XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH  KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
    Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình khoa học và đời sống của Đài PTTH Gia Lai. Thưa quý vị và các bạn, liên tục trong các kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh, Công ty TNHH MTV khai thác các công trình thủy lợi Gia Lai luôn đạt giải cao với các giải pháp có tính ứng dụng dụng thực tiễn, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Tìm hiểu thêm vấn đề này Chương trình hôm nay có cuộc trao đổi với ông Trương Vân – GĐ Công ty TNHH MTV khai thác các công tình thủy lợi Gia Lai. Trước hết mời quý vị và các bạn theo dõi PS sau:
                                                    ( PS ) 
1/ Xin chào ông, cảm ơn ông đã tham gia buổi trao đổi hôm nay. Thưa ông Ps vừa rồi cho thấy hiện nay công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đang quản lý các công trình thủy lợi trọng điểm trên địa bàn. Ông có thể cho biết để phát huy hiệu quả sử dụng thì trong thời gian qua công ty đã triển khai những giải pháp gì?
Trả lời: Công ty chúng tôi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ 36 công trình thuỷ lợi (gồm 12 hồ chứa, 21 đập dâng), 3 trạm bơm điện với tổng năng lực thiết kế là 30.586 ha, đảm bảo phục vụ tưới đủ nước cho 26.478,69 ha diện tích lúa, màu, cây công nghiệp. Trong những năm qua hạn hán và thiếu nước là hệ luỵ dễ nhìn thấy nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với tỉnh Gia Lai chúng ta. Là một đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chuyên ngành của tỉnh, để đối phó với các hiện tượng trên công ty chúng tôi đã đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nhiều giải pháp khoa học về quản lý công trình để tưới tiết kiệm được nước, an toàn hồ đập, chống được hạn hán trong vụ đông xuân và bảo vệ được công trình trong mùa mưa lũ. Cụ thể như sau:
      +Để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình hồ chứa Ayun Hạ, công trình Đại thuỷ nông của Tây nguyên, tôi và các cộng sự trong công ty đã đưa ra giải pháp “Tổ chức khai thác các tiềm năng đa mục tiêu từ Hồ chứa thuỷ lợi Ayun Hạ đạt hiệu quả kinh tế cao” và năm 2007 đưa giải pháp đi dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ III, giải pháp được hội đồng khoa học tỉnh và Ban tổ chức hội thi trao giải III, giá trị làm lợi của giải pháp mang lại cho công ty mỗi năm 1,2 tỷ đồng.
     +Để giải quyết hạn hán vụ đông xuân thường xảy ra ở một số công trình hồ chứa, đập dâng thiếu nước. Năm 2008-2009 tôi và các cộng sự lại đưa ra giải pháp giải “Sáng tạo biện pháp bổ sung nước cho công trình Ia H’rung và cải tiến kỹ thuật trong Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Biển Hồ” Dùng nước dư của công trình Biển hồ, bằng đường ống thép cấp bổ sung nước cho công trình Ia H’Rung (hai hồ khác lưu vực nhưng có chênh lệch độ cao gần 100m.Tổng giá trị làm lợi của toàn giải pháp gần 15,3 tỉ đồng, chống hạn cho gần 200 ha công ty đang tưới ở công trình Ia H’Rung và tưới thêm 100 ha cà phê của dân trong hạ lưu của công trình. Ngoài ra còn có hiệu quả về xã hội tạo công ăn, việc làm, dân sinh, lao động,....giải pháp đã được công ty áp dụng nhân rộng chống hạn cho các công trình thiếu nước huyện Chư Sê, huyện Chư Prông năm 2009-2011-2012 mỗi năm trên dưới 300ha, giải pháp tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ IV đã được Hội đồng khoa học – kỹ thuật tỉnh và Ban tổ chức hội thi đánh giá cao và được trao giải nhì (không có giải nhất)
      +Để nâng cao công suất hiệu dụng của công trình hồ chứa nước Hoàng Ân huyện Chư Prông thường xuyên không cung cấp đủ nước cho cây cà phê trong khi diện tích dân sản xuất vượt qua diện tích tưới theo thế kế của công trình, một lần nữa tôi và các công sự trong công ty lại nghiên cứu thử nghiệm và đưa ra giải pháp “Cải tiến ngưỡng tràn xả lũ, tăng dung tích hiệu dụng hồ chứa nước Hoàng Ân phục vụ chống hạn cuối vụ và mở rộng diện tích tưới” Tổng giá trị làm lợi của giải pháp: 4.336.500.000,0 đồng (Bốn tỷ, ba trăm ba sáu, triệu, năm trăm ngàn đồng), tưới 701ha vượt diện tích thiết kế 201ha.Năm 2010-2011 dự hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ V, đạt giải nhì và được Hội đồng khoa học-Kỹ thuật tỉnh đánh giá cao.
      +Công trình thuỷ lợi Hồ chứa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, tỉnh nhà, hồ chứa nước là công trình phục vụ đa mục tiêu, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành kinh tế khác, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, điều tiết lũ để giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân vùng hạ lưu. Tuy nhiên, hồ chứa có nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố, đe dọa đến an toàn của công trình và hạ du, vì vậy vấn đề an toàn hồ chứa luôn luôn được công ty chúng tôi chú trọng và quan tâm đúng mức (từ khâu tích nước, điều tiết theo qui trình của hồ và qui trình vận hành liên hồ, bảo vệ hành lang chỉ giới công trình, vùng bán ngập lòng hồ, lưu vực, rừng đầu nguồn, chất lượng nước, an toàn của hệ thống cống, đập, tràn xả lũ cho đến việc quan trắc theo dõi diễn biến và điều tiết vận hành công trình hàng ngày). Đặc biết là trong vấn đề phát hiện xử lý sự cố cống, đập, trà xả lũ đảm bảo khẩn trương, kịp thời và tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Để giải quyết vấn đề chống thấm cho cống đầu mối công trình hồ chứa Ayun Hạ trong khi không thể ngừng sản xuất vụ đông xuân 2011-2012 Tôi và các cộng sự lại nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo đưa ra giải pháp “Sáng tạo biện pháp chống thấm công đầu mối công trình thuỷ lợi Ayun Hạ mang lại hiệu quả kinh tế -kỹ thuật cao”giải quyết được khâu không để xảy ra ngừng sản xuất vụ đông xuân Năm 2012-2013 chúng tôi sẽ đăng ký tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ VI tổ chức vào Qúi III năm 2013.
2/ Vâng ông có thể nói rõ hơn những giải pháp này do tập thể hay là cá nhân phát kiến. Kết quả thế nào?
      +Những giải pháp này ý tưởng là của cá nhân tôi, kiểm định, tổ chức triển khai là của tập thể các cộng sự và thực thi áp dụng là của cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp quản lý, vận hành công trình. Hiệu quả cụ thể như tôi đã trình bày ở phần trên. Đối với Công ty chúng tôi trong lĩnh vực đầu tư cho quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì đầu tư cho các giải pháp khoa học-kỹ thuật là đầu tư hiệu quả nhất, với suất sinh lời trên vốn cao nhất.
3/ Trước tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, diễn biến thời tiết bất lợi, bão lũ hàng năm xảy ra không theo quy luật bình thường, rất khó dự báo trước, nhu cầu về nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) có xu hướng cạn kiệt, để ứng phó với tình hình trên theo ông cần phải có những giải pháp gì trong Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi.
     Như chúng ta đã biết Việt Nam nói chung, Tây Nguyên và Gia Lai nói riêng trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu: Trái đất nóng lên, băng Bắc cực tan, nước biển dâng, sa mạc hoá trên diện rộng, đất đai khô hạn, lũ lụt thất thường. Mặt khác cùng với sự tác động do con người gây ra như: Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, khai thác thuỷ điện, rừng đầu nguồn bị xâm hại làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích lưu vực sông suối, thảm thực vật bị thu hẹp, dòng chảy bị thay đổi càng làm gia tăng các hiện tượng cực đoan của thời tiết và khí hậu dẫn đến hạn hán, thiếu nước, lũ lụt, mưa bão ngày càng diễn ra gay gắt, khó lường, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của đại bộ phận nhân dân và đồng bào địa phương trên địa bàn. Để ứng phó với tình hình trên trong đâu tư xây dựng cũng như trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi chúng ta cần chú trọng một số vấn đề sau:
      1/ Đối với các công trình đầu tư xây dựng mới cần chú trọng tới đối tượng sử dụng và quan tâm tới khâu đầu tư theo nguyên tắc đầu tư một lần nhưng chất lượng cao đảm bảo độ bền vững của công trình, để khi hệ thống hoàn thiện đưa vào khai thác sẽ rẻ và tiết kiệm hơn việc đầu tư tạm thời. Bên cạnh đó, việc đầu tư không chỉ quan tâm đến phần cứng công trình mà cần chú trọng và tập trung đầu tư vào hệ thống phần mềm như: trang thiết bị, phương tiện, hệ thống điều hành…tóm lại là phải đầu tư toàn diện và hoàn thiện 1 lần không nên chia nhỏ thành các bước đầu tư hay phân cấp đầu tư.
      2/ Đối với các công trình hiện có cần củng cố tổ chức, tăng cường thể chế, chủ động quản lý khai thác tích cực hệ thống công trình thủy lợi để phát huy tối đa hiệu quả công trình. Đặc biệt chú trọng công tác an toàn hồ, đập, công tác phòng chống lụt bão, công tác tích đủ nước các hồ chứa để phục vụ sản xuất và chống hạn cuối vụ đông xuân, công tác xả lũ trong mùa mưa đảm bảo an toàn đập và tránh thiệt hai cho dân vùng hạ du công trình, công tác vận hành công trình đúng quy trình, quy phạm được duyệt và tiết kiệm được nước. Cụ thể cho từng lĩnh vực như sau:
      +Đối với công tác an toàn hồ đập và phòng chống lụt bão: Hàng năm mỗi công trình hồ chứa, đầu vụ sản xuất người trực tiếp quản lý hồ phải lập đầy đủ 1 quy trình và 3 phương án: Quy trình vận hành, điều tiết (đối với những hồ chưa có quy trình vậ hành điều tiết); Phương án bảo vệ công trình, phương án phòng chống lụt bão, phương án phòng lũ hạ du công trình. Quy trình vận hành điều tiết ngoài qui trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và ban hành còn có quy trình vận hành điều tiết liên hồ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phương án bảo vệ công trình cụ thể hoá bằng quy chế bảo vệ phối hợp giữa công ty, chinhs quyền địa phương và lực lượng vũ trang cấp huyện, tỉnh. Phương án phòng chống lụt bão tuân theo các yêu cầu của Luật phòng chống lụt bão, BCH phòng chống lụt bão cấp tỉnh và địa phương, đặc biệt là công tác công tác “4 tại chỗ” luôn được công ty chú ý kiểm tra thường xuyên và quan tâm. Phương án phòng lũ hạ du công trình và cứu hộ, cứu nạn đối với những hồ chứa lớn, công ty ngoài lập phương án còn thông báo cho chính quyền địa phương khu vực hạ du chuẩn bị để có phương án ứng cứu nếu sự cố xảy ra, ngoài ra công tác xả lũ trong điều tiết mùa mưa cũng có qui trình riêng cho từng hồ chứa và được thông báo trước 5 ngày cho chính quyền địa phương.
      +Đối với công tác tích đủ nước các hồ chứa để phục vụ sản xuất và chống hạn cuối vụ đông xuân: Tuỳ theo tình hình thời tiết khí hậu của từng năm, căn cứ vào số liệu quan trắc mực nước, lượng mưa của những năm trước liền kề, kết thúc sản xuất đông xuân, bước vào mùa mưa công tác tích nước cho từng hồ chứa công ty quản lý đều được lập phương án và hội đủ các căn cứ khoa học cũng như thống kê kinh nghiệm. Vậy tích trữ nước thế nào để đủ sản xuất đông xuân và 2 tháng đầu vụ mùa cho năm sau, tích vào thời điểm nào để tránh xả lũ tập trung gây thiệt hại cho sản xuất vùng hạ du, tích trữ nước thế nào để đảm bảo an toàn hồ đập, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả hồ không đủ nước hoặc đập không an toàn. Theo kinh nghiệm điều tiết của công ty, thông thường đối với các hồ chứa lớn có tràn xả lũ điều tiết (cửa cung) thì quyết định tích nước vào giữa mùa mưa. Đối với các hồ có thiết tràn tự do, cống xả sâu, thì tích muộn hơn để tránh thiệt hại sản xuất cho vùng hạ du. Đối với các hồ chứa nhỏ tràn tự do không có công xả sâu thì tích nước sớm hơn.
      +Đối với công tác vận hành công trình đúng quy trình, quy phạm được duyệt và tiết kiệm được nước tưới, Công ty nghiêm chỉnh chấp hành, tuy nhiên do biến đổi khí hậu hay xảy ra thời tiết đột biến từng năm công ty có diều chỉnh hợp lý nhưng không vượt giới hạn cho phép của quy trình vận hành và điều tiết được duyệt, công tác tưới tiết kiệm nước để phòng chống hạn cuối vụ đông xuân năm 2011 công ty đã đưa ra giải pháp “Chuyển đổi biện pháp tưới từ chảy tràn sang tưới bơm” đối với cây công nghiệp đối với các hồ chứa thuộc vùng Tây Trường Sơn.
4/ Xin cảm ơn ông, thưa quý vị và các bạn có lẽ qua cuộc trao đổi vừa rồi chúng ta đã hình dung được Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đã ứng dụng sáng kiến khoa học kỹ thuật vào thực tiễn như thế nào. Và đây cũng chính là lý do để công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    Đến đây chúng tôi xin khép lại chương trình khoa học và đời sống cảu Đài PTTH Gia Lai. Hẹn lại quý vị và các bạn trong các chwong tình sau 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét