Chùa Tây An - Châu Đốc
Tổng quan Chùa Tây An
Chùa
Tây An là một ngôi danh lam nằm trong quần thể di tích danh lam thắng
cảnh nổi tiếng ở An Giang, đã được nói đến trong đại Nam Nhất thống Chí:
“Ở địa phận thôn vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên Tổng Đốc An Hà Mưu
lược tướng Doãn Uẩn vào năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847) đã cho xây dựng
ngôi chùa và đặt tên là Tây An. Chùa ở bên sườn núi cảnh vật u tịch, cổ
thụ sum sê cũng là danh thắng cảnh thiền lâm vậy”.
Tây
An tự toạ lạc trên nền đất cao rộng thoáng, bằng phẳng, tổng diện tích
15.000m2. diện tích xây dựng 3.301m2, từ mặt lộ phải lên nhiều bậc tam
cấp mới đến thềm di tích. Chùa nằm ngay ngã ba dưới chân núi Sam, khu
vực nối giữa mây trời và núi non hài hoà với cảnh sắc xinh tươi, nên từ
xa đã thấy vòm lầu kiến trúc nguy nga sừng sững nổi bật bên vách núi
xanh thẳm. Cổng chùa xây ngũ môn tam quan kiên cố với năm cửa ra vào,
ngay giữa dựng tượng Quan Âm, trái phải là Đông môn, hai bên là hai cửa
phụ. Di tích có cấu trúc dạng chữ Tam, mái nhị cấp, lợp ngói đại ống,
thỉnh thoảng điểm tô một vài tượng tứ linh trên mái ngói trông rất thanh
thoát, duyên dáng. Tây An Tự là một công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ
và bề thế. Mặt chính diện chùa là tổng thể các kiểu thức kiến trúc cổ
kính phương Đông kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ Giáo, bên trên là
ba ngôi cổ lầu đỉnh nóc chóp cao, đẩy không gian ngọai thất vươn lên,
giữa thiết kế vòm chóp tròn cao vút tượng trưng cho vũ trụ quan Phật
giáo, dưới vòm tròn thiết kế ngôi bán nguyệt xoay theo tám hướng, được
trang trí rất mỹ thuật, nổi bật bên trong là pho tượng Phật Thích Ca tạc
dáng đứng trang nghiêm. Vòm hai bên thấp hơn là lầu chuông và lầu trống
đối xứng hàiu hoà. Đặc biệt, lầu chuông có Đại hồng chung, thân Đại
hồng chung khắc các Hán tự: “Tự đức tam thập nhị - niên Kỹ Mão nhị
nguyệt thập ngũ nhật”. (Tự Đức năm thứ 32) năm 1879. Trứơc hai bên dãy
tam cấp lối lên chính diện, tạc hai con voi to khỏe, oai vệ kích thước
như voi thật đứng chầu hai bên lối đi được coi như hai con vật trấn môn
chùa.
Bố
cục bên trong kết cấu 3 gian hai chái, khung sườn gỗ, vì kèo giá
chiêng, các khánh thờ, bao lam thành vọng, hoành phi liễng đối đượcchạm
khắc tinh vi sắc sảo, vàng son lộng lẫy. Nội dung liễng đối nhằm ghi nhớ
công ơn của cácbậc tiền nhân đã dầy công bồi đắp vùng đất địa phương
này, như câu:
“ Vĩnh Tế mộc thần ân nhân kiệt địa linh ca Thuấn nhật,
Tây An chiêm Phật đức đạo hoằng chính hoá phối Nghiêu thiên”
(Vĩnh Tế đội ơn thần nhân kiệt đất linh ca ngày Thuấn,
Tây An nhuần đức Phật đạo hoằng chính hoá sánh trời Nghêu).
Nội
thất chùa Tây An là cả một nghệ thuật bày trí đặc sắc, kỳ công và hết
sức khéo léo, hệ thống các ngôi thờ trang trọng, sắp xếp theo thứ bậc
chuẩn mực tế pháp, vật thờ, tượng thờ phong phú, sinh động hài hoà giữa
tính chất động trong không gian tĩnh. Các ngôi thờ xây cao lúc nào cũng
hoa đăng, khói hương nghi ngút tỏa ra quầng sáng huyền ảo linh thiêng,
cuốn hút hành khách hương tỉnh tâm lạy Phật. Ngoài cùng lối ra vào chính
điện đặt tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (Thích Ca tịch diệt), ngôi
thờ chính thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc,… đối diện ngôi
thờ chính thờ Tam Hoàng , Hộ Pháp, Tieu Diện, Ngũ Đế, Tứ Thiên
Vương,…trái phải hai bên thờ bộ tượng Thập Bát La Hán, Bát Bộ Kim Cang,
cùng các vị thần tiên khác.
Tây
An Tự là ngôi chùa thuộc tông phái thiền Lâm Tế của Phật giáo Việt Nam,
đã trải qua 9 đời trụ trì. Về giá trị lịch sử chùa có bề dày gần hai
thế kỷ, gắn kiền với các danh nhân, quan lại nổi tiếng từng sống và hoạt
động ở An Giang như: Doãn Uẩn, Huỳnh Mẫn Đạt, đặc biệt chùa còn là nơi
trụ trì của Phật Thầy Tây An – Đoàn Minh Huyên nên Tây An Tự trở thành
di tíchlịch sử danh tiếng ở An Giang và cả Nam bộ.
Về
giá trị nghệ thuật đặc điểm nổi bật ở đây là phù đêu gỗ, có hơn hai
trăm Phật tượng, tượng các thần linh…được chạm khắc tỉ mỉ và sơn son
thiếp vàng , mỗi tượng là một tác phẩm có giá trị thẩm mĩ nghệ thuật
cao, có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống và triết lí Phật giáo Thiền Lâm.
Có thể nói Tây An Tự chứa đựng một công trình nghệ thuật tượng điiêu
khắc độc đáo, đánh dấu kĩ thuật điêu khắc thủ công tại chỗ tài nghệ của
người dân An Giang qua hàng thế kỷ.
Khuôn
viên chùa còn có nhiều ngôi tháp, mộ của các vị cao tăng. Đáng chú ý là
ngôi mộ đức Phật Tây An Đoàn Minh Huyên (1807 – 1856). Mộ nằm phía sau
chùa, chếch lên triền núi, dưới tàn cây râm mát. Đường lên mộ xây nhiều
bậc tam cấp, mộ được xây không đắp nấm. Xung quanh mộ đựơc bao bọc bởi
hệ thống hàng rào và cổng tam quan. Đầu mộ đặc long đình chạm khắc công
phu.
Nhìn
chung, Tây An Tự là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo từ cảnh đẹp
thiên nhiên, lại được bàn tay tài hoa của con người không ngừng tôn tạo
nên dù trải qua bao thăng trầm lịch sử di tích vẫn đậm nét trang nghiêm
- cổ kính và ngày càng khởi sắc, rất xứng đáng với lời truyền tụng là
một danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của thị xã Châu Đốc “Địa linh nhân
kiệt” nói riêng, kho tàng di sản văn hoá quý giá của dân tộc nói chung.
Đến
với di tích Tây An Tự, ngoài lễ bái tâm linh, du khách còn đựơc chiêm
ngưỡng một thắng cảnh thơ mộng đầy ngoạn mục của vùng đất biên giới có
núi, có sông, có con kinh Vĩnh Tế lẫy lừng kỳ tích.
Chùa Tây An được Bộ văn hoá xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10/07/1980.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét