Thực hư chuyện chọn vợ “siêu xấu” của Khổng Minh
Vợ
Khổng Minh tên Hoàng A Sửu, còn gọi là Hoàng Thị Nàng là con gái Hoàng
Thừa Ngạn, tức Hoàng viên ngoại, một danh sỹ tiếng tăm trong vùng. Hoàng
Thị được mệnh danh là một trong năm phụ nữ xấu nhất Trung Hoa (Ngũ xú
Trung Hoa).
Trong 5 phụ nữ xấu nhất Trung Hoa nhưng lại nổi tiếng về tài năng có Chung Vô Diệm, vợ của Tề Tuyên Vương, Hoàng A Sửu, vợ của Khổng Minh. Một bậc kỳ tài trong thiên hạ như Khổng Minh lại chấp nhận lấy vợ “siêu xấu” như Hoàng Thị vẫn còn là một bí ẩn. Những giả thuyết đưa ra dưới đây không mang đến sự đồng thuận cuối cùng mà còn gây ra những tranh cãi triền miên...
Lấy vợ vì sách và binh pháp
Thủa nhỏ Gia Cát Lượng say mê đọc sách, ông đi khắp nơi để tìm sách đọc. Nghe nói ở Ngọa Long cương có viên ngoại họ Hoàng bụng chứa đầy thao lược, trong nhà giữ rất nhiều sách cổ kim kỳ lạ, và từ xưa đến nay chưa hề truyền ra ngoài. Vì muốn gần gũi với Hoàng viên ngoại, nên Gia Cát Lượng mới dời nhà đến Ngọa Long cương. Hoàng viên ngoại có bầy ngỗng, hàng ngày ông chăn ngỗng bên bờ sông dưới Ngọa Long cương. Gia Cát Lượng bèn dựng một nhà tranh ở gần đó.
Ban
ngày ông trồng cây, ban đêm đọc sách, có lúc ông bàn luận chuyện cổ kim
với Hoàng viên ngoại khi ông tới chăn ngỗng. Hai người rất tâm đầu ý
hợp, nhưng Gia Cát Lượng vẫn chưa đề cập đến chuyện mượn sách. Hoàng
viên ngoại chú ý tới người trai trẻ đa tài này và lo xa khi về già không
có người nối dõi. Ông bèn nhờ người mai mối, đem con gái mình hứa gả
cho Gia Cát Lượng.
Khi sắp làm đám cưới, người mai mối hỏi Gia Cát Lượng, muốn nhà họ Hoàng chuẩn bị lễ cưới những thứ gì. Gia Cát Lượng nói: "Chẳng cần thứ gì hết, chỉ cần nhạc phụ tôi tặng cho sách vở, đó là ân huệ lớn lao rồi". Quả nhiên Hoàng viên ngoại tặng cho con rể mấy tủ sách lớn. Gia Cát Lượng như bắt được báu vật, suốt ngày đêm ra công đọc, và không bao lâu đã thuộc nằm lòng.
Nhưng ông còn chưa hài lòng, thở ra nói: "Sách quí tuy nhiều, có điều thiếu sách binh pháp". Vợ ông nghe, chỉ mỉm cười chứ không nói gì. Vài ngày sau, nàng vẽ một bát quái trận đồ đưa cho Gia Cát Lượng: “Chàng xem, có thể phá được trận này không?”. Gia Cát Lượng đón lấy nhưng ông phải suy nghĩ suốt cả tháng ròng mới phá được trận bát quái này. Hoàng phu nhân hé miệng nói: "Xem ra chàng cũng thông minh đấy!". Lúc này nàng mới đem tất cả cách hành binhbố trận mà phụ thân truyền, dạy lại cho chồng.
Bấy giờ, Gia Cát Lượng văn võ đều làu thông, gần xa nghe tiếng. Chuyện tình có một không hai này không có những giây phút hẹn hò nồng nàn quá đỗi, không có cảnh thư đi thư về trong nhớ nhung, sầu muộn. Trong chuyện tình ấy, người ta thấy nhiều chó gỗ, trận đồ vườn đào, và vô vàn những chuyện không liên quan đến chữ tình. Thế nhưng chuyện tình ấy cũng được nhuốm bởi chữ, hợptan, vui- buồn và tất cả những điều đó là chuyện tình của một con người đặc biệt, bậc kỳ tài Gia Cát Khổng Minh.
Sau
đó không lâu, Lưu Bị ba lần đến Thảo Lư mời Gia Cát Lượng xuống núi.
Trước khi tiễn chồng lên đường, Hoàng Thị phu nhân đã thức suốt mấy đêm,
may một chiếc áo bào bát quái và nói với Gia Cát Lượng cùng lời dặn dò:
"Áo bào này bên ngoài là án chiếu theo bát quái đồ, đường may bên
trong là bát quái trận thế, chàng mặc áo này trên người, lãnh binh bày
trận trong lòng sẽ sáng suốt hơn".
Gia Cát Lượng mặc áo bát quái đến bái từ nhạc phụ. Hoàng viên ngoại cao hứng bèn tự tay làm thịt ngỗng, bày yến tiệc đãi con rể lên đường. Ông còn dùng lông ngỗng làm một chiếc quạt tàng cất binh pháp kỳ thư tặng cho Gia Cát Lượng và căn dặn kỹ: "Ngỗng là sinh linh cơ cảnh, gió thổi cỏ động, nó đều hay biết. Chủ soái lãnh binh đánh trận, hai chữ cơ cảnh không thể quên được".
Sau này, qua mấy mươi năm lăn lộn sinh nhai trong nhung mã hoặc chông gai, áo bát quái và quạt lông ngỗng của người vợ cùng cha vợ thuở hàn vi vẫn luôn là báu vật bất ly thân của Gia Cát Lượng.
Hôn nhân và mưu đồ chính trị
Theo cuốn "Những bí ẩn khó giải thích", Gia Cát Khổng Minh kết duyên cùng Hoàng A Sửu là vì những toan tính bởi mục đích chính trị. Cuốn sách lý giải, Gia Cát Lượng xuất thân nghèo khổ, ngay từ nhỏ đã phải sống dựa vào người chú và sớm thấm thía sự áp bức của tầng lớp địa chủ, quý tộc.
Khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng mất chỗ dựa nên đã chuyển về định cư phía Tây thành Tương Dương.Mặc dù còn rất trẻ và sống ở một vùng quê hẻo lánh nhưng Gia Cát Lượng không cam chịu mai danh ẩn tích suốt đời, thường xuyên quan tâm, chú ý đến sự thịnh suy của đất nước và ôm mộng gây dựng sự nghiệp bằng con đường chính trị.
Điều này không những ảnh hưởng đến những suy tính của Gia Cát Lượng trong chuyện hôn nhân mà còn thôi thúc ông tìm chỗ đứng ổn định trong tầng lớp địa chủ, quý tộc để mở mày mở mặt sau này.
Gia Cát Lượng vì thế đã ra tay sắp đặt và thực hiện ba việc lớn liên quan đến chuyện hôn nhân trong gia đình. Đầu tiên, ông gả người chị gái cho con trai Bàng Đức Công, một nhân vật có máu mặt trong tầng lớp địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực Tương Dương. Gia Cát Lượng cũng vì việc làm này mà được tôn là Ngọa Long và trụ vững ở Kinh Châu.
Gia Cát Lượng tiếp đó lại sắp đặt cho em trai mình kết hôn cùng con gái nhà Lâm Thị, cũng là một nhân vật danh tiếng trong giới địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực phía Nam Tương Dương. Lần thứ ba và cũng là lần quan trọng nhất, Gia Cát Lượng chọn vợ cho mình.
Với mục đích trụ vững ở Kinh Châu chứ không phải bất kỳ nơi nào khác nên Gia Cát Lượng đã chấp nhận lấy Hoàng A Sửu.
Gia Cát Lượng bất chấp mọi người chê cười khi lấy người vợ có dung mạo xấu xí còn có thể lý giải bởi nguyên nhân cha của Hoàng A Sửu, Hoàng Thừa Ngạn lúc đó đang là một danh sỹ có tiếng tăm trong vùng. Bên cạnh đó, gia đình Hoàng Thừa Ngạn còn có mối quan hệ thân thích, họ hàng với người vợ sau của Hoàng đế Lưu Biểu.
Hoài nghi về giới tính
Một giả thuyết khác đầy tính hoang đường khi bàn luận về giới tính của Gia Cát Lượng. Theo đó, Gia Cát Lượng là nữ giới. Hơn thế, Gia Cát Lượng và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân.Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình. Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà còn là để qua lại với Từ Thứ. Lúc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy (những nhân tài sau này) là “một đám dài lưng tốn vải”, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ giới của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị đã giả cưới Hoàng Thị làm vợ để có điều kiện đàm đạo cùng Từ Thứ...ST
Trong 5 phụ nữ xấu nhất Trung Hoa nhưng lại nổi tiếng về tài năng có Chung Vô Diệm, vợ của Tề Tuyên Vương, Hoàng A Sửu, vợ của Khổng Minh. Một bậc kỳ tài trong thiên hạ như Khổng Minh lại chấp nhận lấy vợ “siêu xấu” như Hoàng Thị vẫn còn là một bí ẩn. Những giả thuyết đưa ra dưới đây không mang đến sự đồng thuận cuối cùng mà còn gây ra những tranh cãi triền miên...
Lấy vợ vì sách và binh pháp
Thủa nhỏ Gia Cát Lượng say mê đọc sách, ông đi khắp nơi để tìm sách đọc. Nghe nói ở Ngọa Long cương có viên ngoại họ Hoàng bụng chứa đầy thao lược, trong nhà giữ rất nhiều sách cổ kim kỳ lạ, và từ xưa đến nay chưa hề truyền ra ngoài. Vì muốn gần gũi với Hoàng viên ngoại, nên Gia Cát Lượng mới dời nhà đến Ngọa Long cương. Hoàng viên ngoại có bầy ngỗng, hàng ngày ông chăn ngỗng bên bờ sông dưới Ngọa Long cương. Gia Cát Lượng bèn dựng một nhà tranh ở gần đó.
Khi sắp làm đám cưới, người mai mối hỏi Gia Cát Lượng, muốn nhà họ Hoàng chuẩn bị lễ cưới những thứ gì. Gia Cát Lượng nói: "Chẳng cần thứ gì hết, chỉ cần nhạc phụ tôi tặng cho sách vở, đó là ân huệ lớn lao rồi". Quả nhiên Hoàng viên ngoại tặng cho con rể mấy tủ sách lớn. Gia Cát Lượng như bắt được báu vật, suốt ngày đêm ra công đọc, và không bao lâu đã thuộc nằm lòng.
Nhưng ông còn chưa hài lòng, thở ra nói: "Sách quí tuy nhiều, có điều thiếu sách binh pháp". Vợ ông nghe, chỉ mỉm cười chứ không nói gì. Vài ngày sau, nàng vẽ một bát quái trận đồ đưa cho Gia Cát Lượng: “Chàng xem, có thể phá được trận này không?”. Gia Cát Lượng đón lấy nhưng ông phải suy nghĩ suốt cả tháng ròng mới phá được trận bát quái này. Hoàng phu nhân hé miệng nói: "Xem ra chàng cũng thông minh đấy!". Lúc này nàng mới đem tất cả cách hành binhbố trận mà phụ thân truyền, dạy lại cho chồng.
Bấy giờ, Gia Cát Lượng văn võ đều làu thông, gần xa nghe tiếng. Chuyện tình có một không hai này không có những giây phút hẹn hò nồng nàn quá đỗi, không có cảnh thư đi thư về trong nhớ nhung, sầu muộn. Trong chuyện tình ấy, người ta thấy nhiều chó gỗ, trận đồ vườn đào, và vô vàn những chuyện không liên quan đến chữ tình. Thế nhưng chuyện tình ấy cũng được nhuốm bởi chữ, hợptan, vui- buồn và tất cả những điều đó là chuyện tình của một con người đặc biệt, bậc kỳ tài Gia Cát Khổng Minh.
Gia Cát Lượng mặc áo bát quái đến bái từ nhạc phụ. Hoàng viên ngoại cao hứng bèn tự tay làm thịt ngỗng, bày yến tiệc đãi con rể lên đường. Ông còn dùng lông ngỗng làm một chiếc quạt tàng cất binh pháp kỳ thư tặng cho Gia Cát Lượng và căn dặn kỹ: "Ngỗng là sinh linh cơ cảnh, gió thổi cỏ động, nó đều hay biết. Chủ soái lãnh binh đánh trận, hai chữ cơ cảnh không thể quên được".
Sau này, qua mấy mươi năm lăn lộn sinh nhai trong nhung mã hoặc chông gai, áo bát quái và quạt lông ngỗng của người vợ cùng cha vợ thuở hàn vi vẫn luôn là báu vật bất ly thân của Gia Cát Lượng.
Hôn nhân và mưu đồ chính trị
Theo cuốn "Những bí ẩn khó giải thích", Gia Cát Khổng Minh kết duyên cùng Hoàng A Sửu là vì những toan tính bởi mục đích chính trị. Cuốn sách lý giải, Gia Cát Lượng xuất thân nghèo khổ, ngay từ nhỏ đã phải sống dựa vào người chú và sớm thấm thía sự áp bức của tầng lớp địa chủ, quý tộc.
Khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng mất chỗ dựa nên đã chuyển về định cư phía Tây thành Tương Dương.Mặc dù còn rất trẻ và sống ở một vùng quê hẻo lánh nhưng Gia Cát Lượng không cam chịu mai danh ẩn tích suốt đời, thường xuyên quan tâm, chú ý đến sự thịnh suy của đất nước và ôm mộng gây dựng sự nghiệp bằng con đường chính trị.
Điều này không những ảnh hưởng đến những suy tính của Gia Cát Lượng trong chuyện hôn nhân mà còn thôi thúc ông tìm chỗ đứng ổn định trong tầng lớp địa chủ, quý tộc để mở mày mở mặt sau này.
Gia Cát Lượng vì thế đã ra tay sắp đặt và thực hiện ba việc lớn liên quan đến chuyện hôn nhân trong gia đình. Đầu tiên, ông gả người chị gái cho con trai Bàng Đức Công, một nhân vật có máu mặt trong tầng lớp địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực Tương Dương. Gia Cát Lượng cũng vì việc làm này mà được tôn là Ngọa Long và trụ vững ở Kinh Châu.
Gia Cát Lượng tiếp đó lại sắp đặt cho em trai mình kết hôn cùng con gái nhà Lâm Thị, cũng là một nhân vật danh tiếng trong giới địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực phía Nam Tương Dương. Lần thứ ba và cũng là lần quan trọng nhất, Gia Cát Lượng chọn vợ cho mình.
Với mục đích trụ vững ở Kinh Châu chứ không phải bất kỳ nơi nào khác nên Gia Cát Lượng đã chấp nhận lấy Hoàng A Sửu.
Gia Cát Lượng bất chấp mọi người chê cười khi lấy người vợ có dung mạo xấu xí còn có thể lý giải bởi nguyên nhân cha của Hoàng A Sửu, Hoàng Thừa Ngạn lúc đó đang là một danh sỹ có tiếng tăm trong vùng. Bên cạnh đó, gia đình Hoàng Thừa Ngạn còn có mối quan hệ thân thích, họ hàng với người vợ sau của Hoàng đế Lưu Biểu.
Hoài nghi về giới tính
Một giả thuyết khác đầy tính hoang đường khi bàn luận về giới tính của Gia Cát Lượng. Theo đó, Gia Cát Lượng là nữ giới. Hơn thế, Gia Cát Lượng và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân.Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình. Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà còn là để qua lại với Từ Thứ. Lúc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy (những nhân tài sau này) là “một đám dài lưng tốn vải”, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ giới của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị đã giả cưới Hoàng Thị làm vợ để có điều kiện đàm đạo cùng Từ Thứ...ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét