XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Tình Yêu Định Mệnh (Chương 1-8)


TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH

Tình Yêu Định Mệnh
Tác giả:Alexandre Dumas
Thể loại:Phương Tây

Thế kỷ XVI, châu Âu chìm trong sự hỗn độn của ánh sáng vǎn minh và tối tǎm bảo thủ. Con người cũng vậy, họ vừa kiểu cách, vừa nổi loạn. Những câu chuyện về hoàng cung, tôn giáo, phân biệt đẳng cấp luôn được bàn cãi sôi nổi. Vốn nổi tiếng với những tiểu thuyết hiệp sĩ như: Đactanhǎng và ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Môngtơcrixtô,... lần này, Alexandre Duymas lại đem đến cho độc giả những say mê mới trong tiểu thuyết Tình yêu định mệnh. Những nhân vật như Catơrin, Rôbớc Stuya không chỉ là hiện thân của tình yêu cao cả vượt lên số phận mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho con người đầy khát khao vươn tới những lý tưởng cao đẹp trong cuộc đời.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 1: Lễ hội lăngđi

Một buổi sáng rực rỡ giữa tháng sáu năm một nghìn năm trăm năm mươi chín, một đám đông ước từ ba đến bốn mươi nghìn người chen chúc đầy quảng trường Xanhtơ Giơnơvievơ.

Một người đàn ông vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh lẻ tới, đột nhiên lọt vào giữa thành phố Xanh Giắc, vô cùng bối rối nghĩ rằng cái đám người thật đông đảo tụ tập trên địa điểm này của thủ đô nhằm mục đích gì.

Trời thật quang đãng: vậy không phải là buổi lễ rước thánh tích Giơnơvievơ như năm 1951 để cầu chấm dứt mưa.

Đêm trước, trời đã đổ mưa: vậy cũng không phải là lễ rước thánh tích Giơnơvievơ để cầu đảo như năm1556.

Người ta cũng không hoảng loạn về chiến trận khốc liệt như thảm hoạ Xanh Căngtanh (Xanh Căngtanh: là thị trấn của Pháp bị quân Đức chiếm ngày 28-8-1914, bị tàn phá một phần và được giải phóng ngày 2-10-1918.N.D), vậy cũng không phải người ta diễu hành lễ rước thánh tích Giơnơvievơ để cầu Chúa phù hộ.

Rõ ràng là đông đảo dân chúng kéo nhau tập trung trên quảng trường tu viện cổ này để dự một lễ trọng.

Nhưng lễ trọng gì đây?

Không phải ngày lễ hội tôn giáo vì, dẫu ta có nhận thấy đây đó trong đám đông vài tấm áo tu sĩ nhưng những bộ áo đáng tôn kính này không đủ số lượng để đem cho lễ hội tính chất tôn giáo.

Cũng không phải ngày lễ hội của quân đội vì số quân nhân rất ít ỏi, vả lại họ không mang theo cả thương kiếm lấn súng hoả mai.

Đây cũng không phải ngày lễ hội của giới quý tộc vì ta không thấy nhô khỏi đầu người những lá cờ nhỏ có đính huy hiệu của các quý tộc bay phơ phất hoặc những chiếc mũ có gắn những chòm lông của các lánh chúa.

Trong đám người đông nghẹt hàng ngàn màu sắc ấy, trà trộn quý tộc, thầy tu, kẻ cắp, thị dân, gái làng chơi, người già cả, những người làm trò ảo thuật, phù thuỷ, dân Bôhêmiêng, thợ thủ công, những ngừơi mang những vật vô giá trị, kẻ bán rượu bia; những người này cưỡi ngựa, những kẻ khác cưỡi lừa, cưỡi la, người ngồi xe ngựa (trong năm này người ta vừa sáng chế ra xe ngựa) thì số người đông đảo nhất đi đi lại lại, xô đẩy chen lấn nhau để đến được trung tâm quảng trường, theo chúng tôi là đám học sinh thuộc bốn quốc tịch: Êcôtxơ, Anh, Pháp, Ý.

Thật ra là thế này: đây là ngày thứ hai đầu tiên sau ngày lễ thánh Bacnabê(11-6) và chính là để đi tới lễ hội Lăngđi mà cả đám dân chúng đông đúc này đã tụ họp lại.

Có lẽ từ này thuộc ngôn ngữ thế kỉ thứ mười sáu không nói lên được điều gì với độc giả cả. Vậy chúng tôi xin giải thích về lễ hội Lăngđi là thế nào.

Xin độc giả thân mến hãy lưu ý! Chúng tôi xin nói về ngôn ngữ học, không hơn không kém một viện sỹ hàn lâm về tu từ và mĩ học.

Từ La tinh “indictum” có nghĩa là một ngày và một địa điểm được ấn định cho một cuộc hội họp nào đó của dân chúng. Chữ i trước hết được đổi thành ơ rồi thành a. Sau đó đáng lẽ người ta nói “anhddictum” thì lần lần người ta nói là “anhđich” rồi gọi lại là Lăngđi.

Tóm lại từ này có nghĩa là ngày giờ và địa điểm được ấn định cho một cuộc họp.

Vào thời Xaclơmanhơ, cứ mỗi năm một lần, ông vua người Đức này định đô ở Achxơ-La-Sapen lại cho những kẻ hành hương được nhìn thánh tích trong giáo đường.

Xaclơ nói những thánh tích này từ Achxơ về Pari và cứ mỗi năm một lần cho dân chúng được ngắm nhìn những thánh tích ấy trong một lễ hội được tổ chức tại đại lộ Xanh Đơnit.

Giới tăng lữ ở Pari rước những thánh tích tới đây và giám mục đến làm lễ ban phước cho dân chúng, nhưng đó là những phước như của cải tương lai hoặc hoa trái gần gặn: ông không có quyền ban phát chúng như ông muốn; còn giới tăng lữ ở Xanh Đơnit lại đòi hỏi chỉ họ mới có quyền ban phước trên đất đai của họ và lưu ý nghị viện Pari coi giám mục là kẻ tiếm quyền.

Sự vụ được tranh chấp quyết liệt và phe này kiện tụng phe kia thật hùng hổ đến nỗi nghị viện không còn biết phe nào trong hai phe có lý và trước vụ lộn xộn do họ gây ra đã có quyết định lầm lẫn là cho cả giám mục phe này lẫn tu sĩ phe kia đều được đặt chân đến lễ hội Lăngđi.

Riêng viện trưởng Viện đại học được hưởng những đặc ân đã công bố hằng năm, ông có quyền đến lễ hội Lăngđi vào ngày thứ hai trong tuần sau ngày lễ thánh Bacnabê để chọn giấy viết tại đây cho tất cả học trò của mình. Lệnh còn cấm các thương nhân đến lễ hội không được mua một tờ giấy nào trước khi ông viện trưởng đã mua đủ hàng cho ông.

Cuộc đi dạo này của Viện trưởng kéo dài trong nhiều ngày khơi gợi cho đám học sinh có ý nghĩ là đi theo ông: họ xin phép ông việc này. Họ được phép và kể từ lúc ấy, cuộc du ngoạn diễn ra hằng năm với tất cả vẻ trọng thể và hoa mĩ không tả xiết.

Các viên quản lí và học sinh cưỡi ngựa tập trung tại các quảng trường Giơnơvievơ để từ đây đi đến bãi cỏ lễ hội một cách trật tự. Đạo quân này đến địa điểm của họ khá yên tĩnh; nhưng một khi đến đây thì đoàn diễu hành nhận thấy, đến tiếp xúc với họ là tất cả mọi dân Bôhêmiêng, mọi kẻ phù thuỷ (vào thời này người ta tính ở Pari có tới ba mười nghìn), tất cả đám con gái và đàn bà mờ ám (về bọn này chưa bao giờ có con số thống kê) ăn mặc quần áo con trai, mọi tiểu thư ở thung lũng tình yêu ở Xô-gaya, ở phố Fria-Măngten: một đạo quân thực sự có vẻ gì đó giống như một cuộc di dân lơn vào thế kỉ thứ tư, do sự khác biệt này mà các mụ này đáng lẽ là những kẻ man rợ lại là rất văn minh.

Đến bãi cỏ Xanh Đơnit, từng người dừng lại, xuống ngựa, lừa, là của mình; rũ bụi bám vào ủng, giày nếu là đi bộ, hoà mình vào đoàn người đáng kính mà họ tìm cách tạo ra những âm thanh ồn ã. Họ ngồi ăn dồi lợn hoặc dăm bông, ba tê; họ uống để kéo dài đôi má ửng hồng của các bà với số lượng kinh khủng, bình rượu vang trắng của mọi vùng dân lân cận như Xanh Đơnit, La Britxơ, Epinay-Lê-Xanh Đơnit, Acgiăngtơi. Những cái đầu bốc lên về chuyện tình ái và đồ uống: thế là lọ bay đi, giăm bông lăn lông lốc. “Cậu gào đấy à! Đưa rượu Rutxơ không pha nước lại đây cho tớ!Rượu trắng nào! Dốc cạn đi, vì quỷ hãy dốc cạn đi! Trăm bàn tay hãy trao cho tửu bảo như Biariuyt để rót rượu không hề mệt đi! Lưỡi xúc tớ mất rồi, bạn ơi! Hãy can đảm lên!”. Người ta đã đưa vào chương năm cuốn Gacgantua vào hành động.

Trời đẹp, đúng hơn là không khí vui vẻ thích hợp như thời tiết mà Rabơle, linh mục Mơđông khi viết tác phẩm “Gacgantua và Brăngtom”, tu sĩ Buốcđây viết cuốn “ Những bà lẳng lơ”.

Khi đã ngà ngà say, họ hát hò, ôm hôm nhau, cãi nhau, thốt lên những lời điên rồ, chửi rủa những người qua lại. Họ cần được nô đùa thoả thích, thật quái quỷ.

Vậy là đối với những người đầu tiên rơi vào tay họ, họ mở đầu bằng những lời lẽ tuỳ tính cách từng người, nhưng cuối cùng đều dẫn tới những chuỗi cười giễu cợt, những lời thoá mạ hoặc những quả đấm.

Phải tới hai mươi nghị định của nghị viện để chấn chỉnh những vụ lộn xộn này, thêm nữa như để thử nghiệm, cuối cùng người ta buộc phải chuyển đổi lễ hội từ cánh bãi vào trong thành phố nhưng vẫn ở Đơnit.

Vào năm 1550, người ta đã ra quyết định rằng, tại lễ hội Lăngđi, mỗi người trong bốn trường trung học của bốn quốc tịch như người ta gọi vào thời ấy chỉ được cử mười hai đại diện tham dự kể cả các viên quản lý. Thế là lại xảy ra chuyện này:

Những học sinh không được phép đi dự lễ hội liền cởi bỏ đồng phục học sinh để mặc những bộ quần áo ngắn, đội mũ có màu sắc, đi giày bó, thêm vào đó, dựa vào các loại y phục phóng đãng ấy, thay cho thanh kiếm bị cấm đối với họ, họ được quyền đeo đoản kiếm và họ đến Xanh Đơnit bằng mọi ngả đường, theo câu phương ngôn: “mọi con đường đều dẫn tới La Mã”, và dưới những sự cải trang của họ, họ thoát khỏi sự kiểm soát ngặt nghèo của các thày giáo. Thế là tình trạng càng hỗn loạn hơn nhiều so với trước khi ban hành luật lệ chỉnh đốn trật tự ở đây.

Lúc này vào năm 1559, nghe được lệnh cho đoàn người bắt đầu giễu hành thì cách một trăm dặm, người ta đã nghĩ ngay đến những điều quái gở mà họ sẽ lao vào một khi tới địa điểm.

Lần này, như thường lệ, đoàn giễu hành kì cục chuyển động khá êm ả tiến vào thành phố Xanh Giắc không gây náo động lớn; nhưng vừa đến trước pháo đài Satơlê thì bật lên những tiếng hò la nguyền rủa hệt như chỉ những đám dân chúng ở Pari biết thốt lên những lời ấy( vì một nửa số thanh niên của đám dân này chắc chắn chỉ nghe phong thanh biết ở pháo đài này có những nhà giam ngầm dưới đất) và sau cuộc biểu dương như vậy luôn luôn là một sự khuây khoả nhẹ nhàng, đoàn diễu hành đi vào trong phố Xanh Đơnit.

Độc giả thân mến, chúng tôi đã đi trước đoán diễu hành, chiếm chỗ trong cái thành phố tu viện Xanh Đơnit và tham dự vào một hồi của lễ hội có liên quan tới câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho các bạn.

Lễ hội chính thức đúng là trong thành phố, đặc biệt là phố lớn mà các bác thợ cạo, những người bán rượu vang, bán thảm, bán hàng tạp hoá, bán quần áo,bán đồ thắng ngựa, yên cương, dây đai, đinh thúc ngựa, những thợ thuộc da, là giày dép, những người bán thùng, những kẻ đổi tiền, những thợ kim hoàn, những người bán hàng xén và nhất là những chủ quán, đã ở kín trong các căn nhà mà họ đã xây dựng cách đó hai tháng.

Những ai đã từng dự lễ hộ Bôke nổi tiếng cách đây hai mươi năm hoặc đơn giản là lễ hội Lôdơ thì có thể phóng đại cảnh tượng hai ngày lễ này gấp bội sẽ có được ý niệm thế nào là lễ hội Lăngđi.

Còn những ai tham dự đều đặn lễ hội Lăngđi hằng năm mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn tổ chức ở quận Sen thì trước cảnh lễ hội ngày nay không sao hình dung nổi lễ hội Lăngđi khi xưa như thế nào.

Thật thế, thay cho những áo chùng thâm u tối ấy giữa mọi lễ hội đã làm cho những người ít u uẩn nhất cũng phải rầu lòng coi như một kỉ niệm tang tóc, như một loại chống lại sự phiền muộn, bà chúa của cái xã hội khốn khổ ấy, chống lại niềm vui hầu như một sự tiếm quyền ở đây; là tất cả cái đám đông mặc y phục bằng dạ màu sắc rực rỡ, bằng vải dát vàng bạc, những áo lông thú có đường viền, có cài lông vũ, có dây đeo bằng nhung, bằng hàng cứng có viền vàng, bằng sa tanh dát bạc; tất cả cái đám dân chúng ấy lấp lánh dưới ánh mặt trời hầu như hất trả lại cho mặt trời những ánh sáng của những tia sáng chói lọi nhất của chúng. Chưa bao giờ có sự xa hoa đến thế, thực sự phô bày từ giới thượng lưu đến tầng lớp thấp hèn của xã hội, và mặc dầu từ năm 1543, đầu tiên là hoàng đế Frăngxoa đệ nhất, tiếp đến là vua Hăngri đệ tứ đã ban hành những đạo luật nghiêm ngặt nhưng những luật lệ này không bao giờ được thi hành cả.

Giải thích về sự xa hoa chưa từng thấy này thật hết sức đơn giản. Việc khám phá ra Tân thế giới của Côlông và Amêric Vetspuytxơ (Amêric Vetspuytxơ, là nhà hàng hải sinh tại Florăngxơ (Ý) đã bốn lần đến Tân thế giới sau khi Côlông đã phát hiện ra), những chuyến thám hiểm của Fecnăng, Cootedơ(Fecnăng Cooctedơ: đại uý người Tây Ban Nha xâm chiếm Mêhicô năm 1519, nổi tiếng tàn bạo) và Pigiarơ (Pigiarơ: nhà thám hiểm người Tây Ban Nha xâm chiếm Peru với sự giúp đỡ của anh em ông ta và bị địch thủ giết ở Lima)trong vương quốc Cathay nổi tiếng do Maccô Pôlô chỉ dẫn; đã ném một lượng lớn tiền bạc của toàn châu Âu khiến một văn sĩ thời ấy đã than phiền về sự xa hoa quá mức, về giá cả thực phẩm tăng lên, theo ông đã gấp hơn bốn lần trong tám mươi năm.

Vẻ đặc sắc của lễ hội trong thành phố khác hẳn ngoài bờ sông. Đúng là lệnh của nghị viện chuyển địa điểm lễ hội vào trong thành phố, nhưng lệnh của dân chúng còn mạnh mẽ hơn, lại chuyển địa điểm lễ hội đến bờ sông. Như vậy trong thành phố Xanh Đơnit chỉ là chợ phiên còn bên mép nước con sông mới thực sự là lễ hội. Không có gì để mua bán cả, chúng ta hãy tới bờ sông nằm dưới đảo Xanh Đơnit và khi đến đây rồi, chúng ta sẽ được thấy và nghe những gì sẽ xảy ra.

Cuộc diễu hành mà chúng ta đã thấy xuất phát từ quảng trường Xanh Giơnơvievơ đi theo phố Xanh Giắc, hò reo chào pháo đài Satơlê rồi đi dọc phố Xanh Đơnit vào trong nghĩa trang hoàng gia quãng giữa mười một giờ và mười một giờ rưỡi; thế là như đàn cừu đến đồng cỏ được thả rông, đám học sinh tách khỏi quản lí và toả ra, một số đi vào các cánh bãi, số khác vào thành phố, số còn lại đến bờ sông Sen.

Đối với những trái tim không âu sầu (những trái tim hiếm hoi nhưng vẫn có đấy) phải thừa nhận đây là một khung cảnh thú vị khi trông thấy đó đây dưới ánh mặt trời, trong chu vi một dặm các học sinh tươi trẻ độ tuổi đôi mươi nằm ngả nghiêng dưới chân các thiếu nữ xinh đẹp mặc áo ngắn bằng sa tanh đỏ có đôi má ửng hồng và chiếc cổ trắng mịn màng.

Đôi mắt Bôcatxơ(Bôcatxơ là thi sĩ và văn sĩ Ý, tác giả tác phẩm Đêcamêrông đã làm giàu ngôn ngữ Ý.) hẳn phải xuyên qua tấm thảm xanh rờn của bầu trời để âu yếm ngắm cảnh Đêcamêrông phi thường này.

Phần đầu lễ hội diễn ra khá tốt đẹp: ai khát thì uống, ai đói thì ăn; người ta ngồi, người ta nghỉ ngơi. Rồi những câu chuyện trở nên ồn ào, những cái đầu bốc hoả. Có trời mới biết được số bình rượu đầy, vơi, lại đầy, lại cạn rồi lại đầy và cuối cùng là vỡ tan để người nọ ném mảnh vỡ vào người kia.

Vào quãng ba giờ, bờ sông đầy những bình, lọ và đĩa, cái còn nguyên vẹn, cái thì vỡ, những tách rượu đầy và những chai rỗng; những đôi lứa ôm nhau lăn lộn trên thảm cỏ, những ông chồng lấy những người xa lạ làm vợ, những người vợ lấy nhân tình làm chồng. Bên mép nước, như chúng tôi tả, xanh tươi, mát mẻ vừa trước đó chói lọi như một làng ở các ven sông Acnô(Acnô: con sông từ Tôtcan(Ý) chảy qua Florăngxơ và đổ ra Địa Trung Hải.) thì giờ đây giống như quanh cảnh Tơniê (Tơniê: bức hoạ dân chúng trong các tửu quán, chợ phiên do Tơniê vẽ.)dùng làm khung cho một

chợ phiên xứ Flăngđrơ lầy lội.

Đột nhiên nổi lên một tiếng thét khủng khiếp:

- Quăng xuống nước đi! Quăng xuống nước đi!-Người ta la hét.

Mọi người đứng bật dậy; những tiếng la ó rộ lên gấp bội.

- Quẳng tên tà giáo xuống nước đi! Hãy quẳng tên tín đồ Tin lành xuống nước đi! Ném tên tà giáo Canvanh (Tin lành), con bò cái Côlat xuống nước đi! Quẳng xuống sông đi! Quẳng xuống nước đi! Ném xuống sông đi!

- Có chuyện gì thế?-Hai mươi tiếng, trăm tiếng, nghìn tiếng thét hỏi.

- Chuyện nó báng bổ phạm thánh! Chuyện nó nghi ngờ Thượng đế, nó đã nói bậy là trời sắp mưa đấy!...

Có thể lời buộc tội ấy lúc đầu là vô hại nhất thì nay tạo nên hậu quả lơn lao cùng cực trong đám dân chúng. Đám đông đang vui chơi bỗng nổi cơn thịnh nộ thấy những trò vui của họ bị xáo động bởi một cơn giông bão; đám đông đang mặc những bộ áo cánh diện ngày lễ hội của họ sẽ bị mưa làm hư mất.

Qua lời giải thích ấy, những tiếng gào thét la ó lại rộ lên hung hãn hơn. Người ta sán lại gần nới phát ra những tiếng la hét ấy và dần dân đám đông tại địa điểm này chật ních người đến ngay cả gió cũng khó lọt qua.

Đứng giữa nhóm này hầu như tự mình làm nghẹn thở một chàng trai độ tuổi hai mươi mà ta dễ dàng nhận ra là một học sinh cải trang hầu như chết ngạt bởi đám đông đang vùng vẫy, má tái xanh, môi nhợt nhạt nhưng bàn tay nắm chặt như chờ đón những kẻ tấn công gan dạ hơn những kẻ khác. Đáng lẽ chàng kêu la thì lại thủ thế như để chống lại tất cả những điều sẽ gặp phải trong hai khối người vũ trang bằng những nắm đấm khép chặt.

Đây là chàng trai cao lớn tóc hung hơi gầy và mảnh dẻ có vẻ như một thiếu nữ thanh lịch ăn mặc giả trai mà lát nữa chúng tôi sẽ nói tới. Đôi mắt chàng khi cụp xuống biểu lộ sự trong sáng đến kì lạ, nếu muốn dành cho một bộ mặt người sự khiêm nhường thì hẳn không thể chọn bộ mặt nào khác bộ mặt chàng trai này.

Vậy chàng đã phạm tội gì đến nỗi tất cả đám đông này đeo bám chàng, để cả đám người hung hãn này rủa sả sau lưng chàng, để mọi cánh tay của họ vươn ra với ý định quăng chàng xuống sông.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 2: Giải thích sao đây khi trời mưa

VÀO NGÀY THÁNH MÊĐA(1) THÌ MƯA BỐN MƯƠI NGÀY LIỀN

Như chúng tôi đã kể ở chương trên, chàng trai ấy là tín đồ đạo Tin lành và chàng báo trước là trời sắp mưa.

Sự việc ban đầu thật rất bình thường, các độc giả sẽ thấy:

Chàng trai tóc hung dạo bước dọc bờ sông có vẻ đang chờ đợi một bạn trai hoặc một bạn gái. Từng lúc chàng dừng lại nhìn mặt nước rồi sau khi chán nhìn nước, chàng nhìn thảm cỏ; cuối cùng chán nhìn thảm cỏ, chàng ngước nhìn bầu trời.

Ta có thể thấy rõ đó là cử chỉ đơn điệu nhưng phải thừa nhận là vô hại. Nhưng một vài kẻ mừng lễ hội theo cách của họ lại cảm

(1)Ngày lễ thánh mồng 8 tháng 6

thấy khó chịu trước cách mừng lễ hội Lăngđi của chàng trai này. Rất nhiều gã thị dân lẫn một số học sinh và thợ thủ công lại lộ hẳn vẻ bực dọc trước việc chàng trai không hề chú ý tới họ.

- A! -Một giọng thiếu nữ thốt lên – Em không tò mò nhưng em muốn biết vì sao người đàn ông trẻ tuổi kia lại say sưa nhìn nước, nhìn đất, nhìn trời liên tục như thế.

- Em muốn biết chuyện này à, Pêret của trái tim anh? -Một gã thì dân trẻ vừa lẳng lơ uống rượu vang trong cốc của thiếu nữ nọ vừa uống tình yêu trong sóng mắt ả.

- Đúng thế, Lăngđri, em sẽ tặng cho ai nói cho em biết điều này một chiếc hôn mãnh liệt.

- A! Pêret, đối với một phần thưởng thật ngọt ngào như vậy, anh muốn em đòi hỏi một việc gì khó hơn kia.

- Em lại thích thế cơ.

- Em hãy cho anh bằng chứng của em?

- Bàn tay em đây.

Gã thị dân trẻ tuổi hôn bàn tay thiếu nữ rồi gã đứng lên.

- Em sẽ được biết chuyện này –Gã nói.

Kẻ được thiếu nữ gọi tên là Lăngđri liền đứng lên và đi gặp người ngắm cảnh đơn độc và câm lặng.

- Chà chà! Thưa ngài trẻ tuổi –Gã nói với chàng – Tôi không dám ra lệnh cho ngài nhưng muốn hỏi vì sao ngài lại nhìn bãi cỏ như vậy? Ngài đã mất vật gì chăng?

Chàng trai nhận ra người này nói chuyện với mình liền quay lại, lễ phép ngả mũ chào và đáp lại người hỏi hết sức lịch thiệp:

- Ngài nhầm đấy, thưa ngài, tôi có nhìn bãi cỏ đâu mà nhìn sông đấy.

Sau khi thốt ra vài lời này, chàng xoay qua hướng khác.

Lăngđri hơi chưng hửng: gã không chợ đợi câu trả lời lễ phép như vậy. Sụ lễ độ ấy làm gã xúc động. Gã quay lại nhóm của gã, gãi tai:

- Thế nào?-Pêret hỏi gã.

- Này, chúng mình lầm rồi – Lăngđri trả lời, vẻ khá thiểu não -Hắn không nhìn bãi cỏ đâu.

- Vậy hắn nhìn gì?

- Hắn nhìn sông nước.

Họ phá lên cười vào mũi viên sứ giả làm gã đỏ mặt vì xấu hổ.

- Và anh đã không hỏi vì sao hắn lại nhìn sông chứ?-Pêret nói.

- Không – Lăngđri trả lời - hắn ta xử xự thật lễ độ đối với anh làm anh nghĩ rằng sẽ thật sơ suất để hỏi hắn câu thứ hai.

- Hai cái hôn cho ai sẽ đi hỏi hắn vì sao hắn nhìn con sông – Pêret nói.

Ba hoặc bốn gã ham thích liền đứng lên. Nhưng Lăngđri nói rắng chính gã đã làm việc này thì để chính gã sẽ kết thúc.

Người ta công nhận lời tuyên bố của gã là chính đáng.

Vậy là gã quay trở lại với chàng trai tóc hung và hỏi lần thứ hai.

- Chà chà! Thưa ngài trẻ tuổi, tại sao ngài lại nhìn sông như vậy?

Cảnh cũ lại tái diễn. Chàng trai ngả mũ quay lại và đáp, vẫn lễ độ với kẻ hỏi mình:

- Xin ngài thứ lỗi, thưa ngài, tôi có nhín sông đâu, tôi nhìn trời đấy chứ!

Nói xong chàng trai chào gã và quay sang hướng khác.

Nhưng Lăngđri lúc đầu bị lúng túng bởi câu trả lời lần thứ hai giống như đã bị bối rối trước câu trả lời lần thứ nhất, tin rằng danh dự của gã bị xúc phạm và nghe thấy những tràng cười rộ của các bạn gã, gã lại thấy can đảm nắm lấy vạt áo chàng học sinh:

- Thế thì, thưa ngài trai trẻ - Gã khẩn khoản – xin ngài làm ơn nói cho tôi biết vì sao ngài nhìn trời?

- Thưa ngài- Chàng trai đáp- Xin ngài vui lòng cho tôi biết vì sao ngài hỏi chuyện này?

- Thế thì tôi sẽ xin giải thích thẳng thắn với ngài, thưa ngài trẻ tuổi.

- Ngài hẳn làm tôi vui lòng thưa ngài.

- Tôi hỏi ngài chuyện này vì những người của nhóm tôi cảm thấy bị châm chọc thấy ngài từ một giờ nay đứng bất động như một cái cọc và vẫn chỉ một hành động ấy.

- Thưa ngài – chàng học sinh trả lời- tôi đứng bất động vì tôi đợi một bạn thân của tôi, tôi đứng vì có đứng như vậy tôi mới nhìn thấy anh ấy từ khá xa. Vì anh ấy chưa đến, tôi lo lắng chờ đợi anh ấy và sự e ngại mà tôi cảm thấy đã đẩy tôi bước đi, tôi nhìn xuống đất để tránh giày của tôi không bị những mảnh bình rải rác trên bãi cỏ làm rách; rồi tôi nhìn sông để thư giãn sau khi đã nhìn đất, cuối cùng tôi nhìn trời để thư giãn sau khi đã nhìn sông.

Đáng lẽ gã thì dân coi sự giải thích rõ ràng như thế, có nghĩa là đúng sự thật trong sáng và giản dị thì gã lại cho rằng mình bị giễu cợt nên mặt đỏ bừng như những cây mào gà mà ta trông thấy đỏ rực trong những cánh đồng cỏ và đồng lúa mì từ xa.

- Và ngài có tính rằng, thưa ngài trẻ tuổi – Gã thị dân vừa thúc ép vừa chống tay lên hông trái vẻ khiêu khích và ngả người ra sau – ngài có tính đến việc ngài dành khá nhiều thì giờ vào cái trò chướng tai gai mắt này không?

- Tôi tính sẽ dành thì giờ vào việc này cho tới khi nào bạn tôi tới gặp tôi, thưa ngài nhưng…

Chàng trai ngước nhìn trời.

- Tôi không tin rằng tôi có thể chờ đợi sự hài lòng của anh ấy…

- Tại sao ngài không chờ đợi nữa?

- Bởi vì có một cơn mưa dữ dội sắp đổ xuống, thưa ngài, mà cả ngài, cả tôi, cả bất cứ ai đều không thể ở lại giữa trời trong mười lăm phút nữa.

- Ông nói rằng trời sắp mưa ư? – Gã tư sản nói với vẻ một người tin rằng người ta giễu cợt mình.

- Mưa rào, thưa ngài! – Chàng trai bình thản đáp.

- Hẳn là ông muốn đùa cợt đấy hẳn, hỡi người trẻ tuổi.

- Tôi xin thề với ngài tôi không hề muốn thế chút nào thưa ngài.

- Vậy thì ông muốn nhạo tôi phải không?- Gã thị dân giận dữ hỏi.

- Thưa ngài, tôi xin nói với ngài rằng tôi không hề có ý nào muốn đùa cợt với ngài cả.

- Vậy tại sao ông lại nói với tôi rằng trời sắp mưa trong lúc trời đang quang đãng như thế này? – Lăngđri gầm lên, ngày càng nổi giận.

- Tôi nói trời sắp mưa vì ba lý do.

- Ông có thể cho tôi biết ba lý do ây chứ?

- Xin sẵn sàng nếu điều đó làm ngài vui long.

- Điều đó làm tôi hài lòng.

Chàng trai lễ phép cúi mình vẻ ngụ ý “ông thật dễ thương thưa ông, nên tôi không có điều gì phải khước từ ông cả”.

- Tôi chờ nghe ba lý do của ông đây – Lăngđri nói, bàn tay nắm chặt lại và nghiến chặt răng.

- Lý do thứ nhất thưa ngài – Chàng nói – đó là hôm qua trời không mưa nên là lý do để hôm nay trời mưa.

- Ông nhạo báng tôi đấy hử, thưa ông.

- Không chút nào cả.

- Vậy thì chúng ta hãy xem lí do thứ hai.

- Lý do thứ hai là trời bị mây che phủ suốt đêm qua, suốt cả sớm mai và còn bị che phủ trong lúc này.

- Đây không phải là một lý do vì để trời mưa thì trời phải đầy mây, ông nghe rõ chứ?

- Ít ra đó là một khả năng.

- Nào, hãy xem lý do thứ ba của ông: chỉ có có điều tôi báo trước cho ông biết là không khá hơn hai lý do trên thì tôi nổi giận đấy.

- Nếu ngài nổi giận, thưa ngài, thì đó là vì ngài có tính cách đáng ghét đấy.

- A! Ông nói là tôi có tính cách đáng ghét phải không?

- Tôi nói là còn tùy theo điều kiện chứ không phải ngay lúc này.

- Lý do thứ ba, thưa ông, lý do thứ ba?

Chàng trai xoè bàn tay ra.

- Lý do thứ ba để trời mưa, thưa ngài, đó là trời mưa.

- Ông đoán rằng, trời mưa ư?

- Tôi không đoán, mà là khẳng định.

- Thật không thể tha thứ được- Gã tư sản không nén nổi thốt lên.

- Chỉ lát nữa chắc chắn sẽ xảy ra như vậy- chàng trai nói.

- Ông tin rằng tôi sẽ chịu đựng được điều này hử? – Gã thì dân tức điên người thét lên.

- Tôi tin rằng ngài sẽ không chịu đựng được điều đó hơn tôi – Chàng học sinh nói- và nếu tôi có một lời khuyên cho ngài thì đó là ngài hãy làm như tôi sắp làm là đi kiếm một chỗ trú ẩn.

- A! Thật quá quắt,- Gã tư sản gào lên và quay lại nhóm tư sản của gã.

Gã nói với tất cả những ai nghe được tiếng gã:

- Mọi người hãy lại đây! Hãy lại đây, cả những người khác nữa!

Gã thị dân tỏ ra cực kì hung hăng làm cho ai nấy nghe tiếng gọi của gã đều chạy lại.

- Có chuyện gì thế?- Những mụ đàn bà giọng chua như dấm hỏi.

- Chuyên gì xảy ra à?- Lăngđri cảm thấy được ủng hộ nói – Có những chuyện không tưởng tượng nổi xảy ra.

- Những chuyện gì thế?

- Chuyện là có một người hoàn toàn muốn tôi nhìn thấy sao giữa trưa.

- Tôi xin lỗi ngài, thưa ngài – Chàng trai nói hết sức nhã nhặn – trái lại, tôi đã nói với ngài rằng bầu trời đã bị mây che khủng khiếp.

- Đúng là một bộ mặt, thưa ông học sinh, ông có nghe thấy không? Đúng là một bộ mặt.

- Trong trường hợp này, đó là một bộ mặt xấu xa.

- Ông nói rằng tôi có bộ mặt xấu xa hả? – Gã thị dân rống lên chói tai do máu gã bốc lên tai nên đã nghe nhầm hoặc cố ý nghe nhầm – A! Thật quá quắt! Thưa quý vị, các vị có thấy là cái gã kì cục này đang giễu cợt chúng ta ư.

- Giễu cợt ư - Một tiếng nói cất lên – Chà, có thể đấy.

- Với tôi cũng như với ông, với tất cả chúng ta đây, đó là một tên đùa giỡn xấu xa muốn tiêu khiển đã nghĩ đến điều tồi tệ là mong muốn trời mưa để gây trò tinh quái đối với tất cả chúng ta.

- Thưa ngài, tôi xin thề với ngài rằng tôi không hề mong muốn trời mưa, xét rằng nếu trời mưa, tôi sẽ bị ướt đẫm như ngài và ở mức độ lớn hơn nhiều vì tôi cao hơn ngài tới tám đến mười phân

- Có nghĩa rằng ta là một giống chó nhỏ hả?

- Tôi không nói một lời nào như thế, thưa ngài.

- Một tên lùn hả?

- Đây là một lời nguyền rủa vô cớ. Ngài cao trên một mét sáu mươi, thưa ngài.

- Ta không hiểu cái gì giữ ta lại để không ném mi xuống nước! Lăngđri gào lên.

- A! Đúng đấy, ném xuống nước đi! Quẳng xuống sông đi! - Nhiều tiếng nói cất lên.

- Khi ngài ném tôi xuống nước, thưa ngài – Chàng trai nói với vẻ lễ độ bình thường – thì ngài cũng không kém bị ướt đẫm hơn.

Qua câu trả lời này chàng trai đã tỏ ra chỉ riêng chàng có trí tuệ hơn mọi người đã làm cho mọi người quay lại chống chàng. Một gã cao lớn sáp lại nửa giễu cợt, nửa đe doạ:

- Này, tên ác nhân – Gã nói với chàng - tại sao mày dám nói trời mưa trong lúc này hả?

- Bởi tôi cảm thấy có những giọt mưa.

- Mưa nhỏ giọt – Lăngđri thét lên – không có mưa thế mà nó nói là sắp có mưa lớn.

- Vậy là mày a tòng với một kẻ chiêm tinh hả? – Tên cao lớn hỏi.

- Tôi không a tòng với một ai cả, thưa ông – Chàng trai trả lời, bắt đầu nổi giận – cũng không cả với ông là người đã xưng mày tao với tôi.

- Quẳng xuống nước đi! Quẳng xuống nước đi! - Nhiều tiếng nói gào lên.

Thế là chàng học sinh cảm thấy giông tố nổi lên dữ dội liền nắm hai bàn tay lại chuẩn bị chiến đấu. Vòng người bắt đầu dày đặc vây lấy chàng.

- Này! - Một người mới tới nói – Mêđa(1) đấy!

- Mêđa là cái thá gì? - Nhiều tiếng hỏi cất lên.

- Đó là vị thánh mà hôm nay đúng là

(1)Mêđa: là giám mục, sinh ở Salăngxi năm 456. Ông mất ngày mồng 8-6-545.

ngày giỗ đấy - Một gã vui nhộn nói.

- Được! - Một gã nhận ra chàng trai liền nói – tên này không phải một vị thánh vì nó là một tên tà giáo.

- Một tên tà giáo! – Đám đông thét lên – Hãy ném tên tà giáo xuống nước đi! Hãy quẳng tên tín đồ Tin lành xuống sông đi! Ném tên vô đạo xuống nước đi!

Mọi tiếng nói đồng thanh nhắc lại:

- Quẳng xuống nước đi! Quẳng xuống nước đi! Quẳng xuống nước đi!

Chính những tiếng la ó này làm gián đoạn lễ hội mà chúng tôi đang miêu tả.

Đúng lúc ấy, Thượng đế như thật sự muốn đem đến cho chàng trai sự cứu giúp mà chàng rất cần tức là người mà chàng chờ đợi, một hiệp sĩ đẹp trai trạc hai mươi hai tuổi có bộ mặt cao sang như một quý tộc và qua dáng điệu rõ là một người ngoại quốc. Con người mà chàng trai chờ đợi như chúng tôi đã kể đang hối hả chạy đến, xuyên qua đám đông đã ở cách bạn chừng hai mươi bước chân đúng lúc chàng trai bị túm cả trước sau, cả chân lẫn đầu, giãy giụa hết sức mình.

- Cậu hãy giữ mình, Mêđa! – Người mới đến kêu to - Cậu hãy bảo vệ mình!

- Các người hãy coi đó chính là Mêđa! - Người vừa nói với chàng trai đó là to.

Coi việc mang cái tên ấy là một tội lỗi, cả đám đông gào lên:

- Ừ, Mêđa đấy! Ừ, Mêđa đấy! Hãy ném Mêđa xuống nước đi! Quẳng tên tà giáo xuống nước đi! Quẳng tên tín đồ Tin lành xuống nước đi!

- Làm sao một tên tà giáo lại dám cả gan mang danh một vị thánh vĩ đại như thế! – Pêret thốt lên.

- Quẳng tên phạm tội bất chính xuống nước đi!

- Và những kẻ đã tóm bắt Mêđa khốn khổ liền lôi chàng tới mép sông.

- Cứu mình với, Rôbơc! – Chàng trai kêu lên cảm thấy không thể chống đỡ nổi đám đông này và thây cái chết đã tới tột đỉnh của trò đùa.

- Ném tên kẻ cướp xuống sông đi! - Những mụ đàn bà gào thét, nổi cơn tam bành trong sự thù hằn cũng như trong tình yêu.

- Cậu hãy giữ mình, Mêđa! - Người lạ mặt vừa rút kiếm ra vừa hét lên - Cậu hãy giữ mình, mình đây!

Dùng bản kiếm quật bên phải, bên trái đám đông, chàng lăn mình trên thảm cỏ như một tảng băng. Nhưng chàng đến vào lúc đông nghẹt người và những cố gắng của chàng muốn đám đông này phải giãn ra đã trở nên vô ích: họ nhận đòn, rống lên vì đau đớn nhưng không giãn ra. Sau khi rống lên vì đau đớn thì họ rống lên vì điên dại.

Người mới đến với âm giọng lạ làm ta có thể nhận ra đó là người Êcôtxơ, quật đập túi bụi nhưng không thể tiến lên nổi hoặc nhúc nhích được chút ít và ban chàng sẽ nằm dưới nước trước khi chàng đến gần bạn. Hai mươi nông dân và năm, sáu gã lái đò trà trộn trong đám đông. Chàng Mêđa khốn khổ cố sức cấu những bàn tay, dùng chân đá hậu, nghiến răng nhưng mỗi giây chàng lại bị lôi đến gần mép sông.

Chàng trai xứ Êcôtxơ chỉ còn nghe thấy những tiếng kêu la của bạn chàng mỗi lúc một sát mép nước. Chàng không kêu nữa mà gầm lên và cứ mỗi tiếng gầm thét thì bản kiếm hoặc đốc kiếm của chàng lại giáng vào một cái đầu. Đột nhiên những tiếng la thét rộ lên gấp bội rồi là một sự im lặng, ta nghe thấy tiếng một thân hình nặng nề rơi tùm xuống nước.

- A! Lũ kẻ cướp! A! Lũ sát nhân! A! Lũ giết người – Chàng trai thét lên tìm cách đến sát con sông để cứu bạn hoặc chết cùng bạn.

Nhưng vô ích. Muốn xô đổ một bức tường đá hoa cương thì cũng y hệt như đối với bức tường thành sống này. Chàng lùi lại mệt lử, răng nghiến chặt, mép sùi đầy bọt, trán đẫm mồ hôi. Chàng lui đến đỉnh dốc để nhìn qua đầu đám đông nhưng chàng không thấy đâu Mêđa nhô lên mặt nước. Đứng trên đỉnh dốc, tay đặt trên đốc kiếm, khi không còn thấy gì xuất hiện nữa, chàng đưa mắt nhìn xuống đám đông hung hãn; ghê tởm nhìn bọn người ác độc này.

Đứng một mình, mặt tái xanh trong y phục màu đen, chàng giống như một thiên thần hủy diệt gập cánh lại để nghĩ ngơi chốc lát. Nhưng chỉ một lát sau, cơn điên lại sục sôi trong lồng ngực chàng như dung nham trong núi lửa đã dâng lên nóng bỏng tận đôi môi chàng.

- Tất cả lũ ngươi là đồ kẻ cướp – Chàng nói - tất cả lũ ngươi đều là sát nhân, tất cả bọn ngươi là đồ ô nhục! Các ngươi lấy bốn mươi người để sát hại, để dìm xuống nước một chàng trai khốn khổ không hề làm điều gì xấu cho các ngươi. Ta thách đấu với tất cả bọn ngươi. Bọn ngươi có bốn mươi người hãy lại đây, ta sẽ lần lượt giết cả bốn mươi, kẻ trước kẻ sau như lũ chó là bọn ngươi!

Bọn nông dân, tư sản và học sinh nhận được lời mời chết chóc ấy không ngăn nổi nỗi lo ngại sẽ có được sự may mắn trong một cuộc chiến đấu bằng gươm dáo với một con người tỏ ra sẵn sàng sử dụng kiếm một cách quyết liệt như thế. Thấy thế, người Êcôtxơ khinh miệt tra kiếm vào vỏ.

- Hỡi lũ đốn mạt! các ngươi là những kẻ vừa hèn nhát vừa đê tiện- chàng xoè bàn tay lên đầu đám đông nói tiếp – Nhưng ta sẽ trả thù cho cái chết ấy bằng cách ít khốn nạn như các ngươi bởi vì các người không xứng đáng với lưỡi gươm của nhà quý tộc. Vậy hãy lùi lại, bọn thô bỉ xấu xa! Và mưa, và mưa đã có thể tàn phá ruộng nho của các ngươi, làm đổ rạp mùa màng của các ngươi bằng cách mưa trút xuống cánh đồng của các ngươi số ngày bằng số người của bọn ngươi đã giết hại chỉ một người.

Thật không chính đáng nếu để vụ giết người này không bị trừng phạt, chàng rút ở thắt lưng ra một khẩu súng ngắn cỡ lớn bắn vào giữa đám người không cần ngắm. Chàng nói:

- Phó mặc cho Trời!

Trong tiếng súng nổ, tiếng đạn rít lên và một tên trong số người vừa xô đẩy chàng trai xuống nước thốt lên một tiếng kêu rên, đặt bàn tay lên ngực, lảo đảo và đổ sập xuống chết tươi.

- Còn nay, chào tạm biệt! – Chàng nói – Các ngươi sẽ còn nghe đến tên ta hơn một lần nữa. Tên ta là Rôbơc Stuya.

Vừa nói dứt lời này thì những đám mây chồng chất trên bầu trời từ sáng sớm đột nhiên vỡ ra và như chàng Mêđa tội nghiệp đã từng báo trước, một trận mưa như thác đổ chưa từng xảy ra trong các mùa mưa.

Những nông dân tất nhiên chạy đuổi theo chàng khi thấy những lời nguyền rủa của chàng trong chốc lát thực sự có hiệu qủa; nhưng tiếng sấm rền, nước tuôn xối xả thành thác, ánh chớp loá mắt như báo cho họ biết ngày tận thế buộc họ phải bận tâm hơn sự trả thù, tức là lúc này, tất cả mọi người đều mạnh ai nấy chạy.

Mưa trút ròng rã bốn mươi ngày không rớt.

Chính vì lẽ đó, thưa độc giả thân mến, chí ít chúng tôi tin rằng khi trời mưa vào ngày lễ thánh Mêđa thì mưa tầm tã bốn mươi ngày liền.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 3: Quán “ngựa tía”

Chúng tôi không bỏ công để kẻ với độc giả về số năm, sáu chục nghìn người dự lễ hội Lăngđi chạy chốn những nơi nào do bất chợt gặp cơn hồng thuỷ mới phải tìm chỗ trú ẩn trong các căn lều, dưới các mái nhà, trong các tửu quán, thậm chí vào cả đại giáo đường hoàng gia.

Vào thời nay, thành phố Xanh Đơnit chỉ vỏn vẹn có năm hoặc sáu quán trọ, trong chốc lát đã chật ních người đến nỗi có vài người đã phải hối hả chạy ra ngoài nhanh hơn lúc vào, nghĩ rằng thà chết vì ngập mưa còn hơn chết ngạt vì hơi người nồng nặc.

Quán trọ duy nhất hầu như trống vắng hẳn do may mắn tách biệt là quán “ngựa tía” nằm trên đường cái cách thành phố Xanh Đơnit hai hoặc ba tầm đạn súng hoả mai.

Ba con người tạm thời ở trong căn phòng rộng ám khói mà người ta gọi khoa trương là phòng khách; trừ gian bếp và vựa thóc ngự trị trên nền nhà dùng làm buồng ngủ cho những người coi lừa ngựa và lái buôn súc vật, thì riêng căn phòng khách là cả quán trọ.

Quán có vẻ như một cái lán to được chiếu sáng qua chiếc cưa ra vào cao tới tận mái, trần làm theo kiều vòm với những dầm xà lộ rõ ngả xiên theo mái.

Y hệt trong chuồng, một số súc vật: chó, mèo, gà, vịt lúc nhúc trên ván sàn và thay cho chú quạ mỏ rỗng trở về và chim bồ câu càm nhánh ô liu, ta thấy quanh các dần xà ám khói đen sì, bay lượn ban ngày là lũ én và ban đêm là đàn dơi. Đồ gỗ của căn phòng này là các thứ cần thiết cho một quán trọ gồm những chiếc bàn tròn, những chiếc ghế tựa và ghế đẩu khập khiễng.

Ba con người ở trong phòng này là chủ quán, vợ gã và một người khách trạc ba mươi, ba mươi lăm tuổi.

Chúng ta hãy nghĩ xem vì lẽ gì mà ba nhân vật này lại tập hộp ở đây và họ bận tâm đến điều gì.

Chú quán với tư cách là chủ nhà nên chúng tôi nói tới trước trong cảnh này đang bận tâm để không làm gì cả; gã ngồi như cưỡi ngựa trên một chiếc ghế tựa nhồi rơm ở trước cửa, tựa cằm lên đỉnh lưng tựa, làu bàu nguyền rủa thời tiết xấu.

Vợ chủ quán ngồi hơi lùi sau chồng để có được ánh sáng quay guồng, đưa sợi xoắn bằng tay lên miệng đẻ kéo sợi gai ở con cúi.

Người khách đáng lẽ tìm chỗ sáng sủa thì trái lại, ngồi lọt sâu trong góc tận cùng của căn phòng, quay lưng ra cửa có vẻ đang uống rượu căn cứ qua chiếc bình và chiếc cốc vại đặt trước mặt người này.

Tuy nhiên chàng hầu như không nghĩ tới uống; tì khuỷu tay lên bàn, đâu úp vào lòng bàn tay, chàng đắm chìm trong cơn mơ màng.

- Thời tiết thật tồi tệ! -Chủ quán làu bàu.

- Ông than vãn cái gì? - Người vợ nói – Chính ông đã mong thế cơ mà.

- Đúng thế, nhưng tôi đã sai lầm.

- Vậy thì ông đừng than vãn nữa.

Trước lời trách móc ít an ủi mà đầy lí lẽ ấy, chủ quán bèn cúi đầu thở dài nín lặng. Nhưng sự nín lặng ấy chỉ kéo dài chừng mười phút rồi chủ quán lại ngẩng đầu nhắc lại:

- Thời tiết thật tồi tệ!

- Ông đã nói thế rồi - Người vợ nói.

- Thế thì tôi còn nhắc lại nữa.

- Ông có nói thế đến đêm cũng chẳng ích gì, phải không nào?

- Đúng thế, nhưng điều đó cho tôi được phỉ nhổ sấm sét, mưa và mưa đá.

- Tại sao ông không phỉ báng ngay Chúa có được không?

- Nếu tôi tin rằng chính Chúa đã gây nên thời tiết như thế này.

Chủ quán dừng lời.

- Ông phỉ báng chống Chúa. Nào, hãy thú nhận ngay điều này đi.

- Không,bởi vì…

- Vì sao nào?

- Vì tôi là con chiên ngoan đạo chứ không phải là một con chó tà giáo.

Nghe thấy những lời “Tôi không phải là con chó tà giáo”, người khách trong quán “ngựa tía” như một con mèo trong cạm bẫy, thoát khỏi dòng suy tư, ngẩng đầu lên đập mạnh chiếc cốc bằng thép trắng xuống bàn làm chiếc bình rượu nhảy bật lên còn chiếc cốc bị bẹp dí.

- Này này! – Chàng chồm lên ghế như chiếc bình đã nhảy trên bàn; chủ quán tưởng khách gọi liền trả lời: “Tôi đây, thưa tôi ông trẻ tuổi”.

Chàng trai xoay chiếc ghế của mình băng chân ghế sau và quay người cùng chiếc ghế, mặt đối mặt với chủ quán đã đứng trước mặt chàng rồi chàng nhìn gã từ chân lên đầu không cất cao giọng nhưng nhíu lông mày:

- Hẳn không phải ông vừa thốt lên những lời “chó tà giáo” chứ?

- Đúng là tôi, thưa ông trẻ tuổi- chủ quán đỏ mặt ấp úng.

- Thế thì, nếu đúng là ông, chủ quán gàn dở ạ -Khách nhậu nói tiếp – thì ông chỉ là một con lừa mất dạy và ông xứng đáng bị người ta xẻo tai.

- Tha lỗi cho tôi, thưa quý ngài, nhưng thật tình tôi không biết ngài theo đạo Tin lành, - chủ quán run cả tứ chi nói.

- Điều đó chứng tỏ rằng ông đúng là một tên ăn mày - Người theo giáo phái Canvanh tiếp tục nói không hề cất cao giọng- còn một chủ quán, kẻ phục dịch mọi người thì cần phải giữ mồm giữ miệng bởi vì y có thể nghĩ rằng đáng lẽ phục dịch một con chó Cơ đốc giáo thì lại phải phục dịch một tín đồ đáng kính của Luyte và Canvanh(1).

Chàng quý tộc nhấc chiếc mũ mềm ra khi nói tới tên hai người trên. Chủ quán cũng làm theo. Chàng quý tộc nhún vai nói:

(1)Luyte là nhà cải cách tôi giáo người Đức- Canvanh sinh ở Noayông(Pháp) là nhà truyền giáo cải cách ở Pháp và Thuỵ Sĩ.

- Nào, một bình rượu vang khác và mong rằng tôi không còn được nghe ông thốt lên tiếng tà giáo hoặc là tôi sẽ đâm thủng bụng ông như chọc thủng thùng rượu cũ, ông nghe rõ chứ, ông bạn?

Chủ quán đi giật lùi vào bếp lấy một bình rượu vang mới theo khách đòi hỏi.

Trong lúc đó chàng quý tộc đã xoay nửa vòng ghế đẩu sang phải và đã lẩn vào bóng tối, lưng lại quay ra cửa thì chủ quán đã trở lại đặt bình rượu vang nhỏ trước mặt chàng.

Chàng quý tộc lặng lẽ giơ chiếc cốc bị bẹp để cho gã đổi cho chàng chiếc khác.

Chủ quán không hé nửa lời, đưa mắt và lắc đâu ngụ ý “Quỷ tha ma bắt! Tay này mà nện hẳn hắn nện ra trò đây”. Rồi gã lại đưa cho người môn đồ Canvanh chiếc cốc nguyên vẹn.

- Tốt lắm - Người này nói- Như vậy thì ta yêu các chủ quán biết bao.

Chủ quán cố mỉm cười một cách dễ thương nhất với chàng quý tộc và trở về chỗ ngồi của gã ở trước cửa.

- Này! -Vợ gã hỏi vì mụ đã nghe giọng chói tai của người tín đồ Canvanh nhưng không hề nghe được một lời nào trong các câu trao đổi giữa chồng mụ và người khách –Ngài trẻ tuổi kia nói gì với mình thế?

- Điều ông ấy nói với tôi ư?

- Phải, tôi hỏi mình chuyện ấy.

- Những lời tâng bốc nhất – Gã trả lời- rằng rượu vang của tôi là hảo hạng, rằng quán của tôi thật tuyệt và ông ấy ngạc nhiên thấy một cái quán như thế này mà sao không đắt khách.

- Còn mình trả lời ông ấy ra sao?

- Rằng cái thời tiết chết tiệt này là nguyên nhân của sự lụn bại của chúng ta.

Vào lúc con người này của chúng ta chuyển hưởng phỉ báng thời tiết lần thứ ba thì Chúa trời như cho gã một sự đính chính làm xuất hiện cùng lúc hai người khách mới dẫu họ đến từ hai hướng ngược nhau, một người đi bộ, người kia cưỡi ngựa. Người đi bộ có vẻ là một võ quan giang hồ đến qua ngả đường bên trái là đường đi Pari; người cưỡi ngựa mặc y phục thị đồng đến qua đường bên phải là đường đi Flăngđrơ.

Nhưng lúc sắp bước qua ngưỡng cửa quán thì đôi chân người đi bộ nằm ngay dưới chân ngựa.

Người đi bộ thốt một câu chửi thề và tái mặt. Chỉ riêng câu chửi thề này đã nói rõ nguồn gốc xứ sở của người chửi.

- A! Đồ trời đánh thánh vật! – gã kêu lên.

Người cưỡi ngựa, một kị sĩ tài ba, xoay ngựa nửa vòng sang trái, nâng bổng hai chân trước của ngựa; chàng nhảy xuống trước khi chân con vật chạm đất rồi vội chạy đến chân con người bị thương nói giọng hết sức ân cần:

- Ôi! Thưa đại uý, tôi hết lòng xin lỗi ông.

- Ông có biết rằng, thưa ông thị đồng - người Gatscông nói – suýt nữa ông làm tôi vỡ sọ không?

- Xin ông hãy tin rằng, thưa đại uý, tôi cảm thấy việc này làm tôi buồn ghê ghớm.

- Thế thì xin ông hãy yên tâm, thưa chủ nhân trẻ tuổi của tôi –Viên đại uý nhăn mặt đáp lộ vẻ chưa hoàn toàn chế ngự được cơn đau của mình – xin ông hãy yên tâm, ông vừa hiến cho tôi một sự viên trợ to lớn mà thực lòng tôi không biết phải cảm ơn việc này bằng cách nào; tôi nói thế không muốn làm ông nghi ngờ việc này.

- Một sự viện trợ ư?

- To lớn! - Người Gatscông nói.

- Vậy là sao, lạy Chúa tôi? – Chàng thị đồng hỏi khi thấy nét xúc động giày vò bộ mặt người đối thoại đã phải gắng sức để không hề chửi thề thay vì mỉm cười.

- Thật hết sức đơn giản – Viên đại uý nói tiếp- trên cõi đời này chỉ có hai điều làm tôi đau đầu ghê ghớm: đó là những gái già và những đôi ủng mới; thế mà từ sáng nay tôi bị vướng víu vì đôi ủng mới mà tôi cần phải đi từ Pari đến đây. Tôi đã tìm cách để nhanh chóng làm hỏng chúng vậy mà chỉ trở tay, ông vừa hoàn thành cái việc tuyệt diệu ấy vì niềm vinh quang bất diệt của ông. Vậy xin ông hãy quan tâm tới tôi và trong mọi trường hợp, hãy sử dụng tôi là kẻ tự nhận là ngừơi chịu ơn ông.

Chàng thị đồng nghiêng mình nói:

- Thưa ông, ông là con người thông tuệ, điều đó không làm tôi ngạc nhiên khi nghe câu chửi thề của ông chào đón tôi, ông là con người lịch thiệp, điều này không làm tôi ngạc nhiên khi đoán rằng ông là một nhà quý tộc: tôi chấp nhận tất cả những gì ông hiến cho tôi và về phần tôi, tôi sẵn sàng phục vụ ông.

- Tôi đoán rằng ông tính dừng lại ở quán này phải không?

- Vâng, thưa ông, trong chốc lát – Chàng trẻ tuổi trả lời trong lúc cột ngựa vào một cái vòng gắn trên tường khiến mặt chủ quán sáng lên vì mừng khi thấy chàng trai buộc xong ngựa.

- Tôi cũng vậy – Viên đại uý nói – Này chủ quán quỷ ám, hãy mang rượu vang lại đây, mà là loại hảo hạng đấy nhé!

- Có ngay ạ, thưa các tôn ông! Chủ quán đi vội vào bếp và nói – Có ngay đây ạ.

Năm giây sau, gã quay lại với hai bình rượu và hai chiếc cốc đặt lên bàn bên cạnh bàn của chàng quý tộc đầu tiên đang ngồi.

- Này ông chủ quán – Chàng thị đồng trẻ tuổi hỏi giọng dịu dàng như giọng thiếu nữ- trong quán của ông có căn phòng nào để một thiếu nữ có thể nghỉ ngơi trong một hai giờ không?

- Chúng tôi chỉ có độc một gian phòng này - Chủ quán đáp.

- Quỷ quái! Thật đáng tức giận.

- Ông chờ một người đàn bà ư? Ông bạn quả cảm của tôi – Viên đại uý bí mật nói vừa đưa lưỡi kiếm lên môi giữ lấy đầu ria mép nhấm nhấm.

- Không hề là một người đàn bà cho tôi, thưa đại uý – Chàng trai nghiêm nghị trả lời- đó là con gái của chủ nhân cao quý của chúng tôi, ngài thống chế Xanh Ăngđrê/

- Ủa! Lạy Chúa vĩ đại! - Vậy là ông phụng sự ngài thống chế danh tiếng Xanh Ăngđrê ư?

- Tôi có được vinh dự đó, thưa ông

- Ông tin rằng ngài thống chế sẽ đến cái quán tồi tàn này chăng? Ông tưởng ra chuyện này hả? Thưa ông thị đồng trẻ tuổi…Đúng thế à! – Viên đại uý nói

- Cần phải như vây, từ mười lăm ngày nay, ngài thống chế bị mệt tại lâu đài Vile-Côtơrết và vì ngài không thể trở về Pari bằng ngựa để dự cuộc kỵ đấu vào ngày hai mươi chín nhân dịp hôn lễ của hoàng đế Philip đệ nhị với quận chúa Êlidabet và của quận chúa Macơrit với quận công Êmanuyen Philibe-đờ-Savoa, ông Đờ Ghidơ mà lâu đài ở gần lâu đài Vile-Côtơrê.

- Ông Đờ Ghidơ có một toà lâu đài ở gần Vile-Côtơrê à?- Viên đại uý ngắt lời, ý tỏ ra mình cũng biết chuyện triều chính- Vậy mà lâu đài ấy ở đâu? Thưa ông trẻ tuổi.

- Ở Năngtơi-lơ-Hôđuin, thưa đại úy, đó là sự chiếm đoạt mới đây của ông ấy để lâu đài này nằm trên đường nhà vua khi đi Vile-Côtơrê và khi trở về phải qua đấy.

- A! A! Tôi thấy việc này chơi thật đẹp đấy.

- Ồ! – Chàng thị đồng trẻ cười và nói- Người ấy chơi không thiếu sự khéo léo.

- Kể cả không thiếu cách chơi chứ gì – Viên đại uý nói.

- Vậy tôi xin nói rằng – Chàng thị đồng nói tiếp – ông Đờ Ghidơ đã đưa cỗ xe ngựa của ông ấy cho ngài thống chế và ông đã cho nó đi chầm chậm nhưng dù cỗ xe có êm ái đến đâu và người điều khiển ngựa đến Guetxơ có nhẹ nhàng đến mấy thì ngài thống chế vẫn cảm thấy mệt mỏi nên tiểu thư Xaclôt-đờ- Xanh Ăngđrê đã cử tôi đi trước tìm một quán trọ để thân phụ nàng nghỉ ngơi một chút.

Nghe những lời nói trên thốt ra từ bàn bên cạnh, chàng quý tộc đầu tiên đã đỏ mặt giận dữ khi chủ quán nói xấu về các tín đồ Canvanh liền lắng tai nghe và thấy câu chuyên trao đổi ấy có thể rút ra điều hay ho thú vị trực tiếp hơn cả.

- Trước mình Thánh! - Người Gatscông nói – Tôi xin thề với ông, chàng trai ạ, nếu tôi biết quanh đây hai dặm có một căn phòng xứng đáng nhận hai vị thủ lĩnh ấy thì tôi sẽ không nhường cho bất kì ai, dù là cha tôi- có được vinh dự dẫn được hai vị đó vào đấy nhưng khốn thay –gã nói thêm – tôi không biết có căn phòng nào cả.

Chàng quý tộc theo giáo phái Canvanh phác một cử chỉ tỏ vẻ khinh miệt. Cử chỉ ấy thu hút sự chú ý của viên đại uý đối với chàng.

- A! A! – gã thốt lên.

Gã đứng lên và cúi chào người tín đồ Canvanh với lễ độ kiểu cách rồi quay lại phía chàng thị đồng. Chàng tín đồ Canvanh đứng lên và như người Gatscông, lễ phép chàng đáp lại nhưng vẻ lạnh lung rồi quay đầu về phía tường. Viên đại uý rót rượu cho chàng thị đồng, người này nâng cao cốc trước khi rượu đầy một phần ba cốc, rồi viên đại uý nói tiếp:

- Theo ông nói, chàng trai trẻ ạ, ông phục vụ ngài thống chế Xanh Ăngđrê danh tiếng, người anh hùng ở Xêridôn và Răngty…Tôi đã dự cuộc hành quân tấn công Bulônhơ, chàng trai ạ, và tôi đã thấy những nỗ lực của ngài tìm cách xông vào vị trí ấy. A! Tôi tin chắc đấy là một con người không để mất danh hiệu thống chế của mình.

Đột nhiên, gã ngừng lời tỏ vẻ suy nghĩ rồi gã nói:

- Trời ơi! Nhưng tôi nghĩ tới điều này, tôi từ Gatscônhơ tới, tôi đã từ bỏ lâu đài của cha mẹ tôi để nhằm phục vụ một vị hoàng thân nổi tiếng hoặc một thủ lĩnh trứ danh nào đó. Chàng trai trẻ ạ, liệu trong nhà thống chế Xanh Ăngđrê có còn một chỗ nào để dung nạp một sĩ quan gan dạ như tôi không? Tôi sẽ không khó tính về lương bổng miễn là người ta không cho tôi những mụ già để giải trí, những đôi ủng mới dễ gãy thì tôi sẽ cố hết sức mình để làm tròn nhiệm vụ mà người ta giao phó cho tôi nhằm làm hài lòng vị chủ nhân của tôi.

- Chà! Thưa đại uý – Chàng thị đồng trẻ nói – ông thấy rõ là tôi hoàn toàn lấy làm tiếc, thực sự là như vậy, khốn thay, nhà ngài thống chế đã đủ người rồi, tuy thế tôi không chắc là ngài có thể chấp nhận sự cống hiến dễ thương của ông dù có muốn.

- Chán thật! Mặc ông ấy vì tôi có thể kiêu hãnh là một con người quý giá cho những ai dung nạp tôi. Giờ đây hãy coi như tôi đã không nói gì hết và chúng ta hãy uống đi.

Chàng thị đồng đã nâng cốc của mình tỏ sự đồng tình với viên đại uý bỗng bật dậy lắng tai nghe rồi đặt cốc lên bàn.

- Xin lỗi đai uý – chàng nói – tôi nghe có tiếng xe ngựa, mà xe ngựa thì hiện rất hiếm nên tôi tin rằng, không phải đoán mò mà là có thể khẳng định đó là cỗ xe của quận công Đờ Ghidơ, vậy xin ông cho phép tôi vắng mặt một lát.

- Xin cứ tự nhiên, ông bạn trẻ của tôi, xin cứ việc –viên đại uý nói với vể khoa trương- bổn phận trên hết.

Chàng thị đồng nói xin lỗi chẳng qua hoàn toàn vì phép lịch sự bởi vì ngay trước khi viên đại uý trả lời, chàng đã vội vàng chạy khỏi quán và biến mất ở góc đường.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 4: Những lữ khách

Viên đại uý lợi dụng sự vắng mặt của chàng thị đồng để suy nghĩ và vừa suy nghĩ vừa uống bình rượu vang đặt trước mặt. Uống hết bình thứ nhất, gã gọi bình thứ hai. Rồi như thể thiếu dong suy nghĩ hoặc do cách vận dụng tinh thần của gã không đầy đủ, thiếu sự khổ công, do thiếu thói quen làm việc này, viên đại uý liền quay sang chào người tín đồ giáo phái Canvanh với một vẻ lễ độ đáng mến và nói:

- Tôi tin chắc rằng, thưa ông, hình như tôi được chào một người đồng hương.

- Ông lầm rồi, thưa đại uý –Chàng trả lời người hỏi mình- Vì nếu tôi không nhầm thì ông là dân Gatscônhơ, còn tôi là dân Ănggumoa.

- A! Ông là người Ănggumoa à! – Viên thiếu uý reo lên ngạc nhiên và thán phục- Ở Ănggumoa! Thế đấy! Thế đấy! Thế đấy!

- Vâng, thưa đại uý, điều này làm ông hài lòng ư? Chàng tín đồ Canvanh hỏi.

- Tôi tin chắc như vậy! Tôi mong ông cho phép tôi có lời chúc mừng, ngợi ca: một xứ sở tuyệt đẹp, phong phú được chia cắt bởi những dòng sông kỳ thú; đàn ông ở đấy sáng chói lòng dũng cảm chứng minh là cố hoàng đế Frăngxoa đệ nhất; đàn bà ở đấy chói rực về tinh thần; cuối cùng tôi xin nói thật với ông rằng, thưa ông, nếu tôi không phải là dân Gatscônhơ thì tôi muốn được là người Ănggumoa.

Chàng quý tộc Ănggumoa nói:

- Thật quá vinh dự cho cái tỉnh khốn khổ của tôi, thưa ông và tôi không biết cảm ơn ông thế nào cho phải.

- Ồ! Không có gì dễ dàng hơn, thưa ông, dể chứng tỏ cho tôi chút ít sự chấp thuận mà ông muốn dành cho sự chân thành thô lỗ của tôi,xin ông vui lòng chàm cốc với tôi vì niềm vinh quang và sự thịnh vương của các đồng bào của ông.

- Rất vui lòng, thưa đại uý –chàng tín đồ Canvanh nói, vừa chuyển bình và cốc của chàng đặt lên góc bàn mà người Gatscônhơ ngồi đối diện và lí do vắng mặt của chàng thị đồng chỉ để lại vừa đủ một chỗ.

Sau khi nâng cốc chúc cho sự vẻ vang của những người con của Ănggumoa. Chàng quý tộc thuộc giáo phái Canvanh không thể tỏ ra thiếu lịch sự cũng nâng cốc chúc sự thịnh vượng và sự vẻ vang của những đứa con của Gatscônhơ. Rồi coi như đã đáp lễ xong người đã chúc mình, chàng quý tộc Ănggumoa cầm lại bình rượu và cốc của chàng chuẩn bị trở lại bàn mình.

- Ồ! Thưa ông - người Gatscônhơ nói - sự quen biết nhau ngưng quá sớm thế này sao, xin ông hãy vui lòng cho tôi được cạn bình rượu vang của ông tại bàn này.

- Tôi e làm ông khó chịu, thưa ông – Chàng tín đồ Canvanh nói lịch sự nhưng thờ ơ.

- Làm tôi khó chịu ư? Không bao giờ. Vả lại theo tôi thì sự làm quen tuyệt vời và hoàn hảo là tại bàn rượu. Thật hiếm khi không đủ ba cốc trong một bình rượu vang,có phải không ạ?

- Đúng thế, thưa ông, quả là hiếm – Chàng tín đồ Canvanh trả lời trong lúc cố đoán xem kẻ đối thoại với mình muốn đạt tới điều gì.

- Nào, chúng ta hãy chúc sức khoẻ mỗi người bằng một cốc rượu vang nhé. Ông đồng ý với tôi là chúc mỗi lần bằng một cốc chứ?

- Tôi đồng ý với ông, thưa ông.

- Khi ta đã cùng lúc đồng tình và tự đáy lòng mình chúc sức khoẻ cho ba người thì đấy là ta cho trí tuệ, chính kiến và các nguyên tắc tương tự chứ?

- Có sự đúng đắn trong những điều ông vừa nói thưa ông.

- Đúng đắn! Đúng đắn! Ông nói là có sự đúng đắn chứ, ôi máu Chúa! Đó là sự thật trong sáng đấy.

Rồi gã mỉm cười duyên dáng nhất:

- Để mở đầu sự quen biết nhau, thưa ông, và để làm sáng tỏ sự tương đồng chính kiến của chúng ta, ông hãy cho phép tôi được đề nghị với ông chúc sức khoẻ vị đại thần Môngmôrăngxi.

Chàng quý tộc do tin cậy đã nâng cốc lên, mặt mày rạng rỡ nhưng sầm ngay mặt, đặt cốc lên bàn.

- Xin ông thứ lỗi cho tôi, thưa ông – Chàng nói – nhưng với con người này thì tôi không thể làm ông vừa lòng được. Ông Môngmôrăngxi là kẻ thù của cá nhân tôi.

- Kẻ thù của riêng ông à?

- Làm sao một con người ở địa vị của ông ta lại có thể trở thành một con người ở vào vị trí của tôi được, cũng vì vậy, kẻ lớn có thể là kẻ thù của kẻ bé.

- Kẻ thù của cá nhân ông ư? Trong trường hợp này, vào giờ này, ông ta cũng trở thành kẻ thù của tôi. Vả lại tôi thú thật với ông rằng tôi không hề quen biết ông ta chút nào, vì đối với ông ta, tôi không có mối thiện cảm sâu sắc. Tai tiếng xấu xa, bủn xỉn, cau có, dâm ô, vùng vẫy như một kẻ ngốc, hãy coi là một kẻ dại khờ. Ma đưa quỷ dắt thế nào mà tôi lại có ý định mời ông một lời chúc như vậy nhỉ? Vậy cho phép tôi được chuộc lại bằng một đề nghĩ khác với ông. Về thống chế Xanh Ăngđrê nhé!

- Chắc chắn lời đề nghị của ông đưa ra không đúng lúc rồi, ông đại uý ạ- chàng quý tộc tín đồ Canvanh trả lời về vấn đề thống chế Xanh Ăngđrê cũng vẫn nội dung đã nói đầy đủ về viên đại thần – Tôi không nâng cốc chúc sức khoẻ một người mà tôi không ưa thích, một con người sẵn sàng làm tất cả vì danh vọng hoặc tiền bạc, một con người sẽ bán cả vợ và con gái lão như đã bán lương tâm lão nếu người ta trả cho lão về việc này cũng bằng cái giá ấy.

- Ôi! Trời ơi! Ông nói gì với tôi thế? - người Gatscông kêu lên - Thế nào! Sao tôi lại muốn nâng cốc chúc sức khoẻ một người như vậy nhỉ?... Quái quỷ ở đâu mà mi lại có ý nghĩ như vậy hỡi tên đại uý này? - Người Gatscông nói tiếp, tự xỉ vả mình –A! Ông bạn, nếu bạn muốn giữ danh tiếng của những con người trung thực thì ta không nên chúc rượu như thế này nữa.

Rồi đổi giọng, gã nói với chàng tín đồ Canvanh:

- Thưa ông, kể từ lúc này tôi nhìn nhận thống chế Xanh Ăngđrê cũng cùng một sự khinh miệt như bản thân ông đối với ông ấy. Và không để ông có ý nghĩ sai lầm mà tôi đã mắc phải, tôi xin đề nghị với ông lần chúc sức khoẻ thứ ba với người mà tôi mong rằng ông không có chuyện gì để phản đối cả.

- Về ai? Thưa đại uý.

- Nâng cốc chúc sức khoẻ Frăngxoa-đờ-Lore danh tiếng, quận công Đờ Ghidơ! Người bảo vệ thành Medơ, người chiến thắng ở Cale! Người phục thù ở Xanh Căngtanh và Gravơlin! Người sửa chữa những sự ngộ nhận về viên đại thần Môngmôrăngxi và về thống chế Xanh Ăngđrê chứ? Ái chà!

Chàng trai tái mặt nói:

- Đại uý ạ, ông chơi xấu tôi đấy vì tôi đã có lời nguyền.

- Lời nguyền nào,thưa ông? Và xin ông hãy tin rằng nếu tôi có thể góp sức vào việc thực hiện lời nguyền ấy…

- Tôi đã thề rằng: con người mà ông đề nghị tôi nâng cốc chúc sức khoẻ sẽ chết bằng chính tay tôi.

- Thật tội nghiệp! Người Gatscông kêu lên – Ông làm gì vậy? Thưa ông.

Chàng tín đồ Canvanh nói:

- Thưa ông, cuộc thử nghiệm đã xong, ba sức khoẻ đã được chúc và chúng ta tỏ ra không cùng ý kiến về những con người ấy; sẽ đáng ngại nếu chúng ta muốn đạt được việc này theo các nguyên tắc thì sẽ càng tồi tệ hơn đấy.

- Ủa! Lạy Chúa vĩ đại! Thật không minh bạch thưa ông, với những người muốn làm để cùng chúng ý tưởng với nhau lại đã bị lầm lạc về những con người mà họ không hề quen biết, bởi vì chính tôi không hề quen biết quận công Đờ Ghidơ, cả thống chế Xanh Ăngđrê, cả lão đại thần Môngmôrăngxi; xin hãy côi tôi bất cẩn vì đã định nâng cốc chúc ba con quỷ: Satăng, Luyxife và Atstarôt; ông đã làm cho tôi nhận ra rằng đến lần chúc thứ ba, tôi đã mất trí: tôi xin nhanh chóng rút lui. Vậy là tôi nay đã ở điểm xuất phát và cốc rượu của chúng ta hãy còn đầy thì nào, nếu ông vui lòng thì chúng ta hãy nâng cốc chúng mừng sức khoẻ của mình chúng ta thôi: Cầu Chúa hãy phù hộ cho ông sống lâu và vinh quang thưa ông! Đây là lời tôi cầu xin Người tự đáy lòng mình.

- lời nói thật quá lịch thiệp, lẽ nào tôi lại có thể khước từ ông được, thưa đại uý.

Lần này, người Ănggumoa uống cạn cốc của mình theo gương viên đại uý cũng đã cạn chén của gã.

- Vậy là việc đã hoàn tất - Người Gatscông chéo miệng nói – và chúng ta đã đồng lòng một cách tuyệt vời, vậy thì kể từ hôm nay, thưa ông, ông có thể trông cậy ở tôi như một người bạn trung thành nhất.

- Tôi cũng sẵn sàng tuân theo ý ông, thưa đại uý - Người theo phái Canvanh trả lời một cách lịch thiệp thông thường.

- Còn về phần tôi - Người Gatscông nói tiếp – tôi xin nói thêm là tôi chờ dịp để phục vụ ông.

- Tôi cũng vậy - Người Ăng-gumoa trả lời.

- Rất chân tình chứ, thưa ông quý tộc.

- Rất chân tình, thưa đại uý.

- Thế thì cơ hội mà ông tìm kiếm ban ân cho tôi, tôi tin rằng ông đã tìm ra rồi.

- Lẽ nào tôi lại có được diễm phúc ấy.

- Xin thề trước Chúa! Có đấy, hoặc tôi quá lầm hoặc ông đã có nó trong tay rồi.

- Vậy ông hãy nói đi.

- Sự việc là thế này: tôi từ Gatscông tới, tôi đã từ bỏ lâu đài của cha mẹ tôi là nơi tôi được vỗ béo trông thấy một cách đáng thương. Ông thợ cạo của tôi khuyên tôi nên làm việc và tôi đến Pari với ý định làm một việc hữu ích. Tất nhiên tôi đã chọn cuộc đời binh nghiệp. Liệu ông có biết ở Ăng-gumoa có vị trí nào tốt đẹp mà một chàng trai Gatscông có thể đảm đương miễn là người ta không đem cho hắn những mụ gái già để giải khuây và những đôi ủng mới dễ gãy không? Tôi dám tự hào trong trường hợp này tôi sẽ làm tròn xuất sắc mọi nhiệm vụ mà người ta giao cho tôi.

- Tôi mong muốn như thế - Người Ăng-gumoa trả lời- nhưng cũng rủi thay, tôi đã rời bỏ xứ sở tôi khi tôi còn quá non trẻ, và không quen biết được một ai ở đấy cả.

- Ý Thánh Cha cả thôi! Thưa ông, ông thấy tôi đây là kẻ hoàn toàn khốn khổ, nhưng tôi nghĩ rằng, thưa ông quý tộc, có lẽ ông quen biết một ai đó ở tỉnh khác, tôi không yêu cầu phải là Ăng-gumoa là nơi mà người ta quả quyết đó là một xứ cuồng nhiệt; hoặc giả có một lãnh chúa đức độ dòng dõi cao quý để ông có thể tiến cử tôi với ngài đó được chăng? Cũng chẳng cần ông ấy hoàn toàn đức độ vì tôi sẽ làm vừa lòng ông ấy miền là Chúa ban phát cho ông ấy lòng dũng cảm vù việc Người khước từ ông ấy về đức hạnh.

- Tôi rất tiếc, thưa đại uý, Tôi không thể giúp được chút gì cho một con người dễ dãi như ông; còn tôi là một người quý tộc cũng khốn khổ như ông mà thôi, tôi còn có một người em mà tôi đã không biết làm thế nào cho nó sống được bằng tiền lương dư bổng của tôi hoặc tiền dư ngân khoản của tôi.

- Thật mắc dịch! Người Gatscông kêu lên, rõ ràng là gã rất tức giận – Nhưng đúng theo dự định, thưa ông quý tộc tộc của tôi – Viên đại uý đứng lên nói tiếp, vừa thắt lại đoản kiếm của gã – Xin thề danh dự, tôi vẫn biết ơn ông.

Rồi gã chào người tín đồ Canvanh. Chàng chào đáp lại rồi lấy bình rượu và cốc của mình trở lại chỗ ngồi ban đầu của chàng.

Vả lại, cỗ xe ngựa tới tác động tới mỗi nhân vật một thái độ khác nhau trong khung cảnh này.

Chúng ta thấy chàng quý tộc Ăng-gumoa trở lại chỗ ngồi ban đầu cho phép chàng quay lưng ra cửa.

Viên đại uý Gatscông đứng thật thích hợp với vị trí con thứ của gia đình trước những nhân vật cao quý đã được chàng thị đồng báo trước; cuối cùng chủ quán và vợ gã vội nhào ra cửa để sẵn sàng phục vụ theo đòi hỏi của những người khách đã đem tới cho họ vận may.

Chàng thị đồng tránh để quần áo vấy bùn do tiếp xúc với con đường lầy lội, đứng ở bậc thứ ba của cỗ xe ngựa, nhảy xuống đất và mở cửa xe.Một người có bộ mặt quyền thế mang vết sẹo rộng ở má bước xuống đầu tiên.

Đó là Frăngxoa đờ Loren tức quận công Đờ Ghidơ được mệnh danh là Balafrê kể từ khi ông nhận được vết thương khủng khiếp ở Cale. Ông đeo một dải băng trắng có tua viền thêu hoa huệ vàng là huy hiệu cấp bậc thiếu tướng trong quân đội hoàng gia.

Tóc ông cắt ngắn và trải chuốt, đầu đội mũ nhung đen có cài lông vũ trắng là mốt của thời này, mình mặc áo chẽn màu ngọc xám và bạc là những màu được ưa chuộng, đoạn vải kết trên vai áo và áo choàng mau nhung đỏ tía, chân đi ủng cao có thể kéo lên đùi cao hoặc bẻ gập xuống dưới đầu gối.

Ông nói khi đặt chân vào giữa những vũng nước loang loáng trước cửa quán:

- Thựa sự là một cơn hồng thuỷ.

Rồi ông trở lại cỗ xe nghiêng người vào trong; nói tiếp:

- Này Xaclôttơ thân mến, tiểu thư không thể đặt đôi bàn chân xinh đẹp của mình vào đám bùn ghê tởm này đâu.

- Thưa ngài thống chế thân mến - Quận công nói tiếp – ngài vui lòng cho phép tôi bé con gái ngài trong vòng tay của tôi chứ? Điều này làm tôi trẻ lại được mười bốn tuổi đấy, bởi vì cách đây cũng mười bốn năm, cô gái xinh đẹp của tôi ạ, tôi đã bế cô từ nôi ra như thế này đây. Nào, con bồ câu xinh xắn – Ông nói tiếp – hãy ra khỏi ổ của cô nào.

Bế thiếu nữ trong vòng tay, chỉ ba bước chân ông đã đặt cô gái trong phòng.

Danh hiệu bồ câu mà ngài quận công tao nhã Đờ Ghidơ tặng cô gái nhỏ mà ông muốn trở thành con dâu ông không chút nào lạm ngôn: thật vậy, ta không thể thấy mọt con chim nào trắng hơn, ẻo lả và xinh xắn hơn thiếu nữ mà ngài quận công bế trên tay và đặt trên nền nhà ẩm ướt của quán trọ.

Người thứ ba bước xuống, nói đúng hơn là đang tìm cách bước xuống khỏi cỗ xe ngựa là thống chế Xanh Ăngđrê. Ông gọi chàng thị đồng của ông nhưng dù anh chàng chỉ đứng cách ông vừa đúng ba bước chân vẫn không nghe thấy tiếng ông gọi.

- Giắc! Giắc! – Ngài thống chế nhắc lại – Chà chà! Người lại đây cơ mà, cái thằng nhỏ kì cục này!

- Có tôi đây! – Chàng thị đồng trẻ vội vàng quay ngoắt lại – Tôi đây, thưa ngài thống chế.

- Bực thật! – Ông nói – Ta đã thấy rõ ngươi ở đấy rồi, nhưng không phải chỗ ngươi đứng đấy, đồ thô bỉ! Ở đây cơ, duới bậc xe này chứ, thằng nhỏ kì cục! Ái chà, Chậc, sấm với sét!

Chàng thị đồng bàng hoàng nói, vừa giơ vai cho chủ:

- Xin ngài thống chế tha lỗi.

- Hãy vịn vào tôi thưa ngài thống chế- Quận công nói đồng thời chìa cánh tay cho kẻ bị phong thấp.

Ngài thống chế được hưởng phép này và được hai người đến dìu đỡ, đến lượt ngài bước vào quán.

Vào thời điểm này, đây là một người đàn ông trạc năm mươi mốt tuổi, má hồng hào hơi tái đi trong lúc ông bực bội, bộ râu hung nâu, tóc hoe vàng, mắt xanh, thoạt nhìn nếu chúng ta hình dung đến nơi nào gặp ông trước đây mươi, mười hai năm thì thống chế Xanh Ăngđrê hẳn là một kỵ sĩ đẹp trai vào bậc nhất thời đó.

Ông có vẻ hơi mệt mỏi đến ngồi vào chiếc ghế bành nhồi rơm hầu như đợi sẵn ông ở góc lò sưởi, tức là góc đối diện với góc mà viên đại uý Gatscông và chàng quý tộc Ăng-gumoa đang ngồi. Ông quận công chỉ cho tiểu thư Xaclôttơ Đờ Xanh Ăngđrê chiếc ghế tựa nhồi rơm mà chúng ta đã thấy chủ quán ngồi chạng háng ở phần đầu chương trước,còn ông hài lòng với chiếc ghế đẩu; ông ra hiệu cho chủ quán đốt to lò sưởi vì dẫu đang giữ mùa hè thì lửa vẫn cần thiết để chống lại sự ẩm ướt.

Lúc này, mưa lại mạnh lên và đổ xuống thật dữ dội làm nước bắt đầu tràn vào quán qua chiếc cửa mở như tràn qua một đoạn đê vỡ hoặc qua một cửa đập mà người ta quên không đóng lại.

- Này chủ quán – Ngài thống chế quát – Hãy đóng cửa lại! Ông muốn chúng ta chết chìm ngay hả?

Chủ quán trao bó củi gã đang ôm cho vợ gã chăm lo việc đốt lửa liên tục còn gã chạy đến cửa để thi hành lệnh của ngài thống chế. Đúng lúc gã dùng hết sức để khép cánh cửa xoay trên bản lề thì nghe thấy tiếng vó ngựa phi nhanh trên đường.

Con người đáng trọng này vì thế dừng lại, sợ rằng lữ khách thấy cửa quán đóng sẽ không biết là quán đã đầy người hay còn vắng vẻ và giả thiết nào thì khách cũng bỏ đi nơi khác mất. Gã ghé đầu qua cửa mở hé nói:

- Xin thứ lỗi, thưa tôn ông, tôi tin răng ngài là một vị khách đến nhà tôi.

Thật vậy, một kị sỹ dừng lại trước quán, nhảy khỏi lưng ngựa xuống đất và ném dây cương cho chủ quán và nói:

- Ông hãy dắt con ngựa này vào chuồng và đừng hà tiện với nó về cám và lúc mạch đấy nhé.

Bức nhanh vào trong quán lúc này chưa có ánh sáng lửa, ông lắc mạnh chiếc mũ đẫm nước mưa, không chú ý tới việc ông đã vung nước vào tất cả mọi người trong phòng. Nạn nhân đầu tiên của trận mưa rào này là quận công Đờ Ghidơ khiến ông này vụt đứng dậy, nhảy một bước đến bên khách lạ, kêu lên:

- Chà, cái ông kì quặc này, ông không thể chú ý tới việc ông làm hử?

Nghe thấy tiếng rầy la ấy, người mới đến quay lại và trong lúc xoay mình đã nhanh như cắt cầm kiếm trong tay.

Chắc chắn ông Đờ Ghidơ đã phải trả giá đắt về cái từ mà ông đã dùng chào người khách lạ, mặc dầu trước lưỡi kiếm, ông không lùi bước trước người này.

- Thế nào, hoàng thân, chính là ông đấy à? – Ông nói.

Người mà quận công Đờ Ghidơ vừa chào với tước vị hoàng thân chỉ cần liếc mắt nhìn người chỉ huy nổi tiếng vùng Loren đến lượt mình nhân ra người ấy.

- Vâng, đúng là tôi thưa ông quận công – Ông trả lời và tỏ vẻ ngạc nhiên thấy ông này ở trong cái quán tối tăm và ông này thì cũng ngạc nhiên thấy ông vào đây.

Rồi ông nghiêng mình.

- Tôi thành thật xin lỗi Điện hạ.

- Không hề gì,quận công ạ - Người đến sau vui vẻ nói dễ dãi và cao thượng theo thói quen – Sao ngẫu nhiên ông lại ở đây, tôi ngỡ là ông đang ở mảnh đất Năngtơi của ông cơ đấy?

- Đúng là tôi đến đấy, thưa hoàng thân.

- Qua đường Xanh Đơnit phải không?

- Chúng tôi rẽ vào Giơnetxơ để tiện thể xem lễ hội Lăngđi.

- Ông ư? Thưa quận công. Với tôi mà sự phù phiếm đã trở thành nổi tiếng, tôi cũng qua đó nhờ các bạn tôi. Nhưng ngài quận công nghiêm khắc và khắt khe Đờ Ghidơ sao lại chuyển hướng đường đi của mình để xem một lễ hội của học sinh…

- Tôi không hề có chút ý nghĩ nào như thế, thưa hoàng thân. Tôi quay lại với ngài thống chế Xanh Ăngđrê và con gái ông là con đỡ đầu của tôi, Xaclôttơ là một cô bé đỏng đảnh muốn xem lễ hội Lăngđi ra sao nhưng bất chợt gặp mưa nên chúng tôi vào đây.

- Vậy là ngài thống chế cũng ở đây ư?

- Ngài đây, quận công vừa nói vừa chỉ vào một người trong hai người mà hoàng thân nhìn thấy lờ mờ hình dáng trong nhóm nhưng không phân biệt nổi nét mặt.

Thống chế tỳ tay vào ghế bành cố đứng lên.

- Thưa ngài thống chế - Hoàng thân lại gần ông nói – xin ngài thưa lỗi cho tôi đã không nhận ra ngài, nhưng ngoài cái phòng này tối như căn hầm, nói đúng hơn là căn hầm này tối hơn nhà ngục, tôi thực sự bị mờ mắt vì mưa làm cho tôi cũng như ông quận công đây lầm lẫn một nhà quý tộc với một người tiện dân. May thay, thưa tiểu thư – Hoàng thân quay sang thiếu nữ nhìn ngưỡng mộ, nói tiếp – may mắn thay, tôi đã dần dần nhìn rõ và tôi thất sự rầu lòng tiếc cho những kẻ mù vì họ không thể chiêm ngưỡng một bộ mặt kiều diễm như dung nhan tiểu thư.

Lời ca tụng đột ngột này làm thiếu nữ đỏ mặt. Nàng ngước mắt nhìn người vừa nói với nàng những lời tán dương đầu tiên mà nàng có thể tiếp nhận nhưng nàng lập tức cụp mắt xuống, loá mắt bởi ánh mắt sáng rực của hoàng thân nhìn nàng.

Chúng ta không rõ cảm nghĩ của nàng ra sao nhưng chắc chắn tràn đầy dịu dàng và duyên dáng bởi vì rất khó cho một thiếu nữ mười bốn tuổi ngưng nhìn vào bộ mặt nào rạng rỡ hơn bộ mặt người kị sĩ hai mươi chín tuổi này mà người ta gọi là hoàng thân và chào với tước vị Điện hạ.

Thật thế, đây là một kỵ sĩ hoàn hảo như Lui Buôcbông đệ nhất, hoàng thân Côngđê.

Sinh ngày 7-5-1530, như chúng tôi đã nói về ông, ông vừa tròn ba mươi tuổi vào thời điểm bắt đầu câu chuyện này.

Ông đúng là nhỏ người hơn và cao lớn nhưng hoàng thân cân đối ưa nhìn. Tóc ông màu hạt dẻ, cắt ngắn, phủ bóng hai thái dương láng bóng mà một nhà não tướng học ở thời đại chúng ta tìm thấy ở đấy những u thông minh và siêu phàm. Mắt ông xanh màu ngọc lưu ly mang vẻ dịu dàng và âu yếm khôn tả nếu đôi lông mày rậm làm bộ mặt hơi rắn rỏi và bộ râu hung cũng dịu hơn thì ta đã coi hoàng thân là một học sinh đẹp trai, mới ra khỏi thánh hội mẫu giáo; tuy nhiên đôi khi đôi mắt dễ thương trong veo như nhìn bầu trời xanh ấy đã in dấu một vẻ cương nghị dữ dội thì qua ý tưởng của thời đại ấy ta có thể so sánh con mắt ấy như một dòng sông hiền hoà khi ánh mặt trời chiếu sáng và đáng lo ngại khi bão tố làm xáo động. Tóm lại là trên bộ mặt ông mang tính cách vượt trội có nghĩa là lòng dũng cảm và khao khát yêu đương được đẩy lên ở mức độ cao.

Trong lúc ấy, do cửa đóng và lửa cháy trong lò sưởi, gian phòng của quán sáng lên những ánh ma quái, soi tỏ hai nhóm người, một ở góc phải, một ở góc trái một cách khác nhau và thường biến đổi, hơn nữa, những tia sáng lọt qua những khe hở bên trên thỉnh thoảng lại lướt qua các bộ mặt những ánh xanh làm cho những người trẻ nhất và có sinh khí nhất mang những sắc thái của những sinh vật ở một thế giới khác.

Cảm nghĩ ấy đến mức lan cả sang chủ quán, gã cho rằng đêm đến từ lâu mặc dầu mới bảy giờ tối, gã bèn thắp một ngọn đèn đặt lên nóc lò sưởi, bên trên nhóm hoàng thân Côngđê, quận công Đờ Ghidơ, thống chế Xanh Ăngđrê và cô con gái ông.

Mưa không ngớt lại còn mạnh hơn vì thế không ai nghĩ tới rời quán; kèm theo mưa còn là cơn gió khủng khiếp từ sông thổi vào làm cho các cánh cửa chớp va đập vào tường và ngay cả quán cũng rung bần bật từ mái đến chân.

Muốn cho xe ngựa đi trên đường thì nó cũng không cưỡng nổi mà sẽ bị giông bão cướp đi cả thùng xe lẫn ngựa. Vậy là các vị khách đi đường quyết định nghỉ lại quán chừng nào giông tố còn kéo dài.

Đột nhiên, giữa tiếng náo động của các yếu tố; cơn mưa xối xả trên đầu, các viên ngói bị bóc khỏi mái và rơi xuống đất vỡ ra, người ta nghe thấy có tiếng gõ cửa và một giọng rền rĩ mà âm sắc mỗi lần nhắc lại yếu dần đi.

- Xin hãy mở cửa! Nhân danh Chúa, làm ơn mở cửa!

Nghe tiếng đập cửa, chủ quán ngỡ có thêm một vị khách mới liền lao ra mở cửa nhưng nhận ra giọng nói, gã liền dừng lại ngay giữa phòng và lắc đầu:

- Mụ nhầm cửa rồi, mụ phù thủy già ạ. Đây không phải là nơi cần gõ cửa nếu mụ muốn người ta mở cửa cho mụ.

- Làm ơn mở cửa, ông chủ quán ơi - Vẫn tiếng than vãn ấy nhắc lại - thật có tội để một người già khốn khổ đứng ở ngoài trời thế này.

- Hãy quay cán chổi của mụ đi hướng khác, hỡi vợ chưa cưới quỷ! - Chủ quán trả lời vọng qua cửa sổ - Ở đây đã có cả một đại hội quá nổi tiếng đối với mụ rồi.

Hoàng thân Đờ Côngđê tức giận trước thái độ tàn nhẫn của chủ quán liền hỏi:

- Tại sao ngươi không mở cửa cho người đàn bà khốn khổ kia?

- Vì đây là một mụ phù thủy thưa Điện hạ, mụ phù thuỷ Ăngđili, một mụ già khốn kiếp mà ta cần thiêu sống ở giữa cánh bãi Xanh Đơnit để răn đe vì mụ chỉ mơ tới những vết thương và những khối u bướu, chỉ tiên đoán rặt mưa, mưa đá và sấm sét. Tôi tin chắc là mụ đã trả thù vài nông dân nào đó và chính mụ là nguyên nhân của cái thời tiết chó má này.

- Phù thuỷ hay không – Hoàng thân nói – này, hãy mở cửa cho người ấy. Không được phép để một con người ngoài cửa trong cơn giông tố như thế này.

- Vì Điện hạ muốn như vậy - Chủ quán nói – tôi sẽ đi mở cửa cho mụ già tà đạo này nhưng tôi mong rằng Điện hạ sẽ không ân hận về việc này vì mụ qua đâu là bất hạnh tới đó.

Chủ quán dù kinh tởm vẫn buộc phải tuân theo lời hoàng thân ra mở cửa và ta thấy lọt vào,nói đúng hơn là ngã vào một mụ già tóc xám lưa thưa và rối bù, mặc chiếc áo dài len đỏ hoàn toàn xác xơ và một tấm áo choàng lớn cùng tình trạng như chiếc áo dài, trùng xuống tận gót.

Hoàng thân Côngđê tiến lên, dáng vẻ một ông hoàng, nâng mụ phù thuỷ dậy vì ông có một tấm lòng tốt nhất trên đời. Nhưng chủ quán xen vào, ấn mụ phù thuỷ gập người vào đùi mụ.

- Hãy cảm ơn ngài hoàng thân Đờ Côngđê đi, mụ phù thuỷ, bởi vì không có ngài thì… vì điều tốt lành của thành phố và các vùng lân cận, mụ hãy tin chắc rằng ta sẽ để mụ vỡ sọ ngoài cửa.

Hoàng thân nhìn kẻ khốn khổ, lòng đầy trắc ẩn, ông nói:

- Chủ quán, một bình rượu vang mà là loại ngon nhất của ông cho người đàn bà khốn khó này. Hãy uống một chút, bà lão, cái đó làm bà ấm người lên đấy.

Mụ già đến ngồi trước một bàn kê ở cuối phòng, như vậy mụ ngồi đối diên với cửa ra vào, bên phải là nhóm các hoàng thân, thống chế Xanh Ăngđrê và con gái ông, bên trái là viên đại uý Gatscông, chàng quý tộc Ăng-gumoa và chàng thị đồng trẻ tuổi.

Chàng quý tộc Ăng-gumoa lại chìm đắm trong cơn mơ màng. Chàng thị đồng trẻ thì bị choáng ngợp trong việc chiêm ngưỡng những nét duyên dáng của tiểu thư Xanh Ăngđrê. Chỉ viên đại uý Gatscông hoàn toàn tự do suy tưởng, gã nghĩ rằng mụ già chỉ hoàn toàn phù thuỷ ở phần thứ mười những điều mà gã chủ quán gán cho mụ, nhưng đó luôn luôn là ánh sáng dẫn bước gã tìm kiếm cái điều kiện mà gã đã thông báo cho chàng quý tộc Ăng-gumoa và chàng thị đồng trẻ nhưng những người này lại không thể cho gã một tín hiệu nào.

Vậy là gã bước qua chiếc ghế dài đến đứng trước mặt mụ phù thuỷ vừa uống xong cốc rượu vang đầu với vẻ thoả mãn rõ rệt. Hai chân doãng ra, bàn tay đặt trên đốc kiếm, đầu cúi xuống ngực, vừa mềm mỏng,vừa lì lợm, gã nhìn người đàn bà:

- Này mụ phù thuỷ! - Liệu mụ có thật sự đoán định trước được tương lai không?

- Với sự phù hộ của Thượng đế, thưa ông đôi khi được ạ.

- Liệu mụ có lấy được cho ta một quẻ bói không?

- Tôi sẽ thử xem nếu điều đó là ý muốn của ông?

- Đó là ý muốn của tôi.

- Vậy tôi xin tuân lệnh ông.

- Này, bàn tay tôi đây; hẳn mụ đoán đọc trong lòng bàn tay như cả bọn du thủ du thực của mụ phải không?

- Vâng, đúng thế.

Mụ phù thuỷ bằng đôi tay xương xẩu và đen xì nắm lấy bàn tay viên đại uý hầu như cũng khô và đen như bàn tay mụ.

- Ông muốn tôi nói gì trước với ông đây? - Mụ hỏi.

- Tôi muốn trước hết mụ nói cho tôi biết liệu tôi có làm nên sự nghiệp được không?

Mụ phù thuỷ xem xét hồi lâu bàn tay người Gatscông.

Người này sốt ruột không thấy mụ phù thuỷ cho biết những lời đoán định bèn ngẩng đầu, vẻ nghi ngờ:

- Ma quỷ thế nào mà mụ lại có thể đọc được trong bàn tay một người đàn ông để biết người ấy có làm nên sự nghiệp được chứ?- Gã hỏi.

- Ồ! Rất dễ thưa ông, chỉ có điều đó là bí mật cả tôi.

- Nào, hãy xem sự bí mật của mụ?

- Nếu tôi nói với ông điều đó, ông đại uý ạ - Mụ phù thuỷ trả lời – thì điều đó không còn là bí mật của tôi nữa mà là của ông rồi.

- Mụ có lý, mụ hãy giữ lấy nó nhưng hãy nhanh lên! Mụ cù bàn tay ta, mụ du thực ạ, ta không thích những gái già gãi gãi bàn tay ta.

- Ông sẽ làm nên sự nghiệp, ông đại uý ạ.

- Đúng thế chứ mụ phù thuỷ.

- Xin thề trước Thánh giá.

- Ôi, trời ơi! Tin tốt lành làm sao! Và mụ tin rằng điều này sẽ đến sớm chứ?

- Trong vài năm nữa thôi.

- Quỷ tha ma bắt! Ta muốn nhanh hơn nữa kia, ví dụ trong vài ngày thôi.

- Tôi có thể nói kết quả là các sự kiện nhưng không thể thúc chúng đi nhanh hơn được.

- Điều đó có đem lại cho ta nhiều nỗi cực nhọc không?

- Không, nhưng điều đó có thể gây ra nhiều khổ cực cho những người khác.

- Mụ muốn nói gì?

- Tôi muốn nói rằng ông có tham vọng, ông đại uý ạ.

- A! Xin thề trước thánh giá của Chúa! Đó là sự thật, mụ du thực ạ.

- Thế thì, để tiến tới những mục đích của ông, mọi con đướng sẽ tốt đẹp đối với ông.

- Phải, hãy chỉ cho ta một con đường thôi mà ta phải theo rồi mụ sẽ thấy.

- Ồ! Tự bản thân ông sẽ giành lấy nhưng thật khùng khiếp đấy!

- Còn ta sẽ trở nên thế nào khi theo con đường khủng khiếp ấy?

- Ông sẽ thành kẻ sát nhân, ông đại uý ạ.

- Ôi máu Chúa! - người Gatscông kêu lên- Mụ chỉ là đồ thối thây và mụ chỉ có thể lấy số tử vi của mụ cho những kẻ khá ngu ngốc để đi tin vào những chuyện ấy.

Rồi ném cho mụ giá cái nhìn phẫn nộ,gã trở lại bàn ngồi và làu bàu:

- Sát nhân! Ta ư?... Hãy nhớ lấy, mụ phù thuỷ ạ, mong rằng điều đó sẽ chỉ là một giấc ngủ dài.

Tiểu thư Xaclôttơ đã theo dõi thủ đoạn của viên đại uý và tai nàng căng ra vì sự tò mò của tuổi mười bốn, đã không bỏ sót một lời nào trong cuộc đối thoại giữa người Gatscông và mụ phù thuỷ liền hỏi với chàng thị đồng trẻ:

- Giắc, nay đến lượt ông lấy số tử vi của ông đi, việc này làm tôi thích thú đấy Giắc!

Người trẻ tuổi được gọi lần thứ hai với cái tên Giắc không phải ai khác mà là chàng thị đồng liền đứng lên không hề có ý kiến với thái độ nhanh nhảu của sự tuân thủ tuyệt đối, chàng đến gần mụ phù thuỷ:

- Tay tôi đây bà già tốt bụng ạ - Chàng nói – bà có vui lòng đoán cho tôi một quẻ như bà vừa đoán cho ông đại uý không.

- Rất sẵn sàng, chú nhỏ tốt bụng của tôi - Mụ nói.

Và nắm lấy bàn tay trắng như tay phụ nữ mà chàng trai giơ ra, mụ lắc đầu:

- Này bà lão –Chàng thị đồng hỏi – bà không thấy điều gì trong bàn tay này phải không?

- Chàng sẽ khổ sở, chàng ạ.

- A! Giắc tội nghiệp - thiếu nữ là kẻ đã gợi ra chuyện bói toán nửa giễu cợt, nửa âu lo.

Chàng trai mỉm cười u uất, miệng lẩm bẩm:

- Ta sẽ không khổ mà đang khổ.

- Chính tình yêu sẽ gây cho chàng mọi nỗi bất hạnh - Mụ già nói tiếp.

- Chí ít là tôi sẽ chết non hử?- Chàng thị đồng tiếp lời.

- Than ôi! Vâng, chú nhỏ tội nghiệp của tôi, vào hai mươi bốn tuổi.

- Càng hay!

- Thế nào, Giắc, càng hay sao?... Ông nói gì thế?

- Vì tôi phải khổ sở thì sống để làm gì? Chàng trai đáp – Ít ra thì tôi sẽ chết trên chiến trường chứ?

- Không.

- Trong giường tôi ư?

- Không.

- Do tai nạn phải không?

- Không.

- Vậy tôi sẽ chết như thế nào? bà lão.

- Tôi không thể nói chính xác với chàng rằng chàng sẽ chết như thế nào nhưng tôi có thể nói cho chàng biết nguyên nhân về cái chết của chàng.

- Vậy nguyên nhân ấy là gì?

Mụ già hạ thấp giọng:

- Chàng sẽ là kẻ sát nhân.

Chàng trai tái mặt như thể sự kiện được tiên đoán đã xảy ra rồi. Trở lại chỗ ngồi của mình, chàng cúi đầu:

- Cảm ơn bà lão – Chàng nói – mong rằng điều đã định đoạt đượt hoàn tất.

- Này – Viên đại uý hỏi chàng thị đồng: “con mụ giá bị đày đoạ ấy nói gì với ông thế, chàng trai công tử bột của tôi”.

- Tôi không thể nhắc lại điều gì, thưa ngài – chàng trả lời.

Viên đại uý liền quay sang người Ăng-gumoa:

- Này ông quý tộc trung thực của tôi – Gã nói – ông không tò mò ư? Cả ông nữa, hãy thử xem số phận ra sao? Hãy xem đi, dù đúng sai, tốt xấu thì một lời tiên đoán luôn làm thời gian trôi đi chốc lát.

- Xin ông thứ lỗi cho tôi – Chàng quý tộc hầu như đột nhiên thoát khỏi cơn mơ màng trả lời – trái lại tôi có vài điều quan trọng muốn hỏi người đàn bà này.

Rồi đứng dậy, chàng đi thẳng tới chỗ mụ phù thuỷ với cử chỉ dứt khoát tỏ rõ ở chàng có sức mạnh và sự kiên trì của ý chí.

- Bà lão phù thuỷ - Chàng trầm giọng nói vừa chìa một bàn tay gân guốc ra - liệu tôi có thành công trong công việc tôi muốn thực hiện không?

Mụ phù thuỷ nắm lấy bàn tay của người giơ ra cho mụ, sau khi nhìn một giây, mụ buông bàn tay người ấy ra vẻ kinh sợ:

- Ôi! Vâng - Mụ nói – ông sẽ thành công vì nỗi bất hạnh của ông.

- Thật tôi sẽ thành công chứ?

- Với cái giá nào đó, Giêsuma lạy chúa tôi!

- Với giá cái chết của kẻ thù của tôi phải không?

- Đúng.

- Thế thì tôi còn cần gì nữa?

Chàng quý tộc trở lại chỗ ngồi của mình vừa ném cho quận công Đờ Ghidơ một cái nhìn hận thù khôn tả.

- Kì lạ thật! Lạ thật! Lạ thật - mụ già lẩm bẩm - cả ba đều là sát nhân. Và mụ nhìn nhóm người gần viên đại uý Gatscông, chàng quý tộc Ăng-gumoa và chàng thị đồng trẻ với vẻ khủng khiếp. Cảnh bói toán này được các vị khách danh vọng ở phía đối diện của gian phòng đưa mắt chăm chú theo dõi. Chúng tôi nói dõi mắt vì dù không nghe được rõ hết thì ít ra cũng nhìn rõ.

Dẫu người ta it tin vào những chuyện bói toán, người ta vẫn luôn tò mò đi hỏi cái môn khoa học u tối này mà người ta gọi là quỷ thuật, hoặc để nó báo trước cho bạn nghìn lời tán dương mà người ta cho rằng có lý, hoặc nó báo trước cho các bạn nghìn nỗi bất hạnh mà ta kết tội nó là dối trá. Chắc hẳn vì lí do đó đã đẩy vị thống chế Xanh Ăngđrê đi hỏi mụ già.

- Ta chỉ thêm vào niềm tin tầm thường vào mọi trò bá láp này nhưng ta thú nhận rằng tuổi thơ ấu của ta, một mụ khất thực lang thang đã đoán cho ta những việc sẽ xảy ra với ta đến năm mươi tuổi, vậy ta không hề tức giận một mụ khác giờ đây tiên đoán cho ta những chuyện sẽ đến với ta cho tới khi ta chết… vậy hãy lại gần đây, mụ con gái của Bendêbuyt(1).

Mụ phù thuỷ đứng lên lại gần nhóm người này.

- Bàn tay ta đây – Thống chế nói – nào

(1)Bendêbuyt là con quỷ được coi là kẻ đứng đầu những tinh thần ranh ma trong thánh kinh.

hãy nói đi và nói to lên, liệu mụ có báo trước cho ta điều gì tốt lành không?

- Không có gì cả, thưa ngài thống chế.

- Không có gì cả à? Quỷ quái thật! Không hề chi, còn điều xấu?

- Xin đừng hỏi tôi, thưa ngài thống chế.

- Có chứ, nhất định! Ta hỏi mụ đấy. Này, nói đi, mụ đọc thấy gì trong bàn tay ta?

- Sự đứt quãng khốc liệt của đường mệnh, thưa ngài thống chế.

- Có nghĩa là ta không sống lâu được hử?

- Cha ơi! - Thiếu nữ lắp bắp đưa mắt cầu khẩn cha nàng đừng đi xa hơn nữa.

- Hãy để đó, Xaclôtơ – Thống chế nói.

- Xin hãy nghe theo lời cô bé xinh đẹp này - Mụ nói.

- Nào, nói hết đi, mụ khất thực, vậy ta chết sớm ư?

- Vâng, thưa ngài thống chế.

- Ta sẽ chết dữ dội hay sẽ chết bình thường.

- Chết dữ dội. Ngài sẽ đón nhận cái chết trên chiến trường nhưng không phải từ tay kẻ thù chính đáng.

- Vậy là từ tay một kẻ phản bội phải không?

- Từ tay một kẻ phản bội.

- Có nghĩa là…

- Nghĩa là ngài sẽ bị giết.

- Cha ôi! - Thiếu nữ rền rĩ, run rẩy nép sát vào người thống chế.

- Liệu con có thêm niềm tin vào tất cả những chuyện quỷ quái này không?- Ông nói và hôn lên trán con.

- Không thưa cha, nhưng tim con đập trong lồng ngực như thể nỗi bất hạnh ấy mà người ta tiên đoán cho cha sắp xảy đến với cha.

- Con ơi!- Ngài thống chế nhún vai nói- Nào, đến lượt con chìa bàn tay ra cho mụ để những lời tiên đoán của mụ thêm vào cuộc sống của con tất cả những ngày mà cuộc đời cha bị đứt đoạn.

Nhưng thiếu nữ khăng khăng từ chối.

- Vậy thì tôi sẽ làm gương cho tiểu thư, thưa tỉểu thư - Quận công Đờ Ghidơ chìa bàn tay cho mụ phủ thuỷ và nói kèm nụ cười mỉm.

- Ta báo trước cho mụ, mụ khất thực, rằng người ta đã ba lần lấy số tử vi cho ta và cả ba lần đều có kết quả tang tóc, hãy vì danh dự của pháp thuật, mụ chớ có nói dối.

- Thưa đức ông - Mụ già nói sau khi quan sát bàn tay quận công- tôi không cho biết người ta đã đoán gì cho ngài tới lúc này, nhưng đây là điều tôi tiên đoán cho ngài, chính tôi đây.

- Nào!

- Ngài sẽ chết như ngài thống chế Xanh Ăngđrê, bị giết.

- Đúng thế chứ? - Quận công nói – Và không có cách gì thoát được ư? Đây, cầm lấy và cút đi với quỷ.

Và ông ném cho mụ phù thuỷ một đồng tiền vàng.

- Ái chà! Đây là một cuộc sát hại những nhà quý tộc mà mụ phù thủy này đã tiên đoán cho chúng ta hẳn? Tôi bắt đầu tiếc đã để cho mụ vào, quận công ạ, và để tỏ ra không để riêng mình thoát khỏi số phận, thật đấy! Nào, đến lượt ta, bà già – Hoàng thân Côngđê nói.

- Vậy ra ông cũng tin vào các mụ phù thuỷ ư? Thưa hoàng thân- quận công Đờ Ghidơ hỏi.

- Đúng thế! quận công ạ, tôi đã thấy biết bao lời tiên đoán thiếu sót, biết bao lá số tử vi được thực hiện trọn vẹn, rằng tôi sẽ nói với ông như Mixen Môngtenhơ(1) “Ta biết gì?”. Này bà lão, bàn tay ta đây: bà thấy gì trong đó ? Tốt hay xấu hãy nói hết đi!

(1)nhà luân lí học Pháp cho rằng chỉ riêng bản thân lí lẽ không đủ đạt tới những thực tế siêu hình.

- Đây là điều tôi thấy trong bàn tay ngài, thưa đức ông: một cuộc đời đầy tình ái và chiến đấu, lạc thú và hiểm hoạ, kết thúc bằng một cái chết đẫm máu.

- Vậy là ta sẽ bị giết hử?

- Vâng, thưa Đức ông.

- Như ông thống chế Xanh Ăngđrê, như ông Đờ Ghidơ.

- Như các ngài ấy.

- Dù bà nói đúng hay sai, bà lão ạ, như bà vừa báo trước cho ta là ta sẽ chết cùng hội với những người cao cả có văn hoá; đây, trả công cho bà.

Và ông cho mụ già không phải chỉ một đồng vàng như quận công Đờ Ghidơ đã cho mà là cả túi tiền của ông.

- Đội ơn trời, thưa đức ông - Mụ già hôn lên bàn tay hoàng thân nói- cầu mong rằng mụ phù thuỷ khốn khổ này đã lầm lẫn và mong rằng lời tiên đoán không thành.

- Và nếu nó thành, bà lão ạ, mặc dầu bà muốn thấy nó không thành thì tuy nhiên ta hưa với bà là ta vẫn tin ở các nhà phù thuỷ. Đã đành – Ông hơi mỉm cười nói thêm – là việc này sẽ xảy ra hơi muộn.

Một sự im lặng ảm đạm kéo dài một lúc, trong khi đó, người ta nghe tiếng mưa rói dịu đi.

-Mà nay,- hoàng thân nói – dông tố ngớt rồi. Tôi xin chào các ngài, thưa ngài thống chế. Tôi xin chào ngài, thưa ngài quận công. Người ta đợi tôi ở lâu đài Côlinhi vào hồi chín giờ, vậy tôi phải lên đường thôi.

- Thế nào, thưa hoàng thân, trong cơn giông tố này ư? – Xaclôttơ hỏi.

- Thưa tiểu thư – Hoàng thân nói- tôi chân thành cảm ơn sự ân cần của tiểu thư, thế nhưng tôi không hề sợ sấm sét vì tôi phải bị giết.

Sau khi chào hai người bạn của ông, ông dừng lại trước tiểu thư Xanh Ăngđrê với ánh nhìn buộc thiếu nữ phải hạ mắt xuống; ông hoàng ra khỏi quán và một lát sau, người ta nghe thấy tiếng vó ngựa phi nhanh trên con đường đi Pari

- Hãy đưa cỗ xe ngựa lại gần đây,nhỏ Giắc – Thông chế nói - Nếu ngườ ta chờ đợi ở lâu đài Côlinhi thì người ta cũng đợi chúng ta ở lâu đài Tuôcnen vào hồi mười giờ đấy.

Cỗ xe ngựa áp gần. Thống chế Xanh Ăngđrê, con gái ông và quận công Đờ Ghidơ ngồi vào chỗ của họ trong xe.

Chúng ta hãy để họ theo gót ông hoàng Côngđê trên con đường đi Pari, sau này chúng ta sẽ còn gặp họ ở đó.

Chúng ta chỉ ghép những cái tên của ba nhân vật mà mụ phù thuỷ đã tiên đoán cho họ là sẽ bị giết; những cái tên của ba nhân vật mà mụ già tiên đoán cho họ sẽ trở thành những kẻ sát nhân: quận công Đờ Ghidơ, thống chế Xanh Ăngđrê, hoàng thân Côngđê; Pontrô-đờ-Mêrê, Bôbinhi-đờ-Bêdie, Môngtetskiu.

Chắc hẳn để cho những người này và những kẻ kia một lời báo trước với những người này cũng như với kẻ kia mà Thượng đế đã tập hợp sáu con người này trong quán “ Ngựa tía”.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 5: Cuộc diễu hành long trọng của ngài chánh án mina

Thứ ba, ngày mười tám tháng Chạp năm 1559 tức là sáu tháng sau lễ hội Lăngđi, vào hồi ba giờ chiều trong một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp hằng mong ước có được ở kì gần cuối năm này, ngài Ăngtoan Mina, một trong số cố vấn của Pháp viện cưỡi trên lưng con la thật gầy guộc yếu ớt đã tố giác tính keo kiệt đáng phỉ nhổ của chủ nó.

Ngài Ăngtoan Mina – chúng tôi lưu ý độc giả để mắt đến ông một chút – là một người sáu mươi tuổi, béo tốt và má phị, làm dáng bằng cách để những lọn tóc giả bay phất phơ trước gió.

Bộ mặt ngài lúc bình thường biểu lộ sự toàn phúc nhất: chắc chắn không một nỗi buồn nào làm u tối được vầng trán bóng láng không một nếp nhăn; không một giọt lệ nào khơi được dòng dưới đôi mắt to hầu như quá mức; cuối cùng là sự vô tư lự ích kỉ và niềm vui tầm thường đã phết một lớp sơn trên bộ mặt đỏ au được chống đỡ một cách oai vệ bằng chiếc cằm có ba lớp.

Nhưng ngày này, bộ mặt ngài chánh án Mina còn xa mới rạng rỡ ánh hào quang thường nhật của ngài; bởi vì chỉ cách nhà ngài không quá bốn trăm bước và ta thấy rõ khoảng cách này không lớn nhưng ngài không tin chắc có về tới nhà được không; vì thế mà bộ mặt ngài, tấm gương của những cảm xúc lay động bên trong đang biểu lộ nỗi lo âu sâu sắc nhất.

Quả nhiên, dân chúng hợp thành đoàn hộ tống vị chánh án đáng trọng còn xa mới đem đến cho ngài niềm vui: ngay từ lúc ngài ra đi, ngài đã bị một đám dân chúng rất đông đi theo, hầu như thật sự thích hộ tống ngài; hầu như tất cả những kẻ ưa hò reo, la ó, gào thét ở cái thủ đô của cái vương quốc thuần công giáo này đều hẹn nhau trên quảng trường pháp viện để hộ tống ngài đến tận nhà ngài.

Vậy những lý do nào đã kích động số đông đồng hương của ngài chống lại ngài Mina đáng trọng?

Chúng tôi cố gắng kẻ vắn tắt chuyện này.

Ngài Mina vừa kết án tử hình một người trung thực mà nói:- được mến mộ nhất ở Pari, người đồng sự với ngài chánh án ở pháp viện, người anh em trong Chúa của ngài, ông pháp quan đức độ Anơ Đuybuôc. Vậy Đuybuôc đã mắc tội gì? Cùng một tội như Atêniêng Aritit. Người ta gọi ông là Công lý.

Đây là những nguyên nhân của vụ án kéo dài từ sáu tháng nay và vừa kết thúc thật rủi ro cho viên pháp quan khốn khổ.

Tháng sáu, năm 1559, Hăngri đệ nhị bị hồng y giáo chủ Loren và anh ông ta là Frăngxoa Đờ Ghidơ kích động rằng giới tăng lữ ở Pháp được mệnh danh là những thiên sứ của Chúa để bảo vệ và gìn giữ thiên Chúa giáo, toà thánh và La Mã; Hăngri đệ nhị liền ban bố một đạo luật buộc pháp viện kết án tử hình không loại trừ,không miễn thứ đối với mọi người theo giáo phái cách tân Luyte.

Vậy mà, bất kẻ đạo luật ấy, vài pháp quan đã phóng thích khỏi nhà tù một tín đồ Canvanh. Quận công Đờ Ghidơ và hồng y giáo chủ Loren không sờn lòng đối với việc loại trừ toàn bộ những tín đồ Tin lành, đã thuyết phục nhà vua, ngày mùng mười tháng sáu đến chủ toạ phiên họp trọng thể tại đại nghị viện tổ chức tại tu viện Ôguytstanh là nơi Tối cao Pháp viện tập hợp lúc này vì trụ sở pháp viện đã dành cho việc cưới giữa vua Philip đệ nhị với bà Êlidabet và giữa tiểu thư Macgơrit với hoàng thận Êmanuyen Filibe.

Ba hoặc bốn lần mỗi năm trong đó một lần là phiên họp của Tối cao pháp viện mà người ta gọi là đại nghị hội và cuộc họp này được gọi là định kì thứ tư vì nhất thiết phải họp vào thứ tư.

Vậy là nhà vua đến chủ toạ pháp hội định kì thứ tư và khai mạc phiên họp bằng việc hỏi vì sao người ta tự cho phép tha bổng những tín đồ Tin lành và do đâu mà người ta không phê chuẩn đạo luật xử tội họ.

Năm pháp quan cùng lúc đứng bật dậy với cùng một tình cảm rồi, nhân danh cá nhân và thay mặt các đồng sự của mình, Anơ Đuybuôc nói giọng cương nghị:

- Bởi vì người đó vô tội và giải thoát một người vô tội dù người đó có là tín đồ Tin lành thì chính là hành động theo lương tri con người.

Năm pháp quan đó là Đuyfô, La Fuymê, Đờ Poa, Đờ la Pooc và Anơ hoặc Ăngtoan Đuybuôc.

Chính Đuybuôc, như chúng tôi đã nói tới, là người được uỷ nhiệm trả lời.

Vậy là ông nói thêm:

- Đối với đạo luật, thưa bệ hạ, thần không khuyên bệ hạ cho phê chuẩn nó, trái lại, thần yêu cầu người ta đình những vụ kết án ghi trong đạo luật cho đến khi nào mà những ý kiến về những kẻ mà người ta dễ dàng dẫn tới nhục hình được cân nhắc chín chắn và tranh luận lâu dài trước một hội đồng.

Vào lúc ây, chánh án Mina can thiệp đề nghị được đặc biệt nói với nhà vua.

“Theo những hồi kí của Côngđê, thì đây là một con người xảo trá, quỷ quyệt, phóng đãng và ngu dốt nhưng là một kẻ nhiều mưu mô và phản loạn. Muốn làm hài lòng nhà vua và những nhân vật chính của nhà thờ La Mã, e sợ những ý kiến của những người thuộc nhóm Đuybuôc hẳn mạnh mẽ hơn và cần phải kết luận theo văn bản vì thế ông ta làm cho nhà vua lọt tai rằng những pháp quan của tối cao pháp viện hầu như tất cả đều là những tà đạo theo giáo phái Luyte; rằng thật ghê tởm đi nghe một số người trong bọn nói về lễ nguyện; rằng họ muốn phế truất quyền lực và vương miện của nhà vua; rằng họ hết sức huênh hoang, dè bỉu những đạo luật và lệnh chỉ ấy; rằng họ ăn mặc như người Morơ(1); rằng

(1)một vùng ở Bắc phi mặc quần rất rộng bằng vải nhẹ

số lớn trong bọn họ thường lui tới những cuộc họp nhưng không bao giờ đi lễ nguyện và rằng, nếu không cắt bỏ những cái xấu xa tận gốc rễ thì từ cuộc họp định kì thứ tư này, nhà thờ vĩnh viễn bị huỷ diệt”.

Tóm lại, với sự giúp sức của hồng y giáo chủ Loren, ông ta kích động, chọc giận, mê hoặc nhà vua, thật sự làm nhà vua hoàn toàn mất lý trí, nhà vua liền cho gọi đức ông Đờ Looc tức bá tước Mônggômêry, chỉ huy đội cận vệ người Êcôtxơ và ông Đờ Savinhli, chỉ huy các đội vệ binh và ra lệnh cho họ bắt giữ năm pháp quan và tống giam vào nhà ngục Batsiơ.

Lệnh giam giữ ấy vừa được thi hành thì mọi người đã dự đoán được những hậu quả của nó: những người thuộc nhóm Ghidơ muốn khủng bố những tín đồ Tin lành qua vài vụ hành quyết khủng khiếp và người ta phán xét rằng, nếu không phải là năm pháp quan thì chí ít người quan trọng nhất trong số họ là Anơ Đuybuôc phải chết.

Như vây, hai câu thơ sau đây bao gôm tên năm người bị cầm tù và theo cách sắp xếp những tên ấy cho ta ý nghĩ về số phận dành cho người đứng đầu nhóm chống đối Tin lành, đã lan truyền trong thành phố Pari ngay ngày hôm sau:

Qua Poa, Đờ la Pooc, Đuyfô

Ta nhận ra Đuybuôc, là Fuymê

Dù sao chăng nữa,việc bắt giữ năm người đã gợi cảm hứng cho khổ thơ mang ý nghĩ đầy đủ với tinh thần tốt đẹp thời đó đã gây nên một nỗi kinh hoàng trong toàn thành phố và sau đó trong tất cả các thành phố của nước Pháp, đặc biệt trong các tỉnh miền bắc. Người ta cũng coi việc giam giữ con người trung thực Anơ Đuybuôc như một nguyên nhân chính của vụ âm mưu của Ămboadơ và của mọi sự rối loạn và cuộc chiến đấu đã tưới máu lên mảnh đất nước Pháp trong bốn mươi năm nữa.

Mười lăm ngày sau vụ bắt giam ấy, ngày thứ sáu ,25-6, ngày thứ ba của cuộc kỵ đấu mà nhà vua cho tổ chức tại lâu đài Tuôcnen gần ngay ngục Batstiơ, các pháp quan tù nhân nghe thấy vang lên những tiếng kèn,kèn đồng, kén sáo của ngày lễ hội. Nhà vua cho vời viên chỉ huy của đội cận vệ người Êcôtxơ tới, vẫn là bá tước Mônggômêry là người được sự trợ giúp của ông Đờ Savinhi đã áp giải năm pháp quan vào trại giam và nhà vua trao nhiệm vụ cho ông ta phải đi ngay để chống lại những tín đồ Tân giáo ở xứ Côlê Tuôcnoa.

Với nhiệm vụ này, bá tước Mônggômêry được lệnh đâm kiếm xuyên qua những người bị bắt giữ tin chắc là tà giáo, đặt ra cho họ câu hỏi kì lạ, cắt lưỡi họ, sau đó thiêu sống họ trên ngọn lửa cháy nhỏ; còn đối với những người bị nghi vấn thì đơn giản là khoét mắt họ.

Thế mà chỉ năm ngày sau khi vua Hăngri đệ nhị trao nhiệm vụ này cho viên chỉ huy đội cận vệ người Êcôtxơ của ông thì Gabrien đờ Loocdơ, bá tước Mônggômêry đã đâm vua Hăngri bằng chính lưỡi giáo của ông và giết nhà vua.

Hiệu quả cái chết này thật lớn, chắc chắn nó đã cứu thoát cả bốn trong số năm pháp quan bị cầm tù và đình hoãn việc hành quyết người thứ năm. Một trong năm người được miễn tố, bà người bị xử tội tiền phạt vạ. Chỉ riêng Anơ Đuybuôc phải trả giá cho những người khác. Liệu có phải do ông là người phát ngôn chăng?

Nếu những người thuộc phái Ghidơ là những kẻ khởi xướng cuồng nhiệt cái đạo luật ấy thì một trong những kẻ thi hành cuồng nhiệt đạo luật ấy là viên chánh án đạo đức giả Ăngtoan Mina mà chúng tôi đã tả ông cưỡi trên lưng con la phản loạn trong phố cổ Tămplơ giữa những tiếng la ó nguyền rủa cùng những sự uy hiếp của hai hàng người đồng hương phẫn nộ.

Và khi chúng tôi nói rằng, mặc dầu chỉ cách có một trăm bước chân để trở về nhà mà ngài không thật tin chắc có lọt được vào nơi ở của ngài, chúng tôi không tạo dựng tình cảnh tồi tệ mà đúng như vậy, xét răng hôm trước, ngay giữa ban ngày ban mặt mà người ta đã áp sát, bắn một viên đạn súng ngắn giết chết viên lúc sự của pháp viện tên Duyliêng Fretsnơ mà người ta nói là y đến lâu đài mang bức thư của quận công Đờ Ghidơ, qua bức thư này, quận công hối thúc anh ông ta là hồng y giáo chủ Loren phải xử thật nhanh Anơ Đuybuôc.

Do vụ sát hại này mà người ta chưa tìm ra thủ phạm tất nhiên là hiện ra trong tâm trí viên chánh án bóng ma viên lục sự khốn khổ bị giết hôm trước như cùng cưỡi lên mông con là với ông.

Chính cái đám đông hộ tống trên đường đi ấy đã làm cho ngài chánh án mặt mũi thật tái nhợt, làm tăng gấp đôi cử động run rẩy của ngài dùng gót chân thúc con la ương ngạnh là vật cưỡi của ngài và dù nó có bị thúc thì cũng không nhích nổi hơn một bước.

Tuy nhiên ngài vẫn lành mạnh về tới trước cửa nhà ngài; tôi ,xin thề với các bạn như vậy và nếu ngài còn sống thì bản thân ngài cũng thề với các bạn là qủa đúng lúc.

Quả nhiên, đám đông dân chúng bị kích động bởi sự im lặng của ngài nhưng thực ra chỉ là kết quả của nỗi lo sợ của ngài, còn dân chúng lại ngờ rằng đó là biểu hiện của tính thâm hiểm ác độc của ngài nên đám đông dân chúng dần dần tiến sát bên ngài uy hiếp rõ ràng làm ngài chết ngạt.

Vậy là những đợt sóng của cái biển bão tố ấy dù đã đe doạ ngài đến thế thì ngài chánh án Mina cũng ghé được tới bờ trước sự hân hoan của gia đình ngài và họ đã hấp tấp dìu ngài vào nhà, chốt khoá đóng kín cửa lại sau lưng ngài.

Con người đáng trọng ấy thực sự bối rối trước hiểm hoạ vừa qua nên đã bỏ quên con la của ngài trước cổng, điều mà từ trước đến nay chưa bao giờ ngài lãng quên, mặc dầu được giá và dù có trả giá cao hơn giá trị thực của nó thì con la này cũng không đáng hai mươi xu vào thời ấy.

Thật là hạnh phúc lớn lao cho ngài đã bỏ quên con la của ngài vì đám dân chúng Pari này thật dễ tính, dễ dàng chuyển từ uy hiếp sang cuời cợt và từ khủng khiếp sang hài hước, thấy rằng người ta đã để lại cho họ vật gì đó liền bằng lòng với cái mà người ta để lại là dắt con la đi thay cho ngài chánh án.

Con la ấy trong tay dân chúng trở thành thế nào, lịch sử không hề nói tới: vậy chúng ta hãy mặc xác con la mà hãy theo chủ nó vào trong gia đình ông.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 6: Ngày lễ của ngài chánh án mina

Không lẽ chúng ta lại để tâm một cách tầm thường tới những sự náo động do sự trở về chậm trễ của ngài chánh án đáng trọng Mina gây ra cho gia đình ngài; có đúng thế chăng, các độc giả thân mến. Như vậy, chúng ta chẳng thu được gì hơn trong chuyện này, do đó chúng ta hãy theo gia đình ngài như gia đình ngài theo chủ nhân của họ có nghĩa là cùng họ vào phòng ăn đã dọn sẵn bữa tiệc. Chúng ta hãy lướt nhìn đám thực khách và lắng nghe câu chuyện trao đổi giữa họ với nhau.

Không một ai trong đám người ngồi vây quanh bàn gây được nhiều thiện cảm với một người quan sát thông minh dù mới thoạt nhìn. Đây là bộ sưu tập mọi bộ mặt vô nghĩa hoặc khờ khạo mà ta gặp trong mọi tầng lớp xã hội.

Mỗi thành viên trong gia đình chánh án Mina mang bộ mặt phản ánh giữa những tư tưởng đang khuâý động nó. Mọi tư tưởng ấy lúc nhúc trong đám sương mù của sự ngu muội hoặc trong những tận cùng của sự tầm thường. Ở trong những người này là quyền lợi, ở trong những người khác là lòng vị kỷ; ở những người này là sự keo kiệt, ở những người kia là sự nô lệ.

Vì vậy, trái ngược với đám dân chúng giống như bầy nô lệ sau cỗ xe của kẻ chiến thắng La Mã,vừa thét lên với ngài chánh án Mina: “ mi hãy nhớ lấy, Mina! Mi phải chết” thì những thành viên của gia đình ngài, tụ họp nhân dịp lễ sinh nhật của ngài chánh án, đồng thời là ngày lễ của ngài; mọi con người ấy chỉ chờ đợi ở ngài pháp quan một lời để chúc tụng ngài về cái phần chói lọi mà ngài vừa giành được trong vụ án xét xử người đồng nghiệp của ngài và để uống mừng kết quả may mắn của vụ án đó, tức là xử tử hình Anơ Đuybuôc, và khi Mina buông mình xuống chiếc ghế bành của ngài, vừa nói vừa đưa chiếc khăn tay lên trán: “A! Ta tin chắc, các bạn, hôm nay chúng tôi đã có một phiên họp náo động” thì mỗi kẻ, như chỉ chờ đợi hiệu lệnh ấy, ùa nhàu hò reo.

- Xin hãy ngừng lơi, vĩ nhân! - Một người cháu thay mặt mọi người lên tiếng nói với ngài – Xin khoan nói, xin bác hãy nghỉ ngơi, vì những nỗi bực dọc của bác, cho phép chúng chau lau mồ hôi đang chảy trên vầng trán cao quý của bác. Hôm nay là ngày sinh nhật bác, cái ngày sinh nhật trọng đại vinh quang đối với gia đình bác và pháp viện mà bác là một trong các ngọn đuốc rực sáng; toàn gia đã tụ họp để chúc mừng ngày vẻ vang này, nhưng xin bác hãy chờ một lát; xin bác hãy lấy lại hơi thở đã; xin bác hãy uống một cốc vang cổ này để lát nữa tất cả chúng cháu sẽ cùng nâng cốc chúc bảo tồn những ngày quý báu của bác; nhưng, nhân danh Chúa trời, xin đừng dừng lại dòng thời gian của những chuỗi ngày đó vì một sự bất cẩn! Gia đình bác khẩn cầu bác hãy để gia đình được bảo vệ bác; để giữ gìn cho nhà thờ một sự ủng hộ kiên quyết nhất, giữ gìn cho nước Pháp một trong những người danh tiếng nhất”.

Về bài diễn từ nhỏ này, ngay thời cổ xưa ấy, thể thức cũng đã lỗi thời; ngài chánh án Mina rơm rớm nước mắt muốn đáp lại nhưng những bàn tay kho khốc của bà chánh án và những bàn tay mũm mĩm của các tiểu thư con gái ngài đã bịt miệng ngài ngăn không cho ngài nói. Cuối cùng, sau vài phút nghỉ ngơi, lời nói đã được trả lại cho ngài Mina và một tiếng “suỵt” kéo dài lan khắp người dự, đến nỗi ngay cả nhưng tôi tớ đứng gác ở cửa đã không bỏ sót một lời những điều mà ngài pháp quan hùng biện nói.

- A! Các bạn thân mến của ta – Ngài bắt đầu nói- Các anh em của ta, thân nhân của ta, gia đình yêu quý và đức hạnh của ta, ta xin cảm ơn các bạn về tình thân ái và những lời chúc tụng của các bạn mà đúng là ta thật xứng đáng như vậy, ôi! Gia đình âu yếm của ta! Bởi vì ta có thể nói không hể kiêu căng, hoặc giả nếu các bạn muốn thế thì, với niềm kiêu hãnh cao cả, ta có thể lớn tiếng nói rằng, không có ta, không có lòng kiên định và nhiệt huyết của ta thì vào giờ đã định, tên tà giáo Anơ Đuybuôc sẽ được tha bổng như bọn tòng phạm của y là Poa, la Fuymê, Đuyfô và Đờ la Pooc; nhưng nhờ ý chí kiên quyết của ta, vụ án đã thắng lợi và ta vừa…- Ngài nói tiếp, mắt ngước lên trời tỏ dấu hiệu cảm ơn – ta vừa tạ ơn Chúa, cho tuyên án tên tà giáo khốn nạn ấy.

- Ô! Hoan hô! -Cả gia đình đồng loạt giơ tay lên trời đông thanh reo hò – Người cha danh tiếng của chúng ta muôn năm! Người không bao giờ sờn lòng muôn năm…Người mà bất kể trường hợp nào cũng đánh bại những kẻ thù của đức tin muôn năm…Chánh án Mina vĩ đại sống mãi!...

Những kẻ đầy tớ đứng sau cửa, mụ nấu ăn trong bếp, tên mã phu trong chuồng ngựa đều nhắc lại:

- Ngài chánh án Mina vĩ đại muôn năm!

- Cảm ơn các bạn, cảm ơn! Chánh án Mina nói giọng thấm thía – Cảm ơn! Nhưng hai con người, hai con người vĩ đại, hai ông hoàng, họ có quyền hưởng phần trong những lời chúc tụng mà các bạn không tiếc lời với ta, không có những sự ủng hộ của họ, không có ảnh hưởng của họ thì không bao giờ ta có thể đưa cái vụ vẻ vang này tới đích được. Hai con người ấy, các bạn ạ, là đức ông quận công Frăngxoa Đờ Ghidơ và đức ngài hồng y giáo chủ Đờ Loren. Sau khi uống chúc sức khỏe các ngài ấy và cầu Chúa giữ gìn những ngày sống của hai vĩ nhân này của Đế chế!

Mọi người nâng cốc chúc sức khoẻ quận công đờ Ghidơ và hồng y giáo chủ Đờ Loren, nhưng phu nhân Mina nhận thấy đức ông chồng đáng yêu của bà chỉ lướt nhẹ môi lên cốc rồi lại đặt xuống bàn, trong khi một kỉ niệm nào đó lướt qua trên đầu ngài chánh án như một đám mây và do bóng râm của nó đã làm tối sầm trán ngài.

- Có chuyện gì thế, bạn thân thiết của tôi – bà hỏi- và cơn buồn đột ngột này do đâu tới vậy!

- Than ôi! – ngài chánh án nói – Không có thắng lợi nào chọn vẹn cả, chẳng có niềm vui nào mà không có sự xáo trộn cả! Đây là một nỗi buồn u uẩn vừa mới tới trong tâm trí tôi.

- Những kỉ niệm u buồn nào có thể tới trong tâm trí mình, ông chông thân yêu của tôi, vào cái lúc tốt đẹp nhất của thắng lợi của mình chứ?- bà chánh an hỏi.

- Vào lúc tôi nâng cốc chúc thọ ngài Đờ Ghidơ và anh ông ta, tôi có nghĩ tới chuyện ngày hôm qua có một người bị ám sát chết khi các ngài ấy cho tôi vinh dự là cử người ấy đến gặp tôi.

- Một người ư?- Toàn thể gia đình ngài kêu lên.

- Một viên lục sự- Mina nói tiếp.

- Thế nào! một người trong số lục sự của các vị bị giết hôm qua à?

- Ôi! Lạy Chúa tôi, phải.

- Đúng thế sao?

- Các người có biết rõ Duyliêng Fretsnơ không?- chánh án Mina hỏi.

- Duyliêng Fretsnơ? - Một thân nhân kêu lên - Chắc chắn chúng tôi biết ông ta.

- Một con chiên sùng tín- Người thứ hai nói.

- Một người trung thực - người thứ ba nói.

- Tôi đã gặp ông ta hôm qua ở Phố Barrow-đuy-Bêch từ lâu đài Đờ Ghidơ tới và theo ông ta nói là đến pháp viện.

- Thế thì đúng rồi: đúng lúc ông ta tới cầu đức bà để mang cho ngài hồng y giáo chủ một công hàm của em ông là quận công Đờ Ghidơ mà công hàm này sẽ phải chuyển cho ta thì ông ta bị giết.

Bà chánh án kêu lên:

-Ôi! Khủng khiếp quá.

- Bị giết ! - cả gia đình nhắc lại - bị giết ư: lại một người tử vì đạo.

- ít ra người ta đã bắt giữ kẻ giết người rồi chứ?- bà chánh án hỏi Mina.

- Người ta không biết nó là ai - người này trả lời.

- Người ta có những nghi vấn chứ? – bà chánh án lại hỏi.

- Còn hơn thế, những sự khẳng định hẳn hoi.

- Những sự khẳng định ư?

- Phải; vậy bà muốn nó là ai, nếu không phải là một bạn thân của Đuybuôc?

- Chắc chắn đó là một bạn thân của Đuybuôc - cả gia đình nhắc lại - vậy bà bác muốn nó là ai nào, quỷ thật! Nếu không phải là một bạn thân của Đuybuôc.

- Người ta đã bắt giữ một ai rồi chứ? – Bà chánh án hỏi.

- Một trăm người, gần như thế. Về phần tôi, tôi chỉ định ba mươi người trong số đó.

- Người ta sẽ rất rủi ro - Một tiếng nói cất lên- nếu kẻ giết người không có trong số đó.

- Nếu nó không có trong số đó – viên chánh án nói - người ta sẽ bắt giữ một trăm, hai trăm, thậm chí ba trăm người khác.

- Bọn ác nhân!- Một tiểu thư trẻ độ tuổi mười tám nói- người ta hẳn sẽ thiêu tất cả bọn chúng.

- Người ta đã nghĩ đến chuyện này- Ngài chánh án trả lời – và cái ngày mà người ta quyết tội chết hàng loạt những kẻ tín đồ đạo giáo Tin lành thì đó là ngày tốt đẹp đối với ta.

- Ôi! Mình thật là con người chính trực xiết bao! Bạn thân thiết của tôi! – Bà chánh án nói, nước mắt lưng tròng.

Hai con gái ngài Mina đến ôm bố.

- Người ta có biết nội dung bức thư của quận công không? – Bà chánh án hỏi.

- Không – Mina trả lời – Và chính điều đó đã làm cho Tối cao pháp viện quan tâm sâu sắc ngày hôm nay, nhưng ngày mai người ta sẽ biết vì chiều nay ngài hồng y giáo chủ Loren sẽ phải tới thăm ông em nổi tiếng của ngài.

- Vậy là bức thư bị đánh cắp ư?

- Chắc thế; cũng có thể gã Duyliêng Fretsnơ khốn khổ bị ám sát chỉ vì gã là kẻ mang bức thư ấy. Kẻ sát nhân đã đoạt bức thư và bỏ trốn, người ta cử các xạ thủ săn đuổi nó; mọi đơn vị cảnh bị và mọi người của ông Đờ Muxi(1) đã tiến hành chiến dịch khủng khiếp lùng bắt từ sáng nay, nhưng đến năm giờ chiều nay, người ta vẫn chưa có tin tức.

- Đúng lúc ấy, một người đầy tớ gái vào báo cho ngài Mina có một người lạ mặt mang lá thư đã bị kẻ sát nhân lấy cắp của Duyliêng Fretsnơ hôm trước khẩn khoản muốn nói với ngài chánh án ngay lúc này.

- Ồ! Cho vào nhanh lên! Ngài chánh án reo lên rạng rỡ niềm vui. Chính Chúa thưởng cho tôi về sự sùng kính của tôi bằng cách cho rơi vào tay tôi bức thư công hàm quý giá ấy do sự thiếng liêng của Người.

Năm phút sau, cô hầu gái đưa người lạ vào và ngài Mina thấy bước vào một người trạc hai mươi bốn hoặc hai mươi

(1) Đờ Muxi: thống chế nước Pháp, tước vị quận công, sinh tại Pari.

Lăm, tóc hung nâu, ria hung, mắt nhìn tinh anh sắc sảo nhưng bộ mặt tái xanh. Theo lời mời của chánh án, chàng đến ngồi ở cạnh bàn phía đối diện ngài.

Đây vẫn là người đàn ông trẻ đã nói với những kẻ giết người bạn thân Mêđa của chàng khi rút khỏi bờ sông trong ngày lễ hội Lăngđi rằng, có thể một ngày nào đó người ta được nghe nói tới chàng.

Đó là Rôbơc Stuya.

Chàng trai mỉm cười lịch thiệp, chào tất cả mọi người rồi chàng ngồi vào chiếc ghế, trước mặt là ngài chánh án, sau lưng là cửa ra vào.

- Thưa ngài - Rôbơc Stuya nói với ngài chánh án – có phải tôi được hân hạnh nói với chính ngài chánh án Mina không?

- Vâng, thưa ông – ngài chánh án trả lời hết sức ngạc nhiên thấy làm sao qua nhận diện, người ta có thể ngu ngốc đến mức không đọc được trên bộ mặt ngài là chỉ riêng ngài mới có thể và đang là ngài Mina nổi danh –Vâng, thưa ông, chính tôi là ngài chánh án Mina.

- Rất tốt, thưa ngài - Người lạ nói tiếp - nếu tôi hỏi ngài như vậy ngay từ đầu, có lẽ đối với ngài hầu như bất cẩn, nhưng ngài sẽ thấy đó là do tôi rất mong muốn tránh mọi sự không minh bạch.

- Điều đó quan hệ gì thưa ông?- viên quan toà hỏi- người ta nói với tôi rằng ông muốn trao tôi bức công hàm mà kẻ khốn khổ Duyliêng Fretsnơ mang đi khi gã bị giết chết.

- Có thể người ta đã đi hơi xa, thưa ngài- chàng trai nói với vẻ lẽ độ vô biên- khi báo cho ngài rằng tôi sẽ trao cho ngài bức công hàm ấy.Tôi chưa có một lời hứa nào thuộc loại này, còn tôi có trao cho ngài bức công hàm hoặc giữ nó lại tuỳ thuộc vào câu trả lời của ngài về câu hỏi mà tôi có hân hạnh đưa ra cho ngài ; ngài có hiểu rằng, thưa ngài, để trở thành kẻ có được một tờ giấy thật quan trọng ấy, tôi đã phải liều mạng. Một người sẽ không liều mạng, ngài hẳn biết điều này, thưa ngài, ngài đã quen đọc lòng người ; nếu không có một quyền lợi lớn để buộc phải liều mạng. Vậy tôi hân hạnh nhắc lại với ngài, cũng để tránh có sự không rạch ròi như trên, tức là tôi chỉ trao cho ngài bức công hàm ấy nếu tôi hài lòng về câu trả lời của ngài đối với câu hỏi của tôi.

- Vậy câu hỏi đó thế nào, thưa ông?

- Thưa ngài chánh án, ngài hẳn biết hơn ai hết rằng, trong một cuộc thẩm vấn có trình tự, mỗi việc có lượt của nó.

- Tuy nhiên, ông có trong tay bức công hàm đó chứ?

- Nó đây, thưa ngài .

Chàng trai rút trong túi ra một tờ giấy có dấu ấn, giơ ra cho ngài chánh án Mina.

Ý nghĩ đầu tiên của người này, cần phải thừa nhận là ý nghĩ bất lương: ngài nghĩ rằng sẽ ra hiệu anh em họ và các cháu của ngài đang nghe câu chuyện trao đổi một cách ngạc nhiên, là lao vào người lạ chiếm lấy bức thư công hàm và tống người này vào ngục Xatơlê với trăm người đã bị bắt giữ về tội mưu sát viên lục sự Duyliêng Fretsnơ.

Nhưng nét cương nghị in dấu ấn trên gương mặt chàng trai mang đầy đủ tính cách của ý chí đẩy tới cứng rắn làm ngài chánh án nhụt chí, không đủ sức mạnh vật chất để chiếm lấy tờ giấy, ngài nghĩ rằng với sự khéo léo và sự tinh tế kì lạ của ngài, tốt nhất là dẫn dắt chàng trai bằng mưu kế hơn là bằng bạo lực; vậy là, trước dáng vẻ thanh lịch của chàng trai, cách ăn mặc chải chuốt của chàng, dẫu rằng nghiêm khắc, ngài buộc phải sửa chữa trước, ngài liền mời chàng trai dùng bữa tối với họ để có dư thời gian cần thiết kéo dài cuộc nói chuyện rồi tính nhau.

Chàng trai lễ phép cảm ơn nhưng từ chối lời mời của ngài.

Chánh án liền mời chàng ít ra là dùng nước giải khát nhưng chàng trai lại cảm ơn và khước từ.

- Vậy ông hãy nói đi thưa ông – Mina nói- Vì ông không muốn nhận bất cứ thứ gì thì tôi xin phép ông cho tôi tiếp tục dùng bữa tối của tôi bởi vì , tôi thành thật thú nhận với ông là tôi đói chết đi được.

- Xin ngài cứ tự nhiên thưa ngài- chàng trai đáp – và ăn ngon miệng! Câu hỏi mà tôi đặt ra cho ngài thật hết sức quan trọng mà để hiểu rõ cần có những câu hỏi trước đó. Ngài cư ăn đi, thưa ngài chánh án, tôi sẽ hỏi.

- Xin ông cứ hỏi, thưa ông – tôi ăn đây.

Và thiết thực ra hiệu cho số người của gia đình theo dõi ngài, ngài ăn vẻ ngon lành không hề mâu thuẫn với chương trình dự kiến của ngài.

- Thưa ngài - Người lạ nói chậm dãi giữa tiếng lách cách của dao nĩa, nhưng mọi người dều từ tốn không hề bỏ sót một lời của câu chuyện kể mà họ sắp được nghe.

- Thưa ngài, hẳn với ngữ âm của tôi hẳn phải nhận ra tôi là một người ngoại quốc.

- Đúng thế thưa ông – chánh án nói, miệng phồng lên –trong giọng nói của ông tôi hiểu có cái gì đó của người Anh.

- Đúng thế thưa ngài và sự sáng suốt thường nhật của ngài đã không làm ngài nhầm về quê hương tôi. Tôi sinh ra ở Êcôtxơ, tôi sẽ còn ở đó nếu không có một sự kiện, kể ra với ngài thật vô ích, đã buộc tôi đến nước Pháp. Một đồng hương của tôi, môn đệ nhiệt thành của Knox…(Knox: nhà cách tân người Anh, một trong số người sáng lập ra chủ nghĩa trường lão)

- Một kẻ tà giáo Anh phải không? Thưa ông –chánh án Mina hỏi, vừa tự rót cho mình một cốc vang đầy.

- một người thầy yêu kính của tôi - Người lạ cúi mình trả lời.

Ngài Mina nhìn khắp lượt gia đình ngài với ngụ ý rõ ràng: “Hãy lắng nghe, các bạn thân mến của ta, các bạn sắp được nghe những điều hay ho trong câu chuyện này!”.

Rôbơc Stuya nói tiếp:

- Một đồng hương của tôi, môn đệ nhiệt thành của Knox cách đây vài ngày đã ở trong một ngôi nhà mà bản thân tôi thỉnh thoảng có tới đấy: ở đấy người ta nói tới vụ xử pháp quan Anơ Đuybuôc.

Giọng nói của chàng trai run lên khi thốt ra hai tiếng cuối và mặt chàng vốn tái xanh còn nhợt nhạt hơn.

Tuy nhiên chàng tiếp tục nói nhưng giọng không khớp với dáng mặt chàng và chàng nhận ra mọi con mắt đều quay hướng nhìn chàng .

- Người đồng hương của tôi- chàng nói- chỉ nghe nói đến tên Anơ Đuybuôc đã tái nhợt trông thấy, hệt như tôi lúc này, và anh hỏi mọi người nói tới vụ kết án này rằng pháp viện sao lại có thể mắc một điều bất công đến thế.

- Thưa ông – ngài chánh án kêu lên, nghĩ rằng ngài đã nuốt trệu trạo khi nghe những lời lẽ khác thường này.- ông quên rằng ông đang nói với một uỷ viên pháp viện, có phải thế không?

- Xin lỗi ngài – chàng Êcôtxơ trả lời – đó là người đồng hương của tôi nói như vậy, anh ấy đã nói không phải trước một uỷ viên pháp viện mà là trước mặt một viên lục sụ bình thường của pháp viện tên là Duyliêng Fretsnơ là người bị giết hôm qua. Duyliêng Fretsnơ lúc ấy đã bất cẩn nói với người đồng hương tôi như sau:

“Tôi có trong túi mình một bức thư của Đức ông quận công Đờ Ghidơ, trong đó quận công truyền đạt cho pháp viện của nhà vua là cần phải kết thúc việc xử tử người có tên Anơ Đuybuôc và phải thi hành sớm nhất.

“Nghe những lời ấy, người đồng hương của tôi run lên và nét mặt bạn tôi vốn đã tái xanh trở nên xanh trong nhợt nhạt và anh ấy đến gần Duyliêng Fretsnơ, bằng lời lẽ thật cần thiết, đề nghĩ gã đừng đưa thư ấy, chỉ cho gã thấy rằng, nếu Anơ Đuybuôc bị kết án thì một phần cái chết của ông pháp quan ấy sẽ rơi vào tay gã, nhưng Duyliêng Fretsnơ vẫn khăng khăng không chịu trao bức thư.

“Người đồng hương của tôi chào gã và đến chờ viên lục sự ở cửa ra vào nhà gã; tại đây, sau khi để gã đi vài bước, anh ấy tiến sát lại gã nói:

“Duyliêng Fretsnơ – anh ấy nói rất nhỏ với vẻ thanh lịch dịu dàng nhất đồng thời cũng hết sức kiên quyết – anh đã có cả một đêm để suy nghĩ, nếu ngày mai cũng vào giờ hôm nay, anh thực hiện đầy đủ ý định của anh hoặc không thay đổi quyết định đó thì anh sẽ chết!”.

-Ô! Ô! –ngài chánh án kêu lên.

- Và như vậy - người Êcôtxơ nói tiếp -mọi kẻ gần hoặc xa dính líu tới cái chết của Anơ Đuybuôc cũng sẽ chết.

Ngài Mina run bắn bởi vì ngài không thể đoán được rằng, theo cấu trúc của câu này, có thật những lời cuối ấy của người đồng hương Êcôtxơ của người này được nói với Duyliêng Fretsnơ hay nói với chính ngài Mina.

- Người đồng hương của ông quả là một tên cướp thưa ông! –ngài nói với Rôbơc Stuya trong lúc nhìn thấy gia đình ngài chỉ chờ đợi ở ngài một lời để hoà vào sự phẫn nộ của ngài.

- Một tên cướp thực sự! một tên cướp khốn nạn! - cả gia đình ngài chánh án đồng thanh la lên.

- Thưa ngài –chàng trai không hề đồng lòng nói- tôi là người Êcôtxơ và không hiêủ nội dung của cái từ ngài vừa nói và các thân nhân cao quý của ngài vừa nhắc lại. Tôi xin nói tiếp.

Sau khi cúi chào gia đình ngài chánh án và được chào đáp lại nhưng rõ ràng là miễn cưỡng, chàng nói:

- Người đồng hương của tôi trở về nhà anh mà không hề nhắm mắt, anh liền dậy đi dạo trước nhà Duyliêng Fretsnơ.

“ Anh ấy đi dạo quanh đó suốt đêm, cả sáng hôm sau. Anh ấy ở đấy đến tận ba giờ chiều không uống cũng không ăn do trong người anh chất chứa ý muốn được giữ lời anh đã nói với Duyliêng Fretsnơ bởi vì – người Êcôtxơ nói tiếp –các đồng hương của tôi có thể là những kẻ cứơp nhưng họ có hành động xứng đáng được ca ngợi, những lời nói củ họ một khi đưa ra thì không bao giờ không làm tròn.

“Cuối cũng, vào ba giờ, Duyliêng Fretsnơ ra khỏi nhà, người đồng hương của tôi theo và thấy gã đi về hướng lâu đài, anh ấy vượt lên trước gã và ngăn gã lại ở góc cầu Đức Bà:

“-Duyliêng Fretsnơ! – anh ấy nói với gã -Vậy là anh đã không chịu suy nghĩ?”.

Duyliêng Fretsnơ trở nên tái mặt, người Êcôtxơ hầu như từ đất chui lên và có vẻ không thể uy hiếp hơn thế, nhưng cần trả lại sự công minh cho viên lục sự xứng đáng, gã đáp rõ ràng:

- Có chứ, tôi đã suy nghĩ; nhưng kết quả sự suy nghĩ của tôi là tôi phải làm tròn mệnh lệnh của ngài quận công Đờ Ghidơ đã trao cho tôi.

- Ông Đờ Ghidơ không hề là chủ nhân của anh để ra lệnh cho anh -người Êcôtxơ nói tiếp.

- Ngài Đờ Ghidơ không những là chủ nhân của tôi- viên lục sự trả lời –mà còn là chủ nhân của nước Pháp.

- Thế là sao?

- Ông không biết rằng, thưa ông, quận công Đờ Ghidơ mới là vua thực sự của nước Pháp sao?

- Thưa ông -người đồng hương của tôi nói -một sự tranh luận về vấn đề này sẽ đưa chúng ta đi quá Xanh Ăngđrê; tôi không chút nào chia sẻ với những ý kiến của ông và tôi trở lại câu hỏi mà tôi đã đưa ra cho ông chiều hôm qua: hẳn ông luôn giữ ý định đem bức thư tới pháp viện chứ?

- Tôi tới đây vì việc này.

- Đến mức ông đem theo cả bức thư trong người ư?

- Tôi có nó trong người –viên lục sự trả lời.

- Nhân danh Chúa vĩnh hằng -người đồng hương của tôi kêu lên –hãy khước từ mang bức thư này cho những tên đao phủ giết Anơ Đuybuôc!

- Trong năm phút nữa nó sẽ nằm trong tay họ.

Nói xong, Duyliêng Fretsnơ khoát tay để tách khỏi người đồng hương của tôi

- Sự việc đã như thế này- người đồng hương của tôi kêu lên- thì cả mi và bức thư của mi sẽ không tới được pháp đình, Duyliêng Fretsnơ.

- Anh ấy liền rút trong áo choàng ra khẩu súng ngắn ngắm thẳng Duyliêng Fretsnơ bắn và gã lục sự đổ xuống chết thẳng cẳng trên vỉa hè; rồi sau khi đoạt lấy bức thư, nguyên nhân của vụ sát hại này, người đồng hương của tôi an toàn đi tiếp con đường của anh ấy, lương tâm thanh thản vì anh ấy vừa giết chết một kẻ khốn khổ để tìm cách cứu một người vôi tội.

Đến mặt ngài chánh án tái xanh và vàng nhợt thay thế bộ mặt đỏ au trước đó. Hàng ngàn giọt mồ hôi lấp lánh trên trán ngài.

Sự im lặng sâu sắc bao trùm toàn thể những người có mặt.

- Ở đây ngột ngạt quá – ngài Mina nói lần lượt quay nhìn hai phía bàn ăn –các bạn không thấy thế sao, các bạn của tôi.

Người ta đứng lên để mở cửa sổ nhưng người Êcôtxơ xoè hai bàn tay ra hiệu cho mọi người ngồi xuống và nói.

-Xin các vị đừng bận tâm, thưa các vị, tôi là người không ăn, tôi đi mở cửa sổ để ngài chánh án có được không khí, nhưng hai luồng gió lùa có thể làm ngài bị cảm- chàng nói thêm sau khi thực sự mở cửa sổ- tôi đóng cửa ra vào lại.

Sau khi quay một vòng khoá cửa ra vào, chàng trai trở lại chỗ ngồi của mình đối diện với ngài chánh án Mina.

Chỉ có điều, trong các hành động mà chàng buộc phải làm, chiếc áo choàng của người Êcôtxơ xoè ra và ta có thể nhìn thấy chàng mang theo dưới lớp áo choàng ấy, thứ vũ khí tự vệ, một áo chẽn lưỡi thép và thứ vũ khí tấn công là hai khẩu súng ngắn ở thắt lưng và một thanh kiếm ngắn bên sườn. Chàng không hề tỏ ra e ngại về những gì người ta có thể trông thấy hoặc không trông thấy rồi trở lại chỗ ngồi của mình trước mặt viên chánh án giữa hai người chỉ là chiều rộng của chiếc bàn. Chàng hỏi ông ta:

- Vây thì, thưa ngài Mina thân mến, ngài cảm thấy thế nào?

- Khá hơn một chút – ngài chánh án trả lời hoàn toàn trái với ý mình.

Chàng trai nói tiếp:

- Ngài hãy tin rằng tôi cũng dễ chịu về việc này.

Chàng trai tiếp tục câu chuyên kể giữa sự im lặng nặng nề trong đó ta nghe được một cánh ruồi bay nếu như ở đây vào tháng chạp có những con ruồi khác những con ruồi của ngài Muxi.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 7: Món quà ngày lễ của ngài chánh án mina

Chàng trai, như chúng tôi đã nói về chàng trong chương trên, tiếp tục câu chuyên bỏ dở.

- Người đồng hương của tôi mang bức thư đi và e sợ bị theo đuổi và bỏ trốn qua phố lớn Môngmactrơ và đến các khu phố hoang vắng ở Grăngdơ Batơlie, tại đây anh ấy có thể thoải mái đọc lá thư của ông Đờ Ghidơ. Chỉ có anh ấy mới nhận ra cũng như bản thân tôi nhận thấy khi đọc bức thư này của quận công Đờ Ghidơ chỉ là vỏ bọc theo lệnh của nhà vua Frăngxoa đệ nhị, như chính các ngài sắp thấy khi tôi chuẩn bị cho các ngài biết về lá thư này; bởi vì, bức thư đã được khui ra, bạn tôi tin là có quyền tìm kiếm, đích xác nó từ đâu tới và gửi cho ai để chính bản thân anh sẽ mang nó, nếu có dịp, tới địa điểm của nó với mọi sự lưu tâm dành cho người nhận nó.

Thế rồi lần thứ hai, người Êcôtxơ rút mảnh giấy từ ngực chàng, mở ra và đọc nội dung như sau:

Gửi các bạn hữu trung thành của chủ toạ tại Tối cao pháp viện Pari, các luật sư và công tố viên nói riêng.

Nhân danh nhà vua.

Các thân hữu và những người trung thành , chúng tôi hết sức bất bình thấy kéo dài quá lâu việc xét xử vụ án trong Tối cao pháp viện đối với những pháp quan bị bắt giữ vì sự kiện tôn giáo và riêng việc viên pháp quan Đuybuôc mà chúng tôi mong muốn phải kết thúc nhanh chóng; vì lí do này, chúng tôi yêu cầu ra lệnh rất khẩn cấp rằng mọi vụ án khác phải ngưng lại,các bạn hãy khởi tố, chuyên tâm và quyết định xét xử vụ án riêng hành động với số lượng pháp quan đã có và sẽ nhận được qua Tối cao pháp viện của chúng ta, không khoan nhượng cũng không cho phép kéo quá dài, làm cách nào mà qua vụ án này chúng tôi có được cơ hội hài lòng lớn lao nhất khác hơn cơ hội mà chúng tôi đã có đến lúc này

Ký tên: Frăngxoa

(và thấp hơn nhiều)

Đờ Lôbetpin.

- Thế nào, thưa ông –chánh án Mina kêu lên và trở lại mạnh mẽ với việc nghe đọc một lá thư đem lại lý lẽ thật lớn lao về việc xét xử mà ngài vừa tiến hành – ông có được bức thư này từ sáng nay à?

- Từ bốn giờ chiều hôm qua, thưa ngài; xin ngài cho phép,vì vinh quang của sự thật, tôi dựng lại những việc.

- Ông đã có bức thư này từ bốn giờ chiều hôm qua – ngài chánh án nói tiếp vẫn cái giọng ấy – và ông đã để chậm tới bây giờ mới trao nó hử?

- Tôi xin nhắc lại với ngài, thưa ngài –chàng trai đáp vừa nhét lại là thư vào trong áo chẽn của chàng- rằng ngài còn quên là với cái giá nào thì mà tôi đã có được bức thư này và với giá nào tôi muốn có nó chứ.

- Vậy thì ông hãy nói đi –chánh án nói –và hãy trình bày mong muốn của ông đối với phần thưởng mà ông đòi hỏi đối với một hành động, tóm lại, chỉ là một bổn phận tầm thường.

- Đó không phải là một bổn phận thật tầm thường, thưa ngài-chàng trai nói tiếp- vẫn là lý lẽ làm cho người đồng hương của tôi mong muốn là bức thư đã không được trao cho pháp đình, Anơ Đuybuôc có quan hệ thật gần gũi với người đồng hương của tôi; cái chết của ông thực sự là nỗi đau khổ lớn của cá nhân anh ấy và sự bất công của pháp viện đối với ông là một tội lỗi xấu xa. Lúc này anh kiên quyết giữ lại bức thư chỉ xuất phát từ lòng mong muốn của mọi con người trung thực là ngăn không để mắc phải một hành động ô nhục hoặc chí ít là đưa tới chậm nếu anh ấy hoàn toàn không ngăn nổi việc này, anh ấy đã thề chỉ trao bức thư khi anh tin chắc rằng Anơ Đuybuôc được phóng thích hoặc giết hết mọi kẻ chống lại việc giải thoát vị pháp quan này…

Cũng vì vậy, anh ấy đã giết Duyliêng Fretsnơ, không phải anh quyết phạm tội giết một con người tầm thường là viên lục sự với tính cách cá nhân mà , qua cái chết ấy, anh muốn chứng tỏ cho những người có địa vị cao hơn Duyliêng Fretsnơ rằng anh đã không ngần ngại trước cuộc sống của những kẻ nhỏ bé thì anh cũng không ngần ngại hơn với cuộc sống của những kẻ lớn.

Đến đây ngài chánh án Mina nóng lòng tìm cách cho mở chiếc cửa sổ thứ hai; mỗi sợi tóc của bộ tóc giả màu hung nhỏ từng giọt mồ hôi như mỗi cành liễu nhỏ giọt mưa sau cơn bão; ngài thực sự nghĩ rằng đây không phải là phương cứu chữa đầy đủ sự xúc động của ngài, ngài đành đưa cặp mắt kinh hoàng nhìn quanh bàn ngụ ý hỏi những người này và những người kia rằng liệu ngài phải xử sự sao đây đối với người Êcôtxơ này là kẻ có người bạn dữ tợn đến thế; nhưng những thực khách không hiểu nổi màn kịch câm của ngài chánh ân Mina; hoặc từ chối hiểu sợ phải thấy cả một binh đoàn người Êcôtxơ nhảy bổ vào họ; những người ăn tiệc liền cúi gằm mặt giữ thái độ im lặng sâu Xanh Ăngđrê.

Nhưng một chánh án của pháp viện, con người mà người ta vừa tuyên dương là kẻ ủng hộ cương quyết nhất niềm tin là người công dân vĩ đại nhất của nước Pháp, con người này không thể hèn nhát bỏ qua những sự đe doạ nhường này mà không đáp lại; chỉ có những điều ngài phải đáp lại việc này bằng biện pháp nào? Nếu ngài đứng lên đi vòng quanh bàn và trái với những thói quen ưa hoà bình của ngài, đến tóm lấy người Êcôtxơ đang uy hiếp này, ngài e sợ sự tính này có nguy cơ là con người này sẽ rút kiếm ra khỏi vỏ hoặc tháo một khẩu súng ngắn khỏi thắt lưng và xét qua biểu hiện cương quyết ở bộ mặt người Êcôtxơ thì điều này khó có thể đạt được; vả lại, nếu ý nghĩ tấn công người khách này, người khách khó chịu như ta thấy, lướt qua tâm trí chánh án Mina trong chốc lát thì nó cũng qua nhanh như một đám mây bị gió xua đi, và một ý nghĩ sáng suốt nếu như có thật, ngài thấy trước hết trong việc thực hiện quyết định như vậy thì mọi việc sẽ hỏng hết và rất ít thắng lợi.

Vả nữa trong số những việc sẽ mất đi có cuộc sống đã rất êm dịu của ngài chánh án Mina xuất chúng này mà ngài đã quyết giữ thật dài lâu. Vậy là ngài tìm một lối rẽ để ra khỏi cái bước khó khăn này nhưng bản năng của ngài nói với ngài rằng ngài rất sợ dù rằng ngài thật keo kiệt, ngài sẵn sàng cho năm mươi đồng vàng để có được cái tên người Êcôtxơ đáng nguyển rủa này ở bên ngoài cửa thay vì gã ở bên kia bàn. Cái mưu chước này xử sự với người khách không bình thường này như một số người hành động với con chó dữ, có nghĩa là phỉnh phờ và vuốt ve gã. Đã quyết như vậy, ngài nói với chàng trái bằng một giọng vui vẻ.

- Này thưa ông, với cách diễn đạt của ông, với bộ mặt đầy thông minh của ông, với dáng vẻ xuất chúng của ông, tôi có thể khẳng định mà không lầm lẫn rằng ông không phải là một người bình thường và tôi cũng không nói quá đó là ở ông biểu lộ một người quý tộc thuộc một gia đình danh giá.

- Vậy thì! – ngài chánh án nói tiếp –tôi đang nói với một người rất có giáo dục chứ không phải một công dân cuồng tín (ngài rất muốn nói rằng: chứ không phải với một kẻ sát nhân như người đồng hương của ông, nhưng tính thận trọng ở những người quyền thế đã ngăn ngài lại), chứ không phải một công dân cuồng tín như người đồng hương của ông, xin cho phép tôi được nói với ông rằng chỉ riêng một người không thể có quyền, theo sự đánh giá của riêng mình: số lớn những sự nể vì có thể làm người ấy lầm lạc và cũng chính là không để cho mỗi ai được tự mình xét xử theo lợi ích riêng của mình mà các toà án được thiết lập, nhưng hẳn ông sẽ thừa nhận với tôi rằng, nếu mỗi người đều có quyền về công lý thì sẽ không có chân lý, ví dụ giả thiết, vì là một giả thiết, ông chia sẻ những ý kiến của người đồng hương của ông thì cũng không có lý để ông, một con người có giáo dục và can đảm, ông không thể đi đến tước đoạt cuộc sống của tôi ngay trong gia đình tôi, viện cớ rằng ông không chấp nhận việc kết án pháp quan Anơ Đuybuôc.

Qua bài diễn văn rườm rà này, người Êcôtxơ thấy rõ sự hèn nhát của ngài Mina bèn nói:

- Thưa ngài chánh án, cho phép tôi, như người ta nói tại pháp đình, được nhắc lại với ngài câu hỏi, không hơn không kém rằng đáng lẽ ngài là một chánh án thì ngài thật sự chỉ là một luật sư tầm thường.

- Vấn đề này chúng ta đang đề cập, theo tôi, trái lại chúng ta đang nói rõ vấn đề này- Mina trả lời, tìm lại được sự cân bằng vào lúc cuộc đối thoại đi vào thể thức quen thuộc của ngài.

- Xin ngài thứ lỗi, thưa ngài -người Êcôtxơ nhanh chóng nói lại –vì ngài trực tiếp chất vấn tôi, cho đến bây giờ , không hề còn là câu hỏi của tôi nữa, đó là câu hỏi của bạn tôi, nên tôi hỏi ngài về câu hỏi này: Thưa ngài chánh án Mina, ngài có nghĩ rằng ông pháp quan Đuybuôc buộc phải xử tử không?

Câu trả lời thật đơn giản vì pháp quan Anơ Đuybuôc đã bị kết án tử hình một giờ trước đó và ngài chánh án Mina đã nhận được những lời ca ngợi của gia đình ngài về việc này.

Nhưng ngài Mina nghĩ, nếu thành thực thú nhận là có vụ kết án này vả chăng chỉ có thể biết được vào ngày hôm sau, hẳn ngái sẽ nhận được ở người Êcôtxơ này điều gì khác hơn là lời ngợi khen, do đó ngài tiếp tục theo cái cách ngài đã tin là thận trọng chọn lựa. Ngài nói.

- Ông muốn tôi trả lời thế nào, thưa ông?Tôi không thể cho biết ngay ý kiến của các đồng sự của tôi được; nhiều nhất tôi có thể cho ông biết ý kiến của tôi thôi.

- Thưa ngài chánh án - người Êcôtxơ nói – tôi rất muốn biết ý kiến của riêng ngài mà không hề là ý kiến của những đồng sự của ngài mà tôi hỏi, mà tôi hỏi chính ngài.

- Ông muốn ý kiến của tôi để làm gì? – ngài chánh án hỏi, tiếp tục mưu chước của ngài.

- Nó cho tôi biết về quyết định hành động đối với ngài Mina, việc của con chó săn đối với con thỏ rừng, có nghĩa là theo đuổi nó trong mọi ngõ ngách cho tới khi nó bị bức bách.

- Thưa Chúa tôi! Thưa ông – ngài chánh án buộc phải bày tỏ- ý kiến của tôi về kết cục của thư tố tụng này đã được quyết định từ lâu.

Chàng trai nhìn thẳng vào mặt ngài Mina làm ngài miễn cưỡng cụp mắt xuống nói tiếp chậm rãi như thể ngài đã hiểu sự cần thiết phải cân nhắc giá trị của mỗi lời ngày nói.

- Chắc chắn – ngài nói -thật đáng tiếc phải xử tử hình một người mà, với các danh hiệu khác, đáng có thể xứng đáng với lòng ái mộ của quần chúng, một đồng sự, tôi nói hầu như một người bạn, nhưng bản thân ông biết đấy, qua bức thư đặc hứa ấy của nhà vua, Tối cao pháp viện chỉ còn chờ đợi vụ án khổ sở ấy kết thúc để thở phào và chuyển qua các vụ khác: vậy là vụ án ấy phải kết thúc và tôi không phải nghi ngờ rằng, nếu pháp viện đã nhận được thư của hoàng thượng ngày hôm qua thì ngài pháp quan khốn khổ ấy mà tôi buộc phải kết tội là tà giáo nhưng tôi thành thực luyến tiếc con người nếu không chịu cực hình ngày hôm nay thì cũng chịu cực hình vào một ngày gần đây.

- A! Vậy là điều ấy đã được phục vụ cho việc đó nên người bạn tôi giết Duyliêng Fretsnơ ngày hôm qua phải không? - người Êcôtxơ nói.

- Chẳng có giá trị gì hết – ngài chánh án nói- sẽ chỉ là một sự chậm lại mà thôi.

- Nhưng việc chậm lại một ngày vẫn là hai mươi bốn giờ đình hoãn dành cho một người vô tội và, trong hai mươi bốn giờ ấy, có khá nhiều sự việc có thể đổi thay.

- Thưa ông –chánh án Mina nói, dần dần với tính cách một cựu quân sự, đã lấy lại được sức lực trong cuộc tranh luận –ông luôn nói pháp quan Đuybuôc là người vô tội hả?

- Tôi nói như vậy theo quan điểm của Chúa - người Êcôtxơ nghiêm trang giơ một ngón tay lên trời nói.

- Vâng- chánh án nói –còn quan điểm của những con người thì sao?

- Ngài có tin rằng, thưa ngài Mina - người Êcôtxơ nói – ngay cả quan điểm của những con người thì thủ tục tố tụng đã thật thẳng thắn chứ?

- Ba giám mục đã kết tội ông ta, thưa ông, ba giám mục đều cùng phán xét, ba lời phán xét trùng hợp.

- Các giám mục liệu không phải vừa là quan toà vừa là kẻ tố tụng trong vụ này chứ?

- Có thể như vậy, thưa ông, mà cũng thế thôi, thế nào mà một tín đồ Tin lành lại nói chuyện được với các giám mục Thiên Chúa giáo?

- Vậy ngài muốn người đó nói chuyện với ai thưa ngài?

- Đó là một vấn đề hết sức quan trọng –ngài Mina nói- và đầy rẫy khó khăn.

- Cũng như thế, vấn đề này Pháp viện đã quyết định giải quyết đột ngột.

- Như ông nói đó, thưa ông –chánh án trả lời.

- Thế thì, thưa ngài, người đồng hương của tôi đã nghĩ rằng chính vụ án đã đem lại vinh quang cho ngài?

Về vấn đề này ,trong tâm trí ngài chánh án dâng lên nỗi hổ nhục là lùi bước trước một con người khi chính ngài vưa hênh hoang trước mười người khác là đã làm tròn một việc mà người ta hỏi ngài; và sau khi thăm dò những con mắt của thân nhân của ngài và sau khi được nhận lại, hầu như có một sức mạnh nào đó trong những ánh mắt của họ.

- thưa ông – ngài nói - sự thực buộc tôi phải nói rằng trong hoàn cảnh đó, thực tế tôi đã phải hi sinh tình bạn thắm thiết và rất thành thực của tôi đối với người đồng sự Đuybuôc của tôi cho bổn phận của tôi.

- A! người Êcôtxơ kêu lên.

- Này! Thưa ông – ngài Mina bắt đầu mất kiên nhẫn hỏi –chuyện này dẫn chúng ta tới đâu nhỉ?

- Đến đích, và chúng ta đã áp sát nó rồi.

- Này, có gì liên quan đến người đồng sự của ông về việc tôi đã tác động hay không về vụ phán quyết của pháp viện?

- Có quan hệ rất nhiều tới anh ấy.

- Quan hệ gì?

- Về điều mà người đồng hương của tôi đòi hỏi rằng, vì chính ngài là người thắt nút vụ việc thì cũng chính ngài phải tháo gỡ nó ra.

- Tôi không hiểu –Ngài chánh án ấp úng.

- Thật hết sức đơn giản: thay cho việc sử dụng ảnh hưởng của ngài để kết án, ngài hãy sử dụng ảnh hưởng ấy để tha bổng.

- Nhưng - một người cháu gái ngài chánh án, đến lượt gã mất bình tĩnh nói- vì ông ta đã bị xử rồi, pháp quan Anơ Đuybuôc của ông ấy, vậy làm thế nào mà ông còn buộc bác tôi sẽ tha bổng ông ấy lúc này chứ?

- Bị xử rồi! -người Êcôtxơ kêu lên – Có phải ông vừa nói rằng, ông ngồi kia kìa, pháp quan Đuybuôc đã bị xử rồi hử?

Ngài chánh án ném cho đứa cháu thiếu thận trọng một cái nhìn lo sợ.

Nhưng, hoặc là người cháu không hề nhìn thấy cái nhìn ấy, hoặc gã không hề để ý đến cái nhìn ấy.

- Ừ! Phải, bị kết án rồi – gã nói- xử ngày hôm nay vào hai giờ chiều…Này, thưa bác, bác đã không nói như vậy sao, hoặc là cháu nghe nhầm chăng?

- Ông nghe rõ đây, thưa ông -người Êcôtxơ nói với người trẻ tuổi. Chàng đã hiểu sự im lặng của ngài chánh án như ngài phải giải thích.

Rồi chàng quay lại phía ngài Mina:

- Như vậy vào hồi hai giờ ngày hôm nay, pháp quan Anơ Đuybuôc đã bị xử rồi, phải không? –chàng hỏi.

- Vâng, thưa ông –Mina ấp úng.

- Nhưng xử thế nào, phạt vạ ư?

Mina không trả lời.

- Xử tù ư?

Vẫn là sự im lặng về phía Mina.

Cứ mỗi câu hỏi của người Êcôtxơ, bộ mặt ngài lại tái nhợt hơn và đến câu hỏi cuối cùng, môi ngài trong suốt, nhợt nhạt.

- Xử tử ư?- cuối cùng chàng hỏi ông ta.

Chánh án gật đầu.

Mặc dầu đầy e ngại, dấu hiệu gật đầu ấy đã khẳng định.

- Thế thì được! - người Êcôtxơ nói - Kết cục, chừng nào mà một người không chết thì chẳng có gì để tuyệt vọng và như bạn tôi đã nói, vì ngài thắt buộc tất cả thì ngài có thể tháo gỡ được tất cả.

- Thế là thế nào?

- Bằng cách đề nghị nhà vua huỷ bỏ bản án đi.

- Nhưng thưa ông – Ngài Mina nói mà cử mỗi bước của cảnh này diễn ra, ngài như nhảy qua một vực thẳm để lại thấy một vực thẳm khác, đúng như vậy, nhưng cứ mỗi vực thẳm vượt qua được, ngài vững tâm trong chốc lát – nhưng thưa ông, khi tôi có ý định ân xá cho Anơ Đuybuôc thì không bao giờ nhà vua đồng ý như thế.

- Tại sao thế?

- Bởi vì bức thư mà ông vừa đọc đã tỏ rõ đầy đủ ý chí của ngài.

- Vâng, vẻ ngoài thôi.

- Thế nào, vẻ ngoài thôi sao?

- Đúng thế: bức thư của nhà vua được niêm kín như tôi có hân hạnh được nói với ngài trong một bức thư của quận công Đờ Ghidơ. Thế này đây! Bức thư của ngài quận công Đờ Ghidơ tôi sẽ đọc cho ngài rõ.

Và chàng trai một lần nữa rút từ ngực ra mảnh giấy, nhưng lần này, thay vì đọc công hàm của nhà vua, chàng đọc thư của Frăngxoa đờ Loren.

Lá thư được trình bày bằng lời lẽ sau:

Thưa ông anh của tôi,

Cuối cùng, đây là lá thư của Hoàng thượng; tôi phải rất khổ công mới rút được nó ra từ bàn tay Ngài, và hầu như tôi đã ép Ngài đưa bút để làm Ngài viết tám lá thư khổ sở ấy mang danh nghĩa Ngài. Chúng ta cần có gần Hoàng thượng một người bạn vô danh của tên là giáo đáng nguyền rủa ấy: vậy ông anh phải tiến hành gấp e rằng nhà vua thay đổi quyết định của Ngài, hoặc tên pháp quan bị kết án được gia ân.

Người em kính cẩn của ông anh

Frăngxoa Đờ Ghidơ.

17-12-1559

Người Êcôtxơ ngẩng đâu lên.

- Ngài đã nghe rõ rồi chứ, thưa ngài?- chàng hỏi ông chánh án.

- Thật rõ.

- Ngài có muốn tôi đọc lại lá thư, e rằng ngài bỏ qua vài điểm nào chăng?

- Vô ích.

- Ngài có tin chắc đây đúng là chữ viết và dấu ấn ở lá thư là của ông hoàng Loren không?

- Tôi hoàn toàn để ông tuỳ ý định đoạt việc này.

- Này! Theo ngài thì bức thư này lộ ý gì?

- Rằng nhà vua đã ngần ngại viết, thưa ông, nhưng rốt cuộc, nhà vua vẫn viết.

- Nhưng miễn cưỡng viết và, nếu như người như ngài chẳng hạn, thưa ngài chánh án, đi nói với đứa trẻ đội vương miện ấy mà ta gọi là vua rằng: “Tâu bệ hạ, chúng thần đã xử án viên pháp quan Đuybuôc để làm gương nhưng bệ hạ cần gia ân cho ông ấy vì công lý thì nhà vua là người mà ông Đờ Ghidơ đã phải dắt tay ép buộc viết tám lá thư mang danh nhà vua thì hẳn nhà vua cũng sẽ gia ân thôi.

- Còn nếu lương tâm tôi chống lại việc tôi sẽ làm theo ý ông đòi hỏi thì sao thưa ông?- Chánh án Mina hỏi rõ ràng có ý định thăm dò đối phương.

- Tôi sẽ yêu cầu ngài, thưa ngài, là nhắc lại với ngài lời thề mà bạn tôi đã thốt lên khi giết Duyliêng Fretsnơ là giết, như gã, mọi kẻ thù gần hoặc xa đã tham gia vào việc xét xử pháp quan Đuybuôc.

Trong lúc ấy, thật rõ ràng, bóng hình viên lục sự giống như bóng đèn ảo đang lướt qua trên tường phòng ăn, nhưng hẳn ngài chánh án có quay mặt đi để không nhìn thấy nó.

- A! Thật mất trí, điều mà ông nói đó!- ngài trả lời chàng trai.

- Mất trí! Sao thế thưa ngài chánh án?

- Bởi vì ông vừa đưa ra một sụ đe doạ tôi, một quan toà ở ngay nhà tôi, giữa gia đình tôi.

- thưa ngài, chính là để ngài rút ra được những suy xét cân nhắc ngay tại nhà và gia đình mình một tình cảm thương xót đối với chính bản thân ngài chứ trong trái tim ngài, Chúa không hề đặt tình thương đối với những người khác.

- Thưa ông, hầu như thay vì hối hận và xin lỗi tôi thì ông lại tiếp tục uy hiếp tôi phải không?

- Tôi đã nói với ngài, thưa ngài, rằng người giết Duyliêng Fretsnơ đã thề giết mọi kẻ chống đối lại những gì mà người ta muốn trả lại tự do và cứu mạng sống của Anơ Đuybuôc và rằng, e người ta nghi ngờ lời nói của người ấy, người ấy bắt đầu bằng việc giết viên lục sự, không phải người ấy muốn qua cái chết của gã, cho những kẻ thù khác có địa vị thật cao của người ấy một lời cảnh cáo bổ ích. Ngài có cầu xin nhà vua gia ân cho Anơ Đuybuôc không? Tôi buộc phải trả lời nhân danh bạn tôi.

- A! Ông buộc tôi trả lời ông nhân danh kẻ giết người, nhân danh kẻ sát nhân, nhân danh một kẻ cắp hả? – ngài chánh án phát khùng hét lên.

- Xin ngài hãy lưu ý, thưa ngài – chàng trai nói - rằng ngài được tự do trả lời có hay không?

- A! Tôi được tự do trả lời ông có hay không sao?

- Đúng thế.

- Thế thì, hãy nói với tên người Êcôtxơ của ông – chánh án gầm lên, bị kích động mạnh mẽ, ngài đã có được lòng dũng cảm như người vừa hỏi ngài- hãy nói với tên người Êcôtxơ của ông rằng có một người mà người ta gọi là Ăngtoan Mina, một trong số chánh án tối cao của pháp viện, chính người ấy đã xét xử phán quyết cái chết của Anơ Đuybuôc, rằng người chánh án ấy chỉ có một lời mà người ấy sẽ chứng tỏ cho ông biết vào ngày mai.

- Thế thì, thưa ngài - Rôbơc Stuya trả lời, không tạo một cử chỉ và không cho thấy dấu hiệu xúc động bằng cách nhắc lại hầu như vẫn những lời đã nói ra – Ngài phải biết rằng có một người Êcôtxơ đã thề phán quyết cái chết của ngài Ăngtoan Mina, một chánh án của tối cao pháp viện; rằng người Êcôtxơ chỉ có một lời và chứng tỏ lời người ấy cho ngài biết ngay ngày hôm nay.

Trong lúc nói những lời nay, Rôbơc Stuya đã luồn bàn tay của chàng vào dưới áo choàng, tháo một khẩu súng ngắn lên đạn không gây tiếng động và, trước khi người ta nghĩ đến việc ngăn cản chàng thì chàng đã hành động mau lẹ nhằm thẳng vào ngài Mina ở bên kia bàn, có nghĩa là rất sát, nhả một viên đạn.

Ngài Mina ngã bật ngửa ra đằng sau lôi theo cả chiếc ghé. Ngài đã chết.

Một gia đình nào khác gia đình chánh án hẳn đã tìm cách tóm bắt kẻ giết người rồi, nhưng ở đây còn xa mới diễn ra việc nay; mọi người thực khách của ngài chánh án quá cố chỉ nghĩ tới an toàn cho bản thân họ: những người này chạy trốn vào trong bếp vừa thốt kêu lên những tiếng kêu tuyệt vọng; những người khác chui nấp dưới gầm ban, im thin thít.

Đúng là một thảm bại hoàn toàn và có thể nói rằng chỉ còn một mình Rôbơc Stuya trong căn phòng ấy là nơi hầu như mỗi kẻ đều từ từ rút lui theo cách của những con sư tử như Đăngtơ nói, mà không một ai nghĩ tới ít ra là quấy rầy chàng.

TÌNH YÊU ĐỊNH MỆNH
Chương 8: Tại nhà những dân miền núi người êcôtxơ

Lúc ấy vào quãng tám giờ tối khi Rôbơc Stuya ra khỏi nhà Mina và chỉ có mình chàng trong phố cổ Tămplơ, vào thời đó khi đêm tối, còn vắng vẻ không như ngày nay; chàng thốt lên mấy tiếng có ý nghĩa ám chỉ hai con người mà chàng đã sát hại:

- Thế là hai rồi!

- Chàng không tính đến kẻ ở bờ sông Sen: kẻ ấy là sự trả giá ngay cho bạn chàng là Mêđa.

Đến trước toà thì chính tức là quảng trường Grevơ là nơi hành hình những kẻ bị kết án, chàng máy móc đưa mắt nhìn chỗ mà người ta quen dựng giá treo cổ, rồi chàng lại gần nơi đó. Chàng nói:

- Chính nơi nay, Anơ Đuybuôc sẽ phải chiu khổ hình nếu nhà vua không gia ân cho ông- Chàng nói thêm – Làm thế nào buộc nhà vua phải gia ân cho ông đây.

Sau những lời này, chàng rời xa.

Chàng vào trong phố Tanơri và dừng trước một cái cổng trên đó gắn tấm biển có những chữ sau:

“Vì thanh kiếm của vua Frăngxoa đệ nhất”

Một lát sau người ta tưởng chàng vào đấy nhưng đột nhiên chàng nói:

Thật là một sự điên rồ nếu bước vào quán này, trong mười phút nữa bọn lính xạ thủ sẽ tới đây…Không, hãy đến nhà Patric.

Chàng đi nhanh qua phố Tanơri và cầu Đức Bà, khi đi qua chàng nhìn vào nơi mà hôm trước chàng đã giết Duyliêng Fretsnơ; rồi sau khi rảo bước qua khu phố Xitê và cầu Xanh Mixen, chàng vào trong phố Batoa – Xanh – Ăngđrê.

Thế là chàng đã ở trong phố Tanơri, chàng dừng lại trước ngôi nhà treo biển như ngôi nhà thứ nhất, duy câu trên đó lại là:

“Vì cỏ gai xứ Êcôtxơ”.

Đây đúng là nơi ở của Patric Mafecsơn- chàng nói vừa ngẩng đầu nhận diện ô cửa sổ- Trên cao ấy, dưới mái nhà một căn buồng nhỏ là nơi anh lui tới những ngày bạn anh không có phiên gác ở điện Luvrơ.

Chàng cố sức để nhận ra ổ cửa sổ nhỏ nhưng cái mái nhà nhô ra đã cản tầm mắt chàng. Lẽ tất nhiên, chàng sẽ đẩy cánh cửa hoặc trong trường hợp bị đóng chặt, chàng sẽ lấy đốc kiếm hoặc báng súng gõ cửa thì đột nhiên cánh cửa ấy hẻ mở để lọt qua một người mặc quân phục lính xạ thủ của đội cận vệ người Êcôtxơ.

- Ai đó! - người lính xạ thủ hầu như hỏi chàng trai.

- Một đồng hương - người anh hùng của chúng ta trả lời bằng tiếng Êcôtxơ.

- Ồ! ồ! Rôbơc Stuya hả ? - người lính xạ thủ kêu lên.

- Chính mình đây, Patric thân mến.

- Nhưng sự ngẫu nhiên nào mà cậu lại ở trong phố và trước cửa phòng mình vào giờ này? - người lính xạ thủ vừa hỏi vừa chìa bàn tay cho bạn mình.

- Mình đến xin cậu giúp một việc, Patric thân mến ạ.

- Nói đi, chỉ có điều nói nhanh lên

- Cậu vội ư?

- Thật miễn cưỡng nhưng cậu hiểu cho, người ta ra lệnh triệu tập tại điện Luvrơ vào chín giờ rưỡi thế mà ở giáo phái Xanh Ăngđrê, chuông vừa đổ chín giờ, vậy mình nghe đây

- Việc là thế này, bạn thân mến ạ. Đạo luật mới đây đã đuổi mình khỏi quán trọ của mình.

- A! Ừ , mình hiểu rồi: cậu thuộc tôi giáo khác và cậu cần hai người Thiên Chúa giáo bảo lãnh chứ gì.

- Còn mình thì không có thì giờ tìm kiếm và có lẽ mình sẽ không tìm được những người như thế; vả lại, mình sẽ bị bắt giữ đêm nay nếu mình muốn lang thang trong các phố ở Pari. Cậu có muốn chia sẻ căn phòng của cậu với mình trong hai, ba ngày không?

- Trong hai, ba đêm nếu cậu muốn và ngay cả mọi đêm trong năm nếu điều đó làm cậu vui lòng; còn về ban ngày thì lại là chuyện khác.

- Tại sao thế Patric? – Rôbớc hỏi.

- Bởi vì - người lính xạ thủ trả lời với vẻ hết sức giấu niềm kiêu hãnh - từ khi mình không có niềm vui được gặp cậu, Rôbớc thân mến ạ, mình đã có may mắn làm một cuộc chinh phục.

- Cậu ư, Patric?

- Điều này làm cậu ngạc nhiên hử?- người lính xạ thủ nhún nhẫy hỏi.

- Chắc chắn là không, nhưng điều này không đúng lúc, thế thôi.

Rôbơc tỏ vẻ không sẵn sàng hỏi nhiều hơn chuyện này nhưng lòng tự trọng của người đồng hương của chàng không thấy được sự tính toán của chàng về điều thận trọng này.

- Có đấy, ông bạn thân mến ạ - anh nói tiếp - vợ một viên pháp quan ở pháp đình rất đơn giản là ban cho mình vinh dự là say mê mình và mình chờ đợi ngày này qua ngày khác, bạn thân mến ạ , mình có vinh dự được gặp lại nàng.

- quỷ tha ma bắt! – Rôbơc nói - thế thì cho rằng mình không nói gì hết, Patric ạ.

- Nhưng vì sao kia chứ! cậu coi sự tin cậy của mình là một sự từ chối hả? Mình giả thiết trung thực ấy, như ông Brăngtôm nói, bằng lòng trèo tới tận trần nhà của mình, nhưng lưu ý rằng đây là một giả thiết khi cậu đi khỏi thôi; trường hợp trái lại, cậu cứ ở nhà mình cho đến khi nào cậu thấy chán không muốn ở nữa: người ta không thể thu xếp tốt hơn đâu, cậu đồng ý chứ?

- Thật thế, Patric thân mến – Rôbớc nói, tỏ ra hết sức luyến tiếc phải từ bỏ kế hoạch của chàng; mình chấp nhận món quà của cậu với lòng biết ơn và chỉ chờ dịp đền đáp lại cậu món quà tương tự bằng bất cứ cách nào.

- Được! – Patric nói, - liệu giữa những người bạn, giữa những người đồng hương, giữa những người Êcôtxơ với nhau người ta lại nói chuyện ơn huệ được chăng? Đúng như thế. Này! Hãy khoan đã!

- Sao? – Rôbơc hỏi.

- Ồ! Một ý kiến! – Patric reo lên như chợt loé lên một ý tưởng.

- Có việc gì thế? Nào.

- Bạn ơi – Patric nói - cậu có thể giúp mình một việc lớn đấy.

- Một việc lớn gì ?

- Một việc hết sức lớn lao.

- Nói đi, mình sắn sàng làm theo ý cậu.

- Cảm ơn! Chỉ có điều…

- Nói rõ hết đi.

- Cậu có tin rằng chúng ta cùng tầm vóc chứ?

- Gần như thế.

- Khổ người như nhau chứ?

- Mình tin vậy.

- Hãy ra chỗ ánh sáng kia để mình ngắm cậu.

Rôbớc làm theo lời bạn.

- Cậu có biết rằng cậu có chiếc áo chẽn thật tuyệt vời không? – Patric mở banh áo choàng của bạn ra nói tiếp.

- Tuyệt đẹp không phải từ mô tả.

- Hoàn toàn mới đấy.

- Mình mới mua cách đây ba ngày.

- Hơi xẫm màu một chút, đúng thế - Patric nói tiếp – nhưng lại che được mắt mọi người.

- Cậu muốn nói gì thế?

- Mình muốn nói điều này, Rôbơc thân mến ạ, người đàn bà trong tâm tưởng của mình nhìn mình với con mắt thiện cảm bao nhiêu thì chồng nàng lại nhìn mình bằng con mắt khác bấy nhiêu. Cứ mỗi lần hắn nhìn thấy một lính xạ thủ cận vệ đi qua, hắn lại nhìn người ấy bằng con mắt đầy chua cay và, cậu có hiểu hắn sẽ nhìn mình bằng cặp mắt nào nếu hắn nhìn thấy bộ y phục này trên những bậc thang nhà hắn.

- Quả nhiên, mình hiểu rõ rồi.

- Hơn nữa, người đàn bà ấy đã cho mình lời khuyên – Patric nói tiếp – là đừng mặc bộ quần áo dân tộc mình đặt chân lên nhà nàng. Do đó mà vừa chập tối mình đã mơ màng một cách lương thiện là làm sao chiếm đoạt được một bộ quần áo nào có thể thay thế bộ quân phục của mình một cách tôt hơn: bộ y phục của cậu mặc dầu xẫm màu, nhưng với mình hầu như đạt được cái đích mà mình dự kiến. Vậy cậu hãy vì tình bạn cho mình mượn nó vào ngày mai; mình sẽ thu xếp cách nào để không cần đến nó vào những ngày tiếp theo.

Những lời nói cuối cùng của người Êcôtxơ biểu lộ sự tin cậy cao cả giữ họ với nhau như những đồng bào của họ đã và còn có sự tin cậy ấy là Rôbơc Stuya bật cười.

- Quần áo, tiền bạc và trái tim mình là của cậu,bạn thân mến ạ - chàng nói – tuy nhiên cần lưu ý rằng,có thể ngày mai mình đi ra ngài nên trong trường hợp mình đi ra ngoài thì bộ y phục này đối với mình là hơi cần thiết đấy.

- Quỷ thật! Đúng như nhà triết học cổ xưa đã nói, ta mang trên mình tất cả những gì mình có mà thôi.

- Lạy thánh Đuntan, điều đó thật đáng căm giận.

- Và làm mình thất vọng.

- thực tế, càng nhìn cái áo chẽn của cậu, mình càng cảm thấy là nó được may cho mình- Patric reo lên.

- Có nghĩa là một điều kì diệu – Rôbơc Stuya nói hầu như muốn đẩy bạn tới một lối thoát nào đó.

- Vậy không có cách nào khác để khắc phục trở ngại này sao?

- Mình không thấy cách nào cả, nhưng cậu là người giàu trí tượng, cậu hãy tự mình tìm xem.

- Có một cách – Patric reo lên.

- Cách gì?

- Ít ra là chồng nhân tình của cậu không cùng nỗi kính sợ các ông lính xạ thủ đội cận vệ người Êcôtxơ như chồng tình nhân của mình.

- Mình không có nhân tình, Patric ạ - chàng nói, vẻ u buồn.

- Vậy thì - người lính xạ thủ nói, chỉ theo đuổi việc thực hiện ý nghĩ của anh ta nên không quan tâm tới việc gì khác – trong trường hợp này, mọi y phục đối với cậu hẳn chẳng khác gì nhau cả.

- Hoàn toàn không khác nhau.

- Nếu vậy mình sẽ mặc y phục của cậu và cậu hãy mặc bộ y phục của mình.

Lần này, Rôbơc Stuya không mỉm cười nữa. Chàng hỏi như thể hoàn toàn không hiểu gì cả.

- Thế là thế nào?

- Cậu không kinh tởm khi khoác lên người bộ quân phục Êcôtxơ chứ?

- Không chút nào

- Thế thì, nếu cậu có việc cần thiết hệ trọng buộc cậu phải ra ngoài, cậu sẽ đi trong bộ quân phục của mình.

- Cậu có lý, đúng thế, không có gì đơn giản hơn.

- Hơn nữa nó sẽ cho cậu vào điện Luvrơ rất thoải mái.

Rôbơc run người vì vui thú; chàng mỉm cười nói:

- Đó là tham vọng của mình.

- Tốt lắm, hẹn ngày mai nhé!

- Hẹn ngày mai! – Rôbơc nắm bàn tay bạn nói.

- Patric ngăn chàng lại nói:

- Cậu còn quên một việc.

- Việc gì?

- Đúng là nó không thật có ích: đó là chìa khoá buồng mình.

- Thật thế, đưa đây – Rôbơc nói.

- Đây, chúc ngủ ngon, , Rôbơc.

- Chúc ngủ ngon, Patric.

Và hai chàng trai sau khi siết chặt tay nhau lần thứ hai,mỗi người đi về một ngả, Patric đi về hướng cổng điện Luvrrow, Rôbớc về hướng cửa của Patric.

Chúng ta hãy để người này vào điện Luvrơ đúng lúc đáp lệnh tập hợp buổi tối và hãy theo Rôbơc Stuya, sau khi lần mò qua hai , ba cửa, cuối cùng tìm được ổ khoá của Patric.

Mẩu nến còn lại cháy soi sáng toàn bộ căn phòng của người lính cận vệ trẻ tuổi. Đây là căn gác xép sạch sẽ, khá giống với những căn buồng nhỏ của sinh viên thời nay.

Đồ đạc trong phòng gồm một chiếc giường ngủ khá gọn gàng , một tủ chè nhỏ, hai ghế tựa nhồi rơm và một cái bàn trên đó, trong một bình gốm cao cổ, bấc của ngọn nến còn khói.

Rôbơc lấy một thanh củi cháy dở, thổi mạnh, cuối cùng có được ngọn lửa và chàng châm vào cây nến.

Sau đó chàng ngồi trước chiếc bàn nhỏ, áp trán vào hai tay, trầm ngâm suy nghĩ.

- Đúng rồi – chàng lùa bàn tay vào mái tóc như để gạt khỏi trán một vật nặng khủng khiếp rồi nói – đúng rồi, ta sẽ viết cho nhà vua.

Và chàng đứng lên.

Trên lò sưởi chàng thấy một lọ mực đầy và một cái bút nhưng chàng hết sức tìm kiếm, lục lọi ngăn kéo bàn và ba ngăn kéo tủ chè mà không thấy được bóng dáng một tờ giấy hoặc mảnh da thuộc để viết.

Chàng lại tìm nhưng hoài công: chắc hẳn bạn chàng đã dùng tờ giấy cuối cùng để viết thư cho bà pháp quan của anh ta rồi.

Chàng lại ngồi xuống, tuyệt vọng và nói:

- Ôi! chỉ thiếu một mảnh giấy mà ta không thể thử cách cuối cùng này rồi.

Thật vậy, chuông đã điểm mười giờ, những cửa hàng buôn bán thời ấy không mở cửa đến nửa đêm như thời nay: vậy sự bối rối của chàng là đích thực.

Lúc ấy, đột nhiên chàng nhớ tới bức thư của nhà vua mà chàng hiện giữ trong người, chàng lấy thư từ ngực ra và quyết định viết cho nhà vua vào mặt trái bức thư này.

Chàng lấy lọ mực và bút, viết bức thư sau:

Tâu bệ hạ.

Việc kết án pháp quan Đuybuôc là bất công và vô đạo.

Người ta làm mờ mắt hoàng thượng và buộc bệ hạ làm đổ máu trong sạch nhất cả vương triều của bệ hạ.

Tâu bệ hạ, một người kêu gọi bệ hạ giữa đám đông: bệ hạ hãy mở mắt nhìn các giàn hoả mà những kẻ có tham vọng đốt lên quanh bệ hạ, trên mọi điểm của nước Pháp.

Tâu bệ hạ, xin bệ hạ hãy lắng nghe những tiếng rền rĩ và than vãn đang dâng lên tại quảng trường Grevơ và dâng lên tới tận điện Luvrơ.

Xin bệ hạ hãy lắng nghe và nhìn. Khi bệ hạ đã nghe và nhìn hẳn bệ hạ sẽ tha thứ.

Chàng trai Êcôtxơ đọc lại lá thư và gấp theo hướng ngược lại, có nghĩa là trang mặt của lá thư nhà vua đã viết trở thành mặt trái lá thư của chàng gửi nhà vua và mặt trên trang mặt của lá thư của chàng trở thành tranh mặt của lá thư nhà vua.

- Giờ đây, - chàng lẩm bẩm – làm cách nào để đưa bức thư này vào điện Luvrơ được?

Chờ Patric đến ngày mai ư? Như vậy sẽ quá muộn. Vả lại Patric tội nghiệp sẽ bị bắt giữ như tòng phạm của ta mất. Ta phơi bày vấn đề khá nhiều khi chấp nhận việc anh cho ta cư trư. Làm gì đây?

Chàng đến cửa sổ tìm một ý nghĩ.Trong những trương hợp tuyệt vọng, người ta thường dễ dàng hỏi ý kiến những vật thể bên ngoài.

Chúng tôi đã nói là trời thật quang đãng đối với một ngày tháng chạp.

Rôbơc hỏi gió mát, trời cao và đêm yên tĩnh ý kiến về việc chàng cần làm.

Từ căn gác xép của Patric ở mỏm đá cao nhất của ngôi nhà, chàng nhận ra tháp canh ở lâu đài nhà vua.

Ngọn tháp gỗ ở lâu đài ấy gần như đối diện với tháp Netslơ và nhô lên giữa sân và sân trong điện Luvrơ, đột nhiên xuất hiện tuyệt đẹp trước chàng ánh sáng huyền ảo.

Nhìn cái tháp ấy, Rôbơc hầu như tìm được cách để chàng chuyển lá thư của chàng cho nhà vua; bởi vì sau khi nhét lại lá thư vào ngực, chàng tắt nến, lấy chiếc mũ dạ, khoác áo choàng và nhanh chóng xuống cầu thang.

Vài ngày trước đó, người ta vừa ra lệnh cấm mọi người đi đường và lái thuyền qua sông Sen kể từ năm giờ chiều.

Lúc này đã là mười giờ đêm, vậy không thể nghĩ đến việc đi đò.

Con đường duy nhất có thể đối với Rôbơc là trở lại bước chân cũ của chàng và đi ngược con đường mà chàng đã từ Grevơ tới.

Vậy là chàng đi lên hướng cầu Xanh Mixen, bỏ qua phố Bariơri ở bên trái để không liều mạng với lính tuần cảnh của hoàng cung và qua cầu Đức Bà vào trong mạng lưới các phố có thể đưa chàng đến điện Luvrơ.

Điện Luvrơ lổn nhổn những đá, sỏi và cột kèo từ triều Frăngxoa đệ nhất.

Người ta nói rằng đây là bên trong của một hầm đá hoặc một trong những lâu đài bỏ dở đang suy sụp trước khi xây dựng lại hơn là nơi ở của nhà vua Pháp.

Vậy thật dễ dàng trườn mình qua những khối đá mà điện Luvrơ bi vướng ngẽn cả bên ngoài lẫn bên trong.

Từ hòn đá này qua hòn đá khác, từ hố này qua hố khác, Rôbơc Stuya trườn dọc sông Sen đến cánh cổng lớn điện Luvrơ đối diện với con sông, theo chiều sâu chiếm toàn bộ khu đất mà hiện nay là bến tàu; rồi chàng đi dọc toà nhà tới Tháp Mới và thấy hai cửa sổ sáng đèn, chàng nhặt một hòn đá trong một cái hố, lấy miếng da thuộc bọc lại, tháo dải băng mũ buộc mảnh buộc mảnh da quanh hòn đá và lùi lại hai ba bước để lấy đà, ước lượng khoảng cách, ngắm như thể chàng nhằm nhả đạn rồi chàng ném hòn đá kèm mảnh da thuộc vào một ô cửa sổ sáng đèn ở tầng gác thứ nhất.

Tiếng kính cửa sổ vỡ và tiếng động xuất hiện trong buồng tiếp theo tiếng kính vỡ cho chàng biết lá thư của chàng đã tới và nếu lá thư không hề tới tay nhà vua thì đó không phải lỗi ở người viết.

- Tuyệt – chàng nói- Còn giờ đây hãy đợi; ngày mai ta sẽ biết, nếu bức thư của ta tạo được hiệu quả của nó.

Trong lúc rút lui chàng nhìn quanh để tin chắc là không hề bị chú ý; chàng chỉ nhìn thấy xa những lính tuần cảnh đi dạo với bước chân chậm dãi và mực thước của những lính canh.

Rõ ràng những lính tuần canh không hề chú ý gì.

Rôbơc Stuya lại qua chính con đường chàng đã chọn, trở lại thành phố Battoa - Xanh Ăngđrê, tin chắc rằng mình không bị một ai nghe và nhìn thấy chàng.

Chàng đã lầm; chàng đã bị hai người trông và nghe thấy chàng cách chàng năm mươi bước, trong góc tháp Mới, ẩn mình trong bóng tối do tháp che khuất, đang sôi nổi trò chuyện không phải để không nghe, không nhìn mà ít ra để không tỏ dấu hiệu là họ đã nghe và nhìn thấy.

Hai nhân vật này là hoàng thân Côngđê và đô đốc Côlinhi.

Chúng ta hãy xem đề tài gì trong câu chuyện có thể làm hai nhân vật nổi tiếng này quan tâm đến nỗi không tỏ ra e ngại những hòn đá mà người lạ ném vào cửa sổ điện Luvrơ vào cái giờ khuya khoắt trong đêm này.

V-DƯỚI CHÂN THÁP MỚI

Giờ đây – như Brăngtôm nói trong cuốn “Những thủ lĩnh quân sự” nổi tiếng của ông – chúng ta cần phải nói tới một thủ lĩnh quân sự rất vĩ đại, nếu không thì chẳng bao giờ nữa.

Chúng ta hãy làm như Brăngtôm; chỉ có điều chúng ta hãy công bằng đối với Gatspa đờ Côlinhi, lãnh chúa Satiông hơn là viên nịnh thần Ghidơ.

Trong hai cuốn sách khác của chúng tôi, chúng tôi nói nhiều về người bảo vệ Xanh Căngtanh nổi tiếng; nhưng các độc giả hẳn đã quên cuốn “ Hoàng hậu Macgô” và còn chưa biết cuốn “Chàng thị đồng của quận công đờ Savoa”: vậy chúng tôi thấy cần nói vài lời về ngày sinh, gia đình và tổ phụ của đô đốc như ta nói ngày nay.

Chúng tôi nhấn mạnh từ đô đốc vì đó là tước vị được biết của con người mà chúng tôi nói tới và thật hiếm khi người ta gọi ông bằng cái tên Gatspa đờ Côlinhi hoặc dưới cái tên gọi lãnh chúa hay đức ông Satiông vì tước vị đô đốc hãy hơn.

Gatspa đờ Côlinhi, sinh ngày 17- 2 -1517 ở Satiông – suya - Looinh, lãnh địa của gia đình ông.

Cha ông là quý tộc ở Brets, đã ở Pháp sau sự hợp nhất tỉnh ông vào vương quốc; ông giữ một cấp bậc cao trong quân đội của nhà vua và lấy tên là Satiông, trở thành chủ nhân của lãnh địa này.

Ông cưới Luidơ đờ Môngmôrăngxi, em gái vị đại thần mà chúng tôi có dịp nói nhiều tới ông này, đặc biệt trong cuốn truyện của tôi là “Atscaniô”, “ Hai chị em Đianơ” và “chàng thị đồng của quận công đờ Savoa”.

Bốn con trai của lãnh chúa Satiông: Pie, ÔđÊcôtxơ, Gatspa, và Đăngđơlô tức là các cháu của vị đại thần. Người con cả Pie, chết lúc năm tuổi. Người con thứ Ôđê vậy là được thừa kế giữ vinh dư của tước vị này.

Hai mươi năm sau cái chết ấy, vị đại thần có quyền sắp đặt chiếc mũ hồng y giáo chủ. Không một người con trai nào của ông muốn tước vị này, thế là ông tặng nó cho các con trai của em gái ông: Gatspar và Đăngđilô, cả hai sinh ra có khí chất chiến trận đã khước từ; Ôđê khí chất điềm tĩnh và trầm tư đã nhận.

Vậy là Gatspa trở thành chủ gia đình bởi lẽ cha ông chết vào năm 1512.

Vả lại chúng tôi đã nói tới những sự “ rèn luyện” của ông được thực hiện thế nào với danh nghĩa là bạn của Frăngxoa đờ Ghidơ và tình bạn nào đã gắn bó hai con người trẻ tuổi này tới lúc, về cuộc chiến đấu ở Răngđi, mỗi người đều đã làm được những chuyện phi thường có giá trị thì một luồng gió lạnh đã ẩn vào giữa họ. Quận công Clôđơ-đờ-Loren chết, quận công Frăngxoa và anh ông ta là hồng y giáo chủ đứng đầu phe Thiên Chúa giáo và họ cạn dự vào các công việc quốc gia thì sự lạnh nhạt ấy trở thành mối hận thù sâu sắc.

Trong thời gian ấy, dẫu bọn Đờ Ghidơ hận thù thì chàng trai Gatspa đờ Satiông đã trở thành một trong số người xuất chúng ở thời đại ông, đã tăng thêm tiếng tăm và được ca ngợi là Hiệp sĩ vũ trang, cũng như em ông là Đăngđơlô, được phong quận công Đăngghiêng và điều này xảy ra ngay trên chiến trường ở Xêridon là nơi mỗi người đạt được một lá cờ; ông được phong cấp đại tá vào năm 1544 rồi ba năm sau là thiếu tướng lục quân rồi cuối cùng là đô đốc.

Chính vào lúc ấy, để giúp cho em ông là Đăngđơlô mà ông đã yêu thắm thiết, ông đã từ bỏ chức vụ thiếu tướng lục quân.

Vào năm 1545, hai anh em cưới hai cô gái của gia đình quý tộc Lavan ở Brets.

Trong cuốn “ chàng thị đồng của quận công đờ Savoa” người ta gặp lại đô đốc trong cuộc vây hãm Xanh Căngtanh và ta thấy ông với ý chí kiên cường đáng kính đã bảo vệ từng viên đá của thành phố và bị bắt với vũ khí trong tay ở đợt giáp trận cuối cùng.

Chính trong thời gian bị cầm giữ ở Ăngve, một cuốn thánh kinh đã rơi vào tay ông và ông liền thay đổi tôn giáo.

Từ sáu năm qua, em ông là Đăngđơlô đã là tín đồ Canvanh.

Chức vụ đô đốc quan trọng tất nhiên đặt ông vào thủ lĩnh quân sự của giáo phái cách tân.

Tuy nhiên đúng là chưa có sự rạn nứt giữ hai phe phái, còn chưa có những sự ngược đãi, Đăngđơlô và anh ông, mỗi người vẫn giữ một vị trí ở triều đình do địa vị của họ đem lại.

“ Nhưng, như một sử gia đương thời nói, triều đình không có kẻ thù đáng lo ngại nhất”.

Được tạo hoá phú cho tính bình tĩnh, lòng quả cảm và sự không ngoan lạ lùng, hầu như ông được sinh ra để trở thành con người mà ông thực tế đã trở thành, tức là thủ lĩnh kiên nghị, ý chí bất khuất; mặc dầu thất bại nhưng ông luôn trở thành đáng ngại sau những thất bại của ông hơn kẻ thù của ông sau những thắng lợi của họ. Không đếm xỉa gì đến đẳng cấp của mình, cuộc đời ông coi chẳng ra gì, lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh cho việc bảo vệ vương quốc hoặc thắng lợi của niềm tin của ông, ông gắn định mệnh chiến tranh những đức tính vững chắc của những công dân vĩ đại.

Giữa những thời kì bão tố ấy, tầm nhìn của cái đầu trong sáng này làm cho cặp mắt thật tươi tắn dịu dàng, ông như cây sồi lớn đứng thẳng giữa những cơn giông bão như những ngọn núi cao mà đỉnh vẫn yên lặng giữa bão tố, bởi vì cái đỉnh ấy chế ngự sấm sét.

Với cây sồi, mưa không thể làm trầy vỏ sần sùi của nó, gió không làm cong ngọn nó; muốn nhổ bật rễ nó lên, cần có một trận cuồng phong lật đổ hết mọi thứ.

Là núi, nó sẽ trở thành núi lửa và mỗi lần phun lửa, ngai vàng sẽ run rẩy, lung lay tận gốc và để lấp đầy miệng núi lửa ấy, dập tắt dung nham ấy, cần có một trận hông thuỷ thay đổi bộ mặt của đế quốc.

Cũng như vậy, hoàng thân Côngđê, với tinh thần năng động mạo hiểm, tham vọng , ông đã đưa chính bản thân mình để tham gia quân đội của nhà vua trong mười năm, dự hết chiến trận này đến chiến trận khác.

Hoàng thân Côngđê như chúng tôi đã nói là người nói chuyện với đô đốc. Chính Côlinhi nói chuyện với người đàn ông trẻ tuổi nổi tiếng này trong đêm 18 rạng ngày 19 tháng Chạp này, khuất mình trong bóng tối đổ nghiêng bởi Tháp Mới.

Ít ra chúng ta đã biết được vóc dáng hoàng thân Côngđê, chúng ta đã thấy ông vào quán “Ngựa tía” và chúng ta đã có thể, qua vài lời ông thốt ra, cho chúng ta một ý niệm về tính cách của ông.

Mong rằng giờ đây người ta cho phép chúng tôi dựa trên tính cách ấy và vị trí hoàng thân ở triều đình, đưa ra vài chi tiết cần thiết đối với chúng ta.

Ông Côngđê còn chưa tỏ rõ mình, nhưng ta linh cảm điều ông có thể làm, và điều dự đoán này đem lại một tầm quan trọng lớn lao cho ông hoàng trẻ tuổi đẹp trai này mới chỉ được biết qua những mối tình bay buớm và đại diện của ông là người, như người đương thời Đông Gioăng của ông, đã ghi vào các danh sách khổng lồ những mệnh phụ nổi tiếng của triều đình. Chúng tôi tin rằng đã nói về ông, một chàng trai hai mươi chín tuổi vào thời ấy. Đây là con trai thứ năm cũng là con út của Xaclơ buôcbông, bá tước Văngđôm, thuỷ tổ cận đại của mọi chi dòng họ Buốcbông.

Những người anh hùng của ông là Ăngtoannơ -đờ- Buôcbông, vua Navarơ và là cha đẻ Hăngri đệ tứ; Frăngxoa, bá tước Đăngghiêng; hồng y giáo chủ Saclơ đờ Buôcbông, tổng giám mục xứ Ruăng; và Giăng, bá tước Đăng ghiêng là người mà trước đó vừa bị giết tại trận chiến Xanh Căngtanh.

Vậy, Lui - đờ - Côngđê là con út của gia đình, cả tài sản chỉ là tấm áo choàng thanh kiếm và lưỡi kiếm còn giá trị hơn tấm áo choàng.

Thanh kiếm này hoàng thân đã rút ra một cách vẻ vang trong những cuộc chiến tranh của vua Hăngri đệ nhị và trong vài cuộc cãi lộn đặc biệt làm ông nổi tiếng về lòng dũng cảm sánh ngang với sự nổi tiếng mà ông đã làm như một người có nhiều vận may nhất là về mối tình bất định.

Câu châm ngốn sau hầu như được viết dành trước hết cho hoàng thân Côngđê: “Sự chiếm hữu giết chết tình yêu”.

Đúng là khi hoàng thân chiếm đoạt được rồi thì ông không còn yêu nữa.

Đó là điều rất quen biết trong số mệnh phụ xinh đẹp mà Brăngtôm đã viết cho chúng ta câu chuyện hoa tình, song le đó là điều lạ thường! So với các bà thì điều này tỏ ra không tạo nên một sự nhầm lẫn nào đối với những hứng thú của ông hoàng thật đa tình và thật tươi tắn mà người ta nói về ông theo thể thơ bốn câu sau:

Con người nhỏ bé này thật bảnh trai,

Luôn luôn ca hát miệng luôn cười,

Luôn luôn say đắm người yêu quý,

Điều xấu Trời thương giữ hộ rồi!

Như ta thấy với nhà thơ đã làm bốn câu thơ này, ý thơ xuất sắc hơn nhịp điệu, nhưng cuối cùng chúng đã cho một ý thật chính xác là Lui- đờ- Côngđê gợi được mối thiện cảm ở triều đình; chúng tôi vội kể ngay.

Vả lại quyển truyện của chúng tôi được ký là Alêchxăngđrơ Đuyma chứ không phải Rixơlê.

Mối thiện cảm này thật lớn lao giữa đô đốc và ông hoàng trẻ; đô đốc còn trẻ mới bốn mươi tuổi, yêu Lui-đờ-Côngđê như yêu một người em trai và về phần mình, hoàng thân Côngđê với tính cách hào hiệp và phiêu lưu, do bản chất chăm chú nghiên cứu sự bí mật của tình yêu hơn là lo lắng về những thắng lợi hoặc thất bại của tôn giáo, không bận tâm về Thiên chúa giáo mà vào thời ấy ông còn là một con chiên; hoàng thân Côngđê như một học sinh đối với người thày yêu mến, như một tai nghe ông đô đốc nghiêm khắc trong khi từ Xanh Ăngđrê, ông dõi mắt nhìn theo bước ngựa phi của một nữ kỵ sĩ yêu kiều trở về sau buổi đi săn, hoặc lắng nghe tiếng ca của một thiếu nữ từ đồng ruộng trở về.

Đây là việc xảy ra trước đó một giờ.

Đô đốc trong lúc ra khỏi điện Luvrơ là nơi ông đã tới chầu nhà vua trẻ, đã nhận thấy, với con mắt của nhà chỉ huy quen nhìn bóng tối, ở chân Tháp Mới có một người đàn ông khoác áo choàng, ngẩng đâu về phía bao lơn có hai cửa sổ sáng đèn, hầu như chờ đợi dấu hiệu hoặc đứng đó ra hiệu cho người ở trên gác. Đô đốc bản chất ít tò mò định đi về hướng phố Bêtixi là nơi có lâu đài của ông thì chợt có ý nghĩ tại sao vào cái giờ mà người ta tuỳ ý bắt giữ mọi người qua lại nhất là đến gần điện Luvrơ; thế mà có một người dám cả gan đi dạo trước cung điện nhà vua, cách bọn lính tuần tra có trăm bước, con người này hẳn là hoàng thân Côngđê.

Ông lại gần người này còn người này, cứ mỗi bước đô đốc tiến tới lại cố lùi vào bóng tối; đến cách hai mươi bước, đô đốc kêu lên với người này:

- Này! Hoàng thân!

- Ai đi đó?- hoàng thân Côngđê hỏi vì đúng là ông.

- Một người bạn – Đô đốc trả lời, tiếp tục tiến bước và mỉm cười với ý nghĩ về sự sáng suốt của mình là một lần nữa ông đoán đúng.

- A! A! Nếu tôi không nhầm thì đây là tiếng nói của ông đô đốc – hoàng thân nói đồng thời tiến lên vài bước để đến trước mặt người vừa gọi ông.

Hai người đàn ông này gặp nhau ở giới hạn của bóng tối, hoàng thân kéo đô đốc về phía mình đến nỗi cả hai lẫn vào bóng đêm.

- Thế nào, quỷ thật – hoàng thân nói sau khi thân mật và kính nể xiết chặt bàn tay đô đốc – làm sao mà ông biết tôi ở đây?

- Tôi đoán thế.

- A! Thật là giỏi! Thế nào mà ông lại có ý nghĩ này?

- Ồ! Thật đơn giản.

- Nào, hãy nói đi.

- Khi nhìn thấy một người nằm trong tầm nhìn của đội tuần tra, tôi thầm nghĩ chỉ có một kỵ sĩ ở nước Pháp mới có khả năng liều mạng để nhìn ngọn gió lay động rèm cửa của một người đàn bà đẹp và con người này chính là Điện hạ đấy!

- Đô đốc thân mến của tôi ơi, cho phép tôi được cảm ơn ông, trước hết vì ý nghĩ tuyệt hay của ông đối với tôi và sau đó xin chân thành khen ngợi ông: không thể có sự sáng suốt nào tuyệt vời hơn sự sáng suốt của ông.

- A! Đô đốc thốt lên.

- Tôi ở đây, đúng thế, để nhìn ô cửa sổ một căn buồng mà tại đây, không phải là một phụ nữ chỉ đẹp không thôi mà con người cầm giữ chân tôi ở đây, cách đây sáu tháng còn là đứa trẻ thì này là một thiếu nữ, nhưng là một thiếu nữ kiều diễm, một sắc đẹp hoàn hảo.

- Ông muốn nói tới tiểu thư Xanh Ăngđrê phải không?

- Đúng thế. Càng ngày càng đẹp, đô đốc thân mến ạ - Hoàng thân đáp – Và điều đó giải thích cho tôi sự hứng thú nào đã đẩy tôi kết bạn với ông.

- Vậy chính sự hứng thú đã đẩy ông đến việc đó hả? – Côlinhi hỏi.

- Vâng, rất lớn là đằng khác.

- Hứng thú nào? Hãy cho tôi biết tâm tư của ông, hoàng thân?

- Đó là, nếu tôi không coi ông là bạn, ông đô đốc ạ, thì có lẽ tôi đã coi ông là kẻ thù và lúc ấy tôi coi ông là kẻ thù không nguôi.

Đô đốc lắc đầu vì câu nói phỉnh nịnh của con người mà ông sắp đưa ra những lời trách cứ nên ông trả lời:

- Chắc hẳn ông không biết rằng tiểu thư Xanh Ăngđrê là vị hôn thê của ông Đờ Gioanhvin, con trai quận công Đờ Ghidơ chứ gì.

- Không những tôi không phải không biết chuyện này, ông đô đốc ạ, mà chính vì được tin về cuộc hôn nhân này làm tôi càng yêu tiểu thư Xanh Ăngđrê điên cuồng hơn, đến mức tôi có thể mạnh dạn nói rằng tình yêu của tôi đối với tiểu thư Xanh Ăngđrê chủ yếu đến từ lòng hận thù của tôi với bọn Đờ Ghidơ.

- Ái chà! Nhưng đây là lần đầu tiên, hoàng thân ạ, tôi nghe nói tới mối tình này,vì thông thường những mối tình của ông đối với ông coi như chim hoạ mi hót khi bay lượn. Vậy mối tình mới nảy sinh và chưa gây tai tiếng chứ?

- Không thật mới đâu, đô đốc thân mến ạ, trái lại nó đã được sáu tháng tuổi rồi.

- Chà, đúng thế sao?- đô đốc hỏi kèm theo là cái nhìn ngạc nhiên.

- Sáu tháng, vâng, hầu như ngày tiếp ngày, đúng thế! Ông có nhớ tới lá số tử vi mà mụ phù thuỷ già đã đoán cho ông Đờ Ghidơ, thống chế Xanh Ăngđrê và gã hầu của ông ấy ở lễ hội Lăngđi không? Theo tôi thì hầu như tôi đã nói rõ câu chuyện này với ông rồi.

- Vâng, tôi hoàn toàn nhớ rõ. Sự việc xảy ra trong cái quán trên đường từ Gônet đến Xanh Đơnits.

- Đúng thế, đô đốc thân mến ạ. Này! Chính từ cái ngày ấy đã đánh dấu mối tình của tôi bộc lộ với Xaclôttơ duyên dáng và, vì cái chết mà người ta tiên đoán cho tôi, đã đem lại cho tôi một sở thích khác thường đối với cuộc đời, kể từ ngày ấy tôi chỉ sống trong hi vọng được con gái thống chế yêu và tôi đã dồn hết tâm hồn để đạt cái đích ấy.

- Và không bất cẩn chứ, hoàng thân - đô đốc hỏi – ông được đáp trả chứ?

- Không, ông anh họ của tôi ạ, không; vì thế ông mới thấy tôi đứng chôn chân ở đây mãi.

- Và hỡi chàng hiệp sĩ đa tình là ông, ông chờ đợi người ta ném cho ông một bông hoa, một chiếc găng tay, một lời nói phải không?

- Xin thề,thật tình chẳng chờ đợi gì ở điều đó.

- Vậy thì ông chờ đợi gì?

- Chờ cho ánh sáng tắt đi và vị hôn thê của ông hoàng đờ Gioanhvin ngủ để đến lượt mình, tôi tắt ánh sáng của tôi và nếu cỏ thể tôi cũng ngủ luôn.

- Chắc hẳn đây không phải là lần đầu ông có mặt như thế này với giấc ngủ nhỏ của cô gái phải không, ông hoàng thân thân mến của tôi.

- Không hề là lần đầu, ông anh họ của tôi ạ, và sẽ không phải là lần cuối đâu. Đến nay, gần bốn tháng rồi, tôi giải trí vô tư như thế này đây.

- Tiểu thư Xanh Ăngđrê không biết gì cả chứ? - đô đốc hỏi, vẻ nghi ngờ.

- Nàng không biết, tôi bắt đầu tin như vậy.

- Như thế đâu còn là tình yêu nữa, hoàng thân thân mến; đó thực tế là tôn thờ sùng bái theo cách một số thủy thủ đã kể cho chúng ta nghe về sự tôn thờ thần tượng này.

- Cái từ ấy rất đúng, đô đốc thân mến ạ, đó thực sự là một sự tôn sung và tôi cũng cần phải là con chiên ngoan đạo để tôi hiến mình cho sự tôn thờ thần tượng này.

- Tôn thờ thần tượng là tôn thờ những hình ảnh, hoàng thân thân mến ạ, còn ông cũng không có ngay cả hình ảnh nữ thần của ông, có lẽ đúng chăng?

- Thật thế, không, không cả hình ảnh của nàng – hoàng thân trả lời ; nhưng ông mỉm cười đặt bàn tay lên ngực nói tiếp – hình ảnh của nàng ở đây và khắc thật sâu, xin thề tôi không cần một hình ảnh nào khác hình ảnh đang sống trong kí ức tôi.

- Vậy ông cứ hành động đơn điệu như thế đến giới hạn nào?

- Không giới hạn nào hết. Tôi đến đây như thế này chừng nào tôi còn yêu tiểu thư Xanh Ăngđrê. Tôi yêu nàng theo thói quen của tôi, chừng nào mà nàng chưa ưng thuận cho tôi chút gì và theo mọi khả năng có thể, nàng không thuận cho tôi thật sớm, điều mà nàng cần dành cho tôi để mối tình của tôi lâm vào thời kì giảm sút thì có thể tôi sẽ yêu nàng dài lâu.

- Con người ông đặc biệt làm sao, hoàng thân thân mến!

- Vậy ông muốn gì! Tôi như vậy đấy; đó là điều mà ngay bản thân tôi cũng không hiểu nổi mình; chừng nào mà một người đàn bà chẳng dành cho tôi cái gì thì tôi điên cuồng vì yêu, có thể đi đến giết chồng nàng, giết cả người yêu của nàng, giết nàng, giết cả bản thân mình, gây chiến vì nàng như Pêriclet đối với Atspaxi(Pêriclet: là diễn giả và chính khách nổi tiếng, người Aten; Atspaxi: nổi tiếng về sắc đẹp và trí tuệ, tình nhân và cố vấn của Pêriclet), Xêda đối với Ơnônê, Ăngtoan đối với Clêôpatrơ ( Xêda: là nhà độc tài La Mã; Clêôpatrơ: hoàng hậu Ai Cập, nổi tiếng về sắc đẹp đã chinh phục Xêda rồi Ăngtoan, bạn của Xêda) rồi thì, nếu nàng nhượng bộ…

- Nếu nàng nhượng bộ thì sao?

- Thế thì đô đốc thân mến ơi, bất hạnh cho nàng, bất hạnh cả cho tôi! Vòi nước của sự chán chường sẽ đổ lên sự điên dại của tôi và dập tắt nó.

- Vậy niềm lạc thú nào mà ông lại đứng canh trước ánh trăng này?

- Dưới những ô cửa sổ của một thiếu nữ xinh đẹp. Một niềm lạc thú lớn lao, người anh họ thân mến của tôi ạ. Ôi! Ông không hiểu được điều đó đâu, ông , con người nghiêm trang và qủa cảm đặt mọi niềm hạnh phúc của ông trong thắng lợi một cuộc chiến hoặc chiến thắng của lòng tin của ông. Còn tôi, thưa ông đô đốc, đó là chuyện khác: chiến tranh đối với tôi chỉ là sự yên bình giữa hai mối tình , mối tình cũ và mối tình mới. Thực tình tôi tin rằng Chúa đã sinh ra tôi ở đời chỉ để yêu và tôi không tốt về điều gì khác. Vả lại đó là luật của Chúa. Chúa đã phán bảo chúng ta yêu tương lai của chúng ta như bản thân chúng ta. Này! Con chiên xuất sắc là tôi đây, tôi yêu tương lai của tôi hơn bản thân mình, chỉ có điều tôi yêu tương lai trong nửa đẹp nhất của nó, dưới hình thức dễ chịu nhất của nó.

- Vậy sau lễ hội Lăngđi, ông đã gặp lại tiểu thư Xanh Ăngđrê ở đâu và khi nào không?

- A! đô đốc thân mến, đó là cả một câu chuyện dài và, ít ra ông hãy quyết định, dù câu chuyện của tôi có tầm phào, ở lại cùng tôi chí ít là nửa giờ với tư cách là người bà con mà ông đối với tôi, thì tôi khuyên ông đừng vật nài để mặc tôi với những cơn mơ màng của tôi và cuộc đối thoại của tôi với mặt trăng và những ngôi sao, mà đối với tôi còn kém rực rỡ hơn ánh sáng ấy mà ông thấy lấp lánh qua những ô cửa sổ vị thần của tôi.

- Người em họ thân mến của tôi ơi - đô đốc cười và nói - Đối với tương lai, tôi có những dự định về ông mà ông cũng không hề e ngại; đó là tôi thích thú nghiên cứu ông dưới mọi bộ mặt; bộ mặt ông tỏ cho tôi hôm nay không chỉ là bộ mặt mà là mặt ngoài. Nào, ông hãy mở ra cho tôi mọi cánh cửa của ông. Nào, khi tôi muốn có chuyên với đích thực. Côngđê, với vị chỉ huy vĩ đại, ta thấy qua cái cửa đó tôi có thể vào được và khi ấy đáng lẽ là người anh hùng mà tôi tìm kiếm thì tôi chỉ thấy một Hecquyn quanh quẩn theo bước chân của Ophan( Hecquyn: vị thần Hi lap, theo thần thoại Latinh là con của Giuypite và Alơmen, có sức mạnh phi thường, cưới Omphan, hoàng hậu xứ Lyđi sau khi buộc Hecquyn đi quanh quẩn bên chân nàng.), một Samsông ngủ trên đùi Đalila ( Sambông: quan toà nổi tiếng về sức khỏe nhờ bộ tóc, yêu và cưới Đalila- một danh kĩ và bị Đalila phản bội,cắt tóc trao cho Philitstanh), chúng ta thấy cánh cửa qua đó tôi phải ra đi.

- Có nghĩa là tôi phải nói tất cả sự thật với ông hả?

- Tất cả.

- Như một kẻ xưng tội?

- Hơn thế.

- Tôi xin báo trước với ông rằng đây thực sự là một bài thơ.

- Những câu thơ đẹp nhất của Viêcgiliuyts Marô hẳn không phải cái gì khác những bài thơ sao.

- Vậy tôi xin bắt đầu.

- Tôi nghe ông đây.

- Ông hãy ngăn tôi lại khi ông chán nghe nhé.

- Tôi xin hứa với ông như vậy, nhưng tôi tin là tôi sẽ không ngắt lời ông.

- A! Ông đúng là một nhà chính trị vĩ đại và cao cả.

- Ông có biết rằng, ông hoàng của tôi, ông đã có vẻ giễu cợt tôi rồi phải không?

- Tôi ư? A! Ông có biết rằng khi ông nói với tôi những điều này, người ta làm tôi nhảy qua một vực thẳm chứ?

- Vậy nói đi.

- Đó là vào tháng chín vừa qua,sau buổi đi săn mà các ông Đờ Ghidơ hiến cho toàn thể triều đình trong khu rừng Mơđông.

- Tôi nhớ là đã được nghe mặc dầu tôi không ở đấy.

- Vậy ông hãy nhớ rằng, sau buổi đi săn ấy, bà Catơrin cùng với mọi thị nữ của bà,một phi đội bay của bà như người ta gọi thế,liền đến lâu đài của ông Gôngđi ở Xanh Clu,hẳn ông nhớ chứ vì ông đã ở đây phải không?

- Hoàn toàn đúng.

- Này! Ở đấy, nếu sự chú ý của ông không bị chuyển hướng bởi những đề tài nghiêm trọng, hẳn ông còn nhớ tới bữa ăn nhẹ, một thiếu nữ với vẻ đẹp của nàng đã thu hút sự chú ý của triều thần, đặc biệt là tôi: đó là tỉểu thư Xanh Ăngđrê.Sau bữa ăn nhẹ, trong một chuyến đi chơi trên sông đào, một thiếu nữ, bằng tinh thần của nàng đã khêu gợi sự chiêm ngưỡng của mọi quan khách được mời dự và đặc biệt vẫn là tôi: đó là tỉểu thư Xanh Ăngđrê. Cuối cùng tại buổi khiêu vũ, mọi cặp mắt đặc biệt là mắt tôi, quay nhìn một thiếu nữ nhảy mà vẻ duyên dáng không ai sánh kịp đã làm cho mọi cặp môi nở nụ cười, mọi tiếng trầm trồ cất lên ca ngợi, mọi cặp mắt nhìn chiêm ngưỡng, vẫn là tiểu thư Xanh Ăngđrê. Ông nhớ chuyện đó không?

- Không.

- Càng hay!Bởi vì nếu ông nhớ chuyện ấy, sẽ thật vô ích để tôi kể cho ông nghe chuyện đó. Ông hẳn hiểu rõ ngọn lửa nhen nhóm trong trái tim tôi ở quán “Ngựa tía” thì ở Xanh Căngtanh đã trở thành một ngọn lửa dày vò! Do đó mà kết thúc buổi khiêu vũ, trở về căn phòng dành cho tôi là dãy phòng đầu, thay cho việc tôi đi nằm nhắm mắt và ngủ thì tôi lại ra đứng ở cửa sổ, nghĩ tới nàng và chìm đắm trong cơn mộng mơ êm dịu. Tôi hoàn toàn đắm chìm ở đó bao thời gian tôi không nhớ gì hết thì, qua tấm rèm mà những ý tưởng yêu đương trải qua trước mắt tôi, tôi tin có một sinh vật động đậy gần như siêu hình, như cơn gió bấc lùa qua lay động tóc tôi; thật như cái gì đó như làn hơi cô đọng, một bóng trắng hồng lướt qua những lối đi của khu vườn và đúng thế, đứng dừng lại trước cửa buồng tôi và dựa vào thân cây mà tán lá đến quét lòng ghen tuông thầm kín của tôi. Tôi nhận ra, đúng hơn là tôi đoán rằng nàng tiên tuyệt đẹp trong đêm nay không ai khác tiểu thư Xanh Ăngđrê và rất đúng lúc sắp nhảy qua cửa sổ để nhanh chóng đến với nàng và mau lẹ ngã vào chân nàng thì một bóng thứ hai, kém hồng và kém trắng hơn bóng đầu, nhưng hầu như cũng nhẹ nhàng vượt qua khoảng trống chia cắt lối đi bên này với bên kia. Cái bóng này rõ ràng là nam giới.

- A!A! - đô đốc lẩm bẩm.

- Cũng đúng như tiêng kêu của tôi lúc ấy – Côngđê nói- nhưng những mối nghi ngờ bất công ấy vừa nảy sinh trong tâm trí tôi về đức hạnh tiểu thư Xanh Ăngđrê không lâu; bởi vì cả hai bóng người này bắt đầu ríu rít và tiếng nói của họ vọng tới tận chỗ tôi qua những cành cây và những khoảng thời gian ngắn của ghen tuông, cũng như tôi đã nhận ra những diễn viên ở dưới chân tôi hai mươi bước chân, tôi đã nghe rõ những lời họ nói.

- Những diễn viên đó là ai?

- Những diễn viên đó là tiểu thư Xanh Ăngđrê và gã thị đồng của cha nàng.

- Vậy có vấn đề gì?

- Thật đơn giản là vấn đề một buổi đi câu vào sáng ngày hôm sau thôi.

- Một buổi câu à?

- Đúng, ông anh họ của tôi ạ, tiểu thư Xanh Ăngđrê mê câu cá đến cuồng nhiệt.

- Để sửa soạn chỉ cho một buổi đi câu mà, vào nửa đêm hoặc một giờ sáng; một thiếu nữ mười lăm tuổi và một chàng thị đồng trẻ mười chín tuổi đã hẹn hò gặp gỡ nhau qua khuôn viên ấy hử?

- Tôi cũng đã nghi ngờ chuyện ấy, thưa ông đô đốc thân mến ạ, và tôi nói rằng chàng thị đồng trẻ ấy tỏ ra rất ngán ngẩm khi, chắc chắn có một hi vọng khác chợt đến thật sôi sục tràn đầy thì gã nhận được từ chính tiểu thư Xanh Ăngđrê là nàng chỉ hẹn gặp gã với yêu cầu gã kiếm hai chiếc cần câu, một cho nàng, một cho gã, với những chiếc cần câu ấy ,nàng mời gã có mặt trên sông đào vào hồi năm giờ sáng. Lời yêu cầu này khó hiều đối ngay cả với gã thị đồng trẻ nên gã nói:

- Nhưng thưa tiểu thư, nếu chỉ riêng ý định đòi hỏi tôi một chiếc cần câu mà tiểu thư bảo tôi đến đây với một việc thật đơn giản đến thế thì thật vô ích để làm một việc bí mật thật lớn thế này.

- Chính anh đã lầm, Giắc ạ - thiếu nữ trả lời - từ khi lễ hội bắt đầu tôi thực sự được phỉnh nịnh, bị săn đón, bị vây quanh bởi biết bao kẻ nịnh hót và thật bất hạnh nếu tôi đề nghị anh tìm một cần câu và ý định này bị lộ thì sáng này vào lúc năm giờ, ba phần tư các đức ông ở triều đình gồm cả ông đờ Côngđê sẽ chờ tôi ở bờ sông đào, điều mà, hẳn anh nghĩ rõ rằng sẽ làm cho lũ cá sợ hãi hoảng loạn đến nỗi tôi sẽ không câu được con bống mú nào chứ. Đó là điều tôi không muốn, tôi muốn ngày mai chỉ có riêng anh kết bạn với tôi thôi, anh thật đoảng vị, ta sẽ thực hiện một buổi câu tuyệt vời.

- Ô! Vâng, thưa tiểu thư – chàng thị đồng trẻ nói – Ô! Vâng, tôi là một kẻ đoảng vị.

- Thế là thoả thuận rồi nhé. Giắc, đúng năm giờ đấy.

- Tôi sẽ ở đấy lúc bốn giờ, thưa tiểu thư, với hai cần câu.

- Nhưng anh sẽ không được câu trước tôi mà không có tôi.Giắc hiểu chứ?

- Ô!Tôi xin hứa với tiểu thư là đợi tiểu thư.

- Tốt. Vì sự khó nhọc của anh, hãy nắm lấy bàn tay tôi đây.

- A! thưa tiểu thư – chàng thị đồng reo lên, lao vào bàn tay xinh xắn ấy và phủ lên đó những nụ hôn.

- Thật đẹp!- Lúc này thiếu nữ rút bàn tay ra nói – Tôi cho phép anh hôn nó mà không lắc mạnh nó. Nào, Tốt lắm! Chúc ngủ ngon , Giăc! Vào năm giờ ở bên bờ sông đào nhé.

- A! Tiểu thư đến đấy khi nào tiêủ thư muốn, thưa tiểu thư, tôi sẽ có mặt ở đó, tôi xin hứa với tiểu thư.

- Anh hãy đi đi, đi đi!- tiểu thư Xanh Ăngđrê giơ bàn tay ra hiệu và nói.

Chàng thị đồng tuân lời ngay không một lời đáp lại như một thần hộ mệnh vâng lệnh pháp sư mà y lệ thuộc.

Gã biến mất sau đó một giây.

Tiểu thư Xanh Ăngđrê ở lại sau gã một lúc, rồi tin chắc không có gì làm xáo động sự yên tĩnh của màn đêm kể cả sự cô đơn của mảnh vườn, đến lượt nàng biến mất, tin rằng không bị ai nghe và nhìn thấy.

- Ông có tin chắc, hoàng thân thân mến, con người lắm mưu chước ấy không đoán ra ông có mặt ở cửa sổ của ông chứ?

- A! Người anh họ tốt bụng của tôi ơi, đó là việc ông sắp tước đi của tôi những ảo mộng đấy.

Lúc này, ông hoàng lại gần đô đốc:

- Này, ông thật là một nhà chính trị sâu sắc, có những lúc tôi không xét tới chuyện này.

- Chuyện gi?

- Rằng nàng đã trông thấy tôi và rằng chiếc cần câu ấy, buổi đi câu ấy, cuộc hẹn vào năm giờ sáng ấy đã chỉ là một màn hài kịch.

- Nói tiếp đi!

- Ồ! Tôi không bao giờ phủ nhận khi có một trò lừa dối của đàn bà - hoàng thân nói - và non trẻ nhất, ngây thơ nhất là đàn bà thì tôi thú nhận ít hơn; nhưng ông hãy thừa nhận rằng, đô đốc thân mến ạ, nếu thật như thế thì đây là một con người cực kì khôn ngoan.

- Tôi không nói với ông điều trái lại.

- Ông nên hiểu rõ rằng, ngày hôm sau, vào hồi năm giờ, tôi đã nấp ở vùng quanh sông đào lớn. Gã thị đồng đã giữ lời hứa. Gã ở đấy trước lúc mặt trời mọc. Còn Xaclôttơ xinh đẹp xuất hiện như một vầng dương trước khi mặt trời mọc một lúc và những ngón tay hồng hào của nàng đã lấy từ tay Giắc một chiếc cần câu đã mắc mồi sẵn. Một lát sau tôi tự hỏi vì lẽ gì nàng cần một người bạn câu, nhưng tôi sớm hiểu rằng những ngón tay thật xinh xắn không thể sờ vào những con vật kinh tởm mà nàng buộc phải gỡ khỏi lưỡi câu và nếu gã thị đồng không ở đó thì tránh sao cho nàng cái công việc nặng nhọc ghê tởm ấy là phải gỡ cá khỏi lưỡi câu; thế rồi buổi đi câu ấy kéo dài đến bảy giờ, thiếu nữ xinh đẹp và thanh lịch chỉ còn niềm vui và niềm vui này hẳn thật lớn, bởi vì, sự thật là hai con người trẻ trung ấy đã có một bữa cá rán thật ngon.

- Còn ông, ông được cái gì ông hoàng thân mến của tôi.

- Một cơn xổ mũi dữ dôi bởi vì tôi đã ngâm chân dưới nước và một tình yêu mãnh liệt mà ông sẽ thấy ở những bước tiếp sau.

- Và ông tin rằng cô bé lắm mồm miệng ấy không biết có ông ở đấy chứ?

- Này! Lạy Chúa! Ông anh họ của tôi! Có thể nàng biết tôi ở đấy; nhưng thật sự khi giật con cá của nàng về phía mình, nàng vòng cánh tay thật duyên dáng và khi lại gần bờ sông, nàng vén tà váy mới đỏm dáng làm sao, cánh tay và cái đùi ấy làm cho tôi tha thứ hết thảy vì nếu nàng biết tôi ở đấy thì lúc ấy, chính vì tôi mà nàng tỏ mọi vẻ duyên dáng đáng yêu ấy chứ không phải với gã thị đồng bởi vì tôi ở bên phải nàng và chính nàng vòng cánh tay phải để lộ đùi phải ra. Tóm lại, đô đốc thân mến ạ, tôi yêu nàng, nếu nàng ngây thơ; nhưng nếu nàng làm dáng thì còn tồi tệ hơn: tôi tôn thờ nàng! Ông phải thấy rằng dù cách này hay cách khác thì tôi vẫn khổ tâm.

- Từ thời gian này ư?

- từ thời gian này, ông anh họ của tôi ạ, tôi đã nhìn thấy cánh tay đẹp đẽ ấy, được nhìn lại cái đùi ấy từ xa mà không bao giờ có thể gặp lại nữ chủ nhân của những kho báu tuyệt đẹp ấy mà, khi nàng nhân ra tôi ở phía nàng này, tôi phải công nhận quyền này của nàng, thì nàng lại lẩn trốn sang phía khác.

- Vậy việc tháo gỡ mối tình si câm lặng này sẽ là thế nào?

- Này! Lạy Chúa tôi! Hãy hỏi kẻ nào thông thái hơn tôi, ông anh họ thân mến ạ, bởi vì nếu mối tình si này là câm lặng như ông vừa nói đó thì nó đồng thời vừa điếc vừa mù, có nghĩa là nó không nghe được lời khuyên nào và nó không nhìn, nhất là không muốn nhìn ngoài cái giờ hiện tại.

- Tất nhiên, hoàng thân thân mến ạ, trong một tương lại nào đó, ông phải hi vọng một phần thưởng cho sự nô dịch gương mẫu này chứ?

- Tất nhiên, nhưng trong một tương lai thật xa mà tôi không dám nhìn vào nó nữa.

- Thế thì hãy tin vào tôi, đừng nhìn vào đó nữa.

- Tại sao thế ông đô đốc?

- Bởi vì ông sẽ không thấy gì hết ở đó cả và điều đó sẽ làm ông nản chí.

- Tôi thật sự không hiểu ông.

- Này! Lạy Chúa! Tuy nhiên thật dễ hiểu, nhưng về điều này, cần phải nghe tôi.

- Ông hãy nói đi, ông đô đốc.

- Ông chờ đợi một điều gì, hoàng thân thân mến.

- Khi có quan hệ với tiểu thư Xanh Ăngđrê thì tôi chờ đợi mọi chuyện.

- Tôi sắp nói với ông sự thật không quanh co, ông hoàng thân mến của tôi ạ.

- Thưa ông đô đốc, từ lâu đối với ông tôi vẫn có lòng yêu kính mà người ta coi như đối với người anh cả và lòng chân thành mà người ta có đối với một người bạn. Ông là người duy nhất trên đời mà tôi thừa nhận có quyền khuyên nhủ tôi. Chính ông nói rằng còn khá xa mới thâu tóm được sự thật từ miệng ông, vậy tôi khiêm nhường khẩn cầu sự thật ấy. Ông hãy nói đi.

- Cám ơn hoàng thân! – đô đốc trả lời với tư cách là người hiểu rõ những ảnh hưởng mạnh mẽ mà những chuyện tình ái có thể có và vì thế, con người này gắn một tầm quan trọng nghiêm khắc với những việc mà, ở người khác hơn người em của vua Nava, ông đã coi là những chuyện tầm phào - Cảm ơn, vì ông đã cho tôi quyền lợi thật đẹp thì đây là sự thật trần trụi: tiểu thư Xanh Ăngđrê không yêu ông, ông hoàng thân thân mến của tôi ạ; tiểu thư Xanh Ăngđrê sẽ không bao giờ yêu ông cả.

- Ông sẽ không hề ít nhiều là một nhà chiêm tinh chư? Thư ông đô đốc. Và vấn đề cho tôi một lơi tiên đoán ác độc ấy, liệu ông đã mạo hiểm hỏi vì sao về sự toan tính của tôi không?

- Không, nhưng ông có biết vì sao cô ta sẽ không yêu ông chút nào không? - đô đốc nói thêm.

- Thế nào mà ông lại muốn tôi biết điều đó vì tôi sẽ làm tất cả để được nàng yêu cơ mà.

- Cô ta sẽ không yêu ông bởi vì cô ta sẽ không bao giờ yêu ai cả, cả chàng thị đồng trẻ ấy cũng chẳng hơn gì ông: đó là một trái tim khô cằn, một tâm hồn nhiều tham vọng. Tôi biết cô ta từ lúc còn rất nhỏ và không có khoa học chiêm tinh mà ông gán cho tôi vừa rồi thì tự bản thân cũng đoán trước là một ngày nào đó cô bé sẽ đóng một vai trò trong cái toà nhà lớn đồi bại này đang ở trước mắt chúng ta.

Rồi bằng một cử chỉ hết mực khinh miệt, đô đốc trỏ vào điện Luvrơ.

- A! A! – ông Côngđê kêu lên – Đây là phương diện khác, với nó tôi chưa hề nhìn thấy.

- Chưa đến tám tuổi mà cô ta đã chơi trò tài nữ với vai Anhet Soren ( Anhet Soren: sinh ra ở Ruaren được mệnh danh là mệnh phụ Sắc đẹp, ái phi của Xaclơ đệ nhất) hoặc phu nhân Đetstăngpơ, những bạn nhỏ của cô bé đội lên đầu cô một chiếc vương miện bằng bìa và reo lên: “tiểu hoàng hậu muôn năm”. Này! Cô ta đã giữ trong những cuộc đời thiếu nữ của cô ta cái kỉ niệm về vương quyền thời thơ ấu. Cô ta cho rằng cô ta yêu ông Đờ Gioanhvin, vị hôn phu của cô ta ư: cô ta nói dối đấy! Cô ta làm ra vẻ thế thôi, ông có biết tại sao không? Bởi cha ông đờ Gioanhvin là ông Đờ Ghidơ, người bạn cũ của tôi nay là kẻ thù mãnh liệt của tôi, sẽ là vua nước Pháp nếu người ta không ngăn ông ta lại.

- A! quỷ tha ma bắt! ông tin chắc như vậy chứ, ông anh họ của tôi.

- Thật sự, hoàng thân thân mến ạ: vì lẽ gì mà tôi kết luận mối tình của ông đối với nàng thị nữ xinh đẹp của hoàng hậu là mối tình khổ sở mà tôi khẩn cầu ông sớm giải thoát đi.

- Đó là ý kiến của ông phải không?

- Tự đáy lòng mình tôi đưa ra cho ông đấy.

- Còn tôi, ông anh họ của tôi ạ, tôi bắt đầu để nói với ông rằng tôi chấp nhận ý kiến đó như nó đã được đưa ra.

- Chỉ có điều là ông sẽ không làm theo nó phải không?

- Ông muốn sao, đô đốc thân mến của tôi, người ta không phải làm chủ được những sự việc ấy.

- Tuy nhiên, hoàng thân thân mến, qua quá khứ ông hãy xét tương lai.

- Thế thì, vâng, tôi xin thú nhận rằng cho đến nay nàng không biểu lộ một mối cảm tình thật mãnh liệt đối với kẻ đầy tớ của ông.

- Và ông nghĩ rằng điều đó không thể kéo dài à. A! Tôi biết rằng ông có ý kiến tốt đẹp của chính bản thân ông thôi, ông hoàng thân mến ạ.

- Này, đúng thế, đó sẽ là cho những kẻ khác một mảnh đất quá rộng để miệt thị chúng ta hơn là tự miệt thị mình. Nhưng không thể như vậy. Sự âu yếm mà nàng không có đối với tôi, khốn thay, ông chỉ có thể ngăn tôi không có sự âu yếm đối với nàng. Điều đó làm ông nhún vai đấy. Ông muốn làm gì ở đây! Liệu tôi có được tự do yêu hay không yêu không? Nếu tôi nói với ông rằng: “ông đã giữ hai nghìn người chống lại năm hoặc sáu mươi nghìn tên Flamăng và Tây Ban Nha của hoàng thân Êmanuye – Filibe và của vua Philip đệ nhị: thì này! Đến lượt ông phải làm cuộc bao vây ấy; có ba mươi nghìn người trong vị trí mà ông chỉ huy có mười nghìn quân”; liệu ông có từ chổi công hãm Xanh Căngtanh không? Không phải không?...vì sao? Bởi vì do thiên tài của ông đã biểu lộ trong chiến tranh, ông có niềm tin chắc là không có vị trí nào mà không thể chiếm được đối với những con người quả cảm. Thế thì tôi, ông anh họ thân mến ạ, có lẽ tôi tự khoe khoang chăng, nhưng tôi tin có khoa học được thử thách của tình yêu, như ông có thiên tài được thử thách trong chiến tranh và tôi nói với ông rằng: “Không có vị trí nào không chiếm được cả”, ông đã cho tôi ví dụ về chiến tranh, đô đốc thân mến của tôi ạ, hãy cho phép tôi được cho ông ví dụ trong tình yêu.

- A! hoàng thân ! hoàng thân ! Ông đã là một thủ lĩnh quân sự vĩ đại biết bao, nếu trong những ham muốn xác thịt đã đặt tình yêu trong trái tim ông thì những niềm say mê cao cả cũng đặt được thanh kiếm vào tay ông.

- Ông muốn nói tới tôn giáo phải không?

- Vâng, hoàng thân ạ, đội ơn trời là Người muốn làm cho ông thành người của chúng tôi, do đó là một trong số người của Người!

- Ông anh họ thân mến của tôi -Côngđê nói với sự vui vẻ thường nhật của ông, nhưng thực ra trong lúc để lộ niềm vui này, ý chí của một người đàn ông mà không có vẻ như vậy luôn suy nghĩ về vấn đề đó – có lẽ ông sẽ không tin điều này nhưng về tôn giáo, tôi có những ý kiến ít ra cũng quyết định ngang với tình yêu.

- Ông muốn nói gì? - đô đốc ngạc nhiên hỏi.

Nụ cười của hoàng thân biến mất khỏi đôi môi ông và ông nghiêm chỉnh nói tiếp:

- Tôi muốn nói rằng, ông đô đốc, tôi có tôn giáo của tôi cho tôi, niềm tin của tôi cho tôi, lòng từ thiện của tôi cho tôi, rằng tôi không cần sự can thiệp của ai cả và chừng nào ông không thể chứng tỏ cho tôi, người anh họ thân mến của tôi ạ, rằng giáo lí mới của ông tốt hơn giáo lí cũ, ông hãy đau khổ tin rằng tôi bảo tồn tôn giáo của cha mẹ tôi, chí ít là nó không làm tôi ngẫy hứng thay đổi để chơi cho ông Đờ Ghidơ một vố.

- Ôi! hoàng thân! hoàng thân! Liệu có phải như vậy mà ông sắp tiêu phí những kho báu sức lực, tuổi thanh xuân và trí thông minh mà Chúa vĩnh hằng đã ban cho ông, và ông sẽ không biết sử dụng những thứ đó vào lợi ích lớn lao chăng? Cái mối hận thù bản năng của ông đối với các ông Đờ Ghidơ ấy liệu không phải là lời báo trước của Chúa chứ? Ông hãy xác định, hoàng thân, nếu ông không chiến đấu chống lại những kẻ thù của Chúa thì ít ra ông hãy chiến đấu chống những kẻ thù của nhà vua chứ?

- Được - Côngđê nói – đó là ông quên mất, ông anh họ của tôi ạ, rằng tôi có một ông vua của tôi như tôi có một Chúa trời của tôi; Đúng là Chúa của tôi càng lớn lao bao nhiêu thì ông vua của tôi càng nhỏ bé bấy nhiêu. Vua của tôi, đô đốc thân mến ạ , chính là vua Nava, ông anh tôi. Đó là ông vua thực sự của tôi. Vua nước Pháp đối với tôi chỉ là ông vua nuôi, một lãnh chúa không có thực quyền.

- Đó, ông lại tránh né vấn đề rồi, hoàng thân, nhà vua ấy, tuy nhiên ông đã phải chiến đấu vì ông ấy.

- Nhưng tôi chiến đấu cho mọi nhà vua theo tính cách thất thường của tôi như tôi yêu mọi người đàn bà theo ngẫu hứng của tôi.

- Vậy thì, hoàng thân thân mến, không thể nói chuyện nghiêm chỉnh với ông về bất cứ chuyện gì về đề tài này phải không - đô đốc nói.

- Có chứ - hoàng thân trang trọng trả lời – vào một thời điểm khác chúng ta sẽ nói tới những vấn đề ấy, ông anh họ thân mến của tôi ạ , và tôi sẽ trả lời những vấn đề này. Tôi coi tôi là một kẻ cực kì khổ sở và như một công dân bình thường; hãy tin ở tôi, nếu tôi chỉ dâng hiến toàn bộ cuộc đời tôi cho độc một việc là phục vụ các bà mệnh phụ. Tôi biết rằng tôi có những bổn phận phải làm tròn, ông đô đốc ạ, và trí thông minh, lòng dũng cảm và sự không ngoan, những tặng vật quý báu này mà tôi hưởng lộc của Chúa trời không chỉ để cho tôi hát những bản tình ca dưới những bao lơn. Nhưng xin ông hãy kiên nhẫn, ông anh họ tốt bụng và người bạn tuyệt vời của tôi ạ, hãy để cho những ngọn lửa đầu tiên của tuổi thanh xuân này bốc đi đã, ông hãy nghĩ rằng tôi còn chưa ba mươi tuổi. Quỷ quái thật, thưa ông đô đốc, thiếu vắng một cuộc chiến tranh, tôi cần sử dụng năng lực của tôi vào việc gì đó chứ. Vậy hãy tha thứ cho tôi cuộc phiêu lưu này và tôi chưa chấp nhận lời khuyên của ông đối với tôi. Hãy cho tôi niềm vui về việc mà tôi sẽ đề nghị với ông.

- Hãy nói đi, hỡi tâm hồn điên dại- đô đốc thân tình nói – và Chúa muốn rằng lời khuyên của tôi đối với ông mang lại cho ông điều ích lợi nào đó

- Thưa ông đô đốc- Hoàng thân Côngđê nắm lấy bàn tay người anh họ nói – Ông là một vĩ tướng vĩ đại, một nhà chiến lược lớn lao, nói không ngoa là con người đứng đầu về chiến tranh ở thời đại chúng ta: ông hãy nói cho tôi biết là ông coi vấn đề này như thế nào, ở vào địa vị tôi chẳng hạn, để xâm nhập vào nhà tiểu thư Xanh Ăngđrê vào giờ này, tức là nửa đêm để nói với nàng rằng ông yêu nàng.

- Tôi thấy rõ, hoàng thân thân mến- đô đốc nói – ông thực sự được lành mạnh khi ông biết con người mà ông có chuyện với người ấy. Đó là giúp ông về sự điên rồ của ông cho tới khi sự điên rồ ấy chuyển thành lí trí chứ gì. Thế thì ở vào địa vị của ông…

- Suỵt! – Côngđê vừa nói vừa lui vào bóng tối.

- Sao thế?

- Bởi vì tôi thấy hình như có gì đó như kẻ si tình thứ hai đang lại gần cửa sổ.

- Đúng thế- đô đốc nói.

Và theo gương Côngđê, ông biến vào trong bóng tối do bóng tháp đổ xuống. Thế là cả hai bất động, kìm nén hơi thở. Họ trông thấy Rôbơc Stuya lại gần, nhìn thấy chàng nhặt hòn đá, lấy mảnh giấy bọc lại và cả hòn đá và mảnh giấy được ném qua cửa sổ sáng đèn.

Rồi họ nghe thấy tiếng kính vỡ.

Rồi họ nhìn thấy người lạ mà họ coi là kẻ si tình và kẻ này không hề kém hơn thế và họ nhận ra người ấy bỏ trốn và biến mất sau khi tin chắc quả “tạc đạn” do mình ném đã đi đến đúng địa chỉ của nó.

- A! thực tình! - hoàng thân Côngđê nói – ông anh thân mến ơi, tôi xin khất ông về lời khuyên cho một dịp khác,còn hôm nay tôi xin cảm ơn ông về lời khuyên ấy.

- Thế là thế nào?

- Bởi vì tôi đã hoàn toàn tìm được cách của tôi.

- Cách gì?

- Này! Chính thế! Thật đơn giản, cánh cửa bị vỡ ấy là cánh cửa nhà thống chế Xanh Ăngđrê và chắc chắn nó bị vỡ không phải do thiện ý.

- Thì sao?

- Thì tôi ra khỏi điện Luvrơ, tôi nghe thấy tiếng động do cái cửa sổ ấy gây ra khi vang lên tiếng kính vỡ, tôi sợ đó là kết quả của bọn âm mưu nào chống thống chế và quả thật, dù đêm đã khuya, tôi không thể cưỡng nổi và tôi trèo lên để hỏi ông ấy thực sự có điều bất hạnh nào đã xảy ra đến với ông, đó không phải là lợi ích lớn lao mà tôi đem đến cho ông ấy sao?

- Điên! Điên! Điên! Ba lần điên – Đô đốc nói.

- Tôi xin ông lời khuyên, ông bạn, ông cho tôi một lời tốt đẹp chứ?

- Vâng.

- Lời khuyên nào?

- Là không hề đến đấy.

- Nhưng ông biết đấy, kẻ đó, chính là người đầu tiên, và tôi muốn nói với ông rằng tôi không muốn theo đuổi nó.

- Thế thì được, chúng ta hãy đến nhà thống chế Xanh Ăngđrê.

- Ông đến cùng tôi chứ?

- Hoàng thân thân mến ạ, khi người ta không thể ngăn một kẻ điên làm những chuyện rồ dại của y và người ta yêu kẻ điên ấy như tôi yêu ông thì cần phải góp nửa phần trong sự điên rồ ấy để thử rút ra trong đó một lời tiên đoán tốt nhất cỏ thể được.

- Đô đốc thân mến của tôi, ông hãy nói với tôi chúng ta cần trèo qua lỗ hổng nào, qua phát súng hoả mai nào để ông và cơ hội đầu tiên, tôi sẽ không đi theo ông đâu mà đi trước ông đấy.

- Chúng ta hãy đến nhà thống chế.

Và cả hai người đi về phía cổng vào điện Luvrơ, tại đây, sau khi nói khẩu lệnh, đô đốc bước vào, theo sau là hoàng thân Côngđê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét