Hồ Minh Thọ, Ngô Tuấn Tú (*)
Nguyễn Danh (**), Phạm Ngọc Minh (***)
(*) Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT miền Trung
(**) Sở KH & CN tỉnh Gia Lai; (***) Sở KH & CN tỉnh Kon Tum
1. Nguồn tài liệu:
Để thành lập báo cáo, đã tiến hành điều tra, thu thập, xử lý tổng hợp khá đầy đủ các tài liệu về tài nguyên nước trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên, với các báo cáo điều tra cơ bản về địa chất thủy văn, thủy văn, công trình thủy lợi, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, khai thác và cấp nước tập trung, và tham khảo các báo cáo tổng hợp môi trường và tài nguyên nước thuộc các chương trình nghiên cứu của Nhà nước ở khu vực Tây Nguyên.
2. Kết quả :
2.1- Đã đánh giá tài nguyên khí hậu của vùng Bắc Tây Nguyên.
Dựa vào tài liệu khí hậu đồng nhất với liệt số liệu cơ bản từ năm 1976 đến năm 2002, đã thành lập bản đồ đặc trưng các yếu tố khí hậu gồm bản đồ mưa năm, bản đồ bốc hơi năm. Lượng mưa trung bình năm tại 15 trạm quan trắc mưa trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên thay đổi từ 1313 ¸ 2423mm, lượng mưa trung bình năm tính theo các lưu vực thay đổi từ 1450 ¸ 2072mm. Hàng năm mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X ở vùng phía Tây, tháng XI hay tháng XII ở vùng trung tâm và vùng phía Đông. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 85 - 95% tổng lượng mưa năm. Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng nhưng lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 5 - 15% tổng lượng mưa năm. Lượng bốc hơi năm đo bằng ống PiChe thay đổi từ từ 963 ¸ 1365mm, lượng bốc hơi tiềm năng cũng thay đổi khá rộng từ 971mm ở Đăk Pôkô đến 1634mm tại Pleiku và 2364mm tại AyunPa.
Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy đặc điểm khí hậu trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên là tương đối ổn định, xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu là đồng nhất, thay đổi từ nhỏ đến lớn theo phương từ Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam, điểm nổi bật hơn là địa phận các huyện An Khê, KonChro, AyunPa và Krông Pa thuộc lưu vực sông Ba, trũng Kon Tum thuộc lưu vực sông ĐăkBla có lượng mưa nhỏ nhất, nhưng lượng bốc hơi lại lớn nhất trong toàn vùng Bắc Tây Nguyên.
2.2- Đánh giá tài nguyên nước mặt trên 10 lưu vực (bảng 1) :
Được phân chia từ 3 hệ thống sông: sông Sê San, sông Ba và sông Xrêpôk, việc phân chia chi tiết các lưu vực sông trong báo cáo đã tạo điều kiện dễ dàng khi tính toán cân bằng lượng nước theo nhu cầu sử dụng cho từng đơn vị hành chính cấp huyện. Thành lập bản đồ dòng chảy năm, tính toán dòng chảy các lưu vực, dòng chảy kiệt, dòng chảy ngầm, tổng lượng ẩm lãnh thổ và các đại lượng đặc trưng tài nguyên nước trên từng lưu vực. Tổng lượng nước trung bình năm của 10 lưu vực thuộc 3 hệ thống sông Sê San, sông Ba và sông Xrêpôk là 19349.106 m3 chủ yếu là lượng nước nội vùng Bắc Tây Nguyên, chiếm khoảng 1,7% tổng lượng dòng chảy năm của sông suối nước ta. Mức bảo đảm nước trong một năm trung bình trên 1 km2 diện tích bằng 770.103 m3/km2, thấp hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình của nước ta (2550.103 m3/ km2 ). Mức bảo đảm nước trung bình cho một người dân trong một năm bằng 10.900 m3/người trong giai đoạn hiện tại và 7440 m3/người vào năm 2010, xấp xỉ bằng mức bảo đảm nước trung bình cho một người dân trong cả nước. Modun dòng chảy năm phân bố cũng rất không đều giữa các vùng, từ dưới 17 l/s.km2 ở thung lũng sông Ba đến trên 35 l/s.km2 ở thượng nguồn sông KrôngPoko. Chế độ dòng chảy sông suối cũng có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ xuất hiện vào các tháng VII, VIII - XI ở vùng phía Tây, các tháng VIII- XI, XII ở vùng trung tâm và các tháng IX- XII ở vùng phía Đông. Khoảng 70% lượng dòng chảy năm tập trung trong 4 - 5 tháng mùa lũ. Sự phân phối rất không đều trong năm của mưa và dòng chảy sông suối là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt cục bộ ở một số khu vực trong vùng Bắc Tây Nguyên nhất là trũng KrôngPa và trũng Kon Tum trong mùa mưa lũ và hạn hán trong mùa khô cạn.
- Kết quả phân tích mẫu nước toàn diện và vi lượng cho thấy nguồn nước mặt ở vùng Bắc Tây Nguyên chưa bị nhiễm bẩn, vẫn đảm bảo chất lượng cho tưới nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, và xử lý cho ăn uống sinh hoạt.
Bảng 1. Đặc trưng tài nguyên nước các lưu vực sông
(*) Tính cho lưu vực suối Đăk Kan, ĐăkBsi và phần còn lại của sông KrongPoKo
2.3- Thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/200.000 vùng Bắc Tây Nguyên.
Tính trữ lượng và đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm theo 3 lưu vực sông chính và theo diện tích 11 vùng cân bằng, quy hoạch khai thác sử dụng nước (bảng 2). Trữ lượng tĩnh tự nhiên trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên là 65531.106 m3, trữ lượng động tự nhiên là 6049006 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng là 9344446 m3/ngày. Điểm nổi bật của nguồn nước ngầm ở vùng Bắc Tây Nguyên là có phức hệ chứa nước phun trào Bazan, với diện phân bố khá rộng chiếm hầu hết vùng cân bằng Nam Bắc Pleiku có mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu, chất lượng nước rất tốt. Ngoài ra, các tầng chứa nước trầm tích Neogen và Pleistocen phân bố ở trũng KrôngPa, thị xã Kon Tum có độ chứa nước trung bình đến tương đối giàu. Chất lượng nước ngầm tốt, đáp ứng tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt và công nghiệp. Có thể khai thác nước ngầm để cấp nước tập trung cho ăn uống sinh hoạt từ các tầng chứa nước phun trào Bazan,trầm tích Neogen, và khai thác cấp nước đơn lẻ từ các tầng chứa nước trầm tích Pleistocen, Holocen.
- Đã đánh giá sơ lược và đưa vị trí lên bản đồ địa chất thủy văn 19 nguồn nước khoáng, nước nóng trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên. Sơ bộ nhận định đánh giá nguồn gốc, phân loại và tác dụng của các nguồn nước khoáng, nước nóng. Qua đó thấy rằng số lượng các nguồn nước khoáng nước nóng đã phát hiện ở vùng Bắc Tây Nguyên không phải là nhiều so với các vùng khác ở nước ta, nhưng chúng là nguồn tài nguyên quí, hiện tại chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ để có thể khai thác các lợi ích của nó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho các nhu cầu đóng chai, ngâm tắm, chữa bệnh và du lịch.
Bảng 2. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất theo các vùng cân bằng
2.4-
Kiểm kê, đánh giá hiện trạng và dự báo lượng nước cho các nhu cầu sử
dụng theo từng đơn vị hành chính cấp huyện trong vùng Bắc Tây Nguyên đến
năm 2010.
Lần
đầu tiên đã kiểm kê số lượng, hiện trạng các công trình khai thác nước
và tính toán trữ lượng nước hiện đang sử dụng cho các nhu cầu của vùng
Bắc Tây Nguyên vào thời điểm năm 2002 (bảng 3).
Đã tính toán, dự báo lượng nước cho các nhu cầu sử dụng đến năm 2010, với các phương pháp luận tính toán có cơ sở khoa học và số liệu thực tế đầy đủ, trong đó đã sử dụng phần mềm chuyên ngành CROPWAT để tính lượng nước cho nhu cầu tưới, đã tính chi tiết lượng nước tưới cho từng loại cây trồng trong cả năm và cho tất cả các loại cây trồng theo từng tháng trong năm. Tổng lượng nước tính toán dự báo cho các nhu cầu dùng nước trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên cho thời điểm năm 2005 và 2010 là 3708,74.106m3 thể hiện ở (bảng 4).
Bảng 3. Hiện trạng lượng nước cho các nhu cầu sử dụng của vùng Bắc Tây Nguyên năm 2002
Tổng lượng nước tính toán dự báo cho các nhu cầu trong các năm 2005 và 2010 là 3708,74.106 m3
chiếm 15,6% so với trữ lượng khai thác tiềm năng của các nguồn nước,
nếu chỉ tính riêng năm 2010 thì lượng nước dự báo cho các nhu cầu là
2072,75.106 m3 chiếm 21,2% so với trữ lượng khai thác của các nguồn nước trong năm.
Bảng 4. Lượng nước dự báo cho các nhu cầu sử dụng của vùng Bắc Tây Nguyên
2.5-
Đánh giá cân bằng nước giữa trữ lượng khai thác của các nguồn nước và
lượng nước dự báo của các nhu cầu dùng nước trên vùng Bắc Tây Nguyên
theo từng huyện và từng loại nhu cầu.
Về
tổng thể thì toàn vùng Bắc Tây Nguyên là không thiếu nước, tuy nhiên,
nếu xét cho riêng cho từng khu và từng tháng trong từng năm thì một số
tháng trong mùa khô hiện nay đã thiếu nước. Mức bảo đảm nước ở một số
vùng hiện nay chỉ đạt trên dưới 90%, tức là trong từng tháng và từng năm
cụ thể vẫn có thể xẩy ra thiếu nước. Tình trạng thiếu nước sẽ nghiêm
trọng hơn vào 2010 với mức bảo đảm ở một số vùng trong một số tháng
trong mùa khô chỉ đạt 60 - 80%. Lượng nước cần dùng chiếm từ 15-50%,
thậm chí tới trên 200% trong một số tháng mùa khô (tháng I- IV) ở một số
vùng An Khê, Krông Pa, trũng Kon Tum.
- Nếu tính theo cân bằng nước ở điều kiện tự nhiên khi chưa có tác động của con người thì có thể khẳng định rằng 5 tháng là XII năm trước kéo dài sang tháng I, II, III và IV năm sau trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên là hoàn toàn thiếu nước đối với mọi loại cây vì đây là những tháng giữa và cuối mùa khô, khi mà lượng mưa thì hầu như không có hoặc quá ít, mà lượng bốc hơi thì lại quá cao.
- Nhưng khi tính toán cân đối lượng nước của các nguồn theo khía cạnh khác: Mưa hiệu quả, lượng nước điều tiết của hệ thống hồ chứa, đập dâng tính đến năm 2002, lượng nước ngầm đang khai thác hiện nay so với lượng nước tính toán cho các nhu cầu đến năm 2010, thì thấy hiển nhiên một điều là tổng lượng nước hiện có đang kiểm soát được là thiếu khá nhiều so với lượng nước của các nhu cầu đã tính toán. Kết quả tính toán cho thời điểm năm 2010 thì thấy trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên thiếu 356.106 m3 nước cho nhu cầu tưới và sản xuất công nghiệp, thiếu 82394 m3/ngày nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt.
2.6- Các giải pháp đầu tư loại, số lượng công trình khai thác nước cụ thể từ tất cả các nguồn, cũng như trữ lượng khai thác dự kiến từ mỗi công trình, sao cho có thể khai thác đáp ứng đủ lượng nước theo yêu cầu đến năm 2010.
Kết quả tính toán các giải pháp đầu tư, xây dựng hệ thống công trình khai thác nước đến năm 2010 trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên là 424 công trình đập dâng và hồ chứa; 12444 công trình giếng đào, lỗ khoan và hệ tự chảy; Lượng nước khai thác từ hệ thống các công trình là 2793.106m3, lượng nước kiệt nhất có thể khai thác được là 1021.106m3; diện tích tưới thực tế có thể đáp ứng được là 248929 ha (bảng 5).
Bảng 5. Tổng hợp công trình dự kiến khai thác nguồn nước từ năm 2003 đến năm 2010
2.7- Những vấn đề tồn tại và kiến nghị
+
Mặc dù các kết quả đề tài đã giải quyết trọn vẹn các mục tiêu đề ra,
nhưng vẫn còn một số tồn tại, mà chúng chủ yếu được phát sinh trong quá
trình thực hiện, nghiên cứu. Đó là:
- Vấn đề quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm chưa được đánh giá toàn diện và đầy đủ, do hạn chế về tài liệu quan trắc động thái nước ngầm và nước mặt;
- Các nguồn nước khoáng - nước nóng chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ bộ;
+ Chúng ta đều biết các tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn và địa chất thủy văn có được đến nay trên địa bàn vùng Tây Nguyên là tài liệu theo hệ thống khu vực nhiều hơn là tài liệu cụ thể của các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, mặc dù khi thi công các đề tài đã có bổ sung một điểm đo mưa và bốc hơi, nhưng khi tổng hợp, xử lý tính toán mới bộc lộ nhiều vị trí thiếu tài liệu thực tế nhất là thủy văn và địa chất thủy văn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sau:
- Tiếp tục giải quyết các tồn tại đã nêu trên;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước theo công nghệ thông tin (GIS), đồng thời xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nước theo lưu vực;
- Sớm đưa công tác quy hoạch khai thác tập trung tài nguyên nước dưới đất cho mục đích ăn uống sinh hoạt, nhất là đối với các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các cụm, khu công nghiệp, tránh tình trạng khai thác manh mún thiếu tổ chức, thiếu cơ sở khoa học dễ dẫn đến làm ô nhiễm và suy thoái các tầng chứa nước dưới đất.
- Đánh giá tiềm năng các nguồn nước khoáng- nước nóng, quy hoạch sử dụng chúng phục vụ đóng chai, du lịch, ngâm tắm - chữa bệnh trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên.
Nguyễn Danh (**), Phạm Ngọc Minh (***)
GIỚI THIỆU
Nước
là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mọi thành phần của môi
trường và là yếu tố không thể thiếu đối với sự sống của con người, nó
càng có ý nghĩa hơn đối với một trong những vùng thường có mùa khô kéo
dài 6 tháng liên tục như vùng Bắc Tây Nguyên. Vùng Bắc Tây Nguyên trình
bày trong báo cáo này được giới hạn bởi địa phận 2 tỉnh Gia Lai và Kon
Tum, với diện tích 25110 km2, dân số 1377334 người, là vùng
có thế mạnh về tài nguyên đất, tài nguyên rừng, có điều kiện mở rộng
diện tích cây công nghiệp, cây nông nghiệp, đồng thời là một trong những
địa bàn chiến lược an ninh, quốc phòng của nước ta. Quá trình xây dựng,
phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai của vùng
Bắc Tây Nguyên, nhu cầu về nguồn nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt, cho
sản xuất công nghiệp, tưới cây nông nghiệp và công nghiệp, và cho các
hoạt động kinh tế khác của vùng là một trong những vấn đề đang đặt ra
một cách cấp thiết. Mặc dù hiện nay dân số của vùng Bắc Tây Nguyên vẫn
còn ít, mật độ trung bình chỉ 54,85 người/km2 nhưng tỷ lệ
tăng dân số vẫn còn cao, hơn nữa trong tương lai 10 năm, 20 năm tới với
những chủ trương chính sách đầu tư hợp lý của các Tỉnh và của Nhà nước
thì chắc chắn rằng vùng Bắc Tây Nguyên sẽ là một trong những vùng đất
mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư nông - lâm - công nghiệp -
du lịch kết hợp. Lúc đó tác động của con người và các hoạt động kinh tế
của họ đối với nguồn nước sẽ ngày càng gia tăng. Chưa so sánh vùng Bắc
Tây Nguyên với các thành phố lớn ở các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, hoặc
các tỉnh ven biển miền Trung, những nơi mà ngày càng biểu hiện rõ nguy
cơ cạn kiệt dẫn đến thiếu nước nhạt, mà có thể thấy hiện nay Đăk Lăk là
một trong các tỉnh Tây Nguyên đã thiếu nước ở một số vùng về mùa khô,
gây thiệt hại không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu không có sự
hiểu biết đầy đủ và quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý các nguồn nước,
thì trong những năm tới vùng Bắc Tây Nguyên cũng có thể lâm vào tình
trạng thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, ngay như mùa khô năm 2000 và
2002 ở một số vùng của huyện KrôngPa và KonChro của tỉnh Gia Lai đã
thiếu nước gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Như vậy, để có dữ
liệu cụ thể về tài nguyên nước của vùng và có cơ sở khoa học cho Uỷ ban
nhân dân các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, các Sở, Ban, Ngành liên quan của
các Tỉnh này trong việc quản lý, quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý và
phòng chống sự suy thoái các nguồn nước, thì việc triển khai thực hiện
đề tài “Đánh giá cân bằng nước và định hướng sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai” đối với tỉnh Gia Lai và đề tài “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng và định hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Kon Tum”
đối với tỉnh Kon Tum là có ý nghĩa khoa học, thực tiễn quan trọng và
đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế. Bài báo này nhằm giới thiệu kết quả
tổng hợp từ sự nghiên cứu của các đề tài đã thực hiện nêu trên. (*) Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT miền Trung
(**) Sở KH & CN tỉnh Gia Lai; (***) Sở KH & CN tỉnh Kon Tum
1. Nguồn tài liệu:
Để thành lập báo cáo, đã tiến hành điều tra, thu thập, xử lý tổng hợp khá đầy đủ các tài liệu về tài nguyên nước trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên, với các báo cáo điều tra cơ bản về địa chất thủy văn, thủy văn, công trình thủy lợi, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, khai thác và cấp nước tập trung, và tham khảo các báo cáo tổng hợp môi trường và tài nguyên nước thuộc các chương trình nghiên cứu của Nhà nước ở khu vực Tây Nguyên.
2. Kết quả :
2.1- Đã đánh giá tài nguyên khí hậu của vùng Bắc Tây Nguyên.
Dựa vào tài liệu khí hậu đồng nhất với liệt số liệu cơ bản từ năm 1976 đến năm 2002, đã thành lập bản đồ đặc trưng các yếu tố khí hậu gồm bản đồ mưa năm, bản đồ bốc hơi năm. Lượng mưa trung bình năm tại 15 trạm quan trắc mưa trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên thay đổi từ 1313 ¸ 2423mm, lượng mưa trung bình năm tính theo các lưu vực thay đổi từ 1450 ¸ 2072mm. Hàng năm mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X ở vùng phía Tây, tháng XI hay tháng XII ở vùng trung tâm và vùng phía Đông. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 85 - 95% tổng lượng mưa năm. Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng nhưng lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 5 - 15% tổng lượng mưa năm. Lượng bốc hơi năm đo bằng ống PiChe thay đổi từ từ 963 ¸ 1365mm, lượng bốc hơi tiềm năng cũng thay đổi khá rộng từ 971mm ở Đăk Pôkô đến 1634mm tại Pleiku và 2364mm tại AyunPa.
Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy đặc điểm khí hậu trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên là tương đối ổn định, xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu là đồng nhất, thay đổi từ nhỏ đến lớn theo phương từ Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam, điểm nổi bật hơn là địa phận các huyện An Khê, KonChro, AyunPa và Krông Pa thuộc lưu vực sông Ba, trũng Kon Tum thuộc lưu vực sông ĐăkBla có lượng mưa nhỏ nhất, nhưng lượng bốc hơi lại lớn nhất trong toàn vùng Bắc Tây Nguyên.
2.2- Đánh giá tài nguyên nước mặt trên 10 lưu vực (bảng 1) :
Được phân chia từ 3 hệ thống sông: sông Sê San, sông Ba và sông Xrêpôk, việc phân chia chi tiết các lưu vực sông trong báo cáo đã tạo điều kiện dễ dàng khi tính toán cân bằng lượng nước theo nhu cầu sử dụng cho từng đơn vị hành chính cấp huyện. Thành lập bản đồ dòng chảy năm, tính toán dòng chảy các lưu vực, dòng chảy kiệt, dòng chảy ngầm, tổng lượng ẩm lãnh thổ và các đại lượng đặc trưng tài nguyên nước trên từng lưu vực. Tổng lượng nước trung bình năm của 10 lưu vực thuộc 3 hệ thống sông Sê San, sông Ba và sông Xrêpôk là 19349.106 m3 chủ yếu là lượng nước nội vùng Bắc Tây Nguyên, chiếm khoảng 1,7% tổng lượng dòng chảy năm của sông suối nước ta. Mức bảo đảm nước trong một năm trung bình trên 1 km2 diện tích bằng 770.103 m3/km2, thấp hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình của nước ta (2550.103 m3/ km2 ). Mức bảo đảm nước trung bình cho một người dân trong một năm bằng 10.900 m3/người trong giai đoạn hiện tại và 7440 m3/người vào năm 2010, xấp xỉ bằng mức bảo đảm nước trung bình cho một người dân trong cả nước. Modun dòng chảy năm phân bố cũng rất không đều giữa các vùng, từ dưới 17 l/s.km2 ở thung lũng sông Ba đến trên 35 l/s.km2 ở thượng nguồn sông KrôngPoko. Chế độ dòng chảy sông suối cũng có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ xuất hiện vào các tháng VII, VIII - XI ở vùng phía Tây, các tháng VIII- XI, XII ở vùng trung tâm và các tháng IX- XII ở vùng phía Đông. Khoảng 70% lượng dòng chảy năm tập trung trong 4 - 5 tháng mùa lũ. Sự phân phối rất không đều trong năm của mưa và dòng chảy sông suối là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt cục bộ ở một số khu vực trong vùng Bắc Tây Nguyên nhất là trũng KrôngPa và trũng Kon Tum trong mùa mưa lũ và hạn hán trong mùa khô cạn.
- Kết quả phân tích mẫu nước toàn diện và vi lượng cho thấy nguồn nước mặt ở vùng Bắc Tây Nguyên chưa bị nhiễm bẩn, vẫn đảm bảo chất lượng cho tưới nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, và xử lý cho ăn uống sinh hoạt.
Bảng 1. Đặc trưng tài nguyên nước các lưu vực sông
Lưu vực sông
|
Lượng mưa TB
Xo(mm)
|
Lớp dòng chảy Yo (mm)
|
Lượng bốc hơi Zo (mm)
|
Dòng chảy mặt
(Yom)
|
Dòng chảy ngầm
(Yong)
|
Hệ số dòng chảy
(a)
|
Hệ số cấp nước
(a1)
|
Hệ số bốc hơi
(a2)
|
ĐăkPoKo |
1617
|
910
|
707
|
555
|
355
|
0,44
|
0,32
|
0,68
|
KrôngPoKo* |
1733
|
1132
|
601
|
821
|
311
|
0,55
|
0,34
|
0,66
|
ĐăkBla |
2050
|
922
|
1128
|
517
|
405
|
0,45
|
0,27
|
0,73
|
Đăk Kấm+ ĐăkLe |
1456
|
731
|
725
|
481
|
250
|
0,44
|
0,26
|
0,74
|
Sa Thầy+Ia Sia |
1679
|
761
|
918
|
458
|
303
|
0,37
|
0,25
|
0,75
|
Sê San (phần Gia Lai) |
1906
|
871
|
1035
|
613
|
258
|
0,46
|
0,20
|
0,80
|
Sông Ba 1 (tại An Khê) |
1535
|
785
|
750
|
609
|
176
|
0,51
|
0,19
|
0,81
|
Ayun |
1341
|
600
|
741
|
403
|
197
|
0,45
|
0,21
|
0,79
|
Sông Ba 2 (Củng Sơn) |
1620
|
612
|
1008
|
311
|
301
|
0,38
|
0,23
|
0,77
|
IaLốp + IaĐrăng |
1725
|
650
|
1075
|
365
|
285
|
0,38
|
0,21
|
0,79
|
Tính trữ lượng và đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm theo 3 lưu vực sông chính và theo diện tích 11 vùng cân bằng, quy hoạch khai thác sử dụng nước (bảng 2). Trữ lượng tĩnh tự nhiên trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên là 65531.106 m3, trữ lượng động tự nhiên là 6049006 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng là 9344446 m3/ngày. Điểm nổi bật của nguồn nước ngầm ở vùng Bắc Tây Nguyên là có phức hệ chứa nước phun trào Bazan, với diện phân bố khá rộng chiếm hầu hết vùng cân bằng Nam Bắc Pleiku có mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu, chất lượng nước rất tốt. Ngoài ra, các tầng chứa nước trầm tích Neogen và Pleistocen phân bố ở trũng KrôngPa, thị xã Kon Tum có độ chứa nước trung bình đến tương đối giàu. Chất lượng nước ngầm tốt, đáp ứng tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt và công nghiệp. Có thể khai thác nước ngầm để cấp nước tập trung cho ăn uống sinh hoạt từ các tầng chứa nước phun trào Bazan,trầm tích Neogen, và khai thác cấp nước đơn lẻ từ các tầng chứa nước trầm tích Pleistocen, Holocen.
- Đã đánh giá sơ lược và đưa vị trí lên bản đồ địa chất thủy văn 19 nguồn nước khoáng, nước nóng trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên. Sơ bộ nhận định đánh giá nguồn gốc, phân loại và tác dụng của các nguồn nước khoáng, nước nóng. Qua đó thấy rằng số lượng các nguồn nước khoáng nước nóng đã phát hiện ở vùng Bắc Tây Nguyên không phải là nhiều so với các vùng khác ở nước ta, nhưng chúng là nguồn tài nguyên quí, hiện tại chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ để có thể khai thác các lợi ích của nó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho các nhu cầu đóng chai, ngâm tắm, chữa bệnh và du lịch.
Bảng 2. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất theo các vùng cân bằng
TT
|
Vùng tính cân bằng nước
|
Tỉnh
|
Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ngày)
|
1
| Vùng hữu thượng sông Krông Pôkô | Kon Tum |
302836
|
2
| Vùng tả thượng sông Krông Pôkô | Kon Tum |
797753
|
3
| Vùng thượng sông Đăk Bla | Kon Tum |
659889
|
4
| Vùng hạ sông Đăk Bla | Kon Tum |
310194
|
5
| Vùng Sa Thầy | Kon Tum |
1064187
|
6
| Vùng Nam Bắc An Khê | Gia Lai |
1451506
|
7
| Vùng Nam Bắc Pleiku | Gia Lai |
1492608
|
8
| Vùng thượng AYun | Gia Lai |
1012424
|
9
| Vùng Ayun Pa | Gia Lai |
528633
|
10
| Vùng Krông Pa | Gia Lai |
532348
|
11
| Vùng Iamơ - IaLốp | Gia Lai |
1191675
|
Đã tính toán, dự báo lượng nước cho các nhu cầu sử dụng đến năm 2010, với các phương pháp luận tính toán có cơ sở khoa học và số liệu thực tế đầy đủ, trong đó đã sử dụng phần mềm chuyên ngành CROPWAT để tính lượng nước cho nhu cầu tưới, đã tính chi tiết lượng nước tưới cho từng loại cây trồng trong cả năm và cho tất cả các loại cây trồng theo từng tháng trong năm. Tổng lượng nước tính toán dự báo cho các nhu cầu dùng nước trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên cho thời điểm năm 2005 và 2010 là 3708,74.106m3 thể hiện ở (bảng 4).
Bảng 3. Hiện trạng lượng nước cho các nhu cầu sử dụng của vùng Bắc Tây Nguyên năm 2002
Mục đích sử dụng nước
|
Lượng nước sử dụng (106 m3/năm)
|
Tổng
| |
Gia Lai
|
Kon Tum
| ||
Tưới nước nông nghiệp
|
209,38
|
59,63
|
269,01
|
Sản xuất công nghiệp
|
7,36
|
4,21
|
11,57
|
Chăn nuôi, thủy sản
|
3,34
|
1,78
|
5,12
|
Ăn uống ở nông thôn
|
6,22
|
2,49
|
8,71
|
Ăn uống ở đô thị
|
10,98
|
7,07
|
18,05
|
Tổng
|
237,28
|
75,18
|
312,46
|
Bảng 4. Lượng nước dự báo cho các nhu cầu sử dụng của vùng Bắc Tây Nguyên
Mục đích sử dụng nước
|
Lượng nước theo các năm (106 m3/năm)
|
Tổng
| |||
Tỉnh Gia Lai
|
Tỉnh Kon Tum
| ||||
2005
|
2010
|
2005
|
2010
| ||
Tưới nông nghiệp
|
672,39
|
805,0
|
415,71
|
470,66
|
2363,76
|
Sản xuất công nghiệp |
132,9
|
208,3
|
293,92
|
410,60
|
1045,72
|
Chăn nuôi |
33,39
|
40,58
|
11,21
|
11,93
|
97,11
|
Thuỷ sản |
10,5
|
10,5
|
5,84
|
6,08
|
32,92
|
Ăn uống giải khát |
12,05
|
13,10
|
3,89
|
4,54
|
33,58
|
Ăn uống đô thị |
13,93
|
18,40
|
4,89
|
5,05
|
42,27
|
Dịch vụ, du lịch |
15,61
|
32,40
|
10,26
|
35,11
|
93,38
|
Tổng
|
890,8
|
1128,3
|
745,72
|
943,97
|
3708,74
|
- Nếu tính theo cân bằng nước ở điều kiện tự nhiên khi chưa có tác động của con người thì có thể khẳng định rằng 5 tháng là XII năm trước kéo dài sang tháng I, II, III và IV năm sau trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên là hoàn toàn thiếu nước đối với mọi loại cây vì đây là những tháng giữa và cuối mùa khô, khi mà lượng mưa thì hầu như không có hoặc quá ít, mà lượng bốc hơi thì lại quá cao.
- Nhưng khi tính toán cân đối lượng nước của các nguồn theo khía cạnh khác: Mưa hiệu quả, lượng nước điều tiết của hệ thống hồ chứa, đập dâng tính đến năm 2002, lượng nước ngầm đang khai thác hiện nay so với lượng nước tính toán cho các nhu cầu đến năm 2010, thì thấy hiển nhiên một điều là tổng lượng nước hiện có đang kiểm soát được là thiếu khá nhiều so với lượng nước của các nhu cầu đã tính toán. Kết quả tính toán cho thời điểm năm 2010 thì thấy trên toàn vùng Bắc Tây Nguyên thiếu 356.106 m3 nước cho nhu cầu tưới và sản xuất công nghiệp, thiếu 82394 m3/ngày nước cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt.
2.6- Các giải pháp đầu tư loại, số lượng công trình khai thác nước cụ thể từ tất cả các nguồn, cũng như trữ lượng khai thác dự kiến từ mỗi công trình, sao cho có thể khai thác đáp ứng đủ lượng nước theo yêu cầu đến năm 2010.
Kết quả tính toán các giải pháp đầu tư, xây dựng hệ thống công trình khai thác nước đến năm 2010 trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên là 424 công trình đập dâng và hồ chứa; 12444 công trình giếng đào, lỗ khoan và hệ tự chảy; Lượng nước khai thác từ hệ thống các công trình là 2793.106m3, lượng nước kiệt nhất có thể khai thác được là 1021.106m3; diện tích tưới thực tế có thể đáp ứng được là 248929 ha (bảng 5).
Bảng 5. Tổng hợp công trình dự kiến khai thác nguồn nước từ năm 2003 đến năm 2010
Vùng
|
Tỉnh
|
Công trình
(đập , hồ chứa,)
|
Công trình, (lỗ khoan, giếng, hệ tự chảy
|
Lượng nước đáp ứng (106m3)
|
Diện tích tưới (ha)
|
Lượng nước kiệt nhất (106m3)
|
T.p Pleiku |
Gia Lai
|
17
|
597
|
235,5
|
19626
|
78,5
|
H. An Khê |
Gia Lai
|
16
|
680
|
117,3
|
9778
|
39,1
|
H. KBang |
Gia Lai
|
14
|
395
|
95,3
|
7939
|
31,8
|
H. MăngYang |
Gia Lai
|
17
|
296
|
83,6
|
6968
|
27,9
|
H. Đăk Đoa |
Gia Lai
|
19
|
586
|
110,1
|
9174
|
36,7
|
H. ChưPah |
Gia Lai
|
23
|
425
|
108,9
|
9076
|
36,3
|
H. IaGrai |
Gia Lai
|
27
|
497
|
144,5
|
12045
|
48,2
|
H. ChưPrông |
Gia Lai
|
17
|
523
|
147,2
|
12263
|
49,1
|
H. Chư Sê |
Gia Lai
|
30
|
802
|
147,8
|
12314
|
49,3
|
H. AyunPa |
Gia Lai
|
24
|
1102
|
278,9
|
23238
|
93,0
|
H. KrôngPa |
Gia Lai
|
28
|
558
|
237,8
|
19815
|
79,3
|
H. KonChro |
Gia Lai
|
15
|
298
|
82,7
|
6894
|
27,6
|
H. Đức Cơ |
Gia Lai
|
24
|
239
|
102,0
|
8496
|
34,0
|
Tổng của tỉnh Gia Lai
|
271
|
6998
|
1891,6
|
157626
|
630,8
| |
Thị xã Kon Tum
|
Kon Tum
|
33
|
795
|
252,41
|
21882
|
102,12
|
H. Đăk Hà |
Kon Tum
|
42
|
492
|
195,91
|
22360
|
77,48
|
H. KonPlong |
Kon Tum
|
14
|
212
|
109,03
|
7696
|
54,49
|
H. Sa Thầy |
Kon Tum
|
14
|
2189
|
107,87
|
10413
|
45,77
|
H. Đăk Tô |
Kon Tum
|
21
|
1361
|
85,25
|
12155
|
38,25
|
H. Ngọc Hồi |
Kon Tum
|
16
|
345
|
76,95
|
10815
|
34,34
|
H. Đăk Glei |
Kon Tum
|
13
|
52
|
74,16
|
5982
|
37,84
|
Tổng của tỉnh Kon Tum
|
153
|
5446
|
901,58
|
91303
|
390,29
|
- Vấn đề quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm chưa được đánh giá toàn diện và đầy đủ, do hạn chế về tài liệu quan trắc động thái nước ngầm và nước mặt;
- Các nguồn nước khoáng - nước nóng chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ bộ;
+ Chúng ta đều biết các tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn và địa chất thủy văn có được đến nay trên địa bàn vùng Tây Nguyên là tài liệu theo hệ thống khu vực nhiều hơn là tài liệu cụ thể của các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, mặc dù khi thi công các đề tài đã có bổ sung một điểm đo mưa và bốc hơi, nhưng khi tổng hợp, xử lý tính toán mới bộc lộ nhiều vị trí thiếu tài liệu thực tế nhất là thủy văn và địa chất thủy văn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết các vấn đề sau:
- Tiếp tục giải quyết các tồn tại đã nêu trên;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước theo công nghệ thông tin (GIS), đồng thời xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nước theo lưu vực;
- Sớm đưa công tác quy hoạch khai thác tập trung tài nguyên nước dưới đất cho mục đích ăn uống sinh hoạt, nhất là đối với các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các cụm, khu công nghiệp, tránh tình trạng khai thác manh mún thiếu tổ chức, thiếu cơ sở khoa học dễ dẫn đến làm ô nhiễm và suy thoái các tầng chứa nước dưới đất.
- Đánh giá tiềm năng các nguồn nước khoáng- nước nóng, quy hoạch sử dụng chúng phục vụ đóng chai, du lịch, ngâm tắm - chữa bệnh trên địa bàn vùng Bắc Tây Nguyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét