Đọc truyện ngắn Lão Hạc của
Nam Cao, ta bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt
bể hiện tượng, rồi bị đánh chìm trong quên lãng nghìn đời.
Không ! Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn
giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nỗi trăn trở của một con người
trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đến tận huyệt mồ quên
lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi
Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mảnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không dám vội vàng phê phán.
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ dành cho con người, mà đến cả một con chó. Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Chính chúng ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất thì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẻ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn theo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy? “ Đó là cái bi đát của thân phận con người hay sự bất công của Thượng đế?” Nam Cao nói lửng, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triết lý một cách siêu thực đến không ngờ.
Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mảnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không dám vội vàng phê phán.
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ dành cho con người, mà đến cả một con chó. Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Chính chúng ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất thì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẻ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn theo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy? “ Đó là cái bi đát của thân phận con người hay sự bất công của Thượng đế?” Nam Cao nói lửng, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triết lý một cách siêu thực đến không ngờ.
Cũng như những nhân vật Thứ trong“Sống mòn”, Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm “Chí Phèo”,
Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặc sắc- đôi lúc đến dị hợm - nhưng đều
đáng thương, họ là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có
đời sống bần cùng, nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không
phải “cao thượng”, những cái đỏm đáng, bặt thiệp, tế nhị dường như không
có chỗ đứng trong tác phẩm của Nam Cao. Ông để cho nhân vật Lão Hạc của
mình suy nghĩ một cách tầm thường. Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làang này đã chết hết con gái đâu mà sợ”. Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi. “Thẻ
của nó người cha giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy
tiền của người ta. Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”.
Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không
còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng
của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây Nam Cao dựng lên một người cha bị
cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ
lại một cách vững chãi trên mãnh đất nhân phẩm trơn tru và mờ nhạt, khó
mà phân biệt ranh giới của chúng. Trong cái nền xám xịt âm u đó, Lão Hạc
đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào đáy mồ hư vô
chủ nghĩa. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc, và cũng ngậm ngùi đón nhận
cái nghĩa cử thiêng liêng của lão dành cho người ở lại, “Bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng”.
Tình thương lão dành cho người ở lại dường như đã vắt cạn hết lòng tự
trọng của một con người, xoá sạch nỗi cao ngạo đối với một con chó, và
đầy ắp nỗi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm trót vời của nền luân lý Á
Đông. Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”,
nhưng ai hiểu được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn tàn
trữ một hòn ngọc vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiết hạnh. Có hai
người hiểu Lão: một ông giáo và một tên ăn trộm hàng xóm. Chỉ ở hai
thái cực luân lý này mới hiểu được con người trong xã hội thực dân nửa
phong kiến đầy hư danh thực lợi đó. Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân
bản của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một
con người. Tình thương yêu và sự trong sáng của ông đã được đền bù thoả
đáng. Ông thông cảm cho cuộc đời, vì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Ở đây ông “chỉ buồn chứ không nỡ giận”,
mà buồn là “… buồn theo một nghĩa khác..” Trong cái bi đát của con
người trong xã hội hỗn mang ấy, ông tìm ra một ý nghĩ cho cuộc sống:
Tình thương yêu (Nhân) và lẽ sống cao đẹp (Nghĩa). Ý nghĩa đó là ngôi
sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông
mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương
thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn lốc xoáy ác liệt của
hư vô.
Nước
mắt ngậm ngùi làm nền cho bức tranh hiện thực, tình thương và nghĩa
sống là những nét chấm phá truyền thần trong dòng tư tưởng của Nam Cao,
nhà văn đã tạo ra một lực hấp dẫn cho hai hình ảnh - một người cha
thương con và một ông lão nghèo kiết xác nhưng vẫn tự trọng - đáng
thương của cuộc sống. Những nhân vật của Nam Cao đã chết, nhưng không
phải chỉ trong thời đại của ông, mà hơn bao giờ hết, chúng ta hôm nay
cũng phải thắp hương thờ lạy lão già quê mùa đó, để mọi giá trị nhân văn
hiện lên trong tâm hồn được gom hết lại, ta cùng Nam Cao thẩm định lại
và giữ gìn những gì thiêng liêng nhất, những di sản quý báu của cha ông,
giữ gìn mảnh vườn của Lão Hạc. “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt… Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn…”
Nhất Thanh
Trích: Tập san Suối Nguồn số 5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét