Chùa Chuông - Phố Hiến đệ nhất danh lam
Chùa
Chuông nằm trên địa phận thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, TP Hưng Yên.
Được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỉ 17), chùa Chuông có một giai thoại
ra đời kỳ thú.
Truyền
thuyết kể rằng vào một năm đại hồng thuỷ, có quả chuông vàng đặt trên
bè dạt vào bãi sông. Nhiều nơi đua nhau kéo chuông về nhưng chỉ có người
dân thôn Nhân Dục là kéo được.
Dân
làng cho là Trời Phật giúp đỡ, liền dựng chùa, xây lầu treo chuông.
Tiếng chuông vang xa vạn dặm. Chùa mang tên Kim Chung tự - chùa Chuông
từ đó.
Du
khách tới vãn cảnh chùa Chuông đều ngạc nhiên trước quy mô bề thế và
cảnh trí hữu tình. Từ tam quan bước vào là gặp ngay cây cầu đá xanh dẫn
lối qua ao súng (mắt rồng).
Sân
chùa phủ bóng cây mát lành, tiếng gió lao xao vòm lá, tiếng chim líu
ríu trên mái ngói thâm nghiêm tạo thành một chuỗi âm thanh dịu dàng, dễ
chịu.
Chiếc cầu đá dẫn qua ao súng (mắt rồng)
Sân chùa mang lại cảm giác thanh thản
Chùa
có kết cấu theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm tiền đường, thượng điện,
nhà tổ, nhà mẫu và hai dãy hành lang, đậm kiến trúc thời Hậu Lê.
Một trong những điều đặc biệt nhất ở chùa Chuông là hệ thống
tượng Phật mang giá trị nghệ thuật, lịch sử cao, như tượng 18 vị La
Hán, bốn tượng Bồ Tát cùng những bức phù điêu gỗ mô tả cảnh nhục hình
dưới cõi âm.
Hệ thống tượng La Hán, phù điêu sống động, tô đậm thêm bầu không gian thiêng liêng, cổ kính
Nhờ
vào nhiều di vật như hoành phi, bia đá cổ trong chùa mà các nhà nghiên
cứu có cơ sở khẳng định Phố Hiến và Thăng Long từng có mối giao thương
gắn bó mật thiết.
Trải
qua bao cuộc bể dâu, phố Hiến đã không còn là thương cảng huyết mạch
nhưng chùa Chuông vẫn tọa lạc thanh bình giữa những tán cây cổ thụ. Dấu
xưa còn đó, nét thâm trầm đủ níu lòng vãng khách…
Xích Đằng - Văn miếu ở Hưng Yên
Cùng
với chùa Chuông, Hưng Yên còn có Văn miếu Xích Đằng nức tiếng xa gần.
Trong quần thể di tích Phố Hiến, chùa Chuông nằm trước, Văn miếu Xích
Đằng nằm sau thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa Phật giáo và Nho giáo.
Văn
miếu Xích Đằng nằm ở phường Lam Sơn, TP Hưng Yên. Đường vào Văn miếu đi
qua một đầm sen rộng. Khi chúng tôi đến, mùa sen đã tàn, chỉ còn những
xác lá khô gục đầu trên mặt nước.
Sừng
sững hai bên lối vào Văn miếu là hai cây cổ thụ, mỗi bên có thêm một
“ông” nghê đá, mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỉ 17, 18.
Hai cây gạo cổ thụ sừng sững hai bên lối vào Văn miếu Xích Đằng
Nghi môn Văn miếu bề thế, thâm nghiêm
Dẫn
vào sâu trong Văn miếu là “con đường thập đạo” - lối đi dành riêng cho
quan lại hoặc các vị giám khảo trong các kì thi. Hai bên đường là nhà tả
vu và hữu vu - nơi chứa đồ đạc, sách vở, quần áo của các thí sinh về
đây ứng thí.
Theo
con đường thập đạo đi thẳng vào là khu nội tự. Nội tự gồm: nhà tiền tế,
trung từ và hậu cung. Nội tự thờ đức Khổng Tử và Chu Văn An.
Hiện
vật quý nhất của Văn miếu Xích Đằng là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia ghi
danh các vị danh nho đỗ đạt của tỉnh Hưng Yên và bia cuối cùng (hàng
bên phải) ghi lại quá trình xây dựng Văn miếu.
Xưa,
các cuộc thi thơ, bình văn được tiến hành trong Văn miếu giữa tiếng
chuông, tiếng khánh ngân nga. Nay chuông chỉ rung lên mỗi độ xuân về
hoặc vào dịp thầy trò các trường trong tỉnh tới dâng hương.
|
Theo 24h.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét