Lão
tử là một người thông minh và tài giỏi. Bữa đó nghe tin sư phụ là
Thương Dung bị bệnh nặng, Lão Tử đến thăm và mời sư phụ ăn chút gì để
chống lại bệnh tật hiểm nghèo. Nhân lúc sư phụ tỉnh, Lão Tử xin sư phụ
cho ý kiến dạy bảo thêm cho đệ tử. Thương Dung thấy Lão Tử không những thông mình mà còn ham học, suy nghĩ sâu sắc nên đã mở rộng miệng cho lão tử xem và hỏi:
- Lưỡi của ta còn không?- Thưa sư phụ, Lưỡi của sư phụ còn ạ!
- Thế răng của ta còn không?
- Thưa sư phụ không còn ạ!
- Con có biết ta hỏi con vấn đề này có thâm ý gì không?
- Lão Tử trả lời: Thưa sư phụ, sư phụ về già rất thọ, sỡ dĩ cái lưỡi còn vì cái lưỡi mềm. còn răng rụng hết là vì nó cứng. Thưa sư phụ, có phải thế không ạ?
Thương Dung nghe Lão tử trả lời vậy vui vẻ nói: Đúng! lý giải của trò hoàn toàn chính xác. Lưỡi vì mềm mà còn được lâu, răng vì cứng nên rụng hết. Đạo lý này không chỉ đúng với răng và lưỡi mà mọi việc trong thiên hạ đều như thế cả!
Thời nay có người cho rằng: Nói đến ''răng và lưỡi'' là nói đến cương và nhu. Câu nói vì cương nên răng rụng trước, lưỡi nhu nên vẫn còn là một câu dạy ứng xử theo triết lý Phương đông nhưng không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Có người lại bàn rằng:
Răng rụng về già, báo hiệu bạn đang sắp kề miệng lỗ (khi đó lưỡi cũng chẳng còn). Từ lúc răng rụng đến khi xuống lỗ, lưỡi ráng nỗ lực làm việc hộ răng nhé ! Còn cái dạ dày nữa chứ, nó lại hồi hộp mỗi lần thức ăn chảy xuống từ miệng vì nó biết răng đã không còn. Lưỡi mà không còn răng thì lưỡi khổ lắm. Thế nên tạo hóa mới để cho răng nằm ngoài che lưỡi (răng ôm lưỡi, lưỡi cù răng (nịnh răng))
Phải chăng ? Răng và lưỡi vừa có quan hệ biện chứng và vừa có quan hệ hữu cơ
Biện chứng “Vừa thống nhất-Vừa đối lập”
Thống nhất: Cùng phối hợp để chế biến thức ăn phục vụ cho bộ máy tiêu hoá “Răng xé, cắn, nhai còn Lưỡi thì nhào trộn đẩy, đưa thức ăn đến cho Răng làm việc”
Đối lập: Răng làm việc nhiều, Lưỡi làm việc ít. Răng làm việc nặng lưỡi làm việc nhẹ. Răng chịu sương gió, Lưỡi ở phòng the. Răng mà nhai kỹ, Lưỡi khỏi cần làm việc, Răng rình cắn lưỡi nhưng không bao giờ cắn trúng, Lưỡi luôn nịnh và mơn trớn răng, Răng tấn công trực diện, Lưỡi đánh lén sau lưng răng. Sinh thời Lưỡi ra đời sớm để hưởng thụ sữa mẹ, khi mẹ hết sữa mới sinh ra Răng để làm việc, Nhìn chung Răng ra đời đúng lúc và rụng cũng rất đúng thời, nếu lưỡi lười răng rụng sớm, nếu lưỡi siêng răng rụng muộn hơn. Khi Răn cắn, xé lưỡi trốn biệt, khi răng nhai (đã có thành quả) Lưỡi phối hợp nhào trộn, khi thành công Lưỡi xoa, mơn trớn và đấm bóp cho Răng. Răng rụng lưỡi vất vả vì phải làm thêm cả phần việc của Răng..........(sự trả giá của lưỡi)
Hữu cơ: Hỗ trợ nhau cùng phát triển và hoàn thành nhiệm vụ. Lưỡi nịnh người mua thức ăn mềm để răng đỡ khổ, Răng phấn đấu nhai kỹ để lưỡi được nhàn rỗi hơn.
Tóm lại suy rộng ra răng và lưỡi cũng giống như Cương và Nhu, Trung thần và Gian thần, Quan Võ và Quan Văn, Quân sự và Chính trị, Cống hiến và hưởng thụ, và nhiều nhiều nữa........
Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét