XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

GIẢI PHÁP DỰ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ VI NĂM 2012-2013

BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ VI NĂM 2012-2013
1/Tên giải pháp dự thi:“Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ”
2/Mô tả giải pháp đã biết:
2.1/Đối với doanh nghiệp thuỷ nông Miền trung-Tây nguyên và toàn quốc
Hầu hết các công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc trong đó có cả tỉnh Gia lai đều tổ chức bộ máy quản lý sản xuất thuỷ nông (trong đó có bộ máy quản lý, vận hành, khai thác, điều tiết hồ chứa tuân thủ theo Nghị định 31/2004/NĐ-CP Về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích (Trước đây là Nghị định 56/CP Về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Thông tư số 06/1998/TT-BNN-TCCB,Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997 và Quyết định số 211/1998/BNN&PTNT) còn tồn tại quá nhiều bất cập:
Một là: Công trình thuỷ lợi hồ chứa trong các thập niên cuối của thế kỷ trước chỉ tập trung phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Diện tích phục vụ tưới thực tế mới khai thác được khoảng 70% năng lực thiết kế. Việc khai thác thuỷ điện, cấp nước công nghiệp, trồng rừng đặc dụng, chăn nuôi gia súc,... chưa được quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm khai thác nhưng không đồng bộ, chưa tập trung và không thuộc quản lý của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Diện tích phục vụ tưới của công trình hồ chứa đưa vào ký kết hợp đồng dùng nước không công ty nào vượt được qua ngưỡng 70% diện tích thực tưới.
Hai là: Hàng năm nhà nước thường xuyên phải cấp bù cho duy tu sửa chữa công trình và hoạt động của công ty. Công tác đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ vận hành nhiều năm công ty không chủ động thực hiện được do thiếu kinh phí.
Ba là: Kinh phí sửa chữa nâng cấp công trình từ nguồn thuỷ lợi phí hạn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu cần sửa chữa nâng cấp, nhu cầu bảo vệ công trình và lòng hồ cũng bị thiếu nhân lực và kinh phí dẫn đến công trình xuống cấp có nguy cơ sự cố, không đảm bảo an toàn và bền vững lâu dài như trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình đã đề cập.
 Bốn là: Tiền lương và thu nhập của người lao động không đáp ứng tương xứng với việc họ phải thường xuyên thường trực bảo dưỡng, bảo vệ công trình. Mới chỉ đủ trả công cho công tác quản lý, vận hành, điều tiết.
Năm là: Hộ dùng nước, chính quyền địa phương, các đơn vị tham gia khai thác tổng hợp nguồn lợi từ công trình vẫn quan niệm công trình thủy lợi là của nhà nước, nhà nước phải bảo vệ, hư hỏng phải sửa chữa, họ chỉ là người đương nhiên được hưởng lợi, họ ít có sự tham gia bảo vệ và sửa chữa công trình cùng với doanh nghiệp thuỷ nông.
2.2/Đối với công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai:
2.2.1/Sơ lược về lịch sử công trình
        Công trình hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ bắt đầu thi công từ năm 1986 kết hợp với khai hoang xây dựng đồng ruộng, tháng 12/1993 UBND Tỉnh Gia lai chính thức giao công trình cho công ty quản lý (theo quyết định số 1165/QĐ-UB ngày 21/12/1993 của UBND tỉnh Gia lai)    
2.2.2/ Mô tả một số thông số kỹ thuật và đặc điểm của công trình:
Hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ (xã Ayunhạ, huyện Phú Thiện) là công trình cấp 2 (nhóm A), được khởi công xây dựng từ năm 1990, chặn dòng (sông Ayun) năm 1994.
-  Diện tích lưu vực: 1.670 km2, công trình xây dựng trên sông Ayun, tính từ vị trí đập về thượng lưu, sông dài 135km.
-  Dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường: 253.106m3.
-  Diện tích mặt hồ mực nước bình thường: 37km2
-  Dung tích hồ đến mực nước gia cường: 401,7.106m3.
-  Diện tích mặt hồ mực nước gia cường: 54km2.
-  Vành đai vùng ngập lụt ước tính đến: 30km2.
-  Diện tích mặt hồ đến mực nước chết 10km2 (ngập vĩnh viễn).
-  Đập đất: Dài 366m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m.
-  Cao trình đỉnh đập: 211m.
-  Cao trình khu tưới bình quân: 160m.
-  Cống lấy nước (3 x 3,5) bê tông cốt thép dài 113m; Cao trình ngưỡng cống: 190,5m.
                        Q = 23,4 m3/s năng lực tưới 13.500ha.
- Cống thủy điện: Q = 23,4 m3/s công suất nhà máy 3.000Kw/h.
- Tràn xả lũ 3 cửa cung B x H = 6m x 5m, Qmax = 1.267m3/s.
                        Cao trình ngưỡng tràn: 199m, cột nước cao 9,92m.
                        Xả lũ về sông Ba thượng nguồn của đập Đồng Cam, tỉnh Phú Yên.
- Đường quản lý dọc theo thân đập và kênh chính: 50km.
* Hệ thống  kênh:  Kênh chính dài 14,84km; Kênh chính Nam dài 18,356km; Kênh chính Bắc dài 13,475km và trên 80km kênh cấp 1; 150km kênh cấp 2, hàng trăm km kênh cấp 3 và hàng ngàn công trình trên kênh.
Vị trí công trình nằm trong toạ độ 12o56'59'' - 12o57'60'' vĩ độ Bắc, 107o27'20''- 107o28'00'' kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính 6 xã thuộc 3 huyện Chư Sê, Phú Thiện và Đắc Đoa đồng thời là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Lòng hồ Ayunhạ chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn và bán Tây Trường sơn. 
2.2.3/ Nhiệm vụ của công trình :
+ Cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong khu tưới của công trình thuộc địa bàn 3 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã AyunPa: 13.500ha.
+ Cấp nước cho Nhà máy thuỷ điện Ayun hạ công suất: 3.000Kw/h.
+ Cấp nước cho Nhà máy thuỷ điện kênh nam bắc Ayun hạ công suất: 1.000Kw/h.
+ Cấp nước cho Nhà máy đường Ayun Pa: 450.103 m3
+ Cấp nước cho Nhà máy nước sinh hoạt Ayun Pa: 550.103 m3
+ Du lịch sinh thái và nuôi  thuỷ sản lòng hồ Ayun hạ.
2.2.4/Một số hạn chế:
+ Do công trình được đưa vào khai thác sử dụng trong thời gian dài cho nên những hạng mục công trình nằm ngập trong nước bị xuống cấp do những yếu tố khách quan và chủ quan như: Vữa bê tông xi măng bị thoái hoá, sự ăn mòn và xâm thực của nước, công tác bảo trì công trình gặp nhiều khó khăn.v.v.
+Do Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dụng công trình không thiết kế hệ thống tiêu riêng mà thiết kế tiêu theo kiểu tự tiêu tràn từ ruộng này qua ruộng khác và đổ ra sông Ayun nên việc tiêu nước mặt của cả hệ thống công trình vẫn còn nhiều hạn chế.
+Việc tuyên tuyền, phổ biến Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Pháp lệnh phòng chống lụt bão, chưa thật sâu rộng cho đồng bào các dân tộc địa phương trong vùng hưởng lợi từ nguồn nước của công trình.
2.2.5/ Hiệu quả của công trình.
          Sau gần 20 năm quản lý khai thác, công trình thủy lợi Ayun Hạ đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt cho đồng bào các dân tộc và cư dân kinh tế mới thuộc 3 huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayunpa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung: Công trình đã vận hành ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần cho cư dân, tạo thành một vùng nông thôn trù phú, giàu đẹp.
Với cánh đồng lúa năng suất cao, trĩu hạt, rộng 7.500ha đã góp một phần lớn cải tạo khí hậu -môi trường trong vùng ngày cành xanh, sạch đẹp.
3/Mô tả giải pháp dự thi:
Giải pháp dự thi của tập thể đồng tác giả được hình thành trong quá trình quản lý vận hành hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ, hình thành trong quá trình mà tập thể đồng tác giả cùng nhau học tập, tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều công ty khai thác công trình thuỷ lợi trong toàn quốc và đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp khắc phục khó khăn (Về vốn cho tu sửa công trình, tiền lương công nhân và các khó khăn khác xảy ra liên tục từ năm 2010 đến nay) đã thành công hữu hiệu trong hoạt động công ích theo qui định của Pháp luật và hoạt động kinh doanh bổ sung trong nền kinh tế thị trường biến đổi hàng ngày với mục đích hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho hoạt động công ích nhằm điều hành công ty phát triển đi lên.
Những ý nghĩ đó là:
+Quản lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả: (An toàn nhất, tiết kiệm chi phí sửa chữa nhất, giảm tối thiểu nhân công nhất, năng lực khai thác phục vụ sản xuất đạt gần với năng lực thiết kế nhất, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi tốt nhất, thuỷ lợi phí thu cao nhất, tiền nước thu được từ các dịch vụ ở hồ chứa lớn nhất,...) 
+ Quản lý dự án sửa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội:
- Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về an toàn công trình, tuổi thọ công trình sau khi xử lý, đồng thời dự phòng trong những trường hợp bất lợi do thiên tai gây ra, so sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác bên nào có lợi hơn về kinh tế, về nguồn nước, v.v….
* Xuất pháp từ những ý tưởng nung nấu nhiều năm đã trình bày ở trên, thế là giải pháp:  “Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ” dần dần được hình thành và được tập thể đồng tác giả nhất trí thông qua đồng thời được soạn thành phương án, Đặc biệt nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và an toàn hồ chứa thủy lợi
* Trình tự thực hiện các ý tưởng của giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện theo lộ trình từng năm (2010 - 2012).
          3.1/Giải pháp kỹ thuật:Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ.
* Vị trí rò rỉ:Gồm 3 điểm trong thân cống tại Ko +40; Ko+50; Ko+75.
* Nhân lực thi công: Sử dụng đội ngũ, cán bộ kỹ sư và công nhân quản lý hiện có thực hiện thủ công vào thân cống làm sạch bề mặt xung quanh vị trí rò rỉ, khoanh vùng khu vực sau đó khoan lỗ bắt vít xung quanh vị trí rò rỉ, khoảng cách giữa các lỗ khoan ngoài mép biên tấm thép a = 10cm và các lỗ khoan xung quanh tấm thép cách nhau 15cm, sau đó dùng tấm thép dày 10mm ép chặt, khoảng cách từ tâm nơi xảy ra rò rỉ đến vị trí lỗ khoan bắt vít r>=15cm.
* Vật tư chính: Dùng sợi filament tẩm nhựa đường và xi măng ép chặt vào tấm thép đã phủ một lớp nhựa đường đặt vào vị trí rò rỉ xiết chặt bu loong để ép tấm thép vào mặt bê tông. Bi tum nhựa đường khi gặp nước chảy sẽ không tan mà tạo thành mảng kết dính với những hạt cát, sỏi nhỏ đang trôi theo dòng nước, sử dụng sợi filament chống mài mòn đã tẩm nhựa đường và xi măng để chặn giữ không cho cát sỏi theo dòng rò rỉ trôi ra ngoài mà được giữ lại bởi các sợi filament tích tụ dần làm kín lỗ rò.
“Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ” thể hiện được các tiêu chuẩn cao hôm nay đã trở thành hiện thực đó là: Dễ thi công, thiết bị thi công đơn giản, kinh phí thực hiện ít tốn kém, đặc biệt là không phải hạ mực nước hồ để triển khai thi công làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân, cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác, hồ chứa từ ngày chặn dòng cho tới nay mực nước hồ chưa năm nào hạ xuống đến mực nước chết, nguồn nước trong sạch có thể dùng được cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, công trình an toàn và bền vững lâu dài, chi phí sửa chữa thường xuyên giảm hơn nhiều so với các hồ chứa khác. Khu tưới của công trình chưa lần nào xảy ra hạn hán hoặc úng ngập, công suất phục vụ tưới gần bằng công suất thiết kế của công trình, năng suất lúa của dân trong khu tưới đạt trên 10tấn/ha, năng sất thuỷ sản cá ao trong khu tưới đạt 5 tấn/ha, năng suất thuỷ sản hồ chứa đạt gấp đôi các hồ chứa khác trên toàn quốc, nhà máy thuỷ điện phát điện đạt công suất thiết kế/năm. Du lịch sinh thái lòng hồ đã mở ra cho tỉnh nhà một tiềm năng khai thác lớn thông qua kêu gọi đầu tư. Môi trường sinh thái hồ chứa qua gần 20 năm khai thác vẫn được bảo tồn và ổn định. Nguồn lợi thuỷ sản và các nguồn lợi hoang sơ khác vẫn còn gần như nguyên vẹn.
* Hiệu quả công trình sau khi dự án hoàn thành và giải pháp áp dụng: Sau khi sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ:
+ Hồ chứa nước Ayun hạ không phải xả nước trong lòng hồ và xác định vị trí lỗ rò rỉ đồng thời khoan sâu từ đỉnh đập đến vị trí rò sau đó phụt vữa bê tông + phụ gia đông kết nhanh để làm bít lỗ rò.
+Công ty chủ động trong việc điều tiết nước tưới xản xuất nông nghiệp 3 huyện Phú thiện, Ayun Pa, Ia Pa, nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước cho các nhà máy  thuỷ điện Ayun hạ, kênh Bắc Ayun hạ, nhà máy mía đường Ayun Pa, nhà máy nước Ayun Pa.
+ Mọi sự cải tiến, thay đổi biện pháp, giải pháp công trình trong thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn điều được tính toán kỹ lưỡng không làm ảnh hưởng đến chất lượng kỹ thuật, hiệu quả và mục tiêu dự án ban đầu đã đề cập.
            + Thực hiện dự án chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối Hồ chứa nước Ayun hạ không những đảm bảo sự làm việc an toàn của công trình mà còn nâng cao công suất phục vụ cho nhu cấp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn khu vực hưởng lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết nhu cầu thiếu nước trong tình hình hiện nay.
*Tính sáng tạo của Giải pháp:
+ Qua nghiên cứu các giải pháp chống thấm cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước công ty quản lý, đặc biệt là công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Ayun hạ. Mặc dù đơn vị đã dùng nhiều biện pháp kỹ thuật công trình như áp dụng phương pháp khoan phụt hỗn hợp xi măng + sét + phụ gia chống thấm bên ngoài thân cống trong điều kiện công trình vẫn làm việc bình thường, ngoài ra còn dùng các biện pháp khác như trộn hỗn hợp dung dịch vữa xi măng mác cao và phụ gia chống thấm để trít mạch vào các vị trí rò rỉ hoặc lồng ống thép trong toàn bộ thân cống sau đó khoan phụt vữa xi măng chèn lấp giữa ống thép và thân cống cũ … Song các kết quả trên chỉ đạt hiệu quả nhỏ và mang tích hỗ trợ giảm một phần lượng nước rò rỉ nhưng tuổi thọ cũng đạt rất thấp chỉ được một vài tháng đầu hoặc không khả thi do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất và kinh phí đầu tư lớn. (Năm 2000 Công ty đã xử lý rò rỉ cho công trình hồ chứa nước Hoàng ân bằng phương pháp lồng ống thép trong toàn bộ thân cống sau đó khoan phụt vữa xi măng chèn lấp giữa ống thép và thân cống cũ, mặc dù hồ chứa nước Hoàng ân chỉ có dung tích 5,2 .106m3 nhưng đã phải thi công trong 5 tháng liên tục (từ tháng 6 đến tháng 11) và kinh phí thực hiện trong thời điểm đó là 500 triệu đồng, vì đây là công trình chủ yếu phục vụ cho tưới cà phê do đó thi công trong thời điểm trên không ảnh hưởng đến công tác tưới của công trình).
+ Trước vấn đề cấp bách của công trình nếu thường xuyên để tình trạng cống đầu mối bị rò rỉ thấm nước thì công trình rất nhanh bị xuống cấp và tuổi thọ của công trình sẽ giảm đáng kể. Tập thể tác giả công ty đã nghiên cứu trên cơ sở đồ án thiết kế cũ trước đây và kết hợp đi thực địa, từ đó đưa ra sáng kiến là bằng mọi phương án phải giải quyết triệt để công tác chống rò rỉ cho cống đầu mối công trình hồ chứa nước Ayun hạ. Với việc kết hợp sử dụng hỗn hợp là bi tum nhựa đường và sợi filament chống mài mòn đã tẩm nhựa đường và xi măng để chặn giữ không cho cát, sỏi theo dòng rò rỉ trôi ra ngoài mà được giữ lại trước các sợi filament tích tụ dần làm kín lỗ rò.
+Xác định được và đã xác định đúng: Ở hồ chứa thuỷ lợi công tác quản lý vận hành, bảo vệ công trình, thuỷ lợi phí trong cung cấp nước cho nông nghiệp là nhiệm vụ cơ bản của Doanh nghiệp thuỷ nông, nhưng nhiệm vụ chủ yếu mang lại hiệu quả lớn trong khai thác hồ chứa là tiền nước thu được từ khai thác đa mục tiêu nguồn lợi còn tiềm ẩn chứ không phải là thuỷ lợi phí thu từ phục vụ nông nghiệp vì trong toàn quốc chưa có công trình nào mà thuỷ lợi phí bù đắp đủ chi phí cho hoạt động thuỷ nông.
          Tóm lại tính sáng tạo ở đây là:
Dùng sợi filament tẩm nhựa đường và xi măng ép chặt vào tấm thép đặt vào vị trí rò rỉ xiết chặt bu loong để ép tấm thép vào mặt bê tông. Bi tum nhựa đường khi gặp nước chảy sẽ không tan mà tạo thành mảng kết dính với những hạt cát, sỏi nhỏ đang trôi theo dòng nước, sử dụng sợi filament chống mài mòn đã tẩm nhựa đường và xi măng để chặn giữ không cho cát sỏi theo dòng rò rỉ trôi ra ngoài mà được giữ lại bởi các sợi filament tích tụ dần làm kín lỗ rò.
*Khả năng áp dụng: Giải pháp này đã được thực thi và áp dụng tại hồ chứa thuỷ lợi Ayunhạ từ năm 2010 cho tới hôm nay và đã thu được hiệu quả cao, được nhiều đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi khu vực Tây nguyên, miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung, các tỉnh phía Bắc đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm, đối với tỉnh Gia lai có thể áp dụng giải pháp này cho các công trình hồ chứa hiện nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh trong tổng số 252 công trình thuỷ lợi hiện có của tỉnh nhà trong trường hợp xảy ra hiện tượng thấm tại các vị trí như thân cống đầu mối, xi phông lớn có kết cấu tương tự đi qua các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp và trong các điều khiện thi công khó khăn, nhất là đối với các công trình ở vùng sâu vùng xa chi phí vận chuyển thiết bị lớn đến xử lý tốn kém.
5/Lợi ích kinh tế-xã hội:
5.1/Kinh tế: Giải pháp này đem lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn các giải pháp xử lý chống rò rỉ cống đầu mối hồ chứa thuỷ lợitrước đây của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi và đặc biệt hơn hẳn giải pháp khai thác hồ Ayunhạ công ty áp dụng từ các năm trước không chủ động trong việc điều tiết nước để phục vụ cấp nước đồng thời giải pháp này phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới và không ngừng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong giai đoạn mới, tạo đà hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế và tiến tới thực hiện xã hội hóa công tác thủy nông.
Hiệu quả cụ thể:
 -Diện tích tưới thanh lý hợp đồng dùng nước tăng bình quân năm so với trước năm 2010: 200ha lúa nước 2 vụ.
- Cấp nước nông nghiệp-Thủy lợi phí các trạm hệ thống thu tăng so với trước đây: 200ha x 2.280.000 đồng/ha triệu đồng/năm = 456 triệu đồng (2.280.000 đồng/ha/năm là mức thu thủy lợi phí theo nghị định số:67/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/09/2012).
 -Tiền nước thu từ cung cấp nước phi nông nghiệp tăng so với các năm trước: 1.111 triệu đông/năm, cụ thể như sau:
+Nuôi trồng thuỷ sản: 262 triệu đồng tăng 189 triệu đồng so với năm 2010
+Tiền nước thu từ Du lịch 10%DT: tăng 10 triệu đồng so với năm 2010
+Cấp nước Thuỷ điện: tăng  300 triệu đồng so với năm 2010
+Cấp nước công nghiệp Mía đường tăng bq năm so với cũ :  100  triệu đồng   
+Cấp nước sinh hoạt nhà máy nước IaRbol Ayun pa: từ 100 triệu đồng năm 2010 lên 612 triệu đồng  năm 2013.
+Doanh thu du lịch đạt 260 triệu/năm và tăng dần theo tiến độ đầu tu khai thác. 
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa:
-Thu nhập của người lao động tăng so với năm 2010: Tăng 1.450.000 đ/người/tháng (1.450.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm x 260 người = 4.524.000.000 đồng/năm.
* Tổng cộng:  6.091 triệu đồng.
5.1.1. Tính toán so sánh hiệu quả kinh tế mang lại sau khi áp dụng giải pháp chống thấm hồ chứa nước Ayun Hạ (giải pháp dự thi):
a/ Với việc sử dụng vật liệu như đã trình bày ở trên, tổng chi phí thực tế Công ty đã triển khai thực hiện để sử lý chống rò rỉ cống đầu mối là: 5.128.000 đồng, cụ thể như sau:
+ Chi phí nhân công: 8 công x 250.000 đồng/công = 2.000.000 đồng.
+ Chí phí vật tư:
- Thép tấm dày 10mmm: 0,6m x 0,6m x 10 x 7,85kg/m2 x 25.000 đồng/kg x 3 vị trí = 2.119.500 đồng.
- Nhựa đường: 1kg/1 vị trí x 22.000 đồng/kg x 3 vị trí = 66.000 đồng.
- Sợi filament: 5mx15.000đ/m x 3 vị trí = 225.000 đồng.
- Xi măng: 2kgx1.750 đồng/kgx3 vị trí = 10.500 đồng
- Đinh vít ốc nở: 16 vít x 18.000 đồng/vítx3 vị trí = 864.000 đồng.
- Xăng máy phát điện: 20 lít x 25.000 đồng/lít = 500.000 đồng.
* Tổng cộng: 5.785.000 đồng.
5.1.2. Khi áp dụng biện pháp xử lý chống thấm theo các phương pháp hiện hành:
Hiện nay để xử lý việc rò rỉ cống đầu mối của hồ chứa đại đa phần các công trình đều xử lý bằng phương pháp khoan phụt chống thấm gồm hỗn hợp vữa sét + xi măng từ mái đập xuống thân cống.
- Cao trình đỉnh đập là +211.00, cao trình đáy cống là +190.50; h = 20,5m vậy độ sâu Htrung bình tính cho 1 lỗ khoan là 13m/1 lỗ khoan.
 
- Chiều dài cống đầu mối là Lc = 113m; bố trí khoan phụt theo lưới ô vuông khoảng cách các điểm khoan là a = 2,5m; khẩu độ cống bxh = 3mx3,5m (chiều dày bê tông thân cống d = 0,9m do vậy chiều rộng khoan phụt thân cống là b = (3m + 2x0,9m) = 4,8m tương ứng là 3 vị trí khoan.
Tổng cộng có: (113m/2,5m) x 3 vị trí = 135 vị trí khoan.
* Tổng chi phí để xử lý chống thấm cống đầu mối là: 877.500.000 đồng, (đơn giá và biện pháp thi công thực hiện để khoan phụt tính cho 1m khoan tạm thời chúng tôi áp dụng theo đơn giá thực hiện của công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Ia Mơr do Bộ Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư đang triển khai thi công tại xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), cụ thể như sau:
+ Chi phí khoan lỗ để phun sét+xi măng bằng máy khoan XĐTH D105:
450.000 đồng/m x 13m x 135 vị trí = 789.750.000 đồng.
+ Chi phí gia cố cống, màng chống thấm bằng phun vữa xi măng (tỉ lệ 100kg xi măng/1m phụt): 50.000 đồng x 13m x 135 vị trí = 87.750.000 đồng.
* Tổng cộng: 877.500.000 đồng
* Như vậy sau khi so sánh đối chiếu về các giải pháp khác thì giải pháp chống thấm hồ Chứa nước Ayun hạ thì tổng giá trị làm lợi là:
877.500.000 đồng – 5.785.000 đồng  = 871.715.000 đồng
Ngoài ra chưa kể đến việc làm lợi do việc chủ động cấp nước của công trình mang lại là: 6.091 triệu đồng (như đã trình bày ở trên)
5.2/Xã hội: Giải pháp mang lại hiệu quả xã hội to lớn cho tỉnh nhà trong công tác chống rò rỉ của các công trình thuỷ lợi, đảm bảo được an ninh lương thực và thực phẩm cá tươi sống cho tỉnh và cung cấp cho các tỉnh lân cận, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sinh sống trong khu tưới của công trình và hàng trăm lao động tham gia khai thác tổng hợp nguồn lợi từ công trình, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương cư trú trên địa bàn 6 xã ven hồ, tạo tiền đề xã hội hoá công tác thuỷ nông đối với các hộ dùng nước, đặc biệt đối với hộ dùng nước là đồng bào dân tộc thiểu số đại phương. Nếu giải pháp được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động trong lĩnh vực khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi hồ chứa.
Người Mô tả
                                         KSTL Hoàng Bình Yên
Một số hình ảnh ghi lại vị trí rò rỉ cống đầu mối công trình thuỷ lợi Ayun Hạ và phương pháp xử lý tại hiện trường
Một số hình ảnh về hồ AyunHạ

Hồ Ayun Hạ

 
 






















TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH GIA LAI LẦN THỨ 6 NĂM 2012 - 2013
I/  Quá trình hình thành ý tưởng và kết quả của giải pháp tương tự đã biết:
1/  Quá trình hình thành ý tưởng:
            Tôi đến nhận công tác tại công ty thủy nông Gia Lai (nay là công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai) từ năm 1992, đúng vào lúc công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ayun Hạ đang triển khai thi công xây dựng, đến năm 1993 UBND tỉnh chính thức giao cho công ty quản lý, khai khác. Từ năm 1999, tôi được phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật của công ty. Năm 2010 được UBND tỉnh bổ nhiệm chức vụ phó Giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật, xây dựng cơ bản và kinh doanh tổng hợp. Với đặc thù các công trình thủy lợi xây trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và công trình thủy lợi do công ty quản lý khai thác nói riêng hầu hết được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước khi mà điều kiện vật chất và trình độ kỹ thuật, thiết bị máy móc xây dựng còn nhiều hạn chế, thì sau hơn 20 năm đưa vào vận hành khai thác, các công trình thủy lợi hầu hết bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng; trong khi đó kinh phí dành cho sửa chữa, nâng cấp công trình còn rất hạn hẹp do nguồn kinh phí từ thủy lợi phí không đủ để cân đối. Ttrên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tôi luôn trăn trở tìm tòi các giải pháp thiết kế sửa chữa công trình sao cho tiết kiệm kinh phí nhưng vẫn đảm bảo công trình hoạt động đảm bảo phục vụ  cho cây lúa, cây công nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ: “Vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh và các thành phần kinh tế khác” được Ủy ban nhân dân tỉnh giao phó.
            Giải pháp dự thi: “Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ” của tập thể đồng tác giả được hình thành trong quá trình quản lý vận hành hồ chứa nước thủy lợi Ayun hạ, Biển hồ, Hoàng Ân, Ia Glai. v.v…, hình thành trong quá trình mà tập thể đồng tác giả cùng nhau học tập, tìm hiểu bàn bạc, đúc rút kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động sản xuất và đặc biệt ý tưởng làm nên giải pháp được hình thành ở ý nghĩ và biện pháp khắc phục khó khăn về kinh phí cho tu sửa công trình. Những ý nghĩa đó là:
            + Quản lý hồ chứa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?
            + Quản lý dự án sữa chữa thường xuyên, nâng cấp, nâng cao, hoàn thiện công trình công ty quản lý như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế nhất, hạn chế được các rủi ro thiên tai và bền vững lâu dài nhất?
            + Thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp, nâng cao ở công trình này liệu có thể kết hợp giải quyết các vấn đề khó khăn về thiếu nguồn nước cấp cho cây trồng hay không, đặc biệt có thể nâng cao thêm công suất, hay nói cách khác nâng cao thêm nhiệm vụ tưới của công trình, từ đó có thể giải quyết bài toán chống hạn cuối vụ thường hay xảy ra ?
            + So sánh việc kết hợp này với việc lập một dự án mới khác về xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình đó bên nào có lợi hơn về kinh tế và nguồn nước, v.v…?
Giải pháp: “Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun Hạ” đã cơ bản giải quyết được các câu hỏi đặt ra ở phần trên.
2/  Kết quả của các giải pháp tương tự đã biết trên toàn quốc và địa bàn tỉnh Gia Lai:
            Giải pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa đã có nhiều. Tuy có mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng giá thành đầu tư rất lớn và chưa có giải pháp thực hiện dự án nào mang lại kinh phí đầu tư thấp như giải pháp này.
            Giải pháp kết hợp thực thi công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ayun hạ đáp ứng được nhu cầu sản suất chủ động cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác, không phải tháo nước trong hồ để khắc phục sự cố qua đó làm tăng khả năng cấp nước của công trình (hay tăng công suất tưới) và càng có ý nghĩa hơn nữa là chủ động trong việc điều hoà phân phối nước cắt giảm lũ cho hạ du và tích nước cho công trình trong những năm xảy ra hạn hán do thiên tai mà trên địa bàn tỉnh Gia Lai và toàn quốc chưa có.
II/  Vấn đề đặt ra và sự cần thiết phải đưa ra giải pháp“Cải tiến khắc phục rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun hạ”
Thứ nhất: Đòi hỏi bước xúc của thực tiễn bảo trì, đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi trên toàn quốc, tỉnh Gia Lai nói chung và công ty TNHH MTV khai thác công trình nói riêng nhiều năm qua chưa được giải quyết một cách thỏa đáng để bảo đảm công trình vận hành an toàn trong tình hình thiên tai do mưa lũ diễn biến ngày càng phức tạp khó lường và theo đúng tinh thần của nghị định số: 72/2007/CP của Chính phủ ngày 07 tháng 5 năm 2007 về quản lý an toàn đập.
            Thứ hai:  Công tác chống lũ, chống hạn cho các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh nói riêng và Tây nguyên nói chung chưa tìm được hướng giải quyết mang tính khả thi trong khi mực nước ngầm tụt giảm, lượng mưa ngày càng thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm về trước, bức xúc hơn là lưu vực công trình ngày càng bị xâm lấn và thu hẹp do quy hoạch thủy lợi chưa được người dân và các thành phần kinh tế khác coi trọng.
            Thứ ba:  Hầu hết các công trình thủy lợi của tỉnh Gia Lai và Tây nguyên điều được tập trung đầu tư trong các thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước cho đến nay đã già cỗi, xuống cấp nghiêm trọng, chưa được quan tâm đầu tư khôi phục và nâng cấp để phát huy hiệu quả công trình phục vụ sản xuất cho nhân dân, vậy đầu tư như thế nào là hợp lý và hiệu quả nhất, đặc biệt đối với công trình hồ chứa lớn.
            Thứ tư:  Công tác đầu tư nâng cấp mang tính bảo tồn nhiệm vụ đã có, chủ yếu theo đúng thiết kế đã duyệt, thi công đúng với thiết kế, chưa dám bứt phá làm khác đi để đem lại hiệu quả cao hơn.
            Thứ năm:  Khi chủ đầu tư và đơn vị bảo trì công trình hợp nhất là một đơn vị thi công thì công tác đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình đã đi theo một hướng mới đem lại hiệu ích cho người quản lý vận hành và người tiêu dùng sát với thực tế hơn.
            Từ 5 vấn đề trên Tôi và tập thể đồng tác giả trong công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quyết định và thống nhất đưa ra giải pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết nhiều năm vào thực tế đầu tư xây dựng dự án sửa chữa, công trình thủy lợi Hồ chứa nước Ayun hạ, trải qua hơn một năm thực hiện cho tới nay đã thu được hiệu quả kinh tế - xã hội.
III/  Ý tưởng hình thành giải pháp:
Năm 2010, khi làm Phó giám đốc công ty phụ trách công tác kỹ thuật, khai thác tổng hợp tôi đã có ý tưởng cần phải nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp kỹ thuật trong công tác lập các dự án sửa chữa công trình sao cho một mặt đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và một mặt giảm giá thành xây dựng ở các công trình thuỷ lợi công ty quản lý (tập trung cho các công trình hồ chứa lớn) – Chọn công trình hồ chứa AyunHạ làm thí điểm để nhân rộng ra cho các hồ khác trong tỉnh do quản lý của công ty.
Từ thực tế quản lý công trình, các cống lấy nước dưới đập sau nhiều năm vận hành khai thác dưới tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường nước ... vữa bê tông thân cống bị xâm thực, xuất hiện nhiều lỗ rò dưới tác động của áp lực nước ở thượng lưu đã tạo thành những vòi nước phun mạnh, mang theo nhiều thành phần hạt của kết cấu đất đắp đập. Nếu không được sớm khắc phục hiện tượng này, về lâu dài sẽ tạo thành các lỗ hổng lớn trong thân đập đất gây mất an toàn cho đập đất.
            Qua nhiều năm và nhiều lần khảo sát và kết hợp nghiên cứu luận chứng và bản vẽ thiết kế trước đây, theo hướng sửa chữa là giữ nguyên kết cấu của công trình, hạ mực nước hồ và khoan phụt hỗn hợp xi măng + sét tạo thành màng chống thấm, hoặc lồng ống thép trong toàn bộ thân cống sau đó khoan phụt vữa xi măng chèn lấp giữa ống thép và thân cống cũ nhưng không khả thi do đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất và kinh phí đầu tư lớn.
            Tóm lại, khẳng định khó có thể thực hiện được các phương án khắc phục nêu trên do có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như giá thành xây dựng quá cao, tốn nhiều chi phí quản lý .v.v trong điều kiện hiện nay.
Vậy chỉ còn phương án là khắc phục rò rỉ bằng phương pháp dùng sợi filament tẩm nhựa đường ép vào lỗ rò, sau đó ép tấm cao su và tấm thép đặt vào vị trí rò rỉ xiết chặt bu loong để ép tấm thép vào mặt bê tông là hợp lý và khả thi nhất.
            Tóm lại, từ các ý tưởng cơ bản trên, giải pháp: “Cải tiến khắc phục rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun Hạ” đã được hình thành và đưa vào thực hiện đã thu được hiệu quả rõ rệt, cụ thể là các lỗ rò đã không còn phụt nước, thời gian thi công ngắn, giá thành thấp.
IV/ Kết quả của giải pháp sau khi thực hiện xong dự án và thay cho lời kết:
Giải pháp: “Sáng tạo biện pháp chống rò rỉ cống lấy nước đầu mối hồ chứa nước Ayun Hạ”qua nhiều năm hình thành ý tưởng và thi công trong thời gian rất ngắn chỉ trong 3 ngày thi công hoàn thiện đã thu được kết quả, giải quyết được khó khăn từ nhiều năm nay công ty biết mà chưa có hướng giải quyết một cách thỏa đáng và dứt điểm.
V/ Hiệu quả Kinh tế - Xã hội:
1/ Hiệu quả Kinh tế:
+ Giá trị làm lợi cho việc chủ động cấp nước của công trình là: 6.091 triệu đồng
+ Theo tính toán so sánh khi xây dựng một công trình mới hoặc cải tạo nâng cấp của một công trình cũ tương tự (trình bày tại mục 5):
Tổng giá trị làm lợi của giải pháp: 872.372.000,0 đồng (Tám trăm bảy mươi hai triệu ba trăm bảy mươi hai nghìn đồng chẵn).
2/ Hiệu quả Xã hội:
            Ngoài hiệu quả xã hội về tạo việc làm, dân sinh, lao động như đã trình bày trong phần mô tả giải pháp ở trên, giải pháp thực hiện còn mang lại hiệu quả thúc đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo nghị quyết của Đảng và Quốc hội đề ra.
            Thúc đẩy xã hội hóa công tác thủy lợi, thủy nông trên địa bàn toàn tỉnh, khu vực Tây nguyên và toàn quốc phù hợp với xu thế đổi mới công tác quản lý tài nguyên nước (đặc biệt là tài nguyên nước ngọt) của khu vực và thế giới trong tiến trình hội nhập WTO của nước nhà.
 TM/TẬP THỂ TÁC GIẢ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét