XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

HỔ TƯỚNG TRIỆU VÂN THỰC SỰ LÀ AI

 Vào năm 1999, một đội khảo cổ của Chính phủ Trung Quốc khi khai quật mộ của Lưu Bị đã phát hiện cả một số lượng lớn các văn vật vào những năm cuối đời Hán. Trong số những văn vật này, điều khiến người ta kinh ngạc nhất chính là những ghi chép của bản thân Tiên chủ Lưu Bị. Từ những ghi chép này, người ta đã khám phá ra một bí mật suốt hai ngàn năm nay chưa từng được biết đến, đó là danh tướng đời Tam Quốc Triệu Vân thực chất là gái giả trai. Hơn nữa quan hệ giữa Triệu Vân với Lưu Bị không chỉ là quan hệ vua tôi. Những ghi chép của Lưu Bị cho thấy ông ta đã nhiều lần bàn bạc với Gia Cát Lượng về danh phận của cô gái mang tên Triệu Vân. Điều đáng tiếc là vì nhiều lý do khác nhau, chỉ một bộ phận bản ghi chép này được công bố. Đáng tiếc là trong nội dung được công bố đó lại không có nội dung mang bí mật rất quan trọng này.
     Triệu Vân là gái hay trai đến nay vẫn nằm trong bí mật khi không có những bằng chứng cụ thể. Nhưng điều này buộc người ta phải suy nghĩ và tìm hiểu lại đối với những sự việc đã diễn ra. Thực tế, nếu đọc kỹ những ghi chép trong sử sách thì ngay trong câu chuyện về thời Tam Quốc được rất nhiều người biết đến vẫn có thể chỉ ra rất nhiều điểm rất đáng nghi ngờ về giới tính của hổ tướng Triệu Vân. Chúng tôi tạm thời đưa ra dưới đây 13 điểm được coi là rất khả nghi về giới tính của Triệu Vân:
    Thứ nhất, Triệu Vân khi hai mươi tuổi mới đầu quân cho Lưu Bị, từ Giới Kiều đến dốc Trường Bản, thời gian là 18 năm, sau đó còn nhiều lần theo Lưu Bị, Gia Cát Lượng đến Đông Ngô, nhưng hình dạng vẫn “đẹp như người còn trẻ, da dẻ hồng hào trắng trẻo”, điều này không giống như một người đàn ông. Ngay đến râu mà một hổ tướng như Triệu Vân cũng không có. Chưa từng một lần thấy miêu tả nhân vật này vuốt râu.
    
Thứ hai, trong trận chiến Trường Bản, Lưu Bị bỏ cả vợ con, tự mình chạy lấy thân. Nhưng Triệu Vân thì ngược lại, đơn thương độc mã xông ra chiến trường cứu A Đẩu trở về, đó chẳng phải là bản năng tính nữ luôn có sẵn trong Triệu Vân trỗi dậy hay sao? Đáng ngạc nhiên nữa là trong suốt cả trận chiến Trường Bản, giữa muôn trùng quân giặc, A Đẩu không hề có một tiếng khóc, ngược lại còn ngủ rất ngon lành, thử hỏi một người đàn ông làm sao có thể làm được việc đó.
    Thứ ba, Triệu Vân cứu được A Đẩu về cho Lưu Bị, Lưu Bị đương nhiên nói “Vì đứa trẻ này mà suýt làm ta mất một đại tướng”, còn ném đứa con của mình đi. Như thế chẳng phải là rất coi trọng Triệu Vân hay sao? Điều này rõ rằng là Lưu Bị không thể nào dùng lời mà nói ra hết những tâm tư, những cảm kích về những gì mà Triệu Vân đã làm cho ông ta, chỉ còn cách ném A Đẩu đi để biểu hiện sự coi trọng của ông ta đối với Triệu Vân?
   
Bốn là, Triệu Vân vốn đầu quân cho Công Tôn Toán, tại Bắc Hải cứu Khổng Dung và gặp gỡ Lưu Bị, rồi hai người chia tay hẹn sau này sẽ gặp lại. Căn cứ theo cách nói của Trần Thọ trong Tam Quốc chí , khi Lưu Bị và Triệu Vân chia tay, “tay nắm tay lưu luyến không rời”. Đàn ông gặp đàn ông, đa phần là theo cách anh hùng nhận anh hùng, tôn trọng lẫn nhau, hà cớ gì lại “lưu luyến không rời tay”. Có thể thấy Triệu Vân chỉ có thể là một mỹ nữ thanh tú thoát tục mới khiến Lưu Bị động lòng như vậy. 
    Năm là, Triệu Vân không chịu kết hôn. Triệu Phạm muốn giới thiệu cho Triệu Vân người chị dâu đang goá chồng của mình. Theo lý thường, Triệu Vân không đồng ý cũng là chuyện bình thường nhưng Triệu Vân lại trở mặt với Triệu Phạm, bức ông ta một lần nhiều lần phản đối Lưu Bị. Một người đàn ông làm sao phải làm như vậy đối với một việc cỏn con là cưới một người phụ nữ. Đây cũng là một điểm rất đáng nghi.
   
Sáu là, Triệu Vân là nữ giả nam, Lưu Bị và Khổng Minh khẳng định là biết rất rõ. Bởi vì Lưu Bị phân công cho Triệu Vân trách nhiệm bảo vệ gia đình của mình chứ không phải là người khác. Quan Vũ thì lúc nào mặt cũng đỏ bừng, không lo ngại nhưng cũng không được yên tâm. Còn Trương Phi lại là người thô bạo, không đủ cẩn thận. Những người khác không được chọn là vì không đủ tin cậy.
    Bảy là, Triệu Vân bản lĩnh cao cường, đối với Lưu Bị luôn luôn trung thành, nhưng Lưu Bị và Gia Cát Lượng lại rất ít khi trọng dụng Triệu Vân, cực kỳ ít khi thấy hai người cho Triệu Vân cơ hội lãnh đạo ba quân. Triều Vân chưa từng một lần được dẫn quân công thành, mỗi lần chỉ là làm tuỳ tòng đi theo bảo vệ cho Lưu Bị. Trong suốt cuộc đời làm tướng của Triệu Vân hầu như chỉ làm tướng quân hộ vệ, bảo vệ cho Lưu Bị và gia đình ông ta. Nếu như nói đây là cách nhìn phân biệt dòng dõi, môn đệ thì Quan, Trương chẳng phải là cũng xuất thân thấp hèn hay sao? Còn nếu như nói không tín nhiệm Triệu Vân thì chẳng phải ở trên vừa nói, Lưu Bị đã giao toàn bộ gia đình lớn nhỏ của mình cho Triệu Vân bảo vệ đó sao. Nếu như nói không biết rõ sự dũng cảm của Triệu Vân thì Lưu Bị chẳng phải đã nói rằng: “Triệu Vân cả người đều là sự đảm lược, dũng cảm”. Một võ tướng mà thân đầy đảm lược vì sao lại không được trọng dụng. Nguyên nhân rất giản đơn, chính là vì Lưu Bị không muốn người con gái của mình phải chịu nguy hiểm.
   
Tám là, Tào Tháo trong trận chiến Trường Bản vì sao hạ lệnh không dùng tên mà nhất định phải bắt sống cho được Triệu Vân. Nếu như nói ông ta tiếc nhân tài, thì e không đạt lý lắm. Phải biết rằng, văn giỏi như Thẩm Phối, Trần Cung, võ giỏi như Hữu Lương, Văn Sú rồi kẻ đầy sức mạnh như Lã Bố mà ông ta còn không tiếc, tại sao lại tiếc Triệu Vân? Chỉ có thể lý giải theo cách là Tào Tháo đã động lòng với Triệu Vân mới có thể tìm ra đáp án khả dĩ. Còn như vì sao Tào Tháo lại biết được bí mật này. Câu trả lời rất có thể là do Từ Thứ sau khi về với Nguỵ đã nói với Tào Tháo.

    Chín là, khi Lưu Bị phong ngũ hổ tướng, Quan Vũ từng nổi giận đùng đùng, nói rằng mình không muốn cùng sánh ngang với lão tướng Hoàng Trung. Nhưng mà Quan Vũ khi nói chuyện với Tào Tháo từng khiêm tốn mà nhận rằng, mình không được dũng mãnh như Trương Phi. Thử hỏi một người khiêm tốn như vậy sao có thể vì một vị lão tướng được phong ngũ hổ tướng, sánh ngang hàng với mình mà lại nổi giận đùng đùng cho đặng? Có thể sự thực chính là Quan Vũ căn bản không phải là nổi giận vì mình phải đứng ngang hàng với lão tướng Hoàng Trung mà giận vì phải đứng ngang hàng với một cô gái là Triệu Vân.
    Mười là, chính vì Triệu Vân là nữ cải trang làm nam, lại là người luôn ở bên cạnh Lưu Bị nên mới nảy ra mâu thuẫn gay gắt với các vị phu nhân của Lưu Bị. Mi phu nhân nhảy xuống giếng tự vẫn chỉ là có một mình Triệu Vân ở đó, chết mà không có đối chứng. Khó mà nói được rằng đây không phải là một vụ âm mưu giết người vì những toan tính và thù hằn cá nhân.
    Mười một là, Triệu Vân và Lưu Bị có quan hệ đặc biệt với nhau khiến cho Triệu Vân dám làm những việc mà người bình thường không dám làm. Triệu Vân vốn là một võ tướng nhưng lại lo những chuyện gia đình của Lưu Bị. Đó là chưa kể đến việc còn múa kiếm cùng Tôn phu nhân (vợ sau của Lưu Bị), rồi ép được cả vị phu nhân này vượt sông. Điều này so với Trương Phi, vốn là anh em kết nghĩa của Lưu Bị còn có phần thân thiết hơn. Triệu Vân làm được như vậy hoàn toàn là do mối quan hệ đặc biệt với Lưu Bị quyết định.
    Mười hai là, khi Lưu Bị đến Đông Ngô cầu thân, mang theo Triệu Vân cùng đi, Gia Cát Lượng ba lần đưa túi gấm cho Triệu Vân, bức thư đều có bôi sáp hoặc là được đặt trong một cái hộp giống như khi đưa thư cho Tào Tháo. Sự thiên vị mà Gia Cát Lượng dành cho Triệu Vân chẳng phải là do Triệu Vân là nữ hay sao? Dạng túi gấm mà Gia Cát Lượng dành cho Triệu Vân thường là đồ phụ nữ hay dùng. Một nam võ tướng làm sao như vậy được. Hơn nữa, khi gửi cho người khác một món đồ của phụ nữ thường là có ý bôi nhọ, mỉa mai. Chẳng phải khi ở Ngũ Trượng Nguyên, Gia Cát Lượng đã gửi cho Tư Mã Ý một bộ đồ phụ nữ để khích ông ta ra trận? Gia Cát Lượng trao túi gấm cho Triệu Vân mà bôi sáp hay đặt vào hộp vô cùng trang trọng sự dụng tâm này chẳng phải là vì Triệu Vân là một phụ nữ hay sao?
   Mười ba là, khi Triệu Vân chết khiến cho Triệu phu nhân cũng dùng trâm tự đâm mà chết. Vì sao Triệu phu nhân lại có mối thù hận sâu sắc đến như vậy. Phân tích ra có thể thấy, nhất định là vì Triệu Vân che đậy thân phận của mình nên giả lấy vợ, nhận nuôi hai đứa trẻ nhưng Triệu phu nhân, người được gả cho Triệu Vân thì chắc chắn biết rõ chân tướng sự việc. Nghĩ tới việc cả đời mình phải sống với một người phụ nữ, sao có thể không uất ức mà nghĩ đến cái chết được.
 
Với tất cả những điểm nêu trên có thể nói, kỳ thực Triệu Vân là một Jeanne d"Arc của Trung Quốc, trong đời loạn thế, trong một xã hội nam quyền, vẫn có thể bộc lộ bản lĩnh và tài hoa độc đáo của mình. Chỉ là trong xã hội phong kiến những con người như họ chỉ có thể cải trang làm nam giới, phải diễn một hình tượng là nam giới họ mới mong thoát khỏi sự dị nghị của xã hội. Jeanne d"Arc đã dũng cảm chống lại cuộc xâm lược phương Nam của người Anh, cứu được cả nước Pháp trước cơn nguy khốn. Triệu Vân tuy không thể ảnh hưởng gì của Jeanne d’Arc, song hai ngàn năm qua, cô vẫn có một sự hấp dẫn mê hồn trong lòng những lớp người hậu thế.
Sưu Tầm-blog xalo
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét