Các
bằng chứng khảo cổ học cho thấy cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống
của con người từ 21.000 năm trước đây. Điều này khiến Tây Tạng được coi
là một trong những cái nôi của loài người.
Người Tây
Tạng từng trở thành “láng giềng” của người Việt từ năm 750 đến 794. Đó
là một trong những điều ngạc nhiên về xứ sở bí ẩn này.
Các
bằng chứng khảo cổ học cho thấy cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống
của con người từ 21.000 năm trước đây. Điều này khiến Tây Tạng được coi
là một trong những cái nôi của loài người. Ảnh: Một khung cảnh điển hình
của cao nguyên Tây Tạng.
Quốc
gia thống nhất đầu tiên của người Tây Tạng có tên gọi là Thổ Phồn, hình
thành vào thế kỷ thứ 7. Thổ Phồn đã từng là một đế quốc hùng mạnh của
châu Á, với rất nhiều thuộc địa trong thời kỳ tồn tại của mình. Ảnh: Lá
cờ truyền thống của vương quốc Thổ Phồn.
Nhà
Đường của Trung Hoa từng lấn át Thổ Phồn vào năm 750. Nhưng những bất
ổn chính trị của nhà Đường đã khiến tình thế đảo ngược ít năm sau đó.
Thổ Phồn đã nhiều lần đem quân đánh nhà Đường và thậm chí còn chiếm đóng
kinh đô Trường An trong 15 ngày. Một hiệp ước hòa bình giữa hai quốc
gia đã được thông qua năm 822. Ảnh: Tranh cổ của Trung Quốc miêu tả cảnh chiến đấu của quân nhà Đường.
Người
Tây Tạng từng trở thành “láng giềng” của người Việt từ 750 đến 794. Đó
là thời kỳ Thổ Phồn cai trị Nam Chiếu – vương quốc có chung đường biên
giới Tây Bắc với Việt Nam thời
Bắc thuộc. Người Nam Chiếu đã lật đổ sự cai trị này bằng trợ giúp của
nhà Đường. Ảnh: Bản đồ thế giới khoảng năm 800 (Thổ Phồn - Tibetan
Empire; Nam Chiếu - Nanzhao).
Lãnh
thổ của vương quốc Thổ Phồn có diện tích lớn gấp đôi diện tích khu tự
trị Tây Tạng hiện tại, gồm cả một phần lớn diện tích các tỉnh Tứ Xuyên,
Vân Nam và Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay. Ảnh: Phần màu xanh thể
hiện lãnh thổ vương quốc Thổ Phồn thời cực thịnh.
Theo
truyền thống, lãnh đạo tối cao của người Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma –
người đứng đầu giáo hội Phật giáo cũng như bộ máy chính trị của đất
nước. Các Đạt Lai Lạt Ma được phát hiện từ khi còn là một đứa bé nhờ
hình thức “tái sinh”.
Hai
di sản văn hóa thế giới nằm ở Tây Tạng là cung điện Potala và
Norbuligka đều là những nơi ở cũ của Đức Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh
thần của người Tây Tạng. Ảnh: Cung điện Potala ở Lhasa - thủ đô lịch sử
của Tây Tạng.
Ở
Tây Tạng hiện tại, dân số người Hán cao gấp đôi người Tây Tạng bản địa,
và tiếng Hán được coi là ngôn ngữ chính. Ảnh: Một đường phố đầy bảng
hiệu tiếng Hán ở Lhasa.
Phật giáo Tây Tạng là một nhánh Phật giáo đặc thù và có ảnh hưởng rất lớn ở phương Tây hiện đại. Ảnh: Một ngôi chùa ở Tây Tạng.
Tiếng
Tạng có sự tương đồng lớn nhất với tiếng Miến Điện trong số các ngôn
ngữ lớn tại châu Á. Ảnh: Các bánh xe cầu nguyện có khắc Tạng ngữ Tây
Tạng.
Tây
Tạng còn được gọi là "tháp nước của châu Á” vì đây là nơi khởi khuồn
của 5 dòng sông lớn, trong đó có sông Mekong chảy qua Việt Nam.
T.B (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét