XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Gia phả Họ Lưu làng Yên Tôn Hạ Vĩnh Yên-Vĩnh Lộc-Thanh Hoá


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP- TỰ DO – HẠNH PHÚC
Lịch sử và nguồn gốc của Họ Lưu Làng Yên Tôn Hạ, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá


 I.  Lịch sử và nguồn gốc.

     Họ Lưu chính quê ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ làng Đan Nê ông cha ta đã từ giã quê hương của chính mình đi làm nghề dạy học chữ Hán Nôm ngày xưa do triều đình phong kiến áp đặt. Ông tên là: Lưu Huy Đễ, ông làm nghề dạy học ở làng Yên Tôn Hạ, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa. Ông sang đây dạy học với tư cách là một nhà nho giáo, từ đó bà con, già trẻ, trai gái trong làng ai cũng mến phục. Trong thời gian dạy học ông đã kết duyên cùng bà: Vũ Thị Nhàn, con ông: Cử Võ, người làng Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa. Khi kết duyên cùng bà Vũ Thị Nhàn ông đã sinh được một người con trai và một người con gái. Con trai tên là : Lưu Huy Tố, Con gái không rõ tên...

Ông Lưu Huy Tố kết duyên cùng bà Trịnh Thị Huệ (không rõ nguồn gốc bà Huệ) sinh được 3 người con trai tên là:
1/ Ông Lưu Huy Khoát
2/ Ông Lưu Huy Đạt
3/ Ông Lưu Huy Đại
     Ngoài ra ông Lưu Huy Tố còn kết duyên cùng bà: Trịnh Thị Thính (vợ hai ông Tố và không rõ quê quán) và sinh được một người con gái (không rõ tên) sau đó lấy chồng về họ ông Trình.
II Các chi và các cành.
A . CHI THỨ NHẤT
1. Ông Lưu Huy Khoát
Ông không có vợ, không có con, ông mất lúc còn nhỏ.
2. Ông Lưu Huy Đạt
Lấy bà Nguyễn Thị Phàn (không rõ làng nào) sinh được 3 người con trai và 1 người con gái tên là:
1. Ông Lưu Huy Cung (mất lúc còn nhỏ)
2. Ông Lưu Huy Quyển
3. Ông Lưu Huy Quốn
4. Bà Lưu Thị Ba (lấy chống ở làng Yên Tôn Thượng rồi mất)
I. Cành thứ nhất.
Ông Lưu Huy Quyển lấy bà Trịnh Thị Phẩm, vợ kế là bà Trịnh Thị Dần.
     Bà Phẩm sinh được ông Lưu Huy Uyển, lấy bà Nguyễn Thị Pháo thuộc họ ông Nguyễn Văn Nghĩa (Đắc). Bà Pháo sinh được 3 người con gái tên là:
-  Chị Lưu Thị Lói
- Chị Lưu Thị Soai (đã mất)
- Chị Lưu Thị Doai (đã mất )
Bà Dần sinh được 3 người con gái và một người con trai tên là:
- Lưu Thị Dung
- Lưu văn Bao
- Lưu Thị Bảnh
- Lưu Thị Bối
Bà Dung lấy chồng Phù Lưu tên là Nguyễn Văn Nam, hiện nay về cành nhà anh Mên.
Bà Bảnh lấy chồng là ông Nguyễn văn Thặn thuộc cành ông Cờ, bà Lắm.
Bà Bối lấy chồng làng Đông Môn xã Vĩnh Long (hiện không có con cái gì)
Ông Lưu văn Bao lấy bà: Nguyễn thị Ngượn (đã mất) và bà kế là bà: Nguyễn Thị Nhượng.
Bà Ngượn sinh được 3 người con trai và 3 người con gái:
Con trai:
- Lưu Văn Tích (mất lúc còn nhỏ)
- Lưu Văn Cổn
- Lưu Văn Trung
Con gái:
- Lưu Thị Thợn (lấy chồng Phù Lưu rồi chuyển đi Hải Phòng)
- Lưu Thị Chinh (lấy ông Trúc ở làng)
- Lưu Thị Thạnh (lấy ông Trịnh Văn Khuyến cùng làng)
Bà kế Nguyễn Thị Nhượng sinh được một người con trai tên là:
- Lưu Văn Bỉnh
Con trai thứ nhất,
- Ông Lưu Văn Cổn lấy bà Nguyễn Thị Đậu thuộc cành ông Kha người cùng làng sinh được 6 người con, 3 trai, 3 gái
Con trai tên là:
Lưu văn Kiên (đi bộ đội) lấy Trịnh Thị Nụ con ông Cống sinh được 2 người con là:
- Lưu Văn Quân 
- Lưu Văn Trường
Lưu văn Kiệm (đi học) Lấy Nguyễn Thị Triền con ông Sỏi sinh được 2 người con là:
- Lưu văn Toàn 
- Lưu Văn Tùng
Lưu văn Kính (đi học) Lấy Trịnh Thị Định con Ông Tiệp sinh được 2 người con là:
- Lưu Văn Trọng.
- Lưu Thị Bình
Con gái tên là:
- Lưu Thị Điểm (lấy chồng Phù Lưu)
- Lưu Thị Điền
- Lưu Thị Thảo (lấy chồng Phù Lưu)
Con trai thứ 2.
Ông Lưu Văn Trung lấy bà Nguyễn Thị Cạy sinh được 2 người con là:
-  Con trai: Lưu văn Thành lấy Trịnh thị Tựu con ông Lửng người làng Phù Lưu sinh được 2 người con là:
 -Lưu Thị Thường
- Lưu Xuân Tiến
- Con gái: Lưu Thị Tâm (lấy chồng Phù Lưu)
Con trai thứ 3.
Ông Lưu văn Bỉnh lấy bà Trịnh thị Nhân sinh được 5 người con gái tên là:
- Lưu Thị Thìn (lấy chồng Phù Lưu)
- Lưu Thị Nhâm (lấy chồng Phù Lưu)
- Lưu Thị Nhi (lấy chồng cùng làng)
- Lưu Thị Thi (lấy chồng làng Thượng)
- Lưu Thị Thu (lấy chồng làng Đồn)
II. Cành thứ hai.
Con trai thứ 2 của ông Lưu huy Đạt tên là Lưu Huy Quốn, lấy bà Nguyễn Thị Vỡi sinh được 3 người con gái và 1 người con trai:
Con trai tên là: Lưu văn Đa
Con gái thứ 1 tên là :
- Lưu Thị Nhiều lấy ông Trịnh văn Nhẫn về cành nhà chú Tia, không may ông Nhẫn mất đi bà Nhiều đi lấy chồng khác là ông Nguyễn văn Thặn thuộc cành bà Lắm, ông Cờ.
Con gái thứ 2 tên là:
- Lưu Thị Choắt lấy ông Trịnh Văn Thiệu người cùng làng hiện nay về cành nhà ông Phổ.
Con gái thứ 3 tên là:
- Lưu Thị Chắt lấy ông Nguyễn Văn Bỗng thuộc cành o Lài cùng làng.
Ông Lưu văn Đa lấy bà Lê Thị Nhỡ về lối nhà anh Tôn, sinh được 2 người con trai tên là:
- Lưu Văn Xương
- Lưu Văn Lý (mất lúc còn nhỏ)
Con gái tên là:
- Lưu Thị Nạc (mất lúc còn nhỏ)
- Lưu Thị Nhĩ (mất lúc còn nhỏ)
Bà vợ thứ 2 của ông Đa tên là Trịnh Thị Tình người thôn Yên Lạc, xã Vĩnh Minh, sinh được 1 người con gái tên là: Lưu Thị Bình (mất lúc còn nhỏ).
Ông Lưu Văn Xương lấy bà Nguyễn thị Thắng (đã mất, về cành ông Đồng). Sau đó ông lấy bà 2 tên là: Trịnh Thị Hẹn người cùng làng thuộc cành ông Thới. Bà thứ 3 tên là Đỗ Thị Nội, người làng Quan Yên, xã Định Hưng, huyện Yên Định, sinh được 1 người con trai tên là Lưu văn Khương (đã mất)
Bà Trịnh Thị Hẹn sinh được 7 người con, 3 trai, 4 gái tên là:
Con trai thứ 1 tên là:
Lưu văn Chương lấy bà Nguyễn thị Lan, sinh được 4 người con, 2 trai, 2 gái tên là:
- Lưu Thị Lân.
- Lưu Huy Ngọc.
- Lưu Thị Loan.
- Lưu Huy Cương
Hiện nay gia đình đang sinh sống tại TP Thanh Hóa.
Con trai thứ 2 tên là: Lưu Văn Phương đi bộ đội năm 1968 đến năm 1973 hy sinh tại mặt trận phía Nam.
Con trai thứ 3 tên là: Lưu Văn Lương lấy bà Vũ thị Mầu người làng Phù Lưu, sinh được 2 người con trai tên là:
- Lưu Văn Y
- Lưu Văn Khoa
Con gái tên là:
- Lưu Thị Hặn, lấy chồng Phù Lưu
- Lưu Thị Hiền lấy chồng Phù Lưu
- Lưu Thị Hậu lấy chồng cùng làng
- Lưu Thị Hiệu lấy chồng làng Thượng
Ngoài ra ông Lưu Huy Quốn nhận nuôi một người con nuôi tên là: Trần văn Đỗ lấy bà Nguyễn thị Lắt người cùng làng sinh được 3 người con là:
- Trần thị Giá
- Trần Thị Gương
- Trần Văn Soi
Trên đây là cành thứ II.
B. CHI THỨ HAI:
Cành thứ III
Ông Lưu Huy Đại lấy bà Trịnh Thị Thẩm về dòng họ nhà ông Đức hiện tại, sinh được ba người con trai tên là:
1. Ông Lưu Văn Độ
2. Ông Lưu Văn Chế
3. Ông Lưu Văn Tiết
- Ông Lưu Văn Độ: lấy 3 người vợ:
Người vợ thứ nhất: tên là Trịnh Thị Lan thuộc dòng họ ông Trình, sinh được 1 người con gái tên là Lưu Thị Tằng, lấy ông Trịnh Văn Tiến, người Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.
Người vợ thứ hai: tên là Nguyễn Thị Cấn, dòng họ ông Trợ, sinh được 1 người con gái tên là Lưu Thị Kỳ, lấy ông Phùng Văn Quằng người cùng làng.
Người vợ thứ ba: tên là Trịnh Thị Dự, dòng họ ông Trịnh Văn Dương sinh được 3 người con là:
1. Lưu Văn Quẫy
2. Lưu Văn Tựa
3. Lưu Thị Thuyết lấy ông Nguyễn Hữu Viên người cùng làng.
Ông Lưu Văn Quẫy (Mất năm 1986-giỗ ngày 29 tháng chạp) lấy 2 người vợ: Vợ thứ nhất: tên là Trịnh Thị Thố, con ông Trịnh Văn Lãm người cùng làng, sinh được 3 người con, 1 trai 2 gái (mất lúc còn nhỏ), 1 người con nuôi tên là Lưu Thị Sinh lấy chồng người cùng làng.
Vợ thứ 2 tên là: Lê thị Tự người làng Trại, xã Thiệu Duy,  huyện Thiệu Yên. Sinh được 1 người con trai tên là: Lưu văn Võ (mất năm 2015-giỗ ngày 25/11 âm lịch), lấy bà Trịnh thị Nguyền con ông Trịnh văn Phức người làng Phù Lưu, sinh được 2 con trai và 3 con gái tên là:
 - Lưu Thị Nhung (lấy chồng cùng làng)
 - Lưu Tôn Văn
 - Lưu Thị Nhưng (lấy chồng cùng làng )
 - Lưu Công Bằng  (lấy vợ và sống tại TP HCM)
 - Lưu Thị Minh (lấy chồng cùng làng )
Lưu Tôn Văn lấy Nguyễn Thị Liên sinh được 2 người con:
+  Lưu Thị Hoa (23/02/1990)
+  Lưu Huy Bình (17/11/1992)
Ông Lưu Huy Tựa (mất năm 1988-giỗ ngày 08/4 âm lịch) lấy 2 vợ.

Bà thứ 1: Đinh thị Khuây về dòng họ ông Đinh văn Khỏa


Bà thứ 2: Trịnh Thị Châu về dòng họ Trịnh ông Mỳ người Phù Lưu. (Mất năm 1998-Giỗ ngày 6 tháng 9 âm lịch)


Bà thứ 1 sinh được 2 người con, 1 trai 1 gái tên là:
  Con gái tên là: Lưu thị Thao lấy anh Trịnh văn Chẩn người cùng làng, hiện nay đang ở Nha Trang.
Con trai tên là: Lưu Văn Khánh lấy bà Trịnh Thị Cần về dòng họ Trịnh ông Lưu, sinh được 4 người con 2 trai 2 gái:
-  Lưu Công  Khẩn
-  Lưu Thị Khuyên
-  Lưu Văn Khải
-  Lưu Thị Can
Lưu Công Khẩn lấy Nguyễn thị Hương cùng làng sinh được 2 người con tên là:
- Lưu Thị Hà  (Sinh 01/11/1993)
- Lưu Văn Đặng (18/9/1995)
Hiện nay gia đình đang sinh sống tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Bà thứ 2 sinh được 2 người con trai tên là:
- Lưu văn Chuông
- Lưu văn Trống (mất lúc còn nhỏ)
Lưu Văn Chuông (sinh 13/7/1956)-Cử nhân Toán kinh tế; lấy vợ là Nguyễn Thị Ngọc (giáo viên THCS, thuộc dòng họ Nguyễn nhà ông Trợ cùng làng) Sinh sống ở quê đến 1993, năm 1994 chuyển xuống khu 3 thị trấn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, tháng 11/1995 chuyển vào 48 Nguyễn Thái Bình, tp Pleiku-Gia Lai)
Sinh được hai con trai tại quê:
1.1.  Lưu Việt Cường (sinh ngày 09-4-1983)-Kỹ sư xây dựng
    Vợ: Mai thị Thuý Loan (Thuận Nhất-Bình Thuận-Tây Sơn-Bình Định) cử nhân kinh tế.
       Các con: Con trai: Lưu Việt Hoàng, sinh ngày 03.5.2012
1.2. Lưu Việt Hùng (sinh ngày 22-08-1988) -Kỹ sư Công nghệ hoá
 Vợ: Ngô Nguyễn Khánh Uyên-(31/5/1991)-Thạc sỹ Tại Italia
        Các con:
Hiện nay vợ chồng đang sinh sống tại Pleiku-tỉnh Gia Lai, các con lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Cành thứ IV.
Ông Lưu Văn Chế lấy bà Nguyễn Thị Thường và bà Nguyễn Thị Yến người ở huyện Hậu Lộc.
ØBà thứ 1 người cùng làng sinh được 7 người con, 3 con trai, 4 con gái.
-  Lưu Thị Xu lấy ông  Trịnh văn Ninh người cùng làng
-  Lưu Thị Nong (đã mất )
-  Lưu Văn Tài (đã mất)
-  Lưu Văn Tình (đã mất)
-  Lưu Thị Vợn (mất lúc nhỏ)
-  Lưu Văn Chính
-  Lưu Thị Thặng lấy ông Trịnh Văn Dởn người cùng làng.
Ông Lưu Văn Chính lấy bà Trịnh Thị Phễu người cùng làng về họ nhà ông Trình, sinh được 5 người con 3 trai 2 gái tên là:
-  Lưu Đức Thọ
-  Lưu Thị Khang
-  Lưu Thị Hoằng
-  Lưu Xuân Vinh
-  Lưu Huy Quang
Ông Lưu Đức Thọ lấy bà Nguyễn Thị Phan đã mất sau đó lấy bà kế Trịnh Thị Vê người làng Phù Lưu về họ nhà ông Lan, sinh được 3 người con, 1 trai, 2 gái
- Lưu Đình Phú lấy Lý người xã Quý Lộc sinh được Lưu Huy Quý.
- Lưu Thị Thảo
- Lưu Thị Thơm
Ông Lưu Xuân Vinh lấy bà Khúc Thị Vân người làng Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, sinh được 1 con gái tên là: Lưu Thị Linh ( hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Bình Thuận)
Ông Lưu Huy Quang lấy bà Trịnh Thị Hồng người làng Phù Lưu, sinh được 4 người con trai tên là:
-  Lưu Huy Cảnh
-  Lưu Huy Quân
-  Lưu Huy Dũng
-  Lưu Ngọc Hùng
Hiện đang sinh sống tại TP HCM.
Bà Lưu Thị Khang lấy chồng người làng Thượng
Bà Lưu Thị Hoằng lấy chồng tên là Nguyễn Văn Tính người cùng làng.
Bà thứ 2 Là Bà Nguyễn Thị Yến quê Huyên Hậu lộc, sinh được Ông Lưu Văn Thống. Ông Thống lấy bà Nguyễn Thị Bốn về họ ông Trợ cùng làng và sinh được 4 người con, 3 trai, 1 gái:
- Ông Lưu Văn Thiệu
- Ông Lưu Văn Thuần
- Bà Lưu Thị Thục
-  Ông Lưu Văn Thế
*Ông Lưu Văn Thiệu Lấy bà Nguyễn Thị Trác cùng làng vợ cả,  Bà Nguyễn Thị Dặm cùng làng vợ kế Sinh được 6 người con
- Lưu Văn Giới  Lấy bà Trịnh Thị Inh xã Quí lộc-Thiệu yên –Thanh  Hóa sinh được 3  người  con :
- Lưu Văn Tiến
- Lưu Thị Thanh
- Lưu Thị Hoa.
- Lưu Văn Giáp  lấy bà Nguyễn Thị Thắm  cùng làng sinh được Lưu huy Ngọc
- Lưu Văn Dũng lấy vợ  ở rể Yên Lâm – Thiệu Yên – Thanh Hóa
- Lưu Văn Duẩn vợ là Lê Thị Tuyết cùng làng sinh được Lưu Hùng Vương
- Lưu  Thị Duyên  lấy chồng Quí Lộc
- Lưu Văn Dương  vợ là  Vũ Thị Nhẫn quê làng thượng  sinh được  Lưu Văn Hùng.
  *Ông Lưu Văn Thuần lấy bà Phạm Thị Thái  xã Định Tường- Yên Định - Thanh Hóa  sinh được 3 người con :
      - Lưu thị Thủy Trú quán tại Thanh Hóa
      - Lưu văn Thành  Trú quán tại Thanh Hóa
      - Lưu văn Thực Trú quán tại Thanh Hóa
   *Ông Lưu Văn Thế lấy bà Nguyễn Thị Cành người cùng làng sinh được 2 người con trai là:
- Lưu Văn Thắng
- Lưu Văn Thông
*Bà Lưu thị Thục lấy ông Nguyễn văn Nghê người cùng làng
Ông Lưu văn Tiết lấy bà Trịnh thị Thỡi người cùng làng sinh được 1 người con gái tên là:
- Lưu Thị Thơ lấy ông Nguyễn Du Tinh người cùng làng. Sau khi ông Tiết mất đi, bà Thỡi lấy ông Tòng về cành ông Tôn.
II. Lời kết
Từ khi ông cha, tổ tiên ta sinh ra và lớn lên đến nay đã được 8 đời, kể từ ông Lưu Huy Đễ đến cháu Lưu Văn Quân. Như vậy hiện nay Họ ta có 2 chi, 4 cành.
* Chi I  là chi ông Kiên gồm:
Cành 1: ông Kiên, ông Thành.
Cành 2: ông Chương.
* Chi II  là chi ông Võ, ông Thọ gồm:
Cành 3: Ông Võ, ông Khánh
Cành 4: Ông Thọ, ông Giới
 Làm tại Yên Tôn Hạ
 Ngày 05 tháng 12 năm 1982
Tức là ngày 21 tháng 10 năm Nhâm Tuất.
Đại diện cho trưởng tộc                         
Lưu văn Cổn  

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC HỌ LƯU VIỆT NAM

    Họ Lưu là một trong những dòng họ được đề cập trong lịch sử Việt Nam rất sớm. Theo Trúc Khê, Ngô Văn Triện [2], đền Đồng Cổ có từ năm 2569 trước Công Nguyên (TCN), thuộc đời đầu Hùng Vương, tại làng Khả Lao (sau từ đời nhà Trần gọi là Đan Nê, nay thuộc xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Lúc đó, ở Khả Lao có ba dòng họ Trịnh, Lưu và Hà sinh sống. Từ vùng đất này dòng họ Lưu đã phát triển lan rộng và chuyển cư sang các địa phương khác.
      Sơ lược di tích có ghi “Miếu Đồng Cổ được khởi dựng từ thời Hùng Vương (2569 TCN)              
     Tiếp theo, trong truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” thời Hùng Vương, hơn 2000 năm TCN, cô con gái đạo sỹ họ Lưu, lấy người anh trong cặp sinh đôi họ Cao[3] là học trò của cha cô.
      Giai đoạn từ năm 144 đến 705[4], có 11 thứ sử họ Lưu người Trung Hoa sang cai quản Việt Nam. Họ là những người đã đỗ đạt cao và có năng lực với chức sắc quan trọng trong các triều đại Trung Quốc, do vậy có nhiều ảnh hưởng đến các vùng họ cai quản. Đặc biệt, từ góc độ dòng họ, một số quan đô hộ đã lấy vợ người Việt, sinh con cháu tạo nên các chi họ tại địa phương đó, các thế hệ tiếp theo phần lớn được học hành và được đào tạo trong điều kiện tốt hơn, trở thành những người có đóng góp cho người dân đất Việt. Thực tế, không ít quan đô hộ đã trở thành thủy tổ dòng họ Lưu tại Việt Nam, như Thứ sử Vũ Hồn (841-843) được tôn là Thủy tổ Vũ - Võ... Có thể những người tùy tùng đi theo các thứ sử hoặc chính các thứ sử mang họ Lưu đã tạo dựng một số dòng họ Lưu tại một số địa phương, nơi họ sang, như họ Lưu - Dương Quảng (Gia Lâm, Hà Nội) [5], do một quan viên họ Lưu cùng Thái thú Sĩ Nhiếp sang cai quản Giao Châu (187-226) [6; tr.80], rồi ở lại để dạy học; hay như họ Lưu - Nguyệt Áng (Thanh Trì, Hà Nội) từ Bành Thành, Giang Tô sang thời Lê Sơ [7].

      Thời kỳ tự chủ của quốc gia Đại Việt (938-1858), gồm: nhà Ngô, Đinh, Lê (Tiền Lê), Lý, Trần, Lê (Lê Sơ), Mạc, Tây Sơn và Nguyễn, Họ Lưu Việt Nam có nhiều danh nhân, công thần khai quốc, đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu có Khai quốc công thần gây dựng nhà Đinh là Thái sư Đô hộ phủ Lưu Cơ (940-1013) [8; tr.403-411] (Xem Phụ lục 1). Lưu Cơ là người trang Tri Hối, châu Đại Hoàng, Ái Châu (nay thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) là con cầu tự tại Bạch Bát Sơn Thần (thuộc xã Bạch Liên, Yên Mô, Ninh Bình); Ông cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú là tứ trụ triều đình lập lên nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt, do Đinh Bộ Lĩnh làm Hoàng đế. Năm 971, sau khi dẹp xong các sứ quân (Lưu Cơ bình định sứ quân Lý Khuê), yên vị ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đã tổ chức bộ máy triều đình Đại Việt đầu tiên của Việt Nam, Lưu Cơ đứng tên đầu danh sách các quan trong triều với cương vị Thái sư Đô hộ phủ thành Đại La quan trọng với vai trò cai quản kho người, vựa lúa của Giao Châu đã được Vua Đinh giao cho vị quan đứng đầu triều Thái sư trông coi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét