng tiếp linh, Khoa cúng triệu linh, Khoa cúng chúc thực, Khoa phát tấu, Khoa cúng đàn kết (còn gọi Giải oan cắt kết)... Những khoa cúng này đều có mục đích chung là cầu siêu cho các linh hồn được giải thoát, nhân sự gia chủ được bình an. Điều đó có nghĩa các lễ thức được sáng tạo nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo với đời sống tâm linh trong dân gian, mà cụ thể là các nghi thức tang ma, vong hồn, mồ mả... Có giả thuyết cho rằng, lễ cầu siêu bắt nguồn từ các tông phái Phật giáo chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và văn hóa Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, tương truyền, một trong những người có công lớn góp phần xây dựng các khoa cúng nói trên chính là thiền sư Huyền Quang (1254-1334)- Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Ở góc độ nghệ thuật, các khoa cúng chính là nơi hội tụ toàn bộ các giá trị tinh hoa của ca- múa- nhạc Phật giáo Việt Nam. Với hệ kỹ thuật cũng như phương pháp xây dựng âm điệu ở trình độ cao, âm nhạc Phật giáo được xem như sánh vai cùng các thể loại chuyên nghiệp trong nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Ở đây, mọi giá trị được lưu truyền ở các lò đào tạo mang tính chuyên nghiệp thầy/trò, với mối quan hệ phối hợp, chuyển giao qua lại giữa những chư tăng cùng các thầy cúng ngoài dân gian. Có nghĩa, khi nhà chùa để thất truyền lối giọng thì phải cử các nhà sư trẻ ra ngoài học thầy cúng và ngược lại, các thầy cúng cũng có thể tìm đến chùa để trao dồi thêm tài năng, ngón nghề của mình.
Bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo cũng được người Việt dung nạp song hành cùng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng nhiều tín ngưỡng bản địa khác. Có điều, tùy theo quan niệm mà Phật hay Thánh sẽ đứng ở vị trí trung tâm trong tư duy tín ngưỡng. Với ông thầy cúng, thầy phù thủy thì dù thế nào, Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Tam Thánh... tất sẽ đứng ở vị trí chính thần gây ảnh hưởng mạnh nhất. Với những con nhang đệ tử Tứ phủ, chính thần lại là hệ thống các Mẫu, Quan, Chầu, Hoàng... Còn với những dân đen, tùy vào từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống, họ sẽ trở nên “linh hoạt” khôn cùng để lựa chọn hình thức phù hợp giải quyết nhu cầu niềm tin tín ngưỡng với cõi vô hình. Khi thì tìm đến bàn thờ, mồ mả tổ tiên ông bà hay đơn giản những linh hồn thiêng nào đó làm chỗ dựa tâm linh, khi họ lại cầu khẩn sự giúp đỡ nơi cửa đền, cửa điện nương nhờ thánh, thần, hay mẫu, lúc họ lại tới chùa nương nhờ sự chở che của Phật pháp chính hiệu... Điều này có lẽ biểu hiện rõ nhất ở hình ảnh tam giáo đồng nguyên, có từ cách đây tới 1000 năm lịch sử.
Từ cuối thế kỷ 17, sau khi bén rễ, Thiên chúa giáo đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa khắp Việt Nam. Với giáo lý riêng có thể rút gọn trong 2 điều răn cơ bản (1-Kính chúa trên hết mọi sự, 2-Yêu người như yêu chính mình), tôn giáo này xác định đời người chỉ có một kiếp. Đức tin đó răn dạy con người phải sống sao cho tốt vì sẽ không có cơ hội thứ hai. Cũng tương tự như thuyết nhân- quả, Thiên chúa giáo quan niệm rằng sau khi con người chết đi, người tốt thì sẽ lên thiên đàng do Chúa cai quản, kẻ chưa sạch tội thì xuống địa ngục chờ ngày phán xét cuối cùng... Người chết thuộc về một thế giới khác biệt, không thể đón nhận hay thụ hưởng bất cứ điều gì từ người đang sống và ngược lại, cũng không thể ban phúc hay giáng họa nơi trần gian. Với đức tin đó, không tồn tại thế giới linh hồn vất vưởng tự do tự tại hoành hành thế giới loài người. Những niềm tin kiểu dạng thờ ma quỷ, ác thần, vong hồn... được xem như sự phỉ báng nhà thờ thiên chúa, và ở một chừng mực nào đó được xác định là tà giáo. Với nguyên tắc thờ phụng duy nhất Chúa, những người theo thiên chúa Giáo tất nhiên từ bỏ tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng dần dà về sau, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20 trở lại đây, tục thờ cúng tổ tiên đã hiện diện trở lại ở một số cộng đồng công giáo người Việt với những quan niệm dung hợp mang tính chấp nhận hòa giải. Những giáo dân giữ tục thờ cúng tổ tiên với quan niệm mới, rằng linh hồn người thân sẽ được hưởng lợi phần nào từ việc cầu xin của người còn sống, những mong được Thiên chúa giảm/ xóa tội mà thoát khỏi vòng địa ngục trong ngày phán xét cuối cùng. Nhiều năm gần đây, ở một số địa phương, nhiều giáo dân Thiên chúa cũng đã tham dự các lễ thức ở hệ thống đền phủ thờ Mẫu, thành hoàng làng một cách không chính thức. Ở chiều ngược lại, những người ngoại đạo Thiên chúa cũng dễ dàng chấp nhận hòa đồng kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh như một phần nghi thức trong năm của mình, sẵn lòng hòa lẫn với các giáo dân dự lễ trong các nhà thờ Thiên chúa.
Ở đất phương Nam, từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, sự ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo… một lần nữa chứng minh mạnh mẽ tư tưởng hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng của người Việt. Nhìn chung các tôn giáo mới sáng lập đều dựa trên nguyên tắc cải biên những tôn giáo lớn trong sự kết hợp với hệ tín ngưỡng bản địa, đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc. Trong đó, đạo Cao Đài được xem như một sự tích hợp lớn nhất, bao gồm nhiều tôn giáo tín ngưỡng Đông -Tây, kim- cổ kết hợp như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, thông linh học Tây phương... trong một chủ thuyết hợp nhất tâm linh kiểu dung hòa toàn bộ. Thế nên sẽ không thấy lạ khi gặp một tín đồ tôn giáo nào đó ở Nam Bộ vừa chắp tay- “A Di Đà Phật” rồi tiếp tục làm dấu thánh- “A Men”!
Ở đây, nếu xét trên cái nhìn toàn cảnh, nói chung trong sự dung hợp tôn giáo ngoại lai với tín ngưỡng bản địa, thông thường người Việt chấp nhận đặt ngôi vị chư Phật lên vị trí cao nhất. Rất phổ biến thứ tự Phật- Thánh trong điện thần tâm thức tín ngưỡng. Ngay trong tín ngưỡng Tứ phủ, ngôi vị Phật Thích Ca cùng chư Phật mười phương, Phật Bà Quan Âm, Vua Đế Thích cùng các Bồ tát cũng đứng ở vị trí hàng đầu, thứ đến là Ngọc Hoàng thượng đế cùng các vị trí chủ chốt của điện thần Đạo giáo như Ngũ Nhạc Thần Vương, Nam Tào Bắc Đẩu, Nhị Thập Bát Tú.., dưới đó mới là hệ thống chính thần Tứ phủ. Với tư duy như vậy, người Việt đến cửa thiền dường như để thêm vào một chỗ nương náu, một nơi chốn chở che niềm tin tín ngưỡng, nhằm phù trợ cho cuộc sống nhọc nhằn, đầy rẫy khó khăn, tai ương trần thế. Bởi vậy, dễ hiểu vì sao người ta cũng đưa các vị thần, thánh dân tộc vào phối thờ trong chùa ở vị trí thứ yếu với kiểu “tiền Phật hậu thần” và “tiền Phật hậu Mẫu”.
Như vậy, trong lịch sử, một mặt người Việt chấp nhận quy thuận/ dung hợp các tôn giáo ngoại lai (đáng kể nhất là Phật giáo) nhưng một mặt bảo lưu nguyên trạng quan niệm thờ cúng tổ tiên, vong hồn trong sự chấp nhận chi phối của chư Phật, thánh thần. Bằng chứng hiển nhiên là khi ai đó qua đời, người thân vẫn phải tuân thủ việc cúng giỗ khởi điểm theo kỳ chung thất (49 ngày), đưa vong lên chùa để nhà sư tụng kinh niệm Phật cầu cho linh hồn được siêu thoát. Đây cũng có thể ví như một quan niệm “trần sao âm vậy”. Khi còn sống, dù con người có tốt/xấu như thế nào nhưng khi chết đi, mấy ai dám tự tin rằng mình vô tội. Việc nương nhờ Phật pháp thông qua thiết chế chùa chiền, sư sãi với các lễ thức cúng bái, tụng kinh, đọc chú..., đàn lễ vật phẩm lớn bé... được xem như một sự cầu xin, ít nhiều mang tính chất “chạy án” trong tâm tưởng. Qua đó, người còn sống ngõ hầu hy vọng người chết được siêu thoát- có nghĩa linh hồn được đầu thai sang kiếp khác sướng hơn mà không bị đày xuống cõi địa ngục âm ty... Điều này lý giải cho sự ra đời các khoa cúng cầu siêu của nhà chùa trong sự kết hợp với thầy cúng dân gian. Như đã nói, đây là biểu hiện sống động xu hướng bản địa hóa Phật giáo theo nhu cầu tâm linh tín ngưỡng vong hồn, mồ mả... của người Việt. Mới hiểu tại sao các khoa cúng cầu siêu lại hội tụ mọi giá trị tinh hoa ca- múa- nhạc của Phật giáo. Cùng với hệ thống kinh kệ, bùa chú.., chính sức cuốn hút của nghệ thuật ở đây đã có tác dụng mạnh mẽ trong sự phủ dụ, xoa dịu nỗi đau cũng như tạo niềm tin lớn lao với thế giới người còn sống. Đó là một hệ quả tất yếu của quá trình sáng tạo, tiếp biến trong mối quan hệ cung cầu tâm linh.
Thế nhưng, dù nương nhờ Phật pháp như vậy nhưng rút cục, người chết vẫn được lập mộ với quan niệm cõi âm vĩnh hằng có từ thời nguyên thủy. Tổ tiên thờ cúng vẫn được xem như một thế lực vô hình, có lúc tựa hồ thần thánh, sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống trần gian. Trong sự hỗn dung tín ngưỡng, bên cạnh Phật giáo, người ta còn cậy nhờ vai trò trung gian của Đạo giáo... cùng thuật phong thủy, bói toán... với vai trò hành lễ của các nhà sư, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, cô hồn.., ngõ hầu tác động tới thế giới tổ tiên. Xem ra đó là những mối quan hệ tưởng tượng nhằng nhịt và chồng chéo. Mới hiểu tại sao người Việt vừa đi lễ chùa cầu Phật, vừa đi lễ đền, đình, phủ, miếu cầu thánh thần, vừa cầu cúng tổ tiên ông bà nói riêng hay hệ thống những âm hồn nói chung. Điều đó có nghĩa niềm tin cổ xưa về thế giới vong hồn vĩnh hằng rút cục đã “bất chấp” thuyết luân hồi- nhân quả. Có thể nói, sự hỗn dung tín ngưỡng đầy mâu thuẫn đó tồn tại từ hàng nghìn đời nay, một mặt thể hiện dấu vết hồn nhiên mang đậm tính thực dụng nguyên thủy, nhưng mặt khác cũng thể hiện sự yếu đuối, hoặc giả dễ dãi với nhân sinh quan, vũ trụ quan trong tâm thức xã hội Việt. Điều này thể hiện rõ ở cái tâm lý “bán tín bán nghi” kiểu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vốn rất phổ biến trong dân gian bao đời.
Trong cộng đồng làng xã Việt Nam, họ tộc vốn được xem như một bộ phận cấu thành cơ bản. Ở góc độ tâm lý, sẽ thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tiền đề chi phối mạnh mẽ quan hệ gia đình, dòng tộc và kết cấu xã hội người Việt. Đặc biệt từ khi chịu ảnh hưởng của hệ tử tưởng Nho giáo vốn được xem là “trọng nam khinh nữ”, việc sinh con trai trở nên quan trọng hơn bao giờ. Ở đây, người ta quan niệm rằng chỉ có người con trai mới được coi là “nối dõi tông đường” với nghĩa vụ “ôm bàn thờ”, coi sóc việc cúng bái ông bà, phần mộ tổ tiên. Từ ngàn xưa, khái niệm suất đinh trong mỗi họ tộc chính là để chỉ số lượng người con trai, quyết định xem dòng họ lớn/ bé như thế nào. Dòng họ nào cũng có nhà thờ tổ, tựa như một ngôi đền thờ riêng, do các trai đinh coi sóc. Từ đó, trải qua bao đời, sẽ thấy việc sinh con trai luôn trở thành một vấn đề tối quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt. Biết bao điều ngang trái đã nảy sinh từ hệ ý thức này. Với điều tiếng xã hội, nhà nào không đẻ được con trai, kể như là tiệt giống! Việc cố sống cố chết đẻ bằng được cái “thằng cò” nỗi dõi tông đường hiển nhiên đè nặng lên vai người phụ nữ Việt từ bao đời nay. Trong kết cấu dòng họ, việc coi trọng con trai hơn con gái còn sinh ra nhiều hệ lụy khác. Ví như việc họ nội bao giờ cũng được coi trọng hơn họ ngoại, cái thế “nhất bên trọng, nhất bên khinh” là điều thực tế dù không ai muốn nói ra. Đáng chú ý hơn, có có những vùng quê, những người con gái trong gia đình còn không được phép mang họ bố. Thay vào đó, họ buộc phải lấy tên đệm của cha mình làm họ riêng cho tên gọi. Trong xã hội thời nay, điều này đã gây không biết bao nhiêu khó khăn cho thủ tục giấy tờ trên đường đời của những người con gái đó. Và mặc nhiên, họ chẳng có quyền thừa kế tài sản của gia đình, kể cả với pháp luật hiện hành.
2-Và nay...
Từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986, đời sống tâm linh tín ngưỡng trong xã hội nói chung được cởi mở, tự do hơn so với thời kỳ bao cấp XHCN. Theo đà thời gian, bộ mặt tín ngưỡng hỗn dung của người Việt lại được dịp phục hưng với đủ mọi sắc thái đa diện, xem ra còn phức tạp, hỗn loạn hơn cả thời kỳ phong kiến trước CM tháng 8. Hơn 10 năm trở lại đây, cùng với phong trào phục dựng những giá trị di sản văn hóa dân tộc, các lễ hội tín ngưỡng ở nhiều địa phương trong cả nước cũng dần được khôi phục. Thế nhưng điều đáng nói, trong xã hội hiện đại, đã bắt đầu nảy sinh những hiện tượng biến tướng ở nhiều hình thái tín ngưỡng. Trong đó có những vấn đề ngày càng trở nên bức xúc, được phản ánh nhiều trên công luận, như hiện tượng kinh doanh các dịch vụ tâm linh ở những cơ sở tín ngưỡng là ví dụ điển hình. Ở đây, trong xu thế phát triển văn hóa nói chung, việc biến các lễ hội thành sản phẩm du lịch trở nên một nhu cầu thiết yếu. Bởi thế việc cố gắng tận thu tiền bạc của du khách 4 phương là một hệ quả không thể khác. Đời sống càng khó khăn, động cơ thương mại càng được đẩy cao hơn bao giờ. Có những nơi, khi mở hòm công đức mỗi năm cũng đếm được cả hơn chục tỉ đồng mỗi hòm. Ở Hà Nội dịp đầu Xuân, nhiều ngôi chùa cũng công khai thu phí cúng sao giải hạn, dao động từ vài trăm nghìn đến cả tiền triệu mỗi suất cúng. Nhiều đàn cúng giải oan, cầu siêu... có giá cả dao động từ vài chục đến hằng trăm triệu đồng tiền thuê khoán sư sãi, thầy cúng... Có thể thấy, nguồn thu từ các hoạt động tâm linh tín ngưỡng quả là siêu lợi nhuận. Xã hội càng tín ngưỡng, càng mê đắm bao nhiêu, các đình, chùa, đền, miếu... càng có nguồn lợi lớn bấy nhiêu. Chính vì vậy ở nhiều nơi, quyền cai quản cơ sở tín ngưỡng đã được chính quyền tổ chức đấu thầu hệt như một đầu mục thương mại địa phương. Tùy vào tiếng tăm linh thiêng của những ngôi đền mà người ta sẽ quyết định mức giá. Có những nơi sau khi thắng thầu, thủ nhang đồng đền phải nộp vào ngân sách địa phương hàng tỉ bạc mỗi năm.
Nhiều năm qua, báo chí cùng các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh mọi thực trạng đáng quan ngại, được xem như hệ lụy của phong trào đua chen tín ngưỡng với nhiều vấn nạn nhức nhối. Ở đây, hệ thống quản lý Nhà nước dường như phải mở cuộc chạy đua với đời sống tín ngưỡng trong xã hội mới. Cấm/ cho phép/ cấm... luôn là quá trình vận động vá víu, đối phó với thực tiễn từ nhiều chục năm nay của các nhà quản lý. Chuyện “bắt cóc bỏ đĩa” là thực trạng thường thấy. Trên thực tế, việc đòi hỏi khâu tổ chức lễ hội trở nên quy củ, an toàn lành mạnh và trong sáng dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Thứ nhất, xưa các lễ hội chủ yếu chỉ quy tụ dân cư thu hẹp trong từng vùng. Nay với sự quảng bá hấp dẫn của truyền thông, số lượng người hành lễ, chơi hội đổ về luôn quả tải trên mọi địa bàn. Do vậy, việc khống chế, kiểm soát lượng người trong những không gian nhỏ hẹp là điều bất khả kháng với ban tổ chức. Thứ hai, khi phục hưng các lễ hội, rất nhiều tín ngưỡng dân dã có dấu vết từ thời nguyên thủy cũng đồng thời “hồi sinh”, đánh thức sự trục lợi bản năng của con người với thần linh. Thực tế cho thấy, sự mê đắm của đám đông tín ngưỡng khổng lồ rất dễ biến thành thảm họa bởi hiệu ứng tâm lý đám đông, khả năng kiểm soát an ninh dường như là điều không thể. Nhiều năm qua, việc hàng vạn người từ quan chức tới dân đen dẫm đạp lên nhau để cướp ấn đền Trần, hay lượng người hành lễ khổng lồ tràn ngập chặn đứng giao thông Ngã Tư Sở trước cổng chùa Phúc Khánh để dâng lễ xin sao giải hạn, cầu tài lộc... đã chứng minh sức mạnh kinh hoàng của niềm tin tín ngưỡng “hồn nhiên” như thế nào! Ở đây, vấn đề không chỉ nằm ở khâu tổ chức, mà điều quan ngại chính là trình độ tín ngưỡng, tạm coi như “tín ngưỡng trí” của xã hội, hiện đang ở mức không thể kiểm soát.
Những năm gần đây, các cuộc hành hương về lễ hội tín ngưỡng là vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Những nguy cơ tai nạn, thảm họa đám đông luôn thường trực mỗi độ Xuân về. Ở đây, chỉ xem xét cách thức hành hương cùng niềm tin tín ngưỡng trong các lễ hội đó đã thấy trình độ tín ngưỡng người Việt thời nay như thế nào. Ví như vụ Khai ấn đền Trần Nam Định, vốn là một sinh hoạt xưa của những thanh đồng phủ thủy. Đầu Xuân, họ thường đến xin lá ấn ở đền thờ Đức Thánh Trần, những mong thánh phù hộ cho công việc bắt ma trừ tà của giới nghề. Cần thấy rằng, chiếc ấn gỗ đó cũng là hàng mới thửa, không có ý nghĩa như một bảo vật lịch sử. Thế nhưng dần dà về sau, theo đường thì thầm rỉ tai lan truyền, chuyện “thiêng hóa” chiếc ấn với sức mạnh “phù danh”, “ban tài phát lộc” đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Đến nỗi nhiều quan chức Nhà nước năm nào cũng đua nhau đánh xe công kéo về đền Trần xin ấn. Gần đây, một vị cựu quan chức cấp cao của bộ VHTT&DL cũng từng công khai thú nhận với báo chí rằng trong 10 năm đương chức, ông ta đều lấy ấn đền Trần, do người thân tặng hoặc tự tay xin ấn. Vị này cũng tiết lộ thêm rằng không chỉ ông ta mà nhiều quan chức khác cũng đi xin ấn như mình.
Nhiều năm nay ở Hà Nội, có ngôi chùa đã công khai đọc vào loa phát thanh tên các vị lãnh đạo cấp cao đăng ký dâng sao giải hạn mà không còn e ngại. Và giờ đây, nếu có nghe chuyện vị lãnh đạo nọ kia chăm đi lễ bái, cầu cúng... hay thậm chí có làm lễ trình đồng mở phủ hầu bóng thì cũng không lấy gì làm lạ. Thời mở cửa tự do tín ngưỡng, sao bắt bẻ được người ta?! Thế nhưng vấn đề ở đây là câu chuyện “quan trí” đầu têu cho “dân trí”. Dễ thấy người dân sẽ hồn nhiên suy đoán, rằng các quan nhờ chăm lễ bái, cúng tế nhiều tiền, đốt nhiều vàng mã nên mới có chức tước, danh vị, bổng lộc, mình làm theo không được nhiều thì cũng được ít lộc vãi vương, cũng tốt! Bởi thế, mới nảy sinh hiện tượng đồn đại rằng cứ đền chùa nào có nhiều quan to đến lễ bái là đám dân đen a dua hành hương ăn theo, khiến cho vấn nạn thảm họa đám đông ngày càng trở nên khó kiểm soát. Chưa biết rồi đây hướng xử lý ra sao, nhưng qua sự kiện đó, sẽ thấy được tầm “quan trí” đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới “dân trí” trong tín ngưỡng như thế nào. Thời nay, cứ mỗi mùa lễ hội, nguy cơ thảm họa đám đông với đủ mọi điều bất cập về an ninh trật tự ở các cơ sở hành lễ tín ngưỡng luôn được phản ánh nhan nhản trên khắp các mặt báo.
Trong sự sống dậy của các tín ngưỡng cổ xưa, vụ việc lùm xùm xoay quanh chuyện “cụ rùa” Hồ Gươm cũng là một biểu hiện sống động về sự hồi sinh của quan niệm vạn vật hữu linh thời nguyên thủy. Trên thực tế, “cụ rùa” vốn chỉ là một giống ba ba khổng lồ ăn thịt, dân gian gọi là con giải. Thế nhưng với niềm tin tâm linh đồn đại, con vật đã dần dà được thiêng hóa thành con “rùa vàng” truyền thuyết gắn với tích trả gươm thần của Lê Lợi từ thế kỷ 15. Bất chấp sự phi lý lịch sử như thế nào, bất chấp những bằng chứng khoa học rằng đó không phải là rùa và không chỉ có 1 con duy nhất, những người có tín ngưỡng vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến của mình, tạo nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình như vị GS nọ đã phản ứng gay gắt với phóng viên khi dám gọi đó là... “con rùa”. Với ông, phải gọi là “cụ rùa” thì mới chịu trả lời phỏng vấn! Thậm chí có những người cuồng tín còn khóc rưng rức, hay nhảy xuống hồ rắp tâm hầu hạ “cụ rùa”… Rồi khi lực lượng chuyên trách tổ chức vây bắt để chữa bệnh cho con giải, người ta còn mời cả thầy cúng xem giờ, xuống thuyền sắm sanh lễ bái trước khi tiến hành như thể con giải đó là rùa thần thứ thiệt… Thôi thì đủ mọi chuyện dở khóc dở cười với cái ý thức tâm linh hồn nhiên, vốn xưa cũ từ thời nguyên thủy. Có gia đình, với niềm tin kiểu “thần cây đa, ma cây gạo”, sức khỏe và sinh mạng của những người thân được gán cho một cái cây mọc trong vườn nhà. Họ tin rằng hễ cây ấy héo là người thân lâm bệnh, còn nếu không săn sóc tốt nhỡ để cây chết khô thì người nhà họ cũng toi mạng. Thời nay, chuyện đám đông thắp hương khấn khứa một cái cây góc phố, một hòn đá ven đường vẫn tồn tại đây đó. Sẽ không thấy lạ cái chuyện người người chen nhau lễ bái xì xụp, nhưng hỏi địa điểm đó thờ gì, sự tích ra sao, phần lớn không ai hiểu. Cứ thấy bảo thiêng lắm thì đi lễ thôi, còn những chi tiết cụ thể không thành vấn đề và cũng chẳng cần minh xác. Thế mới biết tâm lý “bán tín bán nghi” trong truyền thống tâm linh người Việt có sức mạnh như thế nào, thôi thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cho chắc ăn! Có lẽ vì thế, hành vi trục lợi bất chấp sự vi phạm giáo lý Phật pháp như việc đốt vàng mã, hình nhân, rải tiền bừa bãi, nhét tiền vào tượng Phật… nơi cửa thiền là điều không có gì lạ. Sự vụ lợi của con người thường là vậy, họ sẵn sàng coi Phật thánh... không khác gì những quan tham trần thế kiểu “trần sao âm vậy”, cứ đắm đuối tin rằng càng cúng nhiều, thánh thần sẽ càng ban nhiều tài lộc... Niềm tin của người Việt “hồn nhiên” lắm, từ ngàn xưa đã vậy!
Ở nhiều nơi, hiện tượng coi chùa này thiêng hơn chùa kia là chuyện khá phổ biến. Người dân từ bao đời luôn hồn nhiên tin rằng đi chùa này có thể cầu sao giải hạn, cầu danh, đi chùa kia có thể cầu tài lộc, cầu tình duyên… Với hiệu ứng tâm lý đám đông lan truyền đồn thổi, việc quá tải ở các cơ sở tín ngưỡng “linh thiêng” luôn là vấn nạn đối với cơ quan quản lý sở tại. Cần hiểu rằng Phật giáo vốn là một hệ tư tưởng triết học, đạo đức lớn. Chùa chiền là nơi để con người tìm đến một niềm tin cao cả dựa trên cơ sở tu tâm hướng thiện từng cá thể, hoàn toàn không phải là nơi trục lợi, trao đổi vật phẩm cúng bái để phục vụ cho những ham muốn trần tục. Ở đây, không chỉ là vấn đề thiếu hiểu biết của người dân về giáo lý, mà chính các nhà sư trụ trì cũng cần xem lại trách nhiệm về những gì đã và đang diễn ra ở cơ sở thờ tự của mình. Việc hiểu sai giáo lý nhà Phật đương nhiên sẽ dẫn đến những hành vi phạm giới. Xin nêu một ví dụ đơn giản. Khái niệm Tam độc của Phật giáo bao gồm tham- sân- si. Khi đến cửa thiền mà không thấu hiểu giáo lý, đốt vàng mã, nhét tiền vào tượng, mang cả rượu thịt vào chùa, tin rằng cúng càng nhiều càng có cơ may hưởng phúc.., vô tình những người tham dự đều phạm phải điều răn thứ nhất (tham = tham lam, ham muốn) và thứ ba (si = ngu si, mê muội). Còn khi lòng tham biến thành sự cuồng nộ dẫm đạp tranh giành lộc lá, vật phẩm, họ tiếp tục phạm giới điều răn thứ hai (sân = nóng nảy, giận dữ). Trên thực tế, còn vô số những điều nhạy cảm khác nữa mà nhiều người e ngại chẳng muốn nói ra, như lối sống sung túc, xa hoa trên mức cần thiết với một nhà tu hành thời nay như vật dụng hàng hiệu, xe máy đắt tiền, ôtô sang trọng... nơi cửa thiền. Vậy số tiền đó ở đâu ra nếu không lấy từ nguồn công đức khổng lồ thu về mỗi năm của nhà chùa? Đây đáng được xem như một vấn nạn của Phật giáo Việt Nam đương đại.
Nếu nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, có lẽ chưa bao giờ mọi sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt lại có cơ nở rộ muôn hình vạn trạng như hiện nay. Điều đó có nghĩa truyền thống hỗn dung tín ngưỡng được đẩy lên một bình diện mới mà ở góc nhìn toàn bộ, có thể coi như một sự hỗn tạp đáng quan ngại. Khắp nơi, người người cúng bái, nhà nhà xây mộ, từ quan chí dân đua chen hành hương lễ bái tấp nập, khẩn cầu danh lợi với thế giới siêu hình. Một thế giới “linh thiêng tổng hợp” đủ những Phật, Mẫu, thánh, thần, Ngọc Hoàng, chầu, cô, thần tài, thổ địa, tổ tiên ông bà, thần núi, thần sông, ông công ông táo, vong hồn đủ loại... Kèm theo đó là lực lượng giao tiếp trung gian, thường phối hợp giữa những sư sãi, ông đồng, bà cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, thầy địa lý.., mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa với đủ mọi kiểu dạng. Với mục đích thực dụng vụ lợi, vốn được xem như bản năng nguyên thủy của thế giới tâm linh, giờ đây việc cúng lễ trên chùa, đền, phủ, đình, điện, miếu dường như đã trở thành một thao tác mang đậm tính thương mại tín ngưỡng, không thể khác. Trong xu thế đó, khá nhiều nghề dịch vụ tâm linh ăn theo cũng đua chen phát triển nở rộ. Ví như tục đốt vàng mã vốn học từ Trung Quốc, hiện ngày càng cường thịnh song hành với đời sống tín ngưỡng dân gian phục sinh. Với quan niệm “trần sao âm vậy”, vàng mã thời nay đã cải tiến và thay đổi mẫu mã cơ bản so với thời cổ truyền. Thôi thì đủ mọi chủng loại từ trang phục tân thời, đồ đạc hiện đại như xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà lầu, xe hơi, điều hòa, máy tính, máy giặt, điện thoại di động... cho đến mẫu mã tiền tệ kiểu mới. Trong đó đáng chú ý là kiểu dạng tiền mã đô la Mỹ, tiền mã Việt Nam hiện đại.., được tiêu thụ song hành cũng tiền mã “ngân hàng địa phủ”, rất khôi hài. Có những đàn cúng lớn, giá trị đồ mã bao gồm ngựa, voi, hình nhân, quần áo, dày dép, mũ mão... lên đến hàng trăm triệu. Ở nhiều nơi, việc đốt số lượng vàng mã khổng lồ thực sự đẩy cao nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở đây, niềm tin dân dã rằng càng đốt nhiều, càng hưởng lợi đã khiến môi trường công cộng phải chịu khá nhiều hệ lụy. Có những cơ sở tín ngưỡng công cộng, mỗi kỳ khánh tiết, do khối lượng tro tàn vượt quá sức chứa nơi thu gom rác thải, ban quản lý đã cho đổ thẳng xuống cống, bất chấp nguy cơ ách tắc nguồn thoát nước đô thị. Những gia đình ở phố thì mang ra vỉa hè hay lòng đường hóa vàng, có khi lửa cháy lõm cả mặt đường nhựa. Thế nên mới hiểu tại sao ăn theo dịch vụ vàng mã là hệ thống các chủng loại lò tôn hóa vàng di động cho các hộ gia đình đô thị. Thời nay, phong trào đốt vàng mã lan rộng và biến thái đến mức rất nhiều khu chung cư hiện đại, ban quản lý buộc phải xây thêm một lư hương hóa vàng to đùng ở sân trước mỗi khu để đảm bảo an toàn cho các hộ dân cư. Mới thấy tín ngưỡng thời nay ảnh hưởng cả đến kiến trúc đô thị hiện đại như thế nào!
Trong cơ chế thị trường thời mở cửa, không hiếm các “quan thầy” tự tung tự tác, thường kiêm nhiệm cả chức năng thầy bói, thầy tướng, thầy địa lý kiêm thầy đồng cốt, ngoại cảm, kể cả việc tự nhận “thần tiên giáng bút” để thu tiền thiên hạ... Với thông tin rỉ tai lan truyền đồn đại, những vị “thầy đa năng” đó được xem như đa tài đa dụng, từ xem đất cát mồ mả, xem hướng nhà cửa, bếp núc, kích cỡ giường tủ bàn ghế, cửa rả, xem giờ xuất hành làm ăn buôn bán, ma chay cưới xin cho đến cầu cúng giải hạn, trừ tà tróc quỷ, gọi hồn người chết, sai khiến âm binh... Có thể nói nôm na gi gỉ gì gi cái gì thầy cũng làm được tất. Có những trường hợp “cao tay”, thầy đồng, cô đồng còn xưng xưng tuyên bố là gọi được cả linh hồn của những anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ đi mây về gió để làm theo những điều cô sai bảo. Ghê gớm hơn, có cô đồng còn huyênh hoang rằng mình gọi được cả hồn của Bin Laden, cô gọi đó là anh hùng đánh Mỹ... Nhà nào có việc gì hạn lớn họa bé, cô/thầy giải quyết hết. Nhà nào còn sót chưa thờ cúng ai, dù là bà cô, ông mãnh nào cũng gọi hồn về bằng hết để phù hộ cho con cháu ăn nên làm ra, buôn may bán đắt. Có muôn vàn những câu chuyện, những giai thoại về tín ngưỡng hỗn độn thời nay nhiều không kể xiết. Nhưng có lẽ việc gọi hồn là điển hình nhất với vô số những câu chuyện thực thực hư hư, đồn đại khắp nơi và nhan nhản trên các trang mạng xã hội.
Đáng chú ý, cái nghề đồng cốt này thời xưa gọi là nghề cô hồn, nay được thay bằng cái tên mới là nhà ngoại cảm gọi hồn, áp vong... Thời nay, so với quá khứ, có lẽ chưa bao người ta lại dành nhiều thời gian và tâm lực cho thế giới âm hồn đến vậy. Ngay giữa lòng thủ đô, nhiều năm trở lại đây, phong trào gọi hồn có thể nói đã lên đến đỉnh điểm với trung tâm gọi hồn ở số 1 phố Đông Tác, được thành lập dưới sự bảo trợ của cơ quan nhà nước. So với thủa ban đầu vận hành, hiện các loại thầy cốt cô đồng nơi đây đã công khai hành nghề mang tính thương mại. Thậm chí, gần đây, những gia đình có nhu cầu gọi hồn khi đến trung tâm thường được nhân viên ngang nhiên “mời khéo” mua hàng đa cấp với giá trên giời. Ai chấp nhận sẽ được chen ngang ưu tiên gọi hồn trước, còn không sẽ phải xếp hàng chờ đợi, có khi cả tháng chưa đến lượt. Ở những đền phủ lịch sử hay điện thờ tư gia, xưa nay các đồng cốt thường chỉ “tiếp khách” lần lượt từng gia đình một. Nhưng ở trung tâm gọi hồn Đông Tác, do đông khách cũng như sẵn “quan thầy ngoại cảm” nên người ta thường tổ chức gọi hồn đồng loạt tập thể trong căn phòng lớn. Những ai có nhu cầu chỉ cần đặt lễ tiền, vàng, hương, hoa... lên 1 ban thờ chính rồi cứ quây quần mỗi nhóm gia đình chí ít 4 người “ngồi thiền” tĩnh tâm đợi vong về nhập. Bao giờ một trong số họ thấy người lắc lư mặt mũi tối xầm là… vong về. Khi đó các quan thầy sẽ đến khấn khứa, đặt tay lên đầu người bị vong nhập, gọi là “trợ giúp” để “thông cõi âm dương” cho âm hồn về, rồi mượn miệng chính người đó mà phán truyền. Nếu trường hợp vong hồn chưa “nhập” thì cứ thành tâm mà đợi hàng tiếng đồng hồ hoặc ra đặt lại lễ xin ở ban thờ hay nhờ quan thầy khấn giúp... Có điều lạ, nơi đây dù không phải chùa nhưng ban thờ chính vẫn được gọi là “Tam bảo” thờ Phật đàng hoàng. Dư luận về trung tâm gọi hồn này rất trái chiều, người thì cho là đúng và thiêng lắm, kẻ thì bảo là lừa đảo tập thể kiếm tiền bạc tỉ.
Trong các vụ việc lùm xùm cúng bái giao tiếp với âm hồn, sự lập lờ đánh lận con đen trong quan niệm khoa học tâm linh, việc cố lý giải những hiện tượng siêu nhiên, bất thường cùng các thao tác tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng trở nên đan xen hỗn độn. Ở đây, chỉ nhìn vào chuyện mồ mả vong hồn, đã thấy được niềm tin của người thời nay biến đổi như thế nào so với thế kỷ trước. Cả chục năm trở lại đây, phong trào tìm hài cốt, gọi hồn người thân, xây cất mồ mả... đã trở nên sôi động hơn bao giờ. Có thể tìm thấy trên các phương tiện truyền thông rất nhiều câu chuyện hư hư thực thực, bán tín bán nghi cũng như dở khóc dở cười xoay quanh chủ đề này. Khắp nơi, chưa bao giờ việc hoành tráng hóa các khu mộ phần lại trở nên chủ đề nóng bỏng trong đời sống xã hội. Thậm chí có những vùng quê, sự tốn kém đến kinh ngạc của phần mộ ông bà tổ tiên hoàn toàn tương phản với đời sống còn nhiều khó khăn cơ cực của người dân sở tại. Bên cạnh niềm tin tâm linh, dường như cái áp lực “miệng tiếng thế gian” chính là động cơ quan trọng thúc đẩy hiệu ứng tâm lý đám đông đua tranh. Có nghĩa, dù tin hay không, nhưng việc để mồ mả họ tộc nhà mình không to đẹp, bề thế hơn các nhà khác là điều không thể chấp nhận. Nói cách khác, dưới góc độ vật chất, việc thờ cúng tổ tiên thời nay không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng mà còn là dịp để thể hiện cái tôi/ gia đình/ dòng họ trước cộng đồng. Thế nên không có gì lạ khi cuộc chạy đua xây cất mồ mả trở nên vấn đề nóng bỏng. Dù xa xôi cách trở rừng núi như thế nào, chỉ cần có thầy cúng, cô đồng nào đó phán truyền là nhiều gia tộc lại khăn gói lên đường, miễn sao quy tập được càng nhiều càng tốt hài cốt người thân về nơi “đất tốt”- tất nhiên cũng do thầy địa lý chỉ bảo sắp đặt. Thời nay, dịch vụ tìm mộ được xem như một thị trường cung cầu rất sôi động. Và, người ta cũng sẵn lòng bỏ chi phí tốn kém hàng chục đến hàng trăm triệu đồng cho việc xây cất phần mộ gia tộc.
Trong công cuộc tìm mộ người thân, việc xác định danh tính hài cốt cũng là vấn đề nổi cộm. Trên thực tế không hiếm trường hợp “bộ xương” mang về chỉ đơn giản là một tổ mối với nắm đất đen chứ chẳng có hài cốt nào cả. Thường thì người ta không đưa đi xét nghiệm AND với lý do “không nỡ” làm thế với “nắm xương tàn” của người thân, rằng thời gian qua đi, xương thịt tan thành đất cát thì cũng dễ chấp nhận. Thế nên mới có chuyện nhà ngoại cảm nọ tìm được cả số lượng khủng hài cốt, tới hàng trăm mộ mỗi năm. Mà phần nhiều họ chỉ hướng dẫn các thân chủ từ xa qua điện thoại di động, mới kinh! Cũng có trường hợp, gia đình không thể tìm được hài cốt người thân, cô đồng, thầy phủ thủy bèn bày cho cách lập mộ khác. Họ thuê thợ đẽo các hình nhân đá, rồi làm lễ gọi hồn về nhập tượng và đem chôn trong phần mộ gia tộc với quan niệm, linh hồn mới quan trọng chứ không phải nắm xương vật chất. Có lẽ, cách lập mộ này nhanh gọn hơn cả! Trong nhiều năm qua, việc gọi hồn áp vong thực sự gây dư luận trái chiều mạnh mẽ, đến mức có nhà nghiên cứu thôi miên đã từng lên báo mạng thách đố các nhà ngoại cảm nếu chỉ tìm đúng 3% hài cốt (xác định ADN) thì ông sẽ hiến cả gia sản, còn nếu không xin cắt lưỡi nhà ngoại cảm đó để hết nói láo. Bản thân một nhà ngoại cảm nổi tiếng cũng tuyên bố mặt trái nguy hiểm của việc áp vong. Đại khái ông cho rằng các hồn ma lang thang sẽ nhập bừa vào người áp vong, nhận xằng là người thân để quấy nhiễu, phán truyền lung tung... Trên thực tế, những người mê tín khi giao tiếp, thông linh với các “vong hồn” rất dễ (có khả năng) bị “quỷ ám”, dân gian cũng gọi là quỷ nhập tràng. Ở góc độ tâm lý học, người bị “vong nhập” thực chất bị rơi vào trạng thái tự kỷ ám thị nặng nề, điều này đã được khoa học chứng minh từ lâu. Vậy mà không ít người thời nay vẫn đua chen giao tiếp với “âm hồn”, và đã có trường hợp những người không hồi tỉnh được, gần như hóa điên phải nhập viện.
Thế đấy! Thời nay một mặt người ta vẫn lễ chùa quy Phật, chấp nhận thuyết nhân quả- luân hồi với quyền năng phán xử của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Một mặt người ta vẫn khăng khăng gọi hồn, tìm mộ xây mồ với quan niệm chưa xác định và quy tập được hài cốt, chưa cúng bái đủ lệ bộ thì người chết vẫn vất vưởng không nơi nương tựa, trở nên những vong hồn lang thang đáng thương vô định. Rồi hệ thống những vong hồn đó còn phải được lập đàn cầu siêu thì mới siêu thoát! Thậm chí người ta còn lập đàn cầu siêu cho những chiến binh từ thời.... Trần ở bến sông Bạch Đằng. Không biết những anh hùng liệt sĩ có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc thì các quan Diêm vương có độ cho siêu thoát, đầu thai làm kiếp người..? Hay các ngài để hàng vạn linh hồn vất vưởng đói khát tới hơn 7 thế kỷ, để rồi đợi người đời nay mời sư sãi Phật tử đến làm lễ cúng dàng thì mới siêu thoát?! Không khéo cứ đà này, xem ra người ta sẽ phải lần lượt lập đàn cầu siêu ở muôn vàn địa danh chiến trận lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc, ứng với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, mới mong các vong linh, âm hồn tiền nhân Việt Nam được siêu thoát toàn thể! Như đã biết, thực ra cầu siêu vốn là một nghi lễ phát sinh thuộc những tông phái Phật giáo chịu ảnh hưởng văn hóa, đạo giáo Trung Quốc. Trên nguyên tắc “kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả” ghi rõ trong Kinh Địa Tạng- Phẩm thứ 7, sẽ thấy việc cúng bái này nếu đem lại 1 phần công đức cho vong hồn thì những người tổ chức lễ cầu siêu cũng sẽ được hưởng 6 phần. Với ý nghĩa đó, thiết nghĩ cũng không phải bàn thêm! Bản thân tôi có lần được dự lễ cầu siêu các liệt sĩ thời chống Pháp ở một nghĩa trang thuộc tỉnh Hà Nam. Giữa trưa hè nắng gắt, nhà ngoại cảm cầm micro đi đến từng ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang, đọc vanh vách tên tuổi từng người rồi nói chuyện qua lại như thể với người đang sống. Đi bên cạnh, vài người phụ tá tranh thủ ghi chép lại xem các liệt sĩ yêu cầu gì. Nghe thấy nói các chiến sĩ năm xưa vì chết bởi bom napan của Pháp nên các linh hồn rất... nóng và khát nước, người ta bèn đổ xô đi mang về nhiều thùng lavie để cúng kịp thời... Rồi nhà ngoại cảm thuật lại lời các linh hồn than rằng hơn nửa thế kỷ qua, họ đói khát lắm, chẳng có gì ăn nên phải ăn mày cửa Phật ở một ngôi chùa trên ngọn núi gần đó; rồi... có anh em được về nghĩa trang này, nhưng cũng còn nhiều người phải nằm lại trên núi... Thế là ngay sau đó, các cô các bà cùng ban tổ chức lập tức sắm sanh lễ vật lên chùa... Kết thúc lễ cầu siêu, các nhà sư (được mời từ Hà Nội) lẳng lặng thu vén đồ nghề sau khi đã nhận phong bì dầy cộp của ban tổ chức. Trên đường về, cả đoàn dừng chân dọc đường ăn cơm nhà hàng, đương nhiên toàn cỗ mặn với bia rượu đầy bàn, thấy các sư vẫn điềm nhiên đánh chén, mặc cho mọi người xung quanh hiếu kỳ xì xào nhòm ngó.
Trong thế giới cửa thiền thời nay, cũng không hiếm các nhà sư kiêm nhiệm thêm các chức năng thầy cúng, thầy bói, hay phù thủy bắt quỷ trừ tà. Có lần, anh bạn thân của tôi có đứa con trai bị đau bụng dữ dội, đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ không tìm ra căn nguyên. Đi xem bói thì thày bảo là bị ma làm. Thế nên bà mẹ vợ (vốn là Phật tử) bèn tìm đến cầu khẩn một đại đức có tiếng trừ tà, bắt ma chữa bệnh. Rồi sau bao lần xin xỏ, van nài, cậu bé cũng được vị đại đức nọ cho cái hẹn đến một ngôi chùa lớn ở Hà Nội để giải quyết căn bệnh nan y. Nhưng dù đã có hẹn, cả nhà anh vẫn phải chầu chực hơn nửa buổi sáng vì thầy bận họp trị sự giáo hội, mãi mới xin tiếp cận được. Rồi cũng phải xếp hàng sau khá nhiều người vì đó là dịp hiếm hoi đại đức lên Hà Nội, những người nghe danh tiếng thầy đều chen nhau đến xin giải hạn, ban phúc, trừ tà cho nhà họ. Rốt cuộc, cháu bé con anh bạn tôi cũng được vị đại đức gọi vào rồi quay một con lắc dạng pháp bảo để trừ tà, lúc đó cháu vẫn ôm bụng quằn quại. Được dăm phát quay, thầy xoa đầu bệnh nhân rồi phẩy tay bảo đi ra. Nhưng thấy cháu vẫn đau đớn, gia đình cầu xin thầy xem lại, thầy nói cái này là ma làm, nhưng mà con ma có vào chùa được đâu mà bắt(?) Tuyệt vọng, bà ngoại cháu bé quỳ mọp xuống mếu máo chắp tay vái sống vị đại đức trong nước mắt lã chã, những xin thầy ra tay bắt ma cứu người, nhưng đại đức nhất quyết xua tay bảo mọi người đi về. Hỏi ra mới biết thầy chuẩn bị vào tiết học môn chính trị Mác -Lê Nin, hình như để chuẩn bị cho kỳ thi cao học thì phải?! Cực chẳng đã, tôi và anh bạn đành dìu 2 bà cháu ra về, nghĩ mà ấm ức, đại đức biết ma quỷ không thể vào chùa được sao còn hẹn người bệnh đến chùa bắt ma làm chi?
https://www.0.facebook.com/notes/b%C3%B9i-tr%E1%BB%8Dng-hi%E1%BB%81n/lan-man-v%E1%BB%81-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-h%E1%BB%97n-dung-t%C3%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-1/10151011738603800
1-Xưa...
Từ thời xưa, tục thờ thần, thờ thánh của người Việt đã thể hiện rõ bản chất tín ngưỡng đa thần bản địa. Trong lịch sử, ông cha ta đã bảo lưu rất nhiều hình thái tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Sẽ thấy sự hiện diện của những hình thái sơ khai từ thời nguyên thủy như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, các tín ngưỡng thờ sinh thực khí với hành vi giao phối, các tín ngưỡng thờ thần thiên nhiên như Tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp), tín ngưỡng Tứ phủ, tín ngưỡng thờ động vật, thờ nhân thần, thờ cúng tổ tiên... Với hệ thống nhân thần, trong tín ngưỡng người Việt, những nhân vật được thờ phụng thường là các vị anh hùng có công với nước, giúp dân khai hoang lập ấp, hay những nhân vật có công dựng nghề khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các vị thần nhiều khi cũng chỉ là những nhân vật hết sức bình thường, thậm chí tầm thường như một người chết bất đắc kỳ tử, một tay ăn trộm, tướng cướp hay kẻ ăn mày, người hót phân... Những nhân thần dạng này hầu hết giống nhau ở chỗ đều... chết vào “giờ thiêng” nên linh ứng với cộng đồng, khiến cho người dân khiếp sợ mà lập đền thờ phụng. Về sau, người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo.., bên cạnh đó, cũng tiếp tục sáng tạo thêm những tôn giáo mới dựa trên sự dung hợp hay cải biên các tôn giáo du nhập như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo... Với những tín ngưỡng dân gian bản địa, hành vi cúng lễ bao giờ cũng mang tính thực dụng cao. Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ... có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu, tài lộc may mắn... Động cơ vụ lợi của con người trong tín ngưỡng có lẽ cần được xem là đặc điểm “xưa như trái đất”. Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ mầu sắc khác nhau, bất kể bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với nhau như thế nào.
Nhìn chung, người Việt quan niệm rằng, con người sau khi chết đi sẽ tồn tại mãi mãi với sự hiện diện của linh hồn bất diệt thông qua hệ thống mồ mả chứa đựng di hài, xương cốt. Với quan niệm đó, tục thờ cúng tổ tiên ông bà cùng việc chăm sóc mộ phần được xem như một tín ngưỡng mang tính bản địa, thể hiện lòng tôn kính với người đã khuất, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ở đây, thế giới linh hồn người chết luôn hiện hữu song hành với thế giới người sống, có thể tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên mỗi thân phận đời người. Điều đó có nghĩa các thế lực linh hồn có thể phù trợ hoặc gây hại với con người trần thế. Khái niệm “mồ yên mả đẹp” là một trong những biểu hiện quan trọng, thể hiện mối quan hệ qua lại tốt đẹp giữa trần gian và cõi âm. Bởi vậy, người ta cho rằng mọi tác động của thế lực các linh hồn như thế nào sẽ tùy thuộc vào phép tắc cúng bái, ứng xử của người còn sống.
Song song với việc thờ cúng tổ tiên ông bà, tục thờ âm hồn nói chung còn biểu hiện rõ ở việc người ta có thể lập những ngôi miếu nhỏ để thờ những người chết bất đắc kỳ tử nơi đầu đường xó chợ. Với niềm tin bất kỳ vong hồn nào cũng có thể tác động lên thế giới thực tại, nhiều địa phương miền Trung còn có tục cúng vong trước cửa nhà mỗi tháng đôi lần vào tối mười tư và ba mươi Âm lịch. Xem ra bất cứ ai chết đi cũng đều có sức mạnh siêu nhiên gây ảnh hưởng đến bất kể người nào còn sống trên khắp thế gian. Hẳn điều này lý giải tại sao người Việt có thể thờ một tay kẻ cướp, một gã ăn trộm, một người ăn mày... làm thành hoàng làng bảo trợ cho cộng đồng làng xã. Như đã nói, tất cả các “thánh nhân” đó hầu hết đều giống nhau ở chỗ chết gặp giờ thiêng, nên được xem như hiển linh, có thể gây họa hoặc ban phúc lộc cho cộng đồng sở tại. Ở nhiều nơi, trải theo thời gian, việc thờ những “nhân thần” như vậy có lẽ không lấy gì làm hãnh diện cho lắm nên một mặt người ta đã phối thờ thêm những vị thánh mới oai phong hơn, thường là những nhân vật lịch sử có công với nước, một mặt người ta đã ngụy tạo thần tích, tức không ngại “sáng tạo sự tích” để “oai phong hóa” vị thần được thờ phụng. Đây là chuyện dở khóc dở cười của nhiều nhà nghiên cứu khi cố gắng tiếp cận ngọn nguồn tín ngưỡng dân gian nơi đình, đền làng Việt. Sẽ không thấy làm lạ khi ngày nay có rất nhiều vị thần được gán cho thời đại vua Hùng. Theo những nguồn tin không chính thức, việc “chạy thần tích” đã xảy ra từ thời Pháp thuộc. Khi Viện Viễn Đông Bác Cổ tiến hành rà soát thống kê sưu tầm các thần tích tín ngưỡng người Việt, có những quan lại địa phương đã gửi lên Hà Nội những bản thần tích mới được “sáng tạo”, cốt sao tôn vinh được danh tính vị thành hoàng làng sở tại. Thế nên hiện tượng thật giả lẫn lộn là cái mà người thời nay mặc nhiên phải tiếp nhận thờ phụng.
Trong hệ triết thuyết của mình, Phật giáo quan niệm sự sống là một chu kỳ quay vòng theo đơn vị kiếp (một đời sinh/tử). Mọi thân phận sướng/khổ của con người trần thế đều là hệ quả của nguyên nhân tương ứng, gọi là gieo nhân nào thì mọc quả nấy. NHÂN có thể từ kiếp trước hoặc kiếp hiện tại. QUẢ nếu không lĩnh đủ ngay trong đời thì sẽ báo ứng vào kiếp sau. Theo giáo lý nhà Phật, con người sau khi chết sẽ được Thập điện Diêm Vương (do Địa tạng Vương Bồ tát cai quản) xét xử công/tội trong vòng 7 tuần ứng với 7 cửa ngục. Thế nên mới có tục cúng 49 ngày, đưa vong lên chùa để sư sãi cầu cho linh hồn siêu thoát. Trên quan niệm luân hồi- nhân quả, tới kỳ 49 ngày, đại thể các linh hồn sẽ thuộc quyền quản lý của những quan Diêm vương. Họ sẽ soi xét công minh mọi điều lớn nhỏ mà người ta đã “tạo nghiệp” lúc sinh thời để quyết định sự đầu thai như thế nào, làm người sướng/ khổ, làm súc sinh, hoặc giả đầy xuống địa ngục chịu những hình phạt nặng nề. Với thuyết luân hồi- nhân quả, rõ ràng Phật giáo chỉ ra tính chu kỳ vô hạn của sự tồn tại. Sự bất diệt xem ra chỉ có thể giành cho những ai có chân tu truyền kiếp, sẽ được siêu thoát khỏi vòng luân hồi để lên cõi Niết bàn. Phần còn lại, cứ xét công/tội mà quay vòng. Từ đó, sẽ thấy theo giáo lý Phật pháp, chẳng thể có linh hồn nào mà thoát được phiên tòa đại hình của Thập điện Diêm Vương. Đây chính là điểm mâu thuẫn cơ bản giữa quan niệm Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vong hồn của người Việt, không thể lý giải dung hòa. Giả sử ông bà, cha mẹ... mất đi, nếu theo quan niệm Phật giáo, mọi linh hồn tất phải chuyển vận theo vòng luân hồi, kiếp này sang kiếp khác. Mọi công/tội, thiện/ác, tốt/xấu, hay/dở của từng cá thể tất dẫn đến việc linh hồn đó sẽ biến đổi sang kiếp sau như thế nào... Đứng trên giáo lý nhà Phật, với quyền năng Phật pháp vô biên, các quan Thập điện Diêm Vương hẳn sẽ không thể bỏ sót một linh hồn nào(?). Theo đó, sự tồn tại của hệ thống mồ mả người chết trên cõi dương gian sẽ chỉ có giá trị cát bụi đúng nghĩa. Và, sẽ chẳng có sự hiện diện vĩnh hằng của hệ thống người chết, có nghĩa cũng chẳng có tổ tiên ông bà hay vong hồn nào có thể tồn tại song hành mà phù hộ hay giáng họa cho người còn sống. Ở đây, dù có sự mâu thuẫn rõ ràng đến vậy, nhưng trải qua nghìn đời từ khi dung nạp Phật giáo vào đời sống tín ngưỡng xã hội, người Việt vẫn duy trì song song cả 2 hệ tư tưởng nhân sinh quan, để rồi đan xen, trộn lẫn thành một tập hợp mang tín hỗn dung tín ngưỡng, in đậm sắc thái hồn nhiên bao đời.
Trong sự dung hợp đó, từ ngàn xưa, giới thầy cúng trong dân gian đã có mối quan hệ mật thiết với các chư tăng nơi cửa thiền. Họ cùng nhau làm chủ những khoa cúng bao chứa hệ thống âm nhạc nghi lễ đặc sắc của Phật giáo. Đó là các Khoa cúng Mông Sơn (còn gọi Mông Sơn thí thực hay Đàn chẩn tế), Khoa cúng tiếp linh, Khoa cúng triệu linh, Khoa cúng chúc thực, Khoa phát tấu, Khoa cúng đàn kết (còn gọi Giải oan cắt kết)... Những khoa cúng này đều có mục đích chung là cầu siêu cho các linh hồn được giải thoát, nhân sự gia chủ được bình an. Điều đó có nghĩa các lễ thức được sáng tạo nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo với đời sống tâm linh trong dân gian, mà cụ thể là các nghi thức tang ma, vong hồn, mồ mả... Có giả thuyết cho rằng, lễ cầu siêu bắt nguồn từ các tông phái Phật giáo chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và văn hóa Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, tương truyền, một trong những người có công lớn góp phần xây dựng các khoa cúng nói trên chính là thiền sư Huyền Quang (1254-1334)- Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Ở góc độ nghệ thuật, các khoa cúng chính là nơi hội tụ toàn bộ các giá trị tinh hoa của ca- múa- nhạc Phật giáo Việt Nam. Với hệ kỹ thuật cũng như phương pháp xây dựng âm điệu ở trình độ cao, âm nhạc Phật giáo được xem như sánh vai cùng các thể loại chuyên nghiệp trong nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Ở đây, mọi giá trị được lưu truyền ở các lò đào tạo mang tính chuyên nghiệp thầy/trò, với mối quan hệ phối hợp, chuyển giao qua lại giữa những chư tăng cùng các thầy cúng ngoài dân gian. Có nghĩa, khi nhà chùa để thất truyền lối giọng thì phải cử các nhà sư trẻ ra ngoài học thầy cúng và ngược lại, các thầy cúng cũng có thể tìm đến chùa để trao dồi thêm tài năng, ngón nghề của mình.
Bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo cũng được người Việt dung nạp song hành cùng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng nhiều tín ngưỡng bản địa khác. Có điều, tùy theo quan niệm mà Phật hay Thánh sẽ đứng ở vị trí trung tâm trong tư duy tín ngưỡng. Với ông thầy cúng, thầy phù thủy thì dù thế nào, Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Tam Thánh... tất sẽ đứng ở vị trí chính thần gây ảnh hưởng mạnh nhất. Với những con nhang đệ tử Tứ phủ, chính thần lại là hệ thống các Mẫu, Quan, Chầu, Hoàng... Còn với những dân đen, tùy vào từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống, họ sẽ trở nên “linh hoạt” khôn cùng để lựa chọn hình thức phù hợp giải quyết nhu cầu niềm tin tín ngưỡng với cõi vô hình. Khi thì tìm đến bàn thờ, mồ mả tổ tiên ông bà hay đơn giản những linh hồn thiêng nào đó làm chỗ dựa tâm linh, khi họ lại cầu khẩn sự giúp đỡ nơi cửa đền, cửa điện nương nhờ thánh, thần, hay mẫu, lúc họ lại tới chùa nương nhờ sự chở che của Phật pháp chính hiệu... Điều này có lẽ biểu hiện rõ nhất ở hình ảnh tam giáo đồng nguyên, có từ cách đây tới 1000 năm lịch sử.
Từ cuối thế kỷ 17, sau khi bén rễ, Thiên chúa giáo đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa khắp Việt Nam. Với giáo lý riêng có thể rút gọn trong 2 điều răn cơ bản (1-Kính chúa trên hết mọi sự, 2-Yêu người như yêu chính mình), tôn giáo này xác định đời người chỉ có một kiếp. Đức tin đó răn dạy con người phải sống sao cho tốt vì sẽ không có cơ hội thứ hai. Cũng tương tự như thuyết nhân- quả, Thiên chúa giáo quan niệm rằng sau khi con người chết đi, người tốt thì sẽ lên thiên đàng do Chúa cai quản, kẻ chưa sạch tội thì xuống địa ngục chờ ngày phán xét cuối cùng... Người chết thuộc về một thế giới khác biệt, không thể đón nhận hay thụ hưởng bất cứ điều gì từ người đang sống và ngược lại, cũng không thể ban phúc hay giáng họa nơi trần gian. Với đức tin đó, không tồn tại thế giới linh hồn vất vưởng tự do tự tại hoành hành thế giới loài người. Những niềm tin kiểu dạng thờ ma quỷ, ác thần, vong hồn... được xem như sự phỉ báng nhà thờ thiên chúa, và ở một chừng mực nào đó được xác định là tà giáo. Với nguyên tắc thờ phụng duy nhất Chúa, những người theo thiên chúa Giáo tất nhiên từ bỏ tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng dần dà về sau, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20 trở lại đây, tục thờ cúng tổ tiên đã hiện diện trở lại ở một số cộng đồng công giáo người Việt với những quan niệm dung hợp mang tính chấp nhận hòa giải. Những giáo dân giữ tục thờ cúng tổ tiên với quan niệm mới, rằng linh hồn người thân sẽ được hưởng lợi phần nào từ việc cầu xin của người còn sống, những mong được Thiên chúa giảm/ xóa tội mà thoát khỏi vòng địa ngục trong ngày phán xét cuối cùng. Nhiều năm gần đây, ở một số địa phương, nhiều giáo dân Thiên chúa cũng đã tham dự các lễ thức ở hệ thống đền phủ thờ Mẫu, thành hoàng làng một cách không chính thức. Ở chiều ngược lại, những người ngoại đạo Thiên chúa cũng dễ dàng chấp nhận hòa đồng kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh như một phần nghi thức trong năm của mình, sẵn lòng hòa lẫn với các giáo dân dự lễ trong các nhà thờ Thiên chúa.
Ở đất phương Nam, từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, sự ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo… một lần nữa chứng minh mạnh mẽ tư tưởng hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng của người Việt. Nhìn chung các tôn giáo mới sáng lập đều dựa trên nguyên tắc cải biên những tôn giáo lớn trong sự kết hợp với hệ tín ngưỡng bản địa, đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc. Trong đó, đạo Cao Đài được xem như một sự tích hợp lớn nhất, bao gồm nhiều tôn giáo tín ngưỡng Đông -Tây, kim- cổ kết hợp như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, thông linh học Tây phương... trong một chủ thuyết hợp nhất tâm linh kiểu dung hòa toàn bộ. Thế nên sẽ không thấy lạ khi gặp một tín đồ tôn giáo nào đó ở Nam Bộ vừa chắp tay- “A Di Đà Phật” rồi tiếp tục làm dấu thánh- “A Men”!
Ở đây, nếu xét trên cái nhìn toàn cảnh, nói chung trong sự dung hợp tôn giáo ngoại lai với tín ngưỡng bản địa, thông thường người Việt chấp nhận đặt ngôi vị chư Phật lên vị trí cao nhất. Rất phổ biến thứ tự Phật- Thánh trong điện thần tâm thức tín ngưỡng. Ngay trong tín ngưỡng Tứ phủ, ngôi vị Phật Thích Ca cùng chư Phật mười phương, Phật Bà Quan Âm, Vua Đế Thích cùng các Bồ tát cũng đứng ở vị trí hàng đầu, thứ đến là Ngọc Hoàng thượng đế cùng các vị trí chủ chốt của điện thần Đạo giáo như Ngũ Nhạc Thần Vương, Nam Tào Bắc Đẩu, Nhị Thập Bát Tú.., dưới đó mới là hệ thống chính thần Tứ phủ. Với tư duy như vậy, người Việt đến cửa thiền dường như để thêm vào một chỗ nương náu, một nơi chốn chở che niềm tin tín ngưỡng, nhằm phù trợ cho cuộc sống nhọc nhằn, đầy rẫy khó khăn, tai ương trần thế. Bởi vậy, dễ hiểu vì sao người ta cũng đưa các vị thần, thánh dân tộc vào phối thờ trong chùa ở vị trí thứ yếu với kiểu “tiền Phật hậu thần” và “tiền Phật hậu Mẫu”.
Như vậy, trong lịch sử, một mặt người Việt chấp nhận quy thuận/ dung hợp các tôn giáo ngoại lai (đáng kể nhất là Phật giáo) nhưng một mặt bảo lưu nguyên trạng quan niệm thờ cúng tổ tiên, vong hồn trong sự chấp nhận chi phối của chư Phật, thánh thần. Bằng chứng hiển nhiên là khi ai đó qua đời, người thân vẫn phải tuân thủ việc cúng giỗ khởi điểm theo kỳ chung thất (49 ngày), đưa vong lên chùa để nhà sư tụng kinh niệm Phật cầu cho linh hồn được siêu thoát. Đây cũng có thể ví như một quan niệm “trần sao âm vậy”. Khi còn sống, dù con người có tốt/xấu như thế nào nhưng khi chết đi, mấy ai dám tự tin rằng mình vô tội. Việc nương nhờ Phật pháp thông qua thiết chế chùa chiền, sư sãi với các lễ thức cúng bái, tụng kinh, đọc chú..., đàn lễ vật phẩm lớn bé... được xem như một sự cầu xin, ít nhiều mang tính chất “chạy án” trong tâm tưởng. Qua đó, người còn sống ngõ hầu hy vọng người chết được siêu thoát- có nghĩa linh hồn được đầu thai sang kiếp khác sướng hơn mà không bị đày xuống cõi địa ngục âm ty... Điều này lý giải cho sự ra đời các khoa cúng cầu siêu của nhà chùa trong sự kết hợp với thầy cúng dân gian. Như đã nói, đây là biểu hiện sống động xu hướng bản địa hóa Phật giáo theo nhu cầu tâm linh tín ngưỡng vong hồn, mồ mả... của người Việt. Mới hiểu tại sao các khoa cúng cầu siêu lại hội tụ mọi giá trị tinh hoa ca- múa- nhạc của Phật giáo. Cùng với hệ thống kinh kệ, bùa chú.., chính sức cuốn hút của nghệ thuật ở đây đã có tác dụng mạnh mẽ trong sự phủ dụ, xoa dịu nỗi đau cũng như tạo niềm tin lớn lao với thế giới người còn sống. Đó là một hệ quả tất yếu của quá trình sáng tạo, tiếp biến trong mối quan hệ cung cầu tâm linh.
Thế nhưng, dù nương nhờ Phật pháp như vậy nhưng rút cục, người chết vẫn được lập mộ với quan niệm cõi âm vĩnh hằng có từ thời nguyên thủy. Tổ tiên thờ cúng vẫn được xem như một thế lực vô hình, có lúc tựa hồ thần thánh, sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống trần gian. Trong sự hỗn dung tín ngưỡng, bên cạnh Phật giáo, người ta còn cậy nhờ vai trò trung gian của Đạo giáo... cùng thuật phong thủy, bói toán... với vai trò hành lễ của các nhà sư, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, cô hồn.., ngõ hầu tác động tới thế giới tổ tiên. Xem ra đó là những mối quan hệ tưởng tượng nhằng nhịt và chồng chéo. Mới hiểu tại sao người Việt vừa đi lễ chùa cầu Phật, vừa đi lễ đền, đình, phủ, miếu cầu thánh thần, vừa cầu cúng tổ tiên ông bà nói riêng hay hệ thống những âm hồn nói chung. Điều đó có nghĩa niềm tin cổ xưa về thế giới vong hồn vĩnh hằng rút cục đã “bất chấp” thuyết luân hồi- nhân quả. Có thể nói, sự hỗn dung tín ngưỡng đầy mâu thuẫn đó tồn tại từ hàng nghìn đời nay, một mặt thể hiện dấu vết hồn nhiên mang đậm tính thực dụng nguyên thủy, nhưng mặt khác cũng thể hiện sự yếu đuối, hoặc giả dễ dãi với nhân sinh quan, vũ trụ quan trong tâm thức xã hội Việt. Điều này thể hiện rõ ở cái tâm lý “bán tín bán nghi” kiểu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vốn rất phổ biến trong dân gian bao đời.
Trong cộng đồng làng xã Việt Nam, họ tộc vốn được xem như một bộ phận cấu thành cơ bản. Ở góc độ tâm lý, sẽ thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tiền đề chi phối mạnh mẽ quan hệ gia đình, dòng tộc và kết cấu xã hội người Việt. Đặc biệt từ khi chịu ảnh hưởng của hệ tử tưởng Nho giáo vốn được xem là “trọng nam khinh nữ”, việc sinh con trai trở nên quan trọng hơn bao giờ. Ở đây, người ta quan niệm rằng chỉ có người con trai mới được coi là “nối dõi tông đường” với nghĩa vụ “ôm bàn thờ”, coi sóc việc cúng bái ông bà, phần mộ tổ tiên. Từ ngàn xưa, khái niệm suất đinh trong mỗi họ tộc chính là để chỉ số lượng người con trai, quyết định xem dòng họ lớn/ bé như thế nào. Dòng họ nào cũng có nhà thờ tổ, tựa như một ngôi đền thờ riêng, do các trai đinh coi sóc. Từ đó, trải qua bao đời, sẽ thấy việc sinh con trai luôn trở thành một vấn đề tối quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt. Biết bao điều ngang trái đã nảy sinh từ hệ ý thức này. Với điều tiếng xã hội, nhà nào không đẻ được con trai, kể như là tiệt giống! Việc cố sống cố chết đẻ bằng được cái “thằng cò” nỗi dõi tông đường hiển nhiên đè nặng lên vai người phụ nữ Việt từ bao đời nay. Trong kết cấu dòng họ, việc coi trọng con trai hơn con gái còn sinh ra nhiều hệ lụy khác. Ví như việc họ nội bao giờ cũng được coi trọng hơn họ ngoại, cái thế “nhất bên trọng, nhất bên khinh” là điều thực tế dù không ai muốn nói ra. Đáng chú ý hơn, có có những vùng quê, những người con gái trong gia đình còn không được phép mang họ bố. Thay vào đó, họ buộc phải lấy tên đệm của cha mình làm họ riêng cho tên gọi. Trong xã hội thời nay, điều này đã gây không biết bao nhiêu khó khăn cho thủ tục giấy tờ trên đường đời của những người con gái đó. Và mặc nhiên, họ chẳng có quyền thừa kế tài sản của gia đình, kể cả với pháp luật hiện hành.
2-Và nay...
Từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986, đời sống tâm linh tín ngưỡng trong xã hội nói chung được cởi mở, tự do hơn so với thời kỳ bao cấp XHCN. Theo đà thời gian, bộ mặt tín ngưỡng hỗn dung của người Việt lại được dịp phục hưng với đủ mọi sắc thái đa diện, xem ra còn phức tạp, hỗn loạn hơn cả thời kỳ phong kiến trước CM tháng 8. Hơn 10 năm trở lại đây, cùng với phong trào phục dựng những giá trị di sản văn hóa dân tộc, các lễ hội tín ngưỡng ở nhiều địa phương trong cả nước cũng dần được khôi phục. Thế nhưng điều đáng nói, trong xã hội hiện đại, đã bắt đầu nảy sinh những hiện tượng biến tướng ở nhiều hình thái tín ngưỡng. Trong đó có những vấn đề ngày càng trở nên bức xúc, được phản ánh nhiều trên công luận, như hiện tượng kinh doanh các dịch vụ tâm linh ở những cơ sở tín ngưỡng là ví dụ điển hình. Ở đây, trong xu thế phát triển văn hóa nói chung, việc biến các lễ hội thành sản phẩm du lịch trở nên một nhu cầu thiết yếu. Bởi thế việc cố gắng tận thu tiền bạc của du khách 4 phương là một hệ quả không thể khác. Đời sống càng khó khăn, động cơ thương mại càng được đẩy cao hơn bao giờ. Có những nơi, khi mở hòm công đức mỗi năm cũng đếm được cả hơn chục tỉ đồng mỗi hòm. Ở Hà Nội dịp đầu Xuân, nhiều ngôi chùa cũng công khai thu phí cúng sao giải hạn, dao động từ vài trăm nghìn đến cả tiền triệu mỗi suất cúng. Nhiều đàn cúng giải oan, cầu siêu... có giá cả dao động từ vài chục đến hằng trăm triệu đồng tiền thuê khoán sư sãi, thầy cúng... Có thể thấy, nguồn thu từ các hoạt động tâm linh tín ngưỡng quả là siêu lợi nhuận. Xã hội càng tín ngưỡng, càng mê đắm bao nhiêu, các đình, chùa, đền, miếu... càng có nguồn lợi lớn bấy nhiêu. Chính vì vậy ở nhiều nơi, quyền cai quản cơ sở tín ngưỡng đã được chính quyền tổ chức đấu thầu hệt như một đầu mục thương mại địa phương. Tùy vào tiếng tăm linh thiêng của những ngôi đền mà người ta sẽ quyết định mức giá. Có những nơi sau khi thắng thầu, thủ nhang đồng đền phải nộp vào ngân sách địa phương hàng tỉ bạc mỗi năm.
Nhiều năm qua, báo chí cùng các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh mọi thực trạng đáng quan ngại, được xem như hệ lụy của phong trào đua chen tín ngưỡng với nhiều vấn nạn nhức nhối. Ở đây, hệ thống quản lý Nhà nước dường như phải mở cuộc chạy đua với đời sống tín ngưỡng trong xã hội mới. Cấm/ cho phép/ cấm... luôn là quá trình vận động vá víu, đối phó với thực tiễn từ nhiều chục năm nay của các nhà quản lý. Chuyện “bắt cóc bỏ đĩa” là thực trạng thường thấy. Trên thực tế, việc đòi hỏi khâu tổ chức lễ hội trở nên quy củ, an toàn lành mạnh và trong sáng dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Thứ nhất, xưa các lễ hội chủ yếu chỉ quy tụ dân cư thu hẹp trong từng vùng. Nay với sự quảng bá hấp dẫn của truyền thông, số lượng người hành lễ, chơi hội đổ về luôn quả tải trên mọi địa bàn. Do vậy, việc khống chế, kiểm soát lượng người trong những không gian nhỏ hẹp là điều bất khả kháng với ban tổ chức. Thứ hai, khi phục hưng các lễ hội, rất nhiều tín ngưỡng dân dã có dấu vết từ thời nguyên thủy cũng đồng thời “hồi sinh”, đánh thức sự trục lợi bản năng của con người với thần linh. Thực tế cho thấy, sự mê đắm của đám đông tín ngưỡng khổng lồ rất dễ biến thành thảm họa bởi hiệu ứng tâm lý đám đông, khả năng kiểm soát an ninh dường như là điều không thể. Nhiều năm qua, việc hàng vạn người từ quan chức tới dân đen dẫm đạp lên nhau để cướp ấn đền Trần, hay lượng người hành lễ khổng lồ tràn ngập chặn đứng giao thông Ngã Tư Sở trước cổng chùa Phúc Khánh để dâng lễ xin sao giải hạn, cầu tài lộc... đã chứng minh sức mạnh kinh hoàng của niềm tin tín ngưỡng “hồn nhiên” như thế nào! Ở đây, vấn đề không chỉ nằm ở khâu tổ chức, mà điều quan ngại chính là trình độ tín ngưỡng, tạm coi như “tín ngưỡng trí” của xã hội, hiện đang ở mức không thể kiểm soát.
Những năm gần đây, các cuộc hành hương về lễ hội tín ngưỡng là vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Những nguy cơ tai nạn, thảm họa đám đông luôn thường trực mỗi độ Xuân về. Ở đây, chỉ xem xét cách thức hành hương cùng niềm tin tín ngưỡng trong các lễ hội đó đã thấy trình độ tín ngưỡng người Việt thời nay như thế nào. Ví như vụ Khai ấn đền Trần Nam Định, vốn là một sinh hoạt xưa của những thanh đồng phủ thủy. Đầu Xuân, họ thường đến xin lá ấn ở đền thờ Đức Thánh Trần, những mong thánh phù hộ cho công việc bắt ma trừ tà của giới nghề. Cần thấy rằng, chiếc ấn gỗ đó cũng là hàng mới thửa, không có ý nghĩa như một bảo vật lịch sử. Thế nhưng dần dà về sau, theo đường thì thầm rỉ tai lan truyền, chuyện “thiêng hóa” chiếc ấn với sức mạnh “phù danh”, “ban tài phát lộc” đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Đến nỗi nhiều quan chức Nhà nước năm nào cũng đua nhau đánh xe công kéo về đền Trần xin ấn. Gần đây, một vị cựu quan chức cấp cao của bộ VHTT&DL cũng từng công khai thú nhận với báo chí rằng trong 10 năm đương chức, ông ta đều lấy ấn đền Trần, do người thân tặng hoặc tự tay xin ấn. Vị này cũng tiết lộ thêm rằng không chỉ ông ta mà nhiều quan chức khác cũng đi xin ấn như mình.
Nhiều năm nay ở Hà Nội, có ngôi chùa đã công khai đọc vào loa phát thanh tên các vị lãnh đạo cấp cao đăng ký dâng sao giải hạn mà không còn e ngại. Và giờ đây, nếu có nghe chuyện vị lãnh đạo nọ kia chăm đi lễ bái, cầu cúng... hay thậm chí có làm lễ trình đồng mở phủ hầu bóng thì cũng không lấy gì làm lạ. Thời mở cửa tự do tín ngưỡng, sao bắt bẻ được người ta?! Thế nhưng vấn đề ở đây là câu chuyện “quan trí” đầu têu cho “dân trí”. Dễ thấy người dân sẽ hồn nhiên suy đoán, rằng các quan nhờ chăm lễ bái, cúng tế nhiều tiền, đốt nhiều vàng mã nên mới có chức tước, danh vị, bổng lộc, mình làm theo không được nhiều thì cũng được ít lộc vãi vương, cũng tốt! Bởi thế, mới nảy sinh hiện tượng đồn đại rằng cứ đền chùa nào có nhiều quan to đến lễ bái là đám dân đen a dua hành hương ăn theo, khiến cho vấn nạn thảm họa đám đông ngày càng trở nên khó kiểm soát. Chưa biết rồi đây hướng xử lý ra sao, nhưng qua sự kiện đó, sẽ thấy được tầm “quan trí” đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới “dân trí” trong tín ngưỡng như thế nào. Thời nay, cứ mỗi mùa lễ hội, nguy cơ thảm họa đám đông với đủ mọi điều bất cập về an ninh trật tự ở các cơ sở hành lễ tín ngưỡng luôn được phản ánh nhan nhản trên khắp các mặt báo.
Trong sự sống dậy của các tín ngưỡng cổ xưa, vụ việc lùm xùm xoay quanh chuyện “cụ rùa” Hồ Gươm cũng là một biểu hiện sống động về sự hồi sinh của quan niệm vạn vật hữu linh thời nguyên thủy. Trên thực tế, “cụ rùa” vốn chỉ là một giống ba ba khổng lồ ăn thịt, dân gian gọi là con giải. Thế nhưng với niềm tin tâm linh đồn đại, con vật đã dần dà được thiêng hóa thành con “rùa vàng” truyền thuyết gắn với tích trả gươm thần của Lê Lợi từ thế kỷ 15. Bất chấp sự phi lý lịch sử như thế nào, bất chấp những bằng chứng khoa học rằng đó không phải là rùa và không chỉ có 1 con duy nhất, những người có tín ngưỡng vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến của mình, tạo nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình như vị GS nọ đã phản ứng gay gắt với phóng viên khi dám gọi đó là... “con rùa”. Với ông, phải gọi là “cụ rùa” thì mới chịu trả lời phỏng vấn! Thậm chí có những người cuồng tín còn khóc rưng rức, hay nhảy xuống hồ rắp tâm hầu hạ “cụ rùa”… Rồi khi lực lượng chuyên trách tổ chức vây bắt để chữa bệnh cho con giải, người ta còn mời cả thầy cúng xem giờ, xuống thuyền sắm sanh lễ bái trước khi tiến hành như thể con giải đó là rùa thần thứ thiệt… Thôi thì đủ mọi chuyện dở khóc dở cười với cái ý thức tâm linh hồn nhiên, vốn xưa cũ từ thời nguyên thủy. Có gia đình, với niềm tin kiểu “thần cây đa, ma cây gạo”, sức khỏe và sinh mạng của những người thân được gán cho một cái cây mọc trong vườn nhà. Họ tin rằng hễ cây ấy héo là người thân lâm bệnh, còn nếu không săn sóc tốt nhỡ để cây chết khô thì người nhà họ cũng toi mạng. Thời nay, chuyện đám đông thắp hương khấn khứa một cái cây góc phố, một hòn đá ven đường vẫn tồn tại đây đó. Sẽ không thấy lạ cái chuyện người người chen nhau lễ bái xì xụp, nhưng hỏi địa điểm đó thờ gì, sự tích ra sao, phần lớn không ai hiểu. Cứ thấy bảo thiêng lắm thì đi lễ thôi, còn những chi tiết cụ thể không thành vấn đề và cũng chẳng cần minh xác. Thế mới biết tâm lý “bán tín bán nghi” trong truyền thống tâm linh người Việt có sức mạnh như thế nào, thôi thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cho chắc ăn! Có lẽ vì thế, hành vi trục lợi bất chấp sự vi phạm giáo lý Phật pháp như việc đốt vàng mã, hình nhân, rải tiền bừa bãi, nhét tiền vào tượng Phật… nơi cửa thiền là điều không có gì lạ. Sự vụ lợi của con người thường là vậy, họ sẵn sàng coi Phật thánh... không khác gì những quan tham trần thế kiểu “trần sao âm vậy”, cứ đắm đuối tin rằng càng cúng nhiều, thánh thần sẽ càng ban nhiều tài lộc... Niềm tin của người Việt “hồn nhiên” lắm, từ ngàn xưa đã vậy!
Ở nhiều nơi, hiện tượng coi chùa này thiêng hơn chùa kia là chuyện khá phổ biến. Người dân từ bao đời luôn hồn nhiên tin rằng đi chùa này có thể cầu sao giải hạn, cầu danh, đi chùa kia có thể cầu tài lộc, cầu tình duyên… Với hiệu ứng tâm lý đám đông lan truyền đồn thổi, việc quá tải ở các cơ sở tín ngưỡng “linh thiêng” luôn là vấn nạn đối với cơ quan quản lý sở tại. Cần hiểu rằng Phật giáo vốn là một hệ tư tưởng triết học, đạo đức lớn. Chùa chiền là nơi để con người tìm đến một niềm tin cao cả dựa trên cơ sở tu tâm hướng thiện từng cá thể, hoàn toàn không phải là nơi trục lợi, trao đổi vật phẩm cúng bái để phục vụ cho những ham muốn trần tục. Ở đây, không chỉ là vấn đề thiếu hiểu biết của người dân về giáo lý, mà chính các nhà sư trụ trì cũng cần xem lại trách nhiệm về những gì đã và đang diễn ra ở cơ sở thờ tự của mình. Việc hiểu sai giáo lý nhà Phật đương nhiên sẽ dẫn đến những hành vi phạm giới. Xin nêu một ví dụ đơn giản. Khái niệm Tam độc của Phật giáo bao gồm tham- sân- si. Khi đến cửa thiền mà không thấu hiểu giáo lý, đốt vàng mã, nhét tiền vào tượng, mang cả rượu thịt vào chùa, tin rằng cúng càng nhiều càng có cơ may hưởng phúc.., vô tình những người tham dự đều phạm phải điều răn thứ nhất (tham = tham lam, ham muốn) và thứ ba (si = ngu si, mê muội). Còn khi lòng tham biến thành sự cuồng nộ dẫm đạp tranh giành lộc lá, vật phẩm, họ tiếp tục phạm giới điều răn thứ hai (sân = nóng nảy, giận dữ). Trên thực tế, còn vô số những điều nhạy cảm khác nữa mà nhiều người e ngại chẳng muốn nói ra, như lối sống sung túc, xa hoa trên mức cần thiết với một nhà tu hành thời nay như vật dụng hàng hiệu, xe máy đắt tiền, ôtô sang trọng... nơi cửa thiền. Vậy số tiền đó ở đâu ra nếu không lấy từ nguồn công đức khổng lồ thu về mỗi năm của nhà chùa? Đây đáng được xem như một vấn nạn của Phật giáo Việt Nam đương đại.
Nếu nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, có lẽ chưa bao giờ mọi sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt lại có cơ nở rộ muôn hình vạn trạng như hiện nay. Điều đó có nghĩa truyền thống hỗn dung tín ngưỡng được đẩy lên một bình diện mới mà ở góc nhìn toàn bộ, có thể coi như một sự hỗn tạp đáng quan ngại. Khắp nơi, người người cúng bái, nhà nhà xây mộ, từ quan chí dân đua chen hành hương lễ bái tấp nập, khẩn cầu danh lợi với thế giới siêu hình. Một thế giới “linh thiêng tổng hợp” đủ những Phật, Mẫu, thánh, thần, Ngọc Hoàng, chầu, cô, thần tài, thổ địa, tổ tiên ông bà, thần núi, thần sông, ông công ông táo, vong hồn đủ loại... Kèm theo đó là lực lượng giao tiếp trung gian, thường phối hợp giữa những sư sãi, ông đồng, bà cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, thầy địa lý.., mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa với đủ mọi kiểu dạng. Với mục đích thực dụng vụ lợi, vốn được xem như bản năng nguyên thủy của thế giới tâm linh, giờ đây việc cúng lễ trên chùa, đền, phủ, đình, điện, miếu dường như đã trở thành một thao tác mang đậm tính thương mại tín ngưỡng, không thể khác. Trong xu thế đó, khá nhiều nghề dịch vụ tâm linh ăn theo cũng đua chen phát triển nở rộ. Ví như tục đốt vàng mã vốn học từ Trung Quốc, hiện ngày càng cường thịnh song hành với đời sống tín ngưỡng dân gian phục sinh. Với quan niệm “trần sao âm vậy”, vàng mã thời nay đã cải tiến và thay đổi mẫu mã cơ bản so với thời cổ truyền. Thôi thì đủ mọi chủng loại từ trang phục tân thời, đồ đạc hiện đại như xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà lầu, xe hơi, điều hòa, máy tính, máy giặt, điện thoại di động... cho đến mẫu mã tiền tệ kiểu mới. Trong đó đáng chú ý là kiểu dạng tiền mã đô la Mỹ, tiền mã Việt Nam hiện đại.., được tiêu thụ song hành cũng tiền mã “ngân hàng địa phủ”, rất khôi hài. Có những đàn cúng lớn, giá trị đồ mã bao gồm ngựa, voi, hình nhân, quần áo, dày dép, mũ mão... lên đến hàng trăm triệu. Ở nhiều nơi, việc đốt số lượng vàng mã khổng lồ thực sự đẩy cao nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở đây, niềm tin dân dã rằng càng đốt nhiều, càng hưởng lợi đã khiến môi trường công cộng phải chịu khá nhiều hệ lụy. Có những cơ sở tín ngưỡng công cộng, mỗi kỳ khánh tiết, do khối lượng tro tàn vượt quá sức chứa nơi thu gom rác thải, ban quản lý đã cho đổ thẳng xuống cống, bất chấp nguy cơ ách tắc nguồn thoát nước đô thị. Những gia đình ở phố thì mang ra vỉa hè hay lòng đường hóa vàng, có khi lửa cháy lõm cả mặt đường nhựa. Thế nên mới hiểu tại sao ăn theo dịch vụ vàng mã là hệ thống các chủng loại lò tôn hóa vàng di động cho các hộ gia đình đô thị. Thời nay, phong trào đốt vàng mã lan rộng và biến thái đến mức rất nhiều khu chung cư hiện đại, ban quản lý buộc phải xây thêm một lư hương hóa vàng to đùng ở sân trước mỗi khu để đảm bảo an toàn cho các hộ dân cư. Mới thấy tín ngưỡng thời nay ảnh hưởng cả đến kiến trúc đô thị hiện đại như thế nào!
Trong cơ chế thị trường thời mở cửa, không hiếm các “quan thầy” tự tung tự tác, thường kiêm nhiệm cả chức năng thầy bói, thầy tướng, thầy địa lý kiêm thầy đồng cốt, ngoại cảm, kể cả việc tự nhận “thần tiên giáng bút” để thu tiền thiên hạ... Với thông tin rỉ tai lan truyền đồn đại, những vị “thầy đa năng” đó được xem như đa tài đa dụng, từ xem đất cát mồ mả, xem hướng nhà cửa, bếp núc, kích cỡ giường tủ bàn ghế, cửa rả, xem giờ xuất hành làm ăn buôn bán, ma chay cưới xin cho đến cầu cúng giải hạn, trừ tà tróc quỷ, gọi hồn người chết, sai khiến âm binh... Có thể nói nôm na gi gỉ gì gi cái gì thầy cũng làm được tất. Có những trường hợp “cao tay”, thầy đồng, cô đồng còn xưng xưng tuyên bố là gọi được cả linh hồn của những anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ đi mây về gió để làm theo những điều cô sai bảo. Ghê gớm hơn, có cô đồng còn huyênh hoang rằng mình gọi được cả hồn của Bin Laden, cô gọi đó là anh hùng đánh Mỹ... Nhà nào có việc gì hạn lớn họa bé, cô/thầy giải quyết hết. Nhà nào còn sót chưa thờ cúng ai, dù là bà cô, ông mãnh nào cũng gọi hồn về bằng hết để phù hộ cho con cháu ăn nên làm ra, buôn may bán đắt. Có muôn vàn những câu chuyện, những giai thoại về tín ngưỡng hỗn độn thời nay nhiều không kể xiết. Nhưng có lẽ việc gọi hồn là điển hình nhất với vô số những câu chuyện thực thực hư hư, đồn đại khắp nơi và nhan nhản trên các trang mạng xã hội.
Đáng chú ý, cái nghề đồng cốt này thời xưa gọi là nghề cô hồn, nay được thay bằng cái tên mới là nhà ngoại cảm gọi hồn, áp vong... Thời nay, so với quá khứ, có lẽ chưa bao người ta lại dành nhiều thời gian và tâm lực cho thế giới âm hồn đến vậy. Ngay giữa lòng thủ đô, nhiều năm trở lại đây, phong trào gọi hồn có thể nói đã lên đến đỉnh điểm với trung tâm gọi hồn ở số 1 phố Đông Tác, được thành lập dưới sự bảo trợ của cơ quan nhà nước. So với thủa ban đầu vận hành, hiện các loại thầy cốt cô đồng nơi đây đã công khai hành nghề mang tính thương mại. Thậm chí, gần đây, những gia đình có nhu cầu gọi hồn khi đến trung tâm thường được nhân viên ngang nhiên “mời khéo” mua hàng đa cấp với giá trên giời. Ai chấp nhận sẽ được chen ngang ưu tiên gọi hồn trước, còn không sẽ phải xếp hàng chờ đợi, có khi cả tháng chưa đến lượt. Ở những đền phủ lịch sử hay điện thờ tư gia, xưa nay các đồng cốt thường chỉ “tiếp khách” lần lượt từng gia đình một. Nhưng ở trung tâm gọi hồn Đông Tác, do đông khách cũng như sẵn “quan thầy ngoại cảm” nên người ta thường tổ chức gọi hồn đồng loạt tập thể trong căn phòng lớn. Những ai có nhu cầu chỉ cần đặt lễ tiền, vàng, hương, hoa... lên 1 ban thờ chính rồi cứ quây quần mỗi nhóm gia đình chí ít 4 người “ngồi thiền” tĩnh tâm đợi vong về nhập. Bao giờ một trong số họ thấy người lắc lư mặt mũi tối xầm là… vong về. Khi đó các quan thầy sẽ đến khấn khứa, đặt tay lên đầu người bị vong nhập, gọi là “trợ giúp” để “thông cõi âm dương” cho âm hồn về, rồi mượn miệng chính người đó mà phán truyền. Nếu trường hợp vong hồn chưa “nhập” thì cứ thành tâm mà đợi hàng tiếng đồng hồ hoặc ra đặt lại lễ xin ở ban thờ hay nhờ quan thầy khấn giúp... Có điều lạ, nơi đây dù không phải chùa nhưng ban thờ chính vẫn được gọi là “Tam bảo” thờ Phật đàng hoàng. Dư luận về trung tâm gọi hồn này rất trái chiều, người thì cho là đúng và thiêng lắm, kẻ thì bảo là lừa đảo tập thể kiếm tiền bạc tỉ.
Trong các vụ việc lùm xùm cúng bái giao tiếp với âm hồn, sự lập lờ đánh lận con đen trong quan niệm khoa học tâm linh, việc cố lý giải những hiện tượng siêu nhiên, bất thường cùng các thao tác tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng trở nên đan xen hỗn độn. Ở đây, chỉ nhìn vào chuyện mồ mả vong hồn, đã thấy được niềm tin của người thời nay biến đổi như thế nào so với thế kỷ trước. Cả chục năm trở lại đây, phong trào tìm hài cốt, gọi hồn người thân, xây cất mồ mả... đã trở nên sôi động hơn bao giờ. Có thể tìm thấy trên các phương tiện truyền thông rất nhiều câu chuyện hư hư thực thực, bán tín bán nghi cũng như dở khóc dở cười xoay quanh chủ đề này. Khắp nơi, chưa bao giờ việc hoành tráng hóa các khu mộ phần lại trở nên chủ đề nóng bỏng trong đời sống xã hội. Thậm chí có những vùng quê, sự tốn kém đến kinh ngạc của phần mộ ông bà tổ tiên hoàn toàn tương phản với đời sống còn nhiều khó khăn cơ cực của người dân sở tại. Bên cạnh niềm tin tâm linh, dường như cái áp lực “miệng tiếng thế gian” chính là động cơ quan trọng thúc đẩy hiệu ứng tâm lý đám đông đua tranh. Có nghĩa, dù tin hay không, nhưng việc để mồ mả họ tộc nhà mình không to đẹp, bề thế hơn các nhà khác là điều không thể chấp nhận. Nói cách khác, dưới góc độ vật chất, việc thờ cúng tổ tiên thời nay không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng mà còn là dịp để thể hiện cái tôi/ gia đình/ dòng họ trước cộng đồng. Thế nên không có gì lạ khi cuộc chạy đua xây cất mồ mả trở nên vấn đề nóng bỏng. Dù xa xôi cách trở rừng núi như thế nào, chỉ cần có thầy cúng, cô đồng nào đó phán truyền là nhiều gia tộc lại khăn gói lên đường, miễn sao quy tập được càng nhiều càng tốt hài cốt người thân về nơi “đất tốt”- tất nhiên cũng do thầy địa lý chỉ bảo sắp đặt. Thời nay, dịch vụ tìm mộ được xem như một thị trường cung cầu rất sôi động. Và, người ta cũng sẵn lòng bỏ chi phí tốn kém hàng chục đến hàng trăm triệu đồng cho việc xây cất phần mộ gia tộc.
Trong công cuộc tìm mộ người thân, việc xác định danh tính hài cốt cũng là vấn đề nổi cộm. Trên thực tế không hiếm trường hợp “bộ xương” mang về chỉ đơn giản là một tổ mối với nắm đất đen chứ chẳng có hài cốt nào cả. Thường thì người ta không đưa đi xét nghiệm AND với lý do “không nỡ” làm thế với “nắm xương tàn” của người thân, rằng thời gian qua đi, xương thịt tan thành đất cát thì cũng dễ chấp nhận. Thế nên mới có chuyện nhà ngoại cảm nọ tìm được cả số lượng khủng hài cốt, tới hàng trăm mộ mỗi năm. Mà phần nhiều họ chỉ hướng dẫn các thân chủ từ xa qua điện thoại di động, mới kinh! Cũng có trường hợp, gia đình không thể tìm được hài cốt người thân, cô đồng, thầy phủ thủy bèn bày cho cách lập mộ khác. Họ thuê thợ đẽo các hình nhân đá, rồi làm lễ gọi hồn về nhập tượng và đem chôn trong phần mộ gia tộc với quan niệm, linh hồn mới quan trọng chứ không phải nắm xương vật chất. Có lẽ, cách lập mộ này nhanh gọn hơn cả! Trong nhiều năm qua, việc gọi hồn áp vong thực sự gây dư luận trái chiều mạnh mẽ, đến mức có nhà nghiên cứu thôi miên đã từng lên báo mạng thách đố các nhà ngoại cảm nếu chỉ tìm đúng 3% hài cốt (xác định ADN) thì ông sẽ hiến cả gia sản, còn nếu không xin cắt lưỡi nhà ngoại cảm đó để hết nói láo. Bản thân một nhà ngoại cảm nổi tiếng cũng tuyên bố mặt trái nguy hiểm của việc áp vong. Đại khái ông cho rằng các hồn ma lang thang sẽ nhập bừa vào người áp vong, nhận xằng là người thân để quấy nhiễu, phán truyền lung tung... Trên thực tế, những người mê tín khi giao tiếp, thông linh với các “vong hồn” rất dễ (có khả năng) bị “quỷ ám”, dân gian cũng gọi là quỷ nhập tràng. Ở góc độ tâm lý học, người bị “vong nhập” thực chất bị rơi vào trạng thái tự kỷ ám thị nặng nề, điều này đã được khoa học chứng minh từ lâu. Vậy mà không ít người thời nay vẫn đua chen giao tiếp với “âm hồn”, và đã có trường hợp những người không hồi tỉnh được, gần như hóa điên phải nhập viện.
Thế đấy! Thời nay một mặt người ta vẫn lễ chùa quy Phật, chấp nhận thuyết nhân quả- luân hồi với quyền năng phán xử của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Một mặt người ta vẫn khăng khăng gọi hồn, tìm mộ xây mồ với quan niệm chưa xác định và quy tập được hài cốt, chưa cúng bái đủ lệ bộ thì người chết vẫn vất vưởng không nơi nương tựa, trở nên những vong hồn lang thang đáng thương vô định. Rồi hệ thống những vong hồn đó còn phải được lập đàn cầu siêu thì mới siêu thoát! Thậm chí người ta còn lập đàn cầu siêu cho những chiến binh từ thời.... Trần ở bến sông Bạch Đằng. Không biết những anh hùng liệt sĩ có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc thì các quan Diêm vương có độ cho siêu thoát, đầu thai làm kiếp người..? Hay các ngài để hàng vạn linh hồn vất vưởng đói khát tới hơn 7 thế kỷ, để rồi đợi người đời nay mời sư sãi Phật tử đến làm lễ cúng dàng thì mới siêu thoát?! Không khéo cứ đà này, xem ra người ta sẽ phải lần lượt lập đàn cầu siêu ở muôn vàn địa danh chiến trận lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc, ứng với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, mới mong các vong linh, âm hồn tiền nhân Việt Nam được siêu thoát toàn thể! Như đã biết, thực ra cầu siêu vốn là một nghi lễ phát sinh thuộc những tông phái Phật giáo chịu ảnh hưởng văn hóa, đạo giáo Trung Quốc. Trên nguyên tắc “kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả” ghi rõ trong Kinh Địa Tạng- Phẩm thứ 7, sẽ thấy việc cúng bái này nếu đem lại 1 phần công đức cho vong hồn thì những người tổ chức lễ cầu siêu cũng sẽ được hưởng 6 phần. Với ý nghĩa đó, thiết nghĩ cũng không phải bàn thêm! Bản thân tôi có lần được dự lễ cầu siêu các liệt sĩ thời chống Pháp ở một nghĩa trang thuộc tỉnh Hà Nam. Giữa trưa hè nắng gắt, nhà ngoại cảm cầm micro đi đến từng ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang, đọc vanh vách tên tuổi từng người rồi nói chuyện qua lại như thể với người đang sống. Đi bên cạnh, vài người phụ tá tranh thủ ghi chép lại xem các liệt sĩ yêu cầu gì. Nghe thấy nói các chiến sĩ năm xưa vì chết bởi bom napan của Pháp nên các linh hồn rất... nóng và khát nước, người ta bèn đổ xô đi mang về nhiều thùng lavie để cúng kịp thời... Rồi nhà ngoại cảm thuật lại lời các linh hồn than rằng hơn nửa thế kỷ qua, họ đói khát lắm, chẳng có gì ăn nên phải ăn mày cửa Phật ở một ngôi chùa trên ngọn núi gần đó; rồi... có anh em được về nghĩa trang này, nhưng cũng còn nhiều người phải nằm lại trên núi... Thế là ngay sau đó, các cô các bà cùng ban tổ chức lập tức sắm sanh lễ vật lên chùa... Kết thúc lễ cầu siêu, các nhà sư (được mời từ Hà Nội) lẳng lặng thu vén đồ nghề sau khi đã nhận phong bì dầy cộp của ban tổ chức. Trên đường về, cả đoàn dừng chân dọc đường ăn cơm nhà hàng, đương nhiên toàn cỗ mặn với bia rượu đầy bàn, thấy các sư vẫn điềm nhiên đánh chén, mặc cho mọi người xung quanh hiếu kỳ xì xào nhòm ngó.
Trong thế giới cửa thiền thời nay, cũng không hiếm các nhà sư kiêm nhiệm thêm các chức năng thầy cúng, thầy bói, hay phù thủy bắt quỷ trừ tà. Có lần, anh bạn thân của tôi có đứa con trai bị đau bụng dữ dội, đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ không tìm ra căn nguyên. Đi xem bói thì thày bảo là bị ma làm. Thế nên bà mẹ vợ (vốn là Phật tử) bèn tìm đến cầu khẩn một đại đức có tiếng trừ tà, bắt ma chữa bệnh. Rồi sau bao lần xin xỏ, van nài, cậu bé cũng được vị đại đức nọ cho cái hẹn đến một ngôi chùa lớn ở Hà Nội để giải quyết căn bệnh nan y. Nhưng dù đã có hẹn, cả nhà anh vẫn phải chầu chực hơn nửa buổi sáng vì thầy bận họp trị sự giáo hội, mãi mới xin tiếp cận được. Rồi cũng phải xếp hàng sau khá nhiều người vì đó là dịp hiếm hoi đại đức lên Hà Nội, những người nghe danh tiếng thầy đều chen nhau đến xin giải hạn, ban phúc, trừ tà cho nhà họ. Rốt cuộc, cháu bé con anh bạn tôi cũng được vị đại đức gọi vào rồi quay một con lắc dạng pháp bảo để trừ tà, lúc đó cháu vẫn ôm bụng quằn quại. Được dăm phát quay, thầy xoa đầu bệnh nhân rồi phẩy tay bảo đi ra. Nhưng thấy cháu vẫn đau đớn, gia đình cầu xin thầy xem lại, thầy nói cái này là ma làm, nhưng mà con ma có vào chùa được đâu mà bắt(?) Tuyệt vọng, bà ngoại cháu bé quỳ mọp xuống mếu máo chắp tay vái sống vị đại đức trong nước mắt lã chã, những xin thầy ra tay bắt ma cứu người, nhưng đại đức nhất quyết xua tay bảo mọi người đi về. Hỏi ra mới biết thầy chuẩn bị vào tiết học môn chính trị Mác -Lê Nin, hình như để chuẩn bị cho kỳ thi cao học thì phải?! Cực chẳng đã, tôi và anh bạn đành dìu 2 bà cháu ra về, nghĩ mà ấm ức, đại đức biết ma quỷ không thể vào chùa được sao còn hẹn người bệnh đến chùa bắt ma làm chi?
https://www.0.facebook.com/notes/b%C3%B9i-tr%E1%BB%8Dng-hi%E1%BB%81n/lan-man-v%E1%BB%81-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-h%E1%BB%97n-dung-t%C3%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-1/10151011738603800
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét