Cả hai dòng họ đều có gốc tích thuần Việt. Theo tư liệu khải cổ học,
trong suốt thời Bắc thuộc, Châu Đại Hoàng (Ninh Bình) và Châu Ái (Thanh
Hóa) vốn là hai vùng đồng bằng giáp với núi ở phía đông không có dấu
tích di dân Trung Quốc, khắc với nhiều vùng châu thổ sông Hồng.
Họ
chúa Trịnh ở Sóc Sơn và họ chúa Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại: quan hệ thân
tộc và chính trị giữa hai dòng họ trước năm 1558. Cả hai dòng họ đều có
gốc tích thuần Việt. Theo tư liệu khải cổ học, trong suốt thời Bắc
thuộc, Châu Đại Hoàng (Ninh Bình) và Châu Ái (Thanh Hóa) vốn là hai vùng
đồng bằng giáp với núi ở phía đông không có dấu tích di dân Trung Quốc,
khắc với nhiều vùng châu thổ sông Hồng.
I. Gốc tích dòng họ Trịnh ở Sao Sơn và dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại
Có lẽ, đối với di dân hoàng hạ vùng này đã là quá nguy hiểm, vì trực tiếp giáp giới với khu vực cư trú của dân tộc Mường và Lào (về phía Tây huyện Tống Sơn và Vĩnh Lộc), tổ tiên chúa Nguyễn và chúa Trịnh hay làm phụ đạo các vùng này1. Một lợi thế nữa là khả năng lập căn cứ, tuyển lính, voi-ngựa, khí giới và lương thực để chống cự ở vùng hiểm trở trong thời gian lâu.
Tỉnh Thanh Hóa-Ninh Bình là nơi đóng đô (Hoa Lư, Tây Đô, Vạn Lại) của nhiều triều đình vua chúa Việt Nam từ nhà Đinh, Tiền Lê đến nhà Hồ, Lê Sơ, Lê Trung Hưng và thang mộc ấp của nhiều dòng họ đế vương ở Việt Nam, như: Ngô2, Đinh, Tiền Lê, Hậu Lê, Trịnh, Nguyễn.
Tương tự như dòng họ Phùng ở Đường Lâm (huyện Phúc Lộc, Sơn Tây)3, cả hai gia tộc chúa Trịnh và chúa Nguyễn xuất thân từ giới lang quan, tức từ giới quý tộc gốc Việt. Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ IX, các đô đốc, kinh lược sứ và tiết độ sứ của nhà Đường cố tìm ra các phương án cai trị nhượng bộ cùng với các thổ tù địa phương trong phạm vi An Nam đô hộ phủ.
Những nghị luận cho rằng, Giao Châu thứ sử Nguyễn Phu có khả năng làm thủy tổ của họ chúa và vua Nguyễn ở Việt Nam không có bằng chứng khoa học. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Trung Quốc về thời Bắc thuộc không nói gì về việc Nguyễn Phu và tôn thất của ông ở lại Giao Châu sau thời làm quan ở Việt Nam (353-354)4.
Thái thủy tổ dòng họ Nguyễn là ông Nguyễn Bặc quê ở sách Bồng (thôn Đại Hữu, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, Ninh Bình); chỗ này cũng có nhà thờ thái thủy tổ (Khởi nguyên đường), mộ của ông và khu mộ của tổ tiên ông, phát tích cho cả họ Nguyễn. Khu mộ này nằm trên núi Hổ hướng phương Nam đối diện khu mộ phát tích của họ Đinh nằm trên núi Kỳ Lân hướng phương Bắc. Đúng trong lúc Đinh Công Trứ - thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng Đế, 968-971) - giữ chức Hoan Châu thứ sử, thân phụ của Nguyễn Bặc - ông Nguyễn Thước - làm bộ tướng của Dương Đình Nghệ (triều Nam Hán cho làm An Nam tiết độ sứ từ năm 931 đến năm 937) và của Ngô Quyền (939-944)5. Con trai của hai ông kết nghĩa từ bé và cùng với bạn đồng niên Đinh Điên, Trịnh Tú và Lưu Cơ kết lũ quấy nhiễu dân địa phương. Có một lần Đinh Bộ Lĩnh giết trâu của chú ruột là Đinh Thúc Dự, để khao bạn bè, và suýt bị chú đánh chết (chỉ nhờ con rồng thành cầu mới vượt được đầm lầy và qua được cầu)6.
Có tư liệu gia phả do Nguyễn Lữ soạn vào đầu thế kỷ XVI, nói rằng, quê của ông Nguyễn Bặc là huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa)7. Giả thuyết này có thể có cơ sở, bởi vì huyện Hoằng Hóa nằm cùng phủ Hà Trung với huyện Tống Sơn (quê hương các tôn thất của Nguyễn Bặc), và trước khi bị thất thủ trước quân của Lê Hoàn và bị xử tử vào năm 979, Nguyễn Bặc đã đi Châu Ái tuyển mộ quân va có thể đưa gia đình về đó để lánh nạn.
Nhưng không phải là ngay sau đó sách Gia Hưng ở huyện Tống Giang (nay làng Hà Long, huyện Hà Trung) trở thành quê hương thứ hai của dòng dõi Nguyễn Bặc. Một số tư liệu ghi rằng, hai con trai của Nguyễn Bặc lánh nạn ở Bắc Giang, và từ đó cùng với quốc sư Vạn Hạnh mưu kế tôn phò Lý Công Uẩn lên làm vua. Tiếp đó, trong thời Lý -Trần nhiều lần sau các vụ như Đỗ Anh Vũ bắt Nguyễn Dương (đời thứ 7) nhảy xuống giếng tự vẫn và bắt Nguyễn Quốc (đời thứ 7) uống thuốc độc, sự xung đối của Nguyễn Nộn (đời thứ 8) với Trần Thủ Độ, quân Nguyên-Mông ba lần sang xâm lược, Hồ Quý Ly (làm vua từ năm 1400 đến năm 1401) giết 389 trung thần của nhà Trần, Giản Định Đế (1407-1409) và Trung Quan Đế (1409-1413) chống giặc Minh, hậu duệ Nguyễn Bặc phải bỏ chạy lánh nạn chu di8. Đến Nguyễn Biện, hậu duệ đời thứ 16 của Nguyễn Bặc, sau khi bố tên là Nguyễn Minh Du bị giết, đã chạy sang sách Gia Hưng, và được an táng ở đó tại núi Thiên Tôn.
Theo thần tích mở đầu cuốn gia phả của chi họ Trịnh xã Đôn Thư (huyện Thanh Oai, Hà Tây)9, Trịnh Ra là một lang quan, thổ tù ở vùng Thiên Vực, cư trú ở xứ Long Xá (an táng ở đỉnh núi Đức Chiêu) lộ Vĩnh Ninh, Thanh Hóa. An Nam tiết độ sứ Cao Biền (864-868)10 cho Trịnh Ra đi theo về Đại La để nuôi dưỡng, và cho làm chức quản gia sự nội phủ khố và khố sứ quan gia kiêm tri gia nội ngoại chư khố. Trước khi về quê Trịnh Ra được Cao Biền ban 500 quan tiền. Vị thần Trịnh Ra được phong nhiều lần:
“Đương Giang Quảng Gia Thần Vương” (Cao Biền), “Đương Giang Quản Gia Đô Bác Đại Vương” (Hồ Quý Ly), “Đương Giang Quản Gia Đô Bác Quảng Tu Hựu Quốc Hiển Hựu Chiêu Ứng Phù Cẩm Dũng Liệt Đại Vương” (vua Nguyễn). Vua Lê cứ 5 năm 1 lần ban dụ cúng tế, và hàng năm vào tháng 06, người hương Biện Thượng mở hội tại phủ Trịnh, phối hương cùng các chúa Trịnh. Trong dòng họ chúa Trịnh11, vị hà bá sông Mã đóng vai trò thái thủy tổ.
Đến thế kỷ X, ở Đại Hoàng Châu (tức Ninh Bình) xuất hiện Trịnh Tú, người đồng hương12 và một trong những bạn đồng niên của Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc, đã trở thành một trong tứ trụ của triều Đinh. Chúng ta không có thông tin về tổ tiên cũng như hậu duệ của Trịnh Tú.
Trong tiểu luận phân tích những truyền thuyết về gốc tích họ Trịnh qua tư liệu gia phả, tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng, cần phải xem xét ba dòng lớn của họ Trịnh (dòng Trịnh Khắc Phục ở Thủy Chú, dòng Trịnh Khả ở Kim Bôi13 và dòng Trịnh Kiểm ở Sáo Sơn) như là một tập hợp hộ tộc lớn ở Việt Nam, và có thể có cùng một gốc tích14. Về dòng Trịnh Khắc Phục ở Thủy Chú (huyện Lô Dương, Thanh Hóa), tư liệu gia phả và thông sử nói rõ, tổ tiên của Trịnh Thị Ngọc Thương (thân mẫu của Lê Lợi) từ sách Mộc Trưng15 (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) dời đến xã Thủy Chú vào đời cụ Trịnh Thậm. Trịnh Thậm làm quan võ của nhà Trần, đi đánh Chiêm Thành, bắt được một con voi trắng, và được giữ chức đại tóat nữu, và ba đời sau đều được thừa kế võ chức này. Thậm sinh ra Tám, Tám sinh ra Sai, Sai sinh ra con trai Thốn và con gái Ngọc Thương16. Dòng Trịnh Khả ở Kim Bôi cũng xuất thân từ một ông võ tướng thời Trần có công đánh giặc Nguyên-Mông. Bố của Trịnh Khả tên là Trịnh Quyện được làm chánh tổng, sinh ra 4 con trai (Trịnh Khả là con út)17. Còn dòng Trịnh Kiểm ở Sóc Sơn, theo quan điểm chính thống thời Lê Trung Hưng, xuất thân từ một họ nghèo túng, đến nỗi, hồi thanh thiếu niên,Trịnh Kiểm thường đi ăn trộm để nuôi mẹ18.
II. Quan hệ thân tộc và chính trị giữa dòng họ Trịnh ở Sóc Sơn và dòng họ Nguyễn ở Gia miêu Ngoại từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI
I. Gốc tích dòng họ Trịnh ở Sao Sơn và dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại
Có lẽ, đối với di dân hoàng hạ vùng này đã là quá nguy hiểm, vì trực tiếp giáp giới với khu vực cư trú của dân tộc Mường và Lào (về phía Tây huyện Tống Sơn và Vĩnh Lộc), tổ tiên chúa Nguyễn và chúa Trịnh hay làm phụ đạo các vùng này1. Một lợi thế nữa là khả năng lập căn cứ, tuyển lính, voi-ngựa, khí giới và lương thực để chống cự ở vùng hiểm trở trong thời gian lâu.
Tỉnh Thanh Hóa-Ninh Bình là nơi đóng đô (Hoa Lư, Tây Đô, Vạn Lại) của nhiều triều đình vua chúa Việt Nam từ nhà Đinh, Tiền Lê đến nhà Hồ, Lê Sơ, Lê Trung Hưng và thang mộc ấp của nhiều dòng họ đế vương ở Việt Nam, như: Ngô2, Đinh, Tiền Lê, Hậu Lê, Trịnh, Nguyễn.
Tương tự như dòng họ Phùng ở Đường Lâm (huyện Phúc Lộc, Sơn Tây)3, cả hai gia tộc chúa Trịnh và chúa Nguyễn xuất thân từ giới lang quan, tức từ giới quý tộc gốc Việt. Từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ IX, các đô đốc, kinh lược sứ và tiết độ sứ của nhà Đường cố tìm ra các phương án cai trị nhượng bộ cùng với các thổ tù địa phương trong phạm vi An Nam đô hộ phủ.
Những nghị luận cho rằng, Giao Châu thứ sử Nguyễn Phu có khả năng làm thủy tổ của họ chúa và vua Nguyễn ở Việt Nam không có bằng chứng khoa học. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Trung Quốc về thời Bắc thuộc không nói gì về việc Nguyễn Phu và tôn thất của ông ở lại Giao Châu sau thời làm quan ở Việt Nam (353-354)4.
Thái thủy tổ dòng họ Nguyễn là ông Nguyễn Bặc quê ở sách Bồng (thôn Đại Hữu, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, Ninh Bình); chỗ này cũng có nhà thờ thái thủy tổ (Khởi nguyên đường), mộ của ông và khu mộ của tổ tiên ông, phát tích cho cả họ Nguyễn. Khu mộ này nằm trên núi Hổ hướng phương Nam đối diện khu mộ phát tích của họ Đinh nằm trên núi Kỳ Lân hướng phương Bắc. Đúng trong lúc Đinh Công Trứ - thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng Đế, 968-971) - giữ chức Hoan Châu thứ sử, thân phụ của Nguyễn Bặc - ông Nguyễn Thước - làm bộ tướng của Dương Đình Nghệ (triều Nam Hán cho làm An Nam tiết độ sứ từ năm 931 đến năm 937) và của Ngô Quyền (939-944)5. Con trai của hai ông kết nghĩa từ bé và cùng với bạn đồng niên Đinh Điên, Trịnh Tú và Lưu Cơ kết lũ quấy nhiễu dân địa phương. Có một lần Đinh Bộ Lĩnh giết trâu của chú ruột là Đinh Thúc Dự, để khao bạn bè, và suýt bị chú đánh chết (chỉ nhờ con rồng thành cầu mới vượt được đầm lầy và qua được cầu)6.
Có tư liệu gia phả do Nguyễn Lữ soạn vào đầu thế kỷ XVI, nói rằng, quê của ông Nguyễn Bặc là huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa)7. Giả thuyết này có thể có cơ sở, bởi vì huyện Hoằng Hóa nằm cùng phủ Hà Trung với huyện Tống Sơn (quê hương các tôn thất của Nguyễn Bặc), và trước khi bị thất thủ trước quân của Lê Hoàn và bị xử tử vào năm 979, Nguyễn Bặc đã đi Châu Ái tuyển mộ quân va có thể đưa gia đình về đó để lánh nạn.
Nhưng không phải là ngay sau đó sách Gia Hưng ở huyện Tống Giang (nay làng Hà Long, huyện Hà Trung) trở thành quê hương thứ hai của dòng dõi Nguyễn Bặc. Một số tư liệu ghi rằng, hai con trai của Nguyễn Bặc lánh nạn ở Bắc Giang, và từ đó cùng với quốc sư Vạn Hạnh mưu kế tôn phò Lý Công Uẩn lên làm vua. Tiếp đó, trong thời Lý -Trần nhiều lần sau các vụ như Đỗ Anh Vũ bắt Nguyễn Dương (đời thứ 7) nhảy xuống giếng tự vẫn và bắt Nguyễn Quốc (đời thứ 7) uống thuốc độc, sự xung đối của Nguyễn Nộn (đời thứ 8) với Trần Thủ Độ, quân Nguyên-Mông ba lần sang xâm lược, Hồ Quý Ly (làm vua từ năm 1400 đến năm 1401) giết 389 trung thần của nhà Trần, Giản Định Đế (1407-1409) và Trung Quan Đế (1409-1413) chống giặc Minh, hậu duệ Nguyễn Bặc phải bỏ chạy lánh nạn chu di8. Đến Nguyễn Biện, hậu duệ đời thứ 16 của Nguyễn Bặc, sau khi bố tên là Nguyễn Minh Du bị giết, đã chạy sang sách Gia Hưng, và được an táng ở đó tại núi Thiên Tôn.
Theo thần tích mở đầu cuốn gia phả của chi họ Trịnh xã Đôn Thư (huyện Thanh Oai, Hà Tây)9, Trịnh Ra là một lang quan, thổ tù ở vùng Thiên Vực, cư trú ở xứ Long Xá (an táng ở đỉnh núi Đức Chiêu) lộ Vĩnh Ninh, Thanh Hóa. An Nam tiết độ sứ Cao Biền (864-868)10 cho Trịnh Ra đi theo về Đại La để nuôi dưỡng, và cho làm chức quản gia sự nội phủ khố và khố sứ quan gia kiêm tri gia nội ngoại chư khố. Trước khi về quê Trịnh Ra được Cao Biền ban 500 quan tiền. Vị thần Trịnh Ra được phong nhiều lần:
“Đương Giang Quảng Gia Thần Vương” (Cao Biền), “Đương Giang Quản Gia Đô Bác Đại Vương” (Hồ Quý Ly), “Đương Giang Quản Gia Đô Bác Quảng Tu Hựu Quốc Hiển Hựu Chiêu Ứng Phù Cẩm Dũng Liệt Đại Vương” (vua Nguyễn). Vua Lê cứ 5 năm 1 lần ban dụ cúng tế, và hàng năm vào tháng 06, người hương Biện Thượng mở hội tại phủ Trịnh, phối hương cùng các chúa Trịnh. Trong dòng họ chúa Trịnh11, vị hà bá sông Mã đóng vai trò thái thủy tổ.
Đến thế kỷ X, ở Đại Hoàng Châu (tức Ninh Bình) xuất hiện Trịnh Tú, người đồng hương12 và một trong những bạn đồng niên của Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Bặc, đã trở thành một trong tứ trụ của triều Đinh. Chúng ta không có thông tin về tổ tiên cũng như hậu duệ của Trịnh Tú.
Trong tiểu luận phân tích những truyền thuyết về gốc tích họ Trịnh qua tư liệu gia phả, tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng, cần phải xem xét ba dòng lớn của họ Trịnh (dòng Trịnh Khắc Phục ở Thủy Chú, dòng Trịnh Khả ở Kim Bôi13 và dòng Trịnh Kiểm ở Sáo Sơn) như là một tập hợp hộ tộc lớn ở Việt Nam, và có thể có cùng một gốc tích14. Về dòng Trịnh Khắc Phục ở Thủy Chú (huyện Lô Dương, Thanh Hóa), tư liệu gia phả và thông sử nói rõ, tổ tiên của Trịnh Thị Ngọc Thương (thân mẫu của Lê Lợi) từ sách Mộc Trưng15 (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) dời đến xã Thủy Chú vào đời cụ Trịnh Thậm. Trịnh Thậm làm quan võ của nhà Trần, đi đánh Chiêm Thành, bắt được một con voi trắng, và được giữ chức đại tóat nữu, và ba đời sau đều được thừa kế võ chức này. Thậm sinh ra Tám, Tám sinh ra Sai, Sai sinh ra con trai Thốn và con gái Ngọc Thương16. Dòng Trịnh Khả ở Kim Bôi cũng xuất thân từ một ông võ tướng thời Trần có công đánh giặc Nguyên-Mông. Bố của Trịnh Khả tên là Trịnh Quyện được làm chánh tổng, sinh ra 4 con trai (Trịnh Khả là con út)17. Còn dòng Trịnh Kiểm ở Sóc Sơn, theo quan điểm chính thống thời Lê Trung Hưng, xuất thân từ một họ nghèo túng, đến nỗi, hồi thanh thiếu niên,Trịnh Kiểm thường đi ăn trộm để nuôi mẹ18.
II. Quan hệ thân tộc và chính trị giữa dòng họ Trịnh ở Sóc Sơn và dòng họ Nguyễn ở Gia miêu Ngoại từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI
Vào
thế kỷ X, suốt nhiều năm dẹp sứ quân, Nguyễn Bặc và Trịnh Tú cùng với
Đinh Điền và Lưu Cơ cật lực giúp việc cho Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn. Từ
năm 971 cho đến năm 979 Nguyễn Bặc làm tể tướng, Đinh Điền – ngọai giáp,
Trịnh Tú - sứ quan, Lưu Cơ – đô hộ phủ sĩ sứ, thành tứ trụ nhà Đinh. Và
sau vụ tiếm ngôi của Lê Hoàn, tất cả đề phò nhà Đinh, nhưng không thành
công, và cuối cùng tử vong vì nhà Đinh.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV mười ba đời dòng họ Nguyễn tiếp tục phò nhà Hậu Lý, rồi nhà Trần, rồi chống Hồ Quý Ly và phò nhà Hậu Trần vào đầu thế kỷ XV. Đến đời thứ 18, các cháu của Nguyễn Biện bắt đầu tham gia khởi nghĩa Lam Sơn rất sớm – ngay từ hồi hội thề Lũng Nhai năm 1416. Đó là Nguyễn Lý (con của Nguyễn Tác, chi trưởng), sang cư trú ở thôn Đào Xá (Lam Sơn). Sau khi mất, Nguyễn Lý đựơc thờ cùng đền với Nguyễn Bặc ở xã Ngô Khê Hạ (huyện Gia Viễn, Ninh Bình), nơi Lê Hoàn hành hình thái thuỷ tổ họ Nguyễn. Thứ nữa là, Nguyễn Dã (con thứ 3 của Nguyễn Chư). Sau vụ Trần Nguyên Hãn bị oan phải nhảy xuống sông tự vẫn và Nguyễn Trãi bị hạ ngục vào năm 1429, Nguyễn Dã sợ bị liên lụy, cùng với hai con trai và đám người thân thuộc chạy sang Vân Nam, đổi thành họ Ngạc. Tiếp nữa, là Nguyễn Công Duẩn (con của Nguyễn Chư, chi thứ). Đến tuổi già Nguyễn Công Duẩn được coi việc quân dân ở huyện nhà, và xin đổi huyện Tống Giang thành huyện Tống Sơn, thôn Gia Hưng thành Gia Miêu Ngoại trang. Nguyễn Lý, Nguyễn Dã và Nguyễn Công Duẩn19 được phong Bình Ngô khai quốc công thần, ban quốc tính20. Nguyễn Đức Trung (đời thứ 19) là con trai cả của Nguyễn Công Duẩn, vào năm 1460 cùng với hai em ruột Nguyễn Nhân Chính và Nguyễn Nhân Hiếu tham gia hạ bệ Nghi Dân, tôn phò vua Lê Thánh Tông, và được phong Tán trị công thần. Nguyễn Thị Ngọc Hằng (đời thứ 20), con gái thứ 2 của Nguyễn Đức Trung21, được tuyển làm sung nghi của vua Lê Thánh Tông, sinh ra vua Lê Hiến Tông, năm 1470 được lập làm quý phi, năm 1497 – hoàng thái hậu và năm 1504 – thái hoàng thái hậu. Trường Lạc Cung vừa mới được khai quận ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, Hà Nội, chính là nơi ở của bà từ năm 149722.
Mãi đến khởi đầu khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, mới thấy hai dòng lớn của họ Trịnh bắt đầu tích cực tham gia chính sự. Dòng họ Trịnh ở Thủy Chú đã trở thành ngoại thích vua Lê. Ở trên đã nói, con gái của Trịnh Thốn lấy Lê Khoáng và sinh ra Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ ra đời ở quê mẹ) và con gái Lê Thị Ngọc Biền; con trai của Trịnh Thốn - Trịnh Nhữ Lượng - lấy em họ và sinh ra Trịnh Khắc Phục. Hai cha con Trịnh Nhữ Lượng và Trịnh Khắc Phục là khai quốc công thần, được ban quốc tính. Tiếp theo Trịnh Bá Nhai con cả của Trịnh Khắc Phục cũng lấy công chúa nhà Lê và được phong phò mã đô uý. Các con thứ và các cháu (chi Trịnh Trọng Ngạn, con thứ 2 của Trịnh Khắc Phục) phò các vua Lê Thánh Tông (1460-1497), Lê Hiến Tông (1498-1504) và Lê Tương Dực (1509-1516), nhiều người tham gia Trung Hưng thời Lê Sơ lần thứ nhất (1459) và lần thứ hai (1509), và được vinh phong Dực vận công thần. Trịnh Thị Ngọc Tuyên, con gái thứ 4 của đô đốc thiêm sự Trịnh Trọng Phong – con thư 3 của Trịnh Khắc Phục – được tuyển làm phi của Kiến Vương (vua Lê Hiến Tông), phong thái hậu và sinh ra vua Lê Tương Dực23. Trịnh Khả ở làng Kim Bôi (xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc) cũng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn sớm, có công lấy về hài cốt thân mẫu của Lê Lợi, cũng được phong công thần. Đời vua Lê Thái Tông (1434-1442) hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao, hồi đó là tiệp dư đang mang thai, trái ý vua, bị bỏ tù, và được Trịnh Khả cứu thoát nạn. Vua Lê Thánh Tông nhớ ơn, bổ nhiệm trọng chức 10 anh em – các con của Trịnh Khả24.
Trong hoàn cảnh bi thảm, số phận của hai dòng họ Trịnh thời Lê Sơ gắn liền với nhau một cách phi thường. Vào năm 1451, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sai giết cả hai trưởng tộc đương thời và hai con cả (trưởng tộc tương lai) của họ Trịnh ở Thuỷ Chú và ở Kim Bôi do lý do “kết đảng”25. Đáng lưu ý một chi tiết – hoàng hậu Nguyễn Thị Anh quê ở xã Bố Vệ (huyện Đống Sơn, Thanh Hoá), và cũng có khả năng giữa dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại trang và dòng họ Nguyễn ở Bố Vệ có mối liên hệ nào đó, và hành động “cắt đầu” hai vọng tộc Trịnh là lý do đối lập giữa Trịnh và Nguyễn sau này.
Thời gian vua Lê Uy Mục làm vua (1505-1509) là những năm thảm kịch đối với cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn. Lê Uy Mục sai giết thái hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Hằng, thân mẫu vua Lê Hiến Tông. Thân mẫu của Kiến Vương Tân (vua Lê Tương Dực) cũng bị giết. Phần lớn tôn thất họ Trịnh và Nguyễn bị giam, giết hoặc bị đuổi về Thanh Hoá. Trong số người trong cung đình bị giết có phò mã đô uý Nguyễn Hoà Cảnh (đời thứ 21), con cả của Nguyễn Hữu Vĩnh26.
Sau khi đoạt lại Thăng Long, thoạt đầu Lê Tương Dực phong tặng hoàng thái hậu và tổ chức an táng cho người mẹ mới tạ thế; cho Trịnh Hựu (con thứ 10 của Trịnh Khả) làm sơn lăng sứ, và cho Trịnh Duy Đại (con thứ 2 của Trịnh Trọng Ngạn) làm sơn lăng phó sứ27. Đương nhiên, người ngoài dòng họ không thể được giao thu xếp an táng. Họ Trịnh và họ Nguyễn cùng tham gia lật đổ Lê Uy Mục, nên và năm 1510 đại thần của cả hai họ được luận công trạng ứng nghĩa và được gia phong: Nguyễn Văn Lang (đời thứ 20, con của Nguyễn Công Lỗ), Nguyên Hoằng Dụ (con trai Nguyễn Văn Lang, Trịnh Duy Đại, Trịnh Hựu, Trịnh Duy Sản28, Nguyễn Bá Lân (đời thứ 21, chắt Nguyễn Lý), Nguyễn Văn Lữ (đời thứ 22, con Nguyễn Bá Lân)29. Nguyễn Văn Lang đóng vai trò quyết định trong nhóm trung thần này và được giữ chức tể tướng: khai phủ đồng nghi tam ty bình chương quân quốc trọng sự (sau này là đặc trưng chức tước của chúa và thế tử họ Trịnh ở Đàng Ngoài) cho đến năm 1513. Sau đó vị trí đứng đầu hàng ngũ đại thần thuộc về Trịnh Duy Sản. Nước Đại Việt lâm vào đại loạn, và hai khối liên minh quân sự của Thanh Hóa (Trịnh và Nguyễn) càng ngày càng bị lôi cuốn vào cuộc tàn sát lẫn nhau không có quy củ đến nỗi là Trần Chân (con nuôi Trịnh Duy Sản) sai đào mả Nguyễn Văn Lang và chém đầu. Đó là một hành động con cháu dòng họ Nguyễn không thể tha thứ được.
Trong thập kỷ “đại loạn” từ năm 1515 đến năm 1525, Trịnh Duy Sản (em Trịnh Duy Đại), Trịnh Tuy (con trai thứ 7 của Trịnh Duy Hiểu, chi cả Trịnh Bá Nhai 30) và Trịnh Hựu lần lượt làm minh chủ của khối liên minh họ Trịnh ở Thanh Hoá. Nhưng, hoàn toàn hiển nhiên họ Trịnh ở Thuỷ Chú đúng đầu liên minh đó. Đầu tiên Trịnh Duy Thuân, cháu Trịnh Khắc Phục, trực tiếp phụ trách bảo vệ vua Lê Chiêu Tông (1516-1522) ở Tây Đô. Sau khi Mạc Đăng Dung bắt vua trở lại Thăng Long, Trịnh Duy Thuân cho Lê Ninh chạy sang Thủy Chú, rồi từ Thủy – sang Ai Lao.
Cuối cùng, Mạc Đăng Dung (1528-1530) cướp ngôi ở Thăng Long, và chiếm được các xứ đồng bằng, kể cả Thanh Hóa. Nhiều tôn thất họ Trịnh và họ Nguyễn đưa vợ con, họ hàng, thân thích, binh sĩ lên vùng núi rừng để tiếp tục chống nhà Mạc. Hậu duệ họ Trịnh ở Thủy Chú di cư sang quê ngoài – xã Vân Đô (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa)31.
Nguyễn Hữu Đạc (đời thứ 21), con thứ 6 của Nguyễn Hữu Vĩnh, lập đồn trên núi Bách Lâm (Yên Châu, Hưng Hóa); Nguyễn Công Độ (đời thứ 21) sau một thời gian đánh chống lại quân Trịnh Duy Sản và Trần Chân ở gần Thăng Long, bỏ đi và xây một trại ở gần chân núi Thiên Nhẫn (huyện La Sơn, Nghệ An), Nguyễn Quế (đời thứ 20) lập căn cứ ở xã Nam Đẩu (huyện Đông Quan, Phú Thọ); Nguyễn Địch Sầm (đời thứ 20) - Nguyễn Địch Hiền (đời thứ 21) lập trại ở Vũ Cầu (hai phủ Đoan Hùng, Lâm Thao ở Phú Thọ) rồi lập trại tiếp ở Hưng Hóa, Đà Giang32. Chỉ có Nguyễn Địch Hiền mới duy trì được căn cứ mình cho đến năm 1593, và đưa quân từ vùng thượng du xuống (khác với Vũ Đình Cung ở Tuyên Quang) để cùng với Trịnh Tùng và Nguyễn Hoàng kết thúc công cuộc Lê Trung Hưng.
Nguyễn Kim (đời thứ 21) là con cả của Nguyễn Văn Lưu, Đà Giang kinh lược sứ dưới triều Lê Hiến Tông và cháu của Nguyễn Như Trác, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân vào năm 1463, và làm đến tri huyện33. Không phải Nguyễn Kim tôn phò vua Lê Trang Tông, rồi Trịnh Kiểm sang Ai Lao và được gả Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho. Họ Trịnh luôn luôn có tôn thất nhà Lê bên cạnh, nhưng không muốn nhấn mạnh vai trò của họ Trịnh, đặc biệt họ Trịnh ở Thủy Chú trong việc khởi đầu Trung Hưng. Theo bản “Trịnh thị phả ký”, Trịnh Duy Tuấn, con trai của Trịnh Duy Đại, có con gái tên là Ngọc Tông gả cho vua Lê Trang Tông, làm mẹ vua Lê Trung Tông, được phong Trinh Thục hoàng thái hậu34. Nhưng vì lý do dòng họ Trịnh ở Thủy Chú có một số “tặc thần” có tội lỗi với nhà Lê (chính hai anh em Trịnh Duy Sản - Trịnh Duy Đại có tội giết vua), cho nên họ hoàng hậu của Lê Trang Tông không được chép thật, mà sửa thành “Lê”35.
Vào năm 1558 một bộ phận hậu duệ không nhỏ của các dòng-chi họ Nguyễn đi vào Đàng Trong phò chúa Nguyễn Hoàng. Các chi ở lại ngoài Bắc và tiếp tục phục vụ chính quyền Lê-Trịnh bắt buộc phải giấu gốc tích thực sự của mình, như dòng họ Nguyễn Cảnh ở xã Nông Sơn (huyện Nam Đường, Nghệ An)36.
1. Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ, 1428-1432) trước khi dấy nghĩa Lam Sơn cũng đã làm phụ đạo vùng Khả Lam – Lê Quý Đôn. Đại Việt thông sử. HN, 1978 (ĐVTS): 10a.
2. Theo tư liệu gia phả, sau khi Ngô Mân, thân phụ của Ngô Quyền, được cử làm châu mục Đường Lâm mới từ Ái Châu chuyển đến đó; và đến thế kỷ XIII một phần hậu duệ của Ngô Quyền di cư về Thanh Hóa, và đến đầu thế kỷ XV, ông Ngô Kính (đời thứ 5 tính từ lúc về Thanh Hóa) cùng Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn - Trương Hữu Quýnh. Vị thế của hai người anh hùng Phùng Hưng và Ngô Quyền trong lịch sử dân tộc / Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm. HN, 2005. Tr. 26-27.
3. Trương Hữu Quýnh. Sdd. Tr. 23.
4. [Đại] Việt sử lược. Bắc Kinh (VSL), 1985: 7 (Tứ khố Tòan thư. Số 3257); Đại Việt Sử ký Tòan thư (TT). SA.PD 2310. Ngoại kỷ. Q. 4: 8a-b; Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (CM). A.2674. Tiền biên. Q. 3: 20-1; Lê Tắc. An Nam chí lược. Bắc Kinh (ANCL), 1995: 194, 435 (Tứ khố Tòan thư. Số 224/2261); Phòng Huyền Linh. Tấn thư. Bắc Kinh, 1996. T. 1: 199; Tư Mã Quang. Tư trị thông giám. Bắc Kinh, 1956: 3132; Kim Hồng, Tiễn Xương. Quảng Tây thông chí. Q. 50: 10b (Tứ khố Tòan thư. Số 225-226/2275); Nguyễn Nguyên, Trần Xương Tề. Qủang Đông thông chí. 1822 [Thư viện Quốc gia Nga. Mátxcơva]. Q. 10: 28a; Vạn Tư Đồng. Đông Tấn phương trấn niên biểu. Nhị thập ngũ sử tục biên. Thượng Hải, 1936. T. 3: 3458; Tần Tích Khuê. Phụ Tấn phương trấn niên biểu. Nhị thập ngũ sử tục biên. Thượng Hải, 1936. T. 3: 3407; Ngô Đình Biện. Đông Tấn phương trấn niên biểu. Nhị thập ngũ sử tục biên. Thượng Hải, 1936. T. 2: 3305; Bộ máy quản lý của Đế Quốc Trung Hoa ở các vùng biên cương: trường hợp đất Việt ở vùng cực Nam / Đeopik Đ.V. Việt Nam: lịch sử, truyền thống, ngày nay. Mátxcơva, 2002. Tr. 312.
5. Nguyễn Thế Nguyên. Nghiên cứu phần thượng phả dòng họ Nguyễn Bắc.HN, 2002. Tr. 29-30, 33.
6. Đến thời Lê Mạt, giả phả của họ Trịnh ở Sáo Sơn, phần về sự tích Trịnh Kiểm, ghi lại truyện trộm một con trâu nái làm thịt để khao mục đồng về thể loại y như truyện của Đinh Bộ Lĩnh. Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh phải bỏ sách của bố để lại và chú ruột đã chiếm mất quyền. Mẹ Trịnh Kiểm phải đền tiền con trâu, còn Trịnh Kiểm bị đuổi khỏi làng quê. - “Trịnh gia thế phả” (A.1821), tờ 3a-7b.
7. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd, tr. 29.
8. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd. Tr. 133.
9. Cuốn “Hà Thành [huyện] Phương Trung [tổng] Đôn Thư [xã] Trịnh thị ngọc phả ký” (TTGP, còn có hai phụ đề “Đôn thư xã Trịnh Đình Trinh gia chi” và “Kim Tỏan thực lục”) đã được tác giả phát hiện trong gia đình huệ duệ ông Trịnh Đình Kính vào năm 1994 trong một cuộc đi điền dã ở làng Hưng Giáo và làng Đôn Thư (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cùng với ông Lê [Trịnh] Hợp Hải, Lê [Trịnh] Bình Sơn và PGS-TS Nguyên Đăng Na.
10. VSL. 1985: 13-14 (Tứ khố Tòan thư. Số 3257); TT.SA.PD 2310. Ngoại kỷ. Q. 5: 12b-17a; CM. A.2674 Tiền biên. Q. 5: 6-13; ANCL, 1995: 231 (Tứ khố Tòan thư. Số 224/2261); Lưu Hu. Cựu Đường thư. Bắc Kinh, 1987. T. 3: 659; Vương Ứng Lân. (Hợp bích bản). Ngọc hải. Kyoto, 1977. T. 6: 6300; Cao Hùng Trưng. An Nam chí nguyên. T. 1. Hà Nội, 1932: 160-4; Kim Hồng, Tiễn Xương. Quảng Tây thông chí. Q. 50: 39a (Tứ khố Tòan thư. Số 225-226/2275); Ngô Đình Biện. Đường phương trấn niên biểu. Bắc Kinh, 1980: 1130; Bộ máy quản lý của Đế Quốc Trung Hoa ở các vùng biên cương: trường hợp đất Việt ở vùng cực Nam / Đeopik Đ.V. Việt Nam: lịch sử, truyền thống, ngày nay. Mátxcơva, 2002. Tr. 315.
11. TTGPK: 2b-5a.
12. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương lọai chí. Thanh Hóa, 2007. (LTHCLC). T. 1. Nhân vật chí. Tr. 226.
13. Bản ĐVTS ghi “xã Kim Bôi” hoặc “xã Sáo Sơn” (ĐVTS: 142b). Kim Bôi hiện nay là giáp Giang Đông đều thuộc hương (xã) Sáo Sơn – quê dòng chúa Trịnh, về phía tây giáp giới với xã Biện Thượng – quê ngọai chúa Trịnh.
14. Antoshchenko V.I. Bước đầu nghiên cứu về vấn đề gốc tích họ chúa Trịnh ở Việt Nam qua tư liệu truyền thuyết gia phả dòng họ / Ba phần tư cõi đời. Bạn bè và học trò kính dâng ông Đ.V. Đeopik. Kỷ yếu. Mátxcơva, 2007. Tr. 39-69
15. Bản “Trịnh thị phả ký” (TVPK). VHv. 1232, ghi là “xã Cổ Phạn” – TVPK. VHv. 1232: 8.
16. ĐVTS: 80b-81a.
17. Sdd: 142b-143a.
18. LTHCLC. T. 1. Nhân vật chí. Tr. 251.
19. Nguyễn Công Duẩn có 7 con trai: Đức Trung, Nhân Chính, Nhữ Hiếu, Nhữ Trác, Công Lỗ, Công Lễ, Bá Cao.
20. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 162-6, 169-70.
21. Nguyễn Đức Trung có 6 con trai: Hữu Vĩnh, Công Tỏan, Công Độ, Công Chiêu, Công Nghi, Công Hòa.
22. ĐVTS: 86b-87b; Hoàng thành Thăng Long. HN, 2006. Tr. 49-59.
23. TVPK. VHv. 1232: 8-16; ĐVTS: 80b-81a, 92b-93a.
24. ĐVTS: 142b-143a, 146b-147a.
25. TT, Bản kỷ. Q. 11: 88a; ĐVTS, 146b
26. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 183.
27. TT, Bản kỷ. Q. 14: 54b; ĐVTS: 92b-93a.
28. TT, Bản kỷ. Q. 15: 1a-b.
29. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 166-8.
30. Nguyễn Văn Thành. Tấm bia hộp thời Lê Thánh Tông của Thái bảo Bình Lạc hầu Trịnh Duy Hiểu // Tạp chí Hán Nôm. 2006. Số 3 (76).
31. TTPK. VHv.1232: 12.
32. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 185-7, 295, 297-8.
33. Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919). HN, 2006. Tr. 224.
34. TTNP. A.1232: 12.
35. Lê kỷ tục biên. A. 1235: 47a.
36. Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh thị Hoan Châu ký. HN, 2004; Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 110, 202-3, 338-360.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV mười ba đời dòng họ Nguyễn tiếp tục phò nhà Hậu Lý, rồi nhà Trần, rồi chống Hồ Quý Ly và phò nhà Hậu Trần vào đầu thế kỷ XV. Đến đời thứ 18, các cháu của Nguyễn Biện bắt đầu tham gia khởi nghĩa Lam Sơn rất sớm – ngay từ hồi hội thề Lũng Nhai năm 1416. Đó là Nguyễn Lý (con của Nguyễn Tác, chi trưởng), sang cư trú ở thôn Đào Xá (Lam Sơn). Sau khi mất, Nguyễn Lý đựơc thờ cùng đền với Nguyễn Bặc ở xã Ngô Khê Hạ (huyện Gia Viễn, Ninh Bình), nơi Lê Hoàn hành hình thái thuỷ tổ họ Nguyễn. Thứ nữa là, Nguyễn Dã (con thứ 3 của Nguyễn Chư). Sau vụ Trần Nguyên Hãn bị oan phải nhảy xuống sông tự vẫn và Nguyễn Trãi bị hạ ngục vào năm 1429, Nguyễn Dã sợ bị liên lụy, cùng với hai con trai và đám người thân thuộc chạy sang Vân Nam, đổi thành họ Ngạc. Tiếp nữa, là Nguyễn Công Duẩn (con của Nguyễn Chư, chi thứ). Đến tuổi già Nguyễn Công Duẩn được coi việc quân dân ở huyện nhà, và xin đổi huyện Tống Giang thành huyện Tống Sơn, thôn Gia Hưng thành Gia Miêu Ngoại trang. Nguyễn Lý, Nguyễn Dã và Nguyễn Công Duẩn19 được phong Bình Ngô khai quốc công thần, ban quốc tính20. Nguyễn Đức Trung (đời thứ 19) là con trai cả của Nguyễn Công Duẩn, vào năm 1460 cùng với hai em ruột Nguyễn Nhân Chính và Nguyễn Nhân Hiếu tham gia hạ bệ Nghi Dân, tôn phò vua Lê Thánh Tông, và được phong Tán trị công thần. Nguyễn Thị Ngọc Hằng (đời thứ 20), con gái thứ 2 của Nguyễn Đức Trung21, được tuyển làm sung nghi của vua Lê Thánh Tông, sinh ra vua Lê Hiến Tông, năm 1470 được lập làm quý phi, năm 1497 – hoàng thái hậu và năm 1504 – thái hoàng thái hậu. Trường Lạc Cung vừa mới được khai quận ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, Hà Nội, chính là nơi ở của bà từ năm 149722.
Mãi đến khởi đầu khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, mới thấy hai dòng lớn của họ Trịnh bắt đầu tích cực tham gia chính sự. Dòng họ Trịnh ở Thủy Chú đã trở thành ngoại thích vua Lê. Ở trên đã nói, con gái của Trịnh Thốn lấy Lê Khoáng và sinh ra Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ ra đời ở quê mẹ) và con gái Lê Thị Ngọc Biền; con trai của Trịnh Thốn - Trịnh Nhữ Lượng - lấy em họ và sinh ra Trịnh Khắc Phục. Hai cha con Trịnh Nhữ Lượng và Trịnh Khắc Phục là khai quốc công thần, được ban quốc tính. Tiếp theo Trịnh Bá Nhai con cả của Trịnh Khắc Phục cũng lấy công chúa nhà Lê và được phong phò mã đô uý. Các con thứ và các cháu (chi Trịnh Trọng Ngạn, con thứ 2 của Trịnh Khắc Phục) phò các vua Lê Thánh Tông (1460-1497), Lê Hiến Tông (1498-1504) và Lê Tương Dực (1509-1516), nhiều người tham gia Trung Hưng thời Lê Sơ lần thứ nhất (1459) và lần thứ hai (1509), và được vinh phong Dực vận công thần. Trịnh Thị Ngọc Tuyên, con gái thứ 4 của đô đốc thiêm sự Trịnh Trọng Phong – con thư 3 của Trịnh Khắc Phục – được tuyển làm phi của Kiến Vương (vua Lê Hiến Tông), phong thái hậu và sinh ra vua Lê Tương Dực23. Trịnh Khả ở làng Kim Bôi (xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc) cũng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn sớm, có công lấy về hài cốt thân mẫu của Lê Lợi, cũng được phong công thần. Đời vua Lê Thái Tông (1434-1442) hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao, hồi đó là tiệp dư đang mang thai, trái ý vua, bị bỏ tù, và được Trịnh Khả cứu thoát nạn. Vua Lê Thánh Tông nhớ ơn, bổ nhiệm trọng chức 10 anh em – các con của Trịnh Khả24.
Trong hoàn cảnh bi thảm, số phận của hai dòng họ Trịnh thời Lê Sơ gắn liền với nhau một cách phi thường. Vào năm 1451, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sai giết cả hai trưởng tộc đương thời và hai con cả (trưởng tộc tương lai) của họ Trịnh ở Thuỷ Chú và ở Kim Bôi do lý do “kết đảng”25. Đáng lưu ý một chi tiết – hoàng hậu Nguyễn Thị Anh quê ở xã Bố Vệ (huyện Đống Sơn, Thanh Hoá), và cũng có khả năng giữa dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại trang và dòng họ Nguyễn ở Bố Vệ có mối liên hệ nào đó, và hành động “cắt đầu” hai vọng tộc Trịnh là lý do đối lập giữa Trịnh và Nguyễn sau này.
Thời gian vua Lê Uy Mục làm vua (1505-1509) là những năm thảm kịch đối với cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn. Lê Uy Mục sai giết thái hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Hằng, thân mẫu vua Lê Hiến Tông. Thân mẫu của Kiến Vương Tân (vua Lê Tương Dực) cũng bị giết. Phần lớn tôn thất họ Trịnh và Nguyễn bị giam, giết hoặc bị đuổi về Thanh Hoá. Trong số người trong cung đình bị giết có phò mã đô uý Nguyễn Hoà Cảnh (đời thứ 21), con cả của Nguyễn Hữu Vĩnh26.
Sau khi đoạt lại Thăng Long, thoạt đầu Lê Tương Dực phong tặng hoàng thái hậu và tổ chức an táng cho người mẹ mới tạ thế; cho Trịnh Hựu (con thứ 10 của Trịnh Khả) làm sơn lăng sứ, và cho Trịnh Duy Đại (con thứ 2 của Trịnh Trọng Ngạn) làm sơn lăng phó sứ27. Đương nhiên, người ngoài dòng họ không thể được giao thu xếp an táng. Họ Trịnh và họ Nguyễn cùng tham gia lật đổ Lê Uy Mục, nên và năm 1510 đại thần của cả hai họ được luận công trạng ứng nghĩa và được gia phong: Nguyễn Văn Lang (đời thứ 20, con của Nguyễn Công Lỗ), Nguyên Hoằng Dụ (con trai Nguyễn Văn Lang, Trịnh Duy Đại, Trịnh Hựu, Trịnh Duy Sản28, Nguyễn Bá Lân (đời thứ 21, chắt Nguyễn Lý), Nguyễn Văn Lữ (đời thứ 22, con Nguyễn Bá Lân)29. Nguyễn Văn Lang đóng vai trò quyết định trong nhóm trung thần này và được giữ chức tể tướng: khai phủ đồng nghi tam ty bình chương quân quốc trọng sự (sau này là đặc trưng chức tước của chúa và thế tử họ Trịnh ở Đàng Ngoài) cho đến năm 1513. Sau đó vị trí đứng đầu hàng ngũ đại thần thuộc về Trịnh Duy Sản. Nước Đại Việt lâm vào đại loạn, và hai khối liên minh quân sự của Thanh Hóa (Trịnh và Nguyễn) càng ngày càng bị lôi cuốn vào cuộc tàn sát lẫn nhau không có quy củ đến nỗi là Trần Chân (con nuôi Trịnh Duy Sản) sai đào mả Nguyễn Văn Lang và chém đầu. Đó là một hành động con cháu dòng họ Nguyễn không thể tha thứ được.
Trong thập kỷ “đại loạn” từ năm 1515 đến năm 1525, Trịnh Duy Sản (em Trịnh Duy Đại), Trịnh Tuy (con trai thứ 7 của Trịnh Duy Hiểu, chi cả Trịnh Bá Nhai 30) và Trịnh Hựu lần lượt làm minh chủ của khối liên minh họ Trịnh ở Thanh Hoá. Nhưng, hoàn toàn hiển nhiên họ Trịnh ở Thuỷ Chú đúng đầu liên minh đó. Đầu tiên Trịnh Duy Thuân, cháu Trịnh Khắc Phục, trực tiếp phụ trách bảo vệ vua Lê Chiêu Tông (1516-1522) ở Tây Đô. Sau khi Mạc Đăng Dung bắt vua trở lại Thăng Long, Trịnh Duy Thuân cho Lê Ninh chạy sang Thủy Chú, rồi từ Thủy – sang Ai Lao.
Cuối cùng, Mạc Đăng Dung (1528-1530) cướp ngôi ở Thăng Long, và chiếm được các xứ đồng bằng, kể cả Thanh Hóa. Nhiều tôn thất họ Trịnh và họ Nguyễn đưa vợ con, họ hàng, thân thích, binh sĩ lên vùng núi rừng để tiếp tục chống nhà Mạc. Hậu duệ họ Trịnh ở Thủy Chú di cư sang quê ngoài – xã Vân Đô (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa)31.
Nguyễn Hữu Đạc (đời thứ 21), con thứ 6 của Nguyễn Hữu Vĩnh, lập đồn trên núi Bách Lâm (Yên Châu, Hưng Hóa); Nguyễn Công Độ (đời thứ 21) sau một thời gian đánh chống lại quân Trịnh Duy Sản và Trần Chân ở gần Thăng Long, bỏ đi và xây một trại ở gần chân núi Thiên Nhẫn (huyện La Sơn, Nghệ An), Nguyễn Quế (đời thứ 20) lập căn cứ ở xã Nam Đẩu (huyện Đông Quan, Phú Thọ); Nguyễn Địch Sầm (đời thứ 20) - Nguyễn Địch Hiền (đời thứ 21) lập trại ở Vũ Cầu (hai phủ Đoan Hùng, Lâm Thao ở Phú Thọ) rồi lập trại tiếp ở Hưng Hóa, Đà Giang32. Chỉ có Nguyễn Địch Hiền mới duy trì được căn cứ mình cho đến năm 1593, và đưa quân từ vùng thượng du xuống (khác với Vũ Đình Cung ở Tuyên Quang) để cùng với Trịnh Tùng và Nguyễn Hoàng kết thúc công cuộc Lê Trung Hưng.
Nguyễn Kim (đời thứ 21) là con cả của Nguyễn Văn Lưu, Đà Giang kinh lược sứ dưới triều Lê Hiến Tông và cháu của Nguyễn Như Trác, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân vào năm 1463, và làm đến tri huyện33. Không phải Nguyễn Kim tôn phò vua Lê Trang Tông, rồi Trịnh Kiểm sang Ai Lao và được gả Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho. Họ Trịnh luôn luôn có tôn thất nhà Lê bên cạnh, nhưng không muốn nhấn mạnh vai trò của họ Trịnh, đặc biệt họ Trịnh ở Thủy Chú trong việc khởi đầu Trung Hưng. Theo bản “Trịnh thị phả ký”, Trịnh Duy Tuấn, con trai của Trịnh Duy Đại, có con gái tên là Ngọc Tông gả cho vua Lê Trang Tông, làm mẹ vua Lê Trung Tông, được phong Trinh Thục hoàng thái hậu34. Nhưng vì lý do dòng họ Trịnh ở Thủy Chú có một số “tặc thần” có tội lỗi với nhà Lê (chính hai anh em Trịnh Duy Sản - Trịnh Duy Đại có tội giết vua), cho nên họ hoàng hậu của Lê Trang Tông không được chép thật, mà sửa thành “Lê”35.
Vào năm 1558 một bộ phận hậu duệ không nhỏ của các dòng-chi họ Nguyễn đi vào Đàng Trong phò chúa Nguyễn Hoàng. Các chi ở lại ngoài Bắc và tiếp tục phục vụ chính quyền Lê-Trịnh bắt buộc phải giấu gốc tích thực sự của mình, như dòng họ Nguyễn Cảnh ở xã Nông Sơn (huyện Nam Đường, Nghệ An)36.
1. Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ, 1428-1432) trước khi dấy nghĩa Lam Sơn cũng đã làm phụ đạo vùng Khả Lam – Lê Quý Đôn. Đại Việt thông sử. HN, 1978 (ĐVTS): 10a.
2. Theo tư liệu gia phả, sau khi Ngô Mân, thân phụ của Ngô Quyền, được cử làm châu mục Đường Lâm mới từ Ái Châu chuyển đến đó; và đến thế kỷ XIII một phần hậu duệ của Ngô Quyền di cư về Thanh Hóa, và đến đầu thế kỷ XV, ông Ngô Kính (đời thứ 5 tính từ lúc về Thanh Hóa) cùng Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn - Trương Hữu Quýnh. Vị thế của hai người anh hùng Phùng Hưng và Ngô Quyền trong lịch sử dân tộc / Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm. HN, 2005. Tr. 26-27.
3. Trương Hữu Quýnh. Sdd. Tr. 23.
4. [Đại] Việt sử lược. Bắc Kinh (VSL), 1985: 7 (Tứ khố Tòan thư. Số 3257); Đại Việt Sử ký Tòan thư (TT). SA.PD 2310. Ngoại kỷ. Q. 4: 8a-b; Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (CM). A.2674. Tiền biên. Q. 3: 20-1; Lê Tắc. An Nam chí lược. Bắc Kinh (ANCL), 1995: 194, 435 (Tứ khố Tòan thư. Số 224/2261); Phòng Huyền Linh. Tấn thư. Bắc Kinh, 1996. T. 1: 199; Tư Mã Quang. Tư trị thông giám. Bắc Kinh, 1956: 3132; Kim Hồng, Tiễn Xương. Quảng Tây thông chí. Q. 50: 10b (Tứ khố Tòan thư. Số 225-226/2275); Nguyễn Nguyên, Trần Xương Tề. Qủang Đông thông chí. 1822 [Thư viện Quốc gia Nga. Mátxcơva]. Q. 10: 28a; Vạn Tư Đồng. Đông Tấn phương trấn niên biểu. Nhị thập ngũ sử tục biên. Thượng Hải, 1936. T. 3: 3458; Tần Tích Khuê. Phụ Tấn phương trấn niên biểu. Nhị thập ngũ sử tục biên. Thượng Hải, 1936. T. 3: 3407; Ngô Đình Biện. Đông Tấn phương trấn niên biểu. Nhị thập ngũ sử tục biên. Thượng Hải, 1936. T. 2: 3305; Bộ máy quản lý của Đế Quốc Trung Hoa ở các vùng biên cương: trường hợp đất Việt ở vùng cực Nam / Đeopik Đ.V. Việt Nam: lịch sử, truyền thống, ngày nay. Mátxcơva, 2002. Tr. 312.
5. Nguyễn Thế Nguyên. Nghiên cứu phần thượng phả dòng họ Nguyễn Bắc.HN, 2002. Tr. 29-30, 33.
6. Đến thời Lê Mạt, giả phả của họ Trịnh ở Sáo Sơn, phần về sự tích Trịnh Kiểm, ghi lại truyện trộm một con trâu nái làm thịt để khao mục đồng về thể loại y như truyện của Đinh Bộ Lĩnh. Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh phải bỏ sách của bố để lại và chú ruột đã chiếm mất quyền. Mẹ Trịnh Kiểm phải đền tiền con trâu, còn Trịnh Kiểm bị đuổi khỏi làng quê. - “Trịnh gia thế phả” (A.1821), tờ 3a-7b.
7. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd, tr. 29.
8. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd. Tr. 133.
9. Cuốn “Hà Thành [huyện] Phương Trung [tổng] Đôn Thư [xã] Trịnh thị ngọc phả ký” (TTGP, còn có hai phụ đề “Đôn thư xã Trịnh Đình Trinh gia chi” và “Kim Tỏan thực lục”) đã được tác giả phát hiện trong gia đình huệ duệ ông Trịnh Đình Kính vào năm 1994 trong một cuộc đi điền dã ở làng Hưng Giáo và làng Đôn Thư (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cùng với ông Lê [Trịnh] Hợp Hải, Lê [Trịnh] Bình Sơn và PGS-TS Nguyên Đăng Na.
10. VSL. 1985: 13-14 (Tứ khố Tòan thư. Số 3257); TT.SA.PD 2310. Ngoại kỷ. Q. 5: 12b-17a; CM. A.2674 Tiền biên. Q. 5: 6-13; ANCL, 1995: 231 (Tứ khố Tòan thư. Số 224/2261); Lưu Hu. Cựu Đường thư. Bắc Kinh, 1987. T. 3: 659; Vương Ứng Lân. (Hợp bích bản). Ngọc hải. Kyoto, 1977. T. 6: 6300; Cao Hùng Trưng. An Nam chí nguyên. T. 1. Hà Nội, 1932: 160-4; Kim Hồng, Tiễn Xương. Quảng Tây thông chí. Q. 50: 39a (Tứ khố Tòan thư. Số 225-226/2275); Ngô Đình Biện. Đường phương trấn niên biểu. Bắc Kinh, 1980: 1130; Bộ máy quản lý của Đế Quốc Trung Hoa ở các vùng biên cương: trường hợp đất Việt ở vùng cực Nam / Đeopik Đ.V. Việt Nam: lịch sử, truyền thống, ngày nay. Mátxcơva, 2002. Tr. 315.
11. TTGPK: 2b-5a.
12. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương lọai chí. Thanh Hóa, 2007. (LTHCLC). T. 1. Nhân vật chí. Tr. 226.
13. Bản ĐVTS ghi “xã Kim Bôi” hoặc “xã Sáo Sơn” (ĐVTS: 142b). Kim Bôi hiện nay là giáp Giang Đông đều thuộc hương (xã) Sáo Sơn – quê dòng chúa Trịnh, về phía tây giáp giới với xã Biện Thượng – quê ngọai chúa Trịnh.
14. Antoshchenko V.I. Bước đầu nghiên cứu về vấn đề gốc tích họ chúa Trịnh ở Việt Nam qua tư liệu truyền thuyết gia phả dòng họ / Ba phần tư cõi đời. Bạn bè và học trò kính dâng ông Đ.V. Đeopik. Kỷ yếu. Mátxcơva, 2007. Tr. 39-69
15. Bản “Trịnh thị phả ký” (TVPK). VHv. 1232, ghi là “xã Cổ Phạn” – TVPK. VHv. 1232: 8.
16. ĐVTS: 80b-81a.
17. Sdd: 142b-143a.
18. LTHCLC. T. 1. Nhân vật chí. Tr. 251.
19. Nguyễn Công Duẩn có 7 con trai: Đức Trung, Nhân Chính, Nhữ Hiếu, Nhữ Trác, Công Lỗ, Công Lễ, Bá Cao.
20. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 162-6, 169-70.
21. Nguyễn Đức Trung có 6 con trai: Hữu Vĩnh, Công Tỏan, Công Độ, Công Chiêu, Công Nghi, Công Hòa.
22. ĐVTS: 86b-87b; Hoàng thành Thăng Long. HN, 2006. Tr. 49-59.
23. TVPK. VHv. 1232: 8-16; ĐVTS: 80b-81a, 92b-93a.
24. ĐVTS: 142b-143a, 146b-147a.
25. TT, Bản kỷ. Q. 11: 88a; ĐVTS, 146b
26. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 183.
27. TT, Bản kỷ. Q. 14: 54b; ĐVTS: 92b-93a.
28. TT, Bản kỷ. Q. 15: 1a-b.
29. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 166-8.
30. Nguyễn Văn Thành. Tấm bia hộp thời Lê Thánh Tông của Thái bảo Bình Lạc hầu Trịnh Duy Hiểu // Tạp chí Hán Nôm. 2006. Số 3 (76).
31. TTPK. VHv.1232: 12.
32. Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 185-7, 295, 297-8.
33. Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919). HN, 2006. Tr. 224.
34. TTNP. A.1232: 12.
35. Lê kỷ tục biên. A. 1235: 47a.
36. Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh thị Hoan Châu ký. HN, 2004; Nguyễn Thế Nguyên. Sdd: 110, 202-3, 338-360.
PGS.TS Antoshchenko Vladimir (Trung tâm Việt Nam học - Học viện Á Phi - Đại học Quốc gia Mátscơva mang tên M.V. Lomonosov)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét