Việt Điện U Linh Gia Ứng Thiện Cảm Linh Vũ Đại Vương
(Chuyện Sĩ Nhiếp)
Xét Tam Quốc Chí thì Vương họ Sĩ tên Nhiếp, người làng Quảng Tín, quận Thương Ngô (1); tiên tổ người làng Vấn Dương nước Lỗ, chạy loạn sang ở đấy, sáu đời thì đến Vương.
Thân phụ của Vương tên là Tứ, thời vua Hoàn Đế nhà Hán, làm Thái thú (2) quận Nhật Nam. Thiếu thời, Vương du học Kinh Sư (Kinh Sư có tên là Hán Kinh, tức nay là thành Long Biên) (3) chuyên khảo Tả Thị Xuân Thu (4), được cử là Hiếu Liêm (5), được bổ Thượng Thư Lang, vì lỗi về công sự, bị miễn quan.
Sau khi mãn tang thân phụ, ông được cử là Mậu tài, được bổ Vu Dương Lệnh, thời vua Hiến Đế (6) nhà Hán, đổi làm Thái Thú Giao Châu ta (7), thời Trương Tân đang làm Thứ sử.
Thời Hán mạt , tam hùng chia nước Tàu thành thế chân vạc, Vương được cai trị hai thành Luy Lâu và Quảng Tín. Sau khi Tân bị tướng giặc là Khu Cảnh sát hại, Lưu Biểu ở Kinh Châu (8) khiến quan lệnh Linh Lăng là Lại Cung quyền nhiếp Thứ sử Giao Châu ta.
Vua Hiến Đế nghe tin mới ban cho Vương một bức tỉ thư rằng: “Giao Châu ở về tuyệt thực, nhã hóa thấm xa, sơn hà từ sao Dực sao Chẩn, thiên thư đã định phần, sơn xuyên nhiều thắng cảnh, Nam Bắc cách trở xa xôi, ơn trên không được tuyên dương, nghĩa dưới nhiều bề ủng tắc, ngu xuẩn thay tướng giặc (9) dám lộng binh uy hy vọng mưu đồ chuyện kiểu hãnh, gia dĩ nghịch tặc Lưu Biểu dám khiến Lại Cung dòm dỏ đất Nam, thật là một người tự bạo tự khí, chỉ muốn lạm dụng chức vụ để một mình ra oai, tội trạng như thế giấy chẳng chép xiết. Nay đặc ủy cho khanh làm chức Tuy Nam Trung Lang Tướng (10), đổng đốc binh mã bảy quận, lĩnh chức Thái Thú Giao Châu, nhất thiết được tiện nghi hành sự, vụ được thanh bình, đuổi trộm cướp, tụ dân lành, chỉnh đốn biên trần cho thanh lặng, ban bố ơn khương thường cho rộng rãi, sự vụ trong ngòai, nhất thiết ủy cho khanh; khanh nên hết bổn phận mình, chớ bỏ lệnh Trẫm”.
Vương mới sai Trương Mân (11) phụng cống đến Hán kinh. Bấy giờ đương lúc binh cách, thiên hạ tang loạn, đạo đồ du viễn, vãng phẫn gian lao, thế mà Vương không phế bỏ chức cống, kính giữ đạo tôi. Vua Hán lại hạ chiếu gia tưởng. Lời chiếu rằng:
“Giao Châu là đất văn hiến, núi sông vun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất, mấy năm nhân họa chiến tranh, mục thú ít người xứng chức, nên chi phương xa không thấm nhuần được nhã hóa, nay đặc ủy cho Khanh được trọng nhậm, Khanh nên theo phong tục của học Triệu, họ Đỗ, lấy nhân ân mà mục dân, đừng phụ cái tài lương đống. Nay lại cho Khanh làm An Viễn Tướng Quân, phong Long Đô Đình Hầu”.
Sau này Thái thú Thương Ngô tên là Ngô Cự cùng với Lại Cung có hiềm khích. Cự cử binh đến đánh đuổi. Cung bại, chạy về Linh Lăng. Lúc bấy giờ Ngô Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu ta. Chất đến, Vương đốc suất anh em phụng thừa Tiết Độ. Vua Ngô phong cho Vương chức Tả tuớng quân. Ba con đương làm Trung Lang tướng, Vương khiến vào làm con tin ở nước Ngô, lại dụ dỗ kẻ thổ hào Ích Châu là Ung Khải đem dân trong quận phụ thuộc nhà Ngô; Ngô càng khen Vương, thăng Vệ Tướng quân, phong Long Biên Hầu Đệ Nhất Thiên Tướng Quân. Vương sai sứ đến nước Ngô đem cống các thứ tạp hương, vải tế cát, ngọc châu, đồi mồi, lưu ly, lông phi thúy, sừng tê giác, ngà voi, hoa quý, cỏ lạ, chuối, dừa, nhãn, năm nào cũng sang cống, mỗi lần đi cống thì chở ngựa vài trăm thớt. Ngô Vương muốn đáp lại lòng chân thành mới phong cho ba người em: Nhất làm Thái thú Hiệp Phố (nay là huyện Từ Liêm); Vỹ làm Thái thú quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa); Vũ lãnh Thái thú Nam Hải (nay là Quảng Châu).
Vương thể khí khoan hậu, khiêm hư đãi kẻ sĩ, bởi vậy, các nhà Nho đời Hán, tị loạn, chạy sang với Vương rất nhiều; người trong châu đều gọi là Vương. Lúc ấy Trần Quốc Huy (12) đưa thư cho Thượng thư Lệnh Tuân Úc, đại khái nói rằng: “Sĩ Phu Quân ở Giao Châu, học vấn ưu bác, lại thạo về chính trị, xử trong lúc đại loạn mà bảo toàn được một phương, hơn hai mươi năm cương trường vô sự, dân không mất mùa, những người ky lữ đều nhờ được ân huệ, tuy Đậu Dung (13) giữ Hà Tây cũng không hơn được; các em Vương đều hùng cứ mỗi người mỗi châu, ở ngòai vạn dặm, một châu yên lành, uy tôn của Vương không ai hơn được, mỗi khi ra vào, chuông khánh đều đánh, đủ cả uy nghi, kèn sáo, trống phách, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi bên xe đốt hương; thường có hàng chục thê thiếp ngồi trong xe biền tri, theo sau là đòan kỵ binh của đệ tử; đương thời quý trọng, uy chấn vạn lý, Triệu Đà cũng chẳng hơn được vậy”.
Vương mất, thọ chín mươi tuổi, ở châu 48 năm. Xét truyện Báo Cực chép rằng Vương khéo sự nhiếp dưỡng (14), chết đã chôn dưới đất rồi, đến cuối đời Tấn (15)là hơn một trăm sáu mươi năm, nước Lâm Ấp (Chiêm Thành)(16) vào đánh cướp, đào mộ Vương lên thì thấy thi thể y nguyên, diện mạo như khi sống, chúng cả sợ liền chôn lấp lại. Thổ nhân truyền lấy làm thần, lập miếu phụng tự, hiệu là Sĩ Vương Tiên.
Giữa niên hiệu Hàm Thông nhà Đường, Cao Biền phá Nam Chiếu, đi đến cõi ấy thì gặp một dị nhân diện mạo hòa nhã, bận nghê thường vũ y, đón đường cùng đi đến; Cao Biền mời vào trong màn nói chuyện thì nói tòan chuyện thời sự đời Tam Quốc. Sau khi từ biệt, Cao Biền đưa ra đến cửa hốt nhiên không thấy đâu. Cao Biền lấy làm lạ, hỏi người trong thôn. Thôn nhân chỉ mộ Sĩ Vương mà thưa. Biền than tiếc không kịp biết, rồi ngâm rằng:
Sau thưở Hoàng Sơ Ngụy
Cách đây năm trăm niên
Đường, Hàm Thông thứ tám,
Nay gặp Sĩ Vương tiên. (17)
Thôn dân mỗi khi có việc gì, cầu đảo đều có linh ứng đến nay vẫn là phúc thần.
Hòang Triều niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Gia Ứng Đại Vương. Năm thứ tư, gia thêm hai chữ Thiện Cảm. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Linh Vũ; nhờ công âm phù mặc tướng của thần, thôn dân hưởng được nhiều hạnh phúc vậy.
Xét Tam Quốc Chí thì Vương họ Sĩ tên Nhiếp, người làng Quảng Tín, quận Thương Ngô (1); tiên tổ người làng Vấn Dương nước Lỗ, chạy loạn sang ở đấy, sáu đời thì đến Vương.
Thân phụ của Vương tên là Tứ, thời vua Hoàn Đế nhà Hán, làm Thái thú (2) quận Nhật Nam. Thiếu thời, Vương du học Kinh Sư (Kinh Sư có tên là Hán Kinh, tức nay là thành Long Biên) (3) chuyên khảo Tả Thị Xuân Thu (4), được cử là Hiếu Liêm (5), được bổ Thượng Thư Lang, vì lỗi về công sự, bị miễn quan.
Sau khi mãn tang thân phụ, ông được cử là Mậu tài, được bổ Vu Dương Lệnh, thời vua Hiến Đế (6) nhà Hán, đổi làm Thái Thú Giao Châu ta (7), thời Trương Tân đang làm Thứ sử.
Thời Hán mạt , tam hùng chia nước Tàu thành thế chân vạc, Vương được cai trị hai thành Luy Lâu và Quảng Tín. Sau khi Tân bị tướng giặc là Khu Cảnh sát hại, Lưu Biểu ở Kinh Châu (8) khiến quan lệnh Linh Lăng là Lại Cung quyền nhiếp Thứ sử Giao Châu ta.
Vua Hiến Đế nghe tin mới ban cho Vương một bức tỉ thư rằng: “Giao Châu ở về tuyệt thực, nhã hóa thấm xa, sơn hà từ sao Dực sao Chẩn, thiên thư đã định phần, sơn xuyên nhiều thắng cảnh, Nam Bắc cách trở xa xôi, ơn trên không được tuyên dương, nghĩa dưới nhiều bề ủng tắc, ngu xuẩn thay tướng giặc (9) dám lộng binh uy hy vọng mưu đồ chuyện kiểu hãnh, gia dĩ nghịch tặc Lưu Biểu dám khiến Lại Cung dòm dỏ đất Nam, thật là một người tự bạo tự khí, chỉ muốn lạm dụng chức vụ để một mình ra oai, tội trạng như thế giấy chẳng chép xiết. Nay đặc ủy cho khanh làm chức Tuy Nam Trung Lang Tướng (10), đổng đốc binh mã bảy quận, lĩnh chức Thái Thú Giao Châu, nhất thiết được tiện nghi hành sự, vụ được thanh bình, đuổi trộm cướp, tụ dân lành, chỉnh đốn biên trần cho thanh lặng, ban bố ơn khương thường cho rộng rãi, sự vụ trong ngòai, nhất thiết ủy cho khanh; khanh nên hết bổn phận mình, chớ bỏ lệnh Trẫm”.
Vương mới sai Trương Mân (11) phụng cống đến Hán kinh. Bấy giờ đương lúc binh cách, thiên hạ tang loạn, đạo đồ du viễn, vãng phẫn gian lao, thế mà Vương không phế bỏ chức cống, kính giữ đạo tôi. Vua Hán lại hạ chiếu gia tưởng. Lời chiếu rằng:
“Giao Châu là đất văn hiến, núi sông vun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất, mấy năm nhân họa chiến tranh, mục thú ít người xứng chức, nên chi phương xa không thấm nhuần được nhã hóa, nay đặc ủy cho Khanh được trọng nhậm, Khanh nên theo phong tục của học Triệu, họ Đỗ, lấy nhân ân mà mục dân, đừng phụ cái tài lương đống. Nay lại cho Khanh làm An Viễn Tướng Quân, phong Long Đô Đình Hầu”.
Sau này Thái thú Thương Ngô tên là Ngô Cự cùng với Lại Cung có hiềm khích. Cự cử binh đến đánh đuổi. Cung bại, chạy về Linh Lăng. Lúc bấy giờ Ngô Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu ta. Chất đến, Vương đốc suất anh em phụng thừa Tiết Độ. Vua Ngô phong cho Vương chức Tả tuớng quân. Ba con đương làm Trung Lang tướng, Vương khiến vào làm con tin ở nước Ngô, lại dụ dỗ kẻ thổ hào Ích Châu là Ung Khải đem dân trong quận phụ thuộc nhà Ngô; Ngô càng khen Vương, thăng Vệ Tướng quân, phong Long Biên Hầu Đệ Nhất Thiên Tướng Quân. Vương sai sứ đến nước Ngô đem cống các thứ tạp hương, vải tế cát, ngọc châu, đồi mồi, lưu ly, lông phi thúy, sừng tê giác, ngà voi, hoa quý, cỏ lạ, chuối, dừa, nhãn, năm nào cũng sang cống, mỗi lần đi cống thì chở ngựa vài trăm thớt. Ngô Vương muốn đáp lại lòng chân thành mới phong cho ba người em: Nhất làm Thái thú Hiệp Phố (nay là huyện Từ Liêm); Vỹ làm Thái thú quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa); Vũ lãnh Thái thú Nam Hải (nay là Quảng Châu).
Vương thể khí khoan hậu, khiêm hư đãi kẻ sĩ, bởi vậy, các nhà Nho đời Hán, tị loạn, chạy sang với Vương rất nhiều; người trong châu đều gọi là Vương. Lúc ấy Trần Quốc Huy (12) đưa thư cho Thượng thư Lệnh Tuân Úc, đại khái nói rằng: “Sĩ Phu Quân ở Giao Châu, học vấn ưu bác, lại thạo về chính trị, xử trong lúc đại loạn mà bảo toàn được một phương, hơn hai mươi năm cương trường vô sự, dân không mất mùa, những người ky lữ đều nhờ được ân huệ, tuy Đậu Dung (13) giữ Hà Tây cũng không hơn được; các em Vương đều hùng cứ mỗi người mỗi châu, ở ngòai vạn dặm, một châu yên lành, uy tôn của Vương không ai hơn được, mỗi khi ra vào, chuông khánh đều đánh, đủ cả uy nghi, kèn sáo, trống phách, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi bên xe đốt hương; thường có hàng chục thê thiếp ngồi trong xe biền tri, theo sau là đòan kỵ binh của đệ tử; đương thời quý trọng, uy chấn vạn lý, Triệu Đà cũng chẳng hơn được vậy”.
Vương mất, thọ chín mươi tuổi, ở châu 48 năm. Xét truyện Báo Cực chép rằng Vương khéo sự nhiếp dưỡng (14), chết đã chôn dưới đất rồi, đến cuối đời Tấn (15)là hơn một trăm sáu mươi năm, nước Lâm Ấp (Chiêm Thành)(16) vào đánh cướp, đào mộ Vương lên thì thấy thi thể y nguyên, diện mạo như khi sống, chúng cả sợ liền chôn lấp lại. Thổ nhân truyền lấy làm thần, lập miếu phụng tự, hiệu là Sĩ Vương Tiên.
Giữa niên hiệu Hàm Thông nhà Đường, Cao Biền phá Nam Chiếu, đi đến cõi ấy thì gặp một dị nhân diện mạo hòa nhã, bận nghê thường vũ y, đón đường cùng đi đến; Cao Biền mời vào trong màn nói chuyện thì nói tòan chuyện thời sự đời Tam Quốc. Sau khi từ biệt, Cao Biền đưa ra đến cửa hốt nhiên không thấy đâu. Cao Biền lấy làm lạ, hỏi người trong thôn. Thôn nhân chỉ mộ Sĩ Vương mà thưa. Biền than tiếc không kịp biết, rồi ngâm rằng:
Sau thưở Hoàng Sơ Ngụy
Cách đây năm trăm niên
Đường, Hàm Thông thứ tám,
Nay gặp Sĩ Vương tiên. (17)
Thôn dân mỗi khi có việc gì, cầu đảo đều có linh ứng đến nay vẫn là phúc thần.
Hòang Triều niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Gia Ứng Đại Vương. Năm thứ tư, gia thêm hai chữ Thiện Cảm. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Linh Vũ; nhờ công âm phù mặc tướng của thần, thôn dân hưởng được nhiều hạnh phúc vậy.
Tiếm bình
Nước
ta xưa có nước Việt Thường, nói thì uốn lưỡi, thân hình vẽ rồng, phong
túc phác lậu, đại khái như thổ dân các châu động ngày nay.
Từ khi Triệu Đà cai trị bảy quận, đem Thi, Thư giáo huấn quốc tục, Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân lại đem lễ nghĩa dạy dỗ quốc dân, bởi vậy, nước ta mới dần dần hiểu biết văn tự có ích cho người, lễ nghĩa quan hệ đến phong tục, cái đà văn minh cũng do đấy dần dần tiến triển. Kịp đến lúc Sĩ Phủ Quân đem sóng dư của sông Thù sông Tứ tràn dần qua Nam Hải, bàn việc trở đầu trong hội can qua, gảy đờn ca ở làng hầu hến, người nghe điếc tai vì tiếng chuông, thanh giáo phổ cập đến đâu là đấy hấp thụ được hoa phong. Sau này, triều Lý, triều Trần, triều Lê thay đổi nhau dựng trường học, đặt khoa thi, văn trị bột phát trên dưới vài nghìn năm trăm năm, nhân tài bối xuất, bèn xưng là nước văn hiến, hóan tỉnh lòng người, huy đẳng thượng quốc. Sử gọi văn phong Lĩnh Nam, bắt đầu từ Sĩ Vương thì công ấy há chẳng tốt đẹp lắm ru?
Đang lúc ấy, tam quốc chia thành thế chân vạc, trung nguyên như nồi canh sôi, duy nước ta một phương được nhờ yên ổn, những kẻ danh hiền, đạt nhân nghe tiếng mà đến, làm thành một nơi văn vật đô hội lừng lẫy. Vương, phương Bắc thờ nhà Đại Hán, phương Đông đẹp lòng Cường Ngô, anh em đều làm chủ các quận, vinh diệu một thời, hàn mặc lừng lẫy. Vương hiệu là do cửa miệng của người trong châu xưng hô, chứ Vương không hề ngang nhiên dám tự tôn đại, như Nam Hải Úy Đà cỡi xe hoàng ốc, cắm cờ tả đạo. Sách rằng: “Sợ mệnh trời, giữ được nước” Vương thực là đúng, còn như chuông trống, xe cộ, nghi vệ ra vào ấy chẳng có gì là lạm. Bôn mươi tám năm ở quận, hưởng thọ hơn chín mươi năm, sống có vinh danh, chết được hiển hiện, oanh oanh liệt liệt một trường giữ tròn chung thủy, ít thấy ai được như vậy.
Tập U Linh có chép vài việc, người đời sau hiếu ký thêm vào, tương truyền rằng: Vương sinh tiền dạy học trò đến vài nghìn người, sau khi mất, có di chúc chôn sấp chứ đừng chôn ngửa thì tiếng giảng sách mới không có, nhưng sau học trò không nỡ làm như thế, cứ chiếu lệ thường mà khăn liệm. Mỗi khi đêm lặng trăng sáng thường nghe tiếng Vương giảng sách ở dưới mồ như lúc bình sinh dạy học. Người Tàu thấy Vương linh dị, sợ hãi mới đào mộ Vương lên chôn sấp lại, từ đấy không nghe tiếng giảng sách nữa. Thuyết ấy quá ư quái đản, không chắc đã đúng.
Nay miếu tại sông Thanh Tương, huyện Siếu Loại, mấy triều đều có phong tặng, còn mộ ở làng Tam Á huyện Gia Định, gò đóng bao bọc, cây cỏ um tùm, dân chúng ở quanh vùng có việc đến cầu đảo đều có linh ứng. Ngoài đường thiên lý có đình thờ vọng, giữa treo bức biến đề bốn chữ “Nam Giao Học Tổ”, đúc ngựa đồng để thờ, người đi đường đều phải xuống ngựa cúi đầu. Bạch Phương Am tiên sinh, có đặt cho làng đó một câu đối thờ ở đình rằng:
Việt điện văn tông sau Thù, Tứ.
Nam giao học tổ trước Lạc, Mân.
Cũng là tuyên dương công nghiệp Vương đã đem văn hóa dạy cho dân vậy.
Xét người đời xưa hay cữ tên chứ không cữ họ, nay hai huyện Siêu Lọai và Gia Định ở gần đều cữ chữ Sĩ, rồi tên cũng cữ luôn, thành ra mất cả họ tên, như thế thực là quê lậu, cũng như người huyện Đông An cữ tên Chử Đồng Tử, lại lấy chữ Tử là húy mà cứ thì cũng giống như đây.
Phụ lục
Phủ Thuận An, huyện Gia Định, xã Tam Á, đồng xã quan viên, chức sắc, kỳ lão, văn thuộc:
Thường nghe nấu đồng đúc ngựa là muốn để cho được bền lâu, chọn đá khắc bia là muốn khiến cho khỏi mục nát, bởi vậy đời xưa có đặt đồng đá, có bia rùa đá, chứ không phải đời nay mới có, cũng để tỏ ra sự tôn kính vậy. Huống nay đúc ngựa chạm bia thì không phải là để cho vui lòng đẹp mắt mà thôi. Ôi! vần của sẵn có ở núi Trang sơn, tìm thợ khéo để đúc, khiêng tảng đá chưa đẽo ở núi Nam sơn, tìm thợ chạm để trổ, có phải là hư phí đâu! Chính vì chỗ phụng thờ mà có. Nhân đúc ngựa mà có bia, bia không khắc đá thì không thể được lâu dài, ngựa không đúc bằng đồng thì không lấy gì bền chắc, nếu không ngựa không bia, lấy gì tôn nghiêm chỗ đền miếu, người trông vào kính sợ, xa gần nô nức, tỏ tấm lòng thành phụng sự, và hiển dương công đức của Thần linh?
Kính nghĩ: Tôn vương là vị Thượng đẳng thần linh, Tông chủ Nam văn, Tiên tổ xuất từ làng Vấn Dương nước Đông Lỗ là một nước lớn, nhân tránh Mãng triều, qua ở làng Quảng Tín, quận Thượng Ngô ta, dần dà, sáu đời, mới đến Tôn Vương, đang lúc vua Hoàng Đế trị ngôi ở Trung Hoa, thân phụ Vương làm quan Thái thú Nhật Nam, khai công ở trước, dần thịnh về sau. Vương hun đúc khí tốt, nối chí tiền nhân, du học Hán kinh và Dĩnh Châu, được nhờ thầy nhờ bạn lúc tuổi trẻ, chuyên học sách Xuân Thu Tả thị, giải chú thành một nhà, nghĩa sách Thượng thư thêm rõ, câu nghi trong giản tịch đều được tất cứu, tập theo cái thói phong lưu của nước Lỗ, như thế cũng đáng gọi là một nhà học vấn ưu bác. Thế rồi đậu khoa Hiếu Liêm, được bổ Thượng thư Lang, đậu khoa Mậu tài được thăng Chánh Dương Lệnh (thực ra là Vũ Dương Lệnh), sự nghiệp khoa cử cũng đáng nên kể, thế cũng thạo về chính trị. Kịp đến cuối đời vua Linh Đế dời sang chức Thái thú Giao Châu. Nhậm chức Thái thú rồi, rộng rãi biết thương dân, khiêm nhường đãi kẻ sĩ, giữ tòan bờ cõi, chính lệnh mỗi ngày một mới, người làm ruộng, kẻ đi buôn được yên ổn làm ăn, xóm làng cửa ngòai không đóng, trộm cắp đều không, người tha hương lỡ làng đều được thỏa nguyện. Người trong nước thân mến đều gọi bằng Vương; nhà nho học lánh nạn nhờ Vương đãi đằng, tuy Đậu Dung giữ Hà Tây cũng không hơn Vương được. Anh em đều là Thái thú châu quận, con cháu lãnh chức Trung Lang tướng, Vương ra vào có chuồng trống, đờn ca, uy lừng muôn dặm, danh trọng đương thời, trăm mọi kính phục, tuy vua Võ Đế sáng lập Đế cơ, cũng không hơn vậy.
Năm Đinh Hợi, vua Hán Đế nhân sự thất bại của Trương Tân mới cho Vương bức tỉ thư, giao ủy đổng đốc binh mã bảy quận.
Năm Canh Dần, vua Ngô Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Tiết Độ Sứ, Vương lại dựa thế nhà Đông Ngô. Năm nay Tào Tháo phong Long độ hầu, sang năm Tôn Quyền phong Long biên hầu. Vương chẳng lấy đồi mồi minh châu làm quý, long nhãn, tiên gia làm ngon, chỉ lo bờ cõi vững vàng, nhân dân yên ổn, đang lúc tam quốc chí chiến tranh mà thành quách nhân dân toàn Việt được hưởng nan ninh, nếu người không trí thì không thế được.
Vương khi nào viếc quan nhàn hạ, thường dạo chơi sơn thủy làm vui, hoặc xem xét đồ thư, thăm dò ý tứ của thánh hiền, phát mình phần tiển; dạy dỗ cho người: mỗi khi Vương giảng sách, những khách tấn thân kéo đến quanh Vương mà nghe; lấy lễ nghĩa mà đào tạo lòng người, lấy thi thư mà khai hóa quốc tục, khi ấy Long Biên mới nghe có tiếng đàn, tiếng học áo mão chẳng khác gì Lỗ Trân Luy Lâu hóa thành Thù Tứ, nhiều kẻ sĩ bơi lội ở trong. Nước An Nam được xưng là Văn hiến chi bang, cả đến đạo lý cương thường cũng đều tự Vương sáng thủy, công ơn ấy không những chỉ nhất thời, có lẽ lưu truyền đến hậu thế, thật là vẻ vang thay! Xem bức thư của Viên Huy đưa cho Tuân Úc thì biết người Hán cũng còn kính nể, há chi người Hồ đi bên xe đốt trầm mà thôi đâu.
Đọc bài chế vua Tống Thái Tông phong Đại Hành, thời Bốc sử cũng lưu tiếng thơm, không chỉ Nam sử chép để sự nghiệp công đức mà thôi vậy.
Sau khi Vương mất, anh linh không tán, Lâm Ấp sợ mà phải lui binh, thịnh đức chưa đền, Giao Châu cảm mà lo lập miếu. Long Biên nhân đấy cũng dựng đền phụng sự; Trần triều nhân đấy mà truy phong tự điển, hương hỏa đời đời, tất cả anh tài hiền phụ đều phải vòng tay cúi đầu trước anh danh vỹ liệt, suốt nghìn xưa mà càng tôn.
Ngày nay Quốc triều, Hoàng đồ bền vững, văn trị tiến phát, văn tinh chói lọi, xuân khắp non sông, bờ cõi vững như âu vàng, xã tắc yên như bàn đá, truy cái công khai vật thành vụ thì phải nhớ đến gốc đến nguồn, biên đậu chưng bày, heo xôi tinh khiết, báo đáp ơn trên, tỏ lòng kẻ dưới; nếu không có kẻ tiên giác, lấy ai khai hóa hậu nhân? chín lớp cung tường, thấy điều lễ thì biết việc chính, nghe đến nhạc thì biết đến đức, nghì thu danh giáo, kính người hiền mà thân kẻ thân, vui đều vui mà lợi đều lợi.
Nay đền thờ tại Gia Định ở làng Tam Á, tại Siêu Lọai ở làng Lũng Triền, chỗ nào có đền thờ thì dân làm chủ hộ, quan đặt Giám thủ, đến nay cũng đã lâu năm.
Bây giờ dân chúng xã Tam Á trộm nghĩ: Miếu vũ xây cất ngày xưa, trang nghiêm, hùng vĩ, duy chỉ ngựa gỗ lâu năm sứt mòn nhiều chỗ, kém về uy nghi, luôn tiện chúng tôi sơn thếp lại Loan giá, nghĩ rằng gỗ có ngày hư, chứ đồng thời bền bỉ, mới hội đồng dư nghị, lo việc khởi công, tìm mua đồng nguyên, đúc thành ngựa mới, một con màu hồng, một con màu trắng, thợ đúc công thoan, để nghìn vạn đại, miếu điện thêm phần long trọng, xuân thu cúng tế uy nghiêm, dân được nhờ ơn của thần, nước được vững bền thịnh trị, âm phù mặc tướng cho dân, linh thanh ngày thêm lừng lẫy. Nhân khắc vào đá, lưu truyền đời sau:
Khắc thời Hoàng triều niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ hai (1706), sau rằm tháng Mạnh Thu năm Giáp Tý, ngày tốt.
Tân Vỵ Khoa (1691). Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, Kinh Bắc Đẳng Xứ, Hiến Sát Sứ Ty, Hiến Sát Sứ quận Hải Nam, làng Chí Kiệt, Nguyễn Hậu phụng soạn.
(Phủ Thuận An, huyện Gia Định, xã Tam Á có đền thờ Sĩ Vương).
Vương ban đầu làm Thái thú nước Việt ta, đóng đô ở thành Long Biên, sau này lăng cũng xây ở đấy, đền thờ cũng dựng ở đấy. Ta nhậm chứ Án Sát bản quận, trên đường ngang qua đền, nhân vào đền làm lễ bái yết, vừa gặp đang khi làng ấy khởi công tu bổ đền, các bậc quan viên, phụ lão đến trước ta, thỉnh ta soạn bài văn bia, ta bằng lòng. Văn rằng:
“Sỹ Vương dòng dõi làng Vấn Dương nước Lỗ, vừa là ông Tổ văn hiến nước Việt ta. Phổ hệ trước sau, lý lịch gốc ngọn, học vấn sâu rộng, cùng với công to giáo hóa, chính trị rõ rệt, trí lược phục kẻ xa, thỏa người gần, sách sử đã chép rõ, không cần phải kể lại ở bia làm gì, mà bia cũng không thể hình dung hết được.
Các ông làng đều bảo: Hòang triều niên hiệu Vĩnh trị năm đầu, có ban Lệnh chỉ cho làng ấy làm dân Tao lệ, thì đã có ông Kỷ hợi khoa đệ nhất giáp Tiến sĩ đệ tam danh Quang Tiến Thận Lộc đại phu Lại Bộ Hữu Thị Lang, Kinh Thuận Gia Tướng Công Nguyễn Phủ đã soạn rồi. Đến năm Vĩnh Thịnh thứ hai, làng ấy đúc hai con ngựa bằng đồng, một con màu hồng một con màu trắng, cũng đã có bia, văn bia do quan Kinh bắc xứ Hiến Sát sứ Chí Lĩnh Kiệt Trì Tôn Tướng Công soạn. Ngựa đồng ấy bị giặc cướp toan muốn khiêng đi, may nhờ uy linh của Vương, lập tức thâu hồi được từ đó ngựa đồng đem đặt qua sở Tế điền.
Bây giờ nhân dân trong xã hưng công tu bổ đền thờ, hội nghị lạc quyên đồng tốt theo y thức dạng ngày trước, đúc lại ngựa đồng để thờ phụng. Ta đây cũng là Kinh Bắc Hiến Sát sứ, nhân làng xin văn, ta cũng có nhớ rằng: theo quốc sử, Vương nhậm chức ở châu hơn bốn mươi năm, thọ hơn chín mươi tuổi, đương thời uy danh không hai, kính phục trăm mọi, nghi vệ khua chuông gióng trống, Hồ nhân bên xe đốt trầm, y nhiên như còn, chỉ vì năm lâu vật cũ, chưa có đủ tế nghi để cho tôn thêm miếu mạo. Duy dương thưở ấy, ngọc sắc như sống, cướp được phách nước Lâm hồ cuối đời Tấn, Thần uy xa cảm,khiến nhà Trần ngọc tỷ bao phong, anh khí không tán. Sở dĩ làm thần, linh sản ở trên trời, trải nghìn xưa như một ngày. Vậy nên ở trong tòan cõi, một dạ tôn sùng, đã đúc ngựa đồng cho rạng văn vẻ, lại khắc bia đá lưu truyền đời sau, thực là nên lắm. Ta kính rửa tay cầm bút, chép làm bài Ký này.
Hòang triều niên hiểu Cảnh hưng năm thứ bốn mươi (1779) tháng Mạnh Thu, năm Kỷ hợi ngày tốt.
Kỷ sửu khoa (1769), đồng Tiến sĩ xuất thân, Kinh bắc đẳng xứ thự Hiến sát sú, Hình Khoa Đô cấp sự trung, huyện Thanh Hà, làng Hoàng Vĩnh, Nguyễn Đình Giản hiệu Dị Hiên bái thủ phụng soạn.
Từ khi Triệu Đà cai trị bảy quận, đem Thi, Thư giáo huấn quốc tục, Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân lại đem lễ nghĩa dạy dỗ quốc dân, bởi vậy, nước ta mới dần dần hiểu biết văn tự có ích cho người, lễ nghĩa quan hệ đến phong tục, cái đà văn minh cũng do đấy dần dần tiến triển. Kịp đến lúc Sĩ Phủ Quân đem sóng dư của sông Thù sông Tứ tràn dần qua Nam Hải, bàn việc trở đầu trong hội can qua, gảy đờn ca ở làng hầu hến, người nghe điếc tai vì tiếng chuông, thanh giáo phổ cập đến đâu là đấy hấp thụ được hoa phong. Sau này, triều Lý, triều Trần, triều Lê thay đổi nhau dựng trường học, đặt khoa thi, văn trị bột phát trên dưới vài nghìn năm trăm năm, nhân tài bối xuất, bèn xưng là nước văn hiến, hóan tỉnh lòng người, huy đẳng thượng quốc. Sử gọi văn phong Lĩnh Nam, bắt đầu từ Sĩ Vương thì công ấy há chẳng tốt đẹp lắm ru?
Đang lúc ấy, tam quốc chia thành thế chân vạc, trung nguyên như nồi canh sôi, duy nước ta một phương được nhờ yên ổn, những kẻ danh hiền, đạt nhân nghe tiếng mà đến, làm thành một nơi văn vật đô hội lừng lẫy. Vương, phương Bắc thờ nhà Đại Hán, phương Đông đẹp lòng Cường Ngô, anh em đều làm chủ các quận, vinh diệu một thời, hàn mặc lừng lẫy. Vương hiệu là do cửa miệng của người trong châu xưng hô, chứ Vương không hề ngang nhiên dám tự tôn đại, như Nam Hải Úy Đà cỡi xe hoàng ốc, cắm cờ tả đạo. Sách rằng: “Sợ mệnh trời, giữ được nước” Vương thực là đúng, còn như chuông trống, xe cộ, nghi vệ ra vào ấy chẳng có gì là lạm. Bôn mươi tám năm ở quận, hưởng thọ hơn chín mươi năm, sống có vinh danh, chết được hiển hiện, oanh oanh liệt liệt một trường giữ tròn chung thủy, ít thấy ai được như vậy.
Tập U Linh có chép vài việc, người đời sau hiếu ký thêm vào, tương truyền rằng: Vương sinh tiền dạy học trò đến vài nghìn người, sau khi mất, có di chúc chôn sấp chứ đừng chôn ngửa thì tiếng giảng sách mới không có, nhưng sau học trò không nỡ làm như thế, cứ chiếu lệ thường mà khăn liệm. Mỗi khi đêm lặng trăng sáng thường nghe tiếng Vương giảng sách ở dưới mồ như lúc bình sinh dạy học. Người Tàu thấy Vương linh dị, sợ hãi mới đào mộ Vương lên chôn sấp lại, từ đấy không nghe tiếng giảng sách nữa. Thuyết ấy quá ư quái đản, không chắc đã đúng.
Nay miếu tại sông Thanh Tương, huyện Siếu Loại, mấy triều đều có phong tặng, còn mộ ở làng Tam Á huyện Gia Định, gò đóng bao bọc, cây cỏ um tùm, dân chúng ở quanh vùng có việc đến cầu đảo đều có linh ứng. Ngoài đường thiên lý có đình thờ vọng, giữa treo bức biến đề bốn chữ “Nam Giao Học Tổ”, đúc ngựa đồng để thờ, người đi đường đều phải xuống ngựa cúi đầu. Bạch Phương Am tiên sinh, có đặt cho làng đó một câu đối thờ ở đình rằng:
Việt điện văn tông sau Thù, Tứ.
Nam giao học tổ trước Lạc, Mân.
Cũng là tuyên dương công nghiệp Vương đã đem văn hóa dạy cho dân vậy.
Xét người đời xưa hay cữ tên chứ không cữ họ, nay hai huyện Siêu Lọai và Gia Định ở gần đều cữ chữ Sĩ, rồi tên cũng cữ luôn, thành ra mất cả họ tên, như thế thực là quê lậu, cũng như người huyện Đông An cữ tên Chử Đồng Tử, lại lấy chữ Tử là húy mà cứ thì cũng giống như đây.
Phụ lục
Phủ Thuận An, huyện Gia Định, xã Tam Á, đồng xã quan viên, chức sắc, kỳ lão, văn thuộc:
Thường nghe nấu đồng đúc ngựa là muốn để cho được bền lâu, chọn đá khắc bia là muốn khiến cho khỏi mục nát, bởi vậy đời xưa có đặt đồng đá, có bia rùa đá, chứ không phải đời nay mới có, cũng để tỏ ra sự tôn kính vậy. Huống nay đúc ngựa chạm bia thì không phải là để cho vui lòng đẹp mắt mà thôi. Ôi! vần của sẵn có ở núi Trang sơn, tìm thợ khéo để đúc, khiêng tảng đá chưa đẽo ở núi Nam sơn, tìm thợ chạm để trổ, có phải là hư phí đâu! Chính vì chỗ phụng thờ mà có. Nhân đúc ngựa mà có bia, bia không khắc đá thì không thể được lâu dài, ngựa không đúc bằng đồng thì không lấy gì bền chắc, nếu không ngựa không bia, lấy gì tôn nghiêm chỗ đền miếu, người trông vào kính sợ, xa gần nô nức, tỏ tấm lòng thành phụng sự, và hiển dương công đức của Thần linh?
Kính nghĩ: Tôn vương là vị Thượng đẳng thần linh, Tông chủ Nam văn, Tiên tổ xuất từ làng Vấn Dương nước Đông Lỗ là một nước lớn, nhân tránh Mãng triều, qua ở làng Quảng Tín, quận Thượng Ngô ta, dần dà, sáu đời, mới đến Tôn Vương, đang lúc vua Hoàng Đế trị ngôi ở Trung Hoa, thân phụ Vương làm quan Thái thú Nhật Nam, khai công ở trước, dần thịnh về sau. Vương hun đúc khí tốt, nối chí tiền nhân, du học Hán kinh và Dĩnh Châu, được nhờ thầy nhờ bạn lúc tuổi trẻ, chuyên học sách Xuân Thu Tả thị, giải chú thành một nhà, nghĩa sách Thượng thư thêm rõ, câu nghi trong giản tịch đều được tất cứu, tập theo cái thói phong lưu của nước Lỗ, như thế cũng đáng gọi là một nhà học vấn ưu bác. Thế rồi đậu khoa Hiếu Liêm, được bổ Thượng thư Lang, đậu khoa Mậu tài được thăng Chánh Dương Lệnh (thực ra là Vũ Dương Lệnh), sự nghiệp khoa cử cũng đáng nên kể, thế cũng thạo về chính trị. Kịp đến cuối đời vua Linh Đế dời sang chức Thái thú Giao Châu. Nhậm chức Thái thú rồi, rộng rãi biết thương dân, khiêm nhường đãi kẻ sĩ, giữ tòan bờ cõi, chính lệnh mỗi ngày một mới, người làm ruộng, kẻ đi buôn được yên ổn làm ăn, xóm làng cửa ngòai không đóng, trộm cắp đều không, người tha hương lỡ làng đều được thỏa nguyện. Người trong nước thân mến đều gọi bằng Vương; nhà nho học lánh nạn nhờ Vương đãi đằng, tuy Đậu Dung giữ Hà Tây cũng không hơn Vương được. Anh em đều là Thái thú châu quận, con cháu lãnh chức Trung Lang tướng, Vương ra vào có chuồng trống, đờn ca, uy lừng muôn dặm, danh trọng đương thời, trăm mọi kính phục, tuy vua Võ Đế sáng lập Đế cơ, cũng không hơn vậy.
Năm Đinh Hợi, vua Hán Đế nhân sự thất bại của Trương Tân mới cho Vương bức tỉ thư, giao ủy đổng đốc binh mã bảy quận.
Năm Canh Dần, vua Ngô Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Tiết Độ Sứ, Vương lại dựa thế nhà Đông Ngô. Năm nay Tào Tháo phong Long độ hầu, sang năm Tôn Quyền phong Long biên hầu. Vương chẳng lấy đồi mồi minh châu làm quý, long nhãn, tiên gia làm ngon, chỉ lo bờ cõi vững vàng, nhân dân yên ổn, đang lúc tam quốc chí chiến tranh mà thành quách nhân dân toàn Việt được hưởng nan ninh, nếu người không trí thì không thế được.
Vương khi nào viếc quan nhàn hạ, thường dạo chơi sơn thủy làm vui, hoặc xem xét đồ thư, thăm dò ý tứ của thánh hiền, phát mình phần tiển; dạy dỗ cho người: mỗi khi Vương giảng sách, những khách tấn thân kéo đến quanh Vương mà nghe; lấy lễ nghĩa mà đào tạo lòng người, lấy thi thư mà khai hóa quốc tục, khi ấy Long Biên mới nghe có tiếng đàn, tiếng học áo mão chẳng khác gì Lỗ Trân Luy Lâu hóa thành Thù Tứ, nhiều kẻ sĩ bơi lội ở trong. Nước An Nam được xưng là Văn hiến chi bang, cả đến đạo lý cương thường cũng đều tự Vương sáng thủy, công ơn ấy không những chỉ nhất thời, có lẽ lưu truyền đến hậu thế, thật là vẻ vang thay! Xem bức thư của Viên Huy đưa cho Tuân Úc thì biết người Hán cũng còn kính nể, há chi người Hồ đi bên xe đốt trầm mà thôi đâu.
Đọc bài chế vua Tống Thái Tông phong Đại Hành, thời Bốc sử cũng lưu tiếng thơm, không chỉ Nam sử chép để sự nghiệp công đức mà thôi vậy.
Sau khi Vương mất, anh linh không tán, Lâm Ấp sợ mà phải lui binh, thịnh đức chưa đền, Giao Châu cảm mà lo lập miếu. Long Biên nhân đấy cũng dựng đền phụng sự; Trần triều nhân đấy mà truy phong tự điển, hương hỏa đời đời, tất cả anh tài hiền phụ đều phải vòng tay cúi đầu trước anh danh vỹ liệt, suốt nghìn xưa mà càng tôn.
Ngày nay Quốc triều, Hoàng đồ bền vững, văn trị tiến phát, văn tinh chói lọi, xuân khắp non sông, bờ cõi vững như âu vàng, xã tắc yên như bàn đá, truy cái công khai vật thành vụ thì phải nhớ đến gốc đến nguồn, biên đậu chưng bày, heo xôi tinh khiết, báo đáp ơn trên, tỏ lòng kẻ dưới; nếu không có kẻ tiên giác, lấy ai khai hóa hậu nhân? chín lớp cung tường, thấy điều lễ thì biết việc chính, nghe đến nhạc thì biết đến đức, nghì thu danh giáo, kính người hiền mà thân kẻ thân, vui đều vui mà lợi đều lợi.
Nay đền thờ tại Gia Định ở làng Tam Á, tại Siêu Lọai ở làng Lũng Triền, chỗ nào có đền thờ thì dân làm chủ hộ, quan đặt Giám thủ, đến nay cũng đã lâu năm.
Bây giờ dân chúng xã Tam Á trộm nghĩ: Miếu vũ xây cất ngày xưa, trang nghiêm, hùng vĩ, duy chỉ ngựa gỗ lâu năm sứt mòn nhiều chỗ, kém về uy nghi, luôn tiện chúng tôi sơn thếp lại Loan giá, nghĩ rằng gỗ có ngày hư, chứ đồng thời bền bỉ, mới hội đồng dư nghị, lo việc khởi công, tìm mua đồng nguyên, đúc thành ngựa mới, một con màu hồng, một con màu trắng, thợ đúc công thoan, để nghìn vạn đại, miếu điện thêm phần long trọng, xuân thu cúng tế uy nghiêm, dân được nhờ ơn của thần, nước được vững bền thịnh trị, âm phù mặc tướng cho dân, linh thanh ngày thêm lừng lẫy. Nhân khắc vào đá, lưu truyền đời sau:
Khắc thời Hoàng triều niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ hai (1706), sau rằm tháng Mạnh Thu năm Giáp Tý, ngày tốt.
Tân Vỵ Khoa (1691). Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, Kinh Bắc Đẳng Xứ, Hiến Sát Sứ Ty, Hiến Sát Sứ quận Hải Nam, làng Chí Kiệt, Nguyễn Hậu phụng soạn.
(Phủ Thuận An, huyện Gia Định, xã Tam Á có đền thờ Sĩ Vương).
Vương ban đầu làm Thái thú nước Việt ta, đóng đô ở thành Long Biên, sau này lăng cũng xây ở đấy, đền thờ cũng dựng ở đấy. Ta nhậm chứ Án Sát bản quận, trên đường ngang qua đền, nhân vào đền làm lễ bái yết, vừa gặp đang khi làng ấy khởi công tu bổ đền, các bậc quan viên, phụ lão đến trước ta, thỉnh ta soạn bài văn bia, ta bằng lòng. Văn rằng:
“Sỹ Vương dòng dõi làng Vấn Dương nước Lỗ, vừa là ông Tổ văn hiến nước Việt ta. Phổ hệ trước sau, lý lịch gốc ngọn, học vấn sâu rộng, cùng với công to giáo hóa, chính trị rõ rệt, trí lược phục kẻ xa, thỏa người gần, sách sử đã chép rõ, không cần phải kể lại ở bia làm gì, mà bia cũng không thể hình dung hết được.
Các ông làng đều bảo: Hòang triều niên hiệu Vĩnh trị năm đầu, có ban Lệnh chỉ cho làng ấy làm dân Tao lệ, thì đã có ông Kỷ hợi khoa đệ nhất giáp Tiến sĩ đệ tam danh Quang Tiến Thận Lộc đại phu Lại Bộ Hữu Thị Lang, Kinh Thuận Gia Tướng Công Nguyễn Phủ đã soạn rồi. Đến năm Vĩnh Thịnh thứ hai, làng ấy đúc hai con ngựa bằng đồng, một con màu hồng một con màu trắng, cũng đã có bia, văn bia do quan Kinh bắc xứ Hiến Sát sứ Chí Lĩnh Kiệt Trì Tôn Tướng Công soạn. Ngựa đồng ấy bị giặc cướp toan muốn khiêng đi, may nhờ uy linh của Vương, lập tức thâu hồi được từ đó ngựa đồng đem đặt qua sở Tế điền.
Bây giờ nhân dân trong xã hưng công tu bổ đền thờ, hội nghị lạc quyên đồng tốt theo y thức dạng ngày trước, đúc lại ngựa đồng để thờ phụng. Ta đây cũng là Kinh Bắc Hiến Sát sứ, nhân làng xin văn, ta cũng có nhớ rằng: theo quốc sử, Vương nhậm chức ở châu hơn bốn mươi năm, thọ hơn chín mươi tuổi, đương thời uy danh không hai, kính phục trăm mọi, nghi vệ khua chuông gióng trống, Hồ nhân bên xe đốt trầm, y nhiên như còn, chỉ vì năm lâu vật cũ, chưa có đủ tế nghi để cho tôn thêm miếu mạo. Duy dương thưở ấy, ngọc sắc như sống, cướp được phách nước Lâm hồ cuối đời Tấn, Thần uy xa cảm,khiến nhà Trần ngọc tỷ bao phong, anh khí không tán. Sở dĩ làm thần, linh sản ở trên trời, trải nghìn xưa như một ngày. Vậy nên ở trong tòan cõi, một dạ tôn sùng, đã đúc ngựa đồng cho rạng văn vẻ, lại khắc bia đá lưu truyền đời sau, thực là nên lắm. Ta kính rửa tay cầm bút, chép làm bài Ký này.
Hòang triều niên hiểu Cảnh hưng năm thứ bốn mươi (1779) tháng Mạnh Thu, năm Kỷ hợi ngày tốt.
Kỷ sửu khoa (1769), đồng Tiến sĩ xuất thân, Kinh bắc đẳng xứ thự Hiến sát sú, Hình Khoa Đô cấp sự trung, huyện Thanh Hà, làng Hoàng Vĩnh, Nguyễn Đình Giản hiệu Dị Hiên bái thủ phụng soạn.
Ghi chú:
1)
Quảng Tín là một trong mười huyện của quận Thương Ngô, và Thương Ngô
trong thời Sĩ Nhiếp là một trong số 9 quận của Giao Chỉ. Trong số 9 quận
ấy, có 6 quận thuộc vào địa phận của Trung Hoa (Nam Hải, Thương Ngô,
Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ) và 3 quận chính thức của Giao Chỉ
(Giao Chỉ tức Bắc Việt, Cửu Chân tức Thanh Hóa, Nhật Nam tức Quảng Bình
Quảng Trị). Có lẽ thấy Sĩ Nhiếp ở quận Thương Ngô thuộc vào Giao Chỉ mà
có người đã gọi ông là “nhân vật An Nam”.
2) Thái Thú điều khiển một quận, chia quyền với một Thứ Sử. Đời Đường, Thứ Sử là Thái Thú.
3) Kinh Sư đây không phải là thành Long Biên như đã ghi chú trong bản chép tay A.751. Lời chú sai lầm ấy không biết của ai, nhưng chắc chắn không phải của Lý Tế Xuyên vì bản A.47 mà Maurice Durand đã dịch ra Pháp văn và đã đăng trong báo Le Peuple Vietnamien, trang 14, không thấy có lời chú ấy. Kinh Sư đây là Hán Kinh, tức Lạc Dương.
4) Sĩ Nhiếp nguyên quán ở nước Lỗ, cùng quê với Khổng Tử. Ông chuyên môn nghiên cứu Kinh Xuân Thu, bản của Tả Khâu Minh là một bản đúng nhất trong ba bản chép Kinh Xuân Thu.
5) Hiếu Liêm: theo lệnh của Hán Vũ Đế (năm 134 trứơc Thiên Chúa, mùa đông, tháng 11), mỗi quận được cử một hiếu liêm, nghĩa là một người được tiếng là đã chu toàn bổn phận của một người con thảo trong gia đình, được tiếng là một người trong sạch, làm việc quan sẽ không ăn hối lộ. Mậu tài tức là tú tài, vì kiêng tên vua Hán Quang Vũ (25-58 sau Thiên Chúa) tên là Tú nên phải đổi tú ra mậu. Tú tài là người được châu cử ra, chức lớn hơn Hiếu liêm.
6) Hán Hiến Đế (190-221 sau Thiên Chúa)
7) Thái Thú Giao Châu, hiểu theo Ngô Chí là Thái Thú Giao Chỉ, nghĩa là chỉ điều khiển một quân Giao Chỉ trong số 7 quận khác. Vì Giao Chỉ vừa là tên quận vừa là tên châu nên khó phân biệt. Trương Tân được gửi sang làm Thứ Sử Giao Châu năm 201, khi ấy Giao Chỉ gồm 7 quận đã đổi tên là Giao Châu. Quận Giao Chỉ của Sĩ Nhiếp như thế thuộc quyền kiểm soát của Trương Tân. Sau khi Trương Tân bị Khu Cảnh ám sát, Sĩ Nhiếp được kiêm nhiệm chức Thứ Sử Giao Châu, nghĩa là vừa cai trị 7 quận kia, vừa trực tiếp điều khiển quận Giao Chỉ.
8) Kinh Châu: khoảng Hồ Nam, Hồ Bắc, và lân cận.
9) Tướng giặc: chỉ Lưu Biểu, dám vượt quyền vua Hán mà cử Lại Cung sang làm Thứ Sử Giao Châu. Chính vì thế mà Hán Hiến Đế phải vội vàng sắc phong cho Sĩ Nhiếp làm Thứ Sử.
10) Tuy Nam Trung Lang Tướng: một sĩ quan cao cấp mang lại hòa bình cho phương Nam.
11) Trương Mân theo bản của tôi, nhưng theo bản A.47 của Durand thì là Trương Thị, nhưng đúng theo An Nam Chí Lược và Ngô Chí thì là Trương Dục.
12) Trần Quốc Huy lúc ấy đang du lịch ở Giao Chỉ. Thời đó là cuối đời Hán. Tuân Uc có chỗ gọi là Tuân Quắc.
13) Đậu Dung: một điển hình về trung thần đời Hán, giữ Hà Tây từ năm 23, mất năm 62.
14) Nhiếp dưỡng là một phương pháp của Lão giáo để nhiếp sinh và dưỡng sinh nghĩa là để bảo tồn và nuôi nấng sự sống. Giỏi về nhiếp dưỡng nghĩa là biết cách để giữ cho thân thể không bị rữa ra sau khi chết.
15) Đời Tấn kể từ 65 đến 419 sau Thiên Chúa.
16) Lâm áp, tên cũ của Chiêm Thành, thời ấy là Thuận hóa bây giờ. Tên Chiêm Thành xuất hiện từ đời Ngũ Đại, thế kỷ thứ 10.
17) Bài thơ của Cao Biền đã được Trần Hàm Tấn diễn quốc ngữ như sau:
Từ thưở Hoàng sơ nước Nguỵ xưa.
Năm trăm năm đúng đến nay vừa
Hàm Thông thứ tám nhà Đường phỏng?
Gặp Sĩ Vương Tiên may mắn chưa.
Nordemann trong cuốn Chrestomathie Annamite cũng đã phiên dịch bài ấy ra quốc ngữ nhưng không được hay lắm (theo Durand, trong Le Peuple Vienamien, số 3)
2) Thái Thú điều khiển một quận, chia quyền với một Thứ Sử. Đời Đường, Thứ Sử là Thái Thú.
3) Kinh Sư đây không phải là thành Long Biên như đã ghi chú trong bản chép tay A.751. Lời chú sai lầm ấy không biết của ai, nhưng chắc chắn không phải của Lý Tế Xuyên vì bản A.47 mà Maurice Durand đã dịch ra Pháp văn và đã đăng trong báo Le Peuple Vietnamien, trang 14, không thấy có lời chú ấy. Kinh Sư đây là Hán Kinh, tức Lạc Dương.
4) Sĩ Nhiếp nguyên quán ở nước Lỗ, cùng quê với Khổng Tử. Ông chuyên môn nghiên cứu Kinh Xuân Thu, bản của Tả Khâu Minh là một bản đúng nhất trong ba bản chép Kinh Xuân Thu.
5) Hiếu Liêm: theo lệnh của Hán Vũ Đế (năm 134 trứơc Thiên Chúa, mùa đông, tháng 11), mỗi quận được cử một hiếu liêm, nghĩa là một người được tiếng là đã chu toàn bổn phận của một người con thảo trong gia đình, được tiếng là một người trong sạch, làm việc quan sẽ không ăn hối lộ. Mậu tài tức là tú tài, vì kiêng tên vua Hán Quang Vũ (25-58 sau Thiên Chúa) tên là Tú nên phải đổi tú ra mậu. Tú tài là người được châu cử ra, chức lớn hơn Hiếu liêm.
6) Hán Hiến Đế (190-221 sau Thiên Chúa)
7) Thái Thú Giao Châu, hiểu theo Ngô Chí là Thái Thú Giao Chỉ, nghĩa là chỉ điều khiển một quân Giao Chỉ trong số 7 quận khác. Vì Giao Chỉ vừa là tên quận vừa là tên châu nên khó phân biệt. Trương Tân được gửi sang làm Thứ Sử Giao Châu năm 201, khi ấy Giao Chỉ gồm 7 quận đã đổi tên là Giao Châu. Quận Giao Chỉ của Sĩ Nhiếp như thế thuộc quyền kiểm soát của Trương Tân. Sau khi Trương Tân bị Khu Cảnh ám sát, Sĩ Nhiếp được kiêm nhiệm chức Thứ Sử Giao Châu, nghĩa là vừa cai trị 7 quận kia, vừa trực tiếp điều khiển quận Giao Chỉ.
8) Kinh Châu: khoảng Hồ Nam, Hồ Bắc, và lân cận.
9) Tướng giặc: chỉ Lưu Biểu, dám vượt quyền vua Hán mà cử Lại Cung sang làm Thứ Sử Giao Châu. Chính vì thế mà Hán Hiến Đế phải vội vàng sắc phong cho Sĩ Nhiếp làm Thứ Sử.
10) Tuy Nam Trung Lang Tướng: một sĩ quan cao cấp mang lại hòa bình cho phương Nam.
11) Trương Mân theo bản của tôi, nhưng theo bản A.47 của Durand thì là Trương Thị, nhưng đúng theo An Nam Chí Lược và Ngô Chí thì là Trương Dục.
12) Trần Quốc Huy lúc ấy đang du lịch ở Giao Chỉ. Thời đó là cuối đời Hán. Tuân Uc có chỗ gọi là Tuân Quắc.
13) Đậu Dung: một điển hình về trung thần đời Hán, giữ Hà Tây từ năm 23, mất năm 62.
14) Nhiếp dưỡng là một phương pháp của Lão giáo để nhiếp sinh và dưỡng sinh nghĩa là để bảo tồn và nuôi nấng sự sống. Giỏi về nhiếp dưỡng nghĩa là biết cách để giữ cho thân thể không bị rữa ra sau khi chết.
15) Đời Tấn kể từ 65 đến 419 sau Thiên Chúa.
16) Lâm áp, tên cũ của Chiêm Thành, thời ấy là Thuận hóa bây giờ. Tên Chiêm Thành xuất hiện từ đời Ngũ Đại, thế kỷ thứ 10.
17) Bài thơ của Cao Biền đã được Trần Hàm Tấn diễn quốc ngữ như sau:
Từ thưở Hoàng sơ nước Nguỵ xưa.
Năm trăm năm đúng đến nay vừa
Hàm Thông thứ tám nhà Đường phỏng?
Gặp Sĩ Vương Tiên may mắn chưa.
Nordemann trong cuốn Chrestomathie Annamite cũng đã phiên dịch bài ấy ra quốc ngữ nhưng không được hay lắm (theo Durand, trong Le Peuple Vienamien, số 3)
------O0O------http://thantienvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét